Thursday, December 29, 2016

Các giả thuyết về ý thức

Câu này rất quan trọng nên phân tích cho kỹ

Consciousness implies awareness: subjective, phenomenal experience of internal and external worlds. Consciousness also implies a sense of self, feelings, choice, control of voluntary behavior, memory, thought, language, and (e.g. when we close our eyes, or meditate) internally-generated images and geometric patterns.

Ý thức kéo theo nhận thức: trải nghiệm chủ quan, mang tính hiện tượng về thế giới bên trong hoặc bên ngoài. Ý thức cũng kéo theo cảm nhận về bản thân, các cảm xúc, lựa chọ, điều khiển hành vi tự giác, ký ức, suy nghĩ ngôn ngữ, và (khi chúng ra nhắm mắt, hoặc thiền định) các hình ảnh sinh ra từ nội tâm và các mẫu dạng hình học.
Thế nào là trải nghiệm mang tính hiện tượng? Trải nghiệm mang tính hiện tượng là trải nghiệm trực tiếp hoặc có thể nhận biết nhờ các cảm nhận. (perceptible by the senses).
Nên nhớ theo nội dung trên "các hình ảnh sinh ra từ nội tâm" có thể là ảo giác, không phải là bản thân ý thức mà chỉ là sản phẩm của ý thức.
Mặc dù vậy chúng ta vẫn chưa biết ý thức là gì. Chúng ta nhìn thấy thế giới, thấy bản thân ta, thấy thực tế là nhờ ý thức. Vì vậy ý thức xác lập sự tồn tại của chúng ta. (Nghe rất giống khái niệm linh hồn. Có quan điểm sự tồn tại của chúng ta gắn liền với các quá trình sinh hóa trong cơ thể.)
Có các khả năng sau đây:
1. Quan điểm khoa học/duy vật: Ý thức không phải là một phẩm chất độc lập mà xuất hiện nhờ các quá trình vật lý. Theo quan điểm này, ý thức là thuộc tính của một chiếc máy tính sinh học (cơ thể chúng ta). Trong hướng suy nghĩ này còn hai trường phái: một cho rằng ý thức có trong mọi vật, một cho rằng ý thức chỉ xuất hiện ở các tổ chức bậc cao. Khi đó ý thức KHÔNG PHẢI LÀ TÍNH NĂNG CỐ HỮU CỦA VŨ TRỤ.
2. Quan điểm nhị nguyên Tinh thần/Vật chất: Ý thức là phẩm chất độc lập, không chịu điều khiển của các định luật vật lý. Descartes giả thiết ý thức có sẵn trong vũ trụ, là thành phần của Thượng đế. Ý thức có thể ảnh hưởng tới vật chất và hành vi của con người nhưng không thể mô tả trên cơ sở khoa học.
3. Quan điểm khoa học mới: Ý thức mô tả bằng các quy luật vật lý mà chúng ta đang đi tìm kiếm (chẳng hạn như máy tính lượng tử, hoặc hấp dẫn lượng tử). Đây chính là giả thuyết của Penrose-Hameroff.
Quan điểm 1. và 3. đều cho rằng ý thức có thể hiểu được bằng quy luật khoa học (chân lý là thống nhất, không phân biệt khoa học và ý thức). Quan điểm 1 có phần mạnh hơn cho rằng các quá trình sinh hóa đủ để giải thích ý thức. Những người cho rằng khoa học là rào cản cho việc hiểu tâm linh cũng dựa trên việc phản biện quan điểm 1. Quan điểm 2. cho phép mở rộng các quy luật vật lý để tìm hiểu ý thức (Hấp dẫn lượng tử chỉ là một trường hợp riêng).
Quan điểm 2, thực chất là bất khả tri, tức là ai làm khoa học thì làm khoa học, ai thờ cúng cứ việc thờ cúng, nước sông không phạm tới nước giếng. Nói chung tôi là người cởi mở với mọi khả năng tư duy nhưng rất ghét các loại bất khả tri luận. Nếu từ thời Hy La hoặc Phục Hưng, Bừng Sáng, tất cả chúng ta đều tin ở bất khả tri luận, đã không thể có thế giới văn minh ngày nay. Những người đẩy nhân loại tiến lên phía trước, dù họ có nói thế nào, đều là thái độ phủ định bất khả tri luận.
Tuy không thể chứng minh, nhưng rõ ràng, sự tiến hóa của khoa học đã chứng minh đời sống con người ta tốt lên, con người ta thay đổi cách suy nghĩ, có hệ thống luật pháp đạo đức ổn định hơn, rõ ràng các quy luật khoa học đã ảnh hưởng tới phương thức tồn tại của con người. Nếu ta thừa nhận ý thức xác lập sự tồn tại của con người, về ngôn ngữ đã có một sự liên quan giữa quy luật khoa học và ý thức ở mức độ thực nghiệm. Như vậy trước mắt chúng ta có thể theo quan điểm 3 để tiến hành các khảo sát với open mind cho các quan điểm 1. và 2.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
ghi chép và suy tưởng về mô hình ý thức của Penrose-Hameroff

3 comments:

  1. Do Xuan Phuong: Em đồng ý với quan điểm duy vật về ý thức bởi vì các bằng chứng do các nhóm nghiên cứu khoa học nghiêm túc đều ủng hộ luận điểm ý thức là sản phẩm của hoạt động thần kinh cao cấp. Một số kết quả gần đây đã ứng dụng công nghệ cao và mô hình hóa thực sự rất thuyết phục, ví dụ bài trong link dưới đây.

    Về nghiên cứu của Penrose - Hameroff thì em đọc là vì danh tiếng quá lớn của Penrose, chứ chưa thấy giá trị thật sự nằm ở chỗ nào. Lượng tử hóa các quá trình cổ điển thì là đương nhiên về nguyên tắc, nhưng để thực nghệm được thì rất khó. Trong khi đó việc nghiên cứu mô hình hệ thống phức hợp thích nghi CAS (Complex Adaptive System) lại dễ dàng hơn nhiều và khả dĩ tiên đoán.

    Cũng bật mí luôn với mọi người, trong điều kiện VN không có thầy giỏi lẫn labs mạnh thì tìm hiểu ý thức và nội tâm vẫn còn cách khác, chính là tu tập thiền. Ai cũng có một bộ não, cho nên tự khám phá nó chính là việc mà hàng trăm ngàn năm nay các nhà tu luyện đã làm và viết thành sách. Phối hợp cả kiến thức và tu luyện lại càng tốt, quá trình tự nhận thức (self-cognitive) sẽ mở lối đến superego. :D
    http://m.medicalxpress.com/.../2016-01-brain...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Anh cũng chưa thể biết được giá trị của lý thuyết Penrose-Hamedoff. Phải đọc kỹ hơn một chút. Có lẽ là ở chỗ Penrose tách ý thức ra khỏi quá trình tính toán của hệ thần kinh. Ông cho đó vẫn là vô ý thức. Theo Penrose ý thức là hiệu ứng quantum. Hamedoff cho rằng hiệu ứng này xảy ra trong microtubule. Penrose cho rằng synapse đã có thể tính toán theo nghĩa máy tính cổ điển.

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Vâng, microtubule hẳn là đóng vai trò nào đó trong quá trình điện hóa học của neuron, tức là có thể chi phối synapse firing. Cơ chế trao đổi ion qua màng tế bào tạo ra chênh lệch điện thế cũng đã được biết đến từ lâu, vấn đề bây giờ là tìm quan hệ giữa ionizing spectrum và hoạt động của microtubule. Nếu các phân tử cấu tạo vi ống gây ra đặc trưng ionizing thì hẳn là sẽ tìm được quy luật phân bố của firing tương ứng.

      Delete