Ở Mỹ, thất nghiệp bao giờ cũng được cố gắng giữ trên một mức sàn nào đó. Dưới mức đó xem như là báo động thiếu nhân lực. Thất nghiệp ở một tỷ lệ nhất đinh tạo động lực cạnh tranh và đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực.
Có điều cần hiểu thế nào là "thất nghiệp". Nếu tôi được đào tạo A muốn làm việc B nhưng không ai thuê, tôi sẽ được coi là thất nghiệp mặc dù có cơ hội làm việc C. Có nghĩa khác về thất nghiệp mà ta hay hiểu là tôi tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay trung học nghề mà không kiếm được bất cứ việc nào để sống có tư cách đến nỗi phải quỳ trước truyền hình HN với tấm biển xin việc ở cổ.
Loại thất nghiệp thứ hai này không lành mạnh. Trách nhiệm có thể ở cả xã hội và nhà trường.
Ở Việt Nam không có hạ tầng hướng dẫn và điều chỉnh nguồn nhân lực. Tư vấn chọn ngành, dự báo nhu cầu nhân lực, điều tra về việc làm. Cơ hội đào tạo lại học ngành khác cũng khó khăn. Trong khu vực công thì lương đánh đồng giữa các ngành và không theo cung cầu. Tất cả những cái đó đều làm thị trường nhân lực méo mó.
Các bạn đọc bài được đề cập đến ở đây
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
No comments:
Post a Comment