Tuesday, April 12, 2016

GIA ĐÌNH (10): Vai trò của cha mẹ (tiếp theo)

VAI TRÒ NGƯỜI CHA

2. Bổn phận người cha 

Tình yêu thương của người cha có thể biểu lộ khác hơn là những hành động để tỏ rõ uy quyền của mình. Có hàng nghìn cách biểu lộ. Đó là 1 công việc khó hơn là người ta suy nghĩ để biết, thí dụ như lắng nghe 1 đứa trẻ với tất cả sự chú ý mà đứa bé mong muốn. Trẻ con quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt, về nhiều vấn đề không thật sự quan trọng đối với người lớn, nhưng chính sự thu nhận những chi tiết đó, việc giải đáp những vấn đề đó sẽ biến đổi đầu óc trẻ con thành trí tuệ người lớn. Với sự quan tâm được duy trì và lòng kiên nhẫn không mệt mỏi, người cha có thể giúp cho sự phát triển hài hòa trí khôn ở trẻ em.

Khi bị kéo vào việc trò chuyện hoặc tranh luận với con, người cha có xu hướng vừa tự nhiên vừa đáng tiếc là muốn giải quyết tất cả mà không cần tranh luận với con, thậm chí khinh thường những ý nghĩ phi lý và những ý kiến của trẻ có thể bắt bẻ lại, mà chỉ áp đặt ý kiến của mình không cần lôi thôi. Uy tín và uy quyền của người cha rất dễ mất nếu cứ sa đà vào những cuộc cãi vã với trẻ con. Người cha không được đè bẹp nhân cách của con mới được hình thành bằng sức nặng kinh nghiệm và uy quyền của mình. Tất cả là vấn đề mức độ.

Người cha là người nắm quyền hành, cũng nắm luôn công lý. Vì vậy những cách giải quyết dễ dãi của ông bố đề ra có nguy cơ sa vào độc đoán. Đại diện cho công lý, người cha cần phải làm cho con chấp nhận những bất công tương đối để trẻ biết rằng 1 sự công bằng tuyệt đối không bao giờ có trong đời sống xã hội, mà đời sống gia đình là tượng trưng cho 1 xã hội thu nhỏ. Những sự bất công không tránh khỏi và cần thiết giữa trẻ ở những lứa tuổi khác nhau và giữa trai và gái sẽ được trẻ dễ chấp nhận hơn nếu chúng thấy được thừa nhận bởi người cha mà chúng vẫn tin cậy về sự công bằng thường ngày.

Trong thời kỳ Ơ-đip, tương tự như người mẹ đối với con trai, người cha cũng được con gái gắn bó tha thiết. Mọi ứng xử, can thiệp trực tiếp/gián tiếp của người cha phải hướng con cái đến một hình tượng đồng nhất hóa đủ giá trị để chúng vượt qua mối xung đột/thù địch nhất thời - cảm phục, tiến tới chấp nhận hoàn toàn nam tính tượng trưng của mình.

Uy tín của người cha ít phụ thuộc vào những gì ông ta làm hoặc nói mà vào tất cả những gì ông ta thực sự có. Không thể lừa dối được lâu dài 1 đứa trẻ mà hung tính của nó thúc đẩy nó đi tìm điểm yếu ngay trong lúc nó sẵn sàng thán phục 1 người mà nó muốn tự đồng nhất. Những giá trị và sự thành đạt nghề nghiệp, đời sống đạo đức, vóc dáng, những năng lực trí tuệ, sự ham thích mạo hiểm, sức mạnh uy quyền, tất cả đều góp phần xây dựng nhân vật lý tưởng mà người cha khó có thể làm được một cách đầy đủ và hoàn hảo.

Một trong những mối nguy hiểm nhỏ nhất không phải là việc muốn làm thiên thần lại thành con vật, thay vì cho con cái thấy hình tượng người cha cao quý thì nhân vật này lại bị sụp đổ và biến thành trò cười ngay khi đứa trẻ đủ khả năng tự suy xét, nghĩa là trước khi quá trình tự đồng nhất kết thúc vai trò của nó.

(còn nữa)

No comments:

Post a Comment