Chiều ngồi soạn đống sách vở tài liệu cũ. Nhìn nét chữ ngày xưa thấy yêu thế. Hai bài đầu tiên viết ở Hà Nội đăng ở tạp chí hàng đầu Phys Lett B và JPG. Tự mình khai phá, đặt bài toán và viết bài gửi đi. Nhận được thư toà soạn thấy mình bay khỏi mặt đất.
Bản thảo bài viết chuẩn bị cho semina về Trật tự và Hỗn loạn tại Viện Hạt nhân chỗ anh Chi Cao năm 1987
Công nhận thời đó đọc và suy nghĩ trong trẻo thật Bây giờ đọc vẫn thấy thích Vừa nghi ngờ không biết có phải mình viết không.
Công nhận thời đó đọc và suy nghĩ trong trẻo thật Bây giờ đọc vẫn thấy thích Vừa nghi ngờ không biết có phải mình viết không.
Luận án TS 4 bài đăng nước ngoài 1 bài Acta Mathematica Vietnamica 2 bài Tạp chí Vật lý có lẽ không phải ở đâu trên thế giới cũng đạt tiêu chuẩn công bố như vậy. Lý do là phải đợi bảo vệ theo đợt, một hình thức ra lò hàng loạt gây cảm hứng cho các đám cưới của Ăng ka sau này.
Hôm bảo vệ , advisor báo cáo hội đồng sau khi phi lộ "Từ nãy đến giờ tôi đã nói nhiều hơn tổng số lời tôi đã trao đổi về chuyên môn với NCS"
Vì thế chưa bao giờ tôi mặc cảm với bằng TS nội địa. Sau đó 1 năm thì được trao scholarship với Dirac (giải thưởng Nobel) và Gribov (viện sĩ LX) bởi Viện Hàn Lâm Khia học Hungary.
Hôm bảo vệ , advisor báo cáo hội đồng sau khi phi lộ "Từ nãy đến giờ tôi đã nói nhiều hơn tổng số lời tôi đã trao đổi về chuyên môn với NCS"
Vì thế chưa bao giờ tôi mặc cảm với bằng TS nội địa. Sau đó 1 năm thì được trao scholarship với Dirac (giải thưởng Nobel) và Gribov (viện sĩ LX) bởi Viện Hàn Lâm Khia học Hungary.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Đinh Đức Hùng: bản thảo này để đấu giá anh nhé
ReplyDeleteNgoc Chan Mai: Chữ đẹp ạ.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Hai bài này viết sau luận án TS và đề tài hoàn toàn không liên quan tới đề tài của luận án
ReplyDeleteChau Minh: Chỉ nhìn nét chữ thấy mức độ cẩn thận và yêu nghề đến nhường nào của AV.
ReplyDeleteNguyen Hong Nhung: Đúng là zseni...
ReplyDeleteNógrádiné Kiss Magdolna: Hogy lehet ilyen szépen írni?!
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: 1987-1988, Ph.D védésem után. De ismered ezt az irást, nem?
DeleteNguyễn Trọng Dũng: Đẹp quá
ReplyDeleteMinh Long Sơn: Vở sạch chữ đẹp quá ạ. Học sinh Chu Văn An thế hệ 7X viết đẹp quá.
ReplyDeleteCó 2 người viết chữ rất đẹp mà mình biết từ hồi ở Hungary đều học ở Debrecen (cả hai người đều có cha mẹ là giáo viên và đều học vật lý lý thuyết) là bạn và Lê Minh (nét chữ/cỡ chữ khá giống nhau, rất khó nói chữ ai đẹp hơn). Việt có thể trả lời comment của Magdi không? Mình cũng rất muốn bạn phổ biến kinh nghiệm (không phải về nội dung của bài viết), giá mà mình cũng làm được như thế thì quá hay.
ReplyDeleteKöszönöm szépen!
Do Xuan Phuong: Hồi 1988, nguyên lý toàn ảnh chưa phổ biến nên các câu hỏi có tính 'triết học' treo lửng lơ, phải không ạ? :)
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Anh nghĩ trật tự và hỗn độn là do nhiệt độ, không liên quan tới nguyên lý toàn ảnh
DeleteDo Xuan Phuong: Vâng, anh. Vấn đề em thấy ở nhiệt độ là hệ quả trực tiếp của hiệu ứng tập thể mà ở cấp độ lượng tử là quá trình tán xạ. Mô hình khả dĩ cho tán xạ trong không thời gian lại cần đến nguyên lý toàn ảnh.
DeleteNguyen Ai Viet: Anh nghĩ toàn ảnh chỉ là một mô hình. Anh chưa thấy tính phổ quát của nó. Trong khi đó nhiệt động là phổ quát
DeleteDo Xuan Phuong: Vâng, Hawking có đề cập đến tính phổ quát của toàn ảnh là thông qua Feynman's path integral. Chính cái tích phân này là cốt lõi liên hệ nhiệt động học với hình học không thời gian.
DeleteVì thấy bài viết xưa của anh có nhắc đến tử vi nên em nghĩ đến mối liên hệ này. Tức là trật tự hình học của mô hình toàn ảnh tồn tại song song với hỗn độn của thế giới hiện tượng, như là đối tính.
Do Xuan Phuong: Em đang đọc bài báo của Verlinde về Entropic Gravity, đoán rằng không phải vô cớ mà anh Việt xới lại Order&Chaos. Dường như một sợi dây xuyên suốt ToE đang hiện rõ dần, phải không ạ? :)
DeleteNguyen Binhduong: Ngưỡng mộ
ReplyDeleteKy Anh Pham: Ngày xưa viết báo khổ thật. Viết xong phải tự (hoặc thuê) đánh máy trên giấy poluya để được nhiều bản. Phải điền công thức bằng tay và mang ra Bưu điện Bờ Hồ để gửi ra nước ngoài. Làm gì có chuyện soạn thảo bằng máy tính và submit online như bây giờ :((.
ReplyDeleteNguyen Chuong: Năm 1988 tự đánh máy chữ điền công thức bằng tay gửi bản thảo cho Phys Letters mất gần 2 tháng lương PTS
DeleteNguyen Binhduong: Cũng bt mà... Ngày toàn dân cùng khổ thì tất cả chuyện ấy cũng như ta hít khí trời thôi, có ai cảm thấy khổ đâu
DeleteHa Huy Khoai: Sao ông Việt có thể viết đẹp thế nhỉ? Mở lớp dạy "vở sạch, chữ đẹp" thôi!
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Thời xưa thôi anh.
Delete