"Chào buổi tối tất cả mọi người. Tôi xin gửi lời chào nồng nhiệt tới các thành viên của Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển và tới tất cả những vị khách ưu tú có mặt trong buổi tối nay.
Tôi xin lỗi vì đã không thể tham dự trực tiếp, nhưng xin hiểu cho rằng, tôi chắc chắn sẽ có mặt bên mọi người ở góc độ tinh thần và rất vinh dự khi được nhận giải thưởng danh giá này.
Được trao giải thưởng Nobel văn chương là một điều tôi chưa bao giờ hình dung tới. Từ thuở đầu đời, tôi đã quen với việc đọc và hấp thụ những tác phẩm của những tác giả thực sự xứng đáng với danh hiệu này như: Kipling, Shaw, Thomas Mann, Pearl Buck, Albert Camus, Hemingway.
Những người khổng lồ văn chương mà tác phẩm của họ đã được dạy trong nhà trường, được lưu trữ trong các thư viện trên toàn thế giới và được nhắc tới với những lời kính trọng đã luôn tạo được ấn tượng sâu sắc. Và giờ đây tôi đã được gia nhập vào hàng ngũ những tên tuổi ấy trong một danh sách thực sự vượt qua cả ngôn từ.
Tôi không biết liệu rằng những người đàn ông và phụ nữ này đã bao giờ từng nghĩ về một giải thưởng Nobel cho bản thân họ không, nhưng tôi đồ rằng, bất cứ ai viết một cuốn sách, một bài thơ, hay một vở kịch ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng đều có thể mang trong mình mơ ước bí mật ẩn sâu bên trong họ. Ước mơ đó có thể bị vùi sâu quá mức đến nỗi ngay cả họ cũng không nhận ra nó.
Nếu có ai đó bảo tôi rằng tôi có cơ hội mỏng manh đoạt được giải thưởng Nobel, tôi hẳn đã nghĩ rằng cơ hội đó với mình cũng giống như việc được đứng trên Mặt trăng vậy.
Trên thực tế, vào năm tôi ra đời và trong một vài năm sau đó, đã không có ai trên thế giới được đánh giá là đủ xuất sắc để giành giải Nobel này. Vậy nên, sẽ là không quá khi tôi nhận rằng mình là một trong số những trường hợp hiếm hoi.
Tôi đang ở ngoài đường thì nhận được tin bất ngờ này, và phải mất hơn vài phút để tôi có thể xử lý nó phù hợp. Tôi bắt đầu nghĩ về William Shakespear, một đại văn hào.
Tôi cho rằng ông ấy đã nghĩ về mình là một kịch tác gia. Ý nghĩ rằng mình đang viết văn chương rất có thể chưa bao giờ có trong đầu ông ấy.
Những ngôn từ ông ấy viết ra là dành cho sân khấu. Chúng được viết để nói chứ không phải để đọc. Khi ông ấy viết vở kịch Hamlet, tôi chắc rằng ông ấy sẽ nghĩ về những vấn đề khác nhau như: "Ai sẽ là các diễn viên phù hợp cho những vai này?" "Vở kịch này sẽ được diễn trên sân khấu ra sao?" "Tại sao tôi thực sự muốn đặt bối cảnh vở diễn ở Đan Mạch?"
Tầm nhìn cũng như những đam mê sáng tạo của ông ấy chắc chắn sẽ được đặt ra trước tiên trong tư duy của nhà viết kịch, nhưng cũng còn những vấn đề đời thường khác cần phải xem xét và giải quyết. Đó là những vấn đề như: "Có tiền cho nó lúc này không?", "Có đủ những chỗ ngồi tốt cho những người bảo trợ của tôi không?", "Tôi sẽ kiếm đâu ra một chiếc đầu lâu người?".
Tôi cá rằng điều mà Shakespeare ít nghĩ tới nhất trong khi viết tác phẩm của mình là câu hỏi "Nó có phải là văn học không?"
Khi tôi bắt đầu viết các bài hát lúc còn là một thiếu niên, và thậm chí khi tôi đã bắt đầu đạt được một số thành tựu ghi nhận về khả năng của mình, những khát vọng với các bài hát đó cũng chỉ như cho tới lúc này. Tôi nghĩ chúng sẽ được nghe ở các quán cà phê hay quán bar, có thể sau đó ở những nơi như Carnegie Hall, London Palladium.
Nếu tôi thực sự mơ ước lớn, có lẽ tôi có thể hình dung tới việc làm một bản thu âm và sau đó nghe các bài hát của mình trên đài phát thanh. Đó thực sự là một phần thưởng lớn trong tâm trí tôi. Làm các bản thu âm và nghe các bài hát của bạn trên sóng phát thanh có nghĩa là bạn đang tiếp cận đến một lượng khán giả lớn và bạn có thể tiếp tục làm những việc bạn đã dự định làm.
Vâng, tôi đã làm những gì thuộc dự định của mình trong suốt một thời gian dài qua. Tôi đã có hàng tá đĩa thu âm và đã biểu diễn hàng ngàn chương trình âm nhạc trên toàn thế giới. Nhưng chính những bài hát mới là phần trọng tâm thiết yếu trong hầu như mọi thứ tôi làm.
Chúng dường như đã tìm được một chỗ đứng trong đời sống của nhiều người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau, và tôi biết ơn điều đó.
Nhưng có một điều tôi phải nói. Là một nghệ sĩ biểu diễn tôi đã biểu diễn cho 50.000 người và tôi cũng đã biểu diễn cho 50 người, và tôi có thể nói với bạn rằng chơi cho 50 người xem khó hơn.
50.000 người có một kiểu cá tính đơn nhất, nhưng 50 người thì không phải vậy. Mỗi người có một cá tính riêng, độc lập, một thế giới của chính họ. Họ có thể cảm nhận mọi thứ rõ ràng hơn. Sự thành thực của bạn và cách nó liên đới với độ sâu trong tài năng của bạn sẽ bị thử thách.
Sự thực thì (quy mô) Ủy ban Nobel quá nhỏ tới mức họ không thể không hiểu tôi.
Nhưng, cũng như Shakespear, tôi thường quá bận bịu với việc đeo đuổi những nỗ lực sáng tạo và giải quyết mọi khía cạnh của các vấn đề đời thường. Kiểu như "Ai là những nhạc sĩ giỏi nhất của những bài hát này?", "Tôi có đang thu âm ở phòng thu phù hợp không?", "Bài hát này đã ở đúng nốt của nó chưa?" Có một số thứ chẳng bao giờ thay đổi, ngay cả trong suốt 400 năm.
Chưa từng một lần tôi có thời gian để tự hỏi mình câu "Những bài hát của tôi có phải văn học không?" Vậy nên, tôi thực sự cảm ơn Viện hàn lâm Thụy Điển, đã dành thời gian để xem xét chính câu hỏi đó, và mặt khác, rốt cuộc đã đưa ra một câu trả lời tuyệt vời như vậy".
Tôi cầu chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với tất cả mọi người,
Bob Dylan".
Nguồn: https://www.nobelprize.org/nobel_prizes/literature/laureates/2016/dylan-speech.html
from FB/Nguyen Q Quy
Nguyen Q Quy: Tuyệt
ReplyDeleteSự khác biệt giữa những ca sĩ nổi danh ở Mỹ như Bob Dylan và danh ca ở VN có lẽ tuy đều là top nhưng top USA khác xa lơ xa lắc với các đồng nghiệp VN ở chỗ họ không chạy theo tiền bạc/danh vọng mà danh tiếng tìm đến họ. Có lẽ nếu ở VN người ta tìm mọi cách đưa tên tuổi/tiếng tăm lên cao thì những người như Bob Dylan lại để danh tiếng bay "trong gió" . Và vì sự khác biệt như thế nên ca sĩ này đã không xuất hiện ở lễ trao giải Nobel ngày 10/12 vừa rồi.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteLê Minh (Debrecen,VIDI69): Tuyet voi than tuong cua toi !
ReplyDeleteVới tác giả của "Blowing In The Wind", một nghệ sĩ tài năng, cá tính và hiện thân cho tự do, thì giải Nobel dành cho ông (như một tượng đài của văn hóa đại chúng) mà không phải cho những tác giả văn học là 1 hiện tượng (có báo Mỹ đã coi là "thảm họa" cho văn hóa đọc) hiếm có.
ReplyDeleteVới bài diễn văn/speech gửi tới Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển này, Bob Dylan càng xứng đáng hơn với những gì ông đã cống hiến. Điều này chứng tỏ rằng, Bob Dylan một lần nữa "bay" trên những tranh cãi/chỉ trích tầm thường.
Nhạc sĩ là người luôn tìm tòi, "bận bịu với việc đeo đuổi những nỗ lực sáng tạo và giải quyết mọi khía cạnh của các vấn đề đời thường" để diễn đạt chúng bằng ngôn ngữ của âm thanh là những nốt nhạc. Văn học lại diễn đạt qua ngôn ngữ của nó là chữ viết, nhưng dù bằng ngôn ngữ nào thì tất cả đều mang đến cảm nhận của con người, và điều thiết yếu là chúng "tìm được một chỗ đứng trong đời sống của nhiều người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau".
ReplyDelete