mấy ngày nay, mạng VN phải kiếm gỉ để gây bão sau khi Obama
đi, nên kênh và kiệu Vô Tội Vạ phát sóng chương trình cá
Mạng dậy sóng. Ngay cả anh bạn tôi vốn cẩn thận, nhưng có lẽ
vợ đi xa, khỏi trả bài, nên rảnh rỗi sinh nông nỗi, cũng nhào
vô.
Thế là lều thơ cầm bút, cầm hàm, cầm tuốt tri thức
... cùng với thím Tạ Bín Lù tổ chức cuộc đấu tố thời @.
Dĩ nhiên với vài chiên da đem khả năng két ra ngụy biện, bằng
cách đem học thuyết cho quản lý cty ra áp dụng vào trường đời
Con nai là một chàng đẹp giai, nửa theo thời đại, thời buổi ...
nửa theo thời cơ, thời khí.
Chàng đẹp zzzzzzai nên khán giả, như thời Roman, hùa nhau ném
̣đá cá sấu và Tạ Bín Lù. Y chang như vì gladiator đẹp zzzzzai,
khán giả Colyseum ném đá vua.
Tui thì thấy ngược lại
Tạ Bín Lù có công mang chủ đề cá lên Vô Tội Vạ để khuấy lên
nổi buồn u ám khi Obama đi, làm cho dân nhớ lại cá
Trong chừng mực nào đó, Tạ Bín Lù muốn dấy động lại phong trào môi trường.
Và có thể biểu tình, trong thâm tâm TBL
Tuy giọng hơi đanh đá, nhưng đó là con người. Không ai nên chỉ
trích các khuyểt tật. Và người có tài, thì dĩ nhiên có tật.
Chỉ có tui là ngoại lệ. Quá nhiều tật, vô tài. Nên viết toàn chuyện tào lao.
Không như người, tạm gọi vậy đi, thứ 2, không tật mà nhiều
tài. Làm thơ, làm lính, làm quan, làm phó và Tổng BT báo công
an và quân đội. Đừng bắt tôi chứng minh là các đọc giả nầy
biết đọc. Một việc mà chỉ chiên da két có thể đem lý thuyết
Mác Lê lang ra (nguỵ) biện hộ. Chàng làm các thứ nầy như bếp
căn tin. Quơ tất cả trong tầm tay sáng tác thành cơm chiên thập
cẩm. Nên chàng lên nhanh trong nghề.
Tiếng Tây, chính xác
hơn là tiếng Pháp, có câu "ôm nhiều thì ôm lõng". Chàng lều
thơ chứng minh hùng hồn cái gì cũng có ngoại lệ. Chàng khiêm
tốn không đem thơ chính của chàng ra áp đảo đối phương, mà đem
Xuân Diệu. Ý chàng muốn là người thế hệ trẻ hơn Obama. Không
cần trích kiều. Vì phải tìm một vk.
Vì trong nước chỉ có chiên da Tố Hữu.
Chàng đem Xuân Diệu, nhà thơ tình nổi tiếng, ra tranh luận môi trường. Ý quá siêu. Như siêu mẫu Hà Trùng Trục.
Nhờ Vô Tội Vạ mà dân VN lại quan tâm đến cá
và có thể lại biểu tình cuối tuần nay
Cám ơn Vô Tội Vạ, và Tạ Bín Lù
không có hình minh (cái) họa. Vì sợ hiểu ......
đúng
Nguyen Q Quy
Tuesday, May 31, 2016
Chia sẻ trên mạng để làm gì?
Giữa tháng 5/2016, em Huỳnh Thành Phát ở Sài gòn bị bắt về đồn công an do xuống đường cùng nhiều người khác để yêu cầu chính phủ Việt Nam phải sớm tìm ra lý do vì sao cá chết hàng loạt ở dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung. Em bị các công an viên tra vấn nhiều giờ liền, với các câu hỏi “động cơ nào khiến quan tâm đến cá chết”. Sau khi tra vấn và không tìm được điều gì sai phạm, công an thả em ra vào đêm khuya. Nhưng vừa ra khỏi đồn, em Phát bị những người to khỏe, mặc thường phục, đeo khẩu trang chận lại, đánh đập dã man. Lúc đó, em Phát chỉ là trẻ vị thành niên.
Cuối tháng 5/2016, anh Phan Anh, một người dẫn chương trình trên truyền hình ở Hà Nội bất ngờ được mời vào buổi tọa đàm, mà trong đó anh bị chất vấn bởi một nhóm người, được dẫn dắt bởi bà Tạ Bích Loan, trong suốt 2 giờ liền (cắt lại chỉ còn 60 phút) để truy vấn rằng “mục đích nào, động cơ nào…” trong việc chia sẻ các thông tin về vụ cá chết mà anh đưa trên facebook của mình. Những câu hỏi mang tính tấn công, diễn dịch sai hiện thực… cũng như thái độ muốn áp đảo anh tại trường quay đã khiến hàng triệu người Việt sững sờ. Sự phản ứng nhanh chóng và dữ dội ngay trong đêm đã thành một áp lực lớn, khiến đài truyền hình VTV phải lấy xuống bản phát trên youtube. Khác với trường hợp của em Huỳnh Thành Phát, cuộc đánh nguội vào Phan Anh đã hoàn toàn thất bại.
Có cái gì đó khá giống nhau trong 2 trường hợp điển hình nêu trên. Bởi thủ pháp và lý luận của phía những người đứng về phía chính quyền – từ hành chánh công quyền đến giải trí tuyên truyền – đều tương đồng.
Câu hỏi “mục đích gì, động cơ nào…” cũng không xa lạ gì với tôi. Từ những bài viết đầu tiên về hiện thực xã hội, tôi đã nhiều lần phải làm việc với những người luôn lặp đi lặp lại câu hỏi đó. Nhận thức trở thành một loại tội danh đối với những ai không chọn ăn đong khẩu phần thực tế trên đất nước này.
Nhưng đó là thủ pháp đặc biệt của phía an ninh văn hóa. Giờ thì tôi thấy thủ pháp đó đã phổ thông ở khắp nơi, leo lên đến tận truyền hình với những nụ cười giả văn minh. Không biết động cơ nào đã khiến một lớp người nói trên luôn biết cách né tránh gọi tên đúng những kẻ luôn gây sai lầm và khổ nạn với tổ quốc – dân tộc, nhưng rất giỏi học đòi thủ pháp của công an để truy vấn người dân mình.
Xã hội Việt đang suy đồi với một lớp người như vậy. Họ luôn tin rằng bất kỳ ai có ý thức về hiện thực, ai nói và tin vào sự thật, khác với những điều mê mị mà truyền thông nhà nước gieo rắc, đều là kẻ thù của họ. Dựa vào quyền lợi và sự bình an tạm thời mà họ đang hưởng thụ, tất cả những người quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến đồng bào… đều là kẻ âm mưu lật đổ sự tận hưởng máng ăn mỗi ngày trong trang trại.
Từ câu chuyện của em Huỳnh Thành Phát đến anh Phan Anh, cho thấy tư duy và hành động của phía một phía vẫn không đổi, nhưng nhận thức và ý thức của phía nhân dân đã vùn vụt đổi thay. Chuyện của em Huỳnh Thànn Phát chỉ có hàng trăm lượt share, hàng ngàn like nhưng đến chuyện của Phan Anh đã là hàng ngàn lượt share, hàng chục ngàn like. Vấn đề không phải là Phan Anh nổi tiếng hơn, mà vấn đề ở chỗ cấp số nhân của thái độ đó, cùng một ý nghĩa là phẫn nộ cho sự thật.
“Chia sẻ trên mạng để làm gì?” – câu hỏi là chương trình 60 phút mở của VTV dàn dựng rất công phu về chuyện thảm họa cá chết đã không có được lời đáp, thì hôm nay, mạng xã hội đã giúp trả lời thay: để vùng đứng dậy, để biết mình còn mang giá trị một con người.
“Thoạt đầu họ, phớt lờ bạn, sau đó chế giễu bạn. Rồi họ chuyển sang tấn công bạn. Cuối cùng thì bạn chiến thắng”, Mahatma Mohandas Gandhi (1869-1948), nhà lãnh đạo tranh đấu dân quyền lừng danh của Ấn Độ đã để lại di huấn như vậy về những cuộc đối đầu giữa sự thật và xảo biện, giữa con người tự do và công dân chuồng trại.
Thoạt đầu những kẻ xảo biện trung thành phớt lờ em Phát hay Phan Anh vì cho rằng điều của Phát hay Phan Anh suy nghĩ là thiểu số. Đến khi nhận ra sức mạnh của suy nghĩ đó, thì họ chọn cách diễu cợt vô căn “nhận tiền của thế lực xấu”, “muốn làm người nổi tiếng”… để nhằm dập tắt. Rồi khi ngay cả những lời diễu cợt ấu trĩ đó thất bại, họ lại tổ chức tấn công. Em Phát bị đánh đập đến thâm tím mặt mày, Phan Anh bị đưa vào đấu trường Đỏ. Và cuối cùng thì những con người có suy nghĩ độc lập và chân chính lại chiến thắng. Họ làm cho giòng dõi Việt Nam ngập tràn sự tự hào và mạnh mẽ, rằng thành phần nặc nô trộn lẫn trong dân tộc này chỉ là số ít đáng thương hại mà thôi.
Đã 2 tháng, kể từ khi thảm họa môi trường phát đi từ Vũng Áng, Hà Tĩnh. Hàng trăm tấn cá chết, tài nguyên, con người bị thiệt hại. Những người có trách nhiệm đã cố tình im lặng, thậm chí chọn cách đối đầu với nhân dân để kéo dài thời gian, bịt chặt thông tin. Giữa việc mở rộng cửa sự kiện, thúc đẩy các biện pháp khoa học để tìm ra nguyên nhân, thì họ chọn cách bít lối, lùa dân xuống biển, ăn cá như một tập tục hoang dã nhằm chứng minh sự tồn tại của chính quyền. Hành động này nhắc cho người ta nhớ lại hành động của nhà lãnh đạo Cộng sản Nam Tư Slobodan Millosevic khi ông xua dân bắt buộc phải qua lại cây cầu mà NATO đã thông báo trước sẽ đánh sập, nhằm triệt hạ sử dụng quân sự bừa bãi của ông Millosevic vào năm 1999.
Tại sao một thảm họa quốc gia lại được bưng bít đến mức, khiến nhân dân bị hăm dọa, vây hãm, đánh đập, gán án tù… chỉ vì muốn biết điều gì đang xảy ra trên đất nước mình? 60 phút mở ấy, lại đóng sập những câu hỏi chính cần có, quay lưng một cách nhục nhã với tình trạng của đất nước.
Một Gạc Ma khác trên đất liền đang diễn ra. Hàng hàng tấn cá chết tràn bờ, những thợ lặn thoi thóp và những ngư dân nhiễm độc và khốn cùng đường sinh sống, đang bị bức tử một lần nữa bởi truyền thông nhà nước và các kiểu công dân máng ăn. Gạc Ma ở tọa độ 9°43’9″N -114°16’57″E thì người Việt bị thảm sát bởi giặc xâm lược Trung Quốc. Còn chương trình 60 phút mở lại cho thấy một Gạc Ma khác chạy dài dọc bờ biển miền Trung. Cuộc thảm sát tài nguyên và tương lai con người Việt Nam đang công khai diễn ra bởi những kẻ nhân diện thú tâm, có cùng tiếng nói và dòng máu Lạc Hồng.
Rất nhiều người tức giận đòi phải phản ứng đích danh từng người trong chương trình đấu trường Đỏ với Phan Anh, nhưng thật sự điều đó không cần thiết đâu, thưa các bạn. Tiếng gào rú từ chuồng trại dù lớn bao nhiêu, bộ lông bóng bẩy thế nào vẫn thấp hèn hơn những con người tự do sống giữa đồng xanh và mặt trời sự thật. Điều mà bạn cần ghi nhớ dứt khoát rằng, cột mốc hôm nay, là điểm dừng cuối của hành trình có thể đã dài hơn 41 năm, rằng truyền thông tuyên truyền nhà nước không bao giờ đáng tin cậy cả.
Và hơn nữa, đó là những kẻ phản bội tồi tệ, vì đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để chống lại nhân dân.
Khanh Tuan Nguyen's note
Tôi bi quan quá chăng?
29.05.2016
Vậy là chính quyền đã thành công trong việc dập tắt biểu tình vì biển sạch. Sáng nay ở Hà Nội, công an đã hốt nốt vài người đi biểu tình toạ kháng. Sài Gòn hìnhnhư không có gì.
Đường phố Hà Nội lại yên bình, nam thanh nữ tú, các bà sồn sồn váy xanh áo đỏ lại ríu rít như chim bên li cà phê vỉa hè, hạt hướng dương lách tách rơi từng đống vỏ dưới những làn môi đỏ chót...
Không có lý do nào chính đáng hơn! Phản đối Trung Quốc hay kêu gọi giữ biển sạnh đều rất chính đáng nhưng nhà cầm quyền đều dẹp được ngon lành.
Điều này chắc hẳn làm hài lòng những bạn "trí thức" sành điệu, thông minh, tỉnh táo, tầng lớp luôn nhìn đám đông đi biểu tình như bọn dở hơi, rách việc.
Tốt lắm, các bạn đang góp phần vào cái chết môi trường, vào tỉ lệ ung thư ở Việt Nam. Mà này, đừng tưởng có tí tiền là dương dương đắc chí. Theo như người dân địa phương bảo, cá chết đợt vừa rồi là ở tầng đáy, toàn cá ngon. Loại cá này được bắt khi chưa chết hẳn, chúng được mang đi tiêu thụ khá mạnh. Mà giống cá ngon thì chỉ người giàu, hay quan chức mới có tiền ăn.
Nói lên điều này để khẳng định với các bạn rằng không một sự khôn lỏi nào có thể giúp các bạn tránh được hiểm hoạ môi trường. Mỗi cá nhân đơn giản là quá nhỏ bé trước vấn đề này. Do vậy, thay vì nhìn đám người đi biểu tình như một lũ dở hơi, các bạn nên hướng cái nhìn vào trong để nhìn thấy sự ngu xuẩn trong chính bản thân mình.
Khi cá nhiễm độc vì biển bẩn thì không có lý gì nước mắm, muối không bị nhiễm độc. Vấn đề này sẽ mang tới cái chết, không phải là cái chết tức thì mà là cái chết dần dần. Điều đau đớn là không phải là bạn mà là con cháu của bạn sẽ bị nhiễm độc. Khi môi trường bị nhiễm độc thì không chỉ có cá, mà thực vật hay các động vật khác cũng bị nhiễm độc. Con người, đứng gần cuối trong chuỗi thức ăn, tất nhiên sẽ nhiễm độc không theo đường này thì đường khác.
Tỉnh ngộ ra chưa? Giật mình chưa? Vậy, đã không xuống đường như những con người chân chính thì xin các bạn hãy câm miệng đi cho tôi và những người có lương tri khác được nhờ. Những con người ít học, khi sai lầm sẽ gây hậu quả nhỏ. Những kẻ có học, trên người dán mác này, học vị kia thì hậu quả gây ra sẽ lớn hơn nhiều.
Vậy là chính quyền đã thành công trong việc dập tắt biểu tình vì biển sạch. Sáng nay ở Hà Nội, công an đã hốt nốt vài người đi biểu tình toạ kháng. Sài Gòn hìnhnhư không có gì.
Đường phố Hà Nội lại yên bình, nam thanh nữ tú, các bà sồn sồn váy xanh áo đỏ lại ríu rít như chim bên li cà phê vỉa hè, hạt hướng dương lách tách rơi từng đống vỏ dưới những làn môi đỏ chót...
Không có lý do nào chính đáng hơn! Phản đối Trung Quốc hay kêu gọi giữ biển sạnh đều rất chính đáng nhưng nhà cầm quyền đều dẹp được ngon lành.
Điều này chắc hẳn làm hài lòng những bạn "trí thức" sành điệu, thông minh, tỉnh táo, tầng lớp luôn nhìn đám đông đi biểu tình như bọn dở hơi, rách việc.
Tốt lắm, các bạn đang góp phần vào cái chết môi trường, vào tỉ lệ ung thư ở Việt Nam. Mà này, đừng tưởng có tí tiền là dương dương đắc chí. Theo như người dân địa phương bảo, cá chết đợt vừa rồi là ở tầng đáy, toàn cá ngon. Loại cá này được bắt khi chưa chết hẳn, chúng được mang đi tiêu thụ khá mạnh. Mà giống cá ngon thì chỉ người giàu, hay quan chức mới có tiền ăn.
Nói lên điều này để khẳng định với các bạn rằng không một sự khôn lỏi nào có thể giúp các bạn tránh được hiểm hoạ môi trường. Mỗi cá nhân đơn giản là quá nhỏ bé trước vấn đề này. Do vậy, thay vì nhìn đám người đi biểu tình như một lũ dở hơi, các bạn nên hướng cái nhìn vào trong để nhìn thấy sự ngu xuẩn trong chính bản thân mình.
Khi cá nhiễm độc vì biển bẩn thì không có lý gì nước mắm, muối không bị nhiễm độc. Vấn đề này sẽ mang tới cái chết, không phải là cái chết tức thì mà là cái chết dần dần. Điều đau đớn là không phải là bạn mà là con cháu của bạn sẽ bị nhiễm độc. Khi môi trường bị nhiễm độc thì không chỉ có cá, mà thực vật hay các động vật khác cũng bị nhiễm độc. Con người, đứng gần cuối trong chuỗi thức ăn, tất nhiên sẽ nhiễm độc không theo đường này thì đường khác.
Tỉnh ngộ ra chưa? Giật mình chưa? Vậy, đã không xuống đường như những con người chân chính thì xin các bạn hãy câm miệng đi cho tôi và những người có lương tri khác được nhờ. Những con người ít học, khi sai lầm sẽ gây hậu quả nhỏ. Những kẻ có học, trên người dán mác này, học vị kia thì hậu quả gây ra sẽ lớn hơn nhiều.
Một người đàn ông sản xuất đá cho thuyền đánh cá ở một làng chài ở Quảng Bình nói bình thường mỗi ngày anh ta bán được chừng 600 cây đá, giờ chỉ bán được mấy chục cây mỗi ngày.
Hãy đặt địa vị các bạn vào tâm lý người ngư dân. "Khi cá chết trắng bờ biển, chúng tôi chỉ biết nhìn ra biển mà khóc," một phụ nữ nói, mắt rơm rớm khi được phỏng vấn. "Nếu tình trạng này tiếp diễn thì con cái chúng tôi sẽ đi học làm sao, chúng ta sẽ sống như thế nào?"
Chỉ có thuyền cỡ trung, ra xa một chút mới có cá. Thuyền nhỏ đi có thể lỗ vì vùng nước nông rất ít cá vì bị nhiễm độc. Cá của thuyền cỡ trung đánh về thay vì được thu được 12 triệu/tấn thì giờ chỉ được 4,5 triệu, trong khi đấy chi phí dầu là 3 triệu. Trên thuyền có 7 người. Họ đi suốt từ 4 giờ chiều tới 5 giờ sáng hôm sau.
Những ô tô đông lạnh thu mua rồi chở cá đi đâu? Rõ ràng là về các thành phố lớn. Ai khẳng định bao tấn cá ấy sẽ được tiêu huỷ nếu phát hiện có độc? Ai khẳng định chỗ cá ấy không được làm nước mắm? Mà người Việt Nam, có ai là không dùng nước mắm? Một xã hội đầy rẫy dối trá thì biết đặt lòng tin vào đâu?Hãy đặt địa vị các bạn vào tâm lý người ngư dân. "Khi cá chết trắng bờ biển, chúng tôi chỉ biết nhìn ra biển mà khóc," một phụ nữ nói, mắt rơm rớm khi được phỏng vấn. "Nếu tình trạng này tiếp diễn thì con cái chúng tôi sẽ đi học làm sao, chúng ta sẽ sống như thế nào?"
Chỉ có thuyền cỡ trung, ra xa một chút mới có cá. Thuyền nhỏ đi có thể lỗ vì vùng nước nông rất ít cá vì bị nhiễm độc. Cá của thuyền cỡ trung đánh về thay vì được thu được 12 triệu/tấn thì giờ chỉ được 4,5 triệu, trong khi đấy chi phí dầu là 3 triệu. Trên thuyền có 7 người. Họ đi suốt từ 4 giờ chiều tới 5 giờ sáng hôm sau.
Cho nên, tôi và các bạn đang chết dần đấy. Đừng hí hửng với chút học thức của mình. Các bạn có học nhưng cái tâm của các bạn nhỏ mọn và hèn nhát. Và nói thực ra thì trí tuệ các bạn cũng tầm thường khi không nhìn thấy vấn đề hiển nhiên như vậy.
Các bạn chỉ quen bê đít quyền lực mà lờ đi tai hoạ và nỗi khổ đau của người dân. Cho nên, xin các bạn hãy ngậm miệng đi cho tôi đỡ bực mình. Các bạn nên học tầng lớp "trí thức" khác, có bà con với các bạn. Loại trí thức ấy còn biết xấu hổ vì sự hèn nhát của mình nên biết điều mà tự gắn keo vào miệng. Loại trí thức ấy tôi coi thường nhưng loại trí thức ngu mà không biết mình ngu, hèn mà còn tự hào về cái hèn của mình thì khiến tôi tức giận và nguyền rủa.
Các bạn chỉ quen bê đít quyền lực mà lờ đi tai hoạ và nỗi khổ đau của người dân. Cho nên, xin các bạn hãy ngậm miệng đi cho tôi đỡ bực mình. Các bạn nên học tầng lớp "trí thức" khác, có bà con với các bạn. Loại trí thức ấy còn biết xấu hổ vì sự hèn nhát của mình nên biết điều mà tự gắn keo vào miệng. Loại trí thức ấy tôi coi thường nhưng loại trí thức ngu mà không biết mình ngu, hèn mà còn tự hào về cái hèn của mình thì khiến tôi tức giận và nguyền rủa.
Các bạn nên xem phim Bambi. Mẹ của thỏ Thumber dậy con rằng: "Nếu không nói được điều gì tốt đẹp thì đừng nói gì cả!" Có những bài học rất cơ bản mà các bạn quên mất, xong lại cứ tưởng mình hay ho sành điệu hơn người lắm.
Sáng nay, khi ra Hồ Gươm thì mấy bạn đi biểu tình đã bị hót đi rồi. Nhìn quang cảnh thành phố mà tôi thấy lòng trống rỗng buồn bã. Đấy là chân dung con người đất nước tôi. Sao dễ quên thế? Mấy tuần trước xuống đường ầm ầm. Bị đấm đá mấy phát là lạnh ngay như chưa hề có điều gì xảy ra. Trong khi ấy thì những người bệnh ung thư đang chật cứng ở bệnh viện, đang gào khóc vì đau đớn. Tại sao cứ phải chờ tới lúc nỗi đau đớn xảy ra với mình, với chính người thân của mình, tức là lúc không còn kịp trở tay mới hành động chữa chạy một cách tuyệt vọng.
Mà mấy tuần qua, đã có thông tin gì mới đâu. Hay các bạn có được thông tin mà người thấp cố bé họng như tôi không được biết?
Thôi được, cứ im lặng đi, cứ cắn môi nuốt thắc mắc lo sợ vào trong như chưa hề có gì xảy ra đi. Đằng nào chúng ta chẳng đớp đớp giãy chết như những con cá kia?
Tôi bi quan quá chăng?
Nếu thấy đúng thì share, không thì đừng like làm gì.
Sáng nay, khi ra Hồ Gươm thì mấy bạn đi biểu tình đã bị hót đi rồi. Nhìn quang cảnh thành phố mà tôi thấy lòng trống rỗng buồn bã. Đấy là chân dung con người đất nước tôi. Sao dễ quên thế? Mấy tuần trước xuống đường ầm ầm. Bị đấm đá mấy phát là lạnh ngay như chưa hề có điều gì xảy ra. Trong khi ấy thì những người bệnh ung thư đang chật cứng ở bệnh viện, đang gào khóc vì đau đớn. Tại sao cứ phải chờ tới lúc nỗi đau đớn xảy ra với mình, với chính người thân của mình, tức là lúc không còn kịp trở tay mới hành động chữa chạy một cách tuyệt vọng.
Mà mấy tuần qua, đã có thông tin gì mới đâu. Hay các bạn có được thông tin mà người thấp cố bé họng như tôi không được biết?
Thôi được, cứ im lặng đi, cứ cắn môi nuốt thắc mắc lo sợ vào trong như chưa hề có gì xảy ra đi. Đằng nào chúng ta chẳng đớp đớp giãy chết như những con cá kia?
Tôi bi quan quá chăng?
Nếu thấy đúng thì share, không thì đừng like làm gì.
(copy từ FB/shared Chau Doan's post)
Monday, May 30, 2016
Công lý, ngươi ngủ ư?
Hỡi công lý, ngươi đang ngủ say,
Hay là nay ngươi đã chết rồi?
Người trên cổ đáng đeo mề đay,
Lại lủng lẳng trên dây thòng lọng;
Người đáng treo trên dây thòng lọng,
Trên cổ lại lủng lẳng mề đay;
Hỡi công lý, ngươi đang ngủ say,
Hay là nay ngươi đã chết rồi?
(Dịch thơ Petőfi)
copy từ FB/Nguyen Van Trung's post/Hội Hữu nghị Việt - Hung
Hay là nay ngươi đã chết rồi?
Người trên cổ đáng đeo mề đay,
Lại lủng lẳng trên dây thòng lọng;
Người đáng treo trên dây thòng lọng,
Trên cổ lại lủng lẳng mề đay;
Hỡi công lý, ngươi đang ngủ say,
Hay là nay ngươi đã chết rồi?
(Dịch thơ Petőfi)
copy từ FB/Nguyen Van Trung's post/Hội Hữu nghị Việt - Hung
Sunday, May 29, 2016
TUỔI HƯU
(Tặng U 99)
Tuổi hưu nào có nể ai !
Cuộc đời bước ngắn bước dài tới nơi !
Tuổi hưu là tuổi ăn chơi;
Sáng, trưa, chiều, tối hết ngồi lại đi.
Tuổi hưu là tuổi dậy thì,
Rất mê bác sĩ, thuốc gì cũng nghe.
Tuổi hưu thích gặp bạn bè;
Liền anh liền chị, dưa lê buôn dài.
Tuổi hưu là tuổi thành tài,
Được con bổ nhiệm trông vài nhân viên.
Tuổi hưu là tuổi thần tiên,
Một mình lo liệu chẳng phiền cháu con.
Tuổi hưu là tuổi trăng tròn,
Khớp xương nhức mỏi, mạch còn vữa xơ…
Tuổi hưu là tuổi mộng mơ,
Đêm đêm thao thức nằm chờ bình minh.
Tuổi hưu là tuổi si tình,
Mắt nhìn đắm đuối một hình hóa hai .
Tuổi hưu như giọt sương mai,
Tinh mơ luyện tập kéo dài tuổi xuân.
Tuổi hưu chưa muốn dừng chân,
Vẫn ham tranh luận chuyện gần chuyện xa.
Tuổi hưu ông vẫn chưa già,
Nếp nhăn trên trán, ấy là sợi yêu.
Tuổi hưu tô phấn hơi nhiều,
Cụ bà chứng tỏ tình yêu mặn mà.
Tuổi hưu nào có nể ai !
Cuộc đời bước ngắn bước dài tới nơi !
Tuổi hưu là tuổi ăn chơi;
Sáng, trưa, chiều, tối hết ngồi lại đi.
Tuổi hưu là tuổi dậy thì,
Rất mê bác sĩ, thuốc gì cũng nghe.
Tuổi hưu thích gặp bạn bè;
Liền anh liền chị, dưa lê buôn dài.
Tuổi hưu là tuổi thành tài,
Được con bổ nhiệm trông vài nhân viên.
Tuổi hưu là tuổi thần tiên,
Một mình lo liệu chẳng phiền cháu con.
Tuổi hưu là tuổi trăng tròn,
Khớp xương nhức mỏi, mạch còn vữa xơ…
Tuổi hưu là tuổi mộng mơ,
Đêm đêm thao thức nằm chờ bình minh.
Tuổi hưu là tuổi si tình,
Mắt nhìn đắm đuối một hình hóa hai .
Tuổi hưu như giọt sương mai,
Tinh mơ luyện tập kéo dài tuổi xuân.
Tuổi hưu chưa muốn dừng chân,
Vẫn ham tranh luận chuyện gần chuyện xa.
Tuổi hưu ông vẫn chưa già,
Nếp nhăn trên trán, ấy là sợi yêu.
Tuổi hưu tô phấn hơi nhiều,
Cụ bà chứng tỏ tình yêu mặn mà.
Hết hưu về với ông bà,
“Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”.
Chẳng ai sống mãi cõi trần,
Về hưu tếu táo, góp phần vui tươi.
Gặp nhau thì hãy vui cười,
Tuổi hưu sống khỏe, vui tươi an lành !
Nguyễn Bá Bình (VIDI72)
“Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”.
Chẳng ai sống mãi cõi trần,
Về hưu tếu táo, góp phần vui tươi.
Gặp nhau thì hãy vui cười,
Tuổi hưu sống khỏe, vui tươi an lành !
Nguyễn Bá Bình (VIDI72)
Quebec: Ngoại lệ
Những khu vực có nền văn hoá khép kín như dạng cộng hoà Quebec này
thường theo chủ nghĩa ngoại lệ (exceptionalism) và sản sinh ra nhiều thứ
quái đản - bên cạnh những truyền thống văn hoá tốt đẹp.
Trưa chủ nhật nhiều quán ăn đóng cửa (!), có quán để thực đơn rõ to ngoài cửa, trong rất đông khách nhưng chỉ phục vụ 5-6 món v/d như breakfast có trứng và xúc xích (!). Có quán có mặt trên bản đồ nhưng không thể nào tìm thấy.
Món ăn "kiểu Pháp mới" tại Le Cercle là ví dụ cụ thể nhất. Không biết thể loại gì, khó nuốt và nên tránh xa. Có lẽ vì thế nên các món ngoài Pháp như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Á, Ả, ... nên ăn khi đến đây. Thậm chí cheeseburger của McDonald còn hơn xa những thứ quái đản này. Đừng tin các loại rating và đánh giá trên mạng như của TripAdvisor.
Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)
Trưa chủ nhật nhiều quán ăn đóng cửa (!), có quán để thực đơn rõ to ngoài cửa, trong rất đông khách nhưng chỉ phục vụ 5-6 món v/d như breakfast có trứng và xúc xích (!). Có quán có mặt trên bản đồ nhưng không thể nào tìm thấy.
Món ăn "kiểu Pháp mới" tại Le Cercle là ví dụ cụ thể nhất. Không biết thể loại gì, khó nuốt và nên tránh xa. Có lẽ vì thế nên các món ngoài Pháp như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Á, Ả, ... nên ăn khi đến đây. Thậm chí cheeseburger của McDonald còn hơn xa những thứ quái đản này. Đừng tin các loại rating và đánh giá trên mạng như của TripAdvisor.
Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)
Saturday, May 28, 2016
Nghiêm cấm
NGHIÊM CẤM NÓI XẤU…BỌN TƯ BẢN!
Trong dịp sang thăm Việt Nam, ông Ôbama tiết lộ một bí mật động trời: hàng ngày ông ấy nhận rất nhiều chỉ trích, và chính vì thế nước Mỹ lớn mạnh.
Hoá ra lâu nay ta phê phán lũ tư bản, đế quốc là mắc mưu nó, làm lợi cho nó.
Từ nay về sau, nghiêm cấm các hành vi bôi nhọ, chỉ trích bọn tư bản. Phải thường xuyên ca ngợi.
Cho chúng nó chết.
from FB/Ha Huy Khoai's post
Trong dịp sang thăm Việt Nam, ông Ôbama tiết lộ một bí mật động trời: hàng ngày ông ấy nhận rất nhiều chỉ trích, và chính vì thế nước Mỹ lớn mạnh.
Hoá ra lâu nay ta phê phán lũ tư bản, đế quốc là mắc mưu nó, làm lợi cho nó.
Từ nay về sau, nghiêm cấm các hành vi bôi nhọ, chỉ trích bọn tư bản. Phải thường xuyên ca ngợi.
Cho chúng nó chết.
from FB/Ha Huy Khoai's post
Đi theo Nghĩa: Nước cộng hoà Quebec
Nước cộng hoà Quebec có nhiều điều "đặc trưng". Mình di đâu hay ở
chuỗi Best Western, bình dân, phải chăng, đủ thứ gì mình cần. Khá nhiều
thành phố tại Canada chưa có gì phàn nàn. Hôm nay mới thấy có đặc thù.
Ks ghi cho tờ hướng dẫn dùng wifi, in ấn đẹp, hai ngôn ngữ. Làm theo kg vào được wifi. Làm theo đúng hướng dẫn vài lần kg được, gọi điện thoại 1-888-xxx cho công ty dịch vụ. Cty dịch vụ tra xong, báo là ks không còn hợp đồng với cty djch vụ nữa. Kg còn hợp đồng mà vẫn in số support? Ông service nhăn răng bản em chịu.
Gọi điện cho ks, ông lễ tân bảo anh kg cần làm gì, chỉ điền số phòng và họ của anh vào là ok. Hỏi nó tại sao số phone support lại bảo hết hợp đồng. Nó bảo mình đừng quan tâm. Thì làm theo nó bảo. Làm chừng năm lần kg được. Hỏi lại nó bảo họ mình là "Dang". Thế quái nào đăng ký qua mạng theo tài khoản mình tự tạo lại bị đổi họ?
Nói chung họ hàng, con cháu hay đầy tớ mấy thằng Pháp thế nào cũng có chỗ "đặc trưng, đặc thù".
[Vẫn lịch sự, cho cả trái cây, phiếu uống bia miễn phí]
Ks ghi cho tờ hướng dẫn dùng wifi, in ấn đẹp, hai ngôn ngữ. Làm theo kg vào được wifi. Làm theo đúng hướng dẫn vài lần kg được, gọi điện thoại 1-888-xxx cho công ty dịch vụ. Cty dịch vụ tra xong, báo là ks không còn hợp đồng với cty djch vụ nữa. Kg còn hợp đồng mà vẫn in số support? Ông service nhăn răng bản em chịu.
Gọi điện cho ks, ông lễ tân bảo anh kg cần làm gì, chỉ điền số phòng và họ của anh vào là ok. Hỏi nó tại sao số phone support lại bảo hết hợp đồng. Nó bảo mình đừng quan tâm. Thì làm theo nó bảo. Làm chừng năm lần kg được. Hỏi lại nó bảo họ mình là "Dang". Thế quái nào đăng ký qua mạng theo tài khoản mình tự tạo lại bị đổi họ?
Nói chung họ hàng, con cháu hay đầy tớ mấy thằng Pháp thế nào cũng có chỗ "đặc trưng, đặc thù".
[Vẫn lịch sự, cho cả trái cây, phiếu uống bia miễn phí]
from FB/Nghia Doan's post
NHỮNG ÔNG KẸ ĐỘI LỐT VÀ NÚP BÓNG
Báo Tuổi Trẻ cuối tháng 1, ngày 30 tháng 1 năm 2016 đăng tin Chen Ming Qiang, người Trung Quốc, xin thị thực nhập cảnh qua cửa khẩu
Móng Cái ngày 14-1 với mục đích du lịch nhưng lại đi tuốt xuống chót
mũi Cà Mau để thu mua cua trên địa bàn. Hắn bị UBND tỉnh phạt vi phạm
hành chánh 20 triệu.
Ba năm trước, đi cùng đoàn doanh nghiệp theo phiên chợ “hàng Việt về nông thôn” về Cà Mau, tôi nghe bà con than thở đang bị thương lái Trung Quốc giựt nợ tiền bán cua đến mấy tỉ đồng . Từ đó đến giờ, thỉnh thoảng đến các địa phương, vẫn cứ nghe chuyện mấy ông kẹ đội lốt du lịch này
Và câu chuyện sao cứ lặp lại hoài, với tình tiết tăng nặng hơn.
Hôm qua, báo chí lại đưa tin, người Trung Quốc khuynh đảo du lịch Nha Trang. Rằng hiện nay, “người Trung Quốc không mở doanh nghiệp, chẳng xin giấy phép đầu tư, núp bóng các chủ DN Việt, thực sự đang nắm giữ hết các cơ sở kinh doanh để phục vụ người TQ”. Đại tá Trần Văn Nghĩa, Trưởng phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Khánh Hòa nói tại cuộc họp ngày 26-5-2016. “Thực tế họ là những ông chủ bên TQ qua đây chỉ huy toàn bộ hoạt động từ bố trí cho khách ở khách sạn nào, đưa đến mua sắm chỗ nào, đi chơi ở đâu…”
Được đằng chân lân đằng đầu, gần đây, Nha Trang nổi lên hiện tượng một số cơ sở dịch vụ chỉ phục vụ du khách TQ, lấy lý do không đủ nhân viên để từ chối phục vụ người Việt.
Vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng là họ chỉ giao dịch bằng nhân dân tệ (bị cấm trên bất cứ quốc gia có chủ quyền nào). “Họ làm hầu hết các dịch vụ, khép kín, tức là không để đồng tiền của họ chảy ra ngoài. Do đó chúng ta không được gì cả và có nguy cơ mất hết thị phần” - Đại tá Trần Văn Nghĩa, Trưởng phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Khánh Hòa bổ sung. Lại còn có nhiều đoàn du khách TQ khi đến các điểm du lịch đã căng băng rôn, biểu ngữ bằng tiếng TQ với nội dung không đúng rồi chụp ảnh (mà cơ quan chức năng chỉ mới tịch thu các băng rôn, nhắc nhở chứ chưa xử phạt !)
Lộng hành hơn, họ còn dán mác (giả) hàng Việt lên hàng Trung Quốc chất lượng kém hay hàng giả, để nâng giá bán lên hàng chục lần làm ảnh hưởng uy tín hàng Việt.
Hết biết, phá hoại kinh tế rõ ràng! Đủ kiểu: Vừa chiếm đoạt thị trường thương mại, hủy hoại uy tín hàng Việt, vừa kinh doanh mua bán trái phép, trốn thuế và gian lận thương mại.
Nếu luật của ta còn quá thiếu và yếu trong chế tài loại tội phạm nguy hiểm này, chỉ áp dụng phạt vi phạm bằng hình thức phạt hành chánh 20 triệu (từ mấy năm trước họ chỉ núp bóng thương lái VN đi thu mua hàng mà nay đã quậy đủ các kiểu thành những tội phạm kinh tế, chiếm lĩnh cả thị trường các địa phương, các vùng theo cách trắng trợn nhất) thì điều ta có thể làm đầu tiên là lôi ra ánh sáng tất cả cơ sở kinh doanh Việt Nam đang tiếp tay cho gian thương Trung Quốc vi phạm pháp luật. Trong khi đó cần bổ sung quy định để xử phạt nghiêm minh.
Và hãy học Thái Lan, Myanmar, ở các nước này, gian thương TQ đâu có dám lộng hành vậy?
Đối xử với doanh nghiệp Việt Nam, sao mà viên chức của ta nghiêm khắc, chặt chẽ thế. Sao lại “nghiện” kiểm tra xử phạt doanh nghiệp Việt thế? Mà với người Trung Quốc phạm pháp và phá hoại kinh tế, ta lại...sợ? Mất tình hữu nghị? Chính phủ TQ có chủ trương thế đâu (nói về mặt chính thức, công khai và đúng luật) và những du khách chuyên “đội lốt”, “núp bóng” này là tội phạm mà?
Hồi mới bắt đầu cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, một vị lãnh đạo cơ quan TW nói với tôi trong chỗ thân tình, hàng TQ đang bán rất tốt ở VN, mình tập trung vận động cho hàng Việt, liệu bạn có mích lòng không, có mất tình hữu nghị không? Tôi chưng hửng, cứng họng. Rõ ràng đã có một...nỗi sợ vô hình, sợ cả những trò phá hoại mọi rợ của bọn phạm pháp nữa.
Còn sợ họ là còn tiếp tay phá hoại kinh tế nước mình thôi.
Vũ Kim Hạnh
Ba năm trước, đi cùng đoàn doanh nghiệp theo phiên chợ “hàng Việt về nông thôn” về Cà Mau, tôi nghe bà con than thở đang bị thương lái Trung Quốc giựt nợ tiền bán cua đến mấy tỉ đồng . Từ đó đến giờ, thỉnh thoảng đến các địa phương, vẫn cứ nghe chuyện mấy ông kẹ đội lốt du lịch này
Và câu chuyện sao cứ lặp lại hoài, với tình tiết tăng nặng hơn.
Hôm qua, báo chí lại đưa tin, người Trung Quốc khuynh đảo du lịch Nha Trang. Rằng hiện nay, “người Trung Quốc không mở doanh nghiệp, chẳng xin giấy phép đầu tư, núp bóng các chủ DN Việt, thực sự đang nắm giữ hết các cơ sở kinh doanh để phục vụ người TQ”. Đại tá Trần Văn Nghĩa, Trưởng phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Khánh Hòa nói tại cuộc họp ngày 26-5-2016. “Thực tế họ là những ông chủ bên TQ qua đây chỉ huy toàn bộ hoạt động từ bố trí cho khách ở khách sạn nào, đưa đến mua sắm chỗ nào, đi chơi ở đâu…”
Được đằng chân lân đằng đầu, gần đây, Nha Trang nổi lên hiện tượng một số cơ sở dịch vụ chỉ phục vụ du khách TQ, lấy lý do không đủ nhân viên để từ chối phục vụ người Việt.
Vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng là họ chỉ giao dịch bằng nhân dân tệ (bị cấm trên bất cứ quốc gia có chủ quyền nào). “Họ làm hầu hết các dịch vụ, khép kín, tức là không để đồng tiền của họ chảy ra ngoài. Do đó chúng ta không được gì cả và có nguy cơ mất hết thị phần” - Đại tá Trần Văn Nghĩa, Trưởng phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Khánh Hòa bổ sung. Lại còn có nhiều đoàn du khách TQ khi đến các điểm du lịch đã căng băng rôn, biểu ngữ bằng tiếng TQ với nội dung không đúng rồi chụp ảnh (mà cơ quan chức năng chỉ mới tịch thu các băng rôn, nhắc nhở chứ chưa xử phạt !)
Lộng hành hơn, họ còn dán mác (giả) hàng Việt lên hàng Trung Quốc chất lượng kém hay hàng giả, để nâng giá bán lên hàng chục lần làm ảnh hưởng uy tín hàng Việt.
Hết biết, phá hoại kinh tế rõ ràng! Đủ kiểu: Vừa chiếm đoạt thị trường thương mại, hủy hoại uy tín hàng Việt, vừa kinh doanh mua bán trái phép, trốn thuế và gian lận thương mại.
Nếu luật của ta còn quá thiếu và yếu trong chế tài loại tội phạm nguy hiểm này, chỉ áp dụng phạt vi phạm bằng hình thức phạt hành chánh 20 triệu (từ mấy năm trước họ chỉ núp bóng thương lái VN đi thu mua hàng mà nay đã quậy đủ các kiểu thành những tội phạm kinh tế, chiếm lĩnh cả thị trường các địa phương, các vùng theo cách trắng trợn nhất) thì điều ta có thể làm đầu tiên là lôi ra ánh sáng tất cả cơ sở kinh doanh Việt Nam đang tiếp tay cho gian thương Trung Quốc vi phạm pháp luật. Trong khi đó cần bổ sung quy định để xử phạt nghiêm minh.
Và hãy học Thái Lan, Myanmar, ở các nước này, gian thương TQ đâu có dám lộng hành vậy?
Đối xử với doanh nghiệp Việt Nam, sao mà viên chức của ta nghiêm khắc, chặt chẽ thế. Sao lại “nghiện” kiểm tra xử phạt doanh nghiệp Việt thế? Mà với người Trung Quốc phạm pháp và phá hoại kinh tế, ta lại...sợ? Mất tình hữu nghị? Chính phủ TQ có chủ trương thế đâu (nói về mặt chính thức, công khai và đúng luật) và những du khách chuyên “đội lốt”, “núp bóng” này là tội phạm mà?
Hồi mới bắt đầu cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”, một vị lãnh đạo cơ quan TW nói với tôi trong chỗ thân tình, hàng TQ đang bán rất tốt ở VN, mình tập trung vận động cho hàng Việt, liệu bạn có mích lòng không, có mất tình hữu nghị không? Tôi chưng hửng, cứng họng. Rõ ràng đã có một...nỗi sợ vô hình, sợ cả những trò phá hoại mọi rợ của bọn phạm pháp nữa.
Còn sợ họ là còn tiếp tay phá hoại kinh tế nước mình thôi.
Vũ Kim Hạnh
NHÂN TÌNH THẾ THÁI - LẼ ĐỜI LÀ VẬY!
Nhân sự kiên dân tình nô nức ra đường dõi theo xe của TT Mỹ, tôi có cảm thán rằng:
"Đất nước Cu ba nhỏ bé chẳng hạn, khi xưa họ đã thực sự là người anh em ruột thịt, san sẻ cho ta đủ thứ - gạo, đường, xây dựng ... trong lúc ta túng quẫn vì chiến tranh, giờ có sang thăm ta thì chắc rằng họ cũng chả nhận được sự nồng thắm thế này. Thói đời bạc bẽo. Công ơn của họ đã bị nhiều người quên lãng, thậm chí coi thường họ. Cũng như khi ta khó có người bạn nghèo giúp đỡ hết lòng, nhưng khi ta bắt bạn được với một anh giàu, thì ta quên phắt anh bạn nghèo kia đi."
Còm này của tôi đã được hồi đáp rằng:
"Ta cũng đã chở nhiều lần, nhiều tấn gạo đền Cu Ba rồi đấy; Ta cũng hô khẩu hiệu tôn vinh Cu ba ghê lắm: "Hai anh em thay nhau canh giữ cho hòa bình thế giới"! Chưa bao giờ VN chê trách gì Cu ba đâu!"
Ôi đọc câu bình này tôi thấy buồn thay!
(Việc cảm thán này của tôi không có nghĩa là tôi phản đối hợp tác với mọi đối tác tiềm năng - hy vọng không ai nghĩ tôi ngu đến vậy. Và, là một người trọng tài đức, tôi vô cùng ngưỡng mộ tài năng của Ôbama, theo cách của tôi là thầm lặng)
***
PS. Tôi nhấn like tất cả các còm (có thể sót) nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đồng ý với mọi còm ạ - nó có nghĩa là tôi cảm ơn sự quan tâm của quý bạn hữu ạ.
Diem Hang PhanVu
"Đất nước Cu ba nhỏ bé chẳng hạn, khi xưa họ đã thực sự là người anh em ruột thịt, san sẻ cho ta đủ thứ - gạo, đường, xây dựng ... trong lúc ta túng quẫn vì chiến tranh, giờ có sang thăm ta thì chắc rằng họ cũng chả nhận được sự nồng thắm thế này. Thói đời bạc bẽo. Công ơn của họ đã bị nhiều người quên lãng, thậm chí coi thường họ. Cũng như khi ta khó có người bạn nghèo giúp đỡ hết lòng, nhưng khi ta bắt bạn được với một anh giàu, thì ta quên phắt anh bạn nghèo kia đi."
Còm này của tôi đã được hồi đáp rằng:
"Ta cũng đã chở nhiều lần, nhiều tấn gạo đền Cu Ba rồi đấy; Ta cũng hô khẩu hiệu tôn vinh Cu ba ghê lắm: "Hai anh em thay nhau canh giữ cho hòa bình thế giới"! Chưa bao giờ VN chê trách gì Cu ba đâu!"
Ôi đọc câu bình này tôi thấy buồn thay!
(Việc cảm thán này của tôi không có nghĩa là tôi phản đối hợp tác với mọi đối tác tiềm năng - hy vọng không ai nghĩ tôi ngu đến vậy. Và, là một người trọng tài đức, tôi vô cùng ngưỡng mộ tài năng của Ôbama, theo cách của tôi là thầm lặng)
***
PS. Tôi nhấn like tất cả các còm (có thể sót) nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đồng ý với mọi còm ạ - nó có nghĩa là tôi cảm ơn sự quan tâm của quý bạn hữu ạ.
Diem Hang PhanVu
Tổng thống Obama và những người hoạt động xã hội dân sự Việt Nam
Rất tiếc khi cuộc gặp giữa Obama với xã hội dân sự Việt Nam hôm qua
vắng bóng Phạm Đoan Trang và Nguyễn Quang A - những người có thể đem đến
nhiều gam màu hơn cho bức tranh xã hội dân sự trong hình dung của Tổng
thống Hoa Kỳ.
Tuy vậy, vai trò dấu mốc của buổi gặp hôm qua trong tiến trình phát triển xã hội dân sự Việt Nam vẫn rất đáng lưu tâm.
Chỉ mới 10 năm trước đây, 'xã hội dân sự' còn bị Ban Tuyên giáo đưa vào danh mục từ cấm, ngay sau khi chợt hiện lên trong một bài phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ.
Để rồi từ đó cho tới tận ngày nay, 'xã hội dân sự' rất thường được nhắc đến với giọng điệu mỉa mai sau đuôi cụm từ 'cái gọi là' trên báo chí nhà nước, cũng như luôn bị chụp mũ là một loại 'sách lược thực hiện diễn biến hòa bình' trong nhãn quan của cơ quan an ninh.
Thế mà hôm qua, những người đại diện của chính cái không gian cấm kỵ bị hắt hủi đó, đã bước tới, ngồi chung mâm chung bát với Tổng thống siêu cường số 1 thế giới, bàn thảo những cách thức xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Sau buổi gặp, đã có một số ý kiến vào ra về việc những người được đến tham dự có xứng đáng đại diện xã hội dân sự Việt Nam hay không.
Mình không đồng tình với lối nghĩ đó.
Xã hội dân sự đẹp ở chỗ đa đạng, đa sắc. Càng đa dạng, đa sắc càng đẹp.
Mình tin là những người như anh Bình, chị Khôi, chị Oanh đều rất sắc nét trong lãnh vực của họ, trong cái màu họ tô trên bức tranh xã hội dân sự Việt Nam mà chúng ta đang muốn vẽ ra trước thế giới.
Mà đâu phải chỉ họ, tất cả chúng ta, những ai đã từng - bằng những phương thức và cách tiếp cận khác nhau - giúp đỡ người khốn khó, bảo vệ môi trường, tranh đấu chống kỳ thị, hỗ trợ dân oan, thúc đẩy ngôn luận, chống tham nhũng...đều đang vẽ màu sắc của riêng mình lên bức tranh chung.
Xã hội dân sự đủ rộng cho bất kỳ ai trong số chúng ta, chỉ cần có lòng với cộng đồng xã hội, đều có thể trở thành một gương mặt đại diện cho nó, bằng màu sắc mà riêng chúng ta.
Bởi vậy, thay vì cố xóa đi một màu sắc nào đó, chi bằng mỗi chúng ta nên tô đậm hơn màu sắc của chính mình và khuyến khích thêm nhiều người khác góp thêm màu sắc của họ, cho bức tranh chung của cộng đồng xã hội dân sự đất nước chúng ta ngày một đẹp rực rỡ hơn.
Cái xấu không sợ cái xấu hơn, nó sợ cái đẹp.
Nguyen Anh Tuan
Các bạn đọc thêm ở đây
Tuy vậy, vai trò dấu mốc của buổi gặp hôm qua trong tiến trình phát triển xã hội dân sự Việt Nam vẫn rất đáng lưu tâm.
Chỉ mới 10 năm trước đây, 'xã hội dân sự' còn bị Ban Tuyên giáo đưa vào danh mục từ cấm, ngay sau khi chợt hiện lên trong một bài phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ.
Để rồi từ đó cho tới tận ngày nay, 'xã hội dân sự' rất thường được nhắc đến với giọng điệu mỉa mai sau đuôi cụm từ 'cái gọi là' trên báo chí nhà nước, cũng như luôn bị chụp mũ là một loại 'sách lược thực hiện diễn biến hòa bình' trong nhãn quan của cơ quan an ninh.
Thế mà hôm qua, những người đại diện của chính cái không gian cấm kỵ bị hắt hủi đó, đã bước tới, ngồi chung mâm chung bát với Tổng thống siêu cường số 1 thế giới, bàn thảo những cách thức xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Sau buổi gặp, đã có một số ý kiến vào ra về việc những người được đến tham dự có xứng đáng đại diện xã hội dân sự Việt Nam hay không.
Mình không đồng tình với lối nghĩ đó.
Xã hội dân sự đẹp ở chỗ đa đạng, đa sắc. Càng đa dạng, đa sắc càng đẹp.
Mình tin là những người như anh Bình, chị Khôi, chị Oanh đều rất sắc nét trong lãnh vực của họ, trong cái màu họ tô trên bức tranh xã hội dân sự Việt Nam mà chúng ta đang muốn vẽ ra trước thế giới.
Mà đâu phải chỉ họ, tất cả chúng ta, những ai đã từng - bằng những phương thức và cách tiếp cận khác nhau - giúp đỡ người khốn khó, bảo vệ môi trường, tranh đấu chống kỳ thị, hỗ trợ dân oan, thúc đẩy ngôn luận, chống tham nhũng...đều đang vẽ màu sắc của riêng mình lên bức tranh chung.
Xã hội dân sự đủ rộng cho bất kỳ ai trong số chúng ta, chỉ cần có lòng với cộng đồng xã hội, đều có thể trở thành một gương mặt đại diện cho nó, bằng màu sắc mà riêng chúng ta.
Bởi vậy, thay vì cố xóa đi một màu sắc nào đó, chi bằng mỗi chúng ta nên tô đậm hơn màu sắc của chính mình và khuyến khích thêm nhiều người khác góp thêm màu sắc của họ, cho bức tranh chung của cộng đồng xã hội dân sự đất nước chúng ta ngày một đẹp rực rỡ hơn.
Cái xấu không sợ cái xấu hơn, nó sợ cái đẹp.
Nguyen Anh Tuan
Các bạn đọc thêm ở đây
Dân chủ thời nhà Lý
Thực hành dân chủ thời nhà Lý nè Gs Huynh Duc Thien :)
dịch : "Triều đại Lý Phật Mã nổi lên như một thời đại đáng chú ý về
việc biến tiềm năng của Thăng Long thành trung tâm quyền lực của khu
vực. Lý Phật Mã có một tính cách mạnh mẽ và ngài xử lý sự việc rất quyết
đoán. Nhưng ngài cũng tập hợp được xung quanh mình những người tài giỏi
để cùng thảo luận những việc sẽ cần làm. Trong những ngày đầu làm vua,
ngài học theo phong cách vua cha, lắng nghe lời khuyên của các quân sư
đáng trọng. Sau này, ngài đàm luận với các quân sư, tranh luận về cách
trị nước. Những thành quả nổi bật trong triểu đại của ngài : việc tạo
nên bộ luật, đánh đuổi Chiêm Thành, bình ổn biên giới Việt Trung được
tạo dựng nhờ có sự giúp đỡ tin cậy giữa ngài và các cận thần và họ (vua
và quần thần) đã học được cách làm việc cùng nhau."
Nguyễn Bá Quỳnh
Chùa một cột
Chùa một cột được xây dựng để nhớ đến công lao của vua Lý Phật Mã, vị
vua văn võ toàn tài, giữ vững bờ cõi Đại Việt. Sao đọc sách Sử Việt
không có chi tiết nào ghi lại nhể?
Nguyễn Bá Quỳnh
TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 013)
Một sinh viên trong nhà ăn của trường muốn ngồi xuống một chỗ còn trống bên cạnh thầy giáo, nhưng vị này trả lời:
- Thiên nga không thể kết bạn với lợn.
- Vâng, thế thì em bay đi tiếp – sinh viên trả lời.
Thầy giáo nghe vậy vô cùng tự ái và quyết định sẽ đánh trượt cậu sinh viên này khi thi, và do đó đưa ra những câu hỏi khó nhất. Tuy nhiên, trong bài thi của mình, anh sinh viên đã trả lời rất xuất sắc, vì vậy – để có thể đánh trượt anh sinh viên này – thầy giáo đã đưa ra một câu hỏi có tính chất quyết định:
- Anh đi trên đường, thấy có hai túi. Một túi chứa vàng, một túi chứa trí tuệ. Anh sẽ chọn túi nào?
- Túi có vàng ạ.
- Rất tiếc là tôi sẽ chọn túi kia, túi có đầy sự hiểu biết, vì sự hiểu biết quan trọng hơn tiền.
- Mọi người đều chọn cái mình thiếu ạ – anh sinh viên đáp lại.
Thầy giáo gần như phát điên và viết vào bài thi: “Con lừa”. Anh sinh viên, thay vì nhìn xem thầy giáo viết gì, cầm bài thi và đi ra khỏi phòng thi. Tuy nhiên, một lúc sau, sinh viên này quay lại, đưa lại bài thi cho thầy giáo, và nói:
- Xin lỗi thầy, thầy ký nhưng chưa cho điểm ạ!
-----------
Egy egyetemista az ebédlőben le szeretett volna ülni egy üres helyre az egyik tanára mellé, de az így válaszolt:
- Egy hattyú nem lehet barátja egy disznónak.
- Jó, akkor továbbrepülök! - válaszolt a diák.
A tanár ezen vérig sértődött és elhatározta, hogy a vizsgán elbuktatja, így a legnehezebb kérdéseket adta fel neki. A diák azonban a dolgozatában parádés válaszokat adott, ezért a tanár - hátha mégis megbuktathatja az áldozatát - mindent eldöntő kérdést ad:
- Mész az úton és találsz két zsákot, az egyikben arany, a másikban pedig ész van. Melyiket választod?
- Az aranyat.
- Én sajnos a másikat választanám, az értelemmel teli zsákot, mert az fontosabb, mint a pénz.
- Mindenki azt választja, ami neki hiányzik - vágja ki magát a diák.
A tanár majd megőrül és azt írja a dolgozatra: "Szamár". A diák anélkül, hogy belenézne, fogja a dolgozatát és kimegy a teremből. Rövid idő múlva azonban visszatér, visszateszi a dolgozatát és így szól:
- Elnézést, a tanár úr aláírta, de nem írt rá jegyet!
Nguyễn Ngô Việt (Debrecen,VIDI73)
- Thiên nga không thể kết bạn với lợn.
- Vâng, thế thì em bay đi tiếp – sinh viên trả lời.
Thầy giáo nghe vậy vô cùng tự ái và quyết định sẽ đánh trượt cậu sinh viên này khi thi, và do đó đưa ra những câu hỏi khó nhất. Tuy nhiên, trong bài thi của mình, anh sinh viên đã trả lời rất xuất sắc, vì vậy – để có thể đánh trượt anh sinh viên này – thầy giáo đã đưa ra một câu hỏi có tính chất quyết định:
- Anh đi trên đường, thấy có hai túi. Một túi chứa vàng, một túi chứa trí tuệ. Anh sẽ chọn túi nào?
- Túi có vàng ạ.
- Rất tiếc là tôi sẽ chọn túi kia, túi có đầy sự hiểu biết, vì sự hiểu biết quan trọng hơn tiền.
- Mọi người đều chọn cái mình thiếu ạ – anh sinh viên đáp lại.
Thầy giáo gần như phát điên và viết vào bài thi: “Con lừa”. Anh sinh viên, thay vì nhìn xem thầy giáo viết gì, cầm bài thi và đi ra khỏi phòng thi. Tuy nhiên, một lúc sau, sinh viên này quay lại, đưa lại bài thi cho thầy giáo, và nói:
- Xin lỗi thầy, thầy ký nhưng chưa cho điểm ạ!
-----------
Egy egyetemista az ebédlőben le szeretett volna ülni egy üres helyre az egyik tanára mellé, de az így válaszolt:
- Egy hattyú nem lehet barátja egy disznónak.
- Jó, akkor továbbrepülök! - válaszolt a diák.
A tanár ezen vérig sértődött és elhatározta, hogy a vizsgán elbuktatja, így a legnehezebb kérdéseket adta fel neki. A diák azonban a dolgozatában parádés válaszokat adott, ezért a tanár - hátha mégis megbuktathatja az áldozatát - mindent eldöntő kérdést ad:
- Mész az úton és találsz két zsákot, az egyikben arany, a másikban pedig ész van. Melyiket választod?
- Az aranyat.
- Én sajnos a másikat választanám, az értelemmel teli zsákot, mert az fontosabb, mint a pénz.
- Mindenki azt választja, ami neki hiányzik - vágja ki magát a diák.
A tanár majd megőrül és azt írja a dolgozatra: "Szamár". A diák anélkül, hogy belenézne, fogja a dolgozatát és kimegy a teremből. Rövid idő múlva azonban visszatér, visszateszi a dolgozatát és így szól:
- Elnézést, a tanár úr aláírta, de nem írt rá jegyet!
Nguyễn Ngô Việt (Debrecen,VIDI73)
Friday, May 27, 2016
Đại học Fulbright Việt Nam (FUV)
Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90): Liệu có thể hy vọng các thế hệ quản lý hành chính nhà nước tiếp theo sẽ
từ nơi này ra? Cạnh tranh trực tiếp với Học viện Cụ Hồ à?
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. Các chuyên gia giáo dục cho rằng đây sẽ là một mô hình giáo dục hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo. An Tôn tường trình chi tiết sau đây.
Cựu Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Kerrey, chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), đã nhận giấy phép do Bí thư Thăng trao.
Giấy phép này cho phép trường FUV tuyển sinh học viên cao học khóa đầu tiên vào cuối năm nay. Đồng thời trường cũng sẽ bắt đầu chuẩn bị xây dựng trụ sở chính ở Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 9. Sẽ mất ít nhất 2 năm để hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất cho giai đoạn một của FUV.
Trong một thông cáo, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV, nói trường này sẽ là một đại học Việt Nam “kiểu mới”. Bà cho biết thêm trường “sẽ đưa vào những tiến bộ mới nhất về công nghệ và giảng dạy nhằm đem lại cho sinh viên một trải nghiệm giáo dục giúp họ trang bị những kỹ năng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực khó khăn nào mà họ theo đuổi”.
Đại diện trường cho hay FUV sẽ cấp bằng Việt Nam và sẽ phấn đấu đạt kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định Mỹ. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ giảng dạy chính. Trường được tiên liệu sẽ có số lượng sinh viên từ 6.000 đến 10.000 khi đạt giai đoạn phát triển ổn định. Thông cáo của trường cho biết thêm rằng FUV mong muốn tạo ra tác động tích cực mang tính hệ thống thông qua chia sẻ kiến thức với cách tiếp cận “học liệu mở”.
FUV sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên quốc tế và sẽ đặc biệt chú trọng tuyển dụng những học giả và nhà khoa học người Việt đã được đào tạo quốc tế. FUV sẽ sử dụng đòn bẩy công nghệ bao gồm những nền tảng học tập từ xa để tối thiểu chi phí và cho phép giảng viên có thể giảng dạy cũng như hướng dẫn sinh viên ở vùng sâu vùng xa.
Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV sẽ là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, một trường đào tạo cao học chuyên ngành. Trường này sẽ khai giảng vào mùa thu năm nay với sự kế thừa đội ngũ nhân lực và các khóa học của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ mở các khóa cao học và các chương trình đào tạo cao cấp về chính sách công, kinh doanh và những lĩnh vực có liên quan.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM, đồng thời cũng giảng dạy cho FETP, đã nhận xét với VOA Việt ngữ về tầm quan trọng của việc thành lập FUV như sau:
“Việc nâng cấp lần này có ý nghĩa rất là lớn, vì ngoài việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thì mô hình của một trường đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật sẽ đóng góp rất là lớn cho vấn đề về xây dựng và phát triển hệ thống đại học Việt Nam. Và điều đó sẽ rất là tốt cho tương lai của Việt Nam”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người bảo trợ cho Chương trình Fulbright ở Việt Nam trong nhiều năm, đã tuyên bố kế hoạch thành lập trường FUV hồi tháng 8 năm ngoái.
Những người sáng lập trường ở cả hai phía Mỹ và Việt Nam đều tin rằng trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi khao khát được hưởng nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Ông Lam, người cũng đã từng du học ở Mỹ với học bổng Fulbright, cho biết sự háo hức về FUV rất cao và những ngày này ông liên tục nhận các cuộc điện thoại để hỏi về việc tuyển sinh, chương trình học của trường. Ông phân tích thêm về lý do của sự háo hức này:
“Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam”.
Ở một đất nước có hệ thống giáo dục lâu nay bị xem là lạc hậu và phương thức quản lý còn bảo thủ. Liệu một trường có tính sáng tạo như Đại học Fulbright Việt Nam có tạo ra xung đột hay thách thức gì đối với các nhà quản lý của Việt Nam hay không? Giảng viên Nguyễn Hữu Lam đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ những người làm khoa học thực sự họ sẽ nhìn vấn đề này một cách rất là thoải mái và họ sẽ tiếp thu cái hệ thống này. Và rất nhiều vị lãnh đạo của nhà nước và của Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp thu được. Nhưng tất nhiên là sẽ có những cái xung đột. Thế cho nên vừa rồi tôi thấy có tuyên bố của Tổng thống Obama và đồng thời là của Ngoại trưởng John Kerry về trường đại học độc lập, tự do học thuật, như thế thì tôi nghĩ nếu chính phủ Việt Nam cam kết cái điều đó thì có nghĩa là trường sẽ làm được và dần các trường đại học Việt Nam cũng đang trong xu thế đó. Tại vì hiện nay Việt Nam cũng đang trao quyền tự chủ cho các đại học. Và nếu trường FUV mà phát triển tốt thì sẽ giúp rất nhiều cho cái nỗ lực vì thử nghiệm, làm thí điểm về các trường đại học độc lập ở Việt Nam”.
Mặc dù là một tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận, FUV nhận được hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và Việt Nam. Đến nay chính phủ Mỹ đã cam kết tài trợ hơn 20 triệu đôla để hỗ trợ việc thành lập trường. Còn chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã dành cho FUV 25 hecta đất ở Quận 9.
FUV đã nhận được cam kết tài trợ bằng tiền mặt hay các hình thức khác trị giá hơn 60 triệu đôla. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn nữa để có thể hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng của bà Hiệu trưởng Thủy. Bà cho biết ước tính sẽ cần huy động tối thiểu 100 triệu đôla trong ba năm tới.
Theo kế hoạch, năm 2018, FUV sẽ thành lập Trường Khoa học xã hội và Nhân văn Fulbright với chương trình giáo dục cử nhân bốn năm cho các ngành khai phóng (liberal arts) và khoa học-kỹ thuật.
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://engagingguide.xyz hoặc http://79797.info/ để vượt tường lửa).
from FB/Nghia Doan's post
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam mới đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam. Các chuyên gia giáo dục cho rằng đây sẽ là một mô hình giáo dục hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, là môi trường cho suy nghĩ độc lập và sáng tạo. An Tôn tường trình chi tiết sau đây.
Cựu Thượng nghị sỹ Mỹ Bob Kerrey, chủ tịch Hội đồng Tín thác của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), đã nhận giấy phép do Bí thư Thăng trao.
Giấy phép này cho phép trường FUV tuyển sinh học viên cao học khóa đầu tiên vào cuối năm nay. Đồng thời trường cũng sẽ bắt đầu chuẩn bị xây dựng trụ sở chính ở Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 9. Sẽ mất ít nhất 2 năm để hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất cho giai đoạn một của FUV.
Trong một thông cáo, bà Đàm Bích Thủy, Hiệu trưởng sáng lập FUV, nói trường này sẽ là một đại học Việt Nam “kiểu mới”. Bà cho biết thêm trường “sẽ đưa vào những tiến bộ mới nhất về công nghệ và giảng dạy nhằm đem lại cho sinh viên một trải nghiệm giáo dục giúp họ trang bị những kỹ năng để thành công trong bất kỳ lĩnh vực khó khăn nào mà họ theo đuổi”.
Đại diện trường cho hay FUV sẽ cấp bằng Việt Nam và sẽ phấn đấu đạt kiểm định chất lượng của các tổ chức kiểm định Mỹ. Tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ giảng dạy chính. Trường được tiên liệu sẽ có số lượng sinh viên từ 6.000 đến 10.000 khi đạt giai đoạn phát triển ổn định. Thông cáo của trường cho biết thêm rằng FUV mong muốn tạo ra tác động tích cực mang tính hệ thống thông qua chia sẻ kiến thức với cách tiếp cận “học liệu mở”.
FUV sẽ xây dựng một đội ngũ giảng viên quốc tế và sẽ đặc biệt chú trọng tuyển dụng những học giả và nhà khoa học người Việt đã được đào tạo quốc tế. FUV sẽ sử dụng đòn bẩy công nghệ bao gồm những nền tảng học tập từ xa để tối thiểu chi phí và cho phép giảng viên có thể giảng dạy cũng như hướng dẫn sinh viên ở vùng sâu vùng xa.
Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV sẽ là Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, một trường đào tạo cao học chuyên ngành. Trường này sẽ khai giảng vào mùa thu năm nay với sự kế thừa đội ngũ nhân lực và các khóa học của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright sẽ mở các khóa cao học và các chương trình đào tạo cao cấp về chính sách công, kinh doanh và những lĩnh vực có liên quan.
Giảng viên Nguyễn Hữu Lam thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM, đồng thời cũng giảng dạy cho FETP, đã nhận xét với VOA Việt ngữ về tầm quan trọng của việc thành lập FUV như sau:
“Việc nâng cấp lần này có ý nghĩa rất là lớn, vì ngoài việc đào tạo cán bộ cho Việt Nam, thì mô hình của một trường đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật sẽ đóng góp rất là lớn cho vấn đề về xây dựng và phát triển hệ thống đại học Việt Nam. Và điều đó sẽ rất là tốt cho tương lai của Việt Nam”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người bảo trợ cho Chương trình Fulbright ở Việt Nam trong nhiều năm, đã tuyên bố kế hoạch thành lập trường FUV hồi tháng 8 năm ngoái.
Những người sáng lập trường ở cả hai phía Mỹ và Việt Nam đều tin rằng trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam, nhất là những người trẻ tuổi khao khát được hưởng nền giáo dục tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Ông Lam, người cũng đã từng du học ở Mỹ với học bổng Fulbright, cho biết sự háo hức về FUV rất cao và những ngày này ông liên tục nhận các cuộc điện thoại để hỏi về việc tuyển sinh, chương trình học của trường. Ông phân tích thêm về lý do của sự háo hức này:
“Thực sự mô hình phát triển hiện đại là sáng tạo tri thức, và đồng thời là mô hình không chỉ dạy cho người ta kiến thức mà các thế hệ trước đã tích lũy, mà còn là mô hình giúp người ta độc lập suy nghĩ, sáng tạo, và phát triển. Đây là môi trường mà tôi nghĩ sẽ đóng góp rất là lớn cho sự phát triển của từng cá nhân cũng như phát triển chung cả hệ thống đại học Việt Nam”.
Ở một đất nước có hệ thống giáo dục lâu nay bị xem là lạc hậu và phương thức quản lý còn bảo thủ. Liệu một trường có tính sáng tạo như Đại học Fulbright Việt Nam có tạo ra xung đột hay thách thức gì đối với các nhà quản lý của Việt Nam hay không? Giảng viên Nguyễn Hữu Lam đưa ra nhận định:
“Tôi nghĩ những người làm khoa học thực sự họ sẽ nhìn vấn đề này một cách rất là thoải mái và họ sẽ tiếp thu cái hệ thống này. Và rất nhiều vị lãnh đạo của nhà nước và của Bộ Giáo dục-Đào tạo sẽ tiếp thu được. Nhưng tất nhiên là sẽ có những cái xung đột. Thế cho nên vừa rồi tôi thấy có tuyên bố của Tổng thống Obama và đồng thời là của Ngoại trưởng John Kerry về trường đại học độc lập, tự do học thuật, như thế thì tôi nghĩ nếu chính phủ Việt Nam cam kết cái điều đó thì có nghĩa là trường sẽ làm được và dần các trường đại học Việt Nam cũng đang trong xu thế đó. Tại vì hiện nay Việt Nam cũng đang trao quyền tự chủ cho các đại học. Và nếu trường FUV mà phát triển tốt thì sẽ giúp rất nhiều cho cái nỗ lực vì thử nghiệm, làm thí điểm về các trường đại học độc lập ở Việt Nam”.
Mặc dù là một tổ chức tư nhân và phi lợi nhuận, FUV nhận được hỗ trợ từ chính phủ Mỹ và Việt Nam. Đến nay chính phủ Mỹ đã cam kết tài trợ hơn 20 triệu đôla để hỗ trợ việc thành lập trường. Còn chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã dành cho FUV 25 hecta đất ở Quận 9.
FUV đã nhận được cam kết tài trợ bằng tiền mặt hay các hình thức khác trị giá hơn 60 triệu đôla. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều hơn nữa để có thể hiện thực hóa những kế hoạch đầy tham vọng của bà Hiệu trưởng Thủy. Bà cho biết ước tính sẽ cần huy động tối thiểu 100 triệu đôla trong ba năm tới.
Theo kế hoạch, năm 2018, FUV sẽ thành lập Trường Khoa học xã hội và Nhân văn Fulbright với chương trình giáo dục cử nhân bốn năm cho các ngành khai phóng (liberal arts) và khoa học-kỹ thuật.
(Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://engagingguide.xyz hoặc http://79797.info/ để vượt tường lửa).
from FB/Nghia Doan's post
Chuyện nghề (1)
Tôi vẫn nhớ vào cuối năm học tiếng Hung ở NEI. Khi nhận kết quả và nói chuyện về ngành nghề, cô Mária, giáo viên phụ trách lớp/dạy tiếng Hung đã khuyên tôi rằng với khả năng tiếng Hung của tôi (jeles) tôi có thể tiếp thu tốt, theo ý cô, tôi nên học ngành thiết kế nội thất hoặc design, một dạng tạo mẫu mỹ thuật mà lúc đó tôi không hiểu lắm. Cô cũng lưu ý tôi nên cân nhắc về đề nghị của cô vì kết quả các môn toán, lý của tôi rất tệ. Do không chịu trao đổi thêm một cách nghiêm túc với cô giáo của mình về việc này nên đến bây giờ tôi vẫn cho rằng: đây là một trong những điều ngu xuẩn nhất mà tôi từng phạm phải trong cuộc đời mình.
Có nhiều người từ nước ngoài về nước làm việc/nghiên cứu không đúng ngành đã được học, nhưng dù sao thì họ cũng có được một quá trình đào tạo quy củ trong môi trường giáo dục tử tế. Từ đó mà họ có được một nền tảng căn bản để làm những việc khác. Còn tôi, chỉ với một chút kiến thức về Hình học họa hình (Ábrázoló geometria) được học ở NEI mà về VN đã làm các bạn học ngạc nhiên về sau còn dám lên sửa cả giảng viên đứng lớp về môn này khi học ở lớp đào tạo thiết kế & quy hoạch sơ cấp tại Viện Thiết kế & Quy hoạch tổng hợp (Bộ Xây dựng). Từ cái vốn căn bản này, dù không phải là người có tầm vóc gì trong nghề nghiệp của mình, nhưng nếu coi bản vẽ thiết kế là ngôn ngữ của kiến trúc & xây dựng/cơ khí, thì không cần phải ém mình, tôi tự thấy mình là người xử lý rất tốt những gì cần thể hiện. Điều này đã được giáo viên/bạn bè ở Pécs và ĐH Kiến trúc TP.HCM xác nhận khi các bài đồ án (dân dụng) của tôi thường lọt vào top đạt điểm cao nhất lớp (không kể đánh giá của sếp/thầy của tôi khi làm việc cho AA International và cho chính công ty của ông về các bản vẽ thiết kế nội thất mà tôi trực tiếp thể hiện hoặc ở dạng sketch/vẽ tay). Tôi vẫn nhớ có một bài của tôi (thuộc thể loại công trình văn hóa công cộng), dù bị chê bằng một ý kiến khoanh tròn của một vị GS nào đó về lỗi hình thể mang tính Thiên chúa giáo (những bài bị khoanh tròn như vậy thường "rớt") nhưng vẫn được điểm cao và được treo làm bài mẫu, chưa tới ngày nhận bài về thì tôi thấy bài của mình đã bị ai đó lấy mất. Tôi rất tiếc, đó là một trong những bài mà tôi thích nhất vì được vẽ trên nền đen và dồn khá nhiều ý tưởng vào nó. Không phải đồ án nào tôi cũng hào hứng/làm, nên tôi không đủ điểm về bộ môn Thiết kế đồ án vì tôi hay bỏ những đề tài mà tôi cho là "ngớ ngẩn", đọc đã thấy chán không muốn làm, thường là những đề bài mang tính chủ đạo (có yếu tố định hướng XHCN), như trụ sở UBND, nhà VHTT... (mấy bài này thường do các thầy "ngoài Bắc" mang vào) mà thích lao vào những dạng đại loại như CLB bơi lội, rạp phim.... hơn. Cho nên tôi là thằng hay bỏ bài, và bỏ nhiều bài nhất lớp.
Riêng về việc đào tạo của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, ngay cả khi trường là nơi tập trung nhiều GS, giảng viên hàng đầu (đào tạo từ các nước TB trước 1975), thì tôi vẫn thấy đây là một trường có tầm/mức chỉ ngang ngửa với các trường cao đẳng ở Hung. Công trình của các GS của trường không mang dấu ấn đáng kể nào về quy mô và phong cách ở tầm quốc gia. Tôi đặt chân đến Sài Gòn vào tháng 10 năm 1975, cho đến lúc đó, Đô thành Sài Gòn như tôi thấy, trừ một số công trình và khu vực được xây dựng từ thời Pháp thuộc, phần còn lại của thành phố thật xấu xí và hỗn độn, đóng góp của các kiến trúc sư VN ở Sài Gòn (trước 1975) làm tôi thất vọng khi thấy các nhà thầu vẫn là những người quyết định cho diện mạo của thành phố này. Dấu ấn ít ỏi mà tôi thấy được ở Sài Gòn, không phải là Dinh Độc Lập của kts Ngô Viết Thụ, mà đại diện cho khuynh hướng kiến trúc mang tính hiện đại (như những gì tôi đã thấy rất nhiều ở Hungary) lại chỉ là một đài tưởng niệm nhỏ của một sinh viên đoạt giải về thiết kế cho công trình này. Khi đó, những công trình mới làm tôi chú ý đều của nước ngoài, tôi rất thích thiết kế của Nhà máy nước Thủ Đức (gạch trần), Nhà máy xi măng Hà Tiên (tuy vẫn thắc mắc về việc lựa chọn vị trí phù hợp) và bệnh viện Chợ Rẫy (Bệnh viện Vì Dân, sau này là Thống Nhất, cũng như Dinh Độc Lập, chỉ là một trong những thiết kế tốt nhất của người Việt mà thôi). Tôi cũng thấy sự khác biệt của việc đào tạo ĐH (những năm tôi học có 2 hệ song song gồm cả ĐH và Cao đẳng) trước và sau 1975 ở chỗ: số lượng đầu vào/đầu ra hàng năm. Nếu trước 1975 số sinh viên tốt nghiệp chiếm một tỷ lệ ít hơn nhiều (cho đến 1975, tôi vẫn còn thấy năm "sáu già" rất đông đúc với những người không thể ra trường với tấm bằng kiến trúc sư dù đã học rất lâu, có người đã có gia đình, con cái) thì sau này, việc học hành và có bằng đã ngày càng dễ dàng hơn rất nhiều.
Lịch sử kiến trúc của VN khá nghèo nàn so với những công trình nổi tiếng trên thế giới, chúng ta không có những dấu ấn kỳ vĩ ghi tạc vào lịch sử như Vạn lý trường thành, Kim tự tháp, Vườn treo, Đền đài... hay những thành phố đến bây giờ vẫn là kiệt tác (đáng nghiên cứu) đầy bí ẩn về nhiều mặt như Machupichu cũng như những thành phố khác ở Nam Mỹ và trên thế giới, nhưng nếu đi sâu vào bản sắc thì VN không phải là không có gì đáng nói.
Trong một thời gian dài, Việt Nam không có những kiến trúc sư đầu đàn (những người đủ tư cách dẫn dắt đối với nhiều thế hệ về kiến trúc/quy hoạch & xây dựng như trong các lĩnh vực thuộc về Mỹ thuật, y học, khoa học v.v.). Tôi cho rằng: Kiến trúc là 1 tổng thể hài hòa được tạo thành như 1 tác phẩm “nhạc không gian” gắn liền với văn hóa, lịch sử và con người nơi nó được tạo ra. Tất cả hòa hợp với nhau, tạo nên những quần thể/cảnh quan độc đáo của từng vùng, đó là những di sản của con người mang tính cách của nhiều thế hệ như những dấu ấn của thời đại. Vì vậy, là một kiến trúc sư/Tổng công trình sư đòi hỏi không phải chỉ là một người tinh thông nghề nghiệp một cách xuất sắc mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan xét về tổng thể và cảnh quan tùy cấp độ của từng công trình lớn nhỏ.
Từ đó, dễ dàng nhận thấy có một lỗ hổng lớn về chuyên môn/tầm nhìn thuộc lĩnh vực quy hoạch/xây dựng thành phố/nông thôn trên cả nước để "tham mưu" cho chính quyền trong việc quản lý, nghiên cứu & phát triển có định hướng một cách bền vững theo xu hướng xanh và sạch của thế giới hiện nay.
(còn nữa)
Có nhiều người từ nước ngoài về nước làm việc/nghiên cứu không đúng ngành đã được học, nhưng dù sao thì họ cũng có được một quá trình đào tạo quy củ trong môi trường giáo dục tử tế. Từ đó mà họ có được một nền tảng căn bản để làm những việc khác. Còn tôi, chỉ với một chút kiến thức về Hình học họa hình (Ábrázoló geometria) được học ở NEI mà về VN đã làm các bạn học ngạc nhiên về sau còn dám lên sửa cả giảng viên đứng lớp về môn này khi học ở lớp đào tạo thiết kế & quy hoạch sơ cấp tại Viện Thiết kế & Quy hoạch tổng hợp (Bộ Xây dựng). Từ cái vốn căn bản này, dù không phải là người có tầm vóc gì trong nghề nghiệp của mình, nhưng nếu coi bản vẽ thiết kế là ngôn ngữ của kiến trúc & xây dựng/cơ khí, thì không cần phải ém mình, tôi tự thấy mình là người xử lý rất tốt những gì cần thể hiện. Điều này đã được giáo viên/bạn bè ở Pécs và ĐH Kiến trúc TP.HCM xác nhận khi các bài đồ án (dân dụng) của tôi thường lọt vào top đạt điểm cao nhất lớp (không kể đánh giá của sếp/thầy của tôi khi làm việc cho AA International và cho chính công ty của ông về các bản vẽ thiết kế nội thất mà tôi trực tiếp thể hiện hoặc ở dạng sketch/vẽ tay). Tôi vẫn nhớ có một bài của tôi (thuộc thể loại công trình văn hóa công cộng), dù bị chê bằng một ý kiến khoanh tròn của một vị GS nào đó về lỗi hình thể mang tính Thiên chúa giáo (những bài bị khoanh tròn như vậy thường "rớt") nhưng vẫn được điểm cao và được treo làm bài mẫu, chưa tới ngày nhận bài về thì tôi thấy bài của mình đã bị ai đó lấy mất. Tôi rất tiếc, đó là một trong những bài mà tôi thích nhất vì được vẽ trên nền đen và dồn khá nhiều ý tưởng vào nó. Không phải đồ án nào tôi cũng hào hứng/làm, nên tôi không đủ điểm về bộ môn Thiết kế đồ án vì tôi hay bỏ những đề tài mà tôi cho là "ngớ ngẩn", đọc đã thấy chán không muốn làm, thường là những đề bài mang tính chủ đạo (có yếu tố định hướng XHCN), như trụ sở UBND, nhà VHTT... (mấy bài này thường do các thầy "ngoài Bắc" mang vào) mà thích lao vào những dạng đại loại như CLB bơi lội, rạp phim.... hơn. Cho nên tôi là thằng hay bỏ bài, và bỏ nhiều bài nhất lớp.
Riêng về việc đào tạo của Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, ngay cả khi trường là nơi tập trung nhiều GS, giảng viên hàng đầu (đào tạo từ các nước TB trước 1975), thì tôi vẫn thấy đây là một trường có tầm/mức chỉ ngang ngửa với các trường cao đẳng ở Hung. Công trình của các GS của trường không mang dấu ấn đáng kể nào về quy mô và phong cách ở tầm quốc gia. Tôi đặt chân đến Sài Gòn vào tháng 10 năm 1975, cho đến lúc đó, Đô thành Sài Gòn như tôi thấy, trừ một số công trình và khu vực được xây dựng từ thời Pháp thuộc, phần còn lại của thành phố thật xấu xí và hỗn độn, đóng góp của các kiến trúc sư VN ở Sài Gòn (trước 1975) làm tôi thất vọng khi thấy các nhà thầu vẫn là những người quyết định cho diện mạo của thành phố này. Dấu ấn ít ỏi mà tôi thấy được ở Sài Gòn, không phải là Dinh Độc Lập của kts Ngô Viết Thụ, mà đại diện cho khuynh hướng kiến trúc mang tính hiện đại (như những gì tôi đã thấy rất nhiều ở Hungary) lại chỉ là một đài tưởng niệm nhỏ của một sinh viên đoạt giải về thiết kế cho công trình này. Khi đó, những công trình mới làm tôi chú ý đều của nước ngoài, tôi rất thích thiết kế của Nhà máy nước Thủ Đức (gạch trần), Nhà máy xi măng Hà Tiên (tuy vẫn thắc mắc về việc lựa chọn vị trí phù hợp) và bệnh viện Chợ Rẫy (Bệnh viện Vì Dân, sau này là Thống Nhất, cũng như Dinh Độc Lập, chỉ là một trong những thiết kế tốt nhất của người Việt mà thôi). Tôi cũng thấy sự khác biệt của việc đào tạo ĐH (những năm tôi học có 2 hệ song song gồm cả ĐH và Cao đẳng) trước và sau 1975 ở chỗ: số lượng đầu vào/đầu ra hàng năm. Nếu trước 1975 số sinh viên tốt nghiệp chiếm một tỷ lệ ít hơn nhiều (cho đến 1975, tôi vẫn còn thấy năm "sáu già" rất đông đúc với những người không thể ra trường với tấm bằng kiến trúc sư dù đã học rất lâu, có người đã có gia đình, con cái) thì sau này, việc học hành và có bằng đã ngày càng dễ dàng hơn rất nhiều.
Lịch sử kiến trúc của VN khá nghèo nàn so với những công trình nổi tiếng trên thế giới, chúng ta không có những dấu ấn kỳ vĩ ghi tạc vào lịch sử như Vạn lý trường thành, Kim tự tháp, Vườn treo, Đền đài... hay những thành phố đến bây giờ vẫn là kiệt tác (đáng nghiên cứu) đầy bí ẩn về nhiều mặt như Machupichu cũng như những thành phố khác ở Nam Mỹ và trên thế giới, nhưng nếu đi sâu vào bản sắc thì VN không phải là không có gì đáng nói.
Trong một thời gian dài, Việt Nam không có những kiến trúc sư đầu đàn (những người đủ tư cách dẫn dắt đối với nhiều thế hệ về kiến trúc/quy hoạch & xây dựng như trong các lĩnh vực thuộc về Mỹ thuật, y học, khoa học v.v.). Tôi cho rằng: Kiến trúc là 1 tổng thể hài hòa được tạo thành như 1 tác phẩm “nhạc không gian” gắn liền với văn hóa, lịch sử và con người nơi nó được tạo ra. Tất cả hòa hợp với nhau, tạo nên những quần thể/cảnh quan độc đáo của từng vùng, đó là những di sản của con người mang tính cách của nhiều thế hệ như những dấu ấn của thời đại. Vì vậy, là một kiến trúc sư/Tổng công trình sư đòi hỏi không phải chỉ là một người tinh thông nghề nghiệp một cách xuất sắc mà còn phải am hiểu nhiều lĩnh vực liên quan xét về tổng thể và cảnh quan tùy cấp độ của từng công trình lớn nhỏ.
Từ đó, dễ dàng nhận thấy có một lỗ hổng lớn về chuyên môn/tầm nhìn thuộc lĩnh vực quy hoạch/xây dựng thành phố/nông thôn trên cả nước để "tham mưu" cho chính quyền trong việc quản lý, nghiên cứu & phát triển có định hướng một cách bền vững theo xu hướng xanh và sạch của thế giới hiện nay.
(còn nữa)
ÔNG VUA LỚN DỌA CÁC VUA CON
Đố ông dọa và trị được chúng đấy ông Trọng! Cái thể chế mà ông kiên
quyết giữ là cái liên tục tạo ra những khuyến khích vô cùng mạnh mẽ để
nhiều vua con mới ra đời thay cho các vua con vừa bị ông trị. Ông sinh
ra chúng ngày càng nhiều thì hỏi ông trị làm sao?
Chỉ có cách trả lại cho nhân dân quyền phế bỏ các ông bằng lá phiếu và xóa các cơ chế tạo ra vua lớn như ông và các vua con của ông thì mới ổn.
Còn ông bảo "thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như nước" nhưng vẫn chỉ quẩn quanh lo việc trị vài tên vua con, lo việc "kẻ địch và các phần tử xấu đã và đang lợi dụng tình hình này để kích động hòng chia rẽ..." thì chỉ chứng tỏ ông đã lẫn từ lâu mất rồi.
from FB/A Nguyen Quang's post
Các bạn xem thêm ở đây
Chỉ có cách trả lại cho nhân dân quyền phế bỏ các ông bằng lá phiếu và xóa các cơ chế tạo ra vua lớn như ông và các vua con của ông thì mới ổn.
Còn ông bảo "thuyền bị lật mới biết sức dân mạnh như nước" nhưng vẫn chỉ quẩn quanh lo việc trị vài tên vua con, lo việc "kẻ địch và các phần tử xấu đã và đang lợi dụng tình hình này để kích động hòng chia rẽ..." thì chỉ chứng tỏ ông đã lẫn từ lâu mất rồi.
from FB/A Nguyen Quang's post
Các bạn xem thêm ở đây
3 dòng đời, 4
28 May 2011
Lặng lẽ, Yến cầm tay chị thả bộ về khách sạn
Sông Sài gòn trải tấm thảm dưới cánh máy bay, chị Yến đăm đăm nhìn qua khung cửa, mắt ngấn lệ.
Yến lặng nắm tay chị, và trăn trở tìm các câu để tránh đau lòng mẹ.
chị Yến ngã vào vòng tay gầy của mẹ không nói được lời nào.
Ba Yến dịu nắm tay chị của Yến
- con có gặp cha?
chị Yến gật đầu
Trên đường về nhà, trong xe, dĩ vãng như trồi dậy, dưới hàng cây trên đường từ phi trường vào thành phố, hơn 30 năm trước mà mẹ đã đi qua nhiều lần, chị Yến trầm ngâm cố tưởng tượng mẹ nghĩ thế nào.
…..
- John đã chết rồi Mẹ..
Giọt lệ lăn trên má người đàn bà mà định mệnh đột ngột đổi hướng nhiều lần.
- và con biết là John không phài là ba của con…… Nhưng con vẫn thương John.
… và con hận Kevin ….
Mẹ Yến không kềm lòng được, nấc lên và đứng dậy vào phòng. Ba Y ngơ ngác, bất ngờ trước diễn biến.
chị Yến và Yến vội vã theo
và ôm Mẹ trong lòng
- con biết tất cả rồi mẹ…
và vẫn thương mẹ như xưa…
còn hơn thế nữa…
vì những gì mẹ đã hy sinh cho con
qua làn nước mắt, cuốn phim hơn 30 năm về trước như đang chiếu lại
—————–
Kevin say mềm và đến gần mẹ Yến, sau khi John rời nhà cấp tốc vì trung tâm gọi, và sỗ sàng khoát tay lên vai mẹ Yến. Mẹ Yến tránh qua, nhưng Kevin thô bạo nắm cánh tay mẹ Y kéo lại …
Tối hôm đó, John mời Kevin về nhà để ăn tạm biệt vì Kevin phải trở về Mỹ hôm sau. Trong mắt Kevin, mẹ Y chỉ như mọi “me mỹ” khác.
Khi John về nhà, chỉ thấy mẹ Yến chảy nước mắt, và hỏi gì mẹ Yến cũng không nói.
Sáng hôm sau, John thức giấc thì bên cạnh giường trống không, chỉ còn 1 mảnh giấy :
“John yêu
em không thể ở với anh nữa, vẫn yêu anh chứ không phải em có người khác trong đời.
định mệnh đã tách chúng mình.
chúc anh may mắn và hạnh phúc
L “
Có những Mộng đời không dể quên
có những Mộng đời không mang tên
có những mộng đời không thể vội để bên
Trên chiếc xe rách nát, như cuộc đời, lắc lư, chao đảo như định mệnh, vì không biết phải làm gì nữa, mẹ Y chỉ biết phải rời Saigon, phải đi xa, trốn chạy cơn bão nghiệt ngã,và chỉ thấy một chỉ còn đường trước mắt, về quê.
va như con thú, về tổ để liếm các vết thương trầm trọng
——
- thưa Mẹ, con đến tổ chức cựu chiến binh, và hỏi địa chỉ John và người quen John. Con gặp gia đình John nhiều lần.
…..
John lùng khắp Saigon, tìm các người thân của Mẹ mà John hay nghe mẹ kể, các nhà hàng hay nơi quen thuộc mà cả 2 hay đến,… Vô hiệu quả.
Rồi John về Mỹ, như các lính Mỹ.
4 năm sau, tình cờ John gặp 1 người bạn Kevin trong bar và trong câu chuyện John biết việc đã xảy ra trong 1 đêm, 4 năm trước đó.
Âm thầm, John tìm Kevin, và chấm dứt cuộc đời Kevin sau khi báo cho Kevin biết lý do.
Bị kết án 8 năm tù, và sau khi ra, không bao lâu sau đó, John mất. Người ta tìm thấy xác John trên giường, bên chai rượu đã hết.
Sau khi biết chuyện con xin phép gia đình John cho mẩu để đi thử gen (DNA) và con biết con không có máu John trong người. Nhưng thâm tâm, từ bao lâu, John đã và luôn luôn là cha ruột con.
- con có đi gặp gia đình Kevin
- Không, Kevin ở ngoài cuộc đời con, vì là người đã huỷ 2 cuộc đời.
Nguyen Q Quy (FB/Notes)
Sông Sài gòn trải tấm thảm dưới cánh máy bay, chị Yến đăm đăm nhìn qua khung cửa, mắt ngấn lệ.
Yến lặng nắm tay chị, và trăn trở tìm các câu để tránh đau lòng mẹ.
chị Yến ngã vào vòng tay gầy của mẹ không nói được lời nào.
Ba Yến dịu nắm tay chị của Yến
- con có gặp cha?
chị Yến gật đầu
Trên đường về nhà, trong xe, dĩ vãng như trồi dậy, dưới hàng cây trên đường từ phi trường vào thành phố, hơn 30 năm trước mà mẹ đã đi qua nhiều lần, chị Yến trầm ngâm cố tưởng tượng mẹ nghĩ thế nào.
…..
- John đã chết rồi Mẹ..
Giọt lệ lăn trên má người đàn bà mà định mệnh đột ngột đổi hướng nhiều lần.
- và con biết là John không phài là ba của con…… Nhưng con vẫn thương John.
… và con hận Kevin ….
Mẹ Yến không kềm lòng được, nấc lên và đứng dậy vào phòng. Ba Y ngơ ngác, bất ngờ trước diễn biến.
chị Yến và Yến vội vã theo
và ôm Mẹ trong lòng
- con biết tất cả rồi mẹ…
và vẫn thương mẹ như xưa…
còn hơn thế nữa…
vì những gì mẹ đã hy sinh cho con
qua làn nước mắt, cuốn phim hơn 30 năm về trước như đang chiếu lại
—————–
Kevin say mềm và đến gần mẹ Yến, sau khi John rời nhà cấp tốc vì trung tâm gọi, và sỗ sàng khoát tay lên vai mẹ Yến. Mẹ Yến tránh qua, nhưng Kevin thô bạo nắm cánh tay mẹ Y kéo lại …
Tối hôm đó, John mời Kevin về nhà để ăn tạm biệt vì Kevin phải trở về Mỹ hôm sau. Trong mắt Kevin, mẹ Y chỉ như mọi “me mỹ” khác.
Khi John về nhà, chỉ thấy mẹ Yến chảy nước mắt, và hỏi gì mẹ Yến cũng không nói.
Sáng hôm sau, John thức giấc thì bên cạnh giường trống không, chỉ còn 1 mảnh giấy :
“John yêu
em không thể ở với anh nữa, vẫn yêu anh chứ không phải em có người khác trong đời.
định mệnh đã tách chúng mình.
chúc anh may mắn và hạnh phúc
L “
Có những Mộng đời không dể quên
có những Mộng đời không mang tên
có những mộng đời không thể vội để bên
Trên chiếc xe rách nát, như cuộc đời, lắc lư, chao đảo như định mệnh, vì không biết phải làm gì nữa, mẹ Y chỉ biết phải rời Saigon, phải đi xa, trốn chạy cơn bão nghiệt ngã,và chỉ thấy một chỉ còn đường trước mắt, về quê.
va như con thú, về tổ để liếm các vết thương trầm trọng
——
- thưa Mẹ, con đến tổ chức cựu chiến binh, và hỏi địa chỉ John và người quen John. Con gặp gia đình John nhiều lần.
…..
John lùng khắp Saigon, tìm các người thân của Mẹ mà John hay nghe mẹ kể, các nhà hàng hay nơi quen thuộc mà cả 2 hay đến,… Vô hiệu quả.
Rồi John về Mỹ, như các lính Mỹ.
4 năm sau, tình cờ John gặp 1 người bạn Kevin trong bar và trong câu chuyện John biết việc đã xảy ra trong 1 đêm, 4 năm trước đó.
Âm thầm, John tìm Kevin, và chấm dứt cuộc đời Kevin sau khi báo cho Kevin biết lý do.
Bị kết án 8 năm tù, và sau khi ra, không bao lâu sau đó, John mất. Người ta tìm thấy xác John trên giường, bên chai rượu đã hết.
Sau khi biết chuyện con xin phép gia đình John cho mẩu để đi thử gen (DNA) và con biết con không có máu John trong người. Nhưng thâm tâm, từ bao lâu, John đã và luôn luôn là cha ruột con.
- con có đi gặp gia đình Kevin
- Không, Kevin ở ngoài cuộc đời con, vì là người đã huỷ 2 cuộc đời.
Nguyen Q Quy (FB/Notes)
3 dòng đời
- có lẽ vài tháng nữa em đi Mỹ, mình còn gặp nhau không?
- tại sao không ? Yến đến Sgn làm gì?
- em đưa chị em lên phỏng vấn lần cuối tại Tồng lành Sự. Chị em được đi theo diện con của công dân mỹ. Chi em nói là khi ổn định, sẽ bảo lãnh em qua Mỹ.
- Y thích đi Mỹ?
- em đâu muốn đi. Anh thấy tương lai em có thay đổi nếu em không đi Mỹ?
Chị của Yến mang 2 giòng máu. Hơn 35 năm về trước, gia đình Yến rất hạnh phúc. Ba Yến là kỳ sư trẻ và linh động, liêm trực. Một ngày, ba Yến vì tò mò, nghe 1 bạn rủ đến dự 1 buổi họp nói về “kháng chiến”
Công an phá tung cửa. Ba Yến vào tù.
Ngày đó, Ba Mẹ Yến chỉ có 2 người con, 1 gái, 1 trai. Yến ra đời 10 năm sau.
10 năm đầy biến cố, 10 năm định mệnh, thay đổi tất cả mọi người. Cuộc sống, quan điểm, tình cảm,…
10 năm phản ảnh kiên nhẫn và sự chịu đựng của phụ nữ VN
Thời đó, Mẹ Yến phải tần tảo để nuôi 2 con. Tỉnh nhỏ, việc đâu mà kiếm. Hơn nữa, phải có tiền để lo lót cai tù để chăm lo sức chồng. Mẹ Yến nhờ người quen ở Sài Gòn tìm việc.
Vốn liếng anh văn thời trung học còn sót lại, căn bản kế toán chưa quên, mẹ Yến nhờ người quen xin việc các cơ quan ngoại quốc để có lương đủ để lo cho 2 mục đích trên. Nhưng đâu dể có việc thích nghi. Rốt cuộc một văn phòng của cơ quan Mỹ nhận mẹ Yến.
Ngày đó, làm cơ quan Mỹ, hay bị dị nghị tiếng tăm. Nhưng đành vậy.
Mẹ Yến dời nhà lên Sgn với 2 con. Lương khá đủ để lo mọi bề
Sau 1 thời gian, 1 nhân viên mỹ hay đi lại cơ quan nơi mẹ Yến làm việc, có tình cảm với mẹ Yến. Hình như ông ta là kỷ sư xây dựng. Và hay đi đi về về để theo dõi các công trình tại VN. Ông ta hay tặng quà cho mẹ Yến. Mẹ Yến rất đẹp và duyên dáng. Duyên dáng vẫn không phai ngày nay
1 ngày, 1 đêm thì đúng hơn, mẹ Yến yếu lòng
và sau đó, chị của Yến là kết tụ mối tình mang sóng gió đến cuộc đời mẹ Yến.
Thấy tình hình tồi tệ trầm trọng, Ông ta đề nghị lo giấy tờ đem mẹ Yến và 2 con đi Mỹ. Mẹ Yến từ chối, xin có thời gian suy nghĩ, vì thâm tâm thấy không thể đi vì còn ba Yến trong tù.
Ông ta về Mỹ và hẹn 3-4 tháng sau trở lại.
Mẹ Yến không thể ở Sgn, nơi có nhiều người quen, thân và đồng nghiệp. Và bà quyết định nhanh chóng đi Cà mau. Tránh xa mọi người quen khi chị Yến từ từ phát triễn trong bụng.
Chàng kỷ sư mỹ không biết mẹ Yến đi, và mẹ Yến không biết địa chỉ ông ta bên Mỹ để báo nơi mới.
3 tháng sau, ĐBSCL tràn ngập làn sóng đỏ.
Và mối dây liên lạc giữa mẹ Yến và ông ta bị cắt đứt hẳn từ đó.
Bụng mẹ Yến ngày càng lớn, rồi 1 ngày, ai cũng biết, trong khi đó ba Yến vẫn trong tù.
Mẹ Yến quyết định nói cho ông Nội Yến biết, và kể tất cả chuyện và tâm trạng. Và chờ đợi phản ứng kịch liệt. Nhưng phản ứng đó không từ ông Nội Yến, mà là từ bà Nội Yến. Ông Nội Yến tha thứ, bà Nội Yến đem 2 cháu nội về nuôi, không cho mẹ Yến giữ nữa. Và cấm Mẹ Yến đến nhà.
Mẹ Y vẫn đi làm trong lúc có thai, vẫn gửi tiền nuôi ba Y, hoàn toàn không biết chuyện xãy ra, vì không ai nói.
Chi Y ra đời và mẹ Y vẫn âm thầm nuôi con, gửi tiền nuôi chồng và lâu lâu lén đi đến nơi ông Nội Y để đi ngang nhà xem 1 thoáng 2 con.
Tỉnh nhò, sau chiến tranh, là một nơi đầy kháng chiến và bài ngoại cũng như bảo thủ, 1 phụ nữ, với đứa con gái mắt xanh biếc, tóc hơi vàng là đối tượng lý tưởng cho đàm tiếu và ganh.
Bao lần đêm đẩm lệ, bao lần thắt ruột nhìn con gái bị trêu: con lai, con lai, con mỹ, conỹ ….
Bao lần ôm con an ủi và tìm lời giải thích tại sao nó không giống ai, và không bố mẹ nào cho con làm bạn.
Nhưng mẹ Yến cố chịu đựng mà không đi Sgn, để gần chồng vẫn ở tù, và gần 2 con bị cách xa.
Cho đến 1 ngày, ba Y được ra tù…
Rồi việc gì phải đến, đã đến. Ba Y biết chuyện đã xãy ra, và bỏ 2 Mẹ con Y để về nhà cha mẹ.
Trong lúc đó, ông Nội Yến thuyết phục con trai tha thứ sự nhẹ dạ nhất thời của mẹ Yến, và lưu ý con là chính nhờ Mẹ Y lo cho đến hôm nay nên ba Y mới có đủ sức khoẻ đến khi ra tù
Nguyen Q Quy, 4/2006
- tại sao không ? Yến đến Sgn làm gì?
- em đưa chị em lên phỏng vấn lần cuối tại Tồng lành Sự. Chị em được đi theo diện con của công dân mỹ. Chi em nói là khi ổn định, sẽ bảo lãnh em qua Mỹ.
- Y thích đi Mỹ?
- em đâu muốn đi. Anh thấy tương lai em có thay đổi nếu em không đi Mỹ?
Chị của Yến mang 2 giòng máu. Hơn 35 năm về trước, gia đình Yến rất hạnh phúc. Ba Yến là kỳ sư trẻ và linh động, liêm trực. Một ngày, ba Yến vì tò mò, nghe 1 bạn rủ đến dự 1 buổi họp nói về “kháng chiến”
Công an phá tung cửa. Ba Yến vào tù.
Ngày đó, Ba Mẹ Yến chỉ có 2 người con, 1 gái, 1 trai. Yến ra đời 10 năm sau.
10 năm đầy biến cố, 10 năm định mệnh, thay đổi tất cả mọi người. Cuộc sống, quan điểm, tình cảm,…
10 năm phản ảnh kiên nhẫn và sự chịu đựng của phụ nữ VN
Thời đó, Mẹ Yến phải tần tảo để nuôi 2 con. Tỉnh nhỏ, việc đâu mà kiếm. Hơn nữa, phải có tiền để lo lót cai tù để chăm lo sức chồng. Mẹ Yến nhờ người quen ở Sài Gòn tìm việc.
Vốn liếng anh văn thời trung học còn sót lại, căn bản kế toán chưa quên, mẹ Yến nhờ người quen xin việc các cơ quan ngoại quốc để có lương đủ để lo cho 2 mục đích trên. Nhưng đâu dể có việc thích nghi. Rốt cuộc một văn phòng của cơ quan Mỹ nhận mẹ Yến.
Ngày đó, làm cơ quan Mỹ, hay bị dị nghị tiếng tăm. Nhưng đành vậy.
Mẹ Yến dời nhà lên Sgn với 2 con. Lương khá đủ để lo mọi bề
Sau 1 thời gian, 1 nhân viên mỹ hay đi lại cơ quan nơi mẹ Yến làm việc, có tình cảm với mẹ Yến. Hình như ông ta là kỷ sư xây dựng. Và hay đi đi về về để theo dõi các công trình tại VN. Ông ta hay tặng quà cho mẹ Yến. Mẹ Yến rất đẹp và duyên dáng. Duyên dáng vẫn không phai ngày nay
1 ngày, 1 đêm thì đúng hơn, mẹ Yến yếu lòng
và sau đó, chị của Yến là kết tụ mối tình mang sóng gió đến cuộc đời mẹ Yến.
Thấy tình hình tồi tệ trầm trọng, Ông ta đề nghị lo giấy tờ đem mẹ Yến và 2 con đi Mỹ. Mẹ Yến từ chối, xin có thời gian suy nghĩ, vì thâm tâm thấy không thể đi vì còn ba Yến trong tù.
Ông ta về Mỹ và hẹn 3-4 tháng sau trở lại.
Mẹ Yến không thể ở Sgn, nơi có nhiều người quen, thân và đồng nghiệp. Và bà quyết định nhanh chóng đi Cà mau. Tránh xa mọi người quen khi chị Yến từ từ phát triễn trong bụng.
Chàng kỷ sư mỹ không biết mẹ Yến đi, và mẹ Yến không biết địa chỉ ông ta bên Mỹ để báo nơi mới.
3 tháng sau, ĐBSCL tràn ngập làn sóng đỏ.
Và mối dây liên lạc giữa mẹ Yến và ông ta bị cắt đứt hẳn từ đó.
Bụng mẹ Yến ngày càng lớn, rồi 1 ngày, ai cũng biết, trong khi đó ba Yến vẫn trong tù.
Mẹ Yến quyết định nói cho ông Nội Yến biết, và kể tất cả chuyện và tâm trạng. Và chờ đợi phản ứng kịch liệt. Nhưng phản ứng đó không từ ông Nội Yến, mà là từ bà Nội Yến. Ông Nội Yến tha thứ, bà Nội Yến đem 2 cháu nội về nuôi, không cho mẹ Yến giữ nữa. Và cấm Mẹ Yến đến nhà.
Mẹ Y vẫn đi làm trong lúc có thai, vẫn gửi tiền nuôi ba Y, hoàn toàn không biết chuyện xãy ra, vì không ai nói.
Chi Y ra đời và mẹ Y vẫn âm thầm nuôi con, gửi tiền nuôi chồng và lâu lâu lén đi đến nơi ông Nội Y để đi ngang nhà xem 1 thoáng 2 con.
Tỉnh nhò, sau chiến tranh, là một nơi đầy kháng chiến và bài ngoại cũng như bảo thủ, 1 phụ nữ, với đứa con gái mắt xanh biếc, tóc hơi vàng là đối tượng lý tưởng cho đàm tiếu và ganh.
Bao lần đêm đẩm lệ, bao lần thắt ruột nhìn con gái bị trêu: con lai, con lai, con mỹ, conỹ ….
Bao lần ôm con an ủi và tìm lời giải thích tại sao nó không giống ai, và không bố mẹ nào cho con làm bạn.
Nhưng mẹ Yến cố chịu đựng mà không đi Sgn, để gần chồng vẫn ở tù, và gần 2 con bị cách xa.
Cho đến 1 ngày, ba Y được ra tù…
Rồi việc gì phải đến, đã đến. Ba Y biết chuyện đã xãy ra, và bỏ 2 Mẹ con Y để về nhà cha mẹ.
Trong lúc đó, ông Nội Yến thuyết phục con trai tha thứ sự nhẹ dạ nhất thời của mẹ Yến, và lưu ý con là chính nhờ Mẹ Y lo cho đến hôm nay nên ba Y mới có đủ sức khoẻ đến khi ra tù
Nguyen Q Quy, 4/2006
Debrecen trở thành tâm điểm quan tâm của thế giới
Ánh sáng "tối" hay lực thứ 5
Truyền thông thế giới đang xôn xao về công trình của Atilla Krasznahorkay, trưởng phòng vật lý hạt nhân thực nghiệm tại Viện ATOMKI, thuộc Viện Hàn Lâm KH Hungary.
Truyền thông thế giới đang xôn xao về công trình của Atilla Krasznahorkay, trưởng phòng vật lý hạt nhân thực nghiệm tại Viện ATOMKI, thuộc Viện Hàn Lâm KH Hungary.
Điểm đặc biệt là công trình này dùng máy gia tốc có năng lượng tối đa
5MeV nghĩa là khoảng 1/200 nghìn các năng lượng ở các phòng thí nghiệm
trên thế giới. Máy gia tốc này là Van der Graft loại cổ lỗ sĩ có từ
trước thời tôi học đại học, và tôi đã có vinh dự được luẩn quẩn bên cạnh
nó (nói là làm việc thì quá là phét lác).
Atilla sử dụng các proton sinh ra từ máy gia tốc này bắn phá Lithium tạo ra hạt nhân Berium ở một số trạng thái kích thích. Theo lý thuyết hiện tại thì các trạng thái kích thích sẽ bức xạ photon ở mức năng lượng đủ sinh ra cặp e- e+ trong đó e- là electron truyền điện trong đời sống hàng ngày, e+ là phản hạt của nó gọi là positron. Đo phân bố của các hạt e- e+ bắn ra, theo lý thuyết sẽ có xác suất lớn nhất khi góc giữa đường bắn ra bằng pi do công thức là cos^2(t), t là góc giữa hai tia e+, e-.
Tuy nhiên Atilla lại quan sát được điều kỳ dị là xác suất đạt cực đại ở góc 140 độ. Sau khi đo đi đo lại nhiều lần và khử hết nhiễu và sai số, Atilla vẫn nhận được giá trị lớn gấp 6.8 lần so với giá trị lý thuyết và lớn hơn nhiều lần so với nhiễu. Đánh giá xác suất sai sót là 1 trên 200 tỷ.
Atilla và cộng sự đã giải thích thay vì hạt photon phải có một hạt photon tối có khối lượng bằng 34 lần khối lượng electron, chưa hề có trong các mô hình chuẩn được các nhà vật lý chấp nhận.
Công trình được công bố trên arXiv năm 2015 và bị quên lãng, tuy vừa mới đăng trên Phys.Rev.Letters. Gần đây một số nhà lý thuyết tại đại học Irvin đưa ra cách lý giải khác, không phải là photon tối mà là một hạt truyền lực thứ năm của tự nhiên có khối lượng nhỏ và ở khoảng cách nhỏ xấp xỉ như quy mô của hạt nhân nguyên từ.
Kết quả này nếu được khẳng định thì dù là photon tối hay lực thứ năm cũng sẽ là một cuộc cách mạng vật lý. Khả năng được giải Nobel năm nay khó vì LIGO tiêu rất nhiều tiền, không được Nobel thì rất khó coi. Nhưng giải Nobel 2017 khá dễ dàng. Về mặt ứng dụng thì lực thứ 5 hay photon tối sẽ có ảnh hưởng tới công nghệ và đời sống hơn là sóng hấp dẫn của LIGO.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Các bạn tham khảo thêm ở đây
Atilla sử dụng các proton sinh ra từ máy gia tốc này bắn phá Lithium tạo ra hạt nhân Berium ở một số trạng thái kích thích. Theo lý thuyết hiện tại thì các trạng thái kích thích sẽ bức xạ photon ở mức năng lượng đủ sinh ra cặp e- e+ trong đó e- là electron truyền điện trong đời sống hàng ngày, e+ là phản hạt của nó gọi là positron. Đo phân bố của các hạt e- e+ bắn ra, theo lý thuyết sẽ có xác suất lớn nhất khi góc giữa đường bắn ra bằng pi do công thức là cos^2(t), t là góc giữa hai tia e+, e-.
Tuy nhiên Atilla lại quan sát được điều kỳ dị là xác suất đạt cực đại ở góc 140 độ. Sau khi đo đi đo lại nhiều lần và khử hết nhiễu và sai số, Atilla vẫn nhận được giá trị lớn gấp 6.8 lần so với giá trị lý thuyết và lớn hơn nhiều lần so với nhiễu. Đánh giá xác suất sai sót là 1 trên 200 tỷ.
Atilla và cộng sự đã giải thích thay vì hạt photon phải có một hạt photon tối có khối lượng bằng 34 lần khối lượng electron, chưa hề có trong các mô hình chuẩn được các nhà vật lý chấp nhận.
Công trình được công bố trên arXiv năm 2015 và bị quên lãng, tuy vừa mới đăng trên Phys.Rev.Letters. Gần đây một số nhà lý thuyết tại đại học Irvin đưa ra cách lý giải khác, không phải là photon tối mà là một hạt truyền lực thứ năm của tự nhiên có khối lượng nhỏ và ở khoảng cách nhỏ xấp xỉ như quy mô của hạt nhân nguyên từ.
Kết quả này nếu được khẳng định thì dù là photon tối hay lực thứ năm cũng sẽ là một cuộc cách mạng vật lý. Khả năng được giải Nobel năm nay khó vì LIGO tiêu rất nhiều tiền, không được Nobel thì rất khó coi. Nhưng giải Nobel 2017 khá dễ dàng. Về mặt ứng dụng thì lực thứ 5 hay photon tối sẽ có ảnh hưởng tới công nghệ và đời sống hơn là sóng hấp dẫn của LIGO.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Các bạn tham khảo thêm ở đây
Thursday, May 26, 2016
Người phụ nữ gốc Việt mà Obama hết lời ngợi khen
Trong cuộc trò chuyện với thành viên Chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI), hôm
25/5 tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng thống Barack Obama đã nói về một
người phụ nữ gốc Việt đặc biệt giỏi giang trong Nhà Trắng, với đầy sự
cảm kích.
Đó chính là Elizabeth Phú, 40 tuổi, hiện là ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, Giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á.
Theo tờ LA Times, Elizabeth Phú đến Mỹ cùng gia đình năm 1978, trên một chiếc thuyền và hành trình đầy sóng gió. Hơn 30 năm học tập và nỗ lực phấn đấu, cô trở thành một trong số những người đóng vai trò quyết định cho các vấn đề đối ngoại thế giới.
Năm 1997, Elizabeth Phú tốt nghiệp ưu hạng bằng Cử Nhân Chính trị học
tại Đại Học Berkeley chuyên ngành Đối Ngoại, sau đó theo học Cao Học về
các vấn đề Quốc Tế.
Elizabeth Phú có 15 năm làm việc với Tổng thống Barack Obama và trước đó là George W. Bush, cùng các Bộ Trưởng Quốc Phòng trong các chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.
Năm 2013, Elizabeth được bổ nhiệm vào Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, Giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á.
Cô là người tham gia việc chuẩn bị và dàn xếp các thoả thuận về chính trị, quốc phòng và kinh tế cho các cuộc họp giữa Tổng thống Obama với các nguyên thủ trong khu vực, trong đó có cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Mỹ.
Elizabeth Phú cũng là người tham gia soạn thảo các đường lối cố vấn cho Tổng thống về vấn đề ngân sách khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, (chẳng hạn như viện trợ thiết bị và huấn luyện cho các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia với ngân sách khoảng 150 triệu USD).
Trong thời gian ở đây, Elizabeth Phú đã giúp Tổng thống Barack Obama hoạch định chính sách đối với Đông Nam Á, một khu vực mà theo quan điểm của ông Obama là rất quan trọng về cả mặt thương mại và liên minh chiến lược.
Cô đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ ông Obama định hình chính sách ở những khu vực này, trong đó có việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Cô kết hôn với Andrew Ridenour vào tháng 8/2011 và hai người có một cậu con trai nhỏ tuổi.
Elizabeth Phú nhiều lần được Bộ Quốc phòng, Hội đồng An ninh Quốc gia vinh danh và khen thưởng.
Lê Thu tổng hợp (VietNamNet)
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/chan-dung/306830/nguoi-phu-nu-goc-viet-ma-obama-het-loi-ngoi-khen.html
Đó chính là Elizabeth Phú, 40 tuổi, hiện là ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, Giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á.
Theo tờ LA Times, Elizabeth Phú đến Mỹ cùng gia đình năm 1978, trên một chiếc thuyền và hành trình đầy sóng gió. Hơn 30 năm học tập và nỗ lực phấn đấu, cô trở thành một trong số những người đóng vai trò quyết định cho các vấn đề đối ngoại thế giới.
Elizabeth Phú có 15 năm làm việc với Tổng thống Barack Obama và trước đó là George W. Bush, cùng các Bộ Trưởng Quốc Phòng trong các chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.
Năm 2013, Elizabeth được bổ nhiệm vào Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, Giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á.
Cô là người tham gia việc chuẩn bị và dàn xếp các thoả thuận về chính trị, quốc phòng và kinh tế cho các cuộc họp giữa Tổng thống Obama với các nguyên thủ trong khu vực, trong đó có cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Mỹ.
Elizabeth Phú cũng là người tham gia soạn thảo các đường lối cố vấn cho Tổng thống về vấn đề ngân sách khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, (chẳng hạn như viện trợ thiết bị và huấn luyện cho các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Indonesia với ngân sách khoảng 150 triệu USD).
Trong thời gian ở đây, Elizabeth Phú đã giúp Tổng thống Barack Obama hoạch định chính sách đối với Đông Nam Á, một khu vực mà theo quan điểm của ông Obama là rất quan trọng về cả mặt thương mại và liên minh chiến lược.
Cô đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ ông Obama định hình chính sách ở những khu vực này, trong đó có việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Cô kết hôn với Andrew Ridenour vào tháng 8/2011 và hai người có một cậu con trai nhỏ tuổi.
Elizabeth Phú nhiều lần được Bộ Quốc phòng, Hội đồng An ninh Quốc gia vinh danh và khen thưởng.
Lê Thu tổng hợp (VietNamNet)
http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/chan-dung/306830/nguoi-phu-nu-goc-viet-ma-obama-het-loi-ngoi-khen.html
Toàn bộ phát biểu của Tổng thống Obama tại Hà Nội ngày 24/5/2016
Phan Anh Sơn: Bản dịch được đánh giá là hay nhất cho diễn văn của Obama!
Dưới đây là link bài nguyên văn tiếng Anh để bạn nào quan tâm tham khảo.
Bạn nào muốn mình gửi bài theo email thì cứ bảo mình gửi cho.
Dưới đây là link bài nguyên văn tiếng Anh để bạn nào quan tâm tham khảo.
Bạn nào muốn mình gửi bài theo email thì cứ bảo mình gửi cho.
Dịch xong rồi
Toát mồ hôi
Máy bay nào
Đã bay xa
Tiếng Việt https://m.facebook.com/story.php…
Tiếng Anh https://m.facebook.com/photo.php?fbid=10209759744098228&id=1469982780&set=a.10206644353495410.1073741855.1469982780&source=48
hoặc đối chiếu với bản tiếng Việt ở đây: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/obama-ncc240516.html
từ FB/Kim Chi's post
Toát mồ hôi
Máy bay nào
Đã bay xa
Tiếng Việt https://m.facebook.com/story.php…
Tiếng Anh https://m.facebook.com/photo.php?fbid=10209759744098228&id=1469982780&set=a.10206644353495410.1073741855.1469982780&source=48
hoặc đối chiếu với bản tiếng Việt ở đây: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/obama-ncc240516.html
từ FB/Kim Chi's post
Phát biểu của Tổng thống Obama tại Tokyo
"Tôi xin nói ngắn về Trung Quốc
Quan hệ đối tác của chúng tôi với Việt Nam đang ngày càng phát triển, diễn ra hoàn toàn không dính dáng gì đến Trung Quốc (hoàn toàn là độc lập với Trung Quốc). Quan hệ đối tác này đặt trên cơ sở những quan tâm chung về việc mở rộng thương mại, mở rộng hợp tác về mọi mặt, đó là nỗ lực của hai bên trong thời gian 30 năm.
Nếu Trung Quốc vẫn cứ coi đó kiểu như là một sự khiêu khích đối với Trung Quốc thì tôi nghĩ kiểu hành xử đó cho thiên hạ thấy rõ hơn về thái độ của Trung Quốc, chứ chẳng nói lên được điều gì về thái độ của chúng tôi.
Sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, hoặc giữa Trung Quốc và Philipin, hoặc là giữa Trung Quốc với các bên khác về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông (South China Sea) không phải là do chúng tôi gây ra.
Chúng tôi mong muốn giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp này. Làm thế nào để tránh những tranh chấp này xảy ra cũng không phải là việc của chúng tôi. Chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc và Việt Nam đối thoại với nhau và có khả năng giải quyết những tranh chấp đó. Chúng tôi không đứng về phe nào trong vấn đề đòi hỏi lãnh thổ. Cho nên việc giải quyết tranh chấp là hoàn toàn là trong phạm vi quyền lực của Trung Quốc.
Mục đích của chúng tôi trong vấn đề quan tâm của Hoa Kỳ tại biển Đông chỉ đơn thuần là để duy trì tự do hàng hải, tự do vùng không phận bay và việc duy trì quy tắc và chuẩn mực quốc tế ở đây bởi vì chúng tôi cho rằng mục đích đó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong đó có Trung Quốc."
KC dịch từ nguồn Văn phòng Nhà Trắng. Nguyên văn tiếng Anh đây
So, just very briefly, on China.
Our growing partnership with Vietnam is happening entirely independent from China, and is based on mutual interests to expand trade, to expand cooperation across a whole range of areas, and is 30 years in the making now. So the fact that China would perceive that as some sort of provocation to them I think says more about Chinese attitudes than it says anything about our attitudes.
The tensions between China and Vietnam, or China and the Philippines, or China and other claimants in the South China Sea are not of our making. And we would very much like to see a peaceful resolution of those disputes. What’s preventing that from happening is not anything we're doing. We would welcome China and Vietnam having a conversation and being able to resolve those disputes. We're not taking a position on those claims. So it's entirely within China’s power to resolve those disputes. And our goal with respect to our own interest in the South China Sea is simply to maintain freedom of navigation, freedom of overflight, and the maintenance of international rules and norms because we think that benefits everybody, including China.
Nguồn https://www.whitehouse.gov/…/remarks-president-obama-and-pr…
from FB/Kim Chi's post
Quan hệ đối tác của chúng tôi với Việt Nam đang ngày càng phát triển, diễn ra hoàn toàn không dính dáng gì đến Trung Quốc (hoàn toàn là độc lập với Trung Quốc). Quan hệ đối tác này đặt trên cơ sở những quan tâm chung về việc mở rộng thương mại, mở rộng hợp tác về mọi mặt, đó là nỗ lực của hai bên trong thời gian 30 năm.
Nếu Trung Quốc vẫn cứ coi đó kiểu như là một sự khiêu khích đối với Trung Quốc thì tôi nghĩ kiểu hành xử đó cho thiên hạ thấy rõ hơn về thái độ của Trung Quốc, chứ chẳng nói lên được điều gì về thái độ của chúng tôi.
Sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, hoặc giữa Trung Quốc và Philipin, hoặc là giữa Trung Quốc với các bên khác về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông (South China Sea) không phải là do chúng tôi gây ra.
Chúng tôi mong muốn giải pháp hòa bình đối với các tranh chấp này. Làm thế nào để tránh những tranh chấp này xảy ra cũng không phải là việc của chúng tôi. Chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc và Việt Nam đối thoại với nhau và có khả năng giải quyết những tranh chấp đó. Chúng tôi không đứng về phe nào trong vấn đề đòi hỏi lãnh thổ. Cho nên việc giải quyết tranh chấp là hoàn toàn là trong phạm vi quyền lực của Trung Quốc.
Mục đích của chúng tôi trong vấn đề quan tâm của Hoa Kỳ tại biển Đông chỉ đơn thuần là để duy trì tự do hàng hải, tự do vùng không phận bay và việc duy trì quy tắc và chuẩn mực quốc tế ở đây bởi vì chúng tôi cho rằng mục đích đó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong đó có Trung Quốc."
KC dịch từ nguồn Văn phòng Nhà Trắng. Nguyên văn tiếng Anh đây
So, just very briefly, on China.
Our growing partnership with Vietnam is happening entirely independent from China, and is based on mutual interests to expand trade, to expand cooperation across a whole range of areas, and is 30 years in the making now. So the fact that China would perceive that as some sort of provocation to them I think says more about Chinese attitudes than it says anything about our attitudes.
The tensions between China and Vietnam, or China and the Philippines, or China and other claimants in the South China Sea are not of our making. And we would very much like to see a peaceful resolution of those disputes. What’s preventing that from happening is not anything we're doing. We would welcome China and Vietnam having a conversation and being able to resolve those disputes. We're not taking a position on those claims. So it's entirely within China’s power to resolve those disputes. And our goal with respect to our own interest in the South China Sea is simply to maintain freedom of navigation, freedom of overflight, and the maintenance of international rules and norms because we think that benefits everybody, including China.
Nguồn https://www.whitehouse.gov/…/remarks-president-obama-and-pr…
from FB/Kim Chi's post
Tấm vé cho chuyến tàu thịnh vượng cuối cùng!!!
Vậy là tổng thống mỹ Barack Obama đã kết thúc hành trình của
mình ở Hà Nội. Ông sẽ có một ngày làm việc tại thành phố lớn nhất Việt
Nam, cũng là nơi mà di sản của nước Mỹ còn nhiều nhất, đó là Sài Gòn
(cách gọi người Mỹ biết tới trước năm 1975), hay TP Hồ Chí Minh (Theo
tên gọi chính thức về mặt hành chính hiện nay). Sau đó Obama sẽ rời Việt
Nam để ghé thăm một đồng minh trọng yếu nhất của nước Mỹ là Nhật Bản.
Obama là tổng thống đương nhiệm thứ ba của nước Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Cũng giống như ông Bill Clinton, Obama chỉ ghé Việt Nam khi nhiệm kỳ của mình đã trong những ngày cuối cùng. Ông Bush đã ghé Việt Nam trong một chuyến thăm khi ở giữa nhiệm kỳ vào năm 2006, tuy nhiên, thực ra ông đã đến Việt Nam vì đằng nào ông cũng phải tham gia hội nghị APEC, thời điểm đó do Việt Nam tổ chức.
Nếu nhìn lại lịch sử đầy bão táp trong quan hệ hai nước, có thể nói những chuyến thăm của ba đời tổng thống Mỹ trong thời bình đến Việt Nam (Có hai tổng thống khác đã đến miền nam Việt Nam trước năm 1975), đều là những dấu ấn quan trọng trong sự hàn gắn quan hệ song phương. Tuy nhiên, việc các tổng thống Mỹ chỉ dành những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình (Clinton 2000, Obama 2016) hoặc tranh thủ dự một hội nghị (Bush 2006) cho thấy trong mối quan tâm của nước Mỹ, Việt Nam xếp ở hàng thứ yếu. Thậm chí ông Obama còn ghé thăm Campuchia vào năm 2015, thời điểm ông vẫn còn đang có khả năng định hướng các chiến lược ngoại giao của nước Mỹ.
Thống kê kim ngạch thương mại Việt Mỹ giai đoạn 1994 – 2015
Obama là tổng thống đương nhiệm thứ ba của nước Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Cũng giống như ông Bill Clinton, Obama chỉ ghé Việt Nam khi nhiệm kỳ của mình đã trong những ngày cuối cùng. Ông Bush đã ghé Việt Nam trong một chuyến thăm khi ở giữa nhiệm kỳ vào năm 2006, tuy nhiên, thực ra ông đã đến Việt Nam vì đằng nào ông cũng phải tham gia hội nghị APEC, thời điểm đó do Việt Nam tổ chức.
Nếu nhìn lại lịch sử đầy bão táp trong quan hệ hai nước, có thể nói những chuyến thăm của ba đời tổng thống Mỹ trong thời bình đến Việt Nam (Có hai tổng thống khác đã đến miền nam Việt Nam trước năm 1975), đều là những dấu ấn quan trọng trong sự hàn gắn quan hệ song phương. Tuy nhiên, việc các tổng thống Mỹ chỉ dành những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình (Clinton 2000, Obama 2016) hoặc tranh thủ dự một hội nghị (Bush 2006) cho thấy trong mối quan tâm của nước Mỹ, Việt Nam xếp ở hàng thứ yếu. Thậm chí ông Obama còn ghé thăm Campuchia vào năm 2015, thời điểm ông vẫn còn đang có khả năng định hướng các chiến lược ngoại giao của nước Mỹ.
Thống kê kim ngạch thương mại Việt Mỹ giai đoạn 1994 – 2015
Dù vậy thì quan hệ Việt Mỹ vẫn có những bước tiến rất dài. Kể từ
thời điểm bình thường hoá quan hệ đến nay, kim ngạch thương mại song
phương đã đạt tới con số 41,43 tỷ USD năm 2015, trong đó Việt Nam xuất
siêu tới 26,03 tỷ USD, biến Mỹ thành đối tác sinh lợi hàng đầu và quan
trọng nhất của Việt Nam. Có thể nói, thị trường Mỹ hiện tại đóng vai trò
quan trọng số 1 trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Quan hệ song phương sẽ vẫn còn tiến rất nhanh. Sau triển vọng TPP, hiệp
hội doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam (AmCham) đưa ra dự báo kim ngạch thương
mại song phương sẽ lên đến 80 tỷ USD vào năm 2020, trong đó, phần thặng
dư vẫn nghiêng gần như tuyệt đối về phía Việt Nam.
Biểu đồ kim ngạch thương mại của Việt Nam với một số đối tác chính.
Không thể nghi ngờ gì, mối quan hệ với Mỹ sẽ tiếp tục là một
cầu nối quan trọng kết nối Việt Nam với thế giới và với cả sự thịnh
vượng.
Tháng 9/2015, khi thỏa ước TPP vẫn còn đang trong quá trình
đàm phán với nhiều khó khăn, tôi có viết một phân tích về quan hệ song
phương Việt Mỹ và đánh giá các vấn đề về chiến lược của mỗi nước. Tiêu
đề của nó là “Việt Nam – Hoa Kỳ và sự dịch chuyển của dòng quyền lực Á
Châu” https://www.facebook.com/notes/lang-anh/việt-nam-hoa-kỳ-và-sự-dịch-chuyển-quyền-lực-á-châu/10203321422676370 . Ở thời điểm này nhìn lại, nhiều nhận định trong bài viết ấy vẫn còn nguyên giá trị.
Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2015
Biểu đồ cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ năm 2015
Tôi muốn nhấn mạnh rằng những cơ hội nước Mỹ giành cho Việt
Nam là cực kỳ quan trọng để xây dựng một đất nước cường thịnh và giữ
được chủ quyền. Nước Mỹ không tặng không ai cái gì. Họ cho cơ hội, nhưng
có nắm được cơ hội đó hay không thì phụ thuộc vào những nỗ lực của
chính quyền và các doanh nghiệp Việt Nam. Có thoát được sự lệ thuộc kinh
tế với người Tàu hay không, mấu chốt nằm ở chuyến tàu TPP mà Việt Nam
được ưu ái tham gia dù là quốc gia lạc hậu nhất về mọi mặt, gồm cả kinh
tế lẫn thể chế chính trị độc tài.
Tôi tin rằng chuyến thăm của tổng thống Obama là một cú hích quan trọng với Việt Nam. Đây là chuyến tàu hướng tới sự thịnh vượng và độc lập cuối cùng của Việt Nam. Nếu đất nước này bỏ lỡ, lịch sử sẽ chất vấn những người đang nắm quyền. Ngay lúc này, thế hệ lãnh đạo tại nhiệm của Việt Nam cần ý thức trách nhiệm của họ trước đất nước và dân tộc. Cần có những cải cách mạnh mẽ về thể chế chính trị, để tạo cú hích cho nền kinh tế. Nếu làm được, họ sẽ là anh hùng, nếu tiếp tục đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi quốc gia, thì rồi họ và con cháu họ sẽ phải trả lời với lịch sử.
Ở một phương diện khác, những chuyến thăm của các tổng thống Mỹ đến Việt Nam đều gợi lên một niềm hân hoan mạnh mẽ trong dân chúng. Những gương mặt đón Clinton, Bush, Obama đều mang niềm hồ bởi và mến khách, thật trái ngược với những cuộc biểu tình phản đối dữ dội trong chuyến thăm gần đây của ông Tập Cận Bình. Sự hiện diện của nguyên thủ một quốc gia mạnh nhất hành tinh, với các giá trị văn minh và tự do, luôn tạo ra sự khao khát và hy vọng đối với người dân Việt Nam, dù nhiều người trong số họ đã từng cầm vũ khí trước năm 1975 và những vết thương chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn lành vết.
Có một điều các lãnh đạo Việt Nam sẽ phải học hỏi nhiều về phong cách của tổng thống Obama. Đứng đầu một cường quốc với GDP tới 17000 tỷ USD, ông ấy bước vào một quán bún chả bình dân trên phố Lê Văn Hưu, ngồi trên một chiếc ghế nhựa không tựa lưng giá dưới 5 USD, trước mặt là một chiếc bàn inox rẻ tiền, và ăn một xuất bún chả có giá 2 USD. Dù là hành động mang tính ngoại giao hay là một phong cách gắn liền với một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới, Obama đang chứng minh vì sao ông ấy xứng đáng là lãnh đạo của nước Mỹ. Chưa bao giờ có ai trong các tứ trụ ở Việt Nam có một bữa ăn bình dân tương tự, dù họ đang lãnh đạo đất nước này. Khi sống quá xa dân, chưa bao giờ ăn những thứ người dân đang ăn hàng ngày, thì làm sao có thể hiểu và chia sẻ được những điều người dân vẫn nghĩ??? Các lãnh đạo Việt Nam nên học tập điều này, dù vì thật lòng hay vì ngoại giao. Sau những hành động tương tự, tôi tin rằng các vị sẽ biết thực tế ở đất nước này ra sao, từ đó có thể có những thay đổi trong tư duy của các vị.
Nước Mỹ mang đến cơ hội cho Việt Nam. Nhưng đó không phải món quà miễn phí. Có lên được chuyến tàu hướng tới thịnh vượng hay không, phụ thuộc vào những thay đổi trong tư duy của chính phủ và giới lãnh đạo Việt Nam. Cơ hội lịch sử này sẽ không lặp lại.
Lãng Anh
Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2015
Ông Obama đến Việt Nam trong những ngày nắm quyền cuối cùng
không phải để khởi đầu cho những chính sách ngoại giao mới giữa hai
nước. Mà ông đến để củng cố những gì ông đã định hình trong suốt hai
nhiệm kỳ tổng thống của mình. Hiệp định khung TPP là một di sản quan
trọng của Obama đối với Việt Nam và thế giới. Tất nhiên nó sẽ còn phải
chờ được phê duyệt tại quốc hội mỗi nước, sẽ có nhiều khó khăn, nhưng đó
là tiến trình không đảo ngược. Mặt khác, ông đến để tuyên bố món quà mà
người Việt Nam chờ đợi từ lâu: “Dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương” –
rào chắn cuối cùng của lịch sử đối với quan hệ hai nước. Trong những
ngày nắm quyền cuối cùng, Obama đến Việt Nam để mở nốt những ô cửa cuối
cùng còn khép giữa hai bên. Dù rằng câu nói “Save the best for last” (Để
điều tốt nhất cho cuối cùng) là một câu nói đầy tính ngoại giao, nhưng
thiện chí của Obama và nước Mỹ đối với Việt Nam là không thể phủ nhận.
Biểu đồ cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ năm 2015
Tôi tin rằng chuyến thăm của tổng thống Obama là một cú hích quan trọng với Việt Nam. Đây là chuyến tàu hướng tới sự thịnh vượng và độc lập cuối cùng của Việt Nam. Nếu đất nước này bỏ lỡ, lịch sử sẽ chất vấn những người đang nắm quyền. Ngay lúc này, thế hệ lãnh đạo tại nhiệm của Việt Nam cần ý thức trách nhiệm của họ trước đất nước và dân tộc. Cần có những cải cách mạnh mẽ về thể chế chính trị, để tạo cú hích cho nền kinh tế. Nếu làm được, họ sẽ là anh hùng, nếu tiếp tục đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi quốc gia, thì rồi họ và con cháu họ sẽ phải trả lời với lịch sử.
Ở một phương diện khác, những chuyến thăm của các tổng thống Mỹ đến Việt Nam đều gợi lên một niềm hân hoan mạnh mẽ trong dân chúng. Những gương mặt đón Clinton, Bush, Obama đều mang niềm hồ bởi và mến khách, thật trái ngược với những cuộc biểu tình phản đối dữ dội trong chuyến thăm gần đây của ông Tập Cận Bình. Sự hiện diện của nguyên thủ một quốc gia mạnh nhất hành tinh, với các giá trị văn minh và tự do, luôn tạo ra sự khao khát và hy vọng đối với người dân Việt Nam, dù nhiều người trong số họ đã từng cầm vũ khí trước năm 1975 và những vết thương chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn lành vết.
Có một điều các lãnh đạo Việt Nam sẽ phải học hỏi nhiều về phong cách của tổng thống Obama. Đứng đầu một cường quốc với GDP tới 17000 tỷ USD, ông ấy bước vào một quán bún chả bình dân trên phố Lê Văn Hưu, ngồi trên một chiếc ghế nhựa không tựa lưng giá dưới 5 USD, trước mặt là một chiếc bàn inox rẻ tiền, và ăn một xuất bún chả có giá 2 USD. Dù là hành động mang tính ngoại giao hay là một phong cách gắn liền với một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới, Obama đang chứng minh vì sao ông ấy xứng đáng là lãnh đạo của nước Mỹ. Chưa bao giờ có ai trong các tứ trụ ở Việt Nam có một bữa ăn bình dân tương tự, dù họ đang lãnh đạo đất nước này. Khi sống quá xa dân, chưa bao giờ ăn những thứ người dân đang ăn hàng ngày, thì làm sao có thể hiểu và chia sẻ được những điều người dân vẫn nghĩ??? Các lãnh đạo Việt Nam nên học tập điều này, dù vì thật lòng hay vì ngoại giao. Sau những hành động tương tự, tôi tin rằng các vị sẽ biết thực tế ở đất nước này ra sao, từ đó có thể có những thay đổi trong tư duy của các vị.
Nước Mỹ mang đến cơ hội cho Việt Nam. Nhưng đó không phải món quà miễn phí. Có lên được chuyến tàu hướng tới thịnh vượng hay không, phụ thuộc vào những thay đổi trong tư duy của chính phủ và giới lãnh đạo Việt Nam. Cơ hội lịch sử này sẽ không lặp lại.
Lãng Anh
Wednesday, May 25, 2016
Tổng thống Obama và Aki
20 May 2014
Hôm nay 19/5/2014 là một ngày trọng đại trong lịch sử gia đình mình. Ngày hôm nay, mình, bà xã và con trai Aki Phạm Nhật Minh đã được gặp mặt Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama - con người mà lâu nay mình coi là hình mẫu để phấn đấu noi gương.
Như mình đã nói ở đâu đó với bạn bè, mình từ lâu đã nghĩ rằng mình không có tương lai gì làm việc trong lĩnh vực công của Việt Nam. Là người được đào tạo về ngành hành chính/chính sách, làm việc công ích là việc mình vừa có chuyên môn lại vừa có đam mê. Tuy thế hoàn cảnh đất nước Việt Nam mình giờ đang ở cái thế mà những người nghĩ và tin những điều như mình nếu vào làm việc trong nó thì sẽ bị bóp cho nát ngọc hành. Mình đã quyết ở trong đầu lâu nay là chắc sẽ dành phần đời còn lại cho tròn chữ hiếu nghĩa bằng cách giúp đỡ quê Việt Nam từ ngoài. Mình suy nghĩ và thấy rằng tính cách mình phù hợp nhất với những tiêu chí của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ - là Đảng cầm quyền hiện nay. Những người bạn Mỹ thân thiết xưa nay của mình đa phần đều là người ủng hộ Đảng Dân chủ nên giờ đã nghĩ đến việc biến đây thành quê hương thì mình cũng thu nhận luôn Đảng Dân chủ làm lập trường chính trị của mình và hy vọng sẽ đóng góp, thúc đẩy, cống hiến thế nào để giúp hỗ trợ tốt nhất cho quê Việt Nam thông qua các cơ chế lập chính sách đối ngoại của Đảng Dân chủ. Xin lưu ý mình chỉ nói quê Việt Nam với ý là đồng bào mình thôi.
Điều may mắn của mình là nhận được sự nâng đỡ, hỗ trợ của nhiều người bạn như đã nói ở trên. Đảng Dân chủ Mỹ cũng cởi mở với người nhập cư và việc mình học ở Princeton là một đại học hạng nhất của Hoa Kỳ cũng giúp ích nhiều cho mình. Mới tham gia vài năm vào lĩnh vực này mà mình đã đạt được nhiều thành quả người khác chưa đạt được. Mình nói chung thấy không xa lạ với những chính khách Đảng Dân chủ đang nắm các trọng trách chính trị của Hoa Kỳ.
Vài tuần trước mình nhận được một thư mời đến dự một buổi tiệc tối của lãnh đạo phe Dân chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ do chính Tổng thống Obama làm chủ tiệc. Mình dù đã từng ở rất gần Tổng thống Clinton năm 2000 khi Tổng thống qua Việt Nam, từng bắt tay bà Clinton khi đó mới được bầu làm Thượng nghị sỹ New York, nhưng chưa bao giờ gặp mặt Tổng thống Obama, là người mà cả nhà mình đều rất quý mến. Mình gọi điện ngay để báo mình sẽ tham gia bữa tiệc tối, và không hiểu mình lẻo mép thế nào mà đại diện ban tổ chức hỏi luôn nếu vợ mày muốn đi cùng thì mời bà ấy luôn, mình sướng quá bảo là thế con trai bọn tao mà biết bố mẹ được đi gặp Tổng thống thì nó hãnh diện lắm. Đại diện ban tổ chức lại hỏi con trai ông mấy tuổi, mình bảo cháu nó tháng 9 này tròn 7 tuổi, và người đó nói thế để chúng tôi kiểm tra nếu cháu đi được chúng tôi sẽ báo lại.Mình tự dưng lại được hưởng một sự ưu đãi thế đâm ra sướng mê man mấy tuần vừa rồi. Tính mình thì bạn bè đều biết là có điều gì vui là không giấu được nên mấy tuần vừa rồi quả là quá mức chịu đựng. Cuối tuần trước mới nhận được tin là con trai Aki 6 tuổi rưỡi đã được chấp thuận đến dự buổi tiệc mà chỉ có số khách tối đa 60 người thì mình sung sướng quá. Và như mọi người thấy là vác con đi mua complet cho con để mặc trong ngày vui hôm nay luôn.
Khi mình được mời đi dự buổi này thì vẫn chưa có việc Trung Quốc lấn Biển Đông, trong thời gian vừa rồi thì mọi người thấy là tình hình cứ căng thẳng dần. Việc bọn mình được mời đi ăn tối với Tổng thống chỉ có người trong gia đình biết và điều đặc biệt là cả bố đẻ và bố vợ mình đều nhắn nhủ là nếu được thì mình nói với Tổng thống về xung đột theo hướng bênh vực Việt Nam. Mình nghe nhưng chỉ cười xòa vì mình cũng biết những buổi thế này không phải bạ nói gì là nói được. Nhiều lúc nghi lễ rất khắt khe quay đầu quay cổ còn phải để ý, sao mà đòi nói câu nọ câu kia với Tổng thống như đúng rồi thế được. Điều duy nhất mình quan tâm là sẽ được chụp ảnh với Tổng thống và mình nghĩ bụng thật là vui cho cái cậu con trai mình mới 6 tuổi hơn đã được hưởng may mắn tuyệt vời này. Bà xã nhà mình thì tính tình khá là giản dị và không như mình không câu nệ coi nặng những việc hình thức như gặp hay chụp ảnh với Tổng thống lắm, và làm là chỉ để cho mình vui thôi. Mình rất biết ơn sự hỗ trợ và đồng lõa của vợ trong những trò đùa nghịch của mình như lần này.
Mấy hôm vừa rồi thành thật với mọi người phấn khích đếch ngủ được, đếch làm gì được cả. Khổ thân mọi người xung quanh phải chịu đựng mình suốt ngày lảm nhảm nói việc này. Khổ thân bố mẹ mình ở Việt Nam gặp lắm việc vui cùng lúc quá. Đêm chủ nhật Việt Nam thì em trai mình tốt nghiệp tiến sĩ, đêm thứ Hai Việt Nam thì cả nhà mình rồng rắn đi gặp Tổng thống làm ông bà cứ gọi là bay tít cung mây. Mình vẫn cứ phải dặn con là đừng kể gì vội vì những sự việc thế này đến phút cuối vẫn có thể thay đổi và mình không muốn có sự lỡ làng nào.
Đợi mãi cũng đến ngày hôm nay. Sáng mình lái xe đi xa đến văn phòng đảng Dân chủ lấy một cái huy hiệu cài áo để cài vào ve áo complet của Aki. Theo lịch là 5h chiều khách khứa phải lục tục đến. Mình đón con đi học về rồi đưa Aki đi sửa tóc, cho cậu ăn uống vì sợ đến nơi đồ ăn người lớn cháu không ăn được. Cả nhà ra khỏi nhà lúc 4.30 chiều. Khổ thân em Việt còn bé không được đi cứ khóc. Điểm đến là một gia đình ở một khu chỉ cách nhà bọn mình chừng 10 phút, ở gần bờ sông Potomac.
Mình mang nào là máy ảnh ống kính to, mấy quyển sách của Tổng thống định để xin chữ ký về tặng ông nội ông ngoại, ai ngờ đến nơi an ninh yêu cầu bỏ tất cả lại bên ngoài. Xe ô tô cũng không được tự đỗ mà phải để người khác đến lái đi chỗ khác để. Ba người nhà mình đi vào sau nhà thì đã có đông người đứng ở bãi cỏ. Hôm nay trời rất đẹp và khuôn viên nhà đó cũng rất đẹp với bể bơi, sân vườn thoáng rộng, nhiều chỗ đứng. Khách khứa rải rác nhiều chỗ và ai cũng thân thiện. Một lúc thì nhiều người mà mình quen mặt cũng đến, trong đó có Thống đốc Maryland là bang mình sống, và nhiều lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ quen mặt trên TV. Mọi người phục vụ đi lại mang nhiều đồ ăn chơi và đồ uống. Bọn mình vui hưởng không khí trong lành, quang cảnh đẹp và nói chuyện với những người chung lý tưởng. Khoảng 6h thì bọn mình được bảo là vào nhà để chờ Tổng thống sắp đến. Quy định là đi toilet hay gì thì đi đi, lúc nào Tổng thống đến thì nội bất xuất, ngoại bất nhập, và ị tè gì cố nín.
Đợi chừng nửa tiếng thì bọn mình được bảo là xếp hàng đi cầu thang lên tầng trên chụp ảnh cùng Tổng thống. Aki hôm nay rất chững chạc và ngoan ngoãn chứ không nghịch đùa như mọi khi. Xếp hàng được chừng 10 phút thì đến lượt bọn mình đi vào căn phòng có đặt lò sưởi của gia đình. Vừa bước vào thì mình đã nhìn thấy Tổng thống Obama đang tươi cười chào đón mọi người, mỗi người đứng chụp ảnh và chào hỏi Tổng thống một lúc.
Thấy một thím đi trước đứng lại rất lâu với Tổng thống nói cái gì đó dài dòng mình nghĩ là thôi thế là có thể hoàn thành nhiệm vụ các cụ nhà mình giao cho rồi. Đến lượt bọn mình thì Hiền đi trước, Aki, rồi mình. Hiền và mình bắt tay Tổng thống trước. Tổng thống rất vui vẻ, thân mật, tươi cười. Mình bảo là gia đình bọn tôi rất là yêu quý Tổng thống nên hôm nay rất vui được gặp Tổng thống thế này. Hiền bảo Aki ủng hộ Tổng thống từ năm cháu 3 tuổi cơ. Tổng thống hỏi Aki học lớp mấy, Aki trả lời lớp 1, xong Tổng thống hỏi chàng trai, việc học có tốt không? Aki ngượng không nói gì. Sau đó mình nói là Tổng thống Obama, xin làm hết sức giúp đỡ Việt Nam lúc này trong xung đột với Trung Quốc. Tổng thống nói: we are trying very hard right now - hiện chúng tôi đang hết sức cố gắng. Mình cảm ơn và bảo thêm là mơ ước lớn nhất của tôi là bao giờ Tổng thống thăm Hà Nội lần đầu thì cho tôi làm phiên dịch lúc Ngài có bài phát biểu trực tiếp với người dân Việt Nam. Tổng thống Obama cười vỗ vai mình kiểu rất thân thiện.
Ba đứa mình lâng lâng đi ra khỏi phòng đó xuống dưới nhà là nhà bạt có 6 bàn ăn, mỗi bàn đủ chỗ cho 10 người. Ba người nhà mình ngồi bàn số 4 cùng với hai anh trai của bà Nancy Pelosi là lãnh đạo phe Thiểu số Hạ viện - từng là Phát ngôn viên Hạ viện và trong vai trò đó là người phụ nữ quyền lực nhất Hoa Kỳ - cùng một số lãnh đạo Quốc hội phe dân chủ khác. Thông thường ra ở những buổi tiếp tân khác thì mỗi người trong số những người mình gặp hôm nay đều là những nhân vật một mình họ là cái đinh của sự kiện nhưng do sự kiện có mặt Tổng thống nên những người kia lại thành ra bình thường hết. Mọi người ăn uống trò chuyện chừng nửa tiếng xong Tổng thống phát biểu. Mình cứ nghĩ rằng buổi gặp sẽ chỉ thoáng qua nhưng Tổng thống Obama đã ở lại và phát biểu gần tiếng rưỡi đồng hồ về nhiều vấn đề, trả lời nhiều câu hỏi. Mình lúc đầu không nghĩ sẽ hỏi han gì vì sợ là nghị trình sẽ chỉ là liên quan đến các vấn đề nội bộ của Đảng nhưng khi thấy có một bác đặt câu hỏi về chính sách với châu Á và cách đối phó với Trung Quốc thì mình nghĩ là thôi bỏ mẹ, phải nói gì về Biển Đông và Bằng Tường thôi. Lúc đó giơ tay xin nói mãi mà chẳng đến lượt nên thôi.
Sau khi Tổng thống nói xong thì đi chào lần lượt một vòng rồi chàng về. Mình đi một vòng quanh các bàn chào hỏi vui vẻ đủ các lãnh đạo Quốc hội Mỹ - rất nhiều người rất quan trọng không tiện kể tên ở đây. Ai mình cũng đưa danh thiếp, nói ngắn gọn là tình hình xung đột với Trung Quốc đang như thế, làm ơn có lời nói tốt cho dân chúng tôi, rằng người trẻ Việt Nam chúng tôi coi Obama như bạn thân, như người lớn lên đá bóng với bọn tôi - we think about him as one of us. Và tất cả mọi người đều cởi mở, thân thiện, đều nói phải ủng hộ Việt nam chứ. Một lãnh đạo hạng nhất của ủy ban tình báo quốc hội nói 2 tuần nữa tao đi Bắc Kinh, trước khi đi tao muốn gặp lại mày để hỏi tình hình Việt Nam. Mình ok ngay tất nhiên. Nói chung hôm nay nhiệm vụ mà lúc đi mình không hề đặt ra nhưng lại có một trách nhiệm công dân phải thực hiện đã được thực hiện ở mức 90% - dù chỉ là truyền một thông điệp. Xin chia sẻ với bạn bè hoàn toàn không có ý kể công hay ra vẻ mình là người yêu nước thương nòi gì cả.
Đấy là về những vấn đề thực chất đã xảy ra, nhưng có một điều này mình phải kể ra vì thuộc một phạm trù gì khác lạ, kiểu như có sự sắp xếp gì của số phận, mình không giải thích được. Việc đó là việc cháu Aki nhà bọn mình. Bố mẹ khoe con thì trên FB này ngày nào mọi người cũng gặp rồi, bọn mình thường cố không bày đặt thêm quá nhưng việc như hôm nay thì phải nói. Trong lúc Tổng thống phát biểu Aki dù tất nhiên chẳng hiểu gì nhưng vẫn ngồi ngoan, chán nhưng rất lịch sự. Trong buổi hôm nay có hai nhân vật một mình một kiểu thì là Tổng thống Obama và Aki. Ở đó không có ai dưới 20 tuổi ngoài Aki và Aki thế nào đó nhận được sự chú ý của rất nhiều nhân vật đặc biệt quan trọng theo những cách mình không thể hình dung nổi. Vị lãnh đạo ủy ban tình báo quốc hội đưa danh thiếp cho Aki mà không đưa cho mình. Một vị lãnh đạo khác của phe Dân chủ trong quốc hội đang nói chuyện với mình thì nhìn thấy Aki với mẹ đứng ở xa liền bảo để tao ra chào con mày xong ra bắt tay chào Aki hỏi thăm rất là dễ thương. Aki tính hay ngượng, xấu hổ, trả lời lí nhí nhưng không hiểu sao nhận được sự ưu ái vô cùng của những người quan trọng hạng nhất Hoa Kỳ từ bà Pelosi đến ông A, ông B. Mọi người gọi Aki là Youngest Democrat in the house - Dân chủ viên trẻ nhất nhà. Hai ba người còn nói con mày sau này làm Tổng thống làm mình phải trả lời là không, bọn tao không có những khát khao lớn đấy mà chỉ mong cháu lớn lên được làm người tự do, có nhân phẩm, tự trọng. Mình nghĩ là đêm nay Aki có lẽ là đứa trẻ 6 tuổi may mắn nhất địa cầu khi được Tổng thống và các lãnh đạo Hoa Kỳ bắt tay, hỏi thăm. Mình thấy cái điều này thật là một sắp xếp kỳ lạ trong đời một người, không biết rồi sau này con trai lớn lên với hành trang như thế này thì sẽ là tốt hay là không tốt cho cháu. Mình chỉ dám nghĩ là thôi là cha mình đã cố gắng mang đến cho con trai mình những gì là tốt nhất trên đời và mong rằng số phận sẽ có cách để chỉ dẫn con sống cuộc đời có ý nghĩa, có ích nhất.
Mình nghĩ rằng vì đây là lần đầu tiên được gặp Tổng thống nên mình đang trải qua một cảm giác xúc động sâu xa vô cùng, rung động đến tận sâu thẳm nhất trong tâm can. Nhưng mình biết và tin rằng từ giờ trở đi những việc này sẽ xảy ra với mình thường xuyên hơn, cho đến lúc mà sẽ trở thành việc bình thường. Mình mong rằng với lợi thế về hình thức và quan hệ như mình có thì mình sẽ có thể giúp làm giảm đi những nỗi khổ cho người dân quê mình, đồng thời mình cũng nhân dịp này nói luôn mình hoàn toàn không có mong muốn dù kể là có cơ hội, dù kể cả khi Việt Nam đã thay đổi đi theo con đường cải cách và dân chủ hơn, để mà đi về đảm đương vai trò gì trong chính quyền hay làm một chính trị gia Việt Nam. Đừng ai mất công bảo mình có muốn cũng không được vì mình dù có cho cũng không lấy. Cái văn hóa Việt Nam ta 100 năm nữa vẫn còn bạc và ác và mình thà là ở xa để giúp thay đổi những nếp sống tồi tàn đấy còn hơn là đem thân vào chốn hàm chó vó ngựa để rồi phí mất cái cuộc đời có ý nghĩa đi.
Cảm ơn những lời động viên và cổ vũ của bạn bè gần xa.
From FB/Anh Pham's note
Hôm nay 19/5/2014 là một ngày trọng đại trong lịch sử gia đình mình. Ngày hôm nay, mình, bà xã và con trai Aki Phạm Nhật Minh đã được gặp mặt Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama - con người mà lâu nay mình coi là hình mẫu để phấn đấu noi gương.
Như mình đã nói ở đâu đó với bạn bè, mình từ lâu đã nghĩ rằng mình không có tương lai gì làm việc trong lĩnh vực công của Việt Nam. Là người được đào tạo về ngành hành chính/chính sách, làm việc công ích là việc mình vừa có chuyên môn lại vừa có đam mê. Tuy thế hoàn cảnh đất nước Việt Nam mình giờ đang ở cái thế mà những người nghĩ và tin những điều như mình nếu vào làm việc trong nó thì sẽ bị bóp cho nát ngọc hành. Mình đã quyết ở trong đầu lâu nay là chắc sẽ dành phần đời còn lại cho tròn chữ hiếu nghĩa bằng cách giúp đỡ quê Việt Nam từ ngoài. Mình suy nghĩ và thấy rằng tính cách mình phù hợp nhất với những tiêu chí của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ - là Đảng cầm quyền hiện nay. Những người bạn Mỹ thân thiết xưa nay của mình đa phần đều là người ủng hộ Đảng Dân chủ nên giờ đã nghĩ đến việc biến đây thành quê hương thì mình cũng thu nhận luôn Đảng Dân chủ làm lập trường chính trị của mình và hy vọng sẽ đóng góp, thúc đẩy, cống hiến thế nào để giúp hỗ trợ tốt nhất cho quê Việt Nam thông qua các cơ chế lập chính sách đối ngoại của Đảng Dân chủ. Xin lưu ý mình chỉ nói quê Việt Nam với ý là đồng bào mình thôi.
Điều may mắn của mình là nhận được sự nâng đỡ, hỗ trợ của nhiều người bạn như đã nói ở trên. Đảng Dân chủ Mỹ cũng cởi mở với người nhập cư và việc mình học ở Princeton là một đại học hạng nhất của Hoa Kỳ cũng giúp ích nhiều cho mình. Mới tham gia vài năm vào lĩnh vực này mà mình đã đạt được nhiều thành quả người khác chưa đạt được. Mình nói chung thấy không xa lạ với những chính khách Đảng Dân chủ đang nắm các trọng trách chính trị của Hoa Kỳ.
Vài tuần trước mình nhận được một thư mời đến dự một buổi tiệc tối của lãnh đạo phe Dân chủ trong Quốc hội Hoa Kỳ do chính Tổng thống Obama làm chủ tiệc. Mình dù đã từng ở rất gần Tổng thống Clinton năm 2000 khi Tổng thống qua Việt Nam, từng bắt tay bà Clinton khi đó mới được bầu làm Thượng nghị sỹ New York, nhưng chưa bao giờ gặp mặt Tổng thống Obama, là người mà cả nhà mình đều rất quý mến. Mình gọi điện ngay để báo mình sẽ tham gia bữa tiệc tối, và không hiểu mình lẻo mép thế nào mà đại diện ban tổ chức hỏi luôn nếu vợ mày muốn đi cùng thì mời bà ấy luôn, mình sướng quá bảo là thế con trai bọn tao mà biết bố mẹ được đi gặp Tổng thống thì nó hãnh diện lắm. Đại diện ban tổ chức lại hỏi con trai ông mấy tuổi, mình bảo cháu nó tháng 9 này tròn 7 tuổi, và người đó nói thế để chúng tôi kiểm tra nếu cháu đi được chúng tôi sẽ báo lại.Mình tự dưng lại được hưởng một sự ưu đãi thế đâm ra sướng mê man mấy tuần vừa rồi. Tính mình thì bạn bè đều biết là có điều gì vui là không giấu được nên mấy tuần vừa rồi quả là quá mức chịu đựng. Cuối tuần trước mới nhận được tin là con trai Aki 6 tuổi rưỡi đã được chấp thuận đến dự buổi tiệc mà chỉ có số khách tối đa 60 người thì mình sung sướng quá. Và như mọi người thấy là vác con đi mua complet cho con để mặc trong ngày vui hôm nay luôn.
Khi mình được mời đi dự buổi này thì vẫn chưa có việc Trung Quốc lấn Biển Đông, trong thời gian vừa rồi thì mọi người thấy là tình hình cứ căng thẳng dần. Việc bọn mình được mời đi ăn tối với Tổng thống chỉ có người trong gia đình biết và điều đặc biệt là cả bố đẻ và bố vợ mình đều nhắn nhủ là nếu được thì mình nói với Tổng thống về xung đột theo hướng bênh vực Việt Nam. Mình nghe nhưng chỉ cười xòa vì mình cũng biết những buổi thế này không phải bạ nói gì là nói được. Nhiều lúc nghi lễ rất khắt khe quay đầu quay cổ còn phải để ý, sao mà đòi nói câu nọ câu kia với Tổng thống như đúng rồi thế được. Điều duy nhất mình quan tâm là sẽ được chụp ảnh với Tổng thống và mình nghĩ bụng thật là vui cho cái cậu con trai mình mới 6 tuổi hơn đã được hưởng may mắn tuyệt vời này. Bà xã nhà mình thì tính tình khá là giản dị và không như mình không câu nệ coi nặng những việc hình thức như gặp hay chụp ảnh với Tổng thống lắm, và làm là chỉ để cho mình vui thôi. Mình rất biết ơn sự hỗ trợ và đồng lõa của vợ trong những trò đùa nghịch của mình như lần này.
Mấy hôm vừa rồi thành thật với mọi người phấn khích đếch ngủ được, đếch làm gì được cả. Khổ thân mọi người xung quanh phải chịu đựng mình suốt ngày lảm nhảm nói việc này. Khổ thân bố mẹ mình ở Việt Nam gặp lắm việc vui cùng lúc quá. Đêm chủ nhật Việt Nam thì em trai mình tốt nghiệp tiến sĩ, đêm thứ Hai Việt Nam thì cả nhà mình rồng rắn đi gặp Tổng thống làm ông bà cứ gọi là bay tít cung mây. Mình vẫn cứ phải dặn con là đừng kể gì vội vì những sự việc thế này đến phút cuối vẫn có thể thay đổi và mình không muốn có sự lỡ làng nào.
Đợi mãi cũng đến ngày hôm nay. Sáng mình lái xe đi xa đến văn phòng đảng Dân chủ lấy một cái huy hiệu cài áo để cài vào ve áo complet của Aki. Theo lịch là 5h chiều khách khứa phải lục tục đến. Mình đón con đi học về rồi đưa Aki đi sửa tóc, cho cậu ăn uống vì sợ đến nơi đồ ăn người lớn cháu không ăn được. Cả nhà ra khỏi nhà lúc 4.30 chiều. Khổ thân em Việt còn bé không được đi cứ khóc. Điểm đến là một gia đình ở một khu chỉ cách nhà bọn mình chừng 10 phút, ở gần bờ sông Potomac.
Mình mang nào là máy ảnh ống kính to, mấy quyển sách của Tổng thống định để xin chữ ký về tặng ông nội ông ngoại, ai ngờ đến nơi an ninh yêu cầu bỏ tất cả lại bên ngoài. Xe ô tô cũng không được tự đỗ mà phải để người khác đến lái đi chỗ khác để. Ba người nhà mình đi vào sau nhà thì đã có đông người đứng ở bãi cỏ. Hôm nay trời rất đẹp và khuôn viên nhà đó cũng rất đẹp với bể bơi, sân vườn thoáng rộng, nhiều chỗ đứng. Khách khứa rải rác nhiều chỗ và ai cũng thân thiện. Một lúc thì nhiều người mà mình quen mặt cũng đến, trong đó có Thống đốc Maryland là bang mình sống, và nhiều lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ quen mặt trên TV. Mọi người phục vụ đi lại mang nhiều đồ ăn chơi và đồ uống. Bọn mình vui hưởng không khí trong lành, quang cảnh đẹp và nói chuyện với những người chung lý tưởng. Khoảng 6h thì bọn mình được bảo là vào nhà để chờ Tổng thống sắp đến. Quy định là đi toilet hay gì thì đi đi, lúc nào Tổng thống đến thì nội bất xuất, ngoại bất nhập, và ị tè gì cố nín.
Đợi chừng nửa tiếng thì bọn mình được bảo là xếp hàng đi cầu thang lên tầng trên chụp ảnh cùng Tổng thống. Aki hôm nay rất chững chạc và ngoan ngoãn chứ không nghịch đùa như mọi khi. Xếp hàng được chừng 10 phút thì đến lượt bọn mình đi vào căn phòng có đặt lò sưởi của gia đình. Vừa bước vào thì mình đã nhìn thấy Tổng thống Obama đang tươi cười chào đón mọi người, mỗi người đứng chụp ảnh và chào hỏi Tổng thống một lúc.
Thấy một thím đi trước đứng lại rất lâu với Tổng thống nói cái gì đó dài dòng mình nghĩ là thôi thế là có thể hoàn thành nhiệm vụ các cụ nhà mình giao cho rồi. Đến lượt bọn mình thì Hiền đi trước, Aki, rồi mình. Hiền và mình bắt tay Tổng thống trước. Tổng thống rất vui vẻ, thân mật, tươi cười. Mình bảo là gia đình bọn tôi rất là yêu quý Tổng thống nên hôm nay rất vui được gặp Tổng thống thế này. Hiền bảo Aki ủng hộ Tổng thống từ năm cháu 3 tuổi cơ. Tổng thống hỏi Aki học lớp mấy, Aki trả lời lớp 1, xong Tổng thống hỏi chàng trai, việc học có tốt không? Aki ngượng không nói gì. Sau đó mình nói là Tổng thống Obama, xin làm hết sức giúp đỡ Việt Nam lúc này trong xung đột với Trung Quốc. Tổng thống nói: we are trying very hard right now - hiện chúng tôi đang hết sức cố gắng. Mình cảm ơn và bảo thêm là mơ ước lớn nhất của tôi là bao giờ Tổng thống thăm Hà Nội lần đầu thì cho tôi làm phiên dịch lúc Ngài có bài phát biểu trực tiếp với người dân Việt Nam. Tổng thống Obama cười vỗ vai mình kiểu rất thân thiện.
Ba đứa mình lâng lâng đi ra khỏi phòng đó xuống dưới nhà là nhà bạt có 6 bàn ăn, mỗi bàn đủ chỗ cho 10 người. Ba người nhà mình ngồi bàn số 4 cùng với hai anh trai của bà Nancy Pelosi là lãnh đạo phe Thiểu số Hạ viện - từng là Phát ngôn viên Hạ viện và trong vai trò đó là người phụ nữ quyền lực nhất Hoa Kỳ - cùng một số lãnh đạo Quốc hội phe dân chủ khác. Thông thường ra ở những buổi tiếp tân khác thì mỗi người trong số những người mình gặp hôm nay đều là những nhân vật một mình họ là cái đinh của sự kiện nhưng do sự kiện có mặt Tổng thống nên những người kia lại thành ra bình thường hết. Mọi người ăn uống trò chuyện chừng nửa tiếng xong Tổng thống phát biểu. Mình cứ nghĩ rằng buổi gặp sẽ chỉ thoáng qua nhưng Tổng thống Obama đã ở lại và phát biểu gần tiếng rưỡi đồng hồ về nhiều vấn đề, trả lời nhiều câu hỏi. Mình lúc đầu không nghĩ sẽ hỏi han gì vì sợ là nghị trình sẽ chỉ là liên quan đến các vấn đề nội bộ của Đảng nhưng khi thấy có một bác đặt câu hỏi về chính sách với châu Á và cách đối phó với Trung Quốc thì mình nghĩ là thôi bỏ mẹ, phải nói gì về Biển Đông và Bằng Tường thôi. Lúc đó giơ tay xin nói mãi mà chẳng đến lượt nên thôi.
Sau khi Tổng thống nói xong thì đi chào lần lượt một vòng rồi chàng về. Mình đi một vòng quanh các bàn chào hỏi vui vẻ đủ các lãnh đạo Quốc hội Mỹ - rất nhiều người rất quan trọng không tiện kể tên ở đây. Ai mình cũng đưa danh thiếp, nói ngắn gọn là tình hình xung đột với Trung Quốc đang như thế, làm ơn có lời nói tốt cho dân chúng tôi, rằng người trẻ Việt Nam chúng tôi coi Obama như bạn thân, như người lớn lên đá bóng với bọn tôi - we think about him as one of us. Và tất cả mọi người đều cởi mở, thân thiện, đều nói phải ủng hộ Việt nam chứ. Một lãnh đạo hạng nhất của ủy ban tình báo quốc hội nói 2 tuần nữa tao đi Bắc Kinh, trước khi đi tao muốn gặp lại mày để hỏi tình hình Việt Nam. Mình ok ngay tất nhiên. Nói chung hôm nay nhiệm vụ mà lúc đi mình không hề đặt ra nhưng lại có một trách nhiệm công dân phải thực hiện đã được thực hiện ở mức 90% - dù chỉ là truyền một thông điệp. Xin chia sẻ với bạn bè hoàn toàn không có ý kể công hay ra vẻ mình là người yêu nước thương nòi gì cả.
Đấy là về những vấn đề thực chất đã xảy ra, nhưng có một điều này mình phải kể ra vì thuộc một phạm trù gì khác lạ, kiểu như có sự sắp xếp gì của số phận, mình không giải thích được. Việc đó là việc cháu Aki nhà bọn mình. Bố mẹ khoe con thì trên FB này ngày nào mọi người cũng gặp rồi, bọn mình thường cố không bày đặt thêm quá nhưng việc như hôm nay thì phải nói. Trong lúc Tổng thống phát biểu Aki dù tất nhiên chẳng hiểu gì nhưng vẫn ngồi ngoan, chán nhưng rất lịch sự. Trong buổi hôm nay có hai nhân vật một mình một kiểu thì là Tổng thống Obama và Aki. Ở đó không có ai dưới 20 tuổi ngoài Aki và Aki thế nào đó nhận được sự chú ý của rất nhiều nhân vật đặc biệt quan trọng theo những cách mình không thể hình dung nổi. Vị lãnh đạo ủy ban tình báo quốc hội đưa danh thiếp cho Aki mà không đưa cho mình. Một vị lãnh đạo khác của phe Dân chủ trong quốc hội đang nói chuyện với mình thì nhìn thấy Aki với mẹ đứng ở xa liền bảo để tao ra chào con mày xong ra bắt tay chào Aki hỏi thăm rất là dễ thương. Aki tính hay ngượng, xấu hổ, trả lời lí nhí nhưng không hiểu sao nhận được sự ưu ái vô cùng của những người quan trọng hạng nhất Hoa Kỳ từ bà Pelosi đến ông A, ông B. Mọi người gọi Aki là Youngest Democrat in the house - Dân chủ viên trẻ nhất nhà. Hai ba người còn nói con mày sau này làm Tổng thống làm mình phải trả lời là không, bọn tao không có những khát khao lớn đấy mà chỉ mong cháu lớn lên được làm người tự do, có nhân phẩm, tự trọng. Mình nghĩ là đêm nay Aki có lẽ là đứa trẻ 6 tuổi may mắn nhất địa cầu khi được Tổng thống và các lãnh đạo Hoa Kỳ bắt tay, hỏi thăm. Mình thấy cái điều này thật là một sắp xếp kỳ lạ trong đời một người, không biết rồi sau này con trai lớn lên với hành trang như thế này thì sẽ là tốt hay là không tốt cho cháu. Mình chỉ dám nghĩ là thôi là cha mình đã cố gắng mang đến cho con trai mình những gì là tốt nhất trên đời và mong rằng số phận sẽ có cách để chỉ dẫn con sống cuộc đời có ý nghĩa, có ích nhất.
Mình nghĩ rằng vì đây là lần đầu tiên được gặp Tổng thống nên mình đang trải qua một cảm giác xúc động sâu xa vô cùng, rung động đến tận sâu thẳm nhất trong tâm can. Nhưng mình biết và tin rằng từ giờ trở đi những việc này sẽ xảy ra với mình thường xuyên hơn, cho đến lúc mà sẽ trở thành việc bình thường. Mình mong rằng với lợi thế về hình thức và quan hệ như mình có thì mình sẽ có thể giúp làm giảm đi những nỗi khổ cho người dân quê mình, đồng thời mình cũng nhân dịp này nói luôn mình hoàn toàn không có mong muốn dù kể là có cơ hội, dù kể cả khi Việt Nam đã thay đổi đi theo con đường cải cách và dân chủ hơn, để mà đi về đảm đương vai trò gì trong chính quyền hay làm một chính trị gia Việt Nam. Đừng ai mất công bảo mình có muốn cũng không được vì mình dù có cho cũng không lấy. Cái văn hóa Việt Nam ta 100 năm nữa vẫn còn bạc và ác và mình thà là ở xa để giúp thay đổi những nếp sống tồi tàn đấy còn hơn là đem thân vào chốn hàm chó vó ngựa để rồi phí mất cái cuộc đời có ý nghĩa đi.
Cảm ơn những lời động viên và cổ vũ của bạn bè gần xa.
From FB/Anh Pham's note
Subscribe to:
Posts (Atom)