Bức ảnh “Bữa trưa trên tòa nhà chọc trời” là một trong những bức ảnh luôn được xếp hạng trong danh sách những bức ảnh lịch sử nổi tiếng nhất mọi thời đại. Bức ảnh được chụp trong bối cảnh nước Mỹ đang phát triển sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế.
Friday, March 24, 2023
Bức ảnh nổi tiếng: Những người thợ xây dựng ở New York
Thursday, March 23, 2023
Thành công & cuộc sống
2 Kỹ năng cần thiết để sống như ý/mong muốn
Trong cuốn sách Đầu tư thông minh, bạn sẽ thấy rằng những công cụ và nguyên tắc bạn cần thật sự khá đơn giản. Ví dụ, nếu bạn khai thác sức mạnh của lãi kép, bám trụ thị trường trong thời gian dài, đa dạng hóa đầu tư một cách khôn ngoan và giữ các khoản phí và thuế của bạn ở mức thấp nhất, khả năng đạt được tự do tài chính hoàn toàn của bạn là rất cao.
Nhưng nếu bạn đạt được tự do tài chính mà vẫn không hạnh phúc thì sao? Nhiều người đã ấp ủ giấc mơ trở thành triệu phú hoặc tỷ phú suốt hàng chục năm, nhưng khi cuối cùng ước mơ đó trở thành sự thật, họ lại ngỡ ngàng: “Có vậy thôi sao? Đây là tất cả sao?”. Và hãy tin tôi, nếu bạn có được những gì bạn muốn mà vẫn thấy mình khổ sở, đó thật sự là một vấn đề lớn!
Nhưng làm thế nào bạn đạt được điều đó? Làm thế nào bạn có thể thu hẹp khoảng cách giữa nơi bạn đứng hôm nay và nơi bạn muốn đến trong tương lai? Câu trả lời là bạn cần phải nắm vững hai kỹ năng hoàn toàn khác nhau.
👉Khoa học của sự thành công
Điều đầu tiên bạn cần nắm chính là cái mà tôi gọi là “khoa học của sự thành công”. Trong lĩnh vực nào cũng vậy, có những quy tắc thành công mà bạn có thể phá vỡ (và bạn sẽ bị trừng phạt) hoặc làm theo (bạn sẽ được tưởng thưởng). Ví dụ, chúng ta có khoa học về sức khỏe và thể chất. Về mặt sinh hóa, tất cả chúng ta đều khác nhau, nhưng có những quy tắc căn bản bạn có thể tuân theo nếu muốn phát triển và tận hưởng nguồn năng lượng dồi dào. Nếu vi phạm các quy tắc đó, bạn sẽ phải lãnh hậu quả.
Trong thế giới tài chính cũng vậy. Hãy nghĩ về những gì bạn đã học được trong quyển sách này. Các nhà đầu tư thành công nhất đã để lại các bí quyết cho chúng ta học theo. Bằng cách nghiên cứu các bí quyết này và áp dụng các công cụ, chiến lược cũng như nguyên tắc được họ chia sẻ, bạn đang đẩy nhanh hành trình đến thành công của mình. Chuyện này rất hiển nhiên đúng không? Hãy gieo những hạt giống như những người thành công nhất đã gieo, và bạn sẽ gặt được những phần thưởng lớn. Đó là cách để bạn đạt được thành công về tài chính.
👉Nghệ thuật sống viên mãn
Trong nhiều thập niên, tôi đã tập trung vào cách thức để thành công - để học cách làm chủ thế giới bên ngoài và tìm ra cách để giúp người khác vượt qua khó khăn cũng như giải quyết mọi thử thách. Nhưng giờ đây tôi tin bằng cả trái tim và tâm hồn mình rằng nghệ thuật sống viên mãn thậm chí còn là một kỹ năng quan trọng hơn nữa. Tại sao? Bởi vì nếu bạn làm chủ thế giới bên ngoài mà không làm chủ thế giới bên trong chính mình, làm thế nào bạn có niềm vui đích thực và bền vững? Đó là lý do tại sao mục tiêu lớn nhất của tôi ngày hôm nay là sống viên mãn.
Có một sự thật hiển nhiên là sự giàu có về mặt tài chính không mang lại cảm giác viên mãn. Như bạn và tôi đều biết, mọi người thường đuổi theo tiền bạc với ảo tưởng rằng đó là loại thuốc thần có thể mang lại niềm vui, ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của họ. Nhưng tiền bạc sẽ không bao giờ đem đến cho bạn một cuộc sống viên mãn. Trong những năm qua, tôi đã dành rất nhiều thời gian với các tỷ phú, và một vài người trong số họ khốn khổ đến mức bạn cảm thấy tiếc cho họ. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn không thể có một cuộc sống tuyệt vời, bất kể ví tiền của bạn dày như thế nào.
Hãy nhớ là tiền không thay đổi con người. Nó chỉ phóng đại bản chất của họ: nếu bạn có thật nhiều tiền và bạn xấu tính, vậy thì bạn sẽ càng trở nên xấu tính hơn; nếu bạn có nhiều tiền và bạn rộng lượng, bạn càng muốn cho đi nhiều hơn.
Còn thành công trong sự nghiệp thì sao? Thật tuyệt vời nếu thành công mang lại cho bạn cảm giác được phát triển và được cống hiến mà tất cả chúng ta cần có để cảm thấy mãn nguyện. Nhưng tôi chắc rằng bạn đã gặp rất nhiều người “thành công” nhưng không bao giờ hạnh phúc hoặc hay mãn nguyện. Vậy đó có được gọi là thành công không? Thật ra, tôi tin rằng thành công mà không có sự mãn nguyện thì chỉ là một sự thất bại to lớn.
First News Trí Việt
Wednesday, March 22, 2023
Động lực & Hành động
Phép màu của động lực nội tại
Trong cuốn sách Sao ta làm điều ta làm, Edward L. Deci dùng bốn từ để thách thức những niềm tin truyền thống về sự kiểm soát: Động lực nội tại. Ông cho rằng động lực tốt nhất phải là thứ động lực được xuất phát từ bên trong một người; và chính sự tự thúc đẩy này (thay vì động lực thúc đẩy từ bên ngoài) mới là trung tâm của sáng tạo, trách nhiệm, hành vi lành mạnh và thay đổi lâu dài.
Đến đây, chúng ta cần tin tưởng vào một giả định: Con người không phải là những cỗ máy chờ được lập trình hay những kẻ man đã chờ được thuần hóa, mà là những sinh vật luôn khám phá, phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. “Không phải vì họ bị ép buộc làm vậy, mà vì điều đó nằm trong bản chất của họ”, Deci cho hay.
Sự công nhận này về con người (được phát triển bởi nhà tâm lý học trẻ em Jean Piaget và một vài nhà tâm lý học tiên phong khác), là điều mà Deci và các đồng sự đặt cược vào, và là khởi điểm cho hệ thống lý thuyết của ông xoay quanh động lực con người.
Giả định trên có nghĩa rằng ta sẽ không lo nhân viên lười biếng nếu họ được thoải mái làm việc; hay không phải lo trẻ con sẽ trở nên hư hỏng nếu ta để chúng được là chính mình. “Sự phát triển không phải là thứ gì đó mà thế giới xã hội cần thực hiện cho một đứa trẻ”, Deci nói, “hơn thế, nó là thứ đứa trẻ chủ động làm, với sự hỗ trợ và nuôi dưỡng của thế giới xã hội”.
Xét trên phương diện thực nghiệm, một nghiên cứu của Deci trên một nhóm sinh viên chỉ ra rằng các kiến thức được lưu giữ bền bỉ hơn khi không có bài kiểm tra. Hoặc một nghiên cứu khác về vẽ tranh cho thấy rằng những bức tranh sáng tạo nhất đến từ những đứa trẻ không bị kiểm soát về kết quả.
Trong cuốn sách, tác giả cũng dành nhiều thời lượng làm rõ rằng việc được tự do, là chính mình, không bị kiểm soát… thì không đi kèm với sự vị kỷ, đơn độc, hay vô trách nhiệm. Theo lý giải của ông, nếu một người tự chủ và được là chính mình theo nghĩa đích thực, thì họ cũng trở nên gắn kết, thân thuộc hơn với môi trường xung quanh; và các hành vi của họ cũng có trách nhiệm và tốt đẹp hơn.
Cũng trong cuốn sách, Edward L. Deci đã nỗ lực làm sáng tỏ nhiều câu hỏi phức tạp xoay quanh việc khơi gợi động lực nội tại, như: Làm sao ủng hộ sự tự chủ mà không dễ dãi? Làm sao thể đặt ra những giới hạn nhất định trong trường học, công sở… mà không khiến người khác cảm thấy bất mãn?
“Ủng hộ sự tự chủ có thể khó khăn hơn là ép buộc, vì nó cần nhiều nỗ lực và kỹ năng”, Deci viết. Chẳng hạn, để khơi gợi động lực nội tại, những nhà quản lý, phụ huynh, giáo viên, bác sĩ… cần phải có “một sự trung thực đến tột cùng”, những kỹ năng giao tiếp tinh tế và cần xem nhân viên, con cái, học sinh, bệnh nhân… như các cá nhân bình đẳng thay vì những kẻ dưới quyền.
Có thể nói, Sao ta làm điều ta làm là cuốn sách cần thiết cho những ai mong muốn khuyến khích hành vi tốt đẹp nơi người khác. Cuốn sách này cũng hữu ích cho mọi cá nhân, những ai muốn “định vị và neo chặt cái tôi đích thực của mình giữa những đợt thủy triều đầy cám dỗ và có tính cưỡng ép của văn hóa hiện đại”.
Cre: Zing.
“Sao ta làm điều ta làm”: Cuốn sách tâm lý học dành cho những phụ huynh, quản lý, giáo viên… và bất cứ ai muốn nuôi dưỡng sự tự chủ, sự phát triển chân thật nơi bản thân mình và người khác. Quyển sách chứa đầy hy vọng này cho biết những gì chúng ta có thể làm cho chính mình, cho con cái, nhân viên, bệnh nhân, học sinh… - và rộng hơn là cho xã hội.
Tuesday, March 21, 2023
Một cách sống
Tài tử Richard Gere đã quá nổi tiếng, trãi qua một đời sống đủ thăng trầm, tưng bừng, huy hoàng, hạnh phúc, đau khổ, suy sụp, lẫn ý nghĩa…
Ông đã là một Phật tử thuần thành của Kim Cương Thừa, thường đi theo Đức Dalai Lama 14. Mị đã gặp ông trong Pháp hội Lamrim cuối năm 2012 ở Ấn Độ, tóc trắng xóa, phúc hậu, hồng hào, mạnh khỏe, tinh tấn, tay cầm tràng hạt, ngồi lặng lẽ chánh niệm…Chạm mặt ông lúc tan pháp hội ông nở nụ cười hiền hòa và đưa tay vẫy vẫy những người nhận ra ông.
Một đoạn nhật ký của ông trên Facebook đã gây ra một cơn bão về cảm xúc. Hàng trăm ngàn người đã chia sẻ bài viết của ông, rất nhiều người trong số đó không phải là các fan hâm mộ của Richard.
Bản dịch của đoạn hồi ký này:
“Mẹ của một trong những người bạn của tôi luôn luôn duy trì một lối sống lành mạnh. Bà chỉ ăn những thức ăn sạch và bổ dưỡng, không uống rượu và không hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục và rất sợ ra nắng mặt trời mà không có kem bảo vệ. Bà thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu, sinh hoạt đúng theo quy định của họ. Có thể nói rằng bà luôn chăm chút cho sức khỏe của mình.
Bà bây giờ 76 tuổi, và bà được chẩn đoán là bị ung thư da và ung thư tủy xương. Hơn nữa, bà còn mắc thêm chứng loãng xương ở giai đoạn nghiêm trọng…
Cha của bạn tôi không hề từ chối bất kỳ một điều gì đối với bản thân. Ông chưa bao giờ chơi thể thao và rất thích ăn ngon, ông thậm chí còn phết bơ trực tiếp lên những miếng thịt hun khói. Ông tự cho phép mình uống rượu và tắm nắng trên bãi biển cho đến khi da bắt đầu bong ra như bánh nướng.
Có thể nói rằng trong cả cuộc đời của mình, ông ấy không hề đếm xỉa đến những lời khuyên của các bác sỹ và sống tự do theo sở thích của mình. Hiện nay ông đang ở tuổi 81, và bác sỹ nói rằng nhiều người trẻ còn phải ghen tỵ với sức khỏe của ông.
Dù có cố gắng đến đâu đi chăng nữa thì bạn cũng không thể thoát khỏi chất độc bên trong mình. Sớm hay muộn nó sẽ quật ngã bạn.
Nói như người mẹ bị bệnh nan y của bạn tôi:
“Nếu như tôi biết trước cuộc sống của tôi sẽ kết thúc thế này, tôi sẽ không bao giờ nghe các bác sỹ, và sẽ sống hạnh phúc.”
Đó là cuộc sống, và không ai trong số chúng ta sẽ thoát khỏi định mệnh.
Vì vậy, không nên coi bản thân mình như một cái gì đó thứ cấp.
Trong khi còn thời gian, hãy sống trong niềm vui của mình. Bởi vì ngày mai có thể sẽ quá muộn.
Vì vậy, hãy làm những gì bạn muốn.
Hãy ăn ngon, hãy tắm nắng dưới ánh mặt trời, hãy lười biếng nếu muốn.
Cứ ngớ ngẩn và kỳ lạ, nhưng là chính mình. Bởi vì, không ai trong chúng ta có đủ thời gian cho tất cả mọi thứ còn lại!”
VUI THÌ CƯỜI
BUỒN THÌ KHÓC
ĐÓI THÌ ĂN
KHÁT THÌ UỐNG
MỆT THÌ NGHỈ
SỐNG ĐƠN GIẢN VUI VẺ
THUẬN TỰ NHIÊN
KHÔNG LO LẮNG, SỢ HÃI, GIẬN DỮ, GANH GHÉT, GIAN DỐI
BIẾT ƠN VÀ TRI ƠN
YÊU MÌNH YÊU ĐỜI
LÀM NHỮNG ĐIỀU MÌNH THÍCH MIỄN KHÔNG LÀM HẠI MÌNH HẠI NGƯỜI…
copy từ FB-Nguyễn Thị Ánh Ngọc
Monday, March 20, 2023
Người vợ trọn tình của tác giả Trăm Năm Cô Đơn
TRĂM NĂM KHÔNG CÔ ĐƠN
Gabriel Garcia Márquez gặp người vợ tương lai của mình trên sàn nhảy khi cô 13 tuổi và ngay lập tức hỏi cưới cô. “Bây giờ anh mới nhận ra rằng tất cả những bài thơ anh viết đều dành tặng cho em. Xin hãy làm vợ của anh!" Gabriel trẻ tuổi nói với cô gái Mercedes trên sàn nhảy. "Em đồng ý. Chỉ có điều, nếu anh muốn, em sẽ hoàn thành việc học trước”, cô gái trả lời với tất cả sự nghiêm túc.
Đám cưới chỉ diễn ra sau đó 13 năm. Marquez sau này nhớ lại: “Chúng tôi không đính hôn, chúng tôi chỉ kiên nhẫn chờ đợi và không nản lòng với những gì số phận đã dành sẵn cho chúng tôi".
Mercedes đã luôn ở bên cạnh Gaby trong quá trình ông viết tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”. Tiền đã cạn, ông chồng bán cả xe ô tô đi mà không đủ - ông đã làm việc suốt ngày đêm trong phòng làm việc, hầu như không ra ngoài. Người vợ lo chu cấp cho gia đình, nợ tiền rau dưa, thịt cá khắp cả làng trên xóm dưới và không ngừng tin rằng chồng mình là một thiên tài. Một năm rưỡi sau, cuốn tiểu thuyết được viết xong, nhưng Marquez thậm chí không có tiền để gửi bản thảo cho biên tập viên. Sau đó, Mercedes đã bán những thứ cuối cùng mà cô ấy còn lại - máy sấy tóc và máy xay sinh tố. Rất nhanh, cuốn tiểu thuyết của chồng cô đã mang lại những lợi nhuận khổng lồ, được công nhận trên toàn thế giới và giải thưởng Nobel. Họ đã sống rất nhiều năm cuộc đời vô cùng hạnh phúc (chứ không hề “cô đơn”) và chưa từng cãi vã nhau! Điều khó hiểu nhất: làm sao họ đã tìm ra nhau và không nhầm về nhau khi nàng 13, còn chàng 18?
copy từ FB-Quốc Hùng
Sunday, March 19, 2023
Phẩm chất của Minh Triết
[EDU-KIDS] Bàn về phẩm chất Minh triết của Vienova
1. Bài trước chúng ta đã nói về việc thế hệ Vienova phải có phong cách lãnh đạo kiểu Platon tức là gồm 4 phẩm chất: Minh triết, Công bằng, Mực thước và Dũng cảm.
2. Chúng ta cũng đã nói về Minh triết gồm 3 thành phần: Thông thái, Thức thời, Hiểu đạo lý. Chúng ta sẽ bàn kỹ về 3 nội dung này.
3. Thông thái (học rộng) không nhất thiết phải Uyên bác (biết nhiều) mà biết nhìn thấy mối liên hệ giữa những kiến thức khác nhau. Muốn như vậy phải nắm được cốt lõi và bản chất, thay vì bắt bẻ đúng sai đến từng tiểu tiết. Nhà lãnh đạo giỏi theo phong cách Platon không cần biết mọi chi tiết trong tất cả các lĩnh vực mà anh ta quan tâm, nhưng phải nắm được bản chất chính của mọi cái anh ta tìm hiểu để thấy những mối liên hệ mà người khác không thể thấy. Cái biết về chi tiết bên trong của sự vật có thể gọi là "kiến thức", cái biết bản chất chính và các mối liên hệ giữa các sự vật nên gọi là "tri thức". Tiếng Anh chỉ có một chữ knowledge, như "kiến" là thấy không thể bằng "tri" là biết.
4. Các cụ có câu "Thức thời là trang tuấn kiệt". Quả thực "thức thời" là biết xu hướng của thời đại. Nếu chỉ bo bo giáo điều sách vở, viện dẫn sách nọ, điển tích kia, vin vào tiền nhân, dựa vào tên tuổi người khác, không thể gọi là "thức thời". Chân lý phần nhiều vận động theo thời gian. Điều các cụ ta coi là bất biến, chúng ta cần biết, nhưng không có lý gì ta phải "ôm thuyền lên cạn" hay "khắc dấu mạn thuyền". Và cố nhiên ngược lại người thức thời không đánh giá tiền nhân bằng tiêu chuẩn của mình. Chỉ riêng thái độ thức thời quán cổ kim đã đủ làm lãnh đạo. Thức thời thì sẽ có tầm nhìn tương lai, chỉ hướng đi cho người khác. Thức thời tức là tri đạo, biết đường đi.
5. Hiểu đạo lý tức là nắm được quy luật vận động của thế giới xung quanh, những giá trị tương đối bất biến, nhưng không bao giờ trói mình vào giáo điều. Hiểu đạo lý tức là biết căn nguyên của mọi sự kiện và vận động. Đó là tri căn.
6. Hiểu đạo lý là mặt bù trừ của thức thời. Thức thời thái quá thành xu thời, vin vào đạo lý quá mức thành ra cổ hủ. Người thông thái, có tri thức, nắm được bản chất của mỗi sự vật, thấy được sự liên hệ giữa các sự vật sẽ biết thế nào là vừa đủ. Thành thử 3 thành phần của sự Minh triết sẽ điều chỉnh, điều hòa, bổ sung cho nhau.
7. Cuối cùng là phải có một chương trình phù hợp để rèn luyện phẩm cách Minh triết. Một vũ công tài giỏi trước hết không bao giờ chú trọng vào đếm nhịp, nhưng bước không loạn nhịp. Một võ sư tài giỏi không chú trọng vào chiêu thức, nhưng xuất thủ không loạn chiêu. Phải rèn luyện Minh triết để thành bản năng khi còn nhỏ để khỏi băn khoăn với những phân tích nhỏ nhặt về nó.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Saturday, March 18, 2023
Nhà sàn
Copy từ FB-Anton K Mantchev
Ngôi nhà sàn này rất phù hợp với vùng nhiệt đới có đặc điểm khí hậu như miền Nam nước ta. Phong cách bình dị (một cách dân dã) và gần gũi với lối kiến trúc miền đồng quê đặc trưng của cư dân vùng ĐNA (nói chung) hoàn toàn có thể áp dụng cho những chủ nhân là những người bản chất mộc mạc, tự nhiên (của nhà nông), phóng khoáng và dù phong phú (ko nghèo nàn ý tưởng) nhưng ko ưa kiến trúc cầu kỳ kiểu cọ và phô trương (theo chủ nghĩa hình thức) đang là 1 hình thái rất phổ biến hiện nay.
Ở vùng có thể khai thác đá tự nhiên thì nên tích hợp loại vật liệu này ở tầng trệt (và lầu). Bề mặt đá có thể nhẵn (bóng) hoặc thô. Đá sẽ bền chắc và có vẻ đẹp riêng so với gạch và gỗ, 1 bổ sung đáng kể về mặt chất liệu hoàn thiện cho ngôi nhà này.
ad: Baan Tita House by Yangnar Studio/ San Kamphaeng, Thailand/Floor Area: 150 m²/ The Photography is by Rungkit Charoenwat
Vĩnh biệt một người đáng kính
LUẬT SƯ NGUYỄN NGỌC BÍCH [1944-2023]
Chiều qua, khi nghe tin, luật sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, tự nhiên tôi nhớ tới cuộc nói chuyện với ông gần 20 năm trước, rồi, tìm mở kinh thánh, tìm lại bài giảng về Tám Mối Phúc Thật:
“Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa... Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế.”
Như rất nhiều trí thức miền Nam khác, ba ngày trước tổng tuyển cử, 26-4-1976, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích bị bắt. Ông Bích từng làm cho cơ quan trợ giúp Mỹ USAID trong chương trình “cấp căn cước cho người từ mười sáu tuổi trở lên” và, năm 1972, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông nhận được học bổng đi học thêm một năm tại Đại học Harvard, Mỹ. Tháng 4-1975, ông là “chuyên viên đặc nhiệm” cho Tổng cục Dầu hỏa và Khoáng sản.
Trước đó, 2-1976, ông Nguyễn Ngọc Bích được mời lên cơ quan công an. Cán bộ hỏi cung đặt vấn đề: “Tại sao 15-4 mới được nhận vào mà Tổng cục đã cho làm chuyên viên đặc nhiệm ngay?”. Làm sao mà ông trả lời được câu hỏi đó.
Luật sư Nguyễn Ngọc Bích bị giam trong xà lim loại dành cho tử tù suốt một năm và khi bị hỏi cung: “Anh biết gì về kế hoạch hậu chiến; trong đó, anh được giao nhiệm vụ gì?”, ông đoán ra, “Cách mạng nghĩ ông là người do Mỹ cài lại”. Hai năm sau, khi đã được đưa ra phòng giam chung, khi “được” thẩm vấn, luật sư Nguyễn Ngọc Bích nói: “Lưng tôi bị gù thế này làm sao được tuyển làm tình báo!” Khi ấy, những người hỏi cung dường như vô tình nói ra lý do khiến ông bị bắt: “Anh là người do Mỹ đào tạo, anh sẽ chống chúng tôi đến cùng”.
Luật sư Nguyễn Ngọc Bích bị giam cầm suốt 13 năm, từ 1976 cho đến năm 1988.
Khi được hỏi làm sao mà ông có thể đi qua được những tháng năm oan khuất, luật sư Nguyễn Ngọc Bích nói với tôi, “Kinh thánh. Hằng ngày, tôi đọc đi đọc lại Tám Mối Phúc Thật.”
“Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa…”
Trong hơn 30 năm biết ông, tôi chưa bao giờ thấy ông than phiền, oán trách. Sau khi ra tù, ông chọn ở lại Việt Nam. Và, khi đất nước đổi mới, bằng trí tuệ và kiến thức học được từ các “thế lực thù địch”, ông đã giúp những nhà lãnh đạo ở trong cái thể chế đã bắt bỏ tù mình, giúp các thế hệ luật sư hiểu như thế nào là pháp quyền, như thế nào là kinh tế thị trường, bằng cách nào để dẫn dắt một công ty đúng cách.
Từ hôm qua, rất nhiều luật sư có tiếng từ Bắc chí Nam cùng viết trên Face gọi ông là “THẦY”, dù nhiều người trong số họ chỉ học ông qua những cuốn sách của ông và qua những bài ông viết trên báo chí, chủ yếu trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, từ thập niên 1990s.
Khi cầm bút, dù là những vấn đề mới mẻ, phức tạp ông đều trình bày giản dị và mạch lạc. Khi ngồi với những học trò trẻ tuổi, cho dù vẫn là con người uyên bác ấy, ông trở nên rất ân cần, gần gũi. Chính ông tự phá bỏ khoảng cách trí tuệ và hàng rào thế hệ để những người trẻ tuổi vẫn có thể dễ dàng tiếp cận và học được từ ông.
Cho dù, đóng góp rất nhiều để xây dựng nền tảng pháp luật, luật sư Nguyễn Ngọc Bích luôn tin rằng:
“Nền kinh tế thị trường kiểu gì thì cũng chỉ hoạt động được trên nền tảng đạo đức cá nhân. Mỗi người tự mình phải biết kiềm chế mình. Nền kinh tế của ta đang phát triển nhưng vấn đề đạo đức cá nhân chưa được coi trọng. Muốn có đạo đức thì phải bắt đầu từ giáo dục…”
“Ai có lòng khó khăn, ấy là phúc thật… Ai hiền lành, ấy là phúc thật… Ai khao khát nhân đức trọn lành, ấy là phúc thật… Ai thương xót người, ấy là phúc thật… Ai giữ lòng sạch sẽ, ấy là phúc thật… Ai làm cho người hòa thuận, ấy là phúc thật… Ai chịu khốn nạn vì đạo ngay, ấy là phúc thật...”
Tôi đọc thêm một lần “Tin Mừng” để cố gắng hiểu ông. Giờ đây thì ông đã coi “Nước của Đức Chúa Trời là của mình” rồi.
Photo: Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và một trong những học trò của ông, luật sư Ngô Thanh Tùng
Trương Huy San
Friday, March 17, 2023
Tiền là chủ hay tớ?
Nếu chưa thể kiếm ra thật nhiều tiền, cũng hãy tránh thật xa nợ nần
Những bạn trẻ mới bắt đầu cuộc đời nên tránh đi vào con đường nợ nần. Hiếm có điều gì kéo dìm một người xuống như là món nợ. Thật là mù quáng nếu vướng vào tình cảnh ấy, vậy mà người ta vẫn thấy nhiều người trẻ gần như vừa qua tuổi “thiếu niên” đã sa đà vào nợ nần. Một anh chàng gặp người bạn cùng phòng và nói:
“Nhìn này, tớ vừa mua chịu một bộ đồ mới”. Anh chàng dường như coi bộ đồ đó là thứ được tặng cho mình. Thường là như vậy, nhưng nếu trả tiền được và sau này có thể mua chịu nữa, anh ta sẽ có thói quen khiến bản thân sống trong nghèo khổ suốt đời.
Nợ nần cướp đi của một người sự tự trọng, khiến anh ta gần như chán ghét bản thân mình. Cằn nhắn, rên rỉ và làm việc để trả cho thứ mà mình đã ăn hết hay đã mặc đến cũ nát. Điều này nói chính xác là “làm việc để đóng hụi chết”. Tôi không nói về những thương nhân mua bán chịu, hay những người mua chịu để biến việc thu mua trở thành món lợi nhuận.
Một tín đồ giáo phái Quaker nói với anh con trai nông dân của mình: “John con, đừng bao giờ mua chịu; nhưng nếu con phải mua chịu bất cứ thứ gì, thì hãy mua phân bón, vì nó sẽ giúp con trả lại khoản nợ”.
Beecher khuyên các bạn trẻ cứ nợ một mức tiền nhỏ nếu họ muốn mua đất ở các vùng thôn quê. Ông nói: “Nếu một thanh niên chỉ vay nợ vì chút đất và sau đó là kết hôn, thì hai điều này sẽ giữ cho anh ta không nợ nần, còn không thì chẳng gì có thể làm được điều đó”. Điều này có thể an toàn ở một mức độ giới hạn nào đó, nhưng nợ nần vì tiêu xài là điều nên tránh. Vài gia đình có thói quen dại dột mua nợ thẻ tín dụng tại các cửa hàng, và vì thế thường xuyên mua nhiều thứ mà họ thậm chí chẳng cần đến.
Tiền ở một vài khía cạnh cũng giống như lửa – là một người đầy tớ xuất sắc nhưng lại là một người chủ tồi. Khi để nó làm chủ, lãi suất liên tục chất chồng lên bạn, nó sẽ kéo bạn xuống thành loại nô lệ cho tiền bạc tồi tệ nhất. Nhưng để tiền làm việc cho bạn, thì bạn sẽ có một người đầy tớ tận tụy nhất trên thế giới. Nó không phải “người hay trốn việc”. Chẳng có bất kỳ thứ gì làm việc trung thành như tiền khi có lãi, chắc cú là vậy. Nó làm việc ngày lẫn đêm, cả khi mưa lẫn khi nắng.
Đừng để nó chống lại bạn; nếu không, sẽ chẳng có cơ hội thành công nào trong đời chừng nào còn dính tới tiền. John Randolph, một hạ nghị sĩ kỳ cục đến từ tiểu bang Virginia, từng thốt lên trong cuộc họp Quốc hội: “Thưa ngài Chủ tịch, tôi đã khám phá ra hòn đá giả kim: Có tiền thì trả ngay”. Quả thực điều này gần đúng với đá giả kim hơn bất kỳ nhà giả kim nào từng đạt tới.
Vậy nên, nếu chưa thể kiếm được thật nhiều tiền, cũng hãy tránh thật xa nợ nần – câu nói này xứng đáng là câu cửa miệng cho bất cứ ai.
Bài học này được trích từ cuốn sách Học viện thành công – cuốn sách không chỉ hướng đến đối tượng người học để trở thành một doanh nhân thành đạt nhưng dạy cho tất cả chúng ta cách sống, cách chi tiêu hợp lý để không chỉ thành công như mẫu số chung mà người ta thường hình dung về sự vĩ đại của một ai đó, nhưng để bản thân bạn hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống cũng đã là một thành công lớn rồi.
trích đăng từ First News
Thursday, March 16, 2023
Câu chuyện từ xứ thuần nông đang tiến lên cnxh
ĐÂU LÀ CHỖ LÀM GIÀU ?
Vào khoảng cuối năm 1987, cơ quan chúng tôi - Văn phòng và Vụ TCCB thuộc Ủy ban KHXH Việt Nam ở 27 Trần Xuân Soạn Hà Nội, tổ chức mời Giáo sư Phan Đình Diệu đến nói chuyện nhân cụ có chuyến đi Mỹ về...
Trong buổi nói chuyện với các nhà KHXH, cụ có nói rằng : - Chỉ khoảng 20 năm nữa thôi, một đứa trẻ người Mỹ, đứng tại New York có thể nói chuyện và nhìn thấy mặt các bạn trẻ Việt Nam trên chiếc điện thoại cầm tay của mình.
Tất nhiên là cả Hội trường cười rất to ( và có ý rằng, ông chỉ nói phét ).
Tôi là người thích ghi chép và lưu lại những gì người đời nói thật cũng như nói phét, nhất là lời của những người như cụ.
Rồi cụ nói tiếp : - Ở Mỹ bây giờ, những nhà Khảo cổ học bắt đầu đi Khai quật thùng rác thải hàng ngày mà người dân vừa thải ra. ( Lại một trận cười dài của các Nhà KHXH trẻ tuổi, trong đó có nhiều bạn ở Viện Khảo cổ học, 61 Phan Chu Trinh ). Sau trận cười chẳng mấy thiện cảm của người nghe, cụ nói như phân trần: - Các bạn biết tại sao không ? Đó là họ đang làm một việc rất thiết thực, xem người Mỹ vứt đi cái gì và dùng những cái gì. Qua đó, những người làm về DỊCH VỤ biết để làm đúng và làm tốt hơn cho người tiêu dùng, và không lãng phí. Còn nhiều chuyện khác nữa. Nhưng buổi nói chuyện của Giáo sư, không được như ý muốn của các Nhà KHXH trẻ, nên cụ ra về hơi buồn.
Người Việt chúng ta có tật xấu mà ít ai để ý là khi mời thì tiếp đón nồng nhiệt. Mà khi tiễn thì biểu lộ tình cảm xem thường vì thất vọng. Bởi vậy, sau buổi nói chuyện của Giáo sư Phan Đình Diệu thì họ quên việc tiễn cụ, để cụ ra về một mình. Tôi lúc đó chỉ là nhân viên quèn, đã cùng vài cô gái đưa cụ ra cửa và cám ơn cụ lúc cụ về.
***
Việt Nam là một đất nước thuần Nông. Người ta hay dùng câu chữ: Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào điều kiện cụ thể của VN, nhưng chẳng ai làm điều đó. Công nghiệp hóa XHCN là đích đến của Việt Nam như trong nghị quyết đã từng ghi, nhưng VN cũng không thể công nghiệp hóa nhanh được. Vậy thì cớ gì cứ phải hô lên rằng, đến năm nọ năm kia thì VN chúng ta đã cơ bản hoàn thành Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Không phải, cứ người lãnh đạo to nhất nước thì nói điều gì cũng đúng. Thực tế cho thấy năm nay đã là 2023 rồi, mà Công nghiệp hóa hiện đại đất nước vẫn chưa đi đến đâu cả. Một đất nước có bờ biển dài đến hơn 3000 cây số mà không biết đến lợi thế của mình để phát triển Du lịch và Dịch vụ, mà cứ nghĩ đến chuyện đâu đâu thì đến là lạ và thật xa vời với thưc tế...
Từ hơn 40 năm trước nước Mỹ đã hướng đến cái nho nhỏ là phục vụ nhu cầu của con người ( Như giáo sư Phan Đình Diệu nói ). Họ đâu cần phải lao vào Công nghiệp với tất cả các ngành. Và người Mỹ đã thành công. Từ năm 2005, trọng tâm của nề kinh tế Mỹ là 80% dịch vụ và du lịch ( Dienstleistung ). 17% công nghiệp ( Industrie) và chỉ có 3% là nông nghiệp (Landwirschaft ). Đến bây giờ số liệu ấy đã khác nữa rồi.
Học theo người Mỹ, nhiều nước ở châu Mỹ cũng đã làm như vậy. Brazil đã có đến 70%, Peru 60%, Paraguay, Uruguay, Chile đã có đến 50% ... là Dịch vụ và du lịch ...
Khi con người ta đã có của ăn của để thì nhu cầu du lịch và khám phá thế giới ngày càng tăng cao. Và như vậy những bờ biển sạch đẹp, những khu nhà tá túc qua đêm rẻ tiền và những bát bún chả, bát phở, đĩa cơm bình dân, v.v... đẫm đà hương vị vùng miền sẽ là số 1 với bất kì ai. Anh hay chị, bà hay ông cứ tận tình với khách đường xa thì sẽ có tiền và sẽ nhanh giàu ...
Hét lên với cụ Karl Marx hay cụ V.I. Lenin thì được cái gì, khi các cụ cách xa chúng ta đến hơn thế kỷ. Trong khi có mấy việc cỏn con, tiếp khách cho chu đáo thì vẫn không và chưa làm được.
Những tấm ảnh đẹp ở dưới đây ( Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, v.v...) là những nơi thu hút nhiều khách du lịch nước ngoài đến. Mong rằng 30 triệu khách/năm là điều có thể đạt được với ngành Dịch vụ du lịch của chúng ta.
Ăn chơi mà vẫn ra tiền là ở đó.
FB-Nguyễn Văn Lợi
Wednesday, March 15, 2023
Tuesday, March 14, 2023
Hạnh-phúc, tùy thời, giá mỗi khác
Giá-trị hạnh-phúc
1) Lúc ấu thơ, được mẹ cho đồng xu (0$01) mua được một cái bánh xầy là đủ no bụng. Mà xu là gì, trẻ em ngày nay nào biết. Xu, dịch tiếng “sou” của Pháp, là một phần trăm (1/100) của đồng bạc. Lại gặp một khó nữa, vì đồng bạc là gì, mấy em đâu có thấy đồng bạc tròn cân nặng 27 gram của buổi tôi còn đầu chừa bánh bèo (1910). Ngày nay tờ giấy bạc, in trên mặt chữ to “một đồng” mà không nói đồng gì, và đố ai dám hỏi. Cứ tạm hiểu và công nhận đó là tiền thời buổi nầy, năm 1983 đây.
Với một đồng xu (0$01), từ 1910 đầu chừa chóp, đến năm 1918, tóc hớt ca-rê, một đồng xu ở trường học Sốc-trăng, mua được một cái bánh xầy. Bánh chiên mỡ vàng lườm, thật dày, trong chứa bột gạo pha trộn làm nhưn, hoặc đậu xanh nguyên hột, hoặc với giá, trên mặt bánh có để một con tôm nhỏ hoặc hai con tép trộng trộng, và riêng tôi, tôi có hai cách ăn bánh nầy: ngày lễ và chúa nhựt, nghỉ học ở nhà mua về ăn, thì tôi bắt đầu nhâm nhi từ cái vành ngoài, cắn lần đến miếng chót là tôm tép kia như vậy mới là khoái khẩu. Ngày thường, ở trường, vào giờ ra chơi, mua được cái bánh, thả bánh vào tô nước mắm của chị Năm bán bánh, bánh ngập ứa mặn, phải cắn liền con tôm con tép kia, xực trước rồi mới ăn lần ra vành bánh, nếu không dùng phương pháp nầy và cứ mửng ăn thái-bình như lúc ở nhà, thì phải coi chừng mấy thằng học trò du đãng, con lính ma-tà, chúng to con và học lớp trên, hễ thấy mình có bánh ăn, thì chúng a lại giựt. Nói giựt cũng chưa phải, sự thật là mình phải cho nó cắn một miếng (gọi là ăn lót, đúng ra là nạp mãi-lộ) và chúng thường cắn lớn miếng và nhè lựa ngay con tôm mà táp, không cho nó cắn thì coi chừng chúng đánh khi tan học ra về, vì vậy nên thà cẩn thận hơn, mình xực con tôm trước. Ngày nay nhớ lại, cái bánh xầy giá
một đồng xu mà nó ngon làm sao tả được. Nhưn bột gạo thì dẻo, đậu lọc giá lựa, bùi-bùi, bánh chiên mỡ nguyên chảo, vừa thơm vừa giòn, ngon không chỗ nói, ấy mà giá chỉ một đồng xu, hạnh phúc un sou.
2) Lớn lên, từ 1919 đến 1923, học trường
Chasseloup, có được một cắc bạc, tức mười xu, nếu mua ba-tê-xô thì mua được ba cái, còn dư một xu, ăn ba bánh đủ no phát ách; nếu ăn bánh mì thịt nguội thì mua được hai đòn, đó là cách ăn sang trọng của bọn con Tây và bọn lai của xóm học trò Lang-sa (quartier européen), nhưng không sướng bằng chúng tôi, học xóm bản xứ (quartier indigène), có một cắc, đưa cho anh Hai Huế cu-li, đến tối anh đem lên lầu
sẵn cho mình một bầu (broc) nước trà nóng và một giề cơm cháy to bằng chiếc nón bài thơ, trường nấu cơm bằng chảo đun, cơm khê cơm khét dán sát đáy chảo ấy, dư nhiều bán cho heo ăn, ấy cơm cháy ấy, đối với chúng tôi, tuổi mười bảy mười tám đang thời dậy mẩy ấy, nó ngon kỳ ngon cục! Răng còn lành đủ 32 cái,
bao tử còn mới toanh, nuốt sắt cũng tiêu hóa ngay, sá gì giề cơm cháy! Với một cắc bạc (0$10), chia cơm cháy làm bốn năm phần, ăn vừa giòn rùm-rụm, vừa thau-tan khi cắn, thơm thơm ngòn ngọt, chu cha, nói tới bắt thèm. Ăn cơm cháy thức khuya để học thi ra trường, hạnh phúc bốn năm đứa chỉ tốn một cắc!
3) Ra trường năm 1923, làm thầy thông, ngồi xe kéo, tối ăn cơm Tây. Nhà hàng Yeng-Yeng (đọc vên-vên) của Hải-Nàm đứng nấu. Nhà ở đường Pasteur, gần chợ cũ. Một bữa cơm ba món có một góc tư rượu chát đỏ (gọi repas complet, trọn phần) giá một đồng hai bạc (1$20). Ăn tiết kiệm, một bữa ăn hai món,
không hơn sáu cắc (0$60). Đầu tháng, lãnh lương dư dả, không ăn bít-tết thường (0$20), gọi một dĩa bò chiên kiểu bri-ăn (befteak Chateaubriant) giá tám cắc (có thể mua nửa dĩa giá bốn cắc), thịt mềm cắt ra đỏ au đọng máu tươi (nếu mình muốn ăn thịt còn để
sống, saignant), hoặc thịt ngoài cháy giòn trong còn đỏ lói, chín tươi, một cục bơ lạt ướp lạnh và mươi ngoài miếng khoai tròn và phồng như cái bánh (pomme de terre soufflée), thơm kỳ ngon lạ, tiêu hóa mau, bổ thật bổ, mà giá chưa tới một đồng bạc, chỉ tám cắc mà thôi, hạnh phúc dưới một đồng!
Càng có tuổi càng làm ra tiền, càng hư hỏng, ăn sang ăn cầu kỳ. Một bữa cơm Tàu, giá bạc ngàn, một bữa cơm Tây nhà hàng Caravelle, nếu mời khách đông, có thể tốn bạc muôn bạc vạn: tiệc “làm ăn, trao đổi, giao-kèo, ngoại-giao, làm quen” tốn hao bao nhiêu nào tiếc, không thấy bổ máu huyết, có khi còn phá bụng là khác, nhưng vì thể diện, vì chút lợi hoặc danh, chung qui xài bạc ức, sáng ngày tiền còn lại phẩn thúi: hạnh phúc nào đâu thấy, chỉ thấy bộ mặt giả-tạo, ngày nay sụp đổ là đáng đời!
Hạnh phúc một xu, hạnh-phúc một cắc, hoặc giả hạnh phúc dưới một đồng là buổi thời bình. Từ 1945 đến nay, gần bốn chục năm rồi, đầu thay mấy thứ tóc, danh-danh lợi-lợi đều là mộng huỳnh-lương, kẻ đi cải tạo, người tan nhà nát cửa, mắt mờ đi, răng rụng đi, vợ thay chồng, chồng thôi vợ, tay cầm chén cơm, và một miếng, gắp một miếng, nhớ lại tuổi đà
82, coi lại miếng gắp, đó là con mắm chưng từ bữa hôm qua, ăn không hết, nay chiên và ăn mót lại, thế mà ngon lành, và đó mới là chơn hạnh phúc. Xin cám ơn Trời Phật, cho sống đến ngày nay để coi đời.
(27-6-1983)
Đời, coi làm gì? Chưa thấy rồi hay sao?
- Một “dân chi phụ-mẫu”. Xuất thân tuần-phủ. Bị hạ bệ danh xưng bài trừ ô-lại, khi chạy bị chúng giựt mất va-li, chứa không nhiều, chỉ có 50 kí vàng và xoàn.
- Ông anh, vì ham chức tổng-chủ-giáo (archevêque) mà ba em cùng chết, gia-đình nát.
- Em dâu, xưng “đệ-nhứt phu-nhơn”, mặc áo khoét cổ kiểu “1. trâu”, chưa chết, vì ngày đền tội chưa đến.
Bao nhiêu ông, quen ngồi xe hiệu Đức hiệu Mỹ,
vợ đeo xoàn, chồng đeo ngôi sao, người nầy ẵm nghe đâu 15 tấn vàng, người kia bồng một chị chiêu đãi, thua nhiều bao nhiêu kẻ nọ vô danh, khi nước mất, tự hủy mình bằng một viên đạn đồng, ít nữa như vậy cũng là anh hùng khí phách.
Không nên nói nữa, đụng chạm đã nhiều: thấy
người ta làm giàu quá mau, làm quan quá lẹ, chụp giựt không kể đạo-đức, nay hoàn tay không Tượng Phật đem sắp ngoài đường. Sông lở, Chợ Cồn cách chợ Sa-đéc năm 1930 là bốn cây số ngàn, nay (1983) đường lộ ra Chợ Cồn lọt tòm xuống nước, nước ăn sát dinh hành-chánh, nhà thương Sa-đéc cũng xuýt rớt mất luôn xuống nước, không phải đó là cảnh “vực hóa cồn, cồn hóa vực”, “tang-điền thương-hải” là gì? Còn muốn xem gì nữa?
Ăn hiền ở lành, cũng chưa chắc tồn tại. “Vi phú bất nhơn, vi nhơn bất phú”. Nếu ngày nay ông Huyền Trang còn sống, muốn đi thỉnh kinh, cũng chẳng cần “ngựa quen đường”, mua vé bay lẹ hơn và kinh in chữ rất rõ. Duy đức tin nào còn.
Vừa đọc một tập-san xuất-bản năm 1978, biết được người ta vừa đào thấy những tượng đá các vua thánh của nhà thờ lớn Notre Dame de Paris, mỗi tượng cao cỡ trên ba thước Tây, năm xưa nước Pháp làm cách-mạng năm 1789, dân lầm tưởng đó là tượng các vua
chúa đời Trung-cổ nên lôi tượng ra khỏi bệ, bỏ nhào la-liệt dưới đất, ông gãy đầu, ông hay bà gãy sứt mất tay mất mũi, chánh-phủ lúc đó không tiền không xe chở kêu bán lạc-son, cho phép đập làm xà-bần để xây nền nhà, tượng dẹp mấy trăm năm nay, bây giờ đào và gặp ở Paris, vả lại nhà thờ Notre Dame đã được nhà kiến-trúc Viollet-Le-Duc tu bổ vén khéo rồi,
không lẽ thay đổi nữa, tốn kém lắm, nên nay lập một chỗ chứa nơi viện bảo tàng musée de Cluny, vừa đỡ tốn, vừa gọn và sáng-kiến nầy lưỡng toàn kỳ-mỹ hơn, như vậy đó, câu tôi nói “đức tin nào còn” là sai. Quả sau cách-mạng, có người thiện tâm mua các tượng đá kia và chôn giấu cho khỏi “bị làm xà bần”, đức tin còn và số mạng tượng đá đời Moyen Âge còn. (thuật theo Revue des deux mondes-Juin 1978, Les rois retrouvés de Notre Dame de Paris, tr.619).
(27-6-1983)
Vương Hồng Sển
Monday, March 13, 2023
Chí Phèo và làng Vũ Đại
Chủ nghĩa Chí Phèo xuất hiện khi con người đánh mất bản ngã, ko còn lòng tự trọng. Lúc đó tất cả đều ko còn nghĩa lý gì nữa.
Sunday, March 12, 2023
Hai nền giáo dục
Giáo dục Nam – Bắc Việt Nam
Kỳ 1: Nền tảng và khác biệt
Một chuyến hành trình khám phá nền giáo dục của hai đất nước Việt Nam, thời kỳ 1955 – 1975.
Từ năm 1955 đến 1975, hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH – Bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng hòa (VNCH – Nam Việt Nam) song song nắm quyền trên dải đất hình chữ S.
Hai quốc gia này được quốc tế công nhận tồn tại độc lập, với những đặc trưng riêng biệt. Từ kinh tế, chính trị, tôn giáo, đến đời sống văn hóa và tinh thần, hai miền Nam – Bắc Việt Nam lúc ấy đều khác xa nhau. Giáo dục cũng là một trong hằng hà sa số những điểm khác nhau ấy.
Suy nghĩ của người dân Việt Nam trong và ngoài nước về sự khác biệt giữa giáo dục của Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam dường như đã trở thành quán tính, với rất ít thông tin, nhưng vô vàn định kiến.
Nhìn chung, chưa cần phải bàn gì đến tốt hay xấu, đa phần bạn đọc có lẽ cũng mường tượng ra được một hệ thống giáo dục thống nhất và có mục tiêu chính trị tại miền Bắc Việt Nam. Trường học là không gian để nuôi dưỡng và vận động những công dân mới khao khát xây dựng chủ nghĩa xã hội, những người sẵn sàng sống và hy sinh vì lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam.
Các nhà giáo dục miền Bắc được giao trách nhiệm thống nhất từ tư tưởng đến hành vi của học sinh, những người sẽ tuân thủ chương trình nghị sự cách mạng và mọi mục tiêu kinh tế ngắn hạn, dài hạn mà chủ nghĩa xã hội giao phó, cùng với đó là tinh thần quốc tế vô sản nồng thắm.
Tại miền Nam Việt Nam, hệ thống giáo dục phân mảnh hơn, lộn xộn hơn, song cũng nhờ đó mà tự do và phi chính trị hơn.
Các nhà giáo dục miền Nam Việt Nam ủng hộ một mô hình giáo dục đa dạng nhằm phản ánh sự khác biệt của các bộ phận dân cư. Họ thường nhắm vào việc xây dựng một danh tính công dân Việt Nam với những văn hóa và bản sắc đặc trưng, trong khi né tránh việc giới thiệu những luồng tư tưởng có phần quá Tây hóa, kể cả chủ nghĩa cộng sản.
Điều này nghe có vẻ đại đồng và hòa hợp, nhưng nó lại tạo nên một bức màn ngăn cách lớn giữa các cộng đồng, sự phát triển không đồng điệu trong giáo dục, dẫn đến việc thực hiện các chương trình quốc gia có phần lạc nhịp.
Song, những thông tin trên chỉ là lớp váng phủ mờ trên những khác biệt (và đồng nhất) giữa hai hệ thống giáo dục, mà bài viết dưới đây mong muốn đào sâu hơn. Nội dung trong bài sẽ điểm qua từ chương trình giảng dạy, ngôn ngữ, năng lực khoa học cho đến tâm tư và lý trí của những người tham gia vào hai hệ thống giáo dục.
Luật Khoa đăng bài viết thành hai kỳ. Trong kỳ đầu tiên, mời độc giả cùng quay lại điểm khởi đầu của hệ thống giáo dục hai miền: giáo dục thời Pháp thuộc.
***
Nước Pháp, nước Pháp
Điểm khởi đầu của cả hai nền sư phạm là sự kết thúc của hệ thống giáo dục – đào tạo thuộc địa của người Pháp. Thực tế cho đến nay, hệ thống này tốt xấu ra sao vẫn còn là một điều đáng tranh cãi. Dù thế nào, chúng ta cũng sẽ cần điểm qua một số dấu ấn quan trọng mà hệ thống đó để lại cho giáo dục cả hai miền.
Triển lãm Giáo dục Pháp vào tháng 9 năm 1942 tại Sài Gòn (La Foire Exposition) có lẽ phản ánh đầy đủ niềm tự hào mà những nhà đào tạo Pháp đã “dày công vun đắp” ở xứ Đông Dương, đặc biệt là tại Việt Nam.
Ở ngay cổng chào của triển lãm là bức phù điêu tiếng Pháp khắc chữ “Instruction – Ignorance” (Chỉ dẫn – Vô minh), ngụ ý con người được thừa hưởng sự thiếu hiểu biết, và chỉ có giáo dục mới giúp con người thoát khỏi sự mông muội.
Ngay cạnh đó là bức tượng bán thân của Philippe Pétain (còn được gọi là Marshall Pétain), người đứng đầu chính phủ Vichy của Pháp – do quân Đức Quốc xã dựng nên, thời điểm đó đang kiểm soát toàn bộ nước Pháp. Bên dưới là dòng chữ sơn son “La France educatrice” (Giáo dục Pháp).
Điểm tham quan đầu tiên là tượng của Alexandre de Rhodes, một thành viên của nhóm truyền giáo thuộc lãnh thổ Pháp. Ông là một trong những người đầu tiên sáng tạo ra chữ viết tiếng Việt bằng chữ cái Latin và Bồ Đào Nha, với mục đích đơn giản hóa ngôn ngữ nói tiếng Việt theo cách mà các nhà truyền giáo có thể hiểu.
Những dòng chú thích ca ngợi sự tiện ích của hệ thống chữ cái tiếng Việt (giờ đã mang tên Quốc ngữ) khi so sánh với các loại chữ tượng hình đến từ Trung Hoa phương Bắc; vai trò quan trọng của chính quyền thuộc địa trong những nỗ lực phổ biến tiếng Việt và giảm tình trạng mù chữ; giới thiệu đến dân chúng hệ thống kiến thức y – sinh, vật lý, chính trị – pháp luật của xã hội hiện đại.
Sẽ có người cho rằng người Pháp đang vẽ vời quá lên công lao của mình, nhưng nó không hẳn là sai. Dù người Việt Nam thường tự nhận mình là một dân tộc hiếu học và chăm chăm vào khoa bảng; các con số lại kể nên một câu chuyện rất khác.
Theo thống kê của tài liệu Making Two Vietnams của Cambridge Core, con số tham gia các kỳ thi Hội – kỳ thi phổ biến và quan trọng nhất để chọn ra quan chức của triều đình phong kiến Việt Nam tổ chức ba năm một lần – chỉ từ năm ngàn đến sáu ngàn người một đợt (tính đến khoảng cuối thế kỷ 17). Số lượng người biết chữ đến mức thông thạo tiếng Hán, tiếng Nôm, có thể tự mình tham gia vào các hoạt động hành chính, dân sự thông thường, do đó cũng không nhiều hơn con số này là bao nhiêu.
Ngược lại, chỉ tính vào năm 1940, hệ thống giáo dục thuộc địa đã thành công trong việc đưa 576.650 học sinh nhập học vào các cấp bậc học khác nhau, và việc áp dụng chữ Quốc ngữ giúp giảm thiểu tối đa thời gian cần thiết để xóa mù chữ.
Điều này hiển nhiên không làm giảm đi định hướng chính trị của các lực lượng nhận thấy sự tiện lợi của chữ Quốc ngữ.
Người Pháp cho rằng học tiếng Việt dựa vào hệ thống chữ Latin sẽ cắt bỏ đường nối văn hóa, kiến thức và di sản của thế hệ trẻ Việt Nam, vốn chỉ có thể hiểu văn thơ và sử sách ông cha nếu biết tiếng Hán. Theo họ, chủ nghĩa dân tộc và tinh thần yêu nước – phục quốc có thể được loại bỏ từ đó.
Nhưng ngược lại, các nhóm trí thức dân tộc chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Đông Dương lại nhận thấy cơ hội lan truyền thông tin, tư tưởng chống thực dân dễ dàng hơn nếu họ tiếp thu và phổ biến chữ Quốc ngữ. Trường học, vì vậy, dù đều tiếp nhận chữ Quốc ngữ ban đầu do người Pháp phổ biến và hoàn thiện, lại trở thành chiến trường cho các hoạt động tranh giành ảnh hưởng chính trị của các phe phái.
Một đặc điểm khác cũng cần được lưu ý là người Pháp không để lại một di sản giáo dục có cấu trúc và tổ chức hoàn toàn thống nhất.
Có nhiều cách lý giải về vấn đề này. Nhiều người cho rằng cơ chế giáo dục “chia để trị” giữa Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ là chủ đích mà thực dân Pháp hướng đến. Số khác lại nói nó phản ánh đúng sự khác biệt về văn hóa, tập quán và truyền thống giáo dục các khu vực, vùng miền đất nước.
Theo ghi nhận của quyển Cultural Identity and Educational Policy in Colonial Vietnam (Danh tính văn hóa và Chính sách giáo dục tại Việt Nam thuộc địa), vào năm 1917, Toàn quyền Đông Dương – Tướng Albert Sarraut – đã từng cố gắng tập trung và đồng bộ hóa hệ thống giáo dục tại Việt Nam theo khuôn mẫu của hệ thống mà họ đã xây dựng một cách tương đối hoàn chỉnh tại miền Nam Việt Nam, thường gọi là các trường Pháp – Việt (Franco – Vietnamese schools).
Nỗ lực này gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của giới trí thức Bắc Kỳ và Trung Kỳ, từ đó nhanh chóng biến thành một cuộc khủng hoảng chính trị – xã hội. Kể từ năm 1926, ngoại trừ một hệ thống trường học công lập tương đối quy chuẩn và thống nhất do người Pháp quản lý tại miền Nam Việt Nam, các khu vực còn lại do hệ thống giáo dục tư nhân chiếm đa số, dù phong phú nhưng rất dễ bị “bật rễ”.
Như vậy, với những phân tích trên, có thể tóm tắt nền tảng của hệ thống giáo dục sư phạm mà người Pháp để lại ở Việt Nam theo những điểm đáng chú ý như sau:
1. Thống nhất được việc sử dụng chữ Quốc ngữ là chữ viết chủ yếu dùng cho hoạt động đào tạo; đồng thời cũng chuẩn bị sẵn một lực lượng trí thức, giáo viên, nhà giáo dục quen thuộc với tư duy và phương pháp giảng dạy, phổ biến chữ Quốc ngữ.
2. Hệ thống đào tạo, tuy nhiên, lại không được thống nhất. Chỉ có miền Nam Việt Nam duy trì được mô hình trường công theo tiêu chuẩn Pháp, trong khi ở miền Bắc thì có sự kết hợp giữa trường công và trường tư, với các trường tư chiếm đa số.
3. Do từng là chiến trường của việc tranh giành ảnh hưởng chính trị, hệ thống đào tạo công lập mà người Pháp xây dựng có xu hướng thúc đẩy tư duy “thách thức thẩm quyền”, dù họ không có chủ đích làm điều này. Từ thẩm quyền của hệ thống phong kiến thủ cựu cho đến thẩm quyền của hệ thống chính trị bản địa nói chung đều bị các sản phẩm của hệ thống giáo dục này thách thức.
Cơ cấu tổ chức, quản lý giáo dục: Sự khác biệt của ý thức hệ
Các nền tảng trên nhanh chóng biểu hiện vai trò của nó sau năm 1954.
Đối với Bắc Việt Nam, sau khi chính quyền Hồ Chí Minh tiếp quản Hà Nội, tất cả các trường tư thục ngoài vĩ tuyến 17 bị giải tán. Trong khi đó, các trường công lập thì lại lác đác, thiếu gắn kết. Hệ thống này không có gốc rễ chặt chẽ như tại miền Nam Việt Nam, như chúng ta đã kết luận ở trên, nên mô hình giáo dục dành cho sinh viên, học sinh không còn lựa chọn nào khác là đi theo con đường do chính phủ định sẵn, đúng với tư duy quản lý tập trung của một nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Tháng 3 năm 1956, chương trình cải cách giáo dục của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức có hiệu lực qua Nghị định 56/ND, với cấu trúc đào tạo 10 năm liên tục dành cho chương trình giáo dục phổ thông sao chép tương tự như của Liên Xô. Trẻ em bắt đầu nhập học từ độ tuổi 6 hoặc 7 vào lớp 1, trong khi lớp 10 cao nhất có thể nhận thanh niên từ 16 đến 20 tuổi.
Không chỉ vậy, hệ thống đào tạo “vùng cao” (Schools for Pupils of the Highlands) cũng được đặc biệt quan tâm. Theo báo cáo trực tiếp của VNDCCH, trong giai đoạn từ năm 1960 đến 1964 (trước khi chiến tranh Việt Nam chính thức bùng nổ), đã có đến 300.000 học sinh nhập học. Song trên thực tế, sự việc không đơn giản như vậy.
Ngoại trừ Tày, Nùng, Mường và một số dân tộc thiểu số khác có đóng góp tích cực vào Chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất (tức kháng chiến chống Pháp) và tin tưởng Việt Minh, các nhóm dân tộc thiểu số lớn như Thái và Mèo (hay H’mông) đều thù địch với nhóm lãnh đạo người Kinh này.
Theo ghi nhận của giáo sư Ken Post trong nghiên cứu Revolution, Socialism and Nationalism in Vietnam (Cách mạng, Xã hội chủ nghĩa và Dân tộc chủ nghĩa tại Việt Nam), người Thái và người Mèo đứng cùng chiến tuyến với người Pháp và từng được vũ trang để chống lại Việt Minh trong chiến tranh Đông Dương. Hai nhóm này vốn đã sẵn có thái độ thù địch truyền kiếp với người Kinh.
Mối quan hệ “cơm lạnh, canh nhạt” này được cụ thể hóa khi chính quyền Bắc Việt Nam thực thi Cải cách ruộng đất 1953 – 1954, can thiệp vào các vùng đất truyền thống của bộ tộc Mèo, trong khi đất đai lại được chia cho cán bộ đảng và người Kinh di cư vào các vùng đất mà người Mèo đang sinh sống (một trong số đó là vùng Tây Thanh Hóa). Căng thẳng đôi khi dẫn đến xung đột vũ trang lại tạo điều kiện cho chính quyền Bắc Việt đàn áp triệt để các xu hướng đòi tự trị, đòi đất của người Mèo, và áp đặt thành công hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa lên các nhóm dân tộc thiểu số chống đối.
Cách làm này không khác mấy với cách mà Liên Xô tiếp cận tính đa dạng cộng đồng trong vấn đề giáo dục – đào tạo: Hệ thống giáo dục phải được quy chuẩn hóa, trải nghiệm lớp học và nội dung kiến thức giảng dạy phải được đồng nhất, và các nhóm dân tộc thiểu số phải được đào tạo chung để trở thành một phần thống nhất của toàn thể xã hội Việt Nam.
Hoàn toàn trái ngược với miền Bắc, hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng hòa – Nam Việt Nam tiếp tục duy trì hệ thống công mà người Pháp đã xây dựng; trong khi chấp nhận sự đa dạng rất lớn của các cộng đồng đang cùng tồn tại.
Hệ thống trường công tiếp nhận từ người Pháp thì tương đối phức tạp. Nó không chỉ có hệ thống trường phổ thông công lập bình thường, mà còn có các trường kỹ thuật, trường đào tạo chăn nuôi – trồng trọt, và thậm chí trường dành riêng cho con em thương – bệnh binh.
Riêng hệ thống trường tư thì phản ánh gần như đầy đủ sự đa dạng của xã hội miền Nam Việt Nam với các trường tư của nhiều nhóm tôn giáo khác nhau gồm Công giáo, Phật giáo, Cao Đài và Hòa Hảo.
Các trường học đôi khi còn được thành lập dựa trên căn cứ sắc tộc và ngôn ngữ. Tại trung tâm Sài Gòn và các khu vực thành thị đông dân cư, riêng người Hoa thôi đã thành lập hơn 162 trường mẫu giáo và trường tiểu học (với 74 trường nằm tại khu Chợ Lớn). Các trường này có sự tự chủ lớn với quyền đào tạo Hoa văn rất thoải mái, nhiều cấp học sử dụng toàn bộ chương trình bằng tiếng Hoa. Hiển nhiên, chính phủ có quy định số lượng tiết học giảng dạy tiếng Việt song song tối thiểu mới có thể được lên các cấp học cao hơn.
Một số nhóm khác lại khó khăn hơn trong việc hình thành nên hệ thống đào tạo riêng của họ. Ở Tây Nguyên, các nỗ lực Việt hóa người Thượng đều vấp phải các phản ứng dữ dội. Vào năm 1964, chính quyền lâm thời VNCH (sau khi Ngô Đình Diệm bị ám sát) chấp thuận yêu cầu của các lãnh tụ người Thượng, cho phép hoạt động giảng dạy đọc, viết và các môn học cơ bản bằng tiếng Thượng.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Gerald C. Hickey hoàn thành cho RAND, một tổ chức nghiên cứu chính sách công, thành tựu của thỏa hiệp này không hẳn là quá khả quan khi chiến tranh Việt Nam leo thang ngay sau đó. Hoạt động của Việt Cộng ở Tây Nguyên ngày càng tăng mức độ bạo lực. Việc nghiên cứu, soạn thảo bộ sách giáo khoa theo tiếng Thượng vì vậy vẫn chưa đạt đến mức hoàn chỉnh như kỳ vọng.
Ngoài ra, các nhóm dân tộc khác như Chăm, người theo đạo Hồi, hay người Khmer ở phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long cũng có những trường học tư riêng biệt, dù họ thường hòa nhập tương đối tốt vào cộng đồng người Kinh và hệ thống trường công lập.
Cho đến tận khi chiến tranh Việt Nam gần kết thúc vào khoảng những năm đầu của thập niên 70, chính quyền Việt Nam Cộng hòa gần như không can thiệp gì vào hệ thống trường tư. Hệ thống này cũng có những bước phát triển ấn tượng, từ 55 trường vào năm 1955 đến hơn 500 trường vào năm 1970.
Thứ duy nhất mà chính quyền VNCH kiểm soát vào thời điểm này là cấu trúc lớp và cấp bậc, vốn sử dụng lại của người Pháp. Cấp tiểu học bắt đầu với lớp năm (thấp nhất) và kết thúc ở lớp nhất (cuối cấp). Trung học thì được chia làm hai cấp cơ sở (từ đệ thất đến đệ tứ) và phổ thông (từ đệ tam đến đệ nhất). Hoàn tất chương trình, học sinh sẽ nhận được bằng tú tài, có giá trị khá cao và có thể bắt đầu đi xin việc ở nhiều công ty, xí nghiệp… nếu họ không muốn tiếp tục học lên chương trình đại học.
Sự tự do và tự chủ của hệ thống trường tại miền Nam Việt Nam mang đến một bầu không khí học thuật cởi mở và sáng tạo hơn rất nhiều so với miền Bắc, và cũng là lý do nhiều người ca ngợi nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Song, người viết cho rằng hệ thống này xem thường tầm ảnh hưởng của giáo dục đến việc chuẩn bị cho xã hội thời chiến. Không chỉ vậy, việc tự do hóa những trường tư trong điều kiện tình hình chính trị xã hội còn chưa ổn định cũng khiến cho các vấn đề về thù hằn sắc tộc, thù hằn tôn giáo, hay thậm chí là thù hằn giữa một nhóm dân cư với chính phủ không được giải quyết một cách triệt để.
Từ năm 1964, khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu leo thang, sự lộn xộn này trở thành điểm yếu chết người của chính trị miền Nam Việt Nam.
(Còn tiếp kỳ 2)
Huỳnh Công Đương
Saturday, March 11, 2023
10 việc tử tế nên làm trên mạng xã hội
1. Rèn luyện văn hóa giao tiếp trên mạng
Ngoài đời bạn nói chuyện tử tế thế nào, thì trên mạng cũng hãy tử tế y như vậy. Trước khi gõ ra bất cứ điều gì, hãy tự hỏi: “Điều này có đúng sự thật không? Có hữu ích không? Có cần thiết không? Có tử tế không?” Và tất nhiên là câu trả lời phải là “có”.
2. Gửi email ngắn gọn, lịch sự
Khi gửi email cho người khác, hãy cố gắng viết càng ngắn gọn càng tốt. Ngoài ra, đừng bực mình khi người khác không lập tức trả lời email của bạn, vì rất có thể họ có lý do chính đáng.
3. Đăng những bình luận tốt lên mạng
Nếu bạn mua một món hàng, ăn tối tại một nhà hàng hoặc đi nghỉ mát và hài lòng với dịch vụ ở đó, hãy chia sẻ trải nghiệm ấy trên phương diện cá nhân. Nếu bạn chưa có trải nghiệm tốt, hãy chọn thời điểm thích hợp để liên hệ trực tiếp với tổ chức ấy và nói cho họ biết điều đó. Bạn nhớ phản hồi nhẹ nhàng và tử tế nhé, hãy làm tương tự với: sách, kịch, các buổi triển lãm, phim ảnh,…
4. Chia sẻ tin tốt lành
Mỗi khi bạn đọc hoặc nghe được một tin tức và câu chuyện tích cực, đừng quên chia sẻ nó cho người khác. Hãy tìm những bài báo nêu bật giải pháp, thay vì chỉ đưa ra các vấn đề. Hoặc đơn giản hơn nữa, bạn chỉ cần chia sẻ những tin mà bạn nghĩ có thể làm ai đó phấn chấn hơn.
5. Nghĩ tốt về người khác
Hãy kiềm chế để không buông ra những lời nóng giận và chỉ trích khi bạn trả lời bình luận trên mạng. Nếu cần thiết, các bạn hãy gặp mặt trực tiếp và thảo luận vấn đề đó với nhau, ai cũng có những ngày không vui mà.
6. Đăng những thứ hài hước lên mạng
Hãy đăng các đoạn video hài và chia sẻ câu nói đùa, đừng ngại cho phép bản thân được ngớ ngần. Làm người khác cười – dù là trên mạng hay ngoài đời thực – là một trong những cách tốt nhất để trở thành người tử tế.
7. Rèn tính tích cực
Hãy chia sẻ tin vui của người khác và chúc mừng họ. Nếu bạn thích một bài viết trên mạng, đừng do dự mà hãy nhấn vào nút “thích” để ủng hộ bài viết đó. Nếu bạn nghĩ ra một bình luận có thể hữu ích cho tác giả bài viết, hãy cứ chia sẻ để chúc mừng thành công của họ, khen ngợi họ.
8. Gây quỹ
Hãy giúp những người đang gây quỹ bằng cách giúp họ lan truyền thông tin đó. Hãy dùng internet như một bảng thông báo toàn cầu của những việc tốt.
9. Chia sẻ thông tin tích cực và hữu ích
Hãy chia sẻ những mẹo vặt hoặc lời khuyên hay ho nhất của bạn. Đó có thể là công thức nấu ăn, các địa điểm vui chơi bạn vừa khám phá, các quán rượu, các quyển sách, bộ phim, chương trình truyền hình hay, hoặc các khu chợ hay cửa hàng mới vì rất có thể ai đó đang rất cần hoặc là bạn tạo động lực cho họ thực hiện.
10. Theo dõi các nhóm và cộng đồng trực tuyến có hoạt động lan tỏa sự tử tế
Trên mạng xuất hiện ngày càng nhiều những nhóm ý nghĩa như thế này. Chúc bạn vui khi tìm hiểu thêm về những cộng đồng này nhé. Hoặc bạn cũng có thể tìm kiếm nhiều ý tưởng để sống tử tế tích cực hơn từ cuốn sách: Tử tế đáng giá bao nhiêu.
Rất nhiều người cảm thấy lạc lõng vì họ không có cơ hội tiếp cận hoặc không tự tin trong việc sử dụng internet. Vì vậy, thật tốt khi bạn có thể chia sẻ kiến thức và kỹ năng của mình để giúp người khác tận dụng nguồn thông tin khổng lồ này.
Hãy là một người sử dụng mạng xã hội tử tế nào các bạn trẻ ơi!
Tuesday, March 7, 2023
Tháng Tư Sài Gòn
TRĂM NGÀN NHÁNH KHỔ. - XIN THỜI GIAN QUA MAU
Sau 1975, tôi học được một điều, mà đến nay vẫn thấy chí lý. Đó là, người chiến thắng tuyệt đối đúng. Lịch sử thuộc về người chiến thắng. Chân lý cũng thuộc về người chiến thắng luôn. Đánh thắng cả 3 tên đế quốc đầu sỏ, sao lại không đúng?
Cái gì không có nội dung, mới cần tới hình thức là thế. Người chiến thắng tự hào là đúng rồi, nhưng tự hào cả những cái sai. Sai mà cứ tưởng mình đúng. Chuyện “tủ lạnh chạy đầy đường” chỉ là chuyện khôi hài, chuyện nhỏ. Cái “sai mà tưởng đúng” mới làm đất nước ra nông nỗi thế này, di lụy chẳng biết bao giờ mới hết.
Các quán nhậu vỉa hè dọc kênh Nhiêu Lộc dạo này nhiều người hát rong, cũng ampli, loa, micro không dây, nhạc đệm,… Họ chỉ hát toàn nhạc xưa, nhạc sến, với điệu rumba, bolero nghe tưởng như đồng hồ đếm ngược.
Lần trước về Sàigòn, tôi đã ngồi quán vỉa hè, nghe những bài ca vỉa hè như thế… Lặng cả người, “…Buồn vào hồn không tên, thức giấc nửa đêm nhớ chuyện xưa vào đời. Đường phố vắng đêm nao quen một người, mà yêu thương trót trao nhau trọn lời…”.
Tôi chợt nhớ những ngày sau tháng tư 1975, đám bạn bỗng nhiên làm đám cưới chớp nhoáng, lấy vợ lấy chồng để “đối phó” với thời cuộc, rồi vội vã tìm đường vượt biên. Có đứa vượt qua biên giới, nhưng cũng có đứa về bên kia thế giới. Những người ở lại tưởng họ đã đến bến bờ thiên đường.
Bước lên tàu là ngàn khơi sóng vỗ, không phải là chuyến xe Sàigòn - Đà Lạt. Có khi Hà bá mời xuống chơi, có khi tủi nhục trên đường vượt biển, phần còn lại là may mắn. Mà có may mắn lọt vào xứ người cũng chưa hết.
Cô bạn tôi cao chưa quá thước rưỡi, với tay đưa khay bánh vào ngăn, trượt chân, u đầu sứt trán. Quên cả đau, vội vội vàng vàng lượm bánh xếp lại vào khay. Bà xếp Tây mắng, “Xứ này không ăn dơ như thế”.
Cũng có người đi làm nail, tiền tươi thóc thật, dồn hết cho con ăn học. Hy sinh đời bố, củng cố đời con, hiểu sát nghĩa đen là đây, là mồ hôi trộn nước mắt.
Tiền gửi về nhà, người thân trong nước tưởng đâu bên đó kiếm tiền dễ như ăn cơm sườn, xin thêm thứ này thứ nọ. Có biết đâu đó là tiền chắt chiu, có khi là tiền thí mạng, không mua bảo hiểm y tế.
Nhưng cũng có người kiên nhẫn vừa làm vừa học, thành danh nơi xứ người. Nhưng cho dù thế nào nơi xứ người, vẫn còn ít nhiều cơ hội, có chịu nắm hay không mà thôi. Trong nước thì coi như bế tắc.
Hồi đó, tôi dạy kèm thêm luyện thi đại học, dạy nhóm 5- 7 học sinh. Có em học xuất sắc, bài thi làm không chê vào đâu được. Vậy mà rớt. Em là con “ngụy”, thứ “ngụy” còn trong trại cải tạo, làm sao vào đại học nổi, em rớt ngay từ... bãi gửi xe.
Em đến báo tin, thầy trò ngồi uống cà phê vỉa hè, buồn ứa nước mắt. Đất nước này không dung những tiềm năng như em…
Số phận đời người chứ đâu phải trò chơi chính trị. Sao lại có thể xây dựng đất nước bởi những con người bằng thiệt học giả? Những năm sau 1975, đói khổ và ê chề thấy rõ. Giáo sư, bác sĩ, ông này bà nọ xuống đường ra chợ trời hết, người đạp xích lô, người bơm mực bút bi, bán bún riêu, buôn hàng lạc xon,… Lanh hơn thì buôn hột xoàn đổi đô la,…
Năm 1978, tôi gặp một phụ nữ ăn mặc lam lũ, nhưng đẹp, qúy phái, không quá 30, trên chuyến tàu chợ. Chị kéo lê 2 bao than ra gần cửa tàu, ngước mắt nhìn tôi, nói như năn nỉ: “Lát nữa gần đến ga Bình Triệu, anh làm ơn đạp dùm tôi 2 bao than này xuống”. Chị buôn lậu than, đến ga sẽ bị tịch thu. Đôi mắt chị buồn và nhẫn nhục quá, làm tôi nhớ đến đôi mắt của bà mẹ trong một tác phẩm của C. V. Gheorghiu. Cảnh sát bắt bà mẹ vào bót để tra hỏi nơi ẩn nấp của con bà. Gheorghiu đã mô tả đôi mắt của bà cũng buồn và nhẫn nhục như thế.
Có lần đi chơi khuya, tôi gặp Bùi Giáng ở ngã ba Trần Quang Diệu - Trương Minh Giảng, ăn mặc chắp vá màu mè như phường tuồng, cầm cây chổi cùn múa may, chặn đầu xe tôi lại, “Cho trẫm điếu thuốc”. Hoàng thượng đã chiếu cố xin thuốc dân đen, dân nào dám cãi. Tôi rút điếu thuốc và cung kính châm lửa cho hoàng thượng. Ngài rít một hơi rồi phẩy tay, “Cho lui…”. Lui rồi, ngoái cổ lại, thấy hoàng thượng tiếp tục múa chổi đi quyền.
Bùi Giáng đã có mầm mống bất thường từ trước rồi, sau 1975 nặng hơn, lang thang khắp chốn. Cái điên của Bùi Giáng thật hay giả, cũng khó biết. Mất trí như ông vậy mà hay, ý thức buồn vui làm chi cho khổ?
Mà Sài Gòn lúc đó sao lắm người điên thế! Cũng không phải điên, họ có phá phách gì ai đâu. Tôi thường gặp vài ông ăn mặc lịch sự lắm, áo sơ mi trong quần, có ông còn đeo cà vạt, đi đi lại lại ở khu Lê Công Kiều, nơi bán sách cũ. Vừa đi vừa khua tay, lảm nhảm rồi lại gật gù, nào là Marx, Hegel, Mounier, Sartre,…
Người bạn tôi qua được tới bến bờ, vừa làm vừa học, gửi về cho tôi thùng quà chừng 1,5 kg kèm bức thư ngắn: “Gửi mày mấy hộp thuốc tây, bán đi mà lai rai. Còn lọ nhỏ để uống, đừng bán. Thuốc an thần đó”. Tâm thần phải chăng là lối thoát của con người với thực tại quá phũ phàng?
Ngẫm lại, một nhà chính trị tài giỏi là người có thể đưa đất nước tới mục tiêu mà ít đổ máu nhất, chứ đâu cần phải đốt cả dãy Trường Sơn, đánh tới người cuối cùng. Mạng người quá bèo. Bèo thì cũng đành, nhưng hệ lụy cho người còn sống, cha mẹ vợ con họ mới là nỗi đau gặm nhấm cả đời.
Cả đất nước sống bằng khẩu hiệu, đất nước ta dân chủ gấp vạn lần,… Nghe riết rồi quen, nghe tai này lọt tai kia cũng quen luôn. Không quen lỡ có ngày phát điên thì sao?
Người lẽ ra phải điên mà không chịu điên, đó là mấy bà. Cầm có tí tẹo tiền, xách giỏ đi chợ, loanh quanh đầu chợ cuối chợ cả tiếng đồng hồ, có khi chẳng mua được thứ gì.
Mà có tiền đi chợ là còn may, có người chỉ khoai sắn, rau lang, bí đỏ,… quanh năm. Ăn để sống sót thì thứ gì chẳng nhét vô bụng được. Bột ngọt khi đó là thần thánh.
Mấy ông “tù cải tạo” coi vậy chứ chỉ khổ cái thân, chứ cái đầu chưa đến nỗi. Có biết bên ngoài thế nào đâu mà khổ, mà lo.
Vợ một bác sĩ quân y đi thăm nuôi, dúi vào tay chồng ít tiền. Thăm nuôi lần sau, thấy tiền vẫn còn nguyên, ông chồng không dám xài. Bà than, “Tội nghiệp cho cả gia đình tôi! Ở ngoài vợ con nhịn đói để nuôi tù, ở trong nhịn đói vì không nỡ nuốt cái đói khát của vợ con”. Não lòng đến thế là cùng! Nước mắt nuốt ngược thế này, chỉ bị nghẹn mà không phát điên, bà này chắc có căn phần phúc đức.
Nghe nói mấy ông “ngụy cải tạo” định lập ra ngày vinh danh mấy bà vợ. Không đủ đâu mấy ông. Mấy bà này chắc phải phong... Thánh. (quá hay )
Tháng tư năm nay, Sàigòn nóng khủng khiếp. Sàigòn không mưa nhưng Đà Lạt mưa. Những ngày cuối tháng tư năm nào Đà Lạt cũng mưa, mưa mù mịt che khuất cả đồi thông ở Couvent des Oiseaux đối diện nhà, nhưng mưa chỉ vào lúc trưa chiều, tối tạnh.
Đà Lạt 8 giờ tối đã như 12 giờ khuya ở Sài Gòn. Tôi vẫn thích đi bộ mỗi khi có chút hơi men thế này. Con đường dốc về nhà như kéo theo mệt mỏi của đời người. Tựa lưng vào cửa nhà, hoa lá trong vườn yên tĩnh như đêm.
Dưới ánh đèn đường rọi qua hàng rào, bóng của lá cây ngọc lan chập chờn trên mặt sân. Cuối tháng tư rồi. Người ta sẽ đốt pháo hoa ở Sàigòn để ăn mừng. Ai vui xin cứ vui. Nhưng còn chút tâm tình này của kẻ buồn, không nói cho thế hệ sau biết những buồn bã sau 1975 là như thế đó, lòng dạ nào yên?
Năm 1975 là ngã rẽ của đời người. Bạn bè, người thành danh, đứa bầm dập, và cho dù có ở phương trời nào, tây hay ta, nỗi khổ vẫn theo số mệnh mà đến. Giờ đây, đứa nào cũng chạm tay vào buổi hoàng hôn cuộc đời rồi?
Tháng tư, tôi thắp ngọn nến trong lòng. Thoảng trong mùi hương ngọc lan, tôi hát theo, hát thầm bài hát nghe được ở quán rượu “…Cuộc đời là hư vô, bôn ba chi xứ người, khi mình còn đôi tay…” (*)
Vũ Thế Thành
(*) Lời ca trong bản tình ca "Xin thời gian qua mau" của Lam Phương. (Người đăng bài thêm chú thích nầy)