Monday, October 9, 2017

Những chứng tích bí ẩn từ xa xưa (5): The Great Pyramid of Giza

Các bạn trở lại phần trước ở đây

Đại kim tư tháp Giza/The Great Pyramid of Giza là tên gọi của kim tự tháp Khufu/Cheops, kim tự tháp lớn nhất trong ba kim tự tháp ở Giza.

The Great Pyramid, the largest of the three, was built by the pharaoh Khufu and rises to a height of 146 meters (481 feet) with a base length of more than 230 meters (750 feet) per side. The greatest difference in length among the four sides is a mere 4.4 cm (1 ¾ inches) and the base is level within 2.1 cm (less than an inch), an astonishing engineering accomplishment

Dựa vào những kết quả khảo cổ, các nhà Ai Cập học tin rằng kim tự tháp được xây dựng như một lăng mộ trong khoảng thời gian 10 đến 20 năm và hoàn thành vào năm 2560 TCN. Với chiều cao ban đầu là 146,5 mét (481 feet), kim tự tháp được ốp bởi một bề mặt đá vôi nhẵn bóng; những gì được nhìn thấy hiện nay là cấu trúc cơ bản bên trong (core blocks). Đây là phần lõi, chủ yếu gồm những khối đá thô chất lượng thấp khai thác từ mỏ phía Nam kim tự tháp. Những khối đá này nặng trung bình từ hai tới bốn tấn. Ước tính 2,4 triệu khối đã được sử dụng cho công trình. Đã có những giả thuyết khoa học và phương án khác nhau về kỹ thuật xây dựng của Kim tự tháp. Hầu hết các giả thuyết xây dựng được chấp nhận dựa trên ý tưởng rằng nó đã được xây dựng bằng cách di chuyển những khối đá lớn từ mỏ đá và được kéo/nâng chúng vào vị trí.
Kim tự tháp được xây dựng bằng những khối đá vôi, bazan và hoa cương/granite đã được đẽo gọt. Các khối đá vôi chất lượng cao được sử dụng làm mặt ốp ngoài, một số khối đá có trọng lượng tới 15 tấn. Đá vôi được lấy từ Tura, khoảng 8 dặm từ phía bên kia sông Nil. Mỏ đá hoa cương có khoảng cách gần 500 dặm tại Aswan với những khối nặng tới 60-80 tấn, được sử dụng cho các cánh cổng và các căn phòng.

Detail of core blocks of Khufu's pyramid (Photo: Dr. Amy Calvert)

Pyramid - layers

Có ba phòng được biết đến bên trong Đại Kim tự tháp. Căn phòng thấp nhất được cắt vào lớp đá nền mà theo đó kim tự tháp được xây dựng và chưa hoàn thành. Hai căn phòng được đặt tên là Queen's Chamber và King's Chamber có vị trí cao hơn trong cấu trúc kim tự tháp. Phần chính của khu phức hợp Giza là một tổ hợp bao gồm hai ngôi đền để tôn vinh Khufu (một ở gần kim tự tháp và một ở gần sông Nile), ba kim tự tháp nhỏ cho vợ của Khufu, một kim tự tháp "vệ tinh" nhỏ hơn, nối liền hai ngôi đền, và những ngôi mộ mastaba nhỏ xung quanh kim tự tháp cho quý tộc.

Pyramid diagram

Theo một số đánh giá khác, quá trình xây dựng được các nhà Ai Cập học tin là trong khoảng 200 năm, đánh giá được chấp nhận rộng rãi nhất cho năm hoàn thành là khoảng 2560 TCN (Thời Cựu Vương Quốc). Năm hoàn thành này được ủng hộ một cách không chắc chắn bởi những khám phá khảo cổ tới bây giờ vẫn chưa tiết lộ một nền văn minh nào (hay một dân số đủ lớn hay đủ khả năng kỹ thuật) xưa hơn Triều đại thứ tư trong khu vực này.

Bằng chứng niên đại

Nghiên cứu cho thấy các kim tự tháp ít nhất có 10.000 năm tuổi, Quỹ Edgar Cayce đã cung cấp tài chính cho "Dự án xác định niên đại kim tự tháp bằng Carbon phóng xạ David H. Koch" năm 1984. Dự án đã lấy mẫu các vật liệu hữu cơ (như tro và các cặn lắng than củi) từ nhiều địa điểm bên trong Đại kim tự tháp và các kim tự tháp khác cũng như các lăng mộ từ thời Cựu Vương quốc (khoảng Thế kỷ thứ 3 TCN). Các mẫu này được xác định niên đại carbon phóng xạ để tính niên đại thực của chúng. Kết quả cho thấy trung bình chúng có niên đại sớm hơn 374 năm so với ngày tháng ước tính theo lịch sử được các nhà Ai Cập học chấp nhận (2589 — 2504 TCN) nhưng vẫn sớm hơn 10.000 năm trước. Một cuộc nghiên cứu thiên văn học của Kate Spence cho rằng kim tự tháp có niên đại từ năm 2467 TCN.

Các giả thuyết khác

T­ương tự như nhiều công trình lăng mộ từ thời cổ đại khác, cùng với thời gian, Đại Kim tự tháp đã trở thành chủ đề của nhiều giả thuyết suy đoán và giải thích về nguồn gốc, niên đại, phương thức xây dựng cũng như mục đích sử dụng của nó. Ngoài ra, còn có các giả thuyết được tiểu thuyết hóa dựa trên các dữ liệu thu thập được tại chỗ như khảo cổ học, lịch sử, thiên văn học hay thậm chí viện dẫn tới cả thần thoại, thần bí, bí thuật số, chiêm tinh và các nguồn thông tin bí truyền khác hay sự tổng hợp của tất cả chúng.

Các ý kiến đó đã trở thành một phần của văn hóa đại chúng ít nhất từ đầu thế kỷ 20 với giả thuyết cho rằng các kim tự tháp được những người từ lục địa đã mất - Atlantis xây dựng. Những năm gần đây một số nhà văn khá nổi tiếng về các giả thuyết liên quan tới kim tự tháp gồm Graham Hancock, Robert Bauval, Adrian Gilbert và cả giáo sư địa chất Đại học Boston Robert M. Schoch. Họ đã đưa ra nhiều giả thuyết về niên đại và nguồn gốc của kim tự tháp Giza và Nhân sư. Trong khi nhiều nhà Ai cập học và các nhà khoa học tại hiện trường thường phủ nhận những giả thuyết đó và cho chúng là một hình thức giả khảo cổ học (nếu chỉ vì chủ đề vật liệu), các nhà chuyên môn khác như giáo sư thiên văn Ed Krupp, người đã từng tham gia tranh luận về các ý kiến của họ đã đưa ra nhiều lý lẽ thiên văn học bác bỏ những giả thuyết đó dựa trên những bằng chứng do họ đưa ra.

Một chủ đề thường thấy trong nhiều giả thuyết liên quan tới kim tự tháp Giza và các địa điểm có công trình cổ xưa được dựng bằng cự thạch khác trên thế giới là ý kiến cho rằng chúng không phải là các sản phẩm của các nền văn minh trong lịch sử quy ước mà là tàn tích lâu đời hơn nữa của một nền văn hóa tiến bộ chưa từng được biết đến. Nền văn minh này được cho là đã bị tiêu diệt từ thời cổ xưa bởi một thảm họa lớn vào khoảng thời kỳ chấm dứt kỷ băng hà cuối cùng, theo đa số những người đưa ra giả thuyết này là khoảng năm 10.500 TCN. Riêng đối với Đại Kim tự tháp, các giả thuyết cho rằng nó đã được xây dựng bởi nền văn minh đã mất đó, hoặc việc xây dựng nó có ảnh hưởng từ kiến thức (ngày nay đã mất) học được từ nền văn minh đó. Quan điểm sau này thường được các nhà lý thuyết gần đây như Hancock và Bauval, là những người đã biết rằng Đại Kim tự tháp có vị trí so với 2 kim tự tháp còn lại tương tự Vành đai Orion và Sirius ở thời điểm năm 2450 TCN ủng hộ, dù họ cho rằng sơ đồ bố trí kim tự tháp Giza đã được thực hiện từ năm 10.450 TCN. Những kim tự tháp bằng cách nào đó được xây dựng chính xác đến nỗi có thể đặt trong một hình vuông tạo bởi các đường kinh tuyến và vĩ tuyến!

Vị trí của các kim tự tháp Khufu, Khafre và Menkaure

Sự tồn tại theo tiên nghiệm của một nền văn minh như vậy được các nhà lý thuyết mặc nhiên công nhận và họ cho rằng đó là cách giải thích thích đáng duy nhất cho việc tại sao những nền văn hóa văn minh nhất thời cổ đại như Ai Cập và Sumer, lại có thể đạt tới những đỉnh cao kỹ thuật như thế ngay từ khi mới bắt đầu xuất hiện và có lẽ cũng chưa từng có tiền lệ. Tuy vậy họ cho rằng cái tiền lệ đó cũng không phải không tồn tại mà chúng được tìm thấy trên khắp thế giới dưới hình thức các tàn tích cự thạch được khám phá từ buổi đầu lịch sử và chúng quá phức tạp để có thể được xây dựng bởi những nền văn minh được cho là chủ chốt thời ấy. Như các nhà lý thuyết khác, John Anthony West coi Ai Cập là một trường hợp đặc thù: "Làm sao một nền văn minh phức tạp lại chỉ tập trung ở thời điểm ban đầu? Hãy nhìn vào một chiếc xe hơi đời 1905 và so sánh nó với một chiếc hiện nay. Không thể không thấy quá trình 'phát triển'. Nhưng tại Ai Cập, không hề có trường hợp song song. Mọi thứ đều ở đó ngay từ khi khởi đầu."

Các nhà Ai Cập học cho rằng Hancock "chỉ công nhận sự tồn tại của rất nhiều dữ liệu và giả thuyết chi tiết được đưa ra để giải thích chúng, sau đó bỏ qua giả thuyết đó và trình bày giả thuyết của mình". Điều này bởi vì đa số bằng chứng Hancock đưa ra đã từng bị số đông các nhà Ai Cập học và địa chất học bác bỏ bởi vì chúng chưa từng được kiểm tra chéo với các bằng chứng khác. Tuy nhiên, ông là người duy nhất trong số các tác giả và những nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về tính xác thực của bằng chứng được đưa ra ủng hộ cho lý thuyết chính thống hiện nay, và không thừa nhận bởi có quá nhiều vấn đề tồn tại bên trong những bằng chứng đó. Họ cho rằng những thiếu sót đó còn gồm cả bằng chứng mang ít tính thuyết phục cho rằng kim tự tháp được xây dựng dành cho Khufu - một mối liên hệ đã được chấp nhận trên một cơ sở kém vững chắc hơn những gì thường được chấp nhận trong ngành Ai Cập học.

Hancock, Schoch và những người tìm cách giải thích khác cho các công trình cổ đại cho rằng những tư tưởng truyền thống về Ai Cập học không ngăn cản chúng ta cân nhắc và xem xét những thông tin và những mô hình giải thích mới, và rằng nếu các giả thuyết cũ không thể giải thích sự dị thường đó thì chúng cần phải được đánh giá lại theo quan điểm có được từ những thông tin mới, chứ không phải che giấu những thiếu sót và đó chính là phương pháp làm việc khoa học.

Từ văn bản cổ đại

Đây là những văn bản 4.500 tuổi ghi lại vào thời pharaoh Khufu. Những mảnh giấy cói/papyrus này ghi lại về cuộc sống của một công nhân xây dựng, với công việc hàng ngày là vận chuyển những khối đá lớn về Cairo để tiến hành xây dựng kỳ quan vĩ đại của nhà vua.
Những tấm giấy này được phát hiện từ năm 2013 tại bến cảng cổ xưa Wadi Al-Jarf cách thành phố Suez 119km bởi một đoàn khảo cổ bao gồm các nhà khoa học đến từ Pháp và Ai Cập. Đây là nguồn tài liệu trực tiếp đầu tiên nói về cách thức xây dựng kim tự tháp. Những tấm giấy cói này có tuổi thọ lâu đời nhất trong tất cả những tấm giấy cói đã được tìm thấy tại Ai Cập với nội dung bao gồm hoạt động thường ngày của công nhân, vận chuyển vật liệu từ cảng Biển Đỏ sang khu công trường Kim tự tháp Giza. Một trong những bản ấy là nhật ký của một nhân viên vương triều đương thời, ghi lại về chi tiết các số liệu của công việc xây dựng kim tự tháp.

Dấu tích được tìm thấy: những bản giấy/papyrus cổ xưa nhất trong lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng Ai Cập, Cairo (Ảnh: Reuters)

Một trong những mảnh giấy cói thuộc về người công nhân có tên Marr, kể về những công việc mà anh đã phải làm trong 2 tháng lao động, công việc bao gồm việc vận chuyển đá qua hệ thống kênh rạch và dòng sông Nile.
Những tờ giấy khác mô tả công việc phân chia thức ăn cho các công nhân, bao gồm cả những bức vẽ tượng hình về số lượng cừu mang tới cho các công nhân.
Một bản khác là cuốn nhật ký công việc của một đốc công phụ trách nhóm thợ 40 người tên là Merer, ghi lại chi tiết điều hành việc xây dựng kim tự tháp của anh ta.
Có tất cả 6 văn bản giấy cói trong tổng số 30 bản được trưng bày. Tất cả chúng đều nhằm mục đích mô tả cách điều hành quy củ và cơ chế tập trung nhân lực, nguồn lực của Ai Cập dưới triều đại pharaoh Khufu.
Tác giả Merer cho biết, hàng ngàn người đã được huy động để vận chuyển những khối đá vôi dọc theo sông Nile bằng những chiếc thuyền gỗ, được kết nối với nhau bằng dây thừng.
Nhà Ai Cập học và khảo cổ học Mark Lehner cũng đã phát hiện một kênh đào bị mất dấu trong hàng thế kỷ, nằm bên dưới khu vực của những kim tự tháp Giza.
Mark Lehner cho biết rằng các nhà khoa học đã lần theo phát hiện này và tìm thấy dấu vết của những con đường thủy dẫn đến khu vực xung quanh kim tự tháp nhưng đã bị lấp.
"Chúng tôi đã vạch ra được lưu vực của kênh trung tâm mà chúng tôi nghĩ là dòng chính để phân phối đá tới chân cao nguyên Giza", ông Lehner nói.

Sơ đồ tái hiện toàn cảnh hệ thống đường thủy xung quanh các kim tự tháp Giza

Mark Lehner

Các bạn xem tiếp phần sau ở đây

3 comments:

  1. Về những điều bí ẩn. Phải quay về khái niệm hiểu biết của con người. Nếu những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước so với những điều chưa biết là cả một đại dương thì rất khó có thể đưa ra được khẳng định tuyệt đối cả về mặt lịch sử cũng như về lý thuyết có giá trị như những bằng chứng hoàn toàn thuyết phục.

    ReplyDelete
  2. Vấn đề của khảo cổ học là tìm được bằng chứng. Và đó phải là bằng chứng hoàn toàn xác thực, đủ sức thuyết phục/không thể phủ nhận ở mọi góc độ của nhận thức, không phải bằng cảm tính/suy đoán thiếu cơ sở và hoàn toàn mông lung.

    ReplyDelete
  3. Nếu loài người biến mất vì một lý do nào đó... Đầu tiên, hệ thống điện sẽ ngừng hoạt động. Vài ngày sau, hệ thống tàu điện ngầm sẽ bị ngập vì không có ai vận hành máy bơm nước.
    Sau 10 ngày: Những con vật nuôi bị nhốt ở trong nhà đều bị chết đói, rất nhiều gia súc bị chết.
    Sau 1 tháng: Nước lạnh trong nhà máy điện hạt nhân sẽ bốc hơi hết và xuất hiện những vụ nổ lớn, vô số động vật sẽ bị chết vì ung thư.
    Sau 1 năm: các vệ tinh khác nhau trong không gian sẽ bị rơi vào bầu khí quyển, tạo thành mưa sao băng rực rỡ.
    Sau 25 năm: các hệ thống đường giao thông, quảng trường đều bị thực vật bao phủ, trong thành phố xuất hiện một loạt các loài động vật. Nhiều thành phố sẽ bị nhấn chìm bởi sa mạc.
    Sau 300 năm: Bởi vì không ai bảo dưỡng, tháp Eiffel và các công trình bằng thép khác sẽ bị sập. Những vùng đầm lầy xuất hiện, vô số các loài động thực vật sẽ trở về với nơi vốn thuộc về chúng.
    Sau 500 năm: tất cả các tòa nhà hiện đại sẽ biến mất hoàn toàn, thiên nhiên sẽ trở thành chủ nhân duy nhất của Trái đất.
    Sau 10.000 năm: bằng chứng về sự tồn tại của con người trên Trái đất chỉ còn lại một vài công trình bằng đá lớn, chẳng hạn như các kim tự tháp Ai Cập, tượng tạc trên núi Rushmore…
    Sau 50 triệu năm: những mảnh vỡ của chai nhựa, chai thủy tinh sẽ là dấu vết cuối cùng của con người.
    Nếu xem lịch sử lâu dài và trường tồn của Trái Đất là 24 giờ, thì thời gian nền văn minh này của chúng ta chỉ tương ứng với 1 giây của Trái Đất mà thôi. Như vậy, nếu đã từng có những nền văn minh cổ đại khác tồn tại trên Trái Đất trước chúng ta, dễ hiểu tại sao những di tích còn lại lại ít ỏi đến như vậy.

    Sơn Vũ (Trithucvn)

    ReplyDelete