Ngày xưa mình đi học, thày dạy, sách báo viết " Lê Thánh Tông đánh giá Nguyễn Trãi qua câu thơ "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo" nghĩa là "Ức Trai lòng cao thượng sáng tựa sao Khuê". Có cụ còn tán thêm "tảo nghĩa là buổi sáng sớm còn mờ đất", cho nên sao Khuê buổi sớm còn có ý nghĩa "quý hiếm" :-). Cố nhiên là mình thuổng câu này trong một bài văn được 8 điểm (hồi đó văn không có 9 bao giờ, trừ học thuộc lòng kiểm tra miệng cho các đối tượng bồi dưỡng A1) đọc trước lớp.
Thấy có một ý kiến là câu này dịch "sai nhưng hay". Vừa tra lại cẩn thận thấy như sau:
"Ức Trai tâm thượng" không phải "lòng của ông Ức Trai cao thượng" mà là "trên (trong) lòng của ông Ức Trai"
"Quang" tất nhiên nghĩa là sáng lên. "Khuê tảo" không phải là "sao khuê buổi sớm". Tra baike "khuê tảo" là từ kép có nghĩa là văn chương đế vương, ý nói văn chương cao cấp. Chữ tảo đây viết hoàn toàn khác với chữ sớm. Vả lại muốn nói sao khuê sớm phải nói là tảo khuê chứ không thể là khuê tảo
Nghĩa đúng của nó là khen văn tài của Nguyễn Trãi, văn chương sáng chói trong lòng của Nguyễn Trãi, không có khen gì về đạo đức cao thượng hay so sánh với sao Khuê gì cả.
Mà dịch sai thì không bao giờ có thể gọi là hay, dù ý nghĩa có thể đúng với thực tế, nhưng tác giả không có ý định nói thế. Thế là suy luận nhét chữ vào mồm người khác.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Đinh Hùng: Nguyễn Trãi là một bi kịch của trí thức Việt !
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Hồi đó thầy cũng nói thế và tôi cũng tương vào bài văn như thế. Nhưng bây giờ phải xem lại. Thứ nhất cụ Trãi tự chọn kịch bản chính trị, thua thì kết thúc thảm, chứ không giống như câu trên bao hàm ý nghĩa trí thức bị số phận xô đẩy. Thứ hai kết cục số phận của cụ Trãi không tiêu biểu cho trí thức mà tiêu biểu cho đấu tranh chính trị.
DeleteNguyễn Du Long: Cụ Trãi chết là do nhiều lý do, trong đó tội che chở vua hồi nhỏ cũng là một nguyên nhân đáng kể. Cái này thì cũng khó tránh. (Nếu e ko nhầm là thế).
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Plot tranh giành quyền lực của cụ Trãi (dùng Thị Lộ làm nội ứng), bị phe đối lập gậy ông đập lưng ông. Nhìn chung mưu càng cao thì họa càng sâu.
DeleteNguyen Van Bao: Chuyện tác oánh thành tộ này nhiều lắm anh Aiviet Nguyen à. Từ tiếng hán sang tiếng việt cũng có 1 tỷ loại sob là con bà Bích.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Ở đây không phải tác thành tộ mà là khiên từ cưỡng ý.
DeleteDoan Hong Nghia: Cũng nên xem lại cụ Trãi có oan hay cũng tham gia vào phe lật đổ?
ReplyDeleteĐinh Hùng: Nguyễn Trãi chỉ là công thần chống quân Minh hạng 2. Theo văn chương Nguyễn Trãi thì ông là người có chữ nhân. Mà có chữ nhân thì không làm chính trị được. Như vậy có thể bi kịch ở ngay trong con người Nguyễn Trãi chăng ?
ReplyDeleteDoan Hong Nghia: Ý anh AV là cụ Trãi có bụng văn chương hàng xịn ? Chứ không có nhân nghĩa trong sáng gì ở đây ? Make sense.
ReplyDeleteTu Tung Phan: Anh Việt vừa "vạch" ra cái vết thương sâu thẳm của Tầng lớp anh em mình. Cái gọi là văn hoá Việt nó bị méo mó chính vì cái căn nguyên này đây....
ReplyDeleteAnh Dũng Phan: Chữ tảo đó chính là cây tảo 藻 (rong), nó còn có nghĩa là văn vẻ đẹp đẽ (cứ ngắm cây rong trong bể thủy sinh sẽ hiểu).
ReplyDeleteToàn bài thơ đây :) :
君明臣良
高帝英雄蓋世名,
文皇智勇撫盈成。
抑齋心上光奎藻,
武穆胸中列甲兵。
十鄭第兄聯貴顯,
二申父子佩恩榮。
孝孫洪德承丕緒,
八百姬周樂治平。
Quân minh thần lương
Cao Đế anh hùng cái thế danh,
Văn Hoàng trí dũng phủ doanh thành.
Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo,
Vũ Mục hung trung liệt giáp binh.
Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển,
Nhị Thân phụ tử bội ân vinh.
Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự,
Bát bách Cơ Chu lạc trị Bình.
Nguyen Ai Viet: Nhân đây bàn tiếp về chuyện dịch câu "Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo". "Khuê tảo" là văn chương của bậc đế vương (để phân biệt với văn chương khoa bảng hoặc văn chương bình dân), chấm hết, không cần biết từ nguyên là gì. Tra baike chỉ có một nghĩa cho chữ khuê tảo. Có bác lại cãi chày cối dịch là "tấm lòng của Ức Trai chiếu sáng văn chương của ta (chỉ Lê Thánh Tông)" và lý sự tiếp "đã chiếu sáng được văn chương của vua tức là đã tán dương về đạo đức rồi. Thực ra bác này không hiểu cụm tự "Ức Trai tâm thượng" là bổ ngữ chỉ nơi chốn, đối với "Vũ Mục hung trung" = trong bụng của ông Vũ Mục. "Quang khuê tảo" không phải "chiếu sáng văn chương" (của aikhông cần biết), vì Ức Trai tâm thượng là bổ ngữ nên "khuê tảo" phải là chủ ngữ. Tức là văn chương sáng lên trong tâm của ông Ức Trai. Hoàn toàn đối với câu sau "liệt giáp binh" = đồ giáp binh được bày ra (la liệt).
DeleteHong Nhat Do: Em gửi bài thơ , nhờ con gái út học tiếng tàu năm thứ 3 ở Anh và tàu dịch hộ cho nó dần dần vào cuộc
Delete