Consciousness has often been argued to be a sequence of discrete moments (Trích Penrose-Hameroff)
Ý thức thường được lập luận cho là một chuỗi các khoảnh khắc rời rạc.
Tôi chưa thể hiểu được ý này hoặc không thấy là hiển nhiên từ các kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân.
William James (1890) đã mô tả ý thức như là các khoảnh khác có thời gian ngắn (bao nhiêu không rõ). J.H..Strod (1956), cho rằng ý thức là các sự kiện rời rạc có tần số tương đương như phim ảnh từ 24-72 Hertz (số hình ảnh trong một giây).
Đạo Phật và kinh nghiệm của những người thiền định cũng cho thấy các hình ảnh rời rạc. Kinh bổn Phật cũng nhắc tới con số 6.480.000 khoảnh khắc (sát na?) trong một ngày đêm, tương ứng với 75 Hertz. Một số kinh bổn phật giáo Trung quốc cũng nhắc tới các con số tương đương khoảng 50 Hertz. Các con số này rất phù hợp với các thực nghiệm hiện đại về sóng thần kinh gamma (EEG) với tần số 30-90 Hertz. (https://en.wikipedia.org/wiki/Gamma_wave).
Ý thức thường được lập luận cho là một chuỗi các khoảnh khắc rời rạc.
Tôi chưa thể hiểu được ý này hoặc không thấy là hiển nhiên từ các kiến thức cũng như kinh nghiệm cá nhân.
William James (1890) đã mô tả ý thức như là các khoảnh khác có thời gian ngắn (bao nhiêu không rõ). J.H..Strod (1956), cho rằng ý thức là các sự kiện rời rạc có tần số tương đương như phim ảnh từ 24-72 Hertz (số hình ảnh trong một giây).
Đạo Phật và kinh nghiệm của những người thiền định cũng cho thấy các hình ảnh rời rạc. Kinh bổn Phật cũng nhắc tới con số 6.480.000 khoảnh khắc (sát na?) trong một ngày đêm, tương ứng với 75 Hertz. Một số kinh bổn phật giáo Trung quốc cũng nhắc tới các con số tương đương khoảng 50 Hertz. Các con số này rất phù hợp với các thực nghiệm hiện đại về sóng thần kinh gamma (EEG) với tần số 30-90 Hertz. (https://en.wikipedia.org/wiki/Gamma_wave).
Sóng gamma được nhiều người cho là cơ chế để giải thích hiện tượng gắn kết (binding) của ý thức. Hiện tượng này là việc các vùng khác nhau trong hệ thần kinh có các thông tin khác nhau. Làm thế nào để ý thức (nếu có) có thể thu thập các thông tin này để gắn kết thành một hình ảnh thống nhất có trong ý thức.
Để rõ thêm vấn đề gắn kết chúng ta có thể xét trường hợp khi chúng ta nhìn đồng thời một hình vuông màu xanh và một hình tròn màu vàng. Cơ chế nào sẽ gắn kết xanh với hình vuông và vàng với hình tròn chứ không phải ngược lại. Đây gọi là vấn đề BP1. Vấn đề BP2 sẽ rộng hơn, bao gồm cả việc tổ hợp cả cảm xúc và các sự vật khách quan để tạo ra các hình ảnh khác nhau. Chẳng hạn cùng một sự vật và kịch bản nhưng những người có cảm xúc khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau. Đó cũng là một sản phẩm của ý thức.
Milner (1974) đưa ra một giả thuyết về đồng bộ hóa. Việc các tế bào thần kinh "phóng điện" (firing) sẽ được đồng bộ hóa để gắn kết các dữ liệu với nhau thông qua sóng gamma. Những hình ảnh có tần số đồng bộ sẽ được gắn kết với nhau, các hình ảnh không đồng bộ sẽ gắn kết với nhau sẽ không được gắn kết. Như vậy xanh sẽ được gắn với hình vuông chứ không gắn với hình tròn.
Kauffman (2005), đã tiến hành thí nghiệm về sóng gamma trên một số tu sĩ phật giáo Tây Tạng, chứng tỏ có liên hệ giữa các trạng thái thiền định siêu việt với sự tồn tại của sóng gamma. Bằng cách sử dụng các điện cực để đo điện trường trên 8 tu sĩ Tây Tạng đã tu tập thiền định một thời gian dài và so sánh kết quả với một nhóm người mới tu thiền định. Trong trạng thái thiền bình thường, kết quả đo đạc giữa hai nhóm là giống nhau. Nhưng ở trạng thái thiền bậc cao, trong nhóm các tu sĩ đã xuất hiện các sóng gamma ở tần số 25-40 Hertz. Với nhóm người mới tu tập thiền định, sóng gamma yếu hơn và tăng dần với kinh nghiệm tu tập. Điều đó có nghĩa là việc xuất hiện sóng gamma sẽ do huấn luyện nhờ thiền định. Đức Dalai Latma hiện tại thiền 4 tiếng mỗi buổi sáng, nhưng ông hy vọng rằng thần kinh học hiện đại có thể tìm ra cách để không phải thiền định nhiều như vậy mà vẫn đạt được kết quả tương tự.
Các bằng chứng về sóng gamma là những biểu hiện ban đầu, thậm chí có thể thô sơ về các biểu hiện của ý thức có thể quy về các bằng chứng vật lý. Sự rời rạc của ý thức là do việc các tế bào thần kinh phóng điện theo tần số nhất định.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
No comments:
Post a Comment