Saturday, September 30, 2017

Làm cây gì?

Ngày trước, thơ ca, sách vở viết về lý tưởng thanh niên khác nhiều so với bây giờ. Vào thời cao trào của cuộc cách mạng, cùng với cuốn sách "gối đầu giường" Thép đã tôi thế đấy và những bài thơ ca ngợi con người mới của Tố Hữu, thanh niên trai tráng thấy trong tim như "bừng nắng". Làm người phải "đi theo ánh lửa từ trái tim", sống như cây tùng, cây bách hiên ngang trước bão tố mưa sa...

Bây giờ thì thấy rằng: cây gì mà hiên ngang đều bị "cây tặc" nhăm nhe đốn sạch, chỉ có đám cỏ dại, bèo bọt yên thân vật vờ khắp nơi. Là cái cây đứng thẳng hoặc bò sát mặt đất, đều là loài thực vật vốn bị coi như "vô tri vô giác" nhưng có ích ở chỗ là lá phổi của hành tinh, nếu mọc thành rừng còn có vai trò giữ nước và đất mùn, bảo vệ đất không bị xói mòn, giảm bớt ngập lụt... tạo nên cảnh quan tươi xanh. Loài nào có thân cao, tán lá nhiều thì còn có thêm bóng mát. Đấy là cái chỗ hơn để nhiều loài khác phải nương nhờ/núp bóng so với những loài hoa cỏ mọc lè tè và cũng là lợi ích/món quà vô giá của tự nhiên được nhiều người thích và muốn giữ lại vì hữu dụng hơn là có bao nhiêu cũng chặt sạch vì chỉ thấy cái lợi ở một mớ tiền.

3 comments:

  1. Hôm ra Nha Trang vừa rồi, ngồi uống cà phê, nói chuyện với nhau, nghe Lê Minh nói rằng: Người ta bảo, những người cách mạng thế hệ đầu tiên là những người "lãng mạn", đời sau kế tiếp là những kẻ "cuồng tín" còn bây giờ là những kẻ "tham mhũng".

    ReplyDelete
  2. Nghĩ lại càng thấy bây giờ người ta toàn làm ngược, nhưng cứ nói xuôi. Ngày trước Cụ HỒ bảo trồng cây gây rừng vì lợi ích lâu dài thì bây giờ rừng chẳng còn mấy. CỤ bảo "vì lợi ích trăm năm trồng người" thì bây giờ ngợm có khi còn nhiều hơn người. Chẳng trách bây giờ mọi sự cứ hỗn loạn, bát nháo hết cả lên, bảo sao đất nước cứ càng ngày càng khó sánh được với Lào và Campuchia chứ đừng nói với các cường quốc khắp 5 châu bốn biển.

    ReplyDelete
  3. Nếu ngày xưa, cuốn "Sống như anh" khuyên thanh niên đi theo tấm gương của anh thợ điện Nguyễn Văn Trỗi, hay những sách khác khuyên thanh niên sống với lý tưởng "cầm súng" như anh hùng Lê Mã Lương... và sống như Paven Coócsaghin là gương sáng của người thanh niên CS nước ngoài v.v. thì bây giờ với tất cả thanh niên đều là những giáo điều vớ vẩn/hão huyền. Có lẽ một cách thực dụng hơn là nên "sống như vua", muốn gì được nấy nếu làm ra tiền bạc/của cải. Giáo lý, sách vở là chuyện dạy ở trường, cuộc đời phi lý không cho phép con người đi theo trật tự cũ mà phải sống khác. Còn đó là chân lý, đúng hay sai không ai có nhiều thời gian để suy ngẫm vì thời gian là cuốn theo dòng đời và thời cuộc, "tay làm hàm nhai" hoặc phải làm những gì sai trái bằng những lý do đúng đắn, miễn là không rơi vào tình cảnh khốn khó. Bây giờ người ta mới nói rằng: "Cuộc sống không công bằng, hãy quen với nó!".

    ReplyDelete