Friday, November 1, 2024

Cuộc chiến tranh VN (Giai đoạn Chiến tranh đặc biệt)

Hoàng Giang: Kỷ niệm ngày 1/11/1963, ngày các tướng lĩnh VNCH lật đổ và giết chết ông Diệm theo lệnh của CIA và sau đó viên sĩ quan CIA Lucien Emile Conein đã trao 3 triệu đồng “thù lao” cho việc ám sát này. Vâng, Judas bán Chúa được 30 đồng đó thôi.
Về lý do để lật đổ ông Diệm ông Nhu thì lý do thuyết phục nhất là cả 2 ông quyết định bắt tay với VNDCCH để cùng chung tay xây dựng đất nước và chấm dứt sự can thiệp của Mỹ tại miền Nam VN.
Thật tiếc cơ hội hoà bình đã bị bỏ lỡ để rồi 5 triệu đồng bào ngã xuống vì bom đạn của các bên và nên nhớ đến những pháo đài bay B52 đã rải số bom đạn 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima.
Chúng ta có tha thứ nhưng đừng bao giờ quên.
Hôm nay nên có tưởng niệm cho cái chết của 2 ông Diệm và Nhu.

NGƯỜI TA NÓI GÌ VỀ CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM? 

Những nhận xét từ các phía khác nhau vào những thời điểm khác nhau giúp chúng ta hiểu phần nào nguyên nhân và hậu quả của cuộc đảo chính năm 1963 đối với Việt Nam và thế giới.
***
1 - Ông Rufus Phillips, một nhân viên CIA, nhưng phản đối đảo chính, đã vào Dinh Gia Long; ông đau buồn và phẫn uất thốt lên rằng: “Tôi muốn ngồi xuống và khóc. Và tôi rất buồn khi nghe tin ông ấy đã bị giết ... Đó là một quyết định ngu xuẩn! Chúa ôi! Chúng con phải trả giá! Họ phải trả giá! Mọi người phải trả giá!”.

2 - Ông Trần Kim Tuyến, Nguyên Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị, một cơ quan tình báo của Việt Nam Cộng Hoà, nói: “Ai ở gần Ngô Đình Diệm cũng đều biết rằng đối với ông, vấn đề chủ quyền của Việt Nam là vấn đề căn bản. Không có chuyện đánh đổi chủ quyền để lấy viện trợ ngoại quốc”. 

3 - Ông Hoàng Ngọc Thành, sử gia, nói: “Người yêu nước thực sự Ngô Đình Diệm có thái độ quyết liệt trong việc bảo về chủ quyền của dân tộc Việt Nam. Thái độ này làm chính quyền Mỹ John F. Kenedy mưu toan đảo chính và sát hại ông và biến Miền Nam thành một “xứ bảo hộ” của Hoa Kỳ”.

4 - Ông Geoffrey Shaw, sử gia, nói: “Đúng là ông Diệm, gia đình ông ta và chế độ của ông còn lâu mới hoàn hảo; tuy nhiên, ông là hạng người hiếm có ở Miền Nam Việt Nam thời bầy giờ: Ông là một lãnh tụ hợp pháp, một lãnh tụ thuần Việt, có óc bảo tồn truyền thống và có tinh thần quốc gia. Kẻ thù của ông biết rằng một cuộc khủng hoảng lớn là cần thiết để hạ bệ ông khỏi vai trò làm rường cột của quốc gia”.

5 - Tướng Dương Văn Minh, Trưởng nhóm tướng lãnh đảo chính và là người được cho là đã trực tiếp ra lệnh giết ông Diệm, cho biết nguyên nhân như sau: “Chúng tôi không có giải pháp nào khác. Các ông ấy phải bị giết. Chúng tôi không thể để ông Diệm sống được vì ông được những người dân quê mộc mạc, chất phác quá sùng kính, đặc biệt là những người Thiên Chúa giáo di cư. Chúng tôi phải giết ông Nhu vì ông ta quá đáng sợ và ông đã tạo nên những tổ chức làm khí giới cho quyền lực riêng của ông”.

6 - Ông Trần Văn Hương, Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà: “Các tướng lãnh lãnh đạo cuộc đảo chánh đã quyết định ám sát TT Diệm và bào đệ của ông vì họ sợ chết. Các tướng lãnh này biết rõ ràng họ không có tài, không có đức, không có hậu thuẫn chính trị nào cả, họ không thể ngăn cản sự trở lại cầm quyền ngoạn mục của TT và ông Nhu nếu các vị này còn sống”.

7 - Bà Ngô Đình Nhu nói ngày 5 tháng 11 năm 1963 với báo chí Hoa Kỳ: “Ai là đồng minh của Mỹ thì không cần kẻ thù nào nữa! Tôi có thể tiên đoán với quý vị rằng câu chuyện ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu!”. Theo sử gia B. Shaw thì “lời nói của bà đã được chứng minh là có tính tiên tri.”.

8 - Đại uý Đỗ Thọ, sĩ quan tuỳ viên của ông Diệm, nói: “Lịch sử sẽ viết rằng: Hoa Kỳ đã mượn tay tướng lãnh giết Tổng thống Ngô Đình Diệm. Mai hậu công lao của Tổng thống Diệm to tát sẽ được người người ca tụng như Tổng thống Lincoln của người Hoa Kỳ”.

9 - Linh mục Cao Văn Luận, Viện trưởng tiên khởi Viện Đại học Huế, nói: “Sự thanh toán ông Diệm và chế độ ông Diệm phải chăng là một sai lầm tai hại cho đất nước Việt Nam. Những hỗn loạn chính trị, những thất bại quân sự sau ngày 1.11.1963 đã trả lời cho câu hỏi đó”.

10 - Ông Ngô Đình Châu, một viên chức Việt Nam Cộng Hoà và là một chứng nhân, nói: “Cuộc đảo chánh mở cửa cho cuộc chiến tranh toàn diện; cuộc chiến quốc - cộng trở nên lằn ranh hằn sâu lên tâm trí và thân xác con người Việt Nam cho đến hôm nay. Biến cố đó đã mở toang cho thú tính hoành hành, cho thói vô chính phủ lên ngôi”.

11 - Tổng thống Lyndon B. Johnson nói: “Chúng ta đã giết ông ấy! Chúng ta đã liên kết với nhau và với bọn côn đồ trời đánh thánh vật để âm mưu ám sát ông ấy. Và kể từ đó đến giờ chúng ta không còn sự ổn định chính trị thực sự nữa”.

12 - Tổng Thống R. Nixon: “Tổng thống Diệm ổn định Miền Nam như viên đá đỉnh vòm giữ cho vòm nhà đứng vững. Chỉ khi nào tảng đá đỉnh vòm kia bị lấy đi, người ta mới thấy nó quan trọng”.
 “Chúng ta đã không lường được hậu quả của việc chúng ta đã trợ giúp cho một cuộc đảo chánh quân sự để lật đổ nhà lãnh đạo có tài năng của Miền Nam Việt Nam là Tổng thống Diệm; điều đó đã dẫn đến những năm đầy bất ổn, suy yếu về chính trị. (…) Ít nhất ông Diệm đã điều khiển đất nước ông theo một chiều hướng đúng đắn”.

13 - Tổng thống Tưởng Giới Thạch nói: “Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về sự ám sát xấu xa này, Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Diệm, ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một người lãnh tụ cao quý như vậy”.

14 - Tổng thống Pakistan: Ayub Khan, nói với Tổng thống R. Nixon sau này: “Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến cho các lãnh tụ Á châu rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng minh với Hoa Kỳ thật nguy hiểm. Có lợi hơn là đứng ở thế trung lập. Có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ”. 

15 - Nhà thơ-Giáo sư Nguyên Sa (Trần Bích Lan) nói: “Ngay khi ông Diệm bị ám át cùng với bào đệ của ông, quan niệm phổ biến là một chế độ độc tài gia đình trị đã sụp đổ. Sự sụp đổ của những người kế tiếp ông Diệm, với vóc dáng bé nhỏ của những Thiệu, những Kỳ, những Quang, những Có, những Minh, những Đôn bên cạnh ông Diệm, bỗng dưng mang lại cho Cố Tổng thống Diệm những hào quang mới. Các sử gia, những nhà bình luận chính trị Mỹ bỗng khám phá ra rằng người Mỹ có dính dáng trong vụ lật đổ ông Diệm, có dính dáng trong cuộc đảo chánh đó, chính là một sự sai lầm. Người Mỹ gần như thú nhận rằng, nếu ông Diệm không bị vật ngã từ phía sau, nước Mỹ hẳn đã không bị sa lầy trong cuộc chiến tranh đầy buồn phiền, Miền Nam không có một triệu chứng nào cho thấy đương nhiên rơi vào tay cộng sản”.

16 - Ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nói với nhà báo cộng sản Wilfred Burchett khi nghe tin ông Diệm bị giết chết: “Tôi không thể ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế”.

17 - Tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nói: “Chính sách Kennedy ở Việt Nam sai lầm hết chỗ nói. Ngô Đình Diệm là một người có tinh thần quốc gia, không khi nào ông chịu để cho người Mỹ dành quyền điều khiển chiến tranh, và sự người Mỹ dành quyền đã đưa người Mỹ đến thất bại đắt giá. Cho nên, kết quả của cuộc đảo chánh lật đổ ông Diệm năm 1963 là sự kết thúc sớm [sự hiện diện] Hoa Kỳ ở Việt Nam, một điều đáng làm cho người ta ngạc nhiên!”.

18 - Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam nói: “Sự lật đổ Diệm là một món quà mà Trời ban cho chúng tôi”.

19 - Ông Trần Nam Trung, Uỷ viên Trung ương Cục Miền Nam, Uỷ viên Quốc phòng Mặt trận Giải phóng Miền Nam nói: “Tụi Mỹ quyết định đổi ngựa giữa dòng. Chúng sẽ không khi nào tìm được một người hữu hiệu hơn Diệm”.
Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
—————
HỒ SƠ MẬT VỀ VIỆC MỸ CHỦ MƯU ĐẢO CHÁNH

Tiền thưởng của Mỹ đã được chia chác như thế nào?



Phóng ảnh số 2 không được rõ nên chúng tôi xin đọc và ghi lại như sau:

Tất cả số tiền 1.550.000$ trên đây đều có biên nhận, (đính kèm).
Như vậy còn lại 1.450.000$ Trung Tướng cũng tặng cho anh em nhưng không có ký nhận.
Nếu tôi nhớ không lầm thì Trung Tướng đã tặng cho các ông sau đây:
Trung Tướng Dương Văn Minh
Trung Tướng Lê Văn Kim
Trung Tướng Tôn Thất Đính
Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có
Thiếu Tướng Trần Ngọc Tám
Trung Tướng Nguyễn Khánh
Trung Tướng Đỗ Cao Trí.

Đó là những ai đã nhận tiền của Mỹ qua trung gian Trần Văn Đôn vì đã "có công lớn" trong cuộc đảo chánh. Tại sao mãi đến năm 1971 Trần Văn Đôn mới làm sáng tỏ việc này? Tại vì lúc đó Đôn ra tranh cử vào Quốc Hội, bị chất vấn nên Đôn ra lệnh cho sĩ quan chánh văn phòng làm phiếu đệ trình này cho Đôn để Đôn phân bua với công luận.

Rất nhiều chiến hữu của tôi đã nói với tôi rằng quân nhân các cấp trong vụ đảo chánh chỉ thừa hành mệnh lệnh thượng cấp. Vậy nên khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ rồi thì đáng được đền bù công lao một cách tương xứng, và những kẻ nói trên nhận tiền của Mỹ là để khao quân.
Xin hỏi, nếu muốn khao quân thì tuỳ ý, nhưng tại sao phải nhận tiền của Mỹ để khao quân? Nuốt vào bụng những thứ do đồng tiền nhuộm máu mà Mỹ ban cho, liệu có để lại nợ máu cho con cháu mình hay là không?

Chúng ta còn nhớ rằng sau khi Thiếu Tướng Trình Minh Thế đã đồng ý về hợp tác với Chính Phủ Quốc Gia, Edwad Lansdale đã đem một số Mỹ-kim lên Tây Ninh trao cho ông để giúp thêm về trang bị. Được tin này, ông Ngô Đình Nhu đã chỉ trích Lansdale một cách gay gắt, rằng Lansdale làm như thế có ý muốn nói rằng Tướng Trình Minh Thế vì ham lợi mà về hợp tác với chính quyền.

Khiet Nguyen

4 comments:

  1. NGÔ ĐÌNH DIỆM-MỸ-DƯƠNG VĂN MINH...

    Mỹ muốn vào Nam VN, trực tiếp đối đầu với Quân đội Bắc Việt. Ngô Đình Diệm không đồng ý. Điều này, buộc Mỹ phải thực hiện kịch bản "Đảo chính 1/11/1963", với dàn tướng lỉnh đuợc xuớng danh trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Dương Văn Minh làm Chủ tịch.

    Quan điểm về chiến lược chống Cộng sản cuả Ngô Đình Diệm thể hiện qua các cuộc thảo luận trực tiếp, dồn dập, với các Đại diện cuả Hoa kỳ: Phó Tổng thống Hoa kỳ Lyndon Baines Johnson (11/1963 kế vị chức vụ Tổng thống sau khi John F. Kennedy bị ám sát), Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, tướng Maxwell Taylor, các Đại sứ Frederick Nolting, Henry Cabot Lodge, các Đâc phái viên của Tổng thống Mỹ, sĩ quan cao cấp của CIA : Edward Lansdale, Joe Lawton Collin, Hilsman, Forrestal, Coner…:

    1. Nếu quý vị mang quân đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh của Quân đội thực dân Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ. Sự hiện diện của quân đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tự do của Việt nam mất chính nghĩa. Mỹ vào, khối Cộng sản sẽ tăng quy mô tương tự. Việt Nam sẽ trở thành bãi chiến trường của 2 thế lực mạnh nhất thế giới hiện nay.

    2. Cam ranh là một hải cảng tốt bậc nhất thế giời. Quí vị chỉ nghĩ cảng nước sâu này là bến đậu lý tưởng của các Hạm đội Mỹ. Tại sao không viện trợ cho chúng tôi biến nó thành 1 thương cảng sầm uất cùa châu Á và thế giới ?

    3. Đánh nhau bằng bom đạn với cộng sản không thể thắng. Bởi khi chủ lực bị tan tác, họ biến thành du kích, du kích bị truy đuổi thì họ biến thành nông dân, công nhân. Thế hệ cha chết thì con cháu họ tiếp tục. Tôi và Tổng thống Nam Hàn Lý Thừa Vãn đã thống nhất chiến lược chiến thắng Công sản : Đó là đầu tư phát triển đất nuóc giàu lên.Muốn giải thể Cộng sản thì phải cắt nguồn nhân lực mà họ kỳ vọng chiêu dụ : đó là dân nghèo và thanh niên thất học, các đám chính khách xôi thịt.
    Phương thức khả dĩ là thực hiện các kế sách dân sinh thiết thực: nông dân và ruộng đất, công nhân và công kỹ nghệ, trường học và thanh niên, nâng cao dân trí để miển nhiểm với chính trị mị dân, bệnh viện và sức khỏe công đồng…
    Đồng minh Mỹ hãy viện trợ tài lực cho chúng tôi điều hành đất nước theo chiến lược này.

    4. Người Mỹ quan niệm dân chủ với hình thái đa nguyên chính trị. Chúng tôi đối diện trực tiếp với Cộng sản, chúng tôi không thể để Cộng sản lợi dụng sự hoạt động dân chủ, tính đa nguyên của các đối thủ, đảng phái, và tư tưởng.
    Nền móng dân chủ của chúng tôi phải tạm thời hạn chế trong các tổ chức hiến định tam quyền phân lập. Huy động sức mạnh toàn thể dân chúng, tham gia vào cuộc chiến chống lại kẻ thù như mô hình tái lập quốc của Do thái.

    ReplyDelete
  2. 5. Hãy lưu ý rằng : Trung Cộng không bao giờ từ bỏ chiến lược chia cắt lâu dài Việt Nam và Đại Hàn. Họ muốn 2 dân tộc chúng tôi luôn ở trong tình trạng chia rẻ, suy yếu, để làm trái độn an toàn cho họ.

    Ngày 2/11/1963, sau khi nghe tin TT Ngô đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị bắn chết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong buổi cơm trưa : "Chúng ta đã hết đối thủ. Ông Diệm là người yêu nước, theo cách của Ông ấy !"

    Vài năm sau, nước Mỹ sa lầy trong cuộc chiến như anh em TT Diệm-Nhu đã tiên liêu. Henry Kissinger đi đêm với Chu Ân Lai, Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa về tay Trung quốc. Sài gòn thất thủ sau đó. Hàn quốc trở thành một nền kinh tế hùng mạnh! Trung cộng cũng đã có động thái ngăn chận chiến thắng trọn vẹn 1975. Lê Duẩn đã kịp dẫn bóng vào vùng cấm địa, sút ghi bàn, tích tắc trước khi Mao tác động tiếng còi trọng tài.

    Dương Văn Minh đã xuất hiện trên sân khấu chính trị trong 3 phân cảnh:
    1955, Tư lịnh chiến dịch đánh dẹp lực lượng Bảy Viển, Bình xuyên, bảo vệ chính quyền sơ sinh Ngô Đình Diệm. Sau đó bị thất sủng.
    1963, Dương Văn Minh bị Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm móc ra từ bóng tối, đặt lên ghế Chủ tịch HĐQNCM, ra lệnh cận vệ Nhung giểt Diệm-Nhu. Ba tháng sau, Khiêm sử dụng Nguyễn Khánh lật Minh-Đôn. Mở ra thời kỳ Võ biền tranh ngai 63-67: "Được làm Vua thua làm Đại sứ". Minh lang thang nước ngoài chờ vai diển.
    1975, Dưong Văn Minh làm Tổng thống 3 ngày. Truớc khi đọc Lời đầu hàng sáng ngày 30/4/1975, kịp giúp Mỹ gở chút thể diện bằng Công hàm ngày 28/4/1975: "Yêu cầu Hoa kỳ rút trong vòng 24 giở", thay vì "Mỹ tự tháo chạy nhục nhã!".

    Hoàng Giang (Tổng hợp trên mạng)

    ReplyDelete
  3. Nhận xét của Ngô Đình Nhu từ năm 1960 về chiến lược toàn cầu của Mỹ:
    “Nếu tụi nó (Mỹ) nhảy vô để chiến thắng Cộng Sản như ở Triều Tiên, bất kể 1 cuộc can thiệp của Tàu hay đệ tam Quốc tế Cộng Sản thì mình cũng để cho tụi nó thử sức với Cộng Sản xem sao …
    Chứ ở đây mục đích của nó là tìm 1 thế sống chung nào đó với Cộng Sản thì đánh để làm chi, rốt cuộc cũng như rứa. Con đường của Wasington muốn đi tới là Bắc Kinh. Mình chỉ là vật tế thần, cục kê của tụi nó …”
    Nhận định đó cho đến thập niên 70 đã trở thành sự thật khi Nixon bắt tay với Mao Trạch Đông thì tiền đồn chống Cộng của VNCH đã hết ý nghĩa. Và do đó, Wasington phải thu xếp để chấm dứt 1 cuộc chiến tranh không còn cần thiết, mặc cho nền hòa bình đã sỉ nhục đến tính cách siêu cường của Mỹ và đẩy miền Nam vào thế thất thủ sau hiệp định Paris năm 1973.
    (Hoàng Giang)

    ReplyDelete
  4. Năm 1959, VNDCCH và Đảng Lao động VN đã ra Nghị quyết 15 công khai cổ vũ đấu tranh vũ trang tại miền Nam. Năm 1960, Đại hội đảng thứ 3 tại Hà Nội đã bầu ông Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất (tương đương Tổng bí thư). Ông là người chủ trương đấu tranh bằng vũ trang với mọi hy sinh để "Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội". Ngay lập tức chiến trường miền Nam có sự đột biến. Phía Cộng sản phát động ngay một đợt tiến công quy mô kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang mà trong đó chính trị vẫn đóng vai trò chủ đạo.
    Trước tình hình trên, Mỹ thấy cần hành động gấp giúp VNCH đẩy lùi kế hoạch của miền Bắc VN. Tướng Maxwell D. Taylor được phái sang VN đánh giá tình hình. Kế hoạch Staley-Taylor được soạn thảo và đem thi hành để chống lại chiến tranh du kích, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Người Mỹ luôn suy nghĩ theo cách cân đong vật chất, đối với họ sự thắng thua trong chiến tranh được quyết định bằng súng đạn. Kế hoạch trên tuy có tính đến khía cạnh chính trị nhưng còn quá sơ sài, nó tập trung nhiều nhất đến khía cạnh quân sự: tăng quân số, tăng lương binh sĩ, tăng cường binh lực trang thiết bị... Kế hoạch này đã mở ra cuộc chiến tranh Đặc biệt của Mỹ ở miền Nam VN.
    (copy từ net)

    ReplyDelete