Friday, April 29, 2016

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 009)

Câu chuyện sau đây xảy ra tại một kỳ thi vật lý tại Đại Học Koppenhagen:
- Câu hỏi như sau: “Hãy trình bày cách đo chiều cao của một ngôi nhà cao chọc trời bằng một chiếc phong vũ biểu!”
- Câu trả lời của một sinh viên:
“Bạn lấy một sợi dây dài, buộc vào đầu của phong vũ biểu, sau đó thả phong vũ biểu xuống sao cho nó vừa chạm đất. Tổng chiều dài sợi dây và phong vũ biểu chính là chiều cao của ngôi nhà.”
Nhưng đáp án này có vẻ như đã làm cho người chấm thi nổi giận và do đó bài thi không thành công. Tuy nhiên sinh viên này không chịu vì theo anh ta đáp án hoàn toàn đúng. Và thế là lãnh đạo trường đã chỉ định một giám khảo độc lập, người đã xác nhận là mặc dù đáp án đúng nhưng không chứng tỏ bất kỳ kiến thức vật lý nào. Để giải quyết vấn đề, vị giám khảo này đã gọi sinh viên này đến và cho anhh ta 6 phút để chứng minh bằng lời là nắm được kiến thức vật lý cơ bản.
Anh sinh viên ngồi im không nói gì trong 5 phút, tập trung suy nghĩ căng cả đầu. Giám khảo nhắc nhở là sắp hết thời gian. Lúc này anh sinh viên mới lên tiếng và nói rằng có nhiều đáp án đến nỗi không biết nên trình bày đáp án nào. Trước sự thúc giục của giám khảo, anh sinh viên bắt đầu:
- Vâng, sáng kiến thứ nhất của em là chúng ta cầm phong vũ biểu lên đỉnh tòa nhà và ném xuống đất. Chúng ta đo thời gian phong vũ biểu chạm đất sau đó tính độ cao cần tìm bằng công thức “H = 0,5g x t2”. Tuy nhiên, phương pháp này không thật là hay xét theo góc độ của phong vũ biểu.
- Hoặc là, trong trường hợp trời nắng, chúng ta có thể đo chiếu dài của phong vũ biểu và bóng của nó. Sau đó chúng ta đo chiều dài cái bóng của ngôi nhà, và với sự giúp đỡ của tỷ lệ giữa bóng và vật thể chúng ta cũng có thể tính được chiều cao của ngôi nhà.
- Và nếu rất muốn chứng tỏ mình là nhà khoa học, chúng ta có thể buộc một đoạn dây ngắn vào phong vũ biểu và sử dụng nó như một con lắc. Đo lực hấp dẫn ở trên mặt đất và trên mái nhà, với công thức “T = 2 π x √(1/g) chúng ta có thể tính được chiều cao cần tìm.
- Hoặc trong trường hợp ngôi nhà có thang cứu hỏa, chúng ta có thể đo nó dài gấp bao lần phong vũ biểu, sau đó đo chiều dài của phong vũ biểu và với một phép nhân đơn giản chúng ta có thể nhận được kết quả mong muốn.
- Nhưng nếu Thầy muốn biết một phương pháp quen thuộc, buồn tẻ thì bằng cách đo đo áp suất khí quyển, từ chênh lệch giữa áp suất khí quyển mặt đất và mái nhà, chúng ta có thễ xác định được chiều cao của ngôi nhà. Độ chênh lệch 1 milibarơ tương đương với một phút.
Thưa Thầy, ở trường chúng em luôn được khuyến khích đi tìm những phương pháp giải độc đáo, vì vậy chắc chắn phương pháp tốt nhất để tìm ra chiều cao của ngôi nhà này là chúng ta kẹp phong vũ biểu vào nách, gõ cửa người gác cổng và hỏi: ”Nếu anh nói được ngôi nhà này cao bao nhiêu, tôi sẽ cho anh chiếc phong vũ biểu mới, đẹp tuyệt này!”
(Điểm thú vị của câu chuyện này là anh sinh viên đối kháng này có tên là Niels Bohr, và cho đến nay anh là nhà vật lý Đan Mạch duy nhất được nhận giải Nobel vật lý.)
Az alábbi történet a Koppenhágai Egyetemen esett meg, egy fizika vizsgán:
- A kérdés így hangzott: "Írja le, hogyan mérhető meg egy felhőkarcoló magassága egy barométer segítségével!"
- Az egyik hallgató válasza:
"Fogsz egy hosszú kötelet, rákötöd a barométer tetejére, majd a barométert lelógatod a földig. A kötél hosszúságának és a barométer magasságának összege megegyezik a felhőkarcoló magasságával."
Ez az eredeti magyarázat azonban a vizsgáztatót meglehetősen feldühítette, így a vizsga nem sikerült. A diák azonban nem hagyta magát, mivel szerinte a válasza abszolút helyes volt. Az egyetem vezetősége így kijelölt egy független bírát, aki megállapította, hogy bár a válasz helyes volt, ám semmiféle fizikai ismeretet nem tükrözött. A probléma megoldására behívatta magához a hallgatót, és hat percet adott neki arra, hogy szóban bebizonyítsa, a fizikai alapismeretek birtokában van.
A diák öt percig szótlanul ült, a homlokát ráncolva gondolkodott. A vizsgabiztos figyelmeztette, hogy vészesen fogy az idő. A diák ekkor megszólalt, és megjegyezte, hogy annyiféle magyarázatot tud, hogy nem tudja kiválasztani, melyiket is adja elő. A biztos nógatására aztán belekezdett:
- Nos, az első ötletem az, hogy megfogjuk a barométert, felmegyünk a felhőkarcoló tetejére, és ledobjuk onnan. Mérjük a földet éréséig eltelt időt, majd a kérdéses magasságot kiszámítjuk a "H = 0.5g x t négyzet" képlettel. Viszont ez a módszer nem túl szerencsés a barométer szempontjából.
- Vagy pedig abban az esetben, ha süt a nap, megmérhetjük a barométer magasságát, és az árnyékát. Ezután megmérjük a felhőkarcoló árnyékának hosszát, és aránypárok segítségével kiszámíthatjuk a magasságát is.
- De ha nagyon tudományosak akarunk lenni, akor egy rövid zsinórt kötve a barométerre, ingaként használhatjuk azt. A földön és a tetőn megmérve a gravitációs erőt, a "T = 2 pi * négyzetgyök(1 / g)" képlettel kiszámíthatjuk a kért magasság értékét.
- Vagy, ha esetleg a felhőkarcoló rendelkezik tűzlétrával, akkor megmérhetjük, hogy az a barométer hosszánál hányszor magasabb, majd a barométert megmérve egyszerű szorzással megkapjuk a kívánt eredményt.
- De ha Ön az unalmas, bevett módszerre kíváncsi, akkor a barométert a légnyomás mérésére használva, a földön és a tetőn mérhető nyomás különbözetéből is megállapítható a felhőkarcoló magassága. Egy millibar légnyomás különbség egy láb magasságnak felel meg.
Tudja, itt az egyetemen mindig arra buzdítanak bennünket, hogy próbáljunk eredeti módszereket kidolgozni, ezért kétségtelenül a legjobb módszer a felhőkarcoló magasságának megállapítására az, ha a hónunk alá csapjuk a barométert, bekopogunk a portáshoz, és azt mondjuk neki: "Ha megmondod, milyen magas ez az épület, neked adom ezt a szép új barométert!"
(A történet csattanója, hogy ezt a renitens diákot Niels Bohr-nak hívták, és ő a mai napig az egyetlen fizikai Nobel-díjas dán fizikus.)

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen,VIDI73)

7 comments:

  1. 5 phút vui để quên thảm họa Formosa :)))

    ReplyDelete
  2. Ng Hoan: Hay quá! Có những cái hiện thực đơn giản sờ sờ ra đấy nhưng ng ta cứ phải tìm cách cao siêu, vòng vo để g.quyết, vì nhiều mục đích ác thiện khác nhau. Đầu óc con ng mới "vĩ đại" làm sao!

    ReplyDelete
  3. Vu Hoai Chuong: Có lẽ đây là truyện vui khó dịch nhất trong 9 HÉTVÉGI VICC cho đến giờ vì quá nhiều kiến thức vật lý nghiêm túc. Xin chúc mừng Việt đã dịch thành công.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ngo Viet: Điều thú vị nhất là các bộ óc vĩ đại luôn có những giải pháp rất đơn giản.

      Delete
    2. Nguyễn Tuấn Anh: Cũng phải chúc mừng cả những bạn đọc đã đọc hết, hiểu và thấy cái hay của câu chuyện :)

      Delete
  4. Tran Cong Dong: Thật thú vị và lời nhắc khéo dân trí thức đừng quan trọng hóa vấn đề khoa học. Hãy đi từ cái đơn giản nhất,dễ hiểu nhất trong khoa học để ai cũng thể áp dụng được trong cuộc sống thường nhật

    ReplyDelete