Hòn Chồng
DU HỌC SINH HUNGARI KHÓA 1972-1979
MAGYARORSZÁGON TANULÓ VIETNAMI DIÁKOK 1972-1979 IDŐSZAKASZBAN
Wednesday, December 18, 2024
Great time with old & new friends at the Bay area _ Nha Trang 18/12/2024 🤗
Saturday, December 14, 2024
Tuesday, December 10, 2024
Sự tiến hóa và những ngày tốt đẹp của nhân loại
Monday, December 9, 2024
Những thay đổi liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bộ Tài nguyên bãi bỏ 5 thông tư về cấp sổ đỏ từ ngày 1/1/2025
TPO - Thông tư 20 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 chính thức bãi bỏ một số thông tư liên quan đến cấp sổ đỏ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường mới đây ban hành Thông tư số 20 bãi bỏ toàn bộ 28 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, liên tịch ban hành. Thông tư 20 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Trong đó, Thông tư 20 đã bãi bỏ 5 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ - PV).
Cụ thể, bãi bỏ Thông tư 09/2006/TT-BTNMT hướng dẫn việc chuyển hợp đồng thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
Bãi bỏ Thông tư 09/2011/TT-BTNMT quy định đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về đo đạc đất đai phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bãi bỏ Thông tư 30/2013/TT-BTNMT quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.
Bãi bỏ Thông tư 07/2015/TT-BTNMT quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp.
Bãi bỏ Thông tư 14/2017/TT-BTNMT quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thông tư 20 cũng bãi bỏ một phần 3 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
TPO
Sunday, December 8, 2024
Chuyện đạo chuyện đời
Đời và đạo là hai mặt của một đồng tiền
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Ðời Ðạo. Còn như chạy theo Ðạo mà quan niệm hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, không khoan dung độ lượng thì đó là Ðạo Ðời.
Có người sống cả đời chỉ để làm một việc lợi ích thôi, như Lão tử, đến và đi không tung tích, để lại độc nhất một quyển Ðạo Ðức Kinh giá trị vô cùng, há không phải là một đại thiền sư hay sao?
Đạo chẳng thể tách rời đời và đời cũng thể rời đạo
Hôm nay, chúng ta sẽ nói chuyện đời, vì đời và đạo là hai mặt của một đồng tiền. Nếu không có đời thì sẽ không có đạo, đời và đạo nương nhau mà có. Phật pháp bất ly thế gian pháp. Không phải chỉ nói thiền, tịnh, vô ngã, tánh không, v.v... mới là Phật pháp, mà ngay cả những chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, gánh nước, bửa củi, lặt rau, rửa chén, quét nhà cũng là Phật pháp.
Phật pháp không hẳn chỉ dạy cầu niết bàn, vì căn cơ chúng sinh khác nhau, đâu phải ai cũng muốn thành A La Hán, Bồ Tát, hay thành Phật hết. Vì thế mới có ngũ thừa Phật giáo: nhân thừa, thiên thừa, thanh văn thừa, duyên giác thừa và bồ tát thừa. Có một kinh điển hình như nói về nhân thừa, đó là kinh Thi Ca La Việt (Sigalo-vadasutta), trong đó Phật giảng cho một thanh niên dòng Bà la môn, con nhà giàu ở thành Vương Xá. Ngoài ra, lúc còn tại thế, đức Phật vẫn thường giảng cho các cư sĩ tại gia sống làm sao cho an vui hạnh phúc, giảng cho vua chúa cách an dân trị nước, những kinh này bàng bạc trong các bộ A-Hàm.
Qua những dịp tiếp xúc với phật tử, tôi thấy có nhiều người khổ vì tình. Tình ở đây gồm đủ loại: tình vợ chồng, tình cha con, tình anh em, tình yêu, tình bạn, tình đời, v.v...
Nhờ có khổ như vậy mới đến chùa học hỏi mong sao hết khổ. Nhưng phần đông lại rơi vào một trường hợp, đó là lấy cảnh chùa làm nơi trốn tránh cuộc đời, trốn tránh bổn phận gia đình, chồng con, vì chồng con nhiều lúc đã làm mình đau khổ. Hãy nhìn hoàn cảnh của người phụ nữ Việt Nam. Theo truyền thống phong tục tập quán, người đàn bà chỉ biết suốt đời hy sinh cho chồng con, nhưng rồi ít có chồng con nào ý thức được sự hy sinh đó. Nho giáo đã xem nhẹ vai trò của người phụ nữ. Cái gọi là tình vợ chồng thật ra là nghĩa vợ chồng. Thời xưa, người ta cưới gả nhau ít vì tình, mà vì môn đăng hộ đối, hoặc tìm chỗ nương thân, sống chung cho đỡ hiu quạnh. Khi ký một hiệp ước sống chung thì mỗi người phải có bổn phận. Bổn phận làm vợ phải thế này, bổn phận làm chồng phải thế kia.
Người phụ nữ phải tam tòng tứ đức. Nhiều cặp vợ chồng bề ngoài có vẻ hạnh phúc, mỗi người làm đúng bổn phận của mình, nhưng bên trong rất nhạt nhẽo vô tình, không có sự thương hiểu lẫn nhau. Tuy sốngchung dưới một mái nhà, nhưng trong lòng thì cách xa nhau cả ngàn cây số, mỗi người sống riêng trong thế giới của mình. Sống như vậy đâu có vui thú gì, đúng là oán tắng hội khổ.
Nay mình biết chùa muốn tu, muốn dứt bỏ chồng con, nhưng ai cho phép? Nhiều bà, nhiều cô muốn vào chùa thọ bát quan trai một ngày một đêm nhưng chồng không cho phép. Những ông chồng này nói rằng: muốn tu thì cứ việc tu, đâu ai cấm, nhưng phải làm tròn bổn phận người vợ trước đã. Ở đây tôi không thể bênh vực bên nào cả, vì mỗi khi có sự bất hòa thì cả hai bên đều có phần trong đó. Không có ai phải ai trái, mà chỉ có một sự thiếu hiểu biết, không thông cảm, không thực sự thương yêu, và thay vào đó là một sự đòi hỏi kẻ khác phải chiều theo ý mình.
Tu học không phải để chạy trốn chồng con. Tu học để tỉnh thức, nhận ra những điều mà trước đây mình không hề hay biết. Nhiều người phàn nàn, chán ngán chồng con, nhưng trước kia ai bắt mình lấy người đó, ai bắt mình đẻ con? Nếu không thương mà lỡ lấy vì bất cứ lý do gì đi nữa thì mình cũng có 50% trách nhiệm. Nếu thương mà lấy thì 100% trách nhiệm. Sinh con ra để làm gì? Ai bắt? Vì thương yêu hay vì bổn phận? Những quan niệm như con trai lớn lên phải có vợ, con gái lớn lên phải có chồng, rồi phải sinh con đẻ cái, v.v... đã gây đau khổ cho nhiều thế hệ.
Con người là loài hữu tình, tiếng Phạn là sattva, có nghĩa là có tình cảm. Ai cũng muốn thương và được thương. Khi thương ai mà được người kia thương lại thì chúng ta sung sướng. Khi cưới được người mình thương thì đúng lý ra ta phải sung sướng chứ? Việc hôn nhân cần phải đạt trên nền tảng của tình yêu. Thương yêu nhau mới cưới và muốn sống chung với nhau.
Ở đây, tôi không bàn đến những cuộc hôn nhân miễn cưỡng, bất đắc dĩ, vì đương nhiên những cuộc hôn nhân như vậy vô nghĩa, vô tình, làm sao đưa đến hạnh phúc được! Nhưng ngay cả những cuộc hôn nhân do tình yêu đưa đến đi nữa, sau một thời gian thì cũng đưa đến sự nhàm chán.
Như vậy là sao? Trước kia ở Việt Nam, vấn đề ly dị là điều tối kỵ, dù vợ chồng bất hòa đánh nhau đến đổ máu cũng phải cắn răng sống chung cho tới chết. Ngày nay, vợ chồng ly dị là chuyện thường. Sống chung mà không biết thương yêu nhau, chỉ làm khổ nhau thì tốt hơn là nên ly dị. Nhưng nhiều khi ly dị xong ta lại cảm thấy cô đơn, muốn đi tìm một người tình khác để yêu, để cưới và để rồi lại ly dị.
Vấn đề mà tôi muốn nêu lên ở đây là ly dị sẽ cho chúng ta bài học gì? Chúng ta hiểu được gì? Hay cứ nhắm mắt theo đà, tái diễn lại cảnh khổ. Nhiều lúc khổ quá, muốn đi tu, nhưng tu làm sao cho yên khi tình cảm hãy còn ướt át? Tôi xin nhấn mạnh một điều là tu không phải là dứt tình, mà là chuyển tình. Quan niệm chung thường cho rằng tu là dứt hết tình như câu kệ xuất gia:
Hủy hình thủ chí tiết
Cắt ái từ sở thân
Xuất gia hoằng thánh đạo
Thệ độ nhất thế nhân.
Dứt hết tình cảm thì đâu còn là người nữa, tu như vậy để thành gỗ đá chăng? Cây cỏ, núi sông còn có tình, huống chi là con người.
Chúng ta đau khổ vì tình, vì tình của chúng ta là thứ tình ích kỷ, tình thương chiếm hữu mang nhiều tính chất ái luyến của ngã và vô minh. Thương mà không biết cách thương, nên làm cho kẻ khác bực bội, khó chịu đau khổ.
Tu là sửa, là chuyển. Từ đau khổ chuyển thành an vui, từ tình thương ích kỷ, chiếm hữu thành tình thương ban bố vị tha. Vào chùa học đạo mà chỉ biết thương Phật, thương thầy của mình thôi, không biết thương yêu kẻ khác thì đó đâu phải là tu. Phật là người đại từ, đại bi thương chúng sinh, Phật đâu phải là người vô tình. Mặt trời tỏa ánh sáng cho khắp mọi loài, cho cả thế giới, cho khắp vũ trụ, không tỏa riêng cho người giàu, cho nước Mỹ, Canada, hoặc cho riêng trái đất.
Ở Việt Nam trong thời chiến, khi nghe tin người yêu tử trận, nhiều cô nữ sinh ngất xỉu, thấy bầu trời sụp đổ, không còn lẽ sống, có cô quyên sinh tự tử. Ðó là vì dồn hết tình yêu vào một cá nhân, một đối tượng. Một bà mẹ có đứa con cưng độc nhất, chẳng may nó bị bệnh qua đời, bà ta có thể đau khổ phát điên lên được. Nhưng nếu bà ta có mười đứa con và bà thương yêu mười đứa như nhau thì chắc chắn là bà sẽ chỉ đau khổ một phần mười mà thôi.
Ở Làng Hồng, vào mùa hè mỗi năm, có rất nhiều gia đình gồm vợ chồng con cái về làng tu học. Thầy Nhất Hạnh giảng dạy những cách thức sống làm sao cho gia đình được hạnh phúc. Có nhiều người 'chuyên tu' phàn nàn rằng thầy không chịu dạy tu mà chỉ dạy hạnh phúc gia đình, thầy chú trọng về đời nhiều quá! Có lẽ những người này cho tu chỉ là tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật thôi.
Quan niệm tu như vậy thật là giới hạn. Từ đấy, họ suy ra một ông thầy tu chỉ biết gõ mõ tụng kinh thôi, ngoài ra không biết gì về việc đời. Ðương nhiên cũng có những thầy tu như thế chứ không phải là không có, nhưng theo Phật giáo thì một thầy tu là người da phát nguyện tự lợi, lợi tha, đi vào cuộc đời để cứu nhân độ thế. Ngay cả người cư sĩ sống trong đời cũng chưa chắc hiểu được cuộc đời. Một thầy tu có thể nghiên cứu tâm lý học, phân tâm học, xã hội học, nhân chủng học, v.v... để hiểu rõ những căn bệnh của con người và cũng để dễ dàng độ sinh hơn.
Người cư sĩ tại gia hãy còn sống với gia đình, nay học cách thức làm sao cho gia đình được hạnh phúc, đó không phải là tu hay sao? Ðây cũng là nhân thừa Phật giáo, hay nói cách khác là nhân đạo (con đường làm người). Nhiều lúc nhân đạo chưa xong mà lại đòi ngay Phật đạo.
Tóm lại, sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Ðời Ðạo. Còn như chạy theo Ðạo mà quan niệm hẹp hòi, bảo thủ cố chấp, không khoan dung độ lượng thì đó là Ðạo Ðời. Có người sống cả đời chỉ để làm một việc lợi ích thôi, như Lão tử, đến và đi không tung tích, để lại độc nhất một quyển Ðạo Ðức Kinh giá trị vô cùng, há không phải là một đại thiền sư hay sao?
Ði tìm ý nghĩa
Có bao giờ trong cuộc sống bon chen vội vã hằng ngày, ta dừng lại vài phút và tự hỏi mình sinh ra đời để làm gì? Phải chăng là để chạy theo sau đồng tiền, danh lợi, địa vị, tình yêu, sắc đẹp, của cải, v.v...? Ðể lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường? Ðể gây dựng một sự nghiệp? Ðể tranh đấu cho một lý tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, v.v...? Hay là chỉ để đơn giản đi làm kiếm ăn sống qua ngày như bao nhiêu người khác? Ðể rồi một ngày kia nằm xuống và ra đi với hai bàn tay trắng?
Dừng lại vài phút để tự hỏi hay tự kiểm lại xem cuộc đời mình đang sống đây có ý nghĩa gì không? Mình có hài lòng với những gì mình đang có và đang sống không? Những cái đó có đem lại cho mình hạnh phúc hay không? Hay mình chỉ làm một kẻ nô lệ, một người máy rô bô, mặc cho xã hội vật chất lôi kéo và điều khiển?
Ở đây không bàn đến những người vô thần vô đạo, chủ trương duy vật, sống chỉ để hưởng thụ, chết là hết. Ngay trong Phật giáo, đa số cho rằng sinh ra ở đời là để tạo nghiệp và trả nghiệp, vay trả trả vay mãi mãi không ngừng. Quan niệm này đúng chứ không sai, đứng trên luật nhân quả thì mỗi khi ta cử động, nói năng hay suy nghĩ một chút, dù chỉ vài giây thôi cũng là tạo nghiệp, và như vậy thì đương nhiên sẽ gặp quả báo, tránh sao cho khỏi. Nhưng quan niệm này nếu không khéo thì có thể khiến cho người ta trở nên thụ động, gặp việc gì cũng đổ thừa tại nghiệp rồi ngồi yên chịu trận.
Cuộc đời đã lắm khổ đau, sao ta không tìm những quan niệm khác giúp ta lạc quan hơn trong cuộc sống? Ðối với tôi, con người sinh ra ở đời là để học hỏi những kinh nghiệm để tiến hóa. Mỗi kiếp sinh ra là một lớp học. Ta có thể chọn học một hoặc nhiều môn, nhưng bài học phải được hiểu và học cho xong thì mới được lên lớp.
- Ta lấy vợ lấy chồng không phải để thỏa mãn tình cảm nhục dục hay lấp vá cô đơn, mà là để học sự thương yêu và sống chung hòa hợp.
- Ta sinh con đẻ cái không phải để tiếp nối giòng dõi hay để nhờ vả khi về già, mà là để chính ta tập học làm cha làm mẹ, tập thương yêu dạy dỗ giúp đỡ con cái.
- Ta làm vua hay tổng thống một nước không phải để ăn trên ngồi trốc, bóc lột của dân, mà là để học thương dân trị nước.
- Ta làm bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ không phải để có nhiều tiền hay danh vọng, mà là để học cách giúp đỡ thương yêu bệnh nhân.
- Ta làm bác học, kỹ sư không phải để chế ra những vũ khí máy móc sát nhân hay nô lệ hóa con người, mà là để đóng góp xây dựng cho cuộc đời bớt khổ về vật chất.
- Ta có thể tiếp tục nói về từng nghề, nhưng tóm lại thì tất cả nghề nghiệp trong đời, từ cùng đinh hạ tiện cho đến quý phái sang trọng, không có nghề nào thực sự hơn nghề nào, vì nghề nào cũng có giá trị và cùng đóng góp cho sự tiến hóa của nhân loại, nếu như ta đứng trên quan niệm đời là một trường học tiến hóa.
Trong kinh Pháp Hoa và kinh Niết Bàn, đức Phật nói tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và đều sẽ thành Phật, vậy nếu nói theo tinh thần Pháp Hoa thì mỗi kiếp sinh ra đời là mỗi kiếp cho ta cơ hội học hỏi để tiến dần đến Phật quả.
Còn một quan niệm nữa, đó là không phải ai sinh ra đời cũng để tạo nghiệp vay trả trả vay, hoặc để học hỏi tiến hóa. Có những người đã học xong hoặc đã tiến hóa rất xa so với người thường, họ quay trở lại thế gian hay cõi Ta Bà với một sứ mạng cứu nhân độ thế, hay nói cách khác là giúp nhân loại tiến hóa. Những người này không hẳn phải là những giáo chủ nổi tiếng như Phật, Chúa, Mahomet, Khổng tử, Lão tử, v.v... hoặc các vị lama Trulku Tây Tạng, mà là những người thường sống ngay bên cạnh chúng ta.
Ðiều quan trọng cần nhấn mạnh là chúng ta có muốn tỉnh thức để học hỏi tiến hóa hay không? Hay là tiếp tục sống đời vay trả trả vay, sống như những đàn cừu, như những người máy?!
HT Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát
Saturday, December 7, 2024
Sống chung (vợ chồng già)
Với phụ nữ, yêu và được yêu là cách tốt nhất để vượt qua những khoảng tối, mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Về già, dù bao nhiêu tuổi, thể trạng ra sao, chỉ cần luôn có chồng bên cạnh, thì dù sống đến tám mươi, chín mươi, trăm tuổi cũng không thấy tủi thân và cô đơn.
Về già, chồng vợ cùng ở với nhau, ban ngày xem ti vi, đọc báo nghe đài, cùng nhau đi du lịch, đến nhà người bạn tốt để uống trà và trò chuyện, cùng nhau đi dạo vườn hoa, bãi cỏ, đó là hạnh phúc. Niềm vui ấy, sự tự do tự tại ấy thì dẫu có bao nhiêu người con cũng không thể thay thế được. Cũng không người nào có thể thay thế được.
Có một thực tế từ thống kê, đàn ông thường chết sớm hơn phụ nữ.
Theo cách hiểu của mọi người, đàn ông khỏe hơn phụ nữ, phụ nữ sinh con chắc chắn sẽ kém hơn đàn ông về thể chất. Tuy nhiên, tại sao nhiều người già, chủ yếu là chồng bỏ vợ già ra đi trước?
Thực tế, đàn ông không mạnh mẽ như phụ nữ nghĩ. Sức mạnh của họ là vì họ giữ trong lòng tất cả những tủi nhục, mất mát, thất vọng, bệnh tật, chán nản, áp lực cuộc sống… họ giữ tất cả trong tâm, không chịu nói hay thể hiện ra ngoài.
Và tất cả những cảm xúc dồn nén này, trên thực tế, giống như một loại “virus máy tính” được tích lũy đến cuối cùng, kết quả là xảy ra sự đổ vỡ, khủng hoảng.
Tại sao có nhiều đàn ông uống rượu? Tại sao hút thuốc? Tại sao trầm tư? Trên thực tế, lý do nữa là có quá nhiều “virus” đã tích tụ trong tâm trí anh ấy. Chỉ vì anh ấy là đàn ông, anh ấy không thể dễ dàng rơi nước mắt chứ đừng nói là nói với người khác.
Anh ấy buộc mình phải tỏ ra là một người cứng rắn trước mặt vợ con và bố mẹ. Nhưng phụ nữ đã quen trút bầu tâm sự dù chỉ một chút với chồng, bố mẹ, chị em, bạn bè thì “virus” của phụ nữ sẽ không tích tụ được. Phụ nữ sẽ dọn sạch mọi tâm sự, ưu phiền bằng chia sẻ và nước mắt. Trong khi đó, hầu hết bệnh tật của con người là do tích tụ quá nhiều.
Vì vậy, những phụ nữ thường trút bầu tâm sự có xu hướng sống trường thọ, còn người đàn ông sẽ chết sớm hơn vợ.
Làm sao có thể để chồng sống càng lâu càng tốt, đồng hành cùng mình đến đầu bạc răng long? Bắt đầu ngay bây giờ, hãy hành động! Vậy, bạn nên bắt đầu làm gì?
Khi chồng bạn về nhà, tạo một môi trường ấm áp và thoải mái cho anh ấy càng nhiều càng tốt. Trên thực tế, nếu không có khách quan trọng đến thăm, tại sao bạn phải lau sàn nhà sạch sẽ? Tại sao phải giặt quần áo ngay lúc đó? Tại sao bạn phải làm cho cả hai căng thẳng trong khi nên dành thời gian thư giãn cùng nhau? Các cặp vợ chồng thường xung đột với nhau nhiều khi chỉ vì việc nhà.
Khi chồng bạn gặp chuyện không vui ở bên ngoài, dù anh ấy không nói gì, bạn cũng nên cố gắng phát hiện ra điều đó, đồng thời yêu thương quan tâm anh ấy, làm món ăn nhẹ cho anh ấy, rót cho anh ấy một ly rượu, kể vài câu chuyện cười hài hước, chuyển sự bất hạnh của anh ấy trước, rồi từ từ hỏi.
Nếu anh ấy không muốn nói cho bạn biết, dù nội thương của anh ấy đã rất nặng, vì đàn ông đã quen tự gặm nhấm vết thương của mình. Tất cả những gì bạn có thể làm là một từ: Tình yêu! Hãy thận trọng và dịu dàng, dù điều này có thể chưa hẳn hóa giải được những dồn nén và vết thương trong lòng anh ấy, nhưng nhất định sẽ là một loại thuốc giảm đau và kháng viêm.
Nếu anh ấy sẵn sàng nói, thì bất kể anh ấy nói gì, bạn không được phàn nàn về anh ấy vào lúc này. Điều bạn có thể làm là soi sáng và hướng dẫn anh ấy chuyển hóa những cảm xúc xấu.
Trên thực tế, tất cả những bất hạnh của anh ấy, nói thẳng ra, sẽ không bao giờ vượt quá phạm vi của hai chữ “danh lợi”. Có thể đã tranh chấp với ai đó hoặc bị lãnh đạo phê bình.
Nếu điều bạn quan tâm nhất là sức khỏe của chồng và việc anh ấy có thể cùng bạn bạch đầu giai lão, thì bạn cũng đừng quan tâm đến công danh, phú quý của chồng mình, cái gì nên có thì sẽ có, cái gì không có thì chết cũng không đến. Nếu bạn giữ những gì bạn có được, bạn sẽ mất nó.
Không thua mặt này thì thua mặt khác. Đó là quy luật. Nếu bạn không quan tâm đến nó, chồng bạn sẽ sống một cuộc sống rất dễ dàng. Sự dễ dàng này sẽ khiến bạn nhận được nhiều bất ngờ!
Thêm nữa, đừng uống rượu bia quá nhiều. Là anh hùng trên bàn tiệc ư, thực tế, mọi người khen ngợi anh ấy vẻ bề ngoài, trong tâm lại cười thầm nghĩ anh ấy thật ngốc. Nếu thực sự anh ấy không thể ngừng hút thuốc, hãy cố gắng không hút thuốc lá kém chất lượng, bạn phải thuyết phục anh ấy hút ít hơn.
Và nếu bạn phải sống chung với mẹ chồng già, hoặc mẹ chồng chưa già nhưng không có điều kiện ở riêng, thì bạn phải chấp nhận thực tế và cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mẹ chồng. Bạn không thể chịu đựng được mẹ chồng, những xung đột và mỗi cuộc chiến của bạn chắc chắn sẽ làm tuổi thọ của chồng bạn giảm đi hàng tháng, một năm, thậm chí vài năm.
Nếu muốn chồng đi cùng mình đến cuối cuộc đời, bạn phải chăm sóc anh ấy như một đứa trẻ. Chỉ cần bạn thực sự yêu anh ấy và không có quá nhiều ràng buộc, bạn phải sẵn sàng thử nó.
Nếu bạn làm được điều này, bạn sẽ thấy rằng anh ấy sẽ sống vui vẻ, nhiệt tình, có ý thức và sức khỏe tốt, anh ấy nhất định sẽ đền đáp bạn.
Anh ấy dù rất bình thường, nhưng nhất định sẽ yêu bạn thật lòng, nhất định sẽ không rời xa bạn, anh ấy sẽ luôn ở bên bạn, sống thật lâu thật lâu, cùng bạn đi đến cuối cuộc đời.
Khi ta già tóc bạc, chân đau, lưng còng nhưng chỉ cần có chồng bên cạnh mới biết tài sản mấy trăm triệu, mấy chục tỷ cũng không bằng. Người sẽ cùng bạn đi hết cuộc đời – chồng bạn bưng cho bạn tách trà nóng, đếm vài viên thuốc. Khi chúng ta già nua, nhăn nheo, có bao nhiêu váy áo đắt tiền, mỹ phẩm đắt tiền cũng không bằng được chồng nhẹ nhàng khoác tay đi dạo trên bãi cỏ trong ánh chiều tà.
Khi chúng ta già đến mức chỉ còn biết đung đưa trên những chiếc ghế bập bênh hay thậm chí là ngồi trên xe lăn, bạn sẽ thấy quyền thế và danh vọng trong một dinh thự chẳng thể sánh được việc chồng bạn đắp chăn giữa đêm, bật điện đón bạn khi trời sáng.
Tại sao nên bắt đầu ngay bây giờ mà không phải trong tương lai? Bởi vì, một cây non càng sớm được sửa chữa thì càng dễ thẳng. Đối với chồng bạn cũng vậy, bạn càng sớm quan tâm chăm sóc anh ấy thì thể chất và tinh thần của anh ấy sẽ luôn khỏe mạnh, dù có “virus” cũng sẽ bị tình yêu của bạn đào thải kịp thời, để không tích tụ trong tương lai.
Bạn có thể làm điều này và khiến anh ấy khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần, và vì bạn sống cùng nhau nên bạn cũng sẽ hạnh phúc và khỏe mạnh. Trong khi thúc giục anh ấy tiến bộ, bạn cũng sẽ biết cách luyện tập chăm chỉ và tăng khả năng phát triển cốt lõi của mình.
Nguồn: ntdvn - Tố Như biên dịch -31/05/2023
Friday, December 6, 2024
Điều kiện, thủ tục chuyển sang đất thổ cư mới nhất
Thursday, December 5, 2024
Kiến trúc thời kỳ Xô-viết: Công trình ngầm
Ga tàu điện ngầm Mayakovskaya, một trong những công trình nổi bật nhất của Moscow, không chỉ là một địa điểm giao thông mà còn là một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại. Được xây dựng vào năm 1938, ga tàu này là một ví dụ tuyệt vời về phong cách Art Deco kết hợp với những yếu tố đặc trưng của kiến trúc Xô Viết. Dưới bàn tay tài hoa của kiến trúc sư Alexey Dushkin, Mayakovskaya trở thành một trong những ga tàu đẹp nhất trên thế giới, thu hút sự chú ý của bất kỳ ai ghé thăm Moscow.
Được đặt tên theo nhà thơ nổi tiếng Vladimir Mayakovsky, ga tàu Mayakovskaya là một phần quan trọng trong hệ thống tàu điện ngầm Moscow, vốn được xây dựng nhằm thể hiện sự hiện đại và sức mạnh của Liên Xô vào thời kỳ đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, điều làm cho ga Mayakovskaya trở nên đặc biệt chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc hoành tráng và nghệ thuật trang trí nội thất độc đáo. Ga tàu này có một mái vòm lớn với các họa tiết trang trí tinh xảo, tạo cảm giác như một cung điện dưới lòng đất. Những bức tranh gốm và chạm khắc trên các bức tường không chỉ mang đậm phong cách Art Deco mà còn phản ánh tinh thần của thời kỳ Xô Viết. Từng chi tiết, từ những đèn chùm bằng đồng cho đến các bức tranh gốm mô phỏng những hình ảnh thần thoại và lịch sử, đều được thiết kế một cách tỉ mỉ để tạo ra một không gian hoành tráng và đầy cảm hứng.
Alexey Dushkin, người sáng tạo ra thiết kế này, là một trong những kiến trúc sư nổi bật nhất của Liên Xô, được biết đến với các công trình mang đậm dấu ấn nghệ thuật và sự đổi mới. Dushkin đã kết hợp nghệ thuật trang trí và chức năng giao thông vào một thể thống nhất, biến ga tàu Mayakovskaya thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Điều đáng chú ý là ga tàu này không chỉ có ý nghĩa về mặt kiến trúc mà còn mang đậm giá trị văn hóa. Trong suốt những năm tháng sau khi được hoàn thành, ga tàu Mayakovskaya đã trở thành một biểu tượng của sự phát triển và mạnh mẽ của Liên Xô, đồng thời là nơi thể hiện sự phát triển của nghệ thuật công cộng.
Ngày nay, ga Mayakovskaya vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp và sự huyền bí của nó. Du khách từ khắp nơi trên thế giới vẫn tìm đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp vượt thời gian của công trình này. Ga tàu không chỉ là một nơi đi lại, mà là một địa điểm du lịch hấp dẫn, là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa nghệ thuật và kỹ thuật.
Ga tàu Mayakovskaya có thiết kế độc đáo với sự kết hợp giữa phong cách Art Deco và yếu tố kiến trúc Xô Viết, tạo ra một không gian mà khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Trang trí bên trong ga tàu rất tinh xảo, với các bức tranh gốm, đèn chùm đồng và các chi tiết chạm khắc, tất cả đều được thiết kế để tạo ra một không gian vĩ đại, đầy nghệ thuật. Ga tàu này không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là biểu tượng của thời kỳ Xô Viết và nghệ thuật công cộng, khiến Mayakovskaya trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tàu điện ngầm Moscow, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, khẳng định vẻ đẹp vượt thời gian của một công trình kiệt tác thế kỷ 20.
Bài & ảnh: Pane e Vino - 3 Nguyễn Khắc Cần (FB)
Wednesday, December 4, 2024
Tụ họp @ Nha Trang
Ôi Nha trang, Nha trang mùa thu…
Nhóm Bạn vong niên
Sau covid lại tíu tít như xưa
Tuổi 70 mà ngỡ … như trẻ thơ
Các Bà… bao la hoài niệm thời Thiếu nữ
Các Ông đầy cảm hứng với wishky
… lấy Chính trị làm… mồi !!!
Ngô Tiến Nhân (ELTE.vidi72)
Tuesday, December 3, 2024
Chọn đối tác kinh doanh
Có lẽ việc đánh giá được tầm suy nghĩ của đối tác và đối phương cũng là một vấn đề cần để tâm nhiều hơn một chút.
Điều bực mình nhất trong đánh cờ cũng như công việc là khi kỳ công sắp xếp xong một phương án đẹp đẽ đắc ý thì đối tác hoặc đối phương đi một nước ngu nhất, khiến ván cờ hoặc công việc trở nên đơn giản không xứng đáng với công suy nghĩ.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Monday, December 2, 2024
Sang tên sổ đỏ nhà đất thừa kế nên nắm rõ những bước này
Người thừa kế cần phải nắm rõ các loại giấy tờ, thủ tục để thực hiện việc sang tên sổ đỏ thuận tiện, nhanh nhất.
Hình thức thừa kế quyền sử dụng đất
Hai hình thức thừa kế quyền sử dụng đất gồm, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
+ Thừa kế theo di chúc sẽ gồm di chúc miệng và di chúc bằng văn bản.
+ Thừa kế theo pháp luật khi người đứng tên trên sổ đỏ để lại di chúc; di chúc không hợp lệ; những người được nhận thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc; người được nhận thừa kế nhưng từ chối nhận di sản...
Thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà đất thừa kế
Bước 1: Thực hiện thủ tục kê khai di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng.
Giấy tờ chuẩn bị gồm, giấy tờ tuỳ thân, giấy xác nhận cư trú, giấy chứng tử của người đã mất, di chúc, giấy tờ chứng minh quan hệ với người đã mất và người được nhận thừa kế, sổ đỏ.
Bước 2: Lập hồ sơ đăng kí biến động.
Trong kỳ hạn 30 ngày kể từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế thì người nhận thừa kế phải thực hiện đăng ký biến động, nếu không sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Bước 3: Nộp hồ sơ.
Người nhận thừa kế có thể thực hiện nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh nơi có đất nếu có nhu cầu. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển qua Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 4: Văn phòng đất đai tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ.
Khi nhận được thông báo, người thừa kế có nghĩa vụ nộp các khoản như: lệ phí cấp sổ đỏ, tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ...
Bước 5. Trả kết quả.
Thời gian trả kết quả sang tên sổ đỏ không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(Copy từ báo Lao Động)
Sunday, December 1, 2024
Thiết lập Dự án (DA): Nghiên cứu & phát triển làng sinh thái theo mô hình mới*
Sunday, November 24, 2024
Đàn ông & Đàn bà: Có và ko
Saturday, November 23, 2024
Sống ở đời
CHÂN LÝ SỐNG Ở ĐỜI: HÃY LƯƠNG THIỆN CHỨ ĐỪNG MỀM LÒNG
Luôn có chân lý rằng “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Tuy nhiên, lương thiện và mềm lòng lại khác nhau. Có thể hiền lành nhưng tuyệt đối không được mềm lòng với người khác.
Người hay mềm lòng, thường có một thói quen không tốt, đó là quá lương thiện. Vậy nên tục ngữ có câu: “Người tốt khó làm.”Lương thiện dĩ nhiên là chuyện tốt, nhưng lương thiện không giới hạn chỉ khiến chúng ta tự khiến mình nhận về nhiều oan ức.
Quá mềm lòng, rất dễ chịu thiệt!
Mềm lòng với người khác, sẽ bị coi là hèn nhát
Yan Geling từng nói:
“Những người dễ mềm lòng thường rất khó vui vẻ. Vì tính họ thích giúp người, nhưng một khi bị đối phương lấy oán báo ơn, tổn thương ngược lại, họ sẽ đau khổ rất lâu.”
Trong bộ phim “Phương Hoa”, nam chính Lưu Phong thường hay giúp người. Dù ai nhờ giúp đỡ, anh ấy cũng đồng ý.Nhưng cuối cùng, anh ấy lại bị người khác vu oan. Những người từng được Lưu Phong giúp đỡ lại sợ hãi tránh xa anh.
Đồng nghiệp cũ của tôi cũng là một người như vậy. Lúc trước, hầu như ngày nào tôi cũng thấy cô ấy ở lại làm thêm giờ. Nhưng không phải vì cô ấy chưa hoàn thành công việc của mình, mà là vì cô ấy đang làm việc dùm người khác.
Có lần, đồng nghiệp ngã bệnh, nhờ cô ấy làm giúp phần việc còn lại. Cuối cùng, cô ấy là người ký tên xác nhận. Nhưng không ngờ sau đó cô ấy lại bị lãnh đạo mắng vì làm quá nhiều thiếu sót. Mà những thiếu sót đó đều nằm ở phần đầu báo cáo do đồng nghiệp làm ra.
Bởi vì cô ấy là người kí tên, nên chỉ đành chịu mọi trách nhiệm. Người đồng nghiệp kia lại chẳng nói lời nào giúp cô, thậm chí xem như việc không liên quan đến mình.
Trong tiểu thuyết “Thất lạc cõi người” có một câu nói rất cảm động:
“Bất hạnh của em, đều do em thiếu năng lực từ chối người khác. Em cứ sợ một khi từ chối họ, sẽ để lại một vết rạn nứt trong lòng họ, mà em không thể hàn gắn lại được.”
Lương thiện quá mức sẽ khiến bản thân dễ lâm vào tình cảnh khó xử. Đã vậy nếu đối xử tốt với sai người, chẳng những không được đền đáp, còn tự chuốc họa vào thân.
Quá mềm lòng chính là đang tự tay đưa dao cho người khác đâm mình, vậy mà bạn còn quay đầu nói cám ơn.
Ở đời, muốn sống yên ổn, bạn có thể giữ vững lòng lương thiện, nhưng phải có nguyên tắc. Đừng để ai vượt qua giới hạn chịu đựng của bản thân.
Mềm lòng với chính mình , là đang tự thiêu đốt bản thân
Bạn từng xem qua câu chuyện này chưa:
Một y tá nọ lương 8 triệu/tháng nhưng ưa chuộng lối sống “sành điệu”. Đi ra ngoài bao giờ cũng gọi taxi, uống cà phê hạng sang và mua sắm không bao giờ nhìn giá.
Để duy trì lối sống “tinh tế” này, cô nàng đã nợ mấy trăm triệu. Sau khi mẹ cô ta trả giúp 1 trăm triệu, cô ta vẫn không hối cải mà tiếp tục bí mật đi vay nợ.Trong cơn tuyệt vọng, người mẹ đã nói ra sự thật, lấy giấy chứng nhận con nuôi ra và đuổi cô ta ra khỏi nhà.
Để thỏa mãn dục vọng của bản thân mà mù quáng theo đuổi sự hào nhoáng bên ngoài, chính là đang tự dồn mình vào ngõ cụt.
Nếu bạn không “tàn nhẫn” với chính mình, sống buông thả như thế, thì sau này chỉ có thể nhận quả đắng.
Theo khảo sát của Hiệp hội Y học Giấc ngủ Trung Quốc, có hơn 70% thanh niên quen thức khuya.
Bên tờ Nhật báo cũng từng đưa ra chủ đề: “Người trẻ tuổi, tại sao bạn thích thức khuya?” Và nhận được câu trả lời là: “Tôi không buồn ngủ, cũng không muốn ngủ, tôi chỉ muốn đợi, nhưng đợi gì thì tôi không biết.”
“Tôi chỉ chơi điện thoại một lát thôi.”
“Xem phim 15 phút nữa nhất định sẽ ngủ.”
Những lời nói dối này, dường như bạn đang lặp lại hằng ngày. Nếu không kiểm soát được chính mình, bạn sẽ gặp phải những hậu quả thế này:
Nhồi máu cơ tim trước 25 tuổi.
Nếu thức khuya thêm 2, 3 năm, trí nhớ sẽ ngày càng kém, tính tình dễ bực dọc, trở nên nhạy cảm, luôn khó chịu với mọi người.
Chảy máu nướu răng, mặt tím tái, rối loạn kinh nguyệt…
Bác sĩ từng nói với tôi rằng: “Nếu sau này tiếp tục thức khuya, một ngày nào đó có thể không bao giờ tỉnh lại nữa.”
Quá mềm yếu với bản thân và không tự kiềm chế được những thói quen xấu sẽ chỉ khiến bạn làm tăng tốc độ tổn thương chính mình.
Biết “tàn nhẫn”, tâm càng “vững”
Học cách “nhẫn tâm” một chút, nếu trong giao tiếp bạn chỉ biết nhân nhượng và bao dung, thì bản thân sẽ rất dễ tổn thương.
Bạn sẽ trở thành một “nạn nhân”, chuyên bị bắt nạt. Nên từ bây giờ, hãy học cách từ chối những kẻ luôn muốn tính toán, lợi dụng bạn.
Bạn ít cũng không sao, đừng để “bè” khiến bạn phí hoài công sức và tình cảm. Những người chỉ đến với bạn khi có cuộc vui, còn xung đột lợi ích liền trở mặt không thương tiếc, là những “người bạn xã hội”, không phải bạn chân chính.
Loại người tính toán này nên tránh xa càng sớm càng tốt.
Trong “The Godfather” có một câu thoại rất kinh điển:
“Tâm mềm yếu không giới hạn, chỉ khiến đối phương được nước lấn tới. Lòng tốt không nguyên tắc chỉ khiến họ trở nên tham lam.”
“Con ngựa tốt bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ.” Bạn làm đúng lương tâm là được, việc còn lại hãy giúp theo khả năng. Nên học cách chống lại những kẻ thích lợi dụng lòng tốt của bạn.
Không cần làm hài lòng tất cả mọi người, không cần ai ai cũng làm bạn.
Chỉ có một trái tim mạnh mẽ mới giúp chúng ta bớt chịu tổn thương. Làm việc gì cũng nên nhớ đối xử tốt với chính mình. Quá hiểu chuyện chỉ khiến họ xem thường bạn.
Muốn sống thoải mái và tự do, không chỉ nên học cách “tàn nhẫn” với người khác, còn cần học cách “tàn nhẫn” với chính mình!
Ăn trưa cùng Tony