(NCTG) “Và bởi vì tôi không tìm được chỗ đứng cho riêng mình ở cả ba quốc gia, ở cả ba dân tộc, nên dần dần tôi càng ngày càng ước mơ được đến các quốc gia khác, đến những nền văn hóa khác, tìm nơi tôi thuộc về”.
Võ Quỳnh Lê (thứ hai từ trái sang) nhận giải thưởng do Chủ tịch Nghị
viện Phần Lan, ông Sauli Niinistö (thứ năm từ trái sang) trao tặng. Ông
Sauli Niinistö hiện là Tổng thống Cộng hòa Phần Lan - Ảnh:
suomalaisuus.fi
Lời Tòa soạn: Nhằm
khuyến khích giới trẻ trau dồi tiếng mẹ đẻ của mình, từ năm 2008, mỗi
năm Câu lạc bộ Phần Lan, Hội giáo viên dạy tiếng Phần Lan và Nha Giáo
dục Quốc gia Phần Lan đồng tổ chức cuộc thi viết dành cho học sinh trung
học trên toàn quốc. Dưới đây là bài viết của Võ Quỳnh Lê, khi đó là học
sinh lớp 11 (hiện nay đang làm việc ở London), đoạt giải nhì năm 2010.
Võ Quỳnh Lê sinh ra tại Hà Nội, theo bố mẹ rời Việt Nam ra nước ngoài sinh sống từ năm sáu tuổi. Sau ba năm sống và học tại Hungary, Lê chuyển sang Phần Lan từ năm 2002. Năm 2012 Lê tốt nghiệp Trung học, hệ IB tại Trường Trung học Ressu danh giá của Phần Lan, và theo học Quan hệ Quốc tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London LSE.
Sau khi nhận bằng BSc năm 2015, Lê ở lại trường làm trợ lý tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á. Tháng 2-2016, sau gần 14 năm xa Hungary, Lê đã trở lại thăm Budapest, và có ý định viết tiếp phần hai của bài viết trên (có nhan đề gốc là “Gần như là người Phần Lan”).
Hội đồng Giám khảo cuộc thi đã đánh giá như sau về bài viết: “Gần như là người Phần Lan” là bài viết của nữ sinh người nhập cư Việt Nam - Hung - Phần Lan, một sự bày tỏ chính kiến trung thực, thẳng thắn, mới mẻ dựa trên những trải nghiệm thực tế, với những suy nghĩ và cảm xúc của một thanh niên buộc phải nhiều lần thay đổi môi trường sống và có lẽ cả thế giới quan và nhân sinh quan của mình.
Bản tiếng Việt của bài viết rất đáng suy ngẫm này do TS. Bùi Việt Hoa dịch từ nguyên bản tiếng Phần Lan. Trân trọng giới thiệu (NCTG).
Võ Quỳnh Lê sinh ra tại Hà Nội, theo bố mẹ rời Việt Nam ra nước ngoài sinh sống từ năm sáu tuổi. Sau ba năm sống và học tại Hungary, Lê chuyển sang Phần Lan từ năm 2002. Năm 2012 Lê tốt nghiệp Trung học, hệ IB tại Trường Trung học Ressu danh giá của Phần Lan, và theo học Quan hệ Quốc tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London LSE.
Sau khi nhận bằng BSc năm 2015, Lê ở lại trường làm trợ lý tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á. Tháng 2-2016, sau gần 14 năm xa Hungary, Lê đã trở lại thăm Budapest, và có ý định viết tiếp phần hai của bài viết trên (có nhan đề gốc là “Gần như là người Phần Lan”).
Hội đồng Giám khảo cuộc thi đã đánh giá như sau về bài viết: “Gần như là người Phần Lan” là bài viết của nữ sinh người nhập cư Việt Nam - Hung - Phần Lan, một sự bày tỏ chính kiến trung thực, thẳng thắn, mới mẻ dựa trên những trải nghiệm thực tế, với những suy nghĩ và cảm xúc của một thanh niên buộc phải nhiều lần thay đổi môi trường sống và có lẽ cả thế giới quan và nhân sinh quan của mình.
Bản tiếng Việt của bài viết rất đáng suy ngẫm này do TS. Bùi Việt Hoa dịch từ nguyên bản tiếng Phần Lan. Trân trọng giới thiệu (NCTG).
Thay mặt học sinh hệ IB phát biểu tại Lễ tốt nghiệp Trung học, ngày 31-8-2012 - Ảnh: Võ Quỳnh Lam
Dưới tác động của toàn cầu hóa, có những người sinh ra mà không thật dễ
dàng gọi tên một nơi nào đó là quê hương của mình. Với họ, việc xác định
điều ấy khó khăn hơn so với nhiều người khác.
Chặng đường tôi trải qua để trở thành một người như vậy bắt đầu từ trước khi tôi sinh ra, vào năm 1980. Năm đó người mẹ 18 tuổi của tôi nhận học bổng sang Hungary. Bên cạnh việc học ngôn ngữ và văn học Hungary, còn vì những lý do nào đó - cho đến nay vẫn còn rất bí ẩn đối với tôi - mẹ lại chọn thêm ngôn ngữ và văn hóa Phần Lan làm chuyên ngành phụ.
Học xong chương trình của bốn năm trong ba năm, mẹ đến Phần Lan để thực tập tiếng. Đó là năm 1986, chuyến tàu khởi hành từ Moscow đi Helsinki đã thành khởi nguồn của bao nhiêu sự kiện sau này, và làm thay đổi cuộc đời không những của mẹ, mà còn của cả gia đình tôi. Năm 1994 tác phẩm dịch đầu tiên của mẹ, sử thi “Kalevala” bằng tiếng Việt đã ra mắt bạn đọc sau năm năm vật lộn, và khi ấy đứa con đầu lòng của mẹ cũng vừa tròn một tuổi.
Năm 1995, cả gia đình cùng mẹ sang Phần Lan mười tháng. Đó là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài. Chuyến đi đó đã nói lên chính sách di chuyển của gia đình tôi: mẹ đi trước, và cả gia đình theo sau. Sau gần một năm phiêu lưu tại Phần Lan, chúng tôi lại trở về Việt Nam sống bốn năm, để rồi đến hè 1999, gia đình tôi, lúc đó đã có bốn thành viên, lại xếp hành lý và lên đường, qua trạm trung chuyển là Phần Lan rồi sang Hungary.
Lúc đó tôi sáu tuổi, và bởi vì tôi không nhớ những gì xảy ra trước đó, cuộc đời tôi - theo tôi - lúc đó mới bắt đầu.
Ba năm sống ở Hungary là thời gian đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Tôi có bố mẹ thương yêu. Ban ngày khi tôi đi học thì bố mẹ đi làm còn tối thì ở nhà với tôi. Tôi có em gái rất đáng yêu, người cùng tôi xây những tòa lâu đài cổ tích trong căn hộ nhỏ hai buồng mà gia đình sống. Tôi có rất nhiều bạn, cả Việt lẫn Hung. Tôi là người bình thường, như bất kỳ ai. Tôi cũng không rõ nhưng kỷ niệm rất đẹp đó của tôi thực sự có phải vì ở Hungary mọi việc đều tốt đẹp hơn, hay tại vì tôi quá ít tuổi nên không thể thấy bất cứ sự méo mó nào trong thế giới hoàn hảo của tôi.
Chặng đường tôi trải qua để trở thành một người như vậy bắt đầu từ trước khi tôi sinh ra, vào năm 1980. Năm đó người mẹ 18 tuổi của tôi nhận học bổng sang Hungary. Bên cạnh việc học ngôn ngữ và văn học Hungary, còn vì những lý do nào đó - cho đến nay vẫn còn rất bí ẩn đối với tôi - mẹ lại chọn thêm ngôn ngữ và văn hóa Phần Lan làm chuyên ngành phụ.
Học xong chương trình của bốn năm trong ba năm, mẹ đến Phần Lan để thực tập tiếng. Đó là năm 1986, chuyến tàu khởi hành từ Moscow đi Helsinki đã thành khởi nguồn của bao nhiêu sự kiện sau này, và làm thay đổi cuộc đời không những của mẹ, mà còn của cả gia đình tôi. Năm 1994 tác phẩm dịch đầu tiên của mẹ, sử thi “Kalevala” bằng tiếng Việt đã ra mắt bạn đọc sau năm năm vật lộn, và khi ấy đứa con đầu lòng của mẹ cũng vừa tròn một tuổi.
Năm 1995, cả gia đình cùng mẹ sang Phần Lan mười tháng. Đó là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài. Chuyến đi đó đã nói lên chính sách di chuyển của gia đình tôi: mẹ đi trước, và cả gia đình theo sau. Sau gần một năm phiêu lưu tại Phần Lan, chúng tôi lại trở về Việt Nam sống bốn năm, để rồi đến hè 1999, gia đình tôi, lúc đó đã có bốn thành viên, lại xếp hành lý và lên đường, qua trạm trung chuyển là Phần Lan rồi sang Hungary.
Lúc đó tôi sáu tuổi, và bởi vì tôi không nhớ những gì xảy ra trước đó, cuộc đời tôi - theo tôi - lúc đó mới bắt đầu.
Ba năm sống ở Hungary là thời gian đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Tôi có bố mẹ thương yêu. Ban ngày khi tôi đi học thì bố mẹ đi làm còn tối thì ở nhà với tôi. Tôi có em gái rất đáng yêu, người cùng tôi xây những tòa lâu đài cổ tích trong căn hộ nhỏ hai buồng mà gia đình sống. Tôi có rất nhiều bạn, cả Việt lẫn Hung. Tôi là người bình thường, như bất kỳ ai. Tôi cũng không rõ nhưng kỷ niệm rất đẹp đó của tôi thực sự có phải vì ở Hungary mọi việc đều tốt đẹp hơn, hay tại vì tôi quá ít tuổi nên không thể thấy bất cứ sự méo mó nào trong thế giới hoàn hảo của tôi.
Về thăm trường cũ Radnóti Miklós, Budapest năm 2007 - Ảnh: Bùi Việt Hoa
Mùa hè năm 2002, lần đầu tiên tôi mới hiểu tôi đang sống ở nước ngoài,
và tôi khác những người xung quanh. Gia đình tôi vừa chuyển từ Hungary
qua Phần Lan mấy tuần trước đó. Bố mẹ tôi có việc nên đi vắng, chỉ có
tôi và em gái ở trong căn hộ trong nhà cao tầng tại khu Suvela của thành
phố Espoo. Chúng tôi chơi rất vui trong căn phòng tràn đầy ánh nắng,
cho đến khi nghe tiếng động mạnh ở ngoài ban công.
Một lát sau chuông cửa reo, và tôi ra mở cửa mà không hề nhớ đến những lời dặn của bố mẹ, vì cứ nghĩ đó là bố mẹ tôi về. Nhưng trước cửa chỉ là một bạn gái xa lạ, và sau bạn lấp ló một cậu con trai. Họ nói điều gì đó, nhưng tôi không hiểu gì, vì lúc đó tôi chỉ biết có “chào” và “cám ơn” (của tiếng Phần Lan - ND). Tôi bắt đầu thấy sợ, bởi lúc đó mới nhớ, chính ra mình không được mở cửa. Thế là tôi chỉ lắc đầu, và đóng sập cửa.
Lát sau, tiếng đá ném đập vào cửa sổ và rơi xuống ban công. Tôi chạy đến bên cửa sổ, vì không dám bước ra ngoài ban công để nhìn, và thấy hai đứa bé lúc trước đứng phía dưới ném sỏi và những cành hoa dại lên phía nhà của chúng tôi. Có lẽ sự việc chỉ diễn ra trong đôi ba phút, nhưng quãng thời gian đôi ba phút đấy cũng khiến cho đứa trẻ chín tuổi và em gái sáu tuổi của nó vô cùng hoảng sợ, bởi chúng thấy chúng đang bị đe dọa mà không hiểu lý do vì sao.
Sau này chúng tôi mới biết, quả bóng của những đứa trẻ đó chẳng may rơi vào ban công nhà chúng tôi, và chúng chỉ muốn lấy nó lại. Còn tôi thì lại đóng sập cửa ngay trước mũi chúng. Chúng tôi vẫn ở khu nhà đó với chúng, và phải mất đến bốn năm tôi mới nhận ra hai đứa đó ít tuổi hơn tôi, và tôi cũng không có lý do gì để sợ chúng.Trước khi nhận ra điều này, tôi luôn thu mình thật nhỏ mỗi khi có việc phải đi qua nơi chúng có mặt.
Nếu nói việc xảy ra trên đây đã làm tôi bị tổn thương thì cũng hơi quá. Tôi học nói và viết tiếng Phần Lan thành thạo trong vòng nửa năm nhờ những giờ dạy ngôn ngữ cho trẻ người nhập cư ở trường, và từ đó mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Một khi đã biết diễn đạt suy nghĩ của mình, tôi trở thành người bình thường như bất cứ ai khác. Trước đó tôi không tài nào hiểu nổi tại sao bức tường ngôn ngữ lại có thể bứt cá nhân từng người ra khỏi cộng đồng.
Một lát sau chuông cửa reo, và tôi ra mở cửa mà không hề nhớ đến những lời dặn của bố mẹ, vì cứ nghĩ đó là bố mẹ tôi về. Nhưng trước cửa chỉ là một bạn gái xa lạ, và sau bạn lấp ló một cậu con trai. Họ nói điều gì đó, nhưng tôi không hiểu gì, vì lúc đó tôi chỉ biết có “chào” và “cám ơn” (của tiếng Phần Lan - ND). Tôi bắt đầu thấy sợ, bởi lúc đó mới nhớ, chính ra mình không được mở cửa. Thế là tôi chỉ lắc đầu, và đóng sập cửa.
Lát sau, tiếng đá ném đập vào cửa sổ và rơi xuống ban công. Tôi chạy đến bên cửa sổ, vì không dám bước ra ngoài ban công để nhìn, và thấy hai đứa bé lúc trước đứng phía dưới ném sỏi và những cành hoa dại lên phía nhà của chúng tôi. Có lẽ sự việc chỉ diễn ra trong đôi ba phút, nhưng quãng thời gian đôi ba phút đấy cũng khiến cho đứa trẻ chín tuổi và em gái sáu tuổi của nó vô cùng hoảng sợ, bởi chúng thấy chúng đang bị đe dọa mà không hiểu lý do vì sao.
Sau này chúng tôi mới biết, quả bóng của những đứa trẻ đó chẳng may rơi vào ban công nhà chúng tôi, và chúng chỉ muốn lấy nó lại. Còn tôi thì lại đóng sập cửa ngay trước mũi chúng. Chúng tôi vẫn ở khu nhà đó với chúng, và phải mất đến bốn năm tôi mới nhận ra hai đứa đó ít tuổi hơn tôi, và tôi cũng không có lý do gì để sợ chúng.Trước khi nhận ra điều này, tôi luôn thu mình thật nhỏ mỗi khi có việc phải đi qua nơi chúng có mặt.
Nếu nói việc xảy ra trên đây đã làm tôi bị tổn thương thì cũng hơi quá. Tôi học nói và viết tiếng Phần Lan thành thạo trong vòng nửa năm nhờ những giờ dạy ngôn ngữ cho trẻ người nhập cư ở trường, và từ đó mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Một khi đã biết diễn đạt suy nghĩ của mình, tôi trở thành người bình thường như bất cứ ai khác. Trước đó tôi không tài nào hiểu nổi tại sao bức tường ngôn ngữ lại có thể bứt cá nhân từng người ra khỏi cộng đồng.
Lê và em gái trong chuyến thăm Budapest, tháng 2-2016 - Ảnh: Trần Minh Tâm
Bây giờ, sau tám năm sống ở Phần Lan, tôi thường xuyên nghe các bạn mình
nói, tôi đậm chất Phần Lan như thế nào. Các bạn cũng nghĩ tôi là người
Phần Lan như các bạn. Nhưng hiếm có người Phần Lan nào lại nghe thấy
những từ mơ hồ “tsing-tsang-tsong” thoáng qua khi đi trên phố, hay mỗi
mùa hè đến lại ngồi hàng tiếng đồng hồ tại trụ sở cảnh sát để đợi gia
hạn giấy phép cư trú.
Thật khó tưởng tượng mình là thành viên của cộng đồng, nếu như thỉnh thoảng lại được nhắc nhở rằng chính ra mình không thuộc về đó. Có lẽ tôi là người hoang tưởng, nhưng cứ mỗi lần bị đối xử bất nhã ở quầy trả tiền, tôi lại nghĩ đó chỉ vì tôi là người nước ngoài, cho dù họ có lẽ không ám chỉ tôi khi chỉ trích người nước ngoài.
Hè năm ngoái, sau một thời gian dài nộp đơn và chờ đợi, tôi được nhận quốc tịch Phần Lan. Tin đó vừa khiến tôi mừng, nhưng cũng thấy buồn. Mừng, bởi vì mọi việc ở Phần Lan sẽ suôn sẻ hơn, nếu là công dân Phần Lan. Buồn, bởi vì sự công nhận này trên giấy tờ khiến tôi chính thức thành người Phần Lan.
Thực ra tôi không ác cảm với người Phần Lan. Họ là những người rất thân thiện, giống như bất cứ nhóm người nào khác. Nhưng bản thân tôi là người Phần Lan, điều đó luôn đem lại cảm giác không thật. Mặc dù tôi đã sống ở Phần Lan một thời gian rất dài, và trong tôi cũng có nhiều tính cách cơ bản của người Phần Lan, như rất sợ chốn đông người, hoặc quá giản dị, nhưng tôi vẫn không coi mình là người Phần Lan.
Tôi như giấc mơ, đồng thời là cơn ác mộng của những người chống đối dân nhập cư: bề ngoài đã hoàn toàn thích nghi, nhưng về mặt tinh thần lại là người ngoài cuộc. Người ta vẫn nói tiền thuế thu được đã bị lãng phí vào việc trả trợ cấp xã hội cho người nước ngoài, những kẻ đến đây bắt người Phần Lan nuôi. Nhưng cũng lãng phí gần như thế, khi đã tốn tiền thuế để đào tạo người lao động trong chín năm, để rồi lại đánh mất, bởi vì người lao động không muốn ở lại Phần Lan.
Thật khó tưởng tượng mình là thành viên của cộng đồng, nếu như thỉnh thoảng lại được nhắc nhở rằng chính ra mình không thuộc về đó. Có lẽ tôi là người hoang tưởng, nhưng cứ mỗi lần bị đối xử bất nhã ở quầy trả tiền, tôi lại nghĩ đó chỉ vì tôi là người nước ngoài, cho dù họ có lẽ không ám chỉ tôi khi chỉ trích người nước ngoài.
Hè năm ngoái, sau một thời gian dài nộp đơn và chờ đợi, tôi được nhận quốc tịch Phần Lan. Tin đó vừa khiến tôi mừng, nhưng cũng thấy buồn. Mừng, bởi vì mọi việc ở Phần Lan sẽ suôn sẻ hơn, nếu là công dân Phần Lan. Buồn, bởi vì sự công nhận này trên giấy tờ khiến tôi chính thức thành người Phần Lan.
Thực ra tôi không ác cảm với người Phần Lan. Họ là những người rất thân thiện, giống như bất cứ nhóm người nào khác. Nhưng bản thân tôi là người Phần Lan, điều đó luôn đem lại cảm giác không thật. Mặc dù tôi đã sống ở Phần Lan một thời gian rất dài, và trong tôi cũng có nhiều tính cách cơ bản của người Phần Lan, như rất sợ chốn đông người, hoặc quá giản dị, nhưng tôi vẫn không coi mình là người Phần Lan.
Tôi như giấc mơ, đồng thời là cơn ác mộng của những người chống đối dân nhập cư: bề ngoài đã hoàn toàn thích nghi, nhưng về mặt tinh thần lại là người ngoài cuộc. Người ta vẫn nói tiền thuế thu được đã bị lãng phí vào việc trả trợ cấp xã hội cho người nước ngoài, những kẻ đến đây bắt người Phần Lan nuôi. Nhưng cũng lãng phí gần như thế, khi đã tốn tiền thuế để đào tạo người lao động trong chín năm, để rồi lại đánh mất, bởi vì người lao động không muốn ở lại Phần Lan.
Cùng cha mẹ và em gái, hè 1999 tại Helsinki
Mỗi một lần gia
hạn cư trú hàng năm lại khiến cho tôi cảm thấy tôi thuộc tầng lớp thấp
hơn trong xã hội, bởi vì tôi buộc phải xin phép cho sự hiện diện của
mình ở đây, buộc phải chứng minh tôi không làm điều gì xấu tổn hại đến
xã hội Phần Lan. Mặc dù việc xin gia hạn giấy tờ chỉ là một phần của thủ
tục hành chính, nhưng vẫn làm cho sự tự tin của tôi bị lung lay.
Chắc chắn nhiều người nhập cư cũng có cảm nhận như vậy: nơi quê nhà họ có thể là những người có bằng cấp cao và thành công trong cuộc sống, nhưng ở đây họ chỉ là người không được mong đợi, những người không có giá trị gì và chỉ luôn đem lại rắc rối. Những lúc đó tôi lại thấy những đứa trẻ hôm nào ném đá vào cửa sổ chỉ vì sự hiểu lầm, mặc dù tôi không làm điều gì xấu. Và mặc dù giờ đây khi đã là công dân Phần Lan, tôi không cần phải xin gia hạn cư trú nữa, nhưng vẫn không thể nào quên được cảm giác ngày đó.
Phần Lan là ngôn ngữ tốt nhất của tôi. Tôi thường xuyên nghĩ bằng tiếng Phần Lan, và vốn từ Phần Lan của tôi cũng giàu có hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác. Cho đến nay tôi đã sống ở Phần Lan thời gian dài nhất trong cuộc đời mình. Nếu có ai đó hỏi tôi, nơi nào tôi cảm nhận là tổ quốc của mình, Phần Lan lại đứng thứ ba - vị trí cuối cùng - trong danh sách của tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy như có lỗi.
Tôi không thấy Phần Lan là quê hương mình, bởi vì tôi không bao giờ cảm nhận tôi là người được chờ đón ở nơi đây. Tôi không thấy tự hào về người Phần Lan, hay về những thành công của họ. Tôi không thấy người Phần Lan gần gũi hơn, giả dụ như người Brazil hay người Nigieria, cho dù tôi đã sống trong xã hội này đến năm thứ bảy.
Ngay đến Hungary cũng đứng trước Phần Lan trong danh sách của tôi, cho dù tôi không còn nói tiếng Hung nữa. Ở đó tôi đã cảm thấy mình ở đúng chỗ, mình thuộc về số đông. Nhưng là vào lúc đó. Tôi biết, nếu bây giờ tôi quay lại Hung, tôi sẽ thấy những vấn đề mà tôi đã gặp ở Phần Lan, và miền đất trong ký ức của tôi không tồn tại, chưa bao giờ tồn tại. Nó chỉ có trong tâm trí của đứa trẻ con là tôi ngày nào.
Vùng đất tôi cảm thấy mình thuộc về nhiều nhất là Việt Nam, nơi tôi sinh ra. Những tháng hè tôi ở đó thật hoàn hảo, làm tôi cảm thấy mình được trở về nhà. Phố xá, con người, thức ăn, những ngôi nhà, tất cả đều thật quen thuộc và thân thiết. Nguyên nhân chính khiến tôi cảm nhận vậy vì gia đình lớn của tôi, tất cả họ hàng đều ở Việt Nam. Khi tôi ở đó tôi cảm nhận được đó là tôi được mong chờ và đón đợi.
Nhưng điều rất buồn, buồn nhất là tôi cũng không thuộc về nơi đó nữa. Ở Việt Nam tôi không dám rời nhà ra đường một mình, và tôi sợ phải qua đường. Tiếng nói của tôi lẫn vào giọng là lạ lơ lớ, và tôi không biết trả giá thế nào. Có lẽ tôi cũng không sống được ở Việt Nam, vì vẫn cảm thấy không thuộc vào cộng đồng. Ở đó tôi cũng khác người, không thật sự năng động hoặc không chăm chỉ hoặc không biết đề phòng như những người khác.
Việc không thuộc vào một cộng đồng nào hay một nơi nào nhất định về mặt địa lý không khiến tôi trở nên bất hạnh, mà buộc tôi quyết tâm và nghị lực hơn. Sau khi chuyển sang Phần Lan tôi ước muốn mình phải thật giỏi trong khả năng có thể, bởi vì tôi nghĩ phải chứng minh cho những người thiếu thiện cảm, rằng tôi có quyền sống ở Phần Lan, tôi không làm gánh nặng cho bất kỳ ai ở đây.
Và bởi vì tôi không tìm được chỗ đứng cho riêng mình ở cả ba quốc gia, ở cả ba dân tộc, nên dần dần tôi càng ngày càng ước mơ được đến các quốc gia khác, đến những nền văn hóa khác, tìm nơi tôi thuộc về.
Nhưng thực ra tôi không tin rằng tôi sẽ tìm được một nơi nào như thế, và tôi đã thực sự làm quen với điều đó. Tôi đâu cần phải thuộc về một nơi nào nhất định. Bản sắc được sinh ra bằng cách khác. Liệu có quá lời không nếu tôi có thể coi mình là công dân thế giới. Trong tôi chất Phần Lan, Hung và Việt Nam cũng như nét văn hóa của cả ba quốc gia hòa trộn.
Và như vậy sự khác biệt lại trở thành một ưu thế.Tôi đã từng sống ở hai quốc gia khác, và hiện nay đang ở quốc gia thứ ba, tiểu sử này chắc không ai có, hoặc nếu có, cũng khó có thể có được một hoàn cảnh và những trải nghiệm như tôi. Là công dân thế giới tôi không phải là người khác biệt, có chăng là người đặc biệt mà thôi.
Chắc chắn nhiều người nhập cư cũng có cảm nhận như vậy: nơi quê nhà họ có thể là những người có bằng cấp cao và thành công trong cuộc sống, nhưng ở đây họ chỉ là người không được mong đợi, những người không có giá trị gì và chỉ luôn đem lại rắc rối. Những lúc đó tôi lại thấy những đứa trẻ hôm nào ném đá vào cửa sổ chỉ vì sự hiểu lầm, mặc dù tôi không làm điều gì xấu. Và mặc dù giờ đây khi đã là công dân Phần Lan, tôi không cần phải xin gia hạn cư trú nữa, nhưng vẫn không thể nào quên được cảm giác ngày đó.
Phần Lan là ngôn ngữ tốt nhất của tôi. Tôi thường xuyên nghĩ bằng tiếng Phần Lan, và vốn từ Phần Lan của tôi cũng giàu có hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác. Cho đến nay tôi đã sống ở Phần Lan thời gian dài nhất trong cuộc đời mình. Nếu có ai đó hỏi tôi, nơi nào tôi cảm nhận là tổ quốc của mình, Phần Lan lại đứng thứ ba - vị trí cuối cùng - trong danh sách của tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy như có lỗi.
Tôi không thấy Phần Lan là quê hương mình, bởi vì tôi không bao giờ cảm nhận tôi là người được chờ đón ở nơi đây. Tôi không thấy tự hào về người Phần Lan, hay về những thành công của họ. Tôi không thấy người Phần Lan gần gũi hơn, giả dụ như người Brazil hay người Nigieria, cho dù tôi đã sống trong xã hội này đến năm thứ bảy.
Ngay đến Hungary cũng đứng trước Phần Lan trong danh sách của tôi, cho dù tôi không còn nói tiếng Hung nữa. Ở đó tôi đã cảm thấy mình ở đúng chỗ, mình thuộc về số đông. Nhưng là vào lúc đó. Tôi biết, nếu bây giờ tôi quay lại Hung, tôi sẽ thấy những vấn đề mà tôi đã gặp ở Phần Lan, và miền đất trong ký ức của tôi không tồn tại, chưa bao giờ tồn tại. Nó chỉ có trong tâm trí của đứa trẻ con là tôi ngày nào.
Vùng đất tôi cảm thấy mình thuộc về nhiều nhất là Việt Nam, nơi tôi sinh ra. Những tháng hè tôi ở đó thật hoàn hảo, làm tôi cảm thấy mình được trở về nhà. Phố xá, con người, thức ăn, những ngôi nhà, tất cả đều thật quen thuộc và thân thiết. Nguyên nhân chính khiến tôi cảm nhận vậy vì gia đình lớn của tôi, tất cả họ hàng đều ở Việt Nam. Khi tôi ở đó tôi cảm nhận được đó là tôi được mong chờ và đón đợi.
Nhưng điều rất buồn, buồn nhất là tôi cũng không thuộc về nơi đó nữa. Ở Việt Nam tôi không dám rời nhà ra đường một mình, và tôi sợ phải qua đường. Tiếng nói của tôi lẫn vào giọng là lạ lơ lớ, và tôi không biết trả giá thế nào. Có lẽ tôi cũng không sống được ở Việt Nam, vì vẫn cảm thấy không thuộc vào cộng đồng. Ở đó tôi cũng khác người, không thật sự năng động hoặc không chăm chỉ hoặc không biết đề phòng như những người khác.
Việc không thuộc vào một cộng đồng nào hay một nơi nào nhất định về mặt địa lý không khiến tôi trở nên bất hạnh, mà buộc tôi quyết tâm và nghị lực hơn. Sau khi chuyển sang Phần Lan tôi ước muốn mình phải thật giỏi trong khả năng có thể, bởi vì tôi nghĩ phải chứng minh cho những người thiếu thiện cảm, rằng tôi có quyền sống ở Phần Lan, tôi không làm gánh nặng cho bất kỳ ai ở đây.
Và bởi vì tôi không tìm được chỗ đứng cho riêng mình ở cả ba quốc gia, ở cả ba dân tộc, nên dần dần tôi càng ngày càng ước mơ được đến các quốc gia khác, đến những nền văn hóa khác, tìm nơi tôi thuộc về.
Nhưng thực ra tôi không tin rằng tôi sẽ tìm được một nơi nào như thế, và tôi đã thực sự làm quen với điều đó. Tôi đâu cần phải thuộc về một nơi nào nhất định. Bản sắc được sinh ra bằng cách khác. Liệu có quá lời không nếu tôi có thể coi mình là công dân thế giới. Trong tôi chất Phần Lan, Hung và Việt Nam cũng như nét văn hóa của cả ba quốc gia hòa trộn.
Và như vậy sự khác biệt lại trở thành một ưu thế.Tôi đã từng sống ở hai quốc gia khác, và hiện nay đang ở quốc gia thứ ba, tiểu sử này chắc không ai có, hoặc nếu có, cũng khó có thể có được một hoàn cảnh và những trải nghiệm như tôi. Là công dân thế giới tôi không phải là người khác biệt, có chăng là người đặc biệt mà thôi.
Võ Quỳnh Lê
Nguồn: Nhịp Cầu Thế Giới
Ha Anh: Quỳnh Lê và anh Xuân Quế có mối tương quan nào với nhau không anh Linh?
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Quỳnh Lê là ái nữ anh Xuân Quế :)
DeleteHa-Duong Tuong: Cảm ơn Nguyen Hoang Linh và NCTG, bài rất hay, tôi sẽ giới thiệu trên Diễn Đàn (trong mục Thấy trên mạng).
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Ha-Duong Tuong, Cám ơn anh ạ.
DeleteNguyễn Tuấn Anh: Nagyon büszke vagyok rád Lê! Mặc dù PL chỉ đứng thứ 3 trong trong "danh sách quê hương", nhưng trong danh sách hành xử của cháu thì PL ko có đối thủ Lê ạ: cháu đã khước từ dùng vé tháng của bác khi đi lại trong đợt thăm Budapest vừa qua :D
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Hìhì gian quá :)
DeleteNguyễn Tuấn Anh: Thì anh mới chỉ ở Việt nam mí Hung thoai
DeleteNguyen Hoang Linh: Em đôi lúc vội, sang đường cứ nhìn trước sau, thấy ko có ai là đi bất chấp đèn đỏ. Toàn bị thằng cu giằng tay lại, bảo "bố làm gì đấy" :)
DeleteBọn này đúng là ko hiểu được sự mềm dẻo, nhanh trí... của người Việt :)
Nguyễn Tuấn Anh: Tống nó về VN 1 thời gian là thành tinh ngay thôi Nguyen Hoang Linh ạ. Xứ ta đào tạo yêu tinh giỏi nhất quả đất!
DeleteThu Ha Tran: Có lẽ nhiều người đang sinh sống ở nước ngoài cũng nhìn thấy đâu đó bóng dáng mình trong bài viết này.
ReplyDeleteLuong Le-Huy: Bài viết hay vì không hoa hoè hoa sói, nhưng đọc đoạn kết luận tôi không thể không mỉm cười - không có ý diễu cợi mà chỉ pha chút đắng cay: hàng triệu kẻ lang thang không quê hương trên thế giới này ngay lúc này có vui nếu được lãnh danh hiệu mới "công dân thế giới" không nhỉ?
ReplyDeleteNhan Thanh Frey: Có lẽ ko nên cho khái niệm «công dân thế giới» là cái gì to tát cả. Mình là ai, thuộc về nơi nào chỉ có mình biết. Giấy tờ như hộ chiếu, quốc tịch gì chẳng quan trọng. Mình thuộc về nơi mà mình thạo ngôn ngữ và có những giá trị văn hóa làm bản thân mình thấy được hạnh phúc nhất có thể trên đời này. Có thể là 1, là 2 hay đơn giản chỉ là sự pha trộn của 1, 2,.., n.
ReplyDeleteNguyen Hoai Van: Thế giới ngày nay là thế giới của những người "du mục" (mang những thiết bị du mục : điện thoại di động, I pod, LapTop, "địa chỉ" E Mail không nơi chốn, làm việc, vui chơi, kết bạn, bất cứ đâu, v.v...). Tuy nhiên, Attali phân biệt hai loại du mục : hạ đẳng (infra nomade) là những người di dân tỵ nạn, chạy giặc, chạy đói, trống giết chóc, áp bức ... và du muc thượng đẳng (supra nomade) là những người vì công việc, sở thích ... có một nếp sống không còn bị ràng buộc bởi một một vùng đất cụ thể.
ReplyDeleteLuong Le-Huy: Theo tôi, "Cong dan the gioi" còn có ý nghĩa, thực thụ, là những người sống với và bằng những gia trị "universal", khong tuy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể - nhà cừa hay công ăn viec lam. Mot nguoi Viet, quoc tịch Mỹ, lam viec o HongKong cũng chưa chắc đã là "cong dan the gioi".
ReplyDeleteNhan Thanh Frey: Em đồng ý và ủng hộ với ý nghĩa này, chỉ muốn nhấn mạnh thêm những giá trị universal đó như là đại diện của TG văn minh. Nhưng có rất nhiều người nhầm lẫn giá trị và coi rằng việc sở hữu multi các thể loại quốc tịch mới là «công dân thế giới», thì điều đó hết sức hời hợt.
DeleteNhan Thanh Frey: Tuy nhiên, quay trở lại bài viết thì thấy rất mừng với các bạn trẻ có suy nghĩ và trăn trở như vậy. «Công dân thế giới» chính là những gì bắt nguồn từ những tâm sự chân thành và rất có ý thức đó.
DeleteKiều Thị An Giang: Thật ra công dân thế giới là công dân cuốc da nào nhỉ?
DeleteHiểu theo nghĩa đen ý.
Hay cứ loại trừ công dân của chxhcnvn ra đều là công dân thế giới.?
Mai Le Spring: Nếu theo định nghĩa của chị Kiều Thị An Giang thì nên hiểu là loại trừ gốc gác mà công dân đó rời bỏ?
DeleteKiều Thị An Giang: Mình thật sự không hiểu khái niệm này, nguồn gốc, xuất xứ và tiêu chí.
DeleteMai Le Spring: Chị tra Google đi, Kiều Thị An Giang
DeleteEm thấy Wikipedia có đề cập
Kiều Thị An Giang: Hihi
DeleteMuốn nghe giải thích kìa.);
Nhan Thanh Frey: Hihi, em nghĩ muốn hiểu «công dân TG» là gì thì có lẽ phải hiểu thế nào là công dân trước đã. Theo thiển cận của em thì nó bao gồm cả quyền và nghĩa vụ, trong đó có những điều cơ bản liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa và pháp lý của một quốc gia. «Công dân TG» xuất hiện có lẽ trong tương quan của xu hướng toàn cầu. Bởi vậy ý nghĩa của nó sẽ rộng hơn và đa giá trị hơn :) Tạm thế được ko chị Giang, rồi em sẽ đi tìm Wikipedia để tìm hiểu vậy :)
DeleteVu Le Hoang: công dân thế giới tiếng Anh là cosmopolitan hình như không liên quan gì đến công dân citizen đâu mà liên quan nhiều hơn đến các giá trị phổ quát universal "vũ trụ" như bác Luong Le-Huy nói, O'Henry có truyện ngắn Cosmopolitan đấy, chị Kiều Thị An Giang đọc chưa?
DeleteNhan Thanh Frey: Chị Kiều Thị An Giang, nếu xét về logic thì khái niệm «công dân TG» ko thể tồn tại như kiểu «công dân Đức» hay «công dân Việt» được vì chả có chính quyền TG nào bảo hộ cho mình cả. Bởi thế khái niệm «Công dân TG» hoàn toàn chỉ là một ý tưởng có tính triết học, là một lý tưởng, một ý niệm mang thông điệp: Thế Giới hay Trái Đất này là của chung, loài người nên đoàn kết hoà bình như anh em một nhà, cùng nhau tiến đến tự do, bình đẳng và bác aí, cùng nghĩ đến lợi ích chung có tính toàn cầu... Đaị khái thế :)
DeleteBởi vậy, ở VN nếu có ai có nói vui là mơ được làm Công dân TG thì có thể họ chưa biết họ có thể đã là công dân TG rồi nếu họ là một công dân tốt, mà chẳng cần phải có quốc tịch Mỹ, Anh, Pháp ... mới thành CDTG được.
Nguyen Hoang Anh: Global citizenship là một khái niệm khó nhằn với cả người trong cuộc.
ReplyDeleteKim Tuyen Ta: Chị Nguyen Hoang Anh, bài viết này viết này bàn về một phạm vi hạn hẹp của hoà nhập trong khuôn khổ những người di cư. Có vẻ như không đề cập/ hoặc không trực tiếp đề cập đến khái niệm Global Citizenship với những nền tảng giá trị toàn cầu, tự lãnh trách nhiệm mang tính toàn cầu, và đem các giá trị ấy đến từng ngõ hẻm TG - những citizens tự lãnh trách nhiệm to lớn và hết lòng thực hiện nó - Chủ đề seminar Giáo sư Ánh hay tham gia đấy! :) GS đọc kỹ lại bài viết đê! :)
DeleteNguyen Hoang Anh: Kim Tuyen Ta ý chị là nhiều người mơ Global citizenship nhưng có rồi như cô bé này lại bơ vơ k biết thuộc về đâu!
DeleteNguyen Hoang Linh: Nhưng đấy là cái "bơ vơ" rất dễ thương của người đã được đi nhiều, nhìn và cảm nhận nhiều, thụ hưởng được nhiều cái hay ho của các nền văn hóa. Nó gấp vạn cái "đỉnh cao trí tuệ" của người ngồi đáy giếng :)
DeleteKim Tuyen Ta: Cái "bơ vơ" này đang là khởi thủy của xác định "identity". Khi đã tự tin và xác định được nó rồi (mà nhiều lúc chẳng cần gắn đến mảnh đất nào ), thì lúc đó mới đó mới chín muồi. Rồi chỉ sau đó may ra, với mong muốn cống hiến, mới có thể đưa các giá trị nhân bản đến từng ngõ hẻm TG . Đây là khái niệm Global Citizenship mà chị định nói, chị Nguyen Hoang Anh. Còn ở đây, tác giả mới chỉ đề cập đến phần xác định identity thôi. TG trẻ và mẫn cảm với những gì mình nhìn thấy và chứng kiến.
DeleteNguyen Hoang Linh: Xác định bản sắc có thể là điều cần thiết với những người... già, hoặc trung niên. Với bọn trẻ nhiều khi chúng nó "bơ vơ" chơi vậy thôi, như kiểu có vui thì cũng phải có buồn, chứ ko chắc đấy là vấn đề trọng yếu khiến chúng nó phải bận tâm đâu. Vì chúng nó có quá nhiều cái cần làm, muốn làm và thách thức trong thế giới rộng mở này.
DeleteNguyen Hoang Anh: Nguyen Hoang Linh, TBT làm sao thế? Thân phận nào cũng có cái khó của nó, nhất là người Việt thế kỷ TCH này. Nhìn người ở ngoài như thiên đường hay trong nước như địa ngục đều thiển cận cả!!
DeleteNguyen Hoang Linh: Nguyen Hoang Anh, Chị ko hiểu ý em rồi hìhì. Em đang sợ có ai đọc bài này lại tỏ ra thương cảm với những đứa trẻ được đi nhiều nhưng lại "bơ vơ" (hơi giống mấy ý về người Việt ngoài nước của anh Giang Dang), thì hỏng hẳn. Ý của cmt của em là như thế :)
DeleteKim Tuyen Ta: Bọn già và trung niên mà còn phải xác định bản sắc thì chắc cũng toàn vơ vẩn hết rồi :) Bọn trẻ, nhất là bọn con cái dân nhập cư, sinh ra ở nước ngoài và lớn lên ở nước sở tại, rất hay có vấn đề về identity!
DeleteKim Tuyen Ta: Không cần thương, vì chúng nó tự giải quyết được vấn đề của mình. Bản thân cô bé ấy suy nghĩ như thế là sâu sắc, nó có trải nghiệm hơn bạn đồng lứa. Nhưng nói nó không có vấn đề gì về identity là không đúng.
DeleteNguyen Hoang Linh: Identity hay vấn đề "thuộc về đâu" là một khái niệm rất... sang trọng :)
DeleteKim Tuyen Ta: Không hẳn thế. Để bàn kỹ về chuyện này sẽ rất tốn giấy mực :)
DeleteMai Le Spring: Em không hoàn toàn đồng ý với anh Nguyen Hoang Linh ở từ "sang trọng". Đôi khi nó có thể dẫn tới bi kịch nếu người lớn ko điều chỉnh được, nhất là với những đứa trẻ nhậy cảm.
DeleteNguyen Hoai Van: "Công Dân Thế Giới" là một phát biểu nổi tiếng của Marx, trong ý nghĩa phủ định giá trị của những sự "vong thân" như quốc gia, dân tộc ... :)
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Có lẽ nó cũng giống như khái niệm người CS (đệ tam), ko có tổ quốc, quê hương, dân tộc, chỉ hướng về Moscow với tinh thần "quốc tế vô sản"? :)
DeleteLuong Le-Huy: Khám phá duy nhất của Marx là người ta có thể nổi tiếng nhờ nói những ̣điều vô nghĩa và vô dụng nhất, miễn là chưa ai từng nói ra. Một khi đã nổi tiếng rồi thì tất cả những điều người nổi tiếng viết ra sẽ được xem như một thứ chân lý, dù chúng có vô lý đến cỡ nào!
DeleteNguyen Hoai Van: Theo Marx, quốc gia tương ứng với một sự vong thân vì nó chính là biểu hiện của những gì trong tâm hồn của chính mình, nhưng lại phóng chiếu nó ra ngoài, và tôn thờ nó như một cái gì ngoài mình, tức coi cái "là mình", như "ngoài mình" --> đánh mất nó ("vong" là mất)
DeleteQuan điểm ấy đến từ Feuerbach, áp dụng cho tôn giáo. Marx áp dụng cho quốc gia rồi cho tính lãnh đạo của "Đảng lao động" (cũng là một biểu hiện vong thân !):)
Luong Le-Huy: Đấy, vô cùng nhảm nhí! Lấy Feuerbach rồi suy ra lung tung...
DeleteNguyen Hoai Van: CS đệ tam chủ trương cách mạng trong một nước, ít tính quốc tế hơn Cộng Sản đệ tứ, chủ trương cách mạng toàn cầu. Đệ tứ gần với Marx hơn, vì Marx cho là cách mạng không thể thành công nếu không được áp dụng cùng lúc trên toàn thế giới, vì những lý do cạnh tranh hiển nhiên của thị trường toàn cầu hóa mà ông ta đã nghĩ đến.
DeleteTính quốc tế của cách mạng ở đây chỉ có ý nghĩa thực dụng.
Nguyen Hoang Linh: Nguyen Hoai Van, Sư phụ về Mác-xít, Mao-ít, Tờ-rốt-kít... đây rồi :)
DeleteNguyen Hoang Linh: Luong Le-Huy Hóa, ra Lenin viết phê bình Phơ-bách và "sự cáo chung của triết học cổ điển Đức" là đúng nhỉ? :)
DeleteNguyen Hoai Van: Marx gọi Feuerbach là "duy vật hạ cấp" (materialisme vulgaire). Nhưng ở một chỗ khác lại bảo "biết ơn Feuerbach) (pacman emoticon)
Delete"Hạ cấp" vì Feuerbach thay Thiên Chúa bằng một quan niệm trừu tượng về vật chất, nên không khác gì một tôn giáo ...
Luong Le-Huy: GS Trần Văn Toàn, ĐH Huế, nói tất cả những gì Marx biết về tôn giáo đều từ Feuerbach
DeleteNguyen Hoai Van: Có lẽ hơi quá đáng, vì ông ta thuộc về một gia đình thày giảng (Rabin) Do Thái. Cha ông ấy buộc phải cải đạo sang Tin Lành để được hành nghề luật sư. Những sự giả dối ấy khiến Marx xa rời tôn giáo như một định chế "vong thân"
DeleteKhánh Lân Nguyễn: Theo Friedman thì bản sắc như là bông hoa nổi trên thế giới phẳng chứ không bị mất đi. Theo mình thì công dân thế giới vẫn cần có bản sắc và bản sắc hoàn toàn có thể sinh ra bằng cách riêng.
ReplyDeleteVu Le Hoang: em nghĩ khái niệm "công dân thế giới" gắn với chữ cosmopolite trong tiếng Anh cách nay cả thế kỷ rồi, nhân tiện mời các bác đọc truyện ngắn có cùng chủ đề "A cosmopolite in a cafe" của O'Henry
ReplyDelete://etc.usf.edu/.../the-four.../2389/a-cosmopolite-in-a-cafe/
Luong Le-Huy: Đồng ý
DeleteKhanh Phuong Phuong Khanh: Việc chứng minh với nhà nước sở tại việc tồn tại của mình là hợp pháp, và không phải gánh nặng... là một điều bình thường, có ích, vì giúp họ phân biệt người ngay với kẻ gian, loại trừ những thành phần khủng bố... em nên cảm thấy vui vẻ khi làm điều này chứ không có gì phải buồn. Sinh ra ở nước ngoài vừa là thiệt thòi, nhưng cũng vừa là may mắn cho em. Em còn rất trẻ và đang thành công ở châu Âu, em nên biết có nhiều bạn trẻ ngang tuổi như em, thông minh xuất sắc, nhưng vì điều kiện gia đình tương tự và không tốt bằng em, phải chịu thiệt thòi hơn em rất nhiều. Nhưng họ vẫn phấn đấu không ngừng và luôn nở nụ cười trên môi.
ReplyDeletePhan Anh Sơn: Sống trong xã hội ai cũng cần sự tương tấc, cần có được cảm giác mình thuộc về một nhóm, một cộng đồng nào đó. Cái đó là một phần của identity của mỗi người. Nhất là với thế hệ trẻ, việc đi tìm kiếm các identity đã xác lập để gắn cái identity của mình vào là một nhu cầu tự nhiên, là một bước tất yếu của quá trình trưởng thành.
ReplyDeleteNhững năm đầu đời có tác động rất lớn hình thành nên "cái nôi văn hóa" của đứa trẻ. Hình mẫu của gia đình và môi trường nhỏ xung quanh có ảnh hưởng rất nhiều. Mình nghĩ quan trọng là đứa trẻ có một cảm giác an toàn và được chờ đón chấp nhận khi bước ra thế giới. Nếu vậy đứa trẻ lớn lên sẽ là Công dân thế giới thực thụ. Sẽ vẫn có câu hỏi đâu là quê hương, nhưng sau một thời gian sẽ không còn quan trọng nữa vì quê hương mang theo trong mình.
Hoai Thu Loos: Hay boi su trung thuc va chan thanh
ReplyDeleteLuong Le-Huy: Tuổi trẻ VN lớn lên ở nước ngoài thường dễ thành công trong việc học hơn ở trong nước phần lớn vì không bị gánh nặng tâm lý - và vô lý - của những thứ mà NN, xã hội và đôi khi cả gia đình giáng lên đầu chúng. Những thứ ta thường gọi là "bổn phận"...
ReplyDeleteMai Pham: Bài viết chân thành và xúc động. Cháu Quỳnh Lê chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn nữa, anh Vo Xuan Que và chị Viet Hoa Bui ạ.
ReplyDeleteNguyen Hoang Anh: Đúng thế! Người có trăn trở là người sẽ đi xa còn những người chỉ biết đếm với ngó thì chết cũng chưa đếm và ngó xong!
DeleteVo Xuan Que: Cảm ơn Mai Pham. Cháu còn quá trẻ, trong khi thế giới, xã hội ngày nay đầy biến động nên khó biết được tương lai
DeleteMai Pham: Em cũng chia sẻ nhận xét của chị Anh ở trên ạ :)
DeleteCảm ơn bài viết của cháu Quỳnh Lê, cảm ơn bản dịch của mẹ cháu và Nguyen Hoang Linh đã post lên NCTG. Tôi cũng có nhiều lý do để quan tâm đặc biệt đến những suy tư của cháu, vì là thế hệ của các con tôi. Các con của tôi đều đang học ở nước ngoài (con trai tôi cũng học IB 4 năm cuối và bây giờ đang học năm thứ 3 ĐH, còn con gái của tôi cũng đang học ở PL).
ReplyDeleteVề mặt tâm lý, từ trong lòng mẹ, trẻ đã có sự liên hệ tình cảm sinh học và cảm nhận được tình yêu đầu tiên từ mẹ. Sinh ra, bắt đầu từ tình yêu đầu tiên này, trẻ có thêm tình yêu với những người thân trong gia đình. Gia đình của trẻ cũng như đất nước nơi được sinh ra là cái nôi để trẻ lớn khôn những ngày đầu nên thường trở thành mối tình/quan hệ mật thiết vô cùng sâu đậm trong ký ức của trẻ.
Trẻ càng lớn, tình cảm với mẹ và gia đình sẽ khác đi. Ít phụ thuộc hơn để càng tự lập hơn. Vì thế, vai trò người mẹ/gia đình cũng khác đi dù vẫn là nguồn tình cảm yêu thương không thể thay thế. Đứa trẻ đã có sự thay đổi, những đòi hỏi thơ bé bớt chuyên chế hơn; cùng với sự lớn lên, sự quan tâm của nó đến môi trường xung quanh và những quan hệ ngày càng được mở rộng, ngày càng có nhiều điều để học hỏi...
Cháu có điều kiện sống ở nhiều đất nước/môi trường khác nhau, mang nhiều tình cảm khác nhau và từ những mối quan hệ này mà phát triển/ trưởng thành. Từ cuộc sống gia đình, mở rộng ra xã hội và những nơi cháu sống sẽ là những cuốn sách/cuộc sống để cháu hòa mình vào thực tế.
Thế giới này ngày càng trở nên bé nhỏ, mong cháu sẽ cảm nhận được nó như 1 "gia đình lớn" của mình, với tất cả những gì tốt đẹp và cả những xung đột của nó, không phải với khái niệm "global citizen", mà như 1 member gắn liền với nó vậy.
Nguyễn Tuấn Anh: Một chi tiết thú vị là chỉ khi sang Phần lan Lê mới có cảm giác "ở nước ngoài". Lúc đó Lê mới cảm nhận đc "ngoại ngữ", "khác biệt". Chứng tỏ 3 năm hoà nhập vào 1 lớp học elite ở Hung thoảng qua như 1 giấc mơ, ko stress, ko cách biệt! Cũng là 1 lời khen cho thầy cô và bạn bè ở Radnoti :)
ReplyDeleteViet Hoa Bui: bác Tuấn Anh! Lê không cảm nhận được sự khác biệt ngôn ngữ ngày mới vào lớp của cô Erzsi vì lúc đó có Tôm bên cạnh!
DeleteViet Hoa Bui: Cám ơn tất cả các bạn đã đọc, theo dõi và chia sẻ cảm nhận! Lê nhận giải cách đây 5 năm. Khi Le và em cháu Lam Quynh Vo cũng được nhận giải trong một cuộc thi viết khác sau đó 2 năm, chúng tôi rất mừng, nhưng cũng hiểu đó chỉ là bước đầu. Để có thể tồn tại, "sống tốt" ở mọi nơi thì còn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Các cháu cũng hiểu điều đó, và đã cố gắng. Vốn không có ý định làm "to chuyện", con hát bố mẹ khen hay ... cũng không nên :), nhưng vấn đề Lê đề cập đến trong bài viết của mình cách đây 5 năm lại được nhắc đến ngày càng nhiều, và mang tính thời sự hơn bao giờ hết, cả ở Phần Lan, nơi Ban giám khảo đã dũng cảm trao giải nhì cho bài viết đầy tính "phê bình" này. Các bạn Phần Lan đã nhắc đến bài viết, và nhiều người khuyên chúng tôi nên giới thiệu rộng rãi hơn. Vậy nên, được sự đồng ý của con gái - bằng lời cháu hứa, là khi có thời gian sẽ viết tiếp - , chúng tôi đã gửi bài cho Nguyen Hoang Linh và Nhịp cầu Thế giới, hy vọng góp thêm một tiếng nói vào những vấn đề không nhỏ: bản sắc, toàn cầu hóa và hội nhập ...
ReplyDeleteTu Anh Thi Tran: Cảm ơn chị Viet Hoa và cháu. Bài viết hay và đúng với suy nghĩ của nhiều người. Chúc cháu hạnh phúc và thành công, dù sống ở đất nước nào.
DeleteViet Hoa Bui: Cám ơn em Tu Anh!
DeleteGiang Nguyen: Bài viết rất hay, đáng suy nghĩ. Số 'công dân quốc tế' như bạn đang ngày càng đông vì thế giới ngày càng rộng mở cơ hội, đi lại, giao lưu, chuyển quốc gia sinh sống ngày càng dễ. Tuy nhiên, việc định hình bản sắc (ở đây là nhiều lớp-layers) cũng phụ thuộc giáo dục gia đình và trường lớp. Sau Thế chiến, châu Âu cổ vũ mô hình một dân tộc, một ngôn ngữ chính, học và nói tiếng thiểu số rất khó khăn, ko được khuyến khích. Một số bạn người Anh lứa trên mình đôi khi tiết lộ cha hoặc mẹ là do dân Đông Âu (Ba Lan, Yugoslavia, Nga...) nhưng nói trong thập niên 1970 nhà trường ở UK ko khuyến khích tiếng gì ngoài tiếng Anh nên họ bị 'xa gốc'. Người Caribbean, Indian cũng thế. Nay thì hoàn toàn khác. Báo chí UK còn nói trẻ biết thêm một tiếng ở nhà ko phải English thường học giỏi hơn trẻ người Ann thuần tuý.
ReplyDeleteVo Xuan Que: Các nước Bắc Âu đi trước UK về lĩnh vực này. Ở Xứ này hs được học tiếng mẹ đẻ 2h/tuần nếu có đủ hs để lập lớp ở bậc phổ thông. Song điều đáng buồn là không ít bậc cha mẹ Việt không thật sự coi trọng tiếng Việt nên nhiều hs không thích học hoặc chỉ học đối phó...
DeleteLan Tran: Lan ở Đan mạch và khẳng định ở Đan mạch học sinh không được tiếng mẹ đẻ. Mình đã cùng một nhóm tình nguyện ở đây lập ra lớp Việt ngữ gần như miễn phí (cha mẹ chỉ góp tiền tài liệu và trái cây). Lớp đã hoạt động được hơn 4 năm nhưng rất khó duy trì vì muốn theo đuổi lớp học đòi hỏi các gia đình phải đưa đón con mỗi lần hàng tuần, giữ trống lịch sáng thứ 7 hàng tuần cho con. Nhiều gia đình không theo được vì thấy không có hiệu quả ngay và mất nhiều công sức. Nói chung không phải ai cũng nghĩ học tiếng mẹ đẻ là quan trọng :(
DeleteNhan Thanh Frey: Mình thú nhận có mình trong đó (wink emoticon) Mặc dù mình cũng ủng hộ việc daỵ tiếng mẹ đẻ cho trẻ, nhưng với đk con phải tình nguyện, phải enjoy việc học đó. Với mình quan trọng nhất nhất là trẻ thạo tiếng nơi mình ở, để nó tự tin trước hết trong môi trường bạn bè và trường học của nó có vậy mới mong nó có kết quả học tập tốt được, cái thiết thực và gần gũi nó nhất. Điều này đòi hỏi cả phụ huynh cũng phải học và trau dồi ngôn ngữ bản điạ đó. Còn tiếng mẹ đẻ với thế hệ F2 chỉ là thứ yếu, có nhiều cách để khơi dậy sự ham muốn học tiếng mẹ đẻ sau này, nếu chúng muốn chúng sẽ học được.
DeleteHong Giang Nguyen: Trên thực tế thì đây là cảm nghĩ của rất nhiều các công dân thuộc thế hệ thứ hai của những người di cư khỏi quê hương . Hầu hết các cháu đều có trăn trở và đau đáu nỗi niềm: đâu mới là nơi quê hương thực thụ của mình. Ngay bản thân mình cũng rất nhiều khi không thể trả lời được các câu hỏi của con trẻ t, VD cháu hỏi, nơi chôn rau cắt rốn là gì ? Tiếng mẹ đẻ là gì ?... Mình nghĩ , các định nghĩa kinh điển hiện nay đã không còn thích hợp với thế hệ này nữa và vì thế bài viết của bé Quỳnh Lê thật sự làm chúng ta phải suy ngẫm cách truyền tình cảm gắn bó với quê hương và kiếm tìm bản sắc cho các cháu bởi như trải nghiệm cá nhân của mình thì mình cũng đang rất loay hoay khi con gái 20 tuổi của mình nói rằng, con không biết mình gắn bó với nơi nào cả, !
ReplyDeleteLuong Le-Huy: "Lý thuyết" trẻ con nói hai thứ thường học giỏi hơn ngày càng được chứng minh là đúng. Ngay cả giỏi tiểng "bản xứ" hơn. Vậy cha mẹ đừng nên sợ chúng "nói tiếng Việt ở nhà sẽ kém Engslish - hay tiếng Hung, Tiệp, Ba Lan, Đức, Nga...
ReplyDeleteKhả năng hiếu và nói được tiếng Việt có liên quan đến một vấn đề quan trọng hơn: "Identity" - nhân thân?. Đây là mộ̣t đề tài lớn và gai góc. Ở đây chỉ xin đưa ra hai chủ kiến:
A. Mỗi con người sẽ có lúc đối diện với câu hỏi "Tôi là ai?" và trên đường tìm kiếm "identity" cho mình, người đó sẽ đối diện với thực tế huyết thống và ngôn ngữ
B. Trải nghiệm đối đầu với vấn đề "Identity" sẽ ảnh hưởng rất lớn lên đời sống nội tâm và hanh phúc của con người
C. Không ai khác ngoài cha mẹ là những người hướng dẫn, giúp đỡ con mình trong cuộc tìm kiếm "nhân thân". Mà chỉ hướng dẫn và giúp đỡ, chứ không thể ép buộc. Khẳng định: "Con là người Việt!" sẽ không mang lợi lợi ích gì cho ai cả.
Nhan Thanh Frey: Em có biết một trường hợp mà thế hệ F2 bị phụ huynh «eṕ» quá với tiền đề «con là người Việt» kết quả thì ngược lại, gia đình xung khắc, bọn trẻ phản ứng là đoạn tuyệt luôn với bố mẹ :(
DeleteLuong Le-Huy: Đúng thế, chỉ là tôi viết nhẹ hơn, còn để các phụ huynh tự nghĩ thêm. Thế nhưng cũng cần thông cảm cho phụ huynh, bởi quá lo lắng cho tương lai con cái - tâm lý gà mẹ gà con của VN vả̃n còn - cũng còn áp lực của xã hội nữa chứ. Bởi chính cha mẹ nói tiếng bản địa cũng chưa rành, gặp khó khăn khi giao tiếp với bên ngoài, bực bội quá nên chẳng mong gì hơn là đời con mình phải "nói tiếng chúng nó còn giỏi hơn chúng nó". Vì quá lo lắng - điều dễ hiểu - mà nhận diện sai trọng tâm của vấn đề của con cái mình.
DeleteNhan Thanh Frey: Rất thích từ «TRỌNG TÂM» của anh. Cha mẹ cần xác định trọng tâm của mình và của con cái. Trọng tâm của F1 và F2 khác nhau do xuất phát điểm và môi trường lớn lên khác nhau.
DeleteNguyễn Tuấn Anh: Trong công cuộc giúp con mình tìm kiếm nhân thân, cách tốt nhất là giúp con giữ tiếng Việt. Mọi vấn đề còn lại mang tính bổ trợ
ReplyDeleteSơn Ngô Trung: Chính xác ! Bác Nguyễn Tuấn Anh .
ReplyDeleteNhà văn hóa Phạm Quỳnh đã từng nói “.....tiếng ta còn thì nước ta còn”. Nước ta được hiểu là " nhân thân " và từ gốc nhân thân ấy bạn hãy là công dân quốc tế . Công dân QT " cảm thấy “liên quan” đến số phận của đồng bào mình "
Giang Nguyen: Cụ Phạm Quỳnh nói trong bối cảnh Pháp muốn đồng hóa VN và xóa tiếng Việt. Cụ đã thuyết phục được người Pháp rằng tiếng Việt ko phải thứ thổ ngữ Patois lạc hậu nào đó, vì người Pháp sang thấy vua quan VN dùng chữ Hán, và tiếng Việt chắc chỉ đủ mua bán ngoài chợ...Phạm Quỳnh cổ vũ cho cách học và dạy Quốc ngữ và ra báo để chứng minh cho cả người Pháp và dân Việt biết tiếng Việt có thể chuyển tái được cả văn hóa. Ngày nay với trẻ em gốc Việt ở nước ngoài thì vấn đề lại khác: giữ và bồi dưỡng văn hóa, ngôn ngữ VN (tùy khả năng, trình độ) để có sợi dây kết nối với một cộng đồng Việt toàn cầu, lớn hơn nơi các em ở, và liên hệ với VN.
DeleteLuong Le-Huy: Đúng nhưng chưa đủ. Có lẽ cụ Phạm Quỳnh còn có tham vọng xây dựng nên một nền Quốc học, mà Quốc ngữ đương nhiên là nền tảng.
DeleteTThanh Ha Nguyen: Bài rất thật. Thks Mai Pham. Vinh Nguyen
ReplyDeleteNguyen Hoai Van: Jaures : "Nhiều tinh thần thần quốc qia đưa đến tinh thần quốc tế" :)
ReplyDeleteLuong Le-Huy: Very confusing! :D
DeleteNguyen Hoai Van: Có lẽ vì thế mà người ta bắn chết Jaures cho đỡ lôi thôi ? :D
DeleteLuong Le-Huy: Phong trào Xã Hội ở Pháp lôi thôi thật, y như người Pháp vậy (tongue emoticon) Sự lôi thôi đó cũng là một đặc tính "dễ thương" của họ, nhưng nhập cảng vào nền văn hóa khác, như VN, có khi trở thành tai họa.
DeleteNguyen Hoai Van: Có lẽ ý của Jaures là mình càng tôn trọng những đặc thù của văn hóa của mình, thì càng thấy cần phải tôn trọng và bảo vệ những văn hóa khác.
DeleteLuong Le-Huy: Đánh giá Jaurès không dễ anh Nguyen Hoai Van nhỉ?!
DeleteLuong Le-Huy: Tôi có cảm tưởng đa số còm-men ở đây vẫn còn "rất VN", nào là con bé giỏi, sẽ còn tiến xa nữa con ơi... trong khi, theo tôi, chủ yếu tác giả trẻ tuổi nói về những suy tư trăn trở của mình quanh câu hỏi "Tôi là ai?", tức chuyện "Identity"...
ReplyDeleteSơn Ngô Trung: Hay Luong Le - Huy ! Mình cũng nghĩ đúng như thế: Tôi là ai và Lam có hướng đến là công dân quốc tế. Và mọi người thêm vào : Lam hãy giữ gìn và thật giỏi tiếng việt bên cạnh công dân QT trong thế giới phẳng này!
ReplyDeleteBài viết của Lam thực sự chạm vào lòng người đọc !
Vo Xuan Que: Cảm ơn chú Sơn Ngô Trung đã đọc và chia sẻ. Xin đính chính tí: bài viết của Lê (cô chị) :)
DeleteLuong Le-Huy: Rốt cục, có vẻ như có sự đồng thuận rằng trung tâm điểm của vấn đề là chuyện bảo tồn tiếng Việt trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Đây lại là chuyện ai cũng thấy là về lâu về dài rất khó thực hiện, nhưng cá nhân tôi cho rằng không đến nỗi phải quá bi quan. Cái gì người Hoa, người Do Thái làm được thì người Việt cũng có thể... Huống hồ, sợi dây liên hệ của mỗi người với quê hương vẫn còn đó... Ít nhất cho đến ngày VN bị xóa sổ.... Còn lại, cũng tùy thuộc vào ý thức và cố gắng của mỗi người.
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Quan điểm cá nhân của em là bảo tồn được tiếng Việt (ở một mức độ nào đó) là hay nhưng ko nên là áp lực, gánh nặng cho các em ở những năm tiểu học và trung học. Đây là điều mà nhiều gia đình xa xứ theo đuổi, và thường là thất bại nhiều hơn thành công. Lý do rất dễ hiểu.
DeleteMỗi nhà mỗi cảnh, mỗi điều kiện, các em phải học hàng trăm thứ bà dằn, vài ba ngôn ngữ bắt buộc khác, mà cứ nhất thiết "ép" các em học thêm tiếng Việt (trong khi phạm vi sử dụng rất có hạn) "chỉ" vì đó là thứ tiếng của cha mẹ ông bà, hoặc cho rằng đó là con đường duy nhất để bảo tồn văn hóa Việt, là sợi dây duy nhất để gắn bó các em với "căn cước Việt" là một điều ko những ko nên, mà còn lợi bất cập hại :)
Hãy nên để các em thấy rằng nếu ngoài xyz ngoại ngữ khác, biết thêm tiếng Việt như một ngoại ngữ có thể giúp các em có thêm cơ hội abc, rồi để các em chủ động và có ý thức học (khi nào, với ai, ra làm sao..) có lẽ hợp lý hơn.
Luong Le-Huy: Bắt sẽ không thành công...
DeleteThu Ha Tran: "hàng trăm thứ bà dằn": bà rằn
DeleteChết, sao cái chủ đề này em like nhiều cmt của bác Luong Le Huy thế nhỉ :D
Nguyen Hoang Linh: Thu Ha Tran Đã suy nghĩ vụ rằn/dằn rồi, nhưng sau lại tặc lưỡi, ngại ko tra lại.
DeleteCũng ko rõ "bà rằn/dằn" có nghĩa gì ko nữa.
Luong Le-Huy: Nguyen Hoang Linh, Tôi có chút kinh nghiệm học ngoại ngữ, nhưng ở đây chỉ nói vắn tắt: học ngoại ngữ đầu tiên hỗ trợ cho tiếng mẹ đẻ, ngoại ngữ thứ nhì hỗ trợ cho cho hai ngôn ngữ trước v.v. Mỗi người trong đời có thể học nhiều ngôn ngữ không mấy khó khăn, chỉ có giới hạn "khách quan" như thì giờ, cơ hội thực hành...
DeleteNguyen Hoai Van: Người Do Thái nước ngoài từ trước Công Nguyên nhiều thế kỷ đã có một tỷ lệ rất quan trọng không còn nói được tiếng Do Thái. Vì thế người ta mới phải chấp nhận dịch Thánh Kinh ra tiếng Hy Lạp vào khoảng năm 270 trước CN, ở Alaxandrie, dưới triều vua Ptoleme II. Đó là bản "Septante", hiện vẫn thông dụng
ReplyDeleteVấn đề nói tiếng mẹ đẻ của người di dân không phải là mới ! :)
Luong Le-Huy: Người Việt cũng không có chử̃ riêng, hay mất từ lâu. Các học giả Tảy phương - Pháp, Đức... - có lẽ mãi đến thế kỷ 18 vẫn thường dùng chữ La-tinh khi viết... nhưng sau cùng tiếng mẹ đẻ vẫn trường tồn. Tại sao?
ReplyDeleteNguyen Hoai Van: Có thể nói chúng ta đã mất chữ viết : ngoài chữ nôm còn một loại chữ Việt-Mường, được nhiều người nghiên cứu (như học giả Trần Vân Hạc, tôi có được hân hạnh làm quen). Tiếng nói thì, như mọi ngôn ngữ, đã bị thay đổi nhiều, trong thời gian, và cả trong không gian (tiếng Nam, tiếng Bắc, tiếng Quảng, tiếng Huế ...).
ReplyDeleteXem "Blời và Trời" (xin chép dán dòng nối) :
http://nguyenhoaivan.com/default.asp?do=news_detail...
Cháu Lê đã nói đúng 1 phần về VN, đó là cảm giác bất an khi sống ở đây.
ReplyDeleteNăm 2017, con gái tôi về VN và mời 1 người bạn gái người Phần Lan đang du lịch ĐNA về nhà chúng tôi 1 thời gian ngắn trước khi cùng qua Singapore.
Cô bạn mới đầu tỏ ra thích thú vì thấy VN ko giống những nơi khác.
Nhưng sau đó, cô rất ngại ra đường. Khi hỏi tại sao cô lại như thế, nhất là khi phải đi bộ qua những đoạn đường đông đúc, cô trả lời thành thật là cô cảm thấy rất sợ hãi.
Quy Phuong Nguyen
ReplyDeleteBài viết trở lại với khái niệm "quê hương", "otthon", "home". Ba câu tục ngữ thể hiện cùng một nội dung của Việt, Hung, Anh tôi thích câu của Hùng nhất vì nó thẳng và rõ ràng nhất đối với tôi. "Mindenhol jó de legjobb otthon". Chỉ ở quê hương mình mới thật sự sống dù rằng tức giận nhiều hơn là vui mừng nhưng ít nhất ta có cảm giác đây là nơi ta thuộc về
Quy Phuong Nguyen, càng yêu lại càng ghét!
DeleteAiviet Nguyen
ReplyDeleteTội nghiệp em bé này. Bố mẹ em nghĩ thế nào nhỉ?
Aiviet Nguyen, tao hiểu tình cảnh này và cũng muốn vượt qua được cảnh dù yêu nhưng ko thể sống.
DeleteCuối những năm 1980s, tao cũng ko muốn trở về VN sau khi mãn hạn HTLĐ ở Bulgaria. Đã có ý định sang Đức vì em gái tao đang ở bên đấy.
Và tao cũng muốn các con mình nếu nhập được quốc tịch (mà phải từ bỏ quốc tịch VN cũng ok). Bởi người mang quốc tịch VN từ lâu ko được các nước tôn trọng, thậm chí coi thường.
Hiện nay, khi đi qua các sân bay lớn, kể cả ở Matxkva, đều có thể thấy sự đối xử này.
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Cao Bình, Có lẽ tao hiểu điều này hơn một mức. Vấn đề là phải trả giá cho những giá trị nào. Nếu không nhận thức được giá trị thì tội gì trả giá.
Hung Dothanh
ReplyDeleteBạn ấy được hưởng nền giáo dục từ quốc gia rất phát triển như Phần lan , nên tư duy & cảm xúc thật riêng biệt , chân thực & mạch lạc !
Viet Son
ReplyDelete" Quê hương mỗi người chỉ một"
(Thơ ĐTQ)
Viet Son, nó đang tan rã!
DeletePeter Nagy
ReplyDeleteQuê Hương- nơi lớn lên thập niên thứ nhất- thứ hai của Đời Người.
Lisa trả lời "Đâu là Quê hương?" - Cô vừa về Dublin thăm cố hương. Mai đi NY "thăm Dady!" Sẽ về HK dịp Tết này rồi qua Sing..."thăm lại School.."- nơi Tôi đã gặp Cô cùng các bạn gần 20 năm trước...
Christ Taylor- chuyên viên IAEA, UNIDO.. một Công dân Thế giới ...từ '80 xưa..
Doan Tang, em ko muốn các con phải chịu hậu quả lệ thuộc vào Tàu đỏ của chính quyền (ko biết còn kéo dài bao nhiêu năm nữa) và phải gánh chịu/trả nợ vì những khoản ngân sách đổ sông đổ biển vào các dự án khốn nạn mang danh hữu nghị Việt Trung (trùm chăn, đắp chiếu khắp nơi...).
DeleteDoan Tang
ReplyDeleteCàng về già mới càng suy nghĩ nhiều hơn !