Rồi những cơn say tàn phá cũng kết thúc và bỏ lại một tự nhiên đầy những vết thương lỗ chỗ. Đó là hiện thực của thế giới loài người.
Một cô gái Mông dệt lanh và một thương hiệu thời trang hàng đầu nước Pháp.
Nếu xét về khía cạnh đơn thuần bền vững thì Chanel thua cô gái người Mông này. Vì mọi thứ cô gái Mông làm là thuần tự nhiên.
Nhưng xét trên yếu tố kinh tế và tiện nghi thì 1 triệu cô gái Mông cũng không bằng Chanel ( với khoảng 20 nghìn nhân viên doanh thu khoảng 10 tỉ usd ).
Lựa chọn con đường là tự do của mỗi người , nhưng có bao nhiêu nhà thiết kế , kỹ sư Việt Nam sẵn sàng đứng về phía những cô gái Mông ? Và bao nhiêu đứng về phía Chanel?
Thế giới nếu phải phân biệt thì có thể chia làm hai nhóm người : kiến tạo làm thế giới đẹp hơn và phá hủy làm thế giới xấu hơn.
Và thường thì cả hai yếu tố này đều nằm trong 1 con người nên họ không, ít khi ý thức về điều đó, nên thế giới là sự trộn lẫn xấu đẹp từ nhiều nghìn năm nay. Có người sẵn sàng chia sẻ, hy sinh vì người khác vì loài khác, thì cũng có người sẵn sàng cướp đoạt hay giết người khác mà điều đó không phải để sinh tồn.
Vậy lịch sử loài người của sự trộn lẫn xấu đẹp , thiện ác ... có thay đổi không ?
TM7
1 câu hỏi lớn.
ReplyDeleteNếu ...cái gì cũng biết thì miễn bàn. Chẳng cần hỏi ai, cứ muốn là làm, cứ làm là được, ko bao giờ sai. Làm người, tuy mang tiếng là loài thượng đẳng nhưng nếu sống thiếu phương tiện là ko thể so với loài vật, chúng chẳng cần hỏi ai cũng tự tìm được đường đi lối về. Còn nếu so về tinh thần và ý chí cũng ko thể bì với cá hồi vượt biển, vượt thác ghềnh và cái chết để trở lại nơi được sinh ra... chúng cũng chẳng cần phải đi học mới kiếm được việc làm để có lương mà sống, để mua nhà, mua xe...
Những thành phố hiện nay nếu sống ko có điện chừng 1 tháng chắc là nhiều cái sẽ trở nên vô cùng phiền phức, nếu mất điện 1 năm hoặc ko còn nguồn điện nào nữa thì sao nhỉ? Và rồi ko chỉ mất điện mà mất luôn cả những nguồn năng lượng khác thì thế giới sẽ ntn? Khi ấy con người chắc lại phải tiến hóa theo kiểu của loài vật, trở lại với thiên nhiên ...có khi lúc đó lại ước được là chim nếu muốn bay hoặc là con này con nọ nếu muốn thế này hay thế khác...
Và cuối cùng thì sự tiến hóa có nghĩa là gì?
Tàn phá và hủy diệt đã trầm trọng. Từ lâu con người đã mất cân bằng trong sự phát triển với tự nhiên. Đó là 1 sự phát triển lệch lạc.
Đối diện với 1 thế giới đầy thương tích, con người ko thể kéo dài sự trộn lẫn nhiều thứ tốt xấu mà ko có sự lựa chọn vì cuộc sống của mình.
Đã đến lúc phải có những vạch dừng, ko phải trên mặt đường, mà ở trong con người. Vấn đề nằm ở chỗ phải có “bộ hãm” tốt để dừng đúng lúc, đúng chỗ và ko chỉ dừng, còn phải đi đúng đường để đến đúng chỗ, ko sai. Toàn bộ hệ thống phải được tích hợp trong 1 chủ thể thuần khiết và hoạt động ổn định, ko vi phạm quy luật phát triển của tự nhiên.
Lựa chọn nào thay đổi được cái hệ điều hành của con người như thế, đó là ý hay. Bởi, lúc đó, ko ai có thể nghĩ: có tiền là có quyền!
Diep Huynh
DeleteNhững vạch dừng có nguồn gốc từ thiên nhiên, từ vũ trụ như kiểu Covid 19 sẽ đến liên tục trong thgian tới cho đến khi con người hiểu đủ để tỉnh ngộ. Đến lúc đó con người chúng ta sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của tiền với quyền. Đó là sự tiến hoá để thích nghi.
Lê Công Thành
ReplyDeleteBuộc phải có cả 2 thì mới có điểm cân bằng.
Nguyen Tran Phuong
DeleteLê Công Thành, thử lấy trái đất là điểm cân bằng của vũ trụ 😊
Ok. Ko thể thuần khiết 100%, nên phải có phân chia. Cái gì cũng ko được vượt giới hạn, cả tốt và xấu. Nước trong quá thì cá cũng ko sống được.
DeleteDiep Huynh
ReplyDeleteThời đại của các cô gái Mông sẽ quay trở lại sớm, những thứ gì độc hại cho con người và vạn vật phải lùi vào dĩ vãng thôi. Bye bye Chanel 😛
Tuy nhiên, bây giờ nguy hại nhất với các cô Mông là cái "ánh sáng vh" của người Kinh, giống người kinh hãi của núi rừng, như đạo diễn Trần Văn Thủy đã thổ lộ trong cuốn sách của mình.
DeleteDiep Huynh
DeleteDạ cái chi kinh hãi cũng tự biết mà lùi vào dĩ vãng như Chanel luôn. Quy luật tiến hoá nó tự biết đào thải, chọn lọc để đi lên ah 🙂
Nguyen Tran Phuong: Theo các bạn thì nguyên lý cốt lõi để tích hợp các chuỗi giá trị trong xã hội loài người là gì ?
ReplyDeleteVí dụ : chuỗi giá trị nông nghiệp , chuỗi giá trị văn hoá nghệ thuật , chuỗi giá trị công nghệ , chuỗi giá trị thời trang , chuỗi giá trị về nơi chốn .v.v.v...
TM7
Tung Pho Duc
Deletebản chất của chuỗi giá trị giống một cái băng chuyền, gồm những mắt xích chuyên môn hoá, hợp lại với nhau để thành một tổng thể. Không có chuyên môn hoá thì không cần chuỗi giá trị. Chuyên môn hoá là một giải pháp thời công nghiệp, đi với sự hy sinh tính toàn vẹn của đơn nguyên để mong đạt được cái tổng thể to hơn. Trong khi đó nguyên lý của tự nhiên là các tòng tuỳ loại, loài nào có cái chuyên môn hoá của nó, để tạo thành hệ thống tự nhiên, nhưng loài nào cũng là nhất thể hoàn hảo. Trong thời đại 4.0, với công nghệ hiện đại, loài người hy vọng đạt tới nguyên lý tương tự như thiên nhiên. Khi đó, chuỗi giá trị là một cấu trúc khá lạc hậu.
DeleteAuthor Nguyen Tran Phuong
Tung Pho Duc, em đồng ý . Tuy nhiên hiện các đơn nguyên phần lớn bị/được các chuỗi giá trị chi phối và mất tính độc lập, toàn vẹn. Như ví dụ cô gái Mông dệt lanh may áo và hãng Chanel . Tích hợp lại các chuỗi giá trị đang có và tạo ra hệ sinh thái mới nên làm song song ... cho đến khi nào robot , hay tự bản thân con người thực sự giải phóng những nhu cầu cơ bản của con người : ăn , ở , mặc , giáo dục , di chuyển ...
Tung Pho Duc
Deletecái chuỗi giá trị đó tạo ra giá trị nhỏ: gia tăng hàng hoá. Nhưng làm mất đi giá trị lớn: sự vẹn toàn của con người. Đồng ý là hiện nay, vấn nạn chính của xã hội loài người là chuyên môn hoá và chuỗi giá trị là tối ưu hoá quá trình chuyên môn hoá, nhưng không có nghĩa là ước mơ duy nhất con người có thể có là mãi mãi duy trì cái status quo này.
Tung Pho Duc
DeleteCon người không có nhu cầu cơ bản nào mà cần robot làm thay cả. Đã là cơ bản thì không thể bỏ, và không thể do người khác cũng cấp cả. Tất cả những gì có thể uỷ thác cho người khác làm hộ, đều là thứ yếu. Loài người bỏ cái cơ bản, tập trung làm toàn cái thứ yếu, dẫn tới phình to đống rác trong xã hội, đó là con đường rất tối.
DeleteAuthor Nguyen Tran Phuong
Tung Pho Duc, Cái gì cũng có hai mặt. Đúng là chuyên môn hoá đã làm cho đống rác của loài người phình to , nhưng cũng làm cho loài người có khả năng đi ra ngoài trái đất. Nếu dân VN không mua đèn Hoa Kỳ và dầu thắp đèn. Không có hàng triệu công nhân may gia công ... thì Elon Musk có thể tạo ra SpaceX như ngày nay ? Ý em giải phóng những nhu cầu cơ bản tức là không coi nó là gánh nặng cơm áo gạo tiền như phần đông trong xã hội loài người hiện nay.
Cái hy sinh con người của thời đại công nghiệp là chuyên môn hóa: cả đời chỉ vặn đinh ốc.
DeleteThay đổi được nó là cả 1 vấn đề. Phải tạo được 1 hệ thống tích hợp được các chuỗi giá trị thiết thực theo nguyên lý tự nhiên. Cần có những bước đệm để chuyển biến tiệm cận đến cái khả năng này.
Trịnh Công Thanh
DeleteLợi ích, đạo đức
DeleteAuthor Nguyen Tran Phuong
Trịnh Công Thanh, cả hai thứ này thay đổi khá thường xuyên
Trịnh Công Thanh
DeleteNguyen Tran Phuong, hai giá trị này ko thay đổi chỉ có con người thay đổi với nó thôi anh. Giống như tình yêu ko thay đổi chỉ có người yêu là thay đổi
DeleteAuthor Nguyen Tran Phuong
Trịnh Công Thanh, ý anh là sự mâu thuẫn giữa con người về lợi ích và đạo đức luôn diễn ra khắp nơi từ bên ngoài xã hội đến trong tâm thức của mỗi người . Có lẽ đến lúc cần có một triết lý thống nhất ví dụ : triết lý về nền văn mình trái đất , để cân bằng và thống nhất
DeleteAuthor Nguyen Tran Phuong
Trịnh Công Thanh, yêu lần nào cũng như lần đầu thì đúng rồi 😀