Thursday, April 2, 2020

Ngồi cách ly ở nhà và nghĩ về nghề từ lời thề của các BS.

Làm nghề nào cũng cần có khả năng/năng lực có tính đặc thù. Thiếu điều này, sẽ chỉ là ý thích ko có cơ sở, là lựa chọn vì tham vọng đầy danh lợi (như bây giờ nhiều người đổ xô vào ĐHQS và CA thay vì trước đây là “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”).

Tôi từng học với nhiều người hoàn toàn ko có khuynh hướng thiết kế/sáng tạo, cũng như rất hạn chế cả trong những kiến thức liên quan (khoa học & kỹ thuật, văn hóa-nghệ thuật, lịch sử...).
Để học kiến trúc, ngoài năng lực tự có, trước hết phải nắm được ngôn ngữ của nó: đó là những gì được thể hiện trên bản vẽ. Chúng phải được xử lý chu đáo, hợp lý/hài hòa và đồng nhất từ ý đồ, bố cục, ... cho đến nét vẽ, màu sắc, kiểu chữ, các ghi chú và kích thước quan trọng cũng như các tỷ lệ được chọn. Tất cả đều phải đồng nhất trong 1 thể thức - từ tổng thể đến từng chi tiết. Một bộ bản vẽ thiết kế trình bày rõ ràng/đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ cho thấy 1 triển vọng đầy hứa hẹn, ngược lại, bộ bản vẽ vụng về/cẩu thả chỉ là kết quả của 1 lựa chọn sai về ngành nghề.

Có 1 đàn anh từng truyền lại rằng:
Lý thuyết kiến trúc ko có quy luật.
Nghệ thuật kiến trúc là sự thay đổi.
Nắm được kiến trúc tức là biết sáng tạo.

Tiếc rằng, tôi đã ko chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho mình để có thể bước vào 1 nghề như thế, khi may mắn được đến Hungary học tập. Lúc đó, tôi chỉ là 1 thằng nhóc đúng nghĩa vì chẳng biết tí gì về cái nghề mình thích, ngoài việc ghi nguyện vọng (1, 2, 3) trên cái Đơn xin vào học các trường ĐH và Trung cấp (1972), dù đã ghi rằng: "Sau khi nghiên cứu kỹ quy chế tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1971-1972. Tôi tự thấy khả năng học được các ngành: ..."
Rất vớ vẩn.

Thế mà tình hình bây giờ có vẻ còn tệ hơn... tuy người tài ko thiếu.

Ngôn ngữ của Kiến trúc: Trình bày đồ án/Presentation skills (Ảnh: Ươm mầm Kiến trúc)

1 comment:

  1. Khác với các thầy thuốc hay các thầy cô và các giáo sư, kiến trúc sư (kts) ko chịu trách nhiệm về sinh mạng hoặc kiến thức và nhân cách của con người, những giá trị vô cùng quan trọng để tạo nên xh con người. Tuy nhiên, kts phải chịu trách nhiệm khi tạo nên ko gian sống của con người, phù hợp với nhu cầu của con người, và hơn thế, giúp họ sống/hướng tới 1 cuộc sống "sẽ là như thế", ko phải là cuộc sống chỉ lặp lại quá khứ và truyền thống (theo Ayn Rand, The Fountainhead). Tuy nhiên, điều này ko chỉ bó hẹp trong ko gian sống của 1 gia đình mà còn lớn hơn, khi đó là bổn phận của 1 tổng công trình sư với vai trò hoạch định/quy hoạch cho 1 vùng, 1 tp và cả 1 quốc gia theo định hướng dài hạn và phát triển bền vững.
    Có vẻ như tôi đang lan man về vai trò của kts, vì lấn sân, sang lĩnh vực chính trị. Nhưng ko, hoàn toàn ko phải thế, ko phải tôi muốn ám chỉ đến 1 kts kiến tạo đất nước (nation builder), bởi VN hiện ko có ai như Lý Quang Diệu hay Pắc Chung-hy. Tôi chỉ nói đến những người được đào tạo tử tế và đàng hoàng, trong 1 nền giáo dục đâu ra đấy, nếu là 1 kts thật sự tài năng, đó là người có tầm bao quát để làm những việc như thế mà thôi, từ lớn đến nhỏ vậy.

    ReplyDelete