ÔNG BÀ - CHA MẸ VỢ & CHA MẸ CHỒNG
Ông bà từng làm cha làm mẹ, sau là cha mẹ vợ/chồng và vẫn giữ các phẩm chất trên khi trở thành ông bà. Cả ba cái đó giải thích sự phức tạp cực độ của vai trò mà họ đảm nhận. Vì vậy, để nói về vai trò của ông bà, không thể phân tích ở một vài thành phần tương đố đơn giản như đối với bậc cha mẹ.
Quan hệ trong gia đình được thiết lập cả với cha mẹ lẫn con cái. Ở đây chỉ nói đến những quan hệ của ông bà với cha mẹ trong chừng mực có liên quan đến đứa trẻ: sự tác động trở lại đối với đứa trẻ của những quan hệ giữa những người lớn nhiều khi có tầm ảnh hưởng quan trọng rất đáng kể.
1. Vai trò cùa ông bà
Ông bà không phải là những người thay thế cha mẹ mà có 1 vị trí đặc biệt trong gia đình.
- Ông bà có nhiều cách để hỗ trợ có ích cho tổ ấm. Bên cạnh những cặp vợ chồng trẻ, ông bà có vai trò hỗ trợ không cần bàn cãi. Họ có thể vừa hỗ trợ cả vật chất khi cặp vợ chồng chưa đủ cơ sở vững chắc và tinh thần ở những lời khuyên thận trọng và sáng suốt với mục đích giúp những cặp đôi tận dụng kinh nghiệm của cha mẹ khi lúng túng trước vài khó khăn nhỏ hoặc cần được trấn an trước một vài va chạm nghiêm trọng, hãm bớt những hứng thú thiếu suy xét hay tham vọng quá mức, và ngược lại gạt bỏ những do dự hay rụt rè gây tê liệt.
Tóm lại, ông bà có vai trò đào tạo/hỗ trợ một cách tế nhị và kín đáo mà việc này lại rất khó duy trì một cách liên tục.
Ông bà cũng có vai trò quyền uy nhưng là uy quyền bổ sung đối với các cháu. Đúng hơn là 1 vai trò gián tiếp, chỉ hỗ trợ cha mẹ trong việc ứng xử với con cái chứ không thay thế cha mẹ (trừ những trường hợp đặc biệt). Ông bà là nơi tham khảo và khẳng định cho uy quyền của cha mẹ.
- Thông thường ông bà có xu hướng đến trực tiếp với trẻ nhất là khi họ hiểu sự cần thiết phải tôn trọng sự độc lập của cặp vợ chồng trẻ. Họ chuyển đến những đứa cháu nhỏ sự quan tâm trực tiếp đối với con cái mình một cách tự nhiên. Và vì họ từng nuôi dạy các con, nhiệm vụ giáo dục của họ bây giờ được chuyển qua tay con cái, họ có thể phó mặc cho tình cảm của mình. Dưới góc độ đó, nghệ thuật làm ông bà là phải lãng quên những điều cần thiết về giáo dục.
Tóm lại, làm ông bà một cách thụ động dễ dàng bao nhiêu thì làm một cách tích cực lại khó bấy nhiêu. Vì vậy ông bà luôn phải sẵn sàng chiều ý để nghe những chuyện của cháu nhỏ, điều mà cha mẹ không có nhiều thì giờ để làm; ông bà lắng nghe những lời phàn nàn về những bất công nho nhỏ mà trẻ tưởng là do cha mẹ gây nên... Dỗ dành, uốn nắn, giải thích mà không xúc phạm nhiều đến uy quyền cha mẹ đều nằm trong nghệ thuật làm ông bà. Sự nhu nhược về giáo dục của người bà có hậu quả ít tác hại hơn so với cha mẹ. Tuy nhiên, ông bà cũng có thể dạy trẻ khái niệm về khoan dung mà không sợ bị nhầm lẫn với nhu nhược (như óc thực tế được đơn giản hóa tối đa của trẻ). Điều này dễ xảy ra nếu trẻ được cha mẹ dạy cái đó quá sớm hoặc quá trực tiếp.
Có biết bao ông bà dung thứ cho các cháu những cái chính đáng chưa từng bao giờ cho phép đối con trước đây. Nhiều khi đó là những cái van an toàn giúp trẻ chịu được kỷ luật thông thường của cha mẹ tốt hơn.
- Sau nữa, ông bà phải kể chuyện cho các cháu. Những kinh nghiệm về cuộc sống, những kiến thức đã có, dưới một dạng dễ hiểu và nhiều khi vui vui cho phép trẻ học được nhiều chuyện bổ ích dưới dạng hư cấu ít nhiều có tính tượng trưng. Thật ra chính ông bà là những người lưu truyền từ thế hẹ này sang thế hệ khác những huyền thoại lớn của loài người.
2. Sự lệch lạc trong vai trò của ông bà
- Sự có mặt thường xuyên trong gia đình của ông bà dẫn đến việc lấn át ít nhiều đặc quyền của các con. Nhưng vì lý do vật chất, nhiều cặp vợ chồng trẻ buộc phải sống với cha mẹ dù muốn được độc lập.
Những va chạm giữa các thế hệ, điều này được nhân lên mà không có sự suy giảm nào với những tích tụ ngày càng gay gắt vì không có sự cách ly nào đưa chúng trở lại đúng vai trò quan trọng cần thiết.
Những cách suy nghĩ và lối sống không thể giữ bất biến, những xung đột lớn nhỏ do thiếu sự kiềm chế hoặc còn được khai thác làm cho ông bà và cha mẹ đối lập với nhau còn đứa trẻ lại đặt họ vào một loại, không phân biệt: loại người lớn mà nó kính phục, là những mẫu mực làm gương cho nó mà nó tin là hoàn hảo, không thể có sai lầm.
Nhưng mối bất hòa giữa các thánh thần dẫn trẻ từ chỗ hoài nghi đến chỗ phá hủy các thần tượng, một sự tỉnh ngộ mà nó là nạn nhân đầu tiên trong sự tiến triển cảm xúc của nó.
- Nguy cơ lớn nhất và thực tế không tránh khỏi khi sống chung 1 nhà là nảy sinh giữa cha mẹ và ông bà sự ganh đua uy quyền và tình thương đối với lũ trẻ.
Ông bà thường tham gia vào việc giáo dục với cách quen thuộc bằng cách là "trước kia thời chúng tao người ta không làm như thế" điều đó có nghĩa hiển nhiên là trước đây làm tốt hơn. Hoặc với kiểu câu "tao không thể hiểu được trẻ con bây giờ" hoặc "làm sao mà nuôi dạy trẻ con bây giờ" chỉ kích thích thêm lòng tự ái của cha mẹ chúng và khơi mào những phản ứng dây chuyền giữa cha mẹ và ông bà.
Những xung đột nảy sinh không ngừng này với những lý do nhỏ nhặt: bà thì cho phép cháu đi chơi còn mẹ thì lại từ chối, ông thì hứa với cháu đủ thứ nhưng cha lại gạt đi v.v. Những ý định tưởng tốt đẹp đó lại có kết quả thật tồi tệ. Quyền tự chủ là chính đáng mà sự xen vào của ông bà có hại chủ yếu cho lũ trẻ do hạ thấp uy quyền của cha mẹ chúng trước mắt chúng.
Trong việc can thiệp của ông bà, đôi khi một số bậc cha mẹ phải chịu trách nhiệm của mình vì họ không đủ khả năng thoát khỏi sự độc đoán của người ông hoặc người bà đã quá quen cai quản toàn bộ gia đình. Những cha mẹ này ẩn dưới những cái cớ tốt đẹp, những lý do đạo đức chỉ làm hợp thức hóa cho sự bất lực: không thể bỏ rơi cha mẹ già, cần mẹ giúp đỡ vì gia đình đông con v.v. Rồi dần dần gia đình ly tán với những sự nhượng bộ như vậy, bọn trẻ bị giằng xé trong sự lựa chọn không thể thực hiện được mà chúng ta đã thấy những hậu quả bi thảm nhất.
- Nếu một số ông bà không vượt qua giai đoạn làm cha mẹ thì có những ông bà khác lại không biết chế ngự tình trạng làm cha mẹ vợ/chồng. Trong mỗi gia đình, thông thường có 4 cha mẹ (vợ hay chồng) mà tình hình tâm lý rất phức tạp. Mỗi người đem lại trong vai phụ của mình tất cả những sự căng thẳng về cảm xúc đã qua hoặc hiện tại, cảm nhận với tư cách là thành viên của vợ chồng và là cha mẹ.
Những mối quan hệ giữa bố vợ với chàng rể hay bố chồng với con dâu nói chung tương đối thỏa đáng: vai trò tình cảm ít hơn của ông bố làm cho việc rời bỏ con cho người khác bớt khó khăn hơn. Con dâu thường biết chiều bố chồng sẵn sàng coi cô ta như con gái. Chàng rể có thể giải quyết nhanh chóng những khó khăn nho nhỏ có thể nảy sinh giữa anh ta và bố vợ.
Ngược lại, những quan hệ mẹ vợ - chàng rể nhiều khi khá dở, theo Freud khi nhìn mẹ vợ, con rể sợ rằng đó sẽ là hình ảnh tương lai của vợ mình và cái đó làm giảm sự hấp dẫn về tình dục đối với vợ. Còn về mặt hậu quả, có lẽ quan hệ mẹ chồng - nàng dâu lại tồi tệ nhất.
Trái với những điều người ta thường tưởng, không phải mẹ vợ mà nhiều nhất mẹ chồng là nguyên nhân tan vỡ. Và thực tế cho thấy những khó khăn loại này ở thành phố phổ biến hơn nông thôn. Nỗi sâu xa của vấn đề mẹ chồng - nàng dâu là 2 người đều chia sẻ tình thương yêu của 1 người đàn ông. Có thể chia sẻ một cách hợp lý. Nhưng trái tim không phải bao giờ cũng những sự dàn xếp của lý trí vì trong các mối quan hệ giữa cha mẹ vợ, cha mẹ chồng với con rể con dâu, chắc chắn quan hệ mẹ chồng - nàng dâu là bấp bênh nhất và khó cân bằng nhất. Nhưng những vụ bùng nổ lại hiếm xảy ra hơn so với giữa mẹ vợ - chàng rể.
(còn nữa)
No comments:
Post a Comment