"Kertész Imre, người duy nhất của Hungary được Giải Nobel Văn chương cho
tới giờ, một trong những nhà văn lớn nhất của dòng văn học về Holocaust
vừa qua đời sau thời gian dài lâm trọng bệnh, hưởng thọ 86 tuổi." (Nguyen Hoang Linh).
Tác phẩm "Không số phận" của ông đã làm mình không yên, và đã đọc
trọn vẹn trong một ngày. Mình cảm nhận sâu xa những dòng cuối cùng,
những dòng về Đau khổ và Hạnh phúc, nó chỉ có thể được biết đến nếu nó
không bị lãng quên, nhất quyết không được phép quên.
"Vì ngay cả ở
bên đó, bên cạnh những ống khói lò thiêu, giữa những đau đớn vẫn có một
thứ gì đó giống như hạnh phúc. Ai cũng chỉ hỏi về những khổ ải, về
"những nỗi kinh hoàng": trong khi ấn tượng này có lẽ lưu lại đáng nhớ
nhất. Đúng, phải nói về điều này, gần nhất tôi sẽ nói cho họ nghe về
hạnh phúc của các trại tập trung, nếu sau này họ hỏi.
Nếu như họ hỏi. Và chỉ nếu chính tôi cũng không quên điều đó."
Tất cả, được miêu tả chi tiết, chính xác, chậm rãi, từ tốn, tỉnh táo, và có thể có cảm giác là khách quan nữa....
Chính là như thế, không dẫn dắt, và hoàn toàn trung thực, trọng danh
dự. Chính đó, chính đó là cách tôn trọng nhất lịch sử như nó đã diễn ra.
Tôn trọng nó, và nhất quyết không quên lãng nó.
copy từ FB/Phan Thi Ha Duong's post
Hung Maiquochung: Ts toan ma hieu biet va dam me nhieu linh vuc. Rat tran trong!
ReplyDeleteHa Huy Khoai: "Ts toan ma hieu biet " : chữ "mà" nghe tủi thân quá, Phan Thi Ha Duong ạ!
ReplyDeletePhan Thi Ha Duong: hi hi, chú Ha Huy Khoai, không tủi thân chỉ thấy ngộ thôi ạ: con gái học toán mà trông không đến nỗi xấu mù, lại còn biết nấu cơm :)
DeleteVan Nguyen: Đã TS toán nại ko bit lấu kom thì ma ló nấy :D
DeleteAiviet Nguyen: Ông này hình như sống ở Roumanie?
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Ông này ko liên quan gì đến Ru cả.
DeleteTuan Anh Trinh: Chị Phan Thi Ha Duong à, nhà văn này người Hung gốc Do Thái, sinh ra ở Budapest, nhưng phần lớn thời gian sống ở Đức. Mối quan hệ cũng như suy nghĩ của ông về Budapest cũng khá phức tạp. Trong một bài phỏng vấn với Die Welt, ông tự nhận mình là một người Berlin ("Ich bin ein Berliner"), chứ không phải người Budapest/Hungary.
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Chỉ có hơn chục năm cuối đời sống ở Đức thôi, và khi bệnh nặng thì nắm ngoái ổng đã về lại Hung để chết.
DeletePhải gọi là người Hung gốc Do Thái mới đúng :)
Một số phát biểu của ổng với báo chí Đức, sau này ổng bảo là đã được đăng lên (rồi dịch lại ra tiếng Hung) một cách sai ý, chứ ko phải ổng muốn nói thế.
Phan Thi Ha Duong: anh Nguyen Hoang Linh viết nhiều về tác giả này. Có khi ngày xưa anh Aiviet Nguyen cũng từng qua những nơi ông ấy qua ấy nhỉ.
ReplyDeleteAiviet Nguyen: Có biết tiếng ông này, nhưng đọc không vô
DeletePhan Thi Ha Duong: anh Nguyen Hoang Linh, anh Aiviet Nguyen, và Tuan Anh Trinh: không ngờ việc K. Imre là người nước nào cũng là một vấn đề nhiều tranh luận nhỉ. Cảm ơn Tuấn và anh Linh cho em biết về bài phỏng vấn Imre. Có điều các bài báo để phản đối việc đưa tin sai nhiều quá, trong khi giá như ta có thể đọc thẳng bản gốc của bài phỏng vấn thì hay biết bao. Bài phỏng vấn bằng tiếng Đức, giá có ai biết tiếng Đức. KULTUR IMRE KERTÉSZ 05.11.09 "In Ungarn haben Antisemiten das Sagen" Er hat Konzentrationslager überlebt, den Kommunismus erlebt und fühlt sich jetzt glücklich in Berlin. Zu seinem 80. Geburtstag sprach WELT ONLINE mit Literaturnobelpreisträger Imre Kertész über das "balkanisierte" Budapest und seine Erfahrungen mit Totalitarismus und Holocaust.
ReplyDeleteZUR STARTSEITE
0
Von Tilman Krause
"Mich interessieren nicht Gesinnungen, mich interessiert Ästhetik": Literaturnobelpreisträger Imre Kertész
Foto: dpa/DPA
"Mich interessieren nicht Gesinnungen, mich interessiert Ästhetik": Literaturnobelpreisträger Imre Kertész
WELT ONLINE: Verehrter, lieber Herr Kertész, am 9. November werden Sie 80 Jahre alt, aber das schönste Geschenk zu diesem Geburtstag bekommen nicht Sie, sondern jemand anderes.
Imre Kertész: Ach ja? Wer denn?
Nguyen Hoang Linh: Kertész là người Hung gốc Do Thái, thạo tiếng Đức, chục năm cuối đời sống ở Berlin, nhưng khi ốm nặng thì đã về Hung để mất, ko có gì cần tranh luận cả :)
Delete"Kertész nhấn mạnh: việc ông coi Hungary là quê hương không hề là một câu hỏi, vì ông chào đời tại đây, ông là công dân Hungary và viết bằng tiếng Hung".
Phan Thi Ha Duong: em không nghi ngờ về chuyện ông là người Hung, nhưng em cảm thấy bài phỏng vấn chắc sẽ có nhiều điều hay, giá mà được đọc trực tiếp không qua diễn giải (xuyên tạc của báo Hung) và thậm chí không qua giải thích (của ông) thì hay.
DeleteNguyen Hoang Linh: Có một điều chắc chắn là Kertész có ý kiến chỉ trích rất mạnh nước Hung theo xu hướng cánh hữu, nên việc ông ấy nói dỗi hay nói vống lên một chút là điều hoàn toàn có thể :)
DeletePhan Thi Ha Duong: em thích nghe nhà văn nói dỗi :) , em nghĩ có thể phân biệt được nói dỗi với chối bỏ chứ. Nói dỗi, hay quá, em thích nghe nói dỗi :)
DeleteNguyen Hoang Linh: Chuyện Kertész nói kiểu tao là người quốc tế, tao chả dính dáng gì đến Hung hay Do Thái hết trọi... là cái có thể hình dung được. Ko có nghĩa là ổng "chối bỏ nguồn gốc".
DeletePhan Thi Ha Duong: tất nhiên, thế nên phân biệt được. chỉ có bọn xuyên tạc là xuyên tạc ra thế thôi :)
DeleteNguyen Hoang Linh: Phan Thi Ha Duong DLV đâu cũng có, nhan nhản :)
DeletePhung Ho Hai: Thông điệp của bài phỏng vấn trên rất rõ ràng: "Tôi là một người đô thị (Grossstaedter), người đô thị thuộc về Berlin", "Tôi là sản phẩm của nền văn hóa Châu Âu, một thứ suy đồi, nếu anh muốn, một kẻ mất gốc, đừng đóng dấu Hungary lên tôi", "tôi không hề đọc tác phẩm nào được cho phép in trong thời XHCN tại Hungary", "vấn đề không phải là thể chế Phát xít, vấn đề là thể chế Toàn trị, sau khi thể chế Phát xít bị tiêu diện, những thể chế Toàn trị vẫn tồn tại", "tôi mong muốn Hòa bình và Văn hóa". Bài phỏng vấn viết với một ngôn ngữ Đức đơn giản, chứng tỏ nhà báo đã cố gắng tôn trọng ý của người được phỏng vấn. Toàn thể các câu trả lời toát lên một "tinh thần Châu Âu" "Hòa bình và Văn hóa". Không khó để hiểu tại sao ông ta không "mặn mà" với Hungary hiện nay và tại sao Berlin lại "chinh phục" được ông.
DeletePhan Thi Ha Duong: Cảm ơn anh Hải. HD thích đọc bải phỏng vấn nguyên gôc để thêm về những ý kiến của ông, vấn đề không phải là ông ấy nhận mình là người Hung hay không nhận mà vấn đề là quan điểm của ông về những thể chế xã hội, về một con người văn hóa của châu Âu. Qua đó cũng thấy những tờ báo Hung khi diễn đạt không chính xác lời nói của ông đã chỉ quan tâm đến việc ông ấy nói mình là người Hung hay không, và bất bình vì chuyện đó. Chán nhất trên đời là khi trả lời phỏng vấn và đề cập đến những vấn đề cốt lõi thì lại bị những người thiển cận và nhạy cảm trích dẫn sai và hiểu sai một cách đần độn. Chán hơn nữa là sau đó lại phải đi giải thích là các anh hiểu sai rồi, đừng đần độn như thế.
DeleteNguyen Hoang Linh: Phan Thi Ha Duong Họ cố tình đấy, DLV mà :)
DeletePhan Thi Ha Duong: vâng, em biết, tại tự dưng em thích cái từ đần độn quá cơ, không thích dùng từ
Deletexuyên tạc (hơi nhàm) (thỉnh thoảng em cũng cho phép mình được vui chơi một chút :))
Phung Ho Hai: "Mich interessieren nicht Gesinnungen, mich interessiert Ästhetik" câu này dịch được cần trình độ. Dịch "nôm" là "Tôi không quan tâm tới cách đánh giá (thái độ), tôi quan tâm tới thẩm mỹ" (trả lời câu hỏi về một cuốn sách của T. Mann có nội dung chê bai Do Thái).
DeletePhan Thi Ha Duong: anh Nguyen Hoang Linh ạ, hôm trước khi đọc bài viết của anh về phìm "Con trai của Soul", về việc nhìn nhận và viết thế nào về các trại tập trung. Em đã nghĩ về "Không số phận". Có nhiều điều đồng cảm.
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Đạo diễn phim đó, và nhà biên kịch người Pháp gốc Hung (gốc Do Thái) từng nghiền ngẫm các tác phẩm của Kertész để hiểu về Holocaust mà.
Delete