Từ những diễn biến xấu kéo dài, những ngày này đang đặt ra cho Việt Nam câu hỏi mà lịch sử đã nhiều lần nhắc lại: phát triển hay diệt vong. Mang trong dòng máu cái mầm sống muôn đời, cũng như nhiều dân tộc khác, người Việt không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ xâm lược nào. Như những ngọn măng tre tượng trưng cho khí phách và sức sống mạnh mẽ của những con người trên dải đất này, chúng đã giúp họ làm nên bức tranh của dân tộc Việt trong kho tàng lịch sử của nhân loại nói chung và vùng Đông Nam Á nói riêng. Bức tranh bi tráng, đầy máu lửa và rất hào hùng.
Để lý giải, phải quay lại với những con cá chết trắng bờ Biển Đông. Để đặt câu hỏi về cái chết của chúng, để trả lời về những cái chết của núi rừng, của những dòng sông, cả những đồng bằng phì nhiêu, những cao nguyên trù phú... chúng từng khoác lên cho đất nước này không chỉ vẻ đẹp tuyệt vời được ban tặng từ thiên nhiên, mà chúng còn hứa hẹn cả một tương lai vô cùng xán lạn... của "biển bạc, rừng vàng", của những đô thị một thời hiền hòa, của một lịch sử bi tráng không chịu vùi dập chỉ muốn cất cánh bay lên...
Không chỉ là những câu hỏi đó mà còn vô số những câu hỏi khác: Làn sóng những người bỏ xứ vượt biên nói lên điều gì? Chủ quyền đất nước trên đất liền và trên biển cùng với những sự kiện chiếm đóng/áp đặt và phản ứng/nhân nhượng đáng ngờ của chính quyền nói lên điều gì? Những cái tên nhơ nhuốc Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc nay đang được nhắc lại để ám chỉ những ai? Vì sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Vì sao người ta hay nói "đấu tranh tránh đâu"? Vì sao bây giờ ra đường người ngay phải sợ kẻ gian?... Cũng từ ngày 30 tháng Tư năm 1975, xã hội Việt Nam xuất hiện 1 tầng lớp cách mạng 30/4 ở miền Nam, trong tầng lớp này có bao nhiêu kẻ cơ hội lợi dụng thắng lợi của cách mạng để ngoi lên/kiếm chác? Còn ở miền Bắc thì từ trong hàng ngũ lực lượng đảng viên hùng hậu có bao nhiêu kẻ thoái hóa/biến chất?... Cho đến lúc này, chúng ta có thể đếm được có bao nhiêu người là cộng sản chân chính và như vậy thì Cách mạng Việt Nam thực chất là cuộc cách mạng vì cái gì?
Nguyễn Quang Lập đã mô tả về thời bao cấp ở miền Bắc những năm 70, nơi khởi phát của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ để giải phóng miền Nam. Đó là xã hội của những con người "đói kém" vì thiếu thốn cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần, đến nỗi những mậu dịch viên cũng có thể trở thành bạo chúa "lạnh lùng khinh khỉnh" và biến những người khác trở nên hèn hạ ngu xuẩn... đến mức lâu ngày rồi cũng phải mang ơn họ và cảm thấy mình có lỗi vì đã làm phiền họ mà không dám tranh cãi với họ vì đó là "điều dại dột nhất trần đời"...
Chúng ta đang kéo dài một cuộc sống mà trong đó sự thật trái ngược với mọi lẽ phải, hoàn toàn trái ngược với những gì vẫn được lặp đi lặp lại hàng ngày một cách nhàm chán về một xã hội tốt đẹp, nhưng thực chất là một xã hội mang trong mình những mầm chết, những hiểm họa khôn lường bất chấp mọi cảnh báo. Từ những cái mầm chết này sinh ra đủ loại biến chất/thoái hóa từ quan đến dân, từ thành thị đến nông thôn, từ trí thức đến nông dân... Mọi nơi mọi lúc, chúng ta đều nhận ra cuộc sống đang bị biến đổi, con người ngày càng tha hóa, đất nước ngày càng suy bại mà không thể biết sẽ đi về đâu. Nhưng chắc chắn sẽ không thể trở nên tốt đẹp và phồn vinh.
Bao giờ thì chúng ta thoát khỏi tình trạng này để có lại niềm tin vào cuộc sống và con người? Con người là nhân tố, là động lực và vốn quý của xã hội, là tác nhân biến đổi tất cả, nhưng nếu họ lại chỉ là những sản phẩm tồi của 1 xã hội suy tàn thì có thể trông đợi từ họ điều gì?
Những gì có thể làm được bây giờ là "thay đổi", thay đổi như thế nào là vấn đề của chúng ta. Chừng nào thay đổi được một cách tích cực và tốt đẹp thì tình trạng hiện nay cũng sẽ thay đổi. Nói cho cùng thì phải tạo được
niềm tin,
vì chúng ta đã quen với việc sống mà không có niềm tin từ lâu rồi.
Các bạn xem thêm bản edit trên NCTG ở đây
Thời bao cấp những năm 70 được nêu lại từ bài viết "Sài Gòn giải phóng tôi" của Nguyễn Quang Lập.
ReplyDeleteNguyen Viet Anh: Cảm ơn Caobinh Nguyen! Bạn nói cái sự thật đen tối, nhưng được đa số mặc nhiên cam chịu.
ReplyDeleteThank anh về cm của anh :)
DeleteNguyen Ai Viet: Bạn có nhiều suy nghĩ hay Nhưng có nhiều kết luận chưa chính xác Trí thức giỏi và doanh nhân giỏi về nhiều chứ. Điển hình là bạn của Caobinh Nguyen
ReplyDeleteBạn đúng, nhưng không đáng kể (vì chúng ta chỉ là thiểu số bị lợi dụng mà không phát huy/thăng hoa được) :) Riêng mình rất khoái được Nguyễn Bá Quỳnh gọi là "trí thức" vì vốn lười, chẳng chịu học thành ra chẳng có gì để đáng mặt như vậy. Dù sao cũng cảm ơn bạn ý đã làm mình cảm thấy ngạo nghễ như 1 lá cờ được gió thổi lên trong khi có nhiều bạn bè, anh em ngại ngồi chung/đi cùng vì chẳng là gì cả (đã đói lại còn thất nghiệp nữa) :) (Giá mình là 1 trí thức như bạn và bạn ý thì cũng có thể gọi chung là những người trong số này).
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Caobinh Nguyen, trí thức không phải là người có nhiều bằng cấp đâu anh ạ. trí (khả năng suy nghĩ) thức (khả năng nhận biết, phân biệt và phân tích) :)
DeleteDoan Hong Nghia: Nói là khả năng thế thì cả chợ Đồng Xuân toàn trí thức cả. Toàn Đảng, toàn quân đều là trí thức và doanh nhân giỏi. Cũng biết phân biệt cấu trúc cơ thể và dùng dao nhưng thằng đồ tể và bác sỹ giải phẩu chắc khác nhau ?
DeleteNghĩa đúng, (với anh) dù sao thì học xong và có bằng cấp đàng hoàng ở Hung cũng có thể tin rằng mình đã được "học ra học" và còn được dạy dỗ tử tế
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Doan Hong Nghia, toàn đảng toàn quân là chứng minh hùng hồn cho sự thiếu nặng các trí thức thật sự đấy chứ cụ :)
DeleteDoan Hong Nghia: Không Nguyễn Bá Quỳnh không hiểu ý mình, họ vẫn là trí thức và doanh nhân nhưng không còn ràng buộc với các khế ước xã hội và tiêu chuẩn đạo đức cơ bản nữa.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Doan Hong Nghia, hiểu ý cụ đấy chứ, ý cụ nói "cơ bản" còn tôi nói "thật sự" thì cũng khá là close
DeleteDoan Hong Nghia: The true intellectuals? Perhaps. Nhưng điểm "cơ bản" của trí thức là thảo luận, trao đổi, phản biện và góp ý, ... tóm lại là cái mồm khi đã có cái đầu thì bị bịt chặt, chỉ thì thào, thầm thì, len lén, ... trong nhóm nho nhỏ của mình hoá ra chẳng khác dạng thủ dâm tinh thần, trí thức salon. Dễ thần kinh và vào chợ Quán.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Doan Hong Nghia, tiếng nói càng ngày càng to đấy chứ, nhất là lớp trẻ sinh ra đã tiếp xúc với tự do internet, ảo nhưng rất thật
DeleteDoan Hong Nghia: Câu "càng ngày càng" nghe cũng cả chục năm rồi. Kính báo anh Nguyễn Bá Quỳnh là đừng có mơ mộng hão huyền!
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Doan Hong Nghia, kính báo anh Nghĩa là để cho các em nó hy vọng, không nó không đủ điều kiện chạy theo anh đâu :)
DeleteAnh Nghĩa chạy mất dép rồi, biết đâu mà đuổi cho kịp hehe
DeleteDoan Hong Nghia: Cũng kg phải xúi giục gì. Cố gắng mà kg đi kịp có khi chết oan vì thuốc men, hoá chất của anh láng giềng phương Bắc. Không thì uất lên mà chết vì con nghiện hút. May ra thì có mấy ông bạn lừa mất tiền bạc dành dụm.
DeleteCon đường của dân tộc đây rồi!
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Caobinh Nguyen, theo luật bất nhiên của ông cụ nhà em, mọi thứ đều có khả năng xảy ra khi tạo hoá đã ban cho con người tinh thần (cái này ông cụ rút tỉa từ kinh Dịch). Ngày xưa bọn Hán còn dã man thâm độc hơn bây giờ nhiều mà vẫn không tiêu diệt được dân Việt, thì giờ làm sao chúng có thể làm được. Bọn Phọt chắc cũng đang ngồi run chứ chẳng chơi
DeleteDoan Hong Nghia: Ông Nguyễn Bá Quỳnh đem chuyện xưa giải quyết lý luận ngày nay là ... chí sai! Thoát ra khỏi suy nghĩ cũ đi ông ơi!
DeleteCái đó duy trì tinh thần quốc gia mà. Phải cải hóa/update chút thôi :) Tức là phải "biến", nếu chúng không "biến" thì mình ...phải "biến" vậy :)))
DeleteDoan Hong Nghia: Hôm nào đọc báo chí VN, đọc FB xong mà chán thì lại đem bài này ra đọc. Hôm nay gửi cho Nguyễn Bá Quỳnh nhé! .
Delete"Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu
Cúi đầu trước tiền tài, cúi đầu sau mông người khác
Cúi đầu trước chính mình, cúi đầu bạc nhược
Chỉ ngầng đầu…
…vì…
…đôi lúc…
…phải cạo râu!
Thế hệ tôi, cơm áo gạo tiền níu thân sát đất
Cuộc sống bon chen
Tay trần níu chặt
Bàn chân trần không dám bước hiên ngang.
Thế hệ tôi, nhận quá nhiều những di sản hoang mang
Đâu là tự do, đâu là lý tưởng?
Đâu là vì mình, và đâu là vì nước
Những câu hỏi vĩ mô cứ luẩn quẩn loanh quanh…
Thế hệ tôi, ngày và đêm đảo lộn tanh bành
Đốt ngày vào đêm, và đốt đêm không ánh sáng
Nếu cho chúng tôi một nghìn ngày khác
Cũng chẳng để làm gì, có khác nhau đâu?
Thế hệ tôi, tự ái đâu đâu
Và tự hào vì những điều huyễn hoặc
Tự lừa dối mình, cũng như lừa người khác
Về những niềm tin chẳng chút thực chất nào!
Chúng tôi nghe và ngắm những siêu sao
Chỉ với mươi lăm nghìn cho vài ba tin nhắn
Văn hóa ngoại giao là trà chanh chém gió
Và nồi lẩu tinh thần là những chiếc I-phone
Thế hệ tôi, ba chục đã quá già
Và bốn chục, thế là đời chấm hết
Không ghế để ngồi, thì thôi, ngồi bệt
Mối lo hàng ngày là tiền trong tài khoản có tăng lên?
Thứ đắt nhất bây giờ là từng lạng NIỀM TIN
Thứ rẻ nhất, lại là LỜI HỨA
Sự dễ dãi đớn hèn khuyến mại đến từng khe cửa
Có ngại gì mà không phản bội nhau?
Không, tôi không đại diện thế hệ mình đâu!
Và thế hệ tôi cũng không đại diện cho điều gì sất!
Trăm năm sau, lịch sử sẽ ghi vài dòng vắn tắt:
Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhẽo đi qua…"
Doan Hong Nghia, vậy là sống mà chết nhiều lần??? Đọc cái này là để chết, lấy lại cân bằng rồi thì "tái sinh" mạnh mẽ hơn, nhưng không đè được ai nên lại phải chết... cứ thế mà sống.
DeleteDoan Hong Nghia: Em thực sự nhiều lúc hỏi mình sao trước đây mình mong muốn những điều không thể làm được ? Cũng đọc, cũng xem cũng hiểu biết đấy, nhưng sao vẫn mù quáng tin vào sự thay đổi bất khả thi của cả một xã hội, một dân tộc trong một quãng thời gian ngắn ngủi đo bằng đời mình ? Bây giờ nhận ra đó là điều viễn vông. Khi bức xúc xã hội đến cùng cực, khi không còn một lối thoát nào thì đám đông mới xoau chuyển. Không có lối thoát nhẹ nhàng nào - Đông Âu là ví dụ. Ngay cả để khẳng đinh quyền cơ bản thì chiến tranh độc lập của Mỹ, nội chiến Mỹ, cách mạng Pháp, ... cũng là chỗ đến cùng cực. Mà đã đến đấy, ai sẽ tha cho ai? Mình thì nói cho cùng cũng chẳng có gì để tiếc? Nhưng có lẽ cũng nên cho con cái mình cái cơ hội để không phải trải qua?
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Nghia, lại kiểu "ba người khác" của Tô Hoài, tactics này dễ sống nhưng sống chả để làm gì (ý tui nói tác giả bài thơ)
DeleteDoan Hong Nghia: Không, mình chả phải Tô Hoài. Khi không chấp nhận được nữa thì ra đi, đơn giản thế thôi.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Doan Hong Nghia, dân tộc trả giá cho sự sai lầm bằng vài thế hệ. thats it ! nhưng thế hệ sau nó có số phận của nó và nó không nghe "thế hệ cúi đầu" đâu cụ.
DeleteDoan Hong Nghia: Ừ thì ông cứ xem đi. Cũng sắp gần thế kỷ rồi đấy. Hết lão thành thì đến trẻ trâu. Nên nhớ rằng rất nhiều người đang rất giàu có và quyền thế trên cơ chế hiện nay. Còn lâu mới có chuyện từ bỏ. Và nói cho cùng có bao nhiêu người "không cúi đầu". Sự thật là số "không cúi đầu" mới là thiểu số! Tìm hiểu kỹ đi.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Nghia, cụ o thấy bây giờ Cognitive computing là nhập vào một đống historical data để build predictive analysis ah :)
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Doan Hong Nghia, hehe cụ cứ chụp thế thì khó tranh luận.
DeleteĐã bảo leaders luôn là thiểu số mà lị. cái kiểu đa số giàu có bóc lột hết người nghèo rồi chúng nó quay sang bóc lột nhau là lịch sử sang trang đấy cụ ạ
Cái gì cũng có đoạn kết. Nhưng mà cái kết này nó cứ loằng ngoằng mãi. Chán mớ đời.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Caobinh Nguyen, các triểu đại cũng kéo dài hàng trăm năm đấy thôi anh. Thức tỉnh sớm thì còn nhìn thấy ánh mặt trời, chậm thì đành chết không nhắm mắt. Quy luật cuộc sống
DeleteDoan Hong Nghia: Ông không hiểu về CS, ông cũng không hiểu về tư bản đỏ. Tôi nói đơn giản là khoảng 100.000 con người sở hữu 95% VN và họ có đủ mọi thứ để giữ nguyên. 60-70% chỉ muốn yên ổn dù bức xúc vì thực sự là dựa vào chế độ mà sống. Còn chuyện chờ sang trang ? Tôi cũng đang chờ đây. Mà khi sang trang có khi mình chỉ còn là hạt cát dưới đáy Đại Tây Dương. Nhiều khi kích động trẻ trâu đâm đầu như chỗ không người, mình hỏi lại bản thân như thế liêu có phải để thoả mãn bức xúc cá nhân mà xúi giục bọn trẻ con trong khi mình chăn êm nệm ấm? Cái loại chính khách xa lông như mình không có chỗ đứng, có luẩn quẩn có khi còn tạo những bất cập vô ý thức.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Nghia, ông bức xúc cá nhân vì ông có lương tri và có tư duy. ngoài ra thì tui và ông không phải chính khách salon mà là "cây sậy biết suy nghĩ". Khi không còn biết suy nghĩ và truyền đạt suy nghĩ thì chỉ là cây sậy mà thôi :)
DeleteDoan Hong Nghia: Tôi là cây sậy, nhưng chọn bãi bùn khác mà ở ông ạ, thế thôi. Buồn vì cái bãi bùn mình nó thối quá, nhưng hết vài đời sậy này cũng không hút hết được cái hôi tanh của bãi.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Doan Hong Nghia, ông nghĩ sao khi Miến Điện phải thay đổi, khi Nam Phi và thậm chí Cuba phải thay đổi?
DeleteChẳng được là sậy "biết suy nghĩ" như các cụ. Em làm hoa sen, gần bùn mà vẫn hôi tanh mùi bùn vậy :) (vì cái bầu không khí chỗ em thối hơn cứt, NO CHOICE).
DeleteDoan Hong Nghia: Ba Quynh, Ông định đùa à ? Miến Điện thay đổi vì sao ? Nam Phi thay đổi vì sao và Cuba vì sao ? Tôi nghĩ không nên đem so sánh các ví dụ này vì nó không đúng.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: câu trả lời là họ khôn ngoan để chọn thay đổi có lợi cho chính họ!
DeleteDoan Hong Nghia: Triết lý thì ông nên đọc Trần Đức Thảo. Nên nhớ đến ngày hôm nay cũng không ăn nhậu gì.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Doan Hong Nghia, tui đọc thằng cha này từ lúc 6 tuổi ông ạ :) ông cụ nhà tôi là cử nhân triết học thời Pháp
DeleteNguyễn Bá Quỳnh phát triển sớm quá vậy?
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Caobinh Nguyen do ông cụ cứ dúi sách Tây bắt đọc anh ạ
DeleteDoan Hong Nghia: Thế ông giỏi hơn tôi rồi. Ông ở lại VN là đúng để thay đổi xã hội! Nhà cháu thì kém, đến toán lớp 10 mới học, triết lý thì đại học năm đầu, chỉ được cái là phát triển tốt trong môi trường tư bản độc hại. Môi trường công bằng dân chủ văn minh nhà cháu vật vã mãi không ăn thua.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Doan Hong Nghia, nhà cháu chỉ đạt giải quốc tế năm lớp 10 và làm start up từ trên ghế nhà trường thoai :)
Delete6 tuổi mà đã xơi hàng "khó gặm" rồi. Thế mà dân ta "gặm" hoài CN Mác mà chẳng ai ra Trần Đức Thảo cả là sao???
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Caobinh Nguyen, TDT theo chủ nghĩa hiện sinh của Jean Paul Sartres, sau đó phản thầy theo cụ Hồ về rồi bị giam lỏng đến cuối đời
DeleteDoan Hong Nghia: Mời các bác xơi tiếp, nhà cháu đi ngủ, mai còn phải đưa con đi học, cống hiến cho chính phủ, và phục vụ nhân dân. Giờ họ là nhân dân của mình rồi!
DeleteNguyễn Bá Quỳnh , cụ TĐT bị giam ở B6, khu tập thể Kim Liên, HN (ngay trên nhà tớ). Ngày nào tớ cũng thấy cụ ấy khổ sở chạy cái xe đạp "Peugeot con vịt" (xe thiếu nhi Liên Xô), tội lắm.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Cũng tội anh ạ. Ông ấy rất thông minh
DeleteĐó là hình ảnh tiêu biểu của "thiểu số minh triết" đời đầu @ VN.
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Tội nhất là ông Nguyễn Mạnh Tường. TDT thì cũng không có gì để thương tiếc lắm vì ông này cũng không có tư cách cao đẹp gì, lại đi mê cn Marx một cách sai lầm
DeleteTóm lại, thế giới văn minh tiến hóa thể nào chả biết, chỉ biết bây giờ có sự phân biệt/tranh đấu quyết liệt nhất là cuộc tranh giành thắng lợi "ai thắng ai" trên toàn cầu giữa chủng loại "mũi dài" (chủ yếu là da trắng) và "đuôi dài" (chủ yếu là phần còn lại của thế giới). Nhóm đầu chủ yếu lừa đảo, nhóm sau thì bị lừa nhiều hơn (theo wikipedium). Còn lại là số người tinh hoa/thuần chủng tiến hóa hoàn toàn (trên thế giới) là bao nhiêu, vai trò ra sao, ảnh hưởng ntn... thì phải nhờ Nghia Doan và Nguyễn Bá Quỳnh gúc mới biết được.
DeleteNguyễn Tuấn Anh: Anh Caobinh Nguyen đặt vấn đề rất hay, nhưng mới chỉ dừng lại ở đặt vđ. Anh cho phép em phanh phui "nó" ra nhá:
ReplyDelete1. Ta đang chứng kiến sự suy đồi đạo đức với tốc độ lịch sử của xh VN. Đằng sau đó là sự phản bội lịch sử! Mất niềm tin cũng từ sự phản bội lịch sử đó
2. Đảng đã lấy đi cái quí nhất của con người VN, là sự tự tin! Như anh phân tích: "Con người là nhân tố, là động lực và vốn quý của xã hội, là tác nhân biến đổi tất cả", nhưng đảng đã triêu tiêu yếu tố cá nhân, bằng việc cho rằng cái gì cũng do (ơn) đảng, do chính quyền! Đó là sự phản động tồi tệ! Đến bao giờ người Việt mới (lại) thấm hiểu 1 điều: người dân mới là quan trọng, đảng và chính quyền phải do dân lập nên, bằng tiền thuế của dân. Và một khi đảng đó, chính quyền đó ko làm nổi chức năng của nó thì phải lập đảng khác, chính quyền khác? Khi nào người dân Việt mới thôi mong đợi 1 sự thay đổi "từ trên", mà hiểu 1 điều: sự thay đổi phải từ chính mình?
Köszönöm Nguyễn Tuấn Anh. Anh chỉ viết thật ngắn về những gì đề cập đến. Nếu phanh phui ra sẽ phải viết nhiều hơn. Chỉ nói và viết thì khó lòng thay đổi được nhiều. Anh cũng không thể chấp nhận sự phản bội. Anh đồng tình với cách mà anh Quang A đã làm dù VN vẫn cần 1 thể chế độc tài hơn là dân chủ. Riêng về vai trò lãnh đạo (hay cầm quyền) thì Giáp Văn Dương đã có bài viết rất hay.
DeleteVề mặt xã hội mà nói, anh thích sự so sánh của Nghia Doan (ELTE, khóa 1990), rằng khi sang Hungary thì mình cảm thấy mình được là người, còn về VN thì lại trở thành... không là con người nữa (phải sống trong môi trường "ô nhiễm tư tưởng").
Điều đó rất rõ đối với tụi anh (các khóa LHS Hungary những năm 60s-70s). Nhưng dù gì thì chúng ta vẫn là thiểu số trong số đông quần chúng dưới sự lãnh đạo của đảng (Nếu tham gia biểu tình và bị đàn áp, thì điều này còn cảm thấy rõ hơn). Không phải ai cũng được sang Hung để có dịp "vỡ lẽ" và chuyển biến :)
Doan Hong Nghia: Có một ông anh - không tiện kể ra ở đây - cho một ví dụ khá hay. Khi có 1 cậu em TS ở Tiệp về, gặp gỡ, trao đổi chuyện tái hoà nhập. Hỏi 1 câu: " mày quay đít lại tao xem nào", sau khi xem mông thì bảo: "chưa ăn thua". Cậu em ngơ ngác: "ý anh là là sao?", nhận được câu trả lời: "đuôi mày còn ngắn lắm". Rồi giải thích cho thằng em "dại": "về đây là về Thuỷ Liêm Động, Hoa Quả Sơn; sống giữa bầy khỉ, mày không giống khỉ thì ai cho mày chơi, mày ăn; đấy là còn chưa nói chuyện muốn vào nhóm khỉ đột dẫn đắt thì đuôi lại còn càng phải dài, phải cong cớn uốn lượn; đuôi mày nhìn còn chưa thấy đâu thì chỉ có mà ăn c@t em ạ". Nó là thế đấy, cái xã hội công bằng dân chủ văn minh chỉ chực kéo con người tiến hoá ngược. Nói cho cùng tài như Tôn Ngộ Không, phá nát thiên đình vẫn không cân đẩu vân ra ngoài bàn tay Phật pháp (ý là sự thật ở bên ngoài).
DeleteLe Quang Binh (Vár,VIDI72):Thật dễ khi giải thích nguyên nhân của sự suy đồi đạo đức của bản thân mình bằng cách đổ thừa cho lỗi của ai đó, của xã hội xung quanh, cho đảng, cho chế độ... Thực ra đó chỉ là sự ngụy biện, sự hèn nhát! đành rằng, ảnh hưởng của xã hội xung quanh đối với từng cá nhân là rất lớn, nhưng mỗi chúng ta phải có sự tự trọng, phải có trách nhiệm với mọi hành vi của mình. Rất nhiều người luôn miệng nói về đạo đức, trong khi bản thân mình có những hành vi không thể nói là có đạo đức. Cái đáng buồn là nhiều người Việt Nam tự nhận là có học nhưng đã quên mất nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và cả cần lẫn kiệm, sẵn sàng làm kẻ tiểu nhân nếu điều đó đem lại lợi ích cho bản thân. Hãy nhớ lại nhưng năm tháng khó khăn nhất, dân ta nghèo khổ hơn thế này nhiều, người ta có ăn cắp, lừa đảo, đâm chém nhau vì cái ăn, cái mặc, cái sĩ diện hão như hiện nay hay không? "Bần cùng sinh đạo tặc" không thể là lý do chính đáng để giải thích cho đạo đức suy đồi. Mất đạo đức không thể nói lý do. Nếu mọi người đều giữ được tư cách của bản thân mình, thì chúng ta sẽ cùng nhau làm được nhiều điều, chắc chắn đất nước sẽ tốt hơn.
ReplyDeleteAi cũng nghĩ như bạn thì VN còn hơn Singapore :)
DeleteNguyễn Bá Quỳnh: Nói thật là tôi đã nhìn thấy một xã hội man rợ, bẩn thỉu và vô nhân tính được hình thành ngay sau ngày giải phóng. Chứng kiến những ngôi trường khang trang trở nên bẩn thỉu do không người chăm sóc, nhà vệ sinh rác rưởi ngập ngụa và những viên chức áo xanh lá thô lỗ cục cằn. Một sự thay đổi sững sờ mà trẻ con như tôi hồi đó không thể hiểu được. Xã hội ngày nay dù sao đi nữa cũng khá lên nhiều khi còn người đã đủ ăn đủ mặc và bắt đầu chú ý nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng vì thế nhiều người chú ý đến giá trị tinh thần hơn. Đáng tiếc là triết lý giáo dục và những nhà lãnh đạo về giáo dục phần lớn kém hiểu biết và thiếu tư cách. Nhưng nói ngày xưa nghèo mà có đạo đức là không đúng!
ReplyDeleteNếu chiến tranh nhân dân giành ưu thế trong cuộc chiến quân sự thì ưu thế này lại vô cùng thảm hại trong việc nghiên cứu/định hướng cho sự phát triển bền vững của quốc gia. "Nông thôn" có thể bao vây và chiến thắng "thành thị", nhưng mấy ông chân đất mắt toét không thể dẫn dắt ai cả ngoài việc tự dẫn dắt mình (theo lề lối cũ) loanh quanh trong cái làng cái xã của mình.
DeleteTháng 10,1975, khi vào Sài Gòn, thì những gì tôi thấy là nề nếp và tiêu chuẩn của 1 đô thị bắt đầu bị phá vỡ và bây giờ lại đang phải thiết lập lại.
Thinh Phan Duc: Tạo niềm tin trước khi sống ?
ReplyDeleteTạo niềm tin trước khi làm chủ cuộc sống của mình ?
Tạo niềm tin chứ không phải tin vào bản thân mình ?
Chưa kịp đọc kỹ nội dung bài viết nhưng thấy tiêu đề và giới thiệu là đặc trưng cho suy nghĩ của phận con dân lơn lên và trưởng thành dưới chế độ phong kiến đích thực và phong kiến giả hiệu nên không thoát khỏi ý nghĩ của những người khốn khổ là bao.
Xây dựng một khái niệm Niềm tin không biết vào đâu, không biết trên cơ sở nào cũng chẳng khác gì câu chuyện của những người theo chủ nghĩa duy ý chí, đi xây dựng cách mạng văn hoá tu tưởng trước một bước. :(
Tho Pham Tuan: Bài này viết theo tầm của tư duy nô lệ hoặc duy ý chí - là đều sai ! Con người phải biết tự nắm lấy vận mệnh cá nhân và đất nước , tự góp phần xay dựng thể chế xh sao cho cá nhan và toàn dân cùng hưởng lợi . Còn tin với tưởng thì dân tộc Nhât - Đức đã từng rất tin , VN đã một thời cứ tưởng đuổi Ngoại xâm xong là tự nhiên sẽ sướng ! Ta cần biết chứ không cần tin.
ReplyDeleteCòn cái thực tế mất niềm tin là hiện tượng xấu, đáng báo động, nhưng nó không phải là mục đích của xh hay của nguoeif dân đâu. Tin vào hiến pháp , tin vào thể chế xh văn minh, tin vào cái thiện thắng cái ác... Nhưng xây dựng cái đó mới là xong việc của con người.
Thinh Phan Duc: Nguỵ biện trong phương pháp luận.
DeleteLấy hệ quả làm nguyên nhân.
Đấy là 1/2 phương pháp mỵ dân của bọn Nga lợn mà ra đấy chứ đâu.
Chán ĐÉO thèm đọc nữa
Nguyen Hoang Linh: Nhắc Thinh Phan Duc, mình sẽ delete những ý kiến kiểu "ĐÉO" thế này, vì có thể chửi tha hồ ở những nơi khác, nhưng ở đây thì ko nên. Lưu ý môi trường mà mình tham gia đi.
DeleteTho Pham Tuan: Chả phải chữ đéo là không lịch sự ! Có thể tranh luận mà vẫn không lo về chữ đéo , nếu biết đặt nội dung cao hơn hình thức. Mình đã nói lúc nãy , mình không quan tâm lịch sự hão huyền.-
DeleteNguyen Hoang Linh: Em nói thật lần cuối: mấy cái tranh luận của anh ở đây, nội dung cũng tầm thường (theo em), cách thể hiện (hình thức) thì lủng củng, chả ra đầu ra đũa gì (theo em), thế nên em mới đề nghị anh nếu có thể thì viết thành bài may ra mạch lạc hơn chăng? :)
DeleteEm nhấn mạnh, đấy chỉ là đề nghị thôi, còn nếu anh tiếp tục cmt như vậy cũng chả sao, cùng lắm số người đọc và hưởng ứng có thể ít đi (theo chủ quan của em). Tuy nhiên vẫn yêu cầu anh có lịch sử tối thiểu đối với những người anh đối thoại.
Thinh Phan Duc: Trừ mấy từ mốt của người Hà nội (như Dao Nhat Quang đã nhận định) do mình sử dụng thì tất cả các còm của anh Tho Pham Tuan đều lịch sự cả đấy chứ TBT Nguyen Hoang Linh ! Chỉ có điều là các comments của anh ấy thẳng thắn, không né tránh hay lòng vòng lươn khươn kiểu nửa nạc nửa mỡ, vừa xoa vừa đấm thôi.
DeleteBởi vì câu hỏi để làm gì ? Cần thức tỉnh đi chứ !
Tho Pham Tuan: Một đề tài quan trọng của Dân Trí - u mê đi tìm niềm tin là tự làm nô lệ. Không cảnh giác là lại trăm năm đi vào trận đồ bát quái không lối ra lần nữa. Toi cảnh báo là có niềm tin nhưng không phải là xong, nên niềm tin bây giờ cũng dẫn đến tình trạng đang đút tiền vào mồm tượng Phật ! Tin vào giá trị ảo , tin vào cái xấu cái ác Cả đấy !
ReplyDeleteKim Tuyen Ta: Bài viết tâm huyết, trăn trở với vận mệnh đất nước. Có lẽ Thinh Phan Duc và anh Tho Pham Tuan không hiểu ý người viết.
ReplyDeleteNhan Thanh Frey: Mình cũng thấy bài viết rất đúng và ko hề hiểu như 2 bác đã còm ở trên kia :)
DeleteThinh Phan Duc: Ừ, hiểu được đến đâu thì hiểu thôi, quan tâm đến đã là tốt rồi, dù sao đi nữa cũng có thể còn hơn là hoàn toàn vô cảm.
DeleteKim Tuyen Ta: Đúng Thinh. Chính vì vậy mà cần trân trọng không những công sức viết bài, mà còn những trăn trở nhân bản của tác giả. Và nhận xét cẩn trọng, có trách nhiệm.
DeleteTho Pham Tuan: Kim Tuyen Ta . không cảnh giác là dẫn dân vào trăm năm với niềm tin mới - niềm tin có có nhiều loại và tác hại khôn lường.con người mới là hiểu biết,chứ không coi niềm tin là mục đích cuộc sống. vì thế ở Đức có thành ngữ có câu: TIN TƯỞNG là tốt,nhưng kiểm tra là tốt hơn..coment của minhfmowr trên đã nói rõ
DeleteNguyen Hoang Linh: Bài viết nêu vấn đề khủng hoảng niềm tin và đề cập tới việc cần thay đổi theo hướng tích cực để tạo dựng niềm tin, theo em là rất ổn. Độc giả đọc đều hiểu được tâm tư và mong muốn của tác giả, khỏi phải lo cho họ anh ạ :)
DeleteTho Pham Tuan: Nguyen Hoang Linh, Đúng đề tài khủng hoảng niềm tin ,nhưng không ổn,vì chưa đủ. Hitler cũng phát động niềm tin ,rồi cả dân tọc đã cháy như con thiêu thân. dân trí không đủ tầm cảnh giác ,là chết .
DeleteThinh Phan Duc: Niềm tin là cái thứ khắm nhất chỉ dùng để ru ngủ lũ lừa.
DeleteKhông quan trọng là niềm tin vào đâu.
Tho Pham Tuan: đã viết thì chớ có viết nửa chừng như thế. cái giá rất đắt khi đi trông chờ vào niềm tin. vn đang trả cái giá tin vào vô thần và duy ý chí đấy.
DeleteTho Pham Tuan: rất may là nình đã đọc nhiều các bài rút kinh nghiệm của người Dức về chuyện niềm tin.cách đây ngót 30 năm,khi Đức chưa thống nhất mình đã tranh luận và bàn luận về chuyện niềm tin với người Đức ,về tự hào và nỗi lo về niềm tin vào dân tộc Đức vĩ đại
DeleteNguyen Hoang Linh: Xin được nhắc anh Tho Pham Tuan và Thinh Phan Duc, bài viết đăng ở mục Quan điểm, nếu anh và Thọ và Thịnh có ý kiến phản biện hoặc góp ý gì dài hơi tốt nhất viết thành bài ý kiến, thì hơn là đưa ra những nhận xét khơi khơi (mà bản thân em đọc nhiều khi cũng chả hiểu đầu đuôi như thế nào).
ReplyDeleteNhững từ ngữ như "tư duy nô lệ", "thứ khắm nhất chỉ dùng để ru ngủ lũ lừa" là khá nặng nề, có lẽ dùng để sát phạt nhau thì thích hợp hơn là góp ý hay trao đổi trên tinh thần tương kính và ý thức xây dựng. Đó và sự cẩn trọng và trách nhiệm mà một người khi tham gia một diễn đàn nên tôn trọng.
Mỗi người có một thước đo khác nhau trong việc viết gì, viết tới đâu, nên việc đòi hỏi người khác viết cái mình muốn, ở mức độ mà mình thích là điều vô lý. Nhất là trong môi trường mạng là nơi có vẻ ai viết viết gì thì viết, càng cần để ý là cái mình viết người khác có buồn đọc hay không.
Vài ý kiến thẳng thắn như vậy, xin anh Thọ và Thịnh ko mếch lòng.
Hong Giang Nguyen: Bài viết chỉ ra vấn đề một cách rất thẳng thắn. Trong một xã hội mà mỗi công dâni bị biến thành con tin , con rối của chính thể thì việc tự thay đổi một cách tích cực chính bản thân và nhận thức của mình là điều cần thiết. Chỉ có vậy mới có thể thoát ra khỏi sự khống chế của một xã hội bế tắc và không thể tạo dựng niềm tin cho mỗi cá nhân trong xã hội đó.
ReplyDeleteTho Pham Tuan: Mọi người có cần phải giải thích thêm thế nào là tư duy nô lệ không ? Đó là một đề tài khác và phải viết riêng - nó gồm nhiều nhánh- nhưng nếu chỉ trông chờ một thứ xa vời thực tế thì là hệ quả của tư duy nô lệ đấy. Tư duy duy ý chí thì khác một chút với tư duy nô lệ vì nó xui người ta tự tin vào đièu không khả thi ! Đó là phân tích và đánh giá , còn ai giật mình thì tự nghĩ nén giữ hay tránh - là quyền cá nhân. Ai lich sự hão tôi chả quan tâm, mà tôi lo cho mọi nguoeif tỉnh táo nhìn xa , thoát khỏi con mê từ gần trăm năm nay của người Việt.
ReplyDeleteTho Pham Tuan: Nguyen Hoang Linh, nếu ai chưa ăn cá thì có niềm tin ăn vào sẽ khỏe hoặc sẽ chết - chả thay đổi cái kết quả sau khi ăn ! Vì vậy con người cần biết sẽ ăn con cá gì , chứ đừng cần niềm tin - nước Việt còn chưa đủ chứng minh cái nguy hiểm của niềm tin thì thật là tình trạng quá nguy hiểm cho tương lai ! Cá Vũng Áng đang được định hướng niềm tin đấy - cần nhỉ ?
ReplyDeleteTho Pham Tuan: Còn một quy luật của quá trình phát triển loài người nữa là tất Cả các nhà độc tài đều tồn tại vì dựa vào thuyết niềm tin Cả, chứ xh dân chủ văn minh họ đã xoá bay chuyện niềm tin trong xh, thay vào đó là họ cần dân trí cao, cần thể chế tốt đẹp.
ReplyDeleteTuyen Nguyensy: Bài viết khá công phu. Trăn trở và tâm huyết của một người rõ ràng không hề vô cảm với xứ sở. Ý kiến riêng của người viết có thể khác với người khác và đó là điều bình thường. Mình trân trọng nỗi lòng của tác giả.
ReplyDeleteTho Pham Tuan: Cũng lâu mới gặp một đề tài bao quát về dân trí như bài này, mình ngạc nhiên nó lại ở trang của Linh, chứ chuyện định hướng niềm tin với mình là đièu đã rất quen và chung sống thường tình từ nhỏ - không cần mất thoeif gian tranh cãi đâu. Trái laij Trí thức ở nước ngoài thì mình không thế thông cảm nhắm mắt cho qua mà không chê trách.
ReplyDeleteChanh Nguyen: Vấn đề không phải là niềm tin, mà là tin cái gì. Vì một lần uống lầm thuốc mà từ chối không bao giờ uống thuốc khi bị bệnh thì cũng khó thọ. Ví dụ cụ thể, tôi có một niềm tin tuyệt đối rằng sự hiểu biết của thời đại (không riêng gì cá nhân tôi) rất có thể là thiếu sót, sai lầm. Vì thế mà tôi tin rất mạnh rằng phải có tự do ngôn luận, báo chí dù là sẽ có người nói "bậy" hay cực kỳ phản cảm. Vì niềm tin này mà tôi sẳn sàng tranh luận, chịu làm mất lòng, mất quan hệ tốt để một mực kêu gọi tự do nói, viết, không bị kiểm duyệt. Tôi MUỐN TIN chính quyền và mọi người sống minh bạch, nhưng tôi TIN con người có động cơ mạnh để thiếu minh bạch vì lợi riêng. Vì thế tôi đòi hỏi phải có những biện pháp, những cơ chế để tôi có thể tin là có minh bạch. Đây là một NIỀM TIN có ĐIỀU KIỆN. Tôi chỉ cố gắng đóng góp tạo điều kiên để mình có thể TIN thay vì than phiền mình thiếu niềm tin :)
ReplyDeleteTho Pham Tuan: ...dân cần niềm tin là có người buôn niềm tin ngay - cái chết bắt nguồn tự dân trí thấp nó vậy đấy. Buôn thần thánh , Bán niềm tin- ví dụ thì chắc ai cũng thấy quá nhiều rồi, vậy mà vẫn khối nguoeif không chui ra mà vẫn thích chui vào lò định hướng tìm niềm tin thế đấy
ReplyDeleteTho Pham Tuan: Tác giả nhầm khi cho rằng " chúng ta quen sống mất niềm tin từ lâu " và đặt câu hỏi sao làm được Điện biên phủ mà giờ lại khổ thế này . Đúng ra phải nói là dân ta đã có niềm tin mãnh liệt, nhưng nay họ thất vọng - dẫn đến khủng hoảng niềm tin. Đơn giản thế thì sẽ tránh được khủng hoảng đi tìm niềm tin . Và nói ngắn một câu là xong: không cần lo tìm niềm tin, mà lo xây thể chế xh , đừng nói một đằng làm một nẻo ,đừng lo tin vào một cái gì chưa có thật mà phải tin vào hành động có lợi ích cho dân cho nước ,còn niềm tin chỉ là một hệ quả trong nhiều hệ quả dẫn đến thôi.
ReplyDeleteTho Pham Tuan: Mình cũng nói câu nốt câu này với Nguyen Hoang Linh thôi : đây không phải vu vơ đâu :"Bao giờ thì chúng ta thoát khỏi tình trạng này để có lại niềm tin vào cuộc sống và con người? Con người là nhân tố, là động lực và vốn quý của xã hội, là tác nhân biến đổi tất cả, nhưng nếu họ lại chỉ là những sản phẩm tồi của một xã hội suy tàn thì có thể trông đợi từ họ điều gì?" - cái lo tác giả cần tìm chính là do tác giả thấy hiện tượng mà không nhìn ra nguyên nhân thôi. Mình chỉ ra nguyên nhân hộ đấy . Tư duy nô lệ phụ thuộc vào ý thức hệ duy ý chí - nên giờ thất vọng Toàn phần- có gì khó hiểu lắm đâu. Bỏ nó đi , tìm về duy vật, nói đi đôi với làm, không cần tuyên truyền về niềm tin gì cả, làm đúng thì hữu xạ tự nhiên hương ,con người tự chọn ra niềm tin đúng đắn. Còn không thì chui ống cống , khác trước thì cũng là loại ống cống khác chứ không có độc lập tự do công bằng bác ái
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Ngủ một giấc dài, dậy, thấy cuộc tranh luận vẫn rất sôi nổi. Điều đó chứng tỏ như một bạn nói, ít nhất cũng có một điểm tích cực trong thảo luận này là có lẽ ai cũng quan tâm đến đất nước :).
ReplyDeleteTuy nhiên, từ chuyện quan tâm đến việc làm thế nào có ích thông qua chính những tranh luận này, thì còn cần phải bàn, phải suy nghĩ. Trước hết, có lẽ cần đọc kỹ bài gốc, xem tác giả muốn nói gì.
Sau đó, cũng nên nghĩ thêm tại sao tác giả viết thế nọ (mà lại ko viết thế kia như chúng ta muốn)? Họ có u muội, lầm lạc, huyễn hoặc hay "lừa" để cần chúng ta "khai sáng", "cảnh báo" hay ko? :)
Bởi lẽ, xuất phát từ những vị thế, quan điểm, và cả nơi cư ngụ khác nhau, mỗi người có thể triển khai những ý kiến của mình theo cách khác nhau, và sẽ vô duyên nếu đòi hỏi họ phải làm như mình :)
Trở lại bài gốc, thật ra tôi ko nói xen vào làm gì, vì có thể để tác giả lên tiếng, nếu họ muốn và có hứng. Nhưng sau gần một ngày, khi thấy nhiều ý kiến "thù tạc" kiểu vùi dập, thì tôi mới comment.
Nội dung comment đầu của tôi chưa hề bàn về nội dung, và chỉ lưu ý về cách hành xử trên không gian công cộng này khi muốn "góp ý" với ai đó, nên tôn trọng và tương kính, đừng "làm phách".
Cho dù muốn "thuốc đắng giã tật", hay "yêu cho roi cho vọt"... gì gì đi nữa, thì cũng nên nhớ rằng, mình đang đối diện với một người ko phải là con cháu mình để mình lên giọng kẻ cả, trịch thượng.
Về nội dung, tất nhiên một bài viết khi đã được viết ra thì người đọc có quyền tha hồ hiểu theo cách họ muốn, thế nhưng một yêu cầu tối thiểu khi "phản biện" là ko nhét những gì tác giả ko nói, ko nghĩ vào miệng, vào óc họ.
Bài viết là tâm tình một người sống trong nước, trăn trở trước vận mệnh đất nước và đặt ra suy nghĩ cần THAY ĐỔI, cần có những chuyển biến tích cực, thông qua đó tái tạo NIỀM TIN đã mất.
Đòi hỏi tác giả phải "đi xa hơn nữa", chê bai họ sao lại "dừng lại giữa chừng", là một điều vô duyên, cũng như thời xưa miền Bắc đã phê phán sao tác giả ko cho anh Pha chị Dậu đi... làm cách mạng :).
Hơn thế nữa, NIỀM TIN mà bài viết nhắc đến, đặt căn bản trên nỗ lực THAY ĐỔI theo hướng tích cực, thì lại bị quy chụp dài dài như thể tác giả muốn tuyên truyền cho một thứ niềm tin mê muội kiểu ngu dân.
Tất nhiên, cá nhân các anh có thể ko có, hoặc ko cần niềm tin, cái đó ko sao cả. Tuy nhiên, vùi dập mong muốn có niềm tin của người khác - nhắc lại, niềm tin trên cơ sở chánh tín, xác tín, có cơ sở - thì là điều tàn nhẫn và ngu ngốc.
Bao trùm trên rất nhiều comment kiểu như thế là một bầu không khí tung hứng thù tạc hoan hỉ giữa hai ba người, để sát phạt một cách vô cớ người khác với cái vỏ bọc "khai sáng", "cảnh tỉnh".... lũ lừa :)
Không gian mạng rất rộng mở, còn rất nhiều nơi khác để các anh có thể cho "lũ lừa" sáng mắt ra. Nhưng trước khi vào đâu đó tham gia, nên xem môi trường ở đó là gì, mình đang đối thoại với ai, để có được cách phát ngôn phù hợp.
Cá nhân tôi cho rằng con người ta có thể có chút kiến thức, nhưng nếu nhìn người khác ("lũ lừa") theo kiểu "mục hạ vô nhân" thì những cố gắng "khai sáng" và "cảnh tỉnh" cũng khó thành công lắm.
Hy vọng đây là lần cuối cùng cần nói về chuyện này.
Luong Le-Huy: Thời xửa xưa lúc tôi mới sang Đức, thấy bọn sinh viên Đức chúng nó tranh luận tối ngày, tôi cảm thấy rất khó chịu. Lâu lắm mới quen! Bây giờ thì sống với người Úc, người Việt lại cảm thấy thiếu nó...
ReplyDeleteThứ nữa, tôi không rõ người Việt có "văn hóa" tranh luận hay không nữa? Thời người tỵ nạn mới sang nhiều, tôi có cơ hội sinh hoạt với "người mình" thì nhận ra ngay là người Việt "tranh luận" khác hẳn người Đức, có vẻ chỉ theo hoặc chống người khác, hơn là chú ý theo dõi suy nghĩ của người kia hay chủ tâm diễn đạt quan điểm của mình - nếu có... Vì thế, tôi thường thấy người Việt có tranh luận cả ngày cũng chưa chắc mang lại lợi ích cho người cho ta :)
Lemao Le: Bà vợ mình mua ba ông Phúc -Lộc - Thọ bằng đất nung của Tàu về đặt lên thắp hương ,khấn vái.Cháu nội thấy hay tưởng là đồ chơi đưa ra nghịch.Bà quát ,đấy là ba ông Thánh .Cháu chẳng hiểu mô tê gì cứ cầm ba ông lăn ngoài đất chơi ......
ReplyDeleteMình giải thích với bà .Nếu cúng bái được lộc thì chẳng đến lượt bà và tôi...Vả lại bà cúng có mấy đồng mà bà xin Thánh những vài ba tỷ .Thứ nhất bà đang tự dối mình mà lừa cả Thánh hoặc ....ngược lại.Mà hàng mấy chục triệu người như bà mà chỉ cầu....thánh cho .....thì xã hội làm gì có chuyện các quan tham " ăn không từ một thứ gì của dân " ....Từ đấy không thấy bà thắp hương ba ông nữa ....Vì vậy đôi khi con người tự mình chui vào cái rọ ..của mình mà không biết ...
Luong Le-Huy: Tạm bỏ chuyện ngôn ngữ không "thanh lịch" qua một bên, tôi nhận thấy những comments "bức xúc" đều quay quanh chuyện "tái tạo niềm tin". Rõ ràng, có một số hay nhiều người "dị ứng" với cụm từ "niềm tin" và theo tôi đây là điều hiển nhiên và tự nhiên, vì người Việt tư 41 năm nay - ở miền Bắc lâu hơn - đã được học nhập tâm hai chữ đó và đến bây giờ, kẻ trước người sau đã nhận ra mình bị lừa. Nhưng đôi khi vẫn vẫn dùng nó như một phản xạ, hơn là có chủ đích nói lên điều gì, hoặc điều muốn nói khác hẳn, nhưng chưa "hiện thân". Do đó, nghĩ cho cùng, những còm "bức xúc" thái quá không chỉ là tiêu cực.
ReplyDeleteLan Tran: Tranh luận sôi nổi quá anh Nguyen Hoang Linh :) dream topic là đây nhỉ. Em có theo dõi thì thấy là mọi người chia thành 2 hướng, phản đối niềm tin (Faith) và bảo vệ niềm tin (believe). 2 bên tranh luận đều có ý đúng nhưng có vẻ đang bàn về hai khái niệm khác nhau về bản chất. Faith là đặt niềm tin vào những thứ chưa chứng thực được là đúng hay sai. Cái này rất nguy hiểm như anh Tho và anh Thinh đưa ra. Còn believe có thể là niềm tin vào những điều tốt đẹp đã được kiểm chứng. Em rất thích cách đặt ngược vấn đề của anh Tho mặc dù comment của anh nhiều lúc trịch thượng không lọt tai :)
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Rất có thể như một cơ chế tự vệ hay phản xạ, những ai bị lừa gạt và khủng hoảng niềm tin ghê quá, thì khi người khác nhắc tới niềm tin là lập tức co rụt lại :).
DeleteThật ra phản ứng co rụt ấy có thể tốt cho bản thân những người đó, nhưng ko chắc đã hay nếu muốn áp đặt lên người khác, biết phân biệt niềm tin có cơ sở (dựa trên kết quả của hành động), và niềm tin lầm lạc, mù quáng ("thiên đường mù").
Cũng như trong tôn giáo, tín ngưỡng, người ta có phân biệt niềm tin có cơ sở (chánh tín), với niềm tin mù lòa (mê tín). Có thể đọc lại "Phật giáo chánh tín", nhiều cái hay ở đó :).
Nguyen Hoang Linh: Tái tạo niềm tin ở đây ko phải là niềm tin vào... chính quyền :). Tại sao ko thể hiểu được là một khi chính chúng ta thay đổi, hoặc làm nên những thay đổi, thì kết quả đạt được sẽ khiến chúng ta có lại niềm tin vào những gì tốt đẹp đã mất?
DeleteMà bài viết này, tuy có nhắc tới niềm tin ở cuối bài, nhưng nội dung nó ko hướng vào chuyện "định hướng niềm tin" hoặc có ý định theo những niềm tin u mê, ngu si... , có gì mà phải sợ đến thế nhỉ? :). Đến sợ sự suy diễn chẻ sợi tóc làm năm...
Lan Tran: Vâng, từ vựng của mình làm khái niệm nhiều khi bị trộn lẫn. Chính chính quyền cũng đánh tráo khái niệm tạo cho dân có faith vào chính quyền nén mới có ngày nay, cứ nghe thấy phản động là đa số dân chúng rụt hết cả lại khỏi đấu tranh phản đối gì nữa.
DeleteLan Tran: Ah, vâng. Bài viết này nói về believe :) tin vào những điều tốt đẹp :) nhưng ý em nói là chữ niềm tin nó chung quá. Nếu cổ động niềm tin mà không phân biệt bản chất là tương đối nguy hiểm.
DeleteLuong Le-Huy: Bởi! Làm sao có thể nói từ ngữ dùng không quan trọng, khi chúng ta đã là nạn nhân của sự đánh tráo?
DeleteNguyen Hoang Linh: Sợ nhất là khi chính người comment đánh tráo khái niệm: người ta nói A mà mình cứ hăng hái bình B :)
DeleteLuong Le-Huy: Có thể người Việt hay có tính...tự ái? Mày hiểu sai cứ kệ... cho mày chết!!! (tongue emoticon)
DeleteLan Tran: Hihi, vâng. Nếu ngay từ đầu chẻ đôi khái niệm thì sẽ không có sự đánh tráo. Nhưng không thể phủ nhận sau khi theo dõi topic này mọi người sẽ suy nghĩ nhiều hơn về niềm tin (believe vs. faith) :)
DeleteNguyen Hoang Linh: Hihi vấn đề là có những cái rất khó hiểu sai, mà mình cứ hồn nhiên hiểu sai kể cả khi người ta đã nói, đã lý giải :). Chứ nói A hiểu B âu cũng là sự thường trên mạng, thế mới sinh ra thảo luận :).
DeleteLuong Le-Huy: Lẽ sống của FB? (tongue emoticon)
DeleteLan Tran: Em thấy tranh luận khá hay (grin emoticon) mặc dù là ông nói gà bà nói vịt.
DeleteNguyen Hoang Linh: Lan Tran Tranh luận là có ích, và có thể sẽ chất lượng hơn nữa nếu cách diễn đạt ko như kiểu là bố người khác :)
DeleteDương Quốc Cường: may là ở trên Fb đấy, he he
DeleteLan Tran: Haha, vâng. Cái đó em công nhận ạ :)
DeleteNguyen Hoang Linh: Dương Quốc Cường Em hay nghe câu nói "thằng A tao mà gặp ngoài đời tao oánh bể sọ" :). Nhưng thông thường những xung đột trên mạng có thể hóa giải tương đối đơn giản nếu ngồi bia bọt với nhau :)
DeleteLuong Le-Huy: Một chuyện vui vui. Cách đây ít lâu tôi có đọc một bài báo của một ký giả người Anh, có nội dung hiếm có, khẳng định là người Việt sẽ không bao giờ dùng Twitter mà chỉ dùng FB. Lý do: người Việt chỉ "tranh luận" khi "biết" người đó là ai, trong khi trên Twitter thì hoàn toàn "tranh luận" về vấn đề không cần biết người kia là ai!
DeleteTôi nghĩ ông ký giả này tuy là người Anh, nhưng chính thị là con cháu vua Hùng (grin emoticon)
Dương Quốc Cường: đều là những bạn nhiệt huyết , quan tâm thời cuộc, rất đáng iu. Được 20% dân ta dư lày thì đã khác, mà cũng có công góp sức của những người nhiệt quá huyết đó!
DeleteNguyen Hoang Linh: Luong Le-Huy, Trong thảo luận này em ko thấy yếu tố ai là ai ảnh hưởng gì tới các lập luận anh ạ. Vì chúng ta đa phần cũng chỉ biết nhau (biết vậy) qua mạng chứ cụ thể ra sao thì ko phải là cái quá đáng quan tâm.
DeleteLan Tran: Đang định nói giống anh Linh :) em không biết hầu hết khách của anh Linh ở đây nhưng vẫn tham gia tranh luận vì thấy những chủ đề anh Linh quan tâm tương đối giống em :)
DeleteLuong Le-Huy: Chữ "biết" - trong ngoặc kép - là để diễn tả cái relationship đó: tức là "friends" hay "friends of friends". Thực tế là người Việt chưa quen - hay "đủ tự tin"? - nói lên quan điểm của mình với công chúng.
DeleteNhan Thanh Frey: Em cũng thích tranh luận những đề tài này nhất là khi ko biết người đó là ai.
DeleteThật sự thì nên dùng chính xác các từ: "lòng tin", "niềm tin" và "đức tin". Bài này chỉ gộp trong 1 từ mang tính bao hàm.
DeleteNhan Thanh Frey: Mình thì cảm nhận tác giả dừng lại trong khái niệm của believe hơn. Bởi trong xh VN những điều dối trá và ảo tưởng quá nhiều. Người ta trước mắt mong muốn đơn giản là được tin vào sự thật và sự thật mà thôi. Còn những thứ khác sẽ đến sau và tác giả chưa đề cập đến.
ReplyDeleteNgười đọc có thể triển khai khái niệm NIỀM TIN ra theo nhiều ý khác, nhưng ko thể vùi dập tâm tư của tác giả khi họ laị hiểu tâm tư đó sang một hướng khác gây nhiễu ko cần thiết.
Mình thấy đồng tình với những ý của anh Chanh Nguyen và anh Luong Le-Huy vì đó là những ý phan̉ biện rõ ràng và khách quan.
Trần Phúc Châu: "Bài viết là tâm tình một người sống trong nước, trăn trở trước vận mệnh đất nước và đặt ra suy nghĩ cần THAY ĐỔI, cần có những chuyển biến tích cực, thông qua đó tái tạo NIỀM TIN đã mất."
ReplyDeleteCái này chú Linh đã nói đúng tâm trạng tác giả và phân tích rằng tác giả đã luôn luôn có một ý thức phải tái tạo niềm tin đã mất thì ta nói thêm, niềm tin đã mất đó có từ đâu và tự bao giờ để cuối cùng nhận ra, niềm tin ấy xuất phát từ một phong trào cách mạng ngày nào và đặc trưng rõ ràng nhất hôm nay ta cảm nhận là sự lừa đảo của những nhóm lợi ích để đạt mục đích riêng tư của họ nên cảnh báo như anh Thọ ngay còm đầu rằng đó là "tầm của tư duy nô lệ hoặc duy ý chí " thì có gì là bỏ chữ vào mồm vào đầu tác giả ?
Linh chắc cũng hiểu, nhữn cái gọi là trăn trở của tác giả này cũng chỉ là trăn trở và hình như có sự né tránh về một vướng mắc nào đó - thể chế chính trị ???
Và khi anh ta né tránh, thủ pháp hay nhất là đưa ra cảnh báo để anh ta vạch nốt bức màn thưa kia đi cùng vạch rõ, anh ta đã và đang bị lừa thì có gì là không phải ở đây ?
Ai nghĩ đó có thể có vấn đề về hiểu biết hoặc cảm thấy chối theo tôi, đó là chuyện riêng của người ấy và trong một diễn đàn, việc yêu cầu ai đó nói để vừa lòng tất cả lcó nghĩa là phát biểu làm sao cho vui vẻ cả làng là điều không thể và không nên.
Nếu muốn tất cả cùng gật, chỗ tốt nhất là về cái nhà to to có máy lạnh ở Ba Đình.
Anh ta không nhắc tới cái nguyên nhân chính mà cứ vòng vèo lèo lái về một cái gọi là niềm tin, thực chất nó là cái bánh vẽ ai đó đã tặng, há mồm chờ mãi mà không được nhai nên lại loay hoay nhắm và mở mắt để làm lại hiện tượng há mồm ăn bánh lại từ đầu hoặc há mồm kiểu khác nhằm đớp cái bánh vẽ kia ???
Nói cho vui, chả tranh luận gì vì được biết là Linh có nhiều chị độc giả có trình hơn hẳn anh, tranh luận với họ bị họ chỉ thối đầu. Hehe.
Phải không chú Thinh Phan Duc và anh Tho Pham Tuan là hai người hợp với tôi hơn cả trong cái chợ này ?
Luong Le-Huy: Từ gần 40 năm nay tôi tránh những buổi "hội thảo" của cộng đồng, bất cứ cộng đồng nào, bởi vì mỗi buổi "làm việc" đều dẫn đến nhưng kết luận rất là "vô thức", kiểu: "Chúng ta thiếu đoàn kết. Cần phải đoàn kết", "Chúng ta đánh mất niềm tin. Phải tái tạo niềm tin". Sau đó "mọi người ra về thư thái hân hoan". Có lẽ đây là hiện tượng "ngụy tín" ("Mauvais foi" của triết gia J.P.Sartre). Điều mà làm tôi buồn rầu là sự thật chúng ta chẳng thiếu "đoàn kết" mà đoàn kết hơi bị nhiều quá. Vì trong thâm tâm chúng ta sợ bị kết tội là "thiếu đoàn kết", nên đành "đoàn kết" bằng mọi giá, dù có "niềm tin" hay không!!!
ReplyDeleteBTW, tôi ngờ rằng nỗi lo sợ mình thiếu đoàn kết, chỉ len vào phủ tạng của người Việt, từ khi có khẩu hiệu lớn: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết" - đứa nào không đoàn kết tức là phản động, kết quả ra sao thì ai cũng biết rồi...
Đây mới chính là "niềm tin" của tôi: chúng ta bị "manipulate" một cách quá tinh xảo nên không biết.
Sa Tran: Thực sự mình cũng chán đọc các bài viết chung chung kiểu này. Nhưng diễn đàn nên phong phú ý kiến. Dễ hiểu là sẽ có sự phản bác qua lại giữa các ý kiến vá nhân này. Tuy sự cảnh tỉnh như anh Tho, Thinh là nên nhưng các anh phản bác hơi cực đoan, ko hiệu quả nếu thực sự muốn người khác lắng nghe mình. Nói niềm tin có lẽ xa xôi quá, nhưng cái sự tin là vô cùng cần trong mối tương quan của bất cứ XH nào. Cảnh giác với niềm tin bịp bợm ko có nghĩa phải phủ nhận yếu tố tin cậy trong XH. Vậy nên tôn trọng người kêu gọi xây dựng lòng tin cần thiết trong cuộc sống. Trừ phi mình có bằng chứng họ có dụng ý hướng tới sự hão huyền, nên ghi nhận hơn là phán lời nặng nề.
ReplyDeleteThảo Kỳ Hồ: Chắc khoảng gần bốn mươi năm trước, tôi thường đi uống rượu sau giờ làm, ba bốn đêm mỗi tuần, phần lớn để quên nỗi buồn trước một thay đổi quá lớn nơi mình sinh ra, lớn lên, trong những tiệc rượu đó thỉnh thoảng có mặt một hai anh bạn không thân, và họ có thói quen ép buộc người chung bàn phải uống nhiều như họ, đến mức cả tiệc rượu ồn ào việc ép buộc hay từ chối, quên hẳn đi trò chuyện vui buồn, là mục đích chính của tiệc rượu. Cái tiệc rượu này tôi xin gia nhập hơi trễ, hy vọng không làm mất vui các bạn, với việc nài ép, hơn thua.
ReplyDeleteTôi đọc bài viết nhiều hơn một lần, và chỉ thấy ý tích cực. Một cảm giác bất lực trước cái xấu dẫy đầy trong một xã hội nhiều gian dối, nhưng sau cùng vẫn hy vọng, hy vọng sự thay đổi, trong tính cách tích cực. Và ở đó con người sẽ tìm thấy lại được NIỀM TIN vào con người và cuộc sống, mà họ đã đánh mất từ những năm trong chiến tranh và sau khi đã thắng cuộc.
Có những phản biện mang tính bài bác với bài viết, là điều tốt và cần thiết, điều đó làm chúng ta nhìn lại điều tác giả muốn trình bày một cách kỷ lưỡng, sâu sắc hơn, và có thể nhận thấy tác giả khiếm khuyết điểm này, điều kia; mà ở lần đọc đầu chúng ta có thể sơ suất bỏ qua.
Nhưng điều đó không có nghĩa phản biện phải được trình bày với thái độ kẻ cả, trịch thượng, hơn nữa, lối nói vu vơ, không dẫn chứng, không thuyết phục được người cùng tham gia tranh luận. Những ngôn từ đao to búa lớn nhập nhằng chẳng dính líu, liên hệ gì với ý của bài viết hay người xử dụng.
Có một chuyện vui vui tôi cũng xin nhắc lại ở đây, khoảng một năm sau 75, một tối tôi và hai ba người bạn đi đâu đó trước dinh Độc Lập ( nay là Thống Nhất ? ), một anh cảnh sát mặc đồ màu vàng chận lại hỏi giấy tờ, tôi không mang theo nên nói anh thông cảm, tôi quên đem theo, anh ta bỗng dưng sừng sộ, thông cảm cái gì, các anh không mang giấy tờ trong người, thông cảm cái gì, làm tôi và mấy ông bạn ngạc nhiên, mình đâu có nói gì bậy đâu sao anh ta giận dữ với chữ thông cảm vậy. Sau đó chúng tôi đoán có lẽ ngoài Bắc chữ "thông cảm" mang một ý nghĩa xấu. Có thể chữ "niềm tin" ở đây cũng mang một ý nghĩa gì khác chăng với một số người đến từ miền Bắc ?
Cũng như việc hạ thấp người không cùng quan điểm với mình, gán ghép họ với những tên gọi miệt thị, phái tính, bóng gió vờ vịt, đúng ra không nên đưa lên một nơi mà người chủ trương nhiều lần kêu gọi mọi người tham gia với ý thức tôn trọng lẫn nhau.
Nguyen Hoai Van: "Niềm tin" ở đây không hiểu theo nghĩa triết học ( = giã từ lý trí), mà hiểu theo nghĩa chính trị ( = đạt đến và nắm giữ chính quyền). Sẽ không ai chịu hy sinh gian khổ theo anh trong một cuộc đấu tranh, nếu anh bảo "tôi chỉ là một viên đá lót đường cho đại cuộc" (nếu lãnh tụ mà chỉ là viên đá lót đường, thì người đi theo sẽ là gì ?). Người ta chỉ theo mình nếu họ đủ yếu tố để tin được rằng mình sẽ thành công, và họ sẽ có một chỗ đứng xứng đáng. Vấn đề của lãnh tụ là tạo được "niềm tin" ấy.
ReplyDeleteTho Pham Tuan: Chỉ có lạc hậu với thời cuộc nên lúc này còn ngồi than thân trách phận ,rồi mơ màng đi tìm niềm tin mới: Nữ chủ tịch QH cũng chia sẻ: "Tranh chấp giữa hai nhà với nhau nếu không ưa nhau thì có thể bán nhà đi chỗ khác ở được. Còn đây là quốc gia. Đất nước này là của chúng ta, chúng ta không đi đâu được, đời đời kiếp kiếp phải sống chung với “người hàng xóm” như vậy. Đất nước này là của chúng ta và chúng ta phải ở đây. Chúng ta phải chấp nhận ba anh láng giềng dù họ có đối xử tốt hay không. Nhân dân chúng ta không thể để chiến tranh từ đời này sang đời khác. Nhưng nếu ai đánh mình thì mình phải đánh lại, không cam chịu, không cúi đầu… Chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việt Nam muốn hòa bình để phát triển đất nước”.
ReplyDeleteLuong Le-Huy: Để tránh hiểu lầm, tôi xin phép được giải nghĩa hai từ ngữ tôi bỏ trong ngoặc kép:
ReplyDelete- "vô thức" (unbewusst, unconsciously) không giống hẳn từ ngữ "vô ý thức" mà ta thường dùng, có nghĩa đại khái là "ẩu tả"; "vô thức" nói đến lời nói hay hành vi mà chủ thể không ý thức được, vì phát xuất từ một nguyên ủy sâu xa mà "ý thức" không với tới được. Thí dụ đã dùng: câu nói "Tôi chỉ là viên gạch lót đườ̀ng" không bắt buộc là người nói thật sự sẵn sàng hy sinh cho người khác bước lên... mà có thể vì sợ người khác nghĩ mình muốn làm lãnh tụ v.v.
- "ngụy tín" (mauvais foi, literally "bad faith", self-deception) ngắn gọn là tin vào điều không thực, thường do áp lực của đám đông hay cả từ "vô thức" - das Unbewusstsein. Thí dụ đã dùng: hô khẩu hiệu "đoàn kết"...
Có thể thấy, hai từ ngữ này rất gần nhau, cách dùng tùy ngữ cảnh.
TB. Sở dĩ tôi giải thích dài dòng, bởi thực tế những hành vi hay lời nói "vô thức" dễ lan truyền, thường được coi là vô hại, trong khi chúng lại là yếu tố chủ yếu quyết ̣định cho phần lớn hành động - hay không hành động - của con người. Chúng càng hiểm độc vì con người - đám đông không ý thức - biết - điều mình nói hay làm. Đàng khác, những chế độ độc tài luôn dùng chúng để "định hướng" người dân.
Thi Vinh Hoang: Co y dinh cay "niem tin" vo thuc vao nao do
ReplyDeleteTho Pham Tuan: Lỗi hệ thống của cộng sản là xa rời thực tế, đi ngược với quy luật tự nhiên, mặc đu biết là vật chất quyết định tin thần nhưng lại phát động tuyên truyền duy ý chí - ai là nạn nhân của chủ thuyết đó thì cảnh giác tự lo đi.
ReplyDeleteTho Pham Tuan: Việc của dân là giám sát hệ thống quản lý xh, chứ không phải ngồi than vãn bị mất niềm tin nữa nhé ! Nói ngắn cho nó vuông - ai cay thì cho cú luôn thể ! Việc của trí thức đi theo dân hay đi theo nhóm nào sẽ quyết định quan trọng cho dân trí !
ReplyDeleteThien Chau Qui: Mình thấy đóng góp của mọi người nhất là nảy ra từ ý của 2 anh Thọ và Thịnh làm giàu bài viết hơn. Tác giả dừng bài khá sớm, bỏ rơi người đọc tự phải tin vào "niềm tin" theo các cách khác nhau, hài lòng hay không hài lòng với nó. Tự nghĩ nếu tác giả triển khai thêm sau khi đọc các comment trên đây thì tác giả sẽ viết gì. Anh Linh lần này có vẻ sợ tác giả mất lòng hay sao đấy (wink emoticon)
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Trần Phúc Châu Ah, vậy thì em nhớ rồi. Đó là một topic về chuyện tỵ nạn bên Đức và chính sách của bà Merkel. Cũng đã có tranh luận khá hay gắt - giống như lần này, về quan điểm (nhưng cái đó dường như ko phải cốt yếu) và về cách diễn đạt (mà em thấy là kẻ cả, trích thượng, mang tính xúc phạm, bỉ thử người khác một cách vô cớ) của anh. Điều đó, em đã thẳng thắn nói trong dịp ấy.
ReplyDeleteEm cũng nhớ là trong lần ấy, anh có bảo rằng, sở dĩ anh bức xúc là vì hồi xưa xin tỵ nạn (hay cư trú) khó quá, lao tâm khổ tứ bao nhiêu mới được, mà giờ thấy hội Trung Đông được quá dễ dàng, nên anh bực :). Về sau, anh bảo cái đó là anh nói đùa, nhưng thực tế em cũng ko biết anh nói đùa hay thực nữa.
Còn vụ chị Hoai Thu Loos, thì em nhớ khởi đầu là sau một số comment của anh, chị nhận xét rằng "võ đoán". Thiết tưởng cũng là một ý kiến ôn hòa, nếu ko phải võ đoán thì anh có thể hồi âm một cách ôn tồn. Nhưng sau đó anh làm toáng lên, ngôn từ khá chợ búa, và rốt cục có thể đã có ý kiến nên "mời anh ra" (cái đó em ko nhớ rõ, nhưng kết quả là anh vẫn ở đó, vẫn tha hồ comment tiếp). :)
Lẽ ra em ko cần "can thiệp" vào những tranh luận tay đôi thế này, nhưng chuyện đã lâu, lại xảy ra ở FB em, nên em nhắc lại để mọi người nắm bắt qua đầu đuôi. Nếu rảnh em sẽ tìm lại link vụ đó (em ko hứa vì tìm mất thời gian), ai muốn có thể đọc lại chi tiết thì dễ hiểu và hiểu chính xác hơn mọi thứ.
Môi trường mạng, tất nhiên chửi bới hay la hét cũng chả ai làm gì được mình, mà nhất là nếu sau này mình lại thuật lại câu chuyện như thể mình là người nhìn xa trông rộng, "bộc trực", muốn "mở mắt" cho "lũ lừa" mà bọn u muội ấy nói ko chịu nghe :). Ngoài ra, như có người nói, một forum mà cãi nhau chí tử là lý tưởng, vì như vậy là vấn đề được nhiều người để ý và "đào sâu" :).
Tuy nhiên, em vẫn xin nhắc lại (lần thứ n), rằng ở đây ko có ai là bố người khác, ko có ai chắc được là mình có kiến thức hay sở học vượt lên hết "đám đông" ("lũ lừa"), nên mọi phát ngôn nên từ tốn, vừa phải, tôn trọng người đối diện. Bằng không, có cách rất đơn giản là em sẽ xóa hết những gì vượt khỏi giới hạn thông thường của thảo luận.
Nhưng, có một cách khác có lẽ còn hay hơn: đó là cứ giữ lại hết những tranh luận hay chửi bới nhiều khi quá đà ấy. Để thiên hạ đọc và suy nghĩ. Và để một lúc nào đó, người viết ra chúng đọc lại, và sẽ hổ thẹn vì có lúc mình đã viết những dòng thiếu suy nghĩ, và ko xứng với chính mình như vậy.
Tho Pham Tuan: Đã muốn tham gia việc của công chúng thì để công chúng đánh giá đi ! Và hội chứng đám đông hay bất cứ hội chứng nào cũng sẽ mờ nhạt dần theo thoeif gian ! Tri thức sẽ được thực tế chứng minh tiếp- ta bình tĩnh cùng chờ - đó là duy vật chứ không tin theo duy ý chí
ReplyDeleteNguyen Hoang Linh: Ngoài ra, đừng nghĩ cứ cãi nhau như mổ bồ, tiện thể đấm đá thụi nhau mấy phát là hay, là bổ ích, vì "dân chủ" nó là thế, ta phải được "tự do ngôn luận", "tự do biểu đạt", v.v...
ReplyDeleteNgày hôm qua, sau những đại chiến về "niềm tin", một vài CTV có nhắn tin cho em, bảo rằng họ sợ quá, ngán quá, nếu mỗi thứ viết ra lại bị đấu đá, tùng xẻo như thế.
"Họ" ở đây là những người có hiểu biết, kiến thức, ko phải mít xoài, và sẵn sàng đối thoại ôn hòa nếu có bất đồng về quan điểm. Nhưng ko ai rảnh và có hứng nghe miệt thị hay chửi bới.
Tất nhiên, có thể lý luận là đã viết ra thì phải chịu búa rìu "dư luận", v.v... Nhưng cái "dư luận" mà các anh thực thi nó cũng méo mó, xuyên tạc, ngụy biện ko khác gì "dư luận" CS mà các anh luôn bài bác.
Như vậy, xây dựng chưa thấy đâu, chuyện "mở mắt cho lũ lừa" cũng ko thấy (hoặc giả phải "tam bách dư niên hậu" mới có con lừa nào nhận ra? vì quá cao siêu?), nhưng tác dụng phá hoại thì đã thấy.
Sau cmt này, em sẽ xóa bất cứ cmt nào thiếu xây dựng, làm bẩn không gian công cộng. Ai muốn làm điều đó, có thể làm ở nhà mình.
Tho Pham Tuan: Theo mình nghe theo ai đó là tuỳ cá nhân, nhưng định hướng dư luận thì nên thận trọng. Tội đồ dân tộc - toàn kẻ khôn chứ không đến nỗi ngu. Hitler cũng đã làm một số điều có ích cho dân cho thế giới. Tốt xấu ta nên cảnh giác từ xa. Còn một số cá nhân thích hội chứng đám đông thì cũng như cú mèo sợ Ánh sáng - mình không coi là quan trọng
ReplyDeleteKim Tuyen Ta: Trời ơi, chỗ này có ai ủng hộ đảng cs và có định tuyên truyền gì đâu? Bài viết của tác giả, theo tôi hiểu, chỉ là tiếng kêu than về đất nước và thân phận người Việt. Bài viết chưa/ không đề đạt huớng giải quết. Rõ ràng, dân chúng không còn tin vào đcs và bộ máy lãnh đạo hiện thời nữa. Tác giả chỉ ra thực tế đó. Đây là bài viết trong mục Y kiến bạn đọc. Có phải chuyên luận về tầm nhìn tư duy chính trị đâu mà đòi hỏi này nọ. Muốn dân chủ, muốn thay đổi xã hội thì trước hết phải thay đổi quan điểm "ai không giống ta là kẻ thù của ta", vì cộng sản chính là như vậy đó. CS có rất nhiều kẻ thù, cứ sai y là thành kẻ thù! Đừng tranh luận với nhau như kẻ thù, giống CS!!!
ReplyDeleteThinh Phan Duc Trót bắn phát Đại bác đầu tiên vào cái món Niềm tin mù quáng này đầu tiên, đành phải lặp lại một comment trong ngõ nhỏ phố nhỏ ra đây, kẻo thiên hạ lại bảo không biết nhận trách nhiệm.
ReplyDeleteChẳng may cho tác giả cái bài này là nó động tới khái niệm Niềm tin mà theo Freud thì nó nằm ở tầng dưới cả Tiềm thức. Cách đây một tháng mình vừa thảo luận với ông thầy hướng dẫn khoa học cũ của mình về cái đề tài trong Lý thuyết tiếp nhận quyết định, một đề tài mà ông thầy đã nghiên cứu hơn hai chục năm nay, lúc đầu nó xuất phát từ Lý thuyết phục vụ quần chúng và Lý thuyết xếp hàng trong điện toán, thế rồi nó lại được giới thiệu mô tả dây dính đến cả lý thuyết tập hợp ở ranh giới giữa khoa học và tâm linh và lan sang cả những vấn đề mà Sigmund Freud đề cập tới. Nếu tường tận hết những chuyện này thì theo ông thầy nhận định là có thể ứng cử giải Nobel mất, chẳng hiểu trong lĩnh vực gì nữa, nói cho vui vậy. Cách dây 18 năm, lúc đói quá, ông thầy quyết định bỏ việc theo đuổi việc ngồi viết lách và bảo vệ học vị Doctor theo hệ Liên xô cũ để đi kiếm ăn và xui mình đem cái đề tài này báp cáo qua tại hội nghị khoa học của WAG tổ chức tại UTEP vào cuối tháng 3 năm ấy.
Tất nhiên bài viết của tác giả link dẫn theo cái stt của Nguyen Hoang Linh chẳng may động vào điều mà tác giả viết với một sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng trong một lĩnh vực mà tác giả này khá lõm bõm mà mình nhận định là độ sâu tương đương cái "cơi trầu" là cùng.
Rất ít người nhận ra được điều này trong kết luận dở hơi về việc phải đi tìm Niềm tin mới cho dân tộc nên mình đã phản ứng ngay với comment đầu tiên. Trừ anh Tho Pham Tuan hiểu vô cùng chính xác cái ẩn ý của cái kết luận tai hại kia thì có thể có lẽ nhiều người rất mơ màng nhưng không rõ thực chất mình phản ứng với cái gì.
Bỗng nhiên có mợ Kim Tuyen Ta vốn nhiệt tình có thừa, nhưng đọc lớt phớt đi bắn phát pháo hiệu cho mợ #Frey tưởng thật, ào ào lên phản đối bác Thọ dẫn câu chuyện tới đụng phải điều mà anh Trần Phúc Châu nói nhiều nhưng số người hiểu ra tiếc rằng không nhiều, rồi hiểu nhầm anh ấy và sinh ra cái ngõ nhỏ phố nhỏ này.
Mợ Fe bây giờ đừng có chối trách nhiệm lại còn khen lung tung phải với chuẩn cái gì nữa nhé không là mất cổ động viên yêu quý Tuyen Nguyensy lúc nào không biết đấy. Cộng sản hay thân cộng với chống cộng, nói thẳng ra là tôi dell quan tâm, nên không có vấn đề gì chuyện thù với oán ở đây cả. Nó là cái gì thì anh Thọ nói cả và nói rất rõ ràng rồi.:D
Luong Le-Huy: Tôi xin được tóm lại những gì tôi đã phát biểu ở trên:
ReplyDelete- tôi không "tin" - tức là "nghĩ" - rằng người Việt "đánh mất niềm tin" mà họ chỉ không còn tin vào những điều nhóm người kia bảo là chủ ̣đích, mục tiêu gì gì đó.
- tôi cũng "tin" rằng, bổn phận người viết - dù chỉ một dòng chữ - và nhất là lúc này là phải rõ ràng đầy đủ, không vì bất cứ lý do nào mà chắt đầu chặt đuôi, để thành ra vô tình góp phần vào trận hỏa mù mà nhóm người kia đã bầy ra đưa dân tộc vào thế...
Tôi xin chấm dứt còm nơi này từ đây.
Nhan Thanh Frey: Anh Huy, em ko đồng ý với anh bảo bổn phận của người viết là phải thế này thế kia.... Đây là một bài cá nhân, sao lại bổn phận với ai? Trừ khi anh bảo bổn phận là phải thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân thì ok, nhưng nó chẳng liên quan gì đến tự do của người viết, nhất là khi bài viết ko có ý tiêu cực, định hướng.
DeleteNhan Thanh Frey: Việc chặt đầu chặt đuôi, thì người đọc có thể nhận xét là bố cục chưa chặt, nhưng cũng ko vì thế mà ta có quyền ép người viết phải viết theo ý của độc giả, anh Huy ạ!
DeleteChuyện cãi nhau ở đây ko thể đổ lỗi cho tác giả được, mà do người đọc ko khéo léo nên đụng độ...
Luong Le-Huy: Nhan Thanh Frey, Nói riêng với bạn Nhan Thanh thôi.
Delete- Người viết và người đọc bao gồm cả viết stt hay viết còm
- "Không thế này thế kia" mà " rõ ràng đầy đủ, không vì bất cứ lý do nào mà chắt đầu chặt đuôi"
- Tôi quan niệm đó là bổn phận tộ́i thiểu, đối với người và cả với mình.
- Tự do tư tưởng và tự do phát biểu không hề loại trừ "bổn phận".
Nhấn mạnh lại: đây là chỉ để trả lời trực tiếp góp ý của bạn Thanh Nhan.