Nhà biên sử Proclus kể rằng, khi nhà vua Ptolemy I hỏi liệu có con đường nào ngắn bộ sách Elements của Euclide để học hình học. Euclide trả lời "không có đường riêng đi đến hình học dành cho vua chúa".
Tôi rất ghét các hô hào đi tắt đón đầu. Thứ nhất nó có vẻ đạo tặc, không chính đính, ngang tắt, giống như dẫm lên cỏ, leo tường bẻ khóa chôm chỉa. Thứ hai, một cách thiện ý hơn, nó giả thiết mọi người đều ngu dốt hơn mình, không nhìn ra đường tắt. Thực tế, những anh thích làm tắt đều là những anh tay ngang, nghiên cứu lớt phớt, chưa nắm nguyên lý đã vội sáng tạo. Chưa biết kỹ được đi lối lại, hà cớ gì lại có thể nhìn ra được hơn người khác. Tôi không nói người ở ngành này không có thể có sáng tạo ở ngành khác. Trí tuệ liên ngành sẽ cho những góc nhìn mới, phát hiện được các chân lý bỏ quên. Nhưng bước chân vào một lĩnh vực mới cũng phải nắm được các nguyên tắc chính của nó. Dù đi nhanh bao nhiêu là năng lực cá nhân của mỗi người, nhưng có những bước không thế bỏ qua. Không thể đón đầu, trừ khi bạn chắn đường đòi tiền mãi lộ.
Nếu một xã hội, việc đi tắt đón đầu thành công trở thành quy luận thì phải xem lại xã hội đó có dựa trên một nền văn hóa hay kinh tế kẻ cướp hay "chấn lột" hay không.
Trước kia tôi tưởng rằng chỉ các nhà quản lý hay chính trị gia già mới thích "đi tắt đón đầu", thì nay bệnh đi tắt đón đầu lại lan sang cả doanh nhân và lớp trẻ. Trong khi đó các nhà quản lý và chính trị gia già bắt đầu chán ngấy khẩu hiệu này hoặc thấy không thể lạm dụng nó để kích động tâm lý đám đông.
Điển hình thứ nhất của việc "đi tắt đón đầu" là việc giản lược những việc bắt buộc phải làm, đã thành chế định hoặc tiêu chuẩn, quy trình khoa học. Xu thế này đang biến những chương trình dạy kiến thức cơ bản, kỹ năng thiết yếu, kiến thức văn hóa chung, các quy trình nghiệp vụ thành què quặt vô duyên. Học lập trình và kiếm việc trong vòng 1 năm, hay lập trình di động trong 7 ngày,... Tất nhiên, có việc làm cho nhân lực như thế, nhưng nếu tất cả mọi người đều như thế, nhất là các kỹ sư không biết thiết kế, không biết tìm tòi, so sánh công nghệ, đọc tài liệu kỹ thuật về những lĩnh vực mới không hiểu, thì nền kinh tế hoàn toàn vô vọng. Nguy cơ này không phải tiềm năng mà đã hiển hiện.
Điển hình thứ hai là tin rằng thành tựu khoa học công nghệ mới sẽ có đường tắt. Cái gọi là Internet vạn vật, đám mây, ảo hóa đã được thế giới chuẩn bị, thảo luận và nghiên cứu kỹ cả chục năm nay. Các con đường tắt đã thành lối mòn, thậm chí thành xa lộ. Làm gì có hy vọng cho mấy ông nghe lỏm, hóng chuyện biết lõm bõm khái niệm qua hội thảo hay facebook. Hy vọng mong manh đó phải dựa trên giả thiết mình là kiệt xuất hoặc thiên hạ đều ngu cả. Thực tế không chứng minh điều đó.
Điển hình thứ ba là trông chờ vào một phép màu do quái chiêu đem lại. Chẳng hạn, đa số người đánh bóng bàn tay phải thì mình tập đánh bóng bàn tay trái. Coi như đó là cách tiệm cận mới. Cũng phải cảnh giác với trường hợp của Tây Độc Âu Dương Phong, luyện công lộn ngược đầu xuống đất, công lực có thể ghê gớm nhưng điên khùng. Bản thân cách này không có gì mới. Cách đây nửa thế kỷ đã có những công trình chứng minh số pi là số hữu tỉ, hay thay đổi nguyên tắc bình hành công lực của các nhà khoa học đi đường tắt, hy vọng đánh Mỹ được thì có thể đảo lộn khoa học thế giới. Có mỗi một điều mới là xu hướng này dịch chuyển từ khoa học vào quản lý, chính trị, bây giờ bắt đầu lò mò vào doanh nghiệp.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Tien Hoang Nam: klq nhưng có phản ví dụ :
ReplyDeletehồi oánh pháp, chiến dịch Hoà Bình, có anh hùng Cù Chính Lan. khi bị xe tăng địch vượt qua, nhận thấy xe tăng đi theo đường vòng vòng theo triền núi, anh liền cắt rừng, chạy ngang xuống đón đầu xe tăng địch.
đây là lần đầu xuất hiện :
đi tắt đón đầu
Do Xuan Phuong: Oánh nhau có vẻ khác với chạy thi Olympic nhể, vì xe tăng chết Cù Chính Lan cũng hết việc làm. Thời đại bây giờ nước nào cũng lo thịnh vượng kinh tế và dân trí thì phải so sánh Cù Chính Lan chạy bộ đuổi theo xe tăng trên cùng một con đường chứ?. :D
DeleteNguyen Van Bao: Đi tắt đón đầu xuất hiện lần đầu trong học thuyết của Lenin về cách mạng vô sản. Marx cho rằng cách mạng vô sản để giai cấp cn nắm qu lãnh đạo xh chỉ có thể thành công ở 1 nước tư bản phát triển với năng suất lao động rất cao. Lenin bảo x phải. Nước Nga lạc hậu nhất châu Âu sẽ làm cmvs đầu tiên, và đưa Nga từ chế độ ph kiến thẳng lên chế độ cộng sản bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa - đi tắt đón đầu từ đây mà ra.
DeleteNguyen Chuong: Đi tắt đón đầu là nền tảng của học thuyết xây dựng xã hội của Liên Xô và các nước theo mô hình Soviet
DeleteNguyen Ai Viet: Mình vẫn nhớ phim "Cù Chính Lan, anh hùng đánh xe tăng". Nhớ nhất là đoạn cụ Lan tống thủ pháo vào xe tăng bị bọn nó ném ra. Sau đó cụ đếm cho gần nổ mới tống vào, bọn kia không kịp ném ra nên nổ tan xác. Hồi đó mình thắc mắc nhiều câu hỏi, không thấy ai trả lời: 1) Nắp xe tăng có hay không? 2) Nắp mở ra hay đẩy vào 3) Bọn nó biết cụ Lan leo lên xe, lý nào không xử lý đẹp cụ mà cứ ném ra ném vào 4) Nếu đẩy vào trong lý nào không có chốt để cụ mở ra mở vào 5) Nếu mở ra sao cụ Lan không tống thủ pháo rồi đậy nắp, nằm đè lên.
DeleteTien Hoang Nam: Ai Viet, bây giờ anh trả lời được chưa ạ?
Deletecó bộ phim Fury anh nên xem nếu thik a Cù Chính Lan
Nguyen Van Bao: xe tăng có nắp, chốt trong, mở thì đẩy ra. Chuyện CCL ném lựu đạn vào trong xe tăng na ná LV8 đốt kho xăng. Trừ phi bọn Pháp mở nắp xe mời cụ ném vào.
DeleteTien Hoang Nam: Nguyen Van Bao, anh Cù Chính Lan ném lựu đạn và bắn vào trong xe là chuyện thật, không hư cấu tẹo nào, cùng đơn vị với Ba em
DeleteNguyen Van Bao: Unbelieveble
DeleteTien Hoang Nam: Nguyen Van Bao, tối nay anh xem phim Fury đi
Deletecòn chuyện anh Cù Chính Lan thật luôn
Nguyen Ai Viet: Anh cũng không tin lắm. Cụ Hoàng Đan có thể chỉ nghe báo cáo. Thế vụ La Văn Cầu có thật không? Nghe đâu là sáng tạo của cụ Chu Huy Mân.
DeleteDo Xuan Phuong: Thả lựu đạn vào xe diệt kíp lái là chuyện có thật thời trước 80s. Anh hùng Cù Chính Lan cũng người thật việc thật. Ba em đi tập huấn trên tăng T34, có bài bộ binh thiết tùng không là bị đánh lén kiểu này.
DeleteTien Hoang Nam: Anh Ai Viet, Ba em lúc đấy cũng mới tiểu đoàn trưởng, không có ý đồ gì .
Deletechiến dịch Hoà Bình có trận Ba em chống lệnh không đánh một cứ điểm.
cấp trên cách chức, ra lệnh phải đánh, quân lệnh như sơn, cuối cùng thất bại, 2/3 bộ đội hy sinh hàng rào của địch
do trận này nên em đọc kỹ chiến dịch này
Nguyen Ai Viet: Tien Hoang Nam, Anh không nghĩ ba em có ý đồ. Ý đồ thường là do Chính ủy Trung Đoàn chứ các chỉ huy quân sự ít quan tâm tới tuyên truyền thi đua. Cụ La Văn Cầu có dưới quyền trực tiếp của cụ Hoàng Đan không?
DeleteTien Hoang Nam: Ai Viet, không anh
DeleteNguyen Ai Viet: Đọc lại Chiến dịch Hòa Bình thấy số liệu khá mâu thuẫn. Nhưng chắc chắn quân ta chết nhiều. Khi đó tướng De Tassigny đã ốm nặng và về Pháp rồi.
DeleteTien Hoang Nam: anh AV nên xem phần sách và tài liệu của Pháp
DeleteBoristo Nguyen: Con gái La Văn Cầu học cùng với bx mình, bác AV
DeleteTien Hoang Nam: Boristo Nguyen cho em liên hệ được không ?
DeleteDo Xuan Phuong: Hãi nhất là chuyện phổ biến "ngoại cảm" siêu thăng hơn cả khoa học ạ. Em làm một khảo sát mini đã thấy trí tuệ của người Việt ta bị đầu độc bởi những ý niệm chủ quan và mất kiểm soát ở quy mô vài chục % rồi. :(
ReplyDeleteNguyen Van Bao: Đi tắt đón đầu xuất hiện lần đầu trong học thuyết của Lenin về cách mạng vô sản. Marx cho rằng cách mạng vô sản để giai cấp cn nắm qu lãnh đạo xh chỉ có thể thành công ở 1 nước tư bản phát triển với năng suất lao động rất cao. Lenin bảo x phải. Nước Nga lạc hậu nhất châu Âu sẽ làm cmvs đầu tiên, và đưa Nga từ chế độ ph kiến thẳng lên chế độ cộng sản bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa - đi tắt đón đầu từ đây mà ra.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Thế mới nói là dịch chuyển từ khoa học sang chính trị. Xuất hiện trong doanh nghiệp mới là sản phẩm của Việt Nam
DeleteNguyen Chuong: Thì VN là kinh tế thi trường định hứơng XHCN mà
DeleteCa Vu Thanh: "Trấn lột" chứ bác.
ReplyDeleteNguyen Ai Việt: Tôi thấy nhiều người viết "trấn" nhưng tôi vẫn nghĩ "chấn" là đúng. Tôi tra từ Hán Việt không tìm ra từ "trấn" hay "chấn" chữ Hán phù hợp. Tuy nhiên có từ "trấn giữ" nghĩa là "giữ yên, giữ vững" có vẻ khó đi với "lột". Có một cụm từ nữa hay dùng là "đứng chấn trước mặt" có lẽ là đọc nhịu từ "chắn". Tôi thấy hợp với "lột".
DeleteTrấn lột là trấn áp để tước đoạt, nhưng tôi cũng nghĩ là "chấn lột" theo nghĩa chặn ngang để tước đoạt. Đúng ý của tác giả/nguyên bản là thế nào thì chưa rõ (vì ở thời của chúng tôi học phổ thông đã nghe/dùng chữ này rồi), do phát nguyên là ngôn ngữ không có trong từ điển tiếng Việt (tự phát, đầu đường xó chợ).
DeleteNguyễn Việt Long: Trấn 鎮 ở đây là trấn áp bác ạ, kết hợp với lột thành trấn lột: trấn áp để cướp /lột đồ.
DeleteNguyen Ai Viet: Nguyễn Việt Long, Trấn nghĩa là yên, về nghĩa không ghép với lột được Nghĩa trấn áp là do áp đem lại
DeleteCa Vu Thanh: Bác AV lại mắc lỗi dùng từ rồi. "Trấn lột" là từ Việt, mang nghĩa dùng sức mạnh để ăn cướp. Ta cứ chẻ từ Hán Việt ra làm gì hả bác?
DeleteNguyễn Việt Long: Chữ trấn 鎭 có nghĩa là đè, nghĩa bóng là giữ, đàn áp.
Deletehttp://hvdic.thivien.net/whan/%E9%8E%AD
Ca Vu Thanh: Quan điểm của tôi là ta bỏ cái gốc Hán đi và giữ Tiếng Việt thôi các bác ạ
DeleteNguyễn Việt Long: Vấn đề là muốn biết chấn hay trấn là đúng thì phải truy tầm từ nguyên của thành tố Hán- Việt này.
DeleteCa Vu Thanh: Nguyễn Việt Long, Quan điểm của tôi hơi khác các bác. Tôi thì cho rằng từ trước ta đã dùng từ Hán Việt và từ đó đã biến thành Tiếng Việt. Giờ ta nên để từ Hán Việt ngủ yên đi và chỉ dùng từ Việt thôi. Như vậy, từ ta thường dùng là "trấn áp", "trấn lột" rồi, không cần viện lại từ Hán Việt để luận nghĩa của nó nữa.
DeleteNguyen Ai Viet: Ca Vu Thanh, Tôi biết chắc từ này là từ do dân ta sáng tạo ra "lột" là tiếng Việt rồi.
DeleteNguyễn Việt Long, Ca Vu Thanh, Tôi vừa tra Google xong. Có 152 trường hợp dùng "trấn lột" và trên 250 trường hợp dùng "chấn lột". Đứng về tần suất sử dụng "chấn lột" thắng. Ngôn ngữ là do người dùng quyết định. Điều thứ hai, các loại "trấn an", "trấn áp", "trấn thủ", "trấn tĩnh" thường có nghĩa tích cực chống lại điều xấu. Dùng làm từ nguyên cho "chấn lột" hơi buồn cười. Thứ ba, chấn tiếng Việt cũng có nghĩa như chắn, chặn, dùng làm từ nguyên cho "chấn lột" không có vấn đề gì. Điều thứ 4, từ này ra đời năm tôi học lớp 9, nghe cụ Quang Đạm, Phó TBT báo Nhân Dân dùng. Khi đó báo Nhân Dân dùng "chấn". Khi tôi đi học về vẫn dùng "chấn". Gần đây quả tình thấy phái "trấn lột" mới thịnh hành. Căn cứ như trên, tôi sẽ dùng google, vì gốc Hán của từ "trấn lột" không vững
Nguyen Ai Viet: Ca Vu Thanh, Đồng ý về việc không cần truy tầm gốc Hán của chữ "chấn lột"
DeleteCa Vu Thanh: Vấn đề là ở ta không cần kết quả thực sự mà chủ yếu cần mưu kế của bọn "mèo mù, cáo thọt" bác ạ. Bao giờ ta thay đổi cách quản lý thì "đi tắt, đón đầu" sẽ hết đất ngay.
ReplyDeleteNguyen Ai Viet: Ý bác Ca Vu Thanh rất hay. Vấn đề làm thế nào để Đảng ta chủ trương thay đổi cách quản lý thực sự chứ không hô khẩu hiệu.
DeleteDo Xuan Phuong: Là lực lượng lãnh đạo xã hội thì Đảng phải giải quyết bài toán thiết thực là kinh tế và an sinh xã hội. Sở dĩ có 'đi tắt đón đầu' với đủ loại mưu kế là do Đảng còn ăn vào vốn liếng lòng tin và dư địa chính sách (vay được tiền về tiêu mà chưa bị đòi nợ). Nhưng đến lúc cạn cả tiền lẫn tín nhiệm, phải đối diện với sự khắc nghiệt của đào thải thì giới lãnh đạo phải chọn lựa con đường nào thực sự có hiệu quả.
DeleteEm nghĩ cương lĩnh nhà nước kiến tạo của ông Phúc hiện nay là dấu hiệu tốt, ở chỗ Đảng đang xác dịnh lại cơ cấu quản trị theo hướng thực chất và khoa học hơn.
Nguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong, Không hiểu bác Phúc có thực sự hiểu thế nào là nhà nước kiến tạo không. Tôi xin nói thực là chưa hiểu lắm. Có cao nhân nào giải thích giùm.
DeleteDo Xuan Phuong: Dạ, anh Việt tham khảo bài này xem có giúp gì được không ạ. Lý thuyết thì không có gì mới nhưng ông Phúc có vẻ quyết tâm làm, bắt đầu từ cải cách hành chính (khâu nhân sự đã bắt đầu cả tháng nay rồi) đến triển khai CP điện tử rồi xã hội hóa các dịch vụ công. Cải cách hành chính cũng thay từ gốc triết lý (dịch vụ thay cho cai trị) phản ánh trong tổ chức lại cơ cấu và dây chuyền làm việc.
Deletehttp://nguyenxuanphuc.org/91381.html
Nguyen Ai Viet: Do Xuan Phuong, Trừu tượng quá,
DeleteDo Xuan Phuong: Vâng, người ta thường tìm cách nén hay giản lược một vấn đề phức tạp thành những mệnh đề trừu tượng để ... tiết kiệm dữ liệu truyền thông. Nếu đi tìm một lời giải chính xác thì phải có phương pháp và kỹ thuật khai triển - mà phần này mới thật sự quan trọng. :)
DeleteEm nghĩ để quan sát mô hình và khai triển của ông Phúc cũng như các ông khác thì ta có thể dựa vào bộ các thang đo và chỉ số chuyên dùng có sẵn, ví dụ chỉ số minh bạch, chỉ số hài lòng của doanh nghiệp, chỉ số chất lượng từng dịch vụ công ...vv mà VN đã và đang tham gia làm đối tượng nghiên cứu (Worldbank, UNDP ...vv).
Nguyễn Minh Tuấn: Ngoài những cái đúng đắn mà AV nói ở trên, mình nghĩ rằng: Vấn đề là có đủ trình độ để biết đầu nó ở đâu không mà đi tắt,.
ReplyDeleteNguyen Binhduong: Rất đúng. Đầu óc con người làm sao tinh Thoòng mọi lĩnh vực. Với tư tưởng đi tắt đón đầu của người lãnh đạo thì nhân viên dưới quyền nào dám cãi sẽ chết chắc... ko thể tiến bộ đc.
ReplyDeleteBxchung Vuong: Em nghĩ cũng không nên cứng nhắc là đi tắt đón đầu hay không. Có một sự hòa hợp giữa binh pháp và mô phỏng Mote cardlo: nếu tính toán mọi phương án trước thì sự ngẫu nhiên không còn nữa vì nó chỉ là 1 trong các phương án có thể xảy ra. Do vậy nếu đặt vấn đề phải đi tắt đón đầu chăc là không ổn. Nhớ lại nguyên nhân Sy quan pháo binh hỏi chú bé đường nào ngắn nhất đến Wateclo chú bé chỉ tay trái, nhưng trong câu hỏi đó thiếu cân nhắc vì nó đi qua đầm lầy mà đôi quân cứu viện lại là pháo binh nên di chuyển rất nặng nề nên lại đi chậm hơn đường vòng, do vậy đã không đến ứng cứu kịp. Trở lại ta, ta xuất phát thấp, minh bạch kém, nếu dung khẩu hiệu đi tắt chắc còn phải nộp học phí dài vì họ phát triển bài bản và có tổng kết thực tế còn ta là bách chiến bách thắng nên may ra thắng vài trận nhỏ hoặc dự án nhỏ.
ReplyDeleteNhung Trần Văn: Cám ơn GS Aiviet Nguyen về bài viết đầy trách nhiệm, rất thẳng thắn, sâu sắc và bổ ích, nhất là với các bạn trẻ. Ngay Bill Gates cũng đã khuyên các nhà doanh nghiệp trẻ, các nhà khoa học trẻ, ..., rằng dù làm nghề gì cũng phải học các kiến thức cơ bản một cách cơ bản. Nhiều lần Ông nói: Tôi chỉ bỏ ĐH Harvard (ở năm thứ hai) chứ chưa bao giò tôi bỏ học. Rồi sau này chính ĐH Harvard lại mời ông trở lại Trường để trao tặng bằng TS danh dự. Ông đã tăng ĐH Harvard 500 triệu USD để thành lập Viện CNTT trong Trường. Một con người huyền thoại của nhân loại như Bill Gates nhưng cũng không dám nói mình "đi tắt, đón đầu" nhân loại. Sau khi "ngắm nghía và suy ngẫm" về những dân tộc/đất nước và con người thành đạt/thành công ở đỉnh cao, tôi xin phép được rút ra kết luận sau đây: Không trung thực, không khiêm tốn học hỏi, không cần cù và sáng tạo thì không thể phát triển được. Nói cách khác một cách ngắn gọn (như một khẩu hiệu): TRUNG THỰC VÀ KHIÊM TỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN!
ReplyDelete