Saturday, December 24, 2016

Ghê và dữ

Người Bắc nói "thích ghê lắm", người Nam nói "thích dữ lắm". Người Nam nói "Con dzợ tui dữ lắm", người Bắc nói "mụ vợ tôi ghê lắm". Tuy thay thế nhau nhưng gốc gác hai từ này không tương đương. "Ghê" là một trạng thái tâm lý của chủ thể người nói, "ghê người", "sởn gai ốc" "tởn gáy". "Dữ" là trạng thái của khách thể "dữ dằn", "dữ tợn". Người Bắc ưa nói về bản thân, người Nam ưa nói về khách thể. Có thể có lý do lịch sử chăng?

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

11 comments:

  1. Ca Vu Thanh: Có phải "ghê" là nói về chủ thể không bác? Tôi thấy "ghê" ở đây là "ghê gớm", tức cũng tương đượng với "dữ dằn". Nguyên do người Bắc nói khác người Nam có phải là do khi Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam chia đôi đất nước, muốn tạo nên một nước mới với ngôn ngữ khác nên dùng từ khác với nghĩa tương tự nhau không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Tôi nói trường hợp nghĩa giống nhau rồi mà. Đang tìm gốc từ nguyên.

      Delete
  2. Chinh Nguyen Trung: Ghê = dữ tuỳ theo ngữ cảnh bắc hay nam ạ

    ReplyDelete
  3. Huyen Nguyen: Tại sao chọn đối tượng làm ví dụ trong mấy câu nhậy cảm thế nhỉ? Tự nhiên băn khoăn chiều nay tối nay ăn đâu ngủ đâu đây?...

    ReplyDelete
  4. Hong Nhat Do: Huyền thâm thúy . Hôm nay là noem đấy. Cẩn thận nhé

    ReplyDelete
  5. Tran Thi To Nga: Bắc nói Tắc đường, Nam nói kẹt xe

    ReplyDelete
  6. Nguyen Ai Viet: Nam cũng có chữ "ghê" nhưng không có nghĩa là "ghê gớm" mà là "ghê tởm" như "Thằng chồng mày nhìn ghê thấy mồ"

    ReplyDelete
  7. Nguyen Thi Bach Tuyet: Còn người Trung nói sao anh V

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: "Ghê tởm": "nhin ma phạt gợm" "Ghê gớm" "dự tợn quạ".

      Delete
  8. Doan Hong Nghia: Người Bắc và người Nam đều nói về người Bắc? Đem Bắc kỳ ra làm thước đo?

    ReplyDelete
  9. Nguyen Ai Viet: Thí dụ nữa: Người Bắc nói "hết sức" (chủ thể) người Nam nói "quá trời" (khách thể).

    ReplyDelete