Thursday, December 22, 2016

Dầu dừa và lập luận minh hoạ

Dầu dừa đang là mốt. Trước là ở Mỹ gần đây tràn về Việt Nam. Giá trước kia rẻ bây giờ dầu tốt phải 500-600K /1 lít. Nếu ai đó mua hộ giá 200-300 có lẽ là dầu rởm hoặc người mua phải bù tiền vào Có thể họ có lỗi hoặc định nhờ vả bạn điều gì đó. 
Nghe nói dầu dừa tốt cho sức khoẻ, chống ung thư còn hơn dầu olive. Có mấy bài báo đứng đắn tiếng Anh nói thế. 
Dầu dừa đối với tôi hay ở chỗ đừng tin chắc 100% điều bác sĩ nói. Lập luận của họ lại càng không nên tin vì bạn tự dùng các lập luận như họ sẽ nguy hiểm Trong y học lập luận dùng để minh hoạ chứ không phải để chứng minh Chứng minh của họ lại là thống kê. Cứ xem việc tìm ra Viagra khi thử nghiệm chữa tìm mạch thì rõ. Thuốc tim mạch chế tạo xong đem thử lâm sàng cho các bệnh nhân tim mạch thì 100% sung. Bệnh tim mạch không thấy nói gì nữa mà đen thuốc đó bán cho bệnh nhân rối loạn dương cương kiếm vài tỷ đô.
Y học nói rằng axit béo có hai loại: béo no và béo không no. Y học cũng lập luận rằng béo no là nguyên nhân gây ung thư vì blah, blah,... (quả tình ngại nhắc lại các lập luận minh hoạ nhảm nhí) Dầu dừa có nhiều axit béo và no. Tôi thích ăn dừa nhưng bác sĩ bảo dễ ung thư nên kiêng một thời gian dài. Cho đến cách đây hơn chục năm có câu chuyện anh chàng bị ung thư sắp chết sang xứ dừa Bali chơi trối chết thấy người ta uống dầu dừa chữa bệnh. Chàng cũng uống theo với mục tiêu chết cho nhanh. Ai dè khỏi ung thư.
Thế là sinh ra cơn sốt dầu dừa. Các y học giả bèn nghiên cứu và đưa ra lập luận minh hoạ mới: axit béo no sợi dài mới gây ung thư, nhưng sợi ngắn thì chữa ung thư. Axit béo no trong dừa là sợi ngắn nên không có gì khó hiểu. Lại có lý do blah, blah,...
Suy cho cùng các khoa học hoang sơ đều vậy không có gì khác Đặc biệt trong các khoa học còn hoang sơ hơn như chính trị, quản lý,... lập luận minh hoạ mới tác quái. Ba cái vụ dầu dừa lẻ tẻ ăn nhằm gì.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

27 comments:

  1. Do Xuan Phuong: Đối tượng của y học là cơ thể - hệ thống phức hợp và phân kỳ thì làm gì có chuyện nhân quả tuyến tính ạ. Truyền thông hay nhầm tưởng y học là để hiểu bệnh và chữa bệnh, nhưng trong nghề thì vẫn luôn nhắc nhở "Không có bệnh, chỉ có người bệnh!". Tức là mỗi cá nhân là một đặc thù mà bệnh lý có thể tuân theo quy tắc thống kê ở mức độ nhất định thôi. Vì thế ai thích dầu dừa thì cứ xơi, người khác dùng dầu olive, dầu cọ ... là việc của họ.

    Vụ hierarchy problem này cũng có trong vật lý nên mới đẻ ra khái niệm "hiệu dụng" ạ.

    ReplyDelete
  2. Tran Thi To Nga: em cũng thấy mệt mỏi với vụ ăn mỡ lợn hay ko ăn mỡ lợn, rồi ăn dầu tinh luyện hay dầu ép thô. Túm lại là nay đúng mai sai ngày kia lại đúng.
    Thôi kệ mẹ hết chúng nó đi. Ông bà tổ tiên mình ăn gì thì mình ăn nấy. Chạy nhảy nhiều cho nó khỏe.
    Còn ung thư cứ uống lá đu đủ với lá sả thì chắc viện K đóng xừ nó cửa đi.
    Cái gì cũng có nhóm lợi ích đứng đằng sau cả. THôi cái gì ngon miệng thì ăn thôi ạ. Chết thì cũng được ăn ngon, rồi mới chết. Còn hơn chết rồi mà chưa được ăn ngon.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Vụ này anh lại nhớ ông. Thời trước khi ông bị Alzheimer thì phát hiện ra có một u nhỏ. Chưa biết lành hay ác. Anh ở Mỹ về cả nhà kéo ra quán nước cạnh nhà họp bí mật và nghị quyết là nếu có gì thì không hóa trị mà để ông sống cho sung sướng.

      Delete
  3. Camtrinh Nguyen: Trời kêu ai nấy dạ thôi. Đàng sau sự ca ngợi một cái gì đó là quảng cáo một cái gì đó

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Trong chính trị và quản lý thì quảng cáo cái gì hả chị Camtrinh Nguyen

      Delete
  4. Minh Le Quang: em cũng ko rõ chức năng cái này lắm, nhưng có 1 anh bạn Nga đang có ý mở công ty để đánh hàng này từ Việt Nam sang Nga, chắc đ/c này nhìn thấy tiềm năng trong mặt hàng này.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Không biết sản xuất tại VN thế nào. Các cao nhân như MASAN muốn xuất khẩu nông sản như dưa chuột được vài vụ là không làm được nữa. Lý do vì nông dân ta rất chất chưởng, khó làm ăn quy củ và lớn. Nên làm với Indo hay Mã thì hơn.

      Delete
  5. Tuan Le: Dầu dừa nguyên chất ở Bến Tre 300,000 đ/lít, anh Ai Viet. Lên tới Sài gòn thì 500,000 - 600,000 đ/lít. Thị trường nhỏ, nên chi phí phân phối trên thị trường sẽ phải cao, chuyện bình thường.

    ReplyDelete
  6. Nguyen Binhduong: Tôi ko biết nhưng dùng để bôi vết mổ thấy vết thương bên ngoài mau lành nhưng xương bên trong thì... chưa lành, vẫn đau

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Thế thì tốt Có thể xương cần can xi, sụn cá mập, glucosamine để hồi phục nhanh hơn chăng?

      Delete
    2. Nguyen Binhduong: Cô tôi nói là chữa vết thương chóng bình phục, nhưng mình thấy chữa liền vết sẹo thì tốt

      Delete
  7. Nguyễn Trọng Dũng: Trước kia em cũng nghĩ như anh. Nhưng dần dần em càng thấy trong các môn khoa học thì toán là thô sơ nhất. Có thể đó là lý do người Việt mình khả dĩ có thể học giỏi toán (so với các môn khác). Các môn anh nhắc tới như chính trị, quản lý theo em đòi hỏi tư duy ở bậc cao hơn mà người Việt mình thường không với tới được :(

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Trọng Dũng: Thô sơ ở đây hiểu theo nghĩa dễ có thể thay thế bằng máy móc.

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Anh lại nghĩ thô sơ là chưa phát triển nên đúng sai phụ thuộc chủ quan

      Delete
    3. Nguyễn Trọng Dũng: Những vấn đề mang tính tất định càng cao thì máy móc càng dễ thay thế con người. Chủ quan, intuition sẽ thành trì cuối cùng của trí tuệ con người trước AI

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Tất định chứng tỏ well developed chứ

      Delete
    5. Nguyễn Trọng Dũng: Thêm một chút: người Việt mình khả dĩ có thể làm toán, vì có thể xem là một dạng lao động chân tay. Con lao động trí óc thực sự như chính trị và quản lý thì người mình làm như shit.
      Well developed vì dễ hình thức hoá hay qui trình hoá

      Delete
  8. Nguyen Ai Viet: Nếu nói là càng xa máy móc thì tư duy của người vượn chắc phát triển nhất

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyễn Trọng Dũng: Anh không hiểu ý em. Ý em là theo góc nhìn của em thì những vấn đề càng dễ tự động hoá thì càng đơn giản

      Delete
    2. Nguyễn Trọng Dũng: Như anh định làm phần mềm tìm và chứng minh định lý tự động chẳng hạn

      Delete
    3. Nguyễn Trọng Dũng: Những lĩnh vực dễ qui trình hoá và hình thức hoá sẽ bị máy móc, AI chiếm lĩnh dần dần. Có thể những vấn đề khó cuối cùng mà AI không giải được là những vấn đề cần chủ quan và cảm tính của con người

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Thực ra là chơi chữ thôi Theo anh khoa học chính xác là khoa học phát triển hơn. Những bài toán chưa giải được không có nghĩa là nó phát triển hơn, mà là kém phát triển hơn

      Delete
    5. Nguyen ai Viet: Anh không nghĩ Toán học là AI hoá đc

      Delete
    6. Nguyễn Trọng Dũng: Em cũng không hẳn nghĩ là AI có thể làm được toán vì toán thực ra cần rất nhiều chủ quan và intuition. Em nói quá lên thế để so sánh thể vì có thể nói phần tất định trong toán rất nhiều.

      Delete
    7. Nguyễn Trọng Dũng: Em nhờ ông Neumann diễn đạt "If people do not believe that mathematics is simple, it is only because they do not realize how complicated life is."

      Delete
    8. Nguyễn Trọng Dũng: Chính trị và quản lý có thể nói gần với life hơn

      Delete
  9. Nguyen Ai Viet: Simple không có nghĩa là thô sơ, complicated là do chưa phát triển.
    Hình như Dũng lẫn các cặp từ simple-primitive complicated-sophisticated

    ReplyDelete