Tuyệt phẩm nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci, "Bữa tiệc cuối cùng – The Last Supper" được coi là một bức họa tiềm ẩn nhiều thông điệp và gợi ý lạ lùng bên trong.
Theo các sách phúc âm, “The Last Super” là bữa ăn sau cùng Chúa Jesus chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài chết.
Bữa ăn là dịp kỷ niệm Lễ Vượt qua, cử hành vào tối thứ Năm trước khi Chúa Jesus chịu đóng đinh trên thập tự giá vào thứ Sáu. Trong bữa tiệc, khi cầm bánh và rượu nho, Chúa Jesus bảo các môn đồ: "Hãy làm điều này để nhớ đến ta".
Theo truyền thuyết, bữa tiệc được tổ chức tại một nơi ngày nay gọi là Căn phòng“Bữa tiệc cuối cùng” trên núi Zion, ngay bên ngoài bức tường của Cổ thành Jerusalem.
Bức tranh "Bữa ăn cuối cùng" (Last supper) của Leonardo da Vinci là một trong những bức tranh được nghiên cứu kỹ càng nhất, cũng như được sao chép nhiều nhất trên thế giới. Nhưng vẫn có những chi tiết rất ít người biết về bức tranh nổi tiếng này.
Bức tranh có kích thước khá lớn
Có rất nhiều bản sao đã được thực hiện với đủ kích cỡ, tuy nhiên thực tế bản tranh gốc có kích cỡ khá lớn, khoảng 10x5m.
Bức tranh ghi lại một khoảnh khắc đỉnh cao
Có rất nhiều bản sao đã được thực hiện với đủ kích cỡ, tuy nhiên thực tế bản tranh gốc có kích cỡ khá lớn, khoảng 10x5m.
Bức tranh ghi lại một khoảnh khắc đỉnh cao
Mọi người đều biết bức tranh này mô tả bữa ăn cuối cùng của chúa Jesus cùng các môn đệ trước khi ông bị bắt và đóng đinh lên cây thập giá. Nhưng thực chất da Vinci muốn ghi lại khoảnh khắc ngay sau khi Jesus tuyên bố có một môn đệ đã phản bội ông, cùng với sự bất ngờ và giận dữ từ các môn đệ khác. Trong tranh, khoảnh khắc này cũng diễn ra trước khi tác phẩm Eucharist ra đời, với việc Jesus lấy bánh mì và một ly rượu.
Bức tranh này hiện không nằm trong bảo tàng
Bức tranh này hiện không nằm trong bảo tàng
Nhà nguyện Santa Maria delle Grazie là nơi đang lưu giữ tác phẩm Last supper của Leonardo da Vinci
Dù là một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong lịch sử, bức tranh này lại được đặt ở Milan (Italia). Việc di chuyển nó sẽ cực kỳ phức tạp. Leonard da Vinci đã vẽ bức tranh này thẳng lên tường nhà ăn ở nhà nguyện Santa Maria delle Grazie năm 1495.
Đây không phải một bức tranh tường
Các bức tranh tường (Fresco) đều được vẽ trên nền vữa còn ẩm. Nhưng da Vinci đã không sử dụng phương pháp truyền thống này. Đầu tiên, ông muốn đạt được mức độ sáng lớn hơn nhiều so với tranh vẽ theo phương pháp fresco. Tuy nhiên, còn một vấn đề lớn hơn, đó là các họa sỹ thường phải vội vàng hoàn thành tác phẩm trước khi vữa khô. Và đó là điều da Vinci không hề muốn.
Rất ít nét vẽ của da Vinci còn nguyên vẹn
Dù bức tranh của ông rất được yêu thích, thực tế phương pháp vẽ thử nghiệm ông áp dụng lên bức tranh đã thất bại. Tới đầu thế kỷ 16, bức tranh bắt đầu nứt và hỏng dần. Chỉ trong vòng 50 năm, nó đã mất hoàn toàn sự hoành tráng vốn có. Các nỗ lực phục chế càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Những chấn động từ các trận ném bom trong Chiến tranh thế giới thứ hai khiến bức tranh càng bị phá hủy nhanh hơn. Cuối cùng, tới năm 1980, một dự án phục chế kéo dài 19 năm mới được khởi động. Bức tranh được khôi phục hoàn toàn, nhưng đã mất đi hầu hết các nét vẽ và sơn màu ban đầu.
Dù bức tranh của ông rất được yêu thích, thực tế phương pháp vẽ thử nghiệm ông áp dụng lên bức tranh đã thất bại. Tới đầu thế kỷ 16, bức tranh bắt đầu nứt và hỏng dần. Chỉ trong vòng 50 năm, nó đã mất hoàn toàn sự hoành tráng vốn có. Các nỗ lực phục chế càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Những chấn động từ các trận ném bom trong Chiến tranh thế giới thứ hai khiến bức tranh càng bị phá hủy nhanh hơn. Cuối cùng, tới năm 1980, một dự án phục chế kéo dài 19 năm mới được khởi động. Bức tranh được khôi phục hoàn toàn, nhưng đã mất đi hầu hết các nét vẽ và sơn màu ban đầu.
Việc phục chế tòa nhà đã phá hủy một phần của bức tranh
Năm 1652, một cánh cửa đã được thêm vào bức tường nền của tranh. Việc làm cánh cửa này đồng nghĩa với việc một phần không nhỏ của tranh, bao gồm cả phần chân chúa Jesus, đã bị mất đi vĩnh viễn.
Judas được vẽ theo hình ảnh một tên tội phạm có thật
Nhiều người cho rằng mọi nhân vật môn đệ trong tranh đều được xây dựng từ hình mẫu người thật. Với khuôn mặt của tên phản bội Judas (thứ 5 từ trái qua), da Vinci đã tới các nhà ngục ở Milan để tìm kiếm được một tên tội phạm phù hợp với diện mạo của Judas.
Câu chuyện trên được nghiên cứu và lưu truyền trong giới khoa học, chưa ai thực sự đánh giá được tính xác thực của nó, tuy nhiên, về mức độ thông minh, am hiểu và tài tình của Leonardo Da Vinci trong việc đưa bí ẩn vào trong tranh của mình thì không ai có thể phủ nhận được. Và thực sự, điều mà danh họa này làm được chính là đã vẽ nên cả một xã hội loài người thu nhỏ trong một bức tranh.Đó là điều chúng ta phải đối diện trong cuộc sống. Là kẻ phản bội hay trung thành, là kẻ hèn nhát hay ngốc nghếch, đều rất khó để nhận ra. Bức tranh là một xã hội thu nhỏ, cho thấy rất nhiều mặt, nhưng cuối cùng điều gì ở lại trong bạn nhiều nhất? Đối với tôi, đó chính là gương mặt điềm tĩnh của Chúa Jesus, ngay cả khi người đang nói lên câu nói đau lòng nhất: “Có kẻ bán rẻ ta!”. Dù người khác có như thế nào cũng không phải là điều quan trọng. Thứ giúp cho bạn có thể đứng trên bậc cao nhất của cuộc sống, chính là thái độ của bản thân! Như cái cách mà Leonardo Da Vinci đã vẽ kẻ phản bội vẫn được ngồi cùng bàn với Chúa Jesus. Sống không phải là tìm cách loại bỏ, mà nó chính là sự can đảm đối mặt!
Bức tranh nổi tiếng không chỉ vì sự tinh xảo hay giá trị nghệ thuật trong bức tranh. Cũng không phải vì hình ảnh chúa Jesus và 12 vị tông đồ được thể hiện rõ nét cảm xúc rõ nét hay hệ tư tưởng thể hiện trong tranh. Bữa tối cuối cùng nổi tiếng vì những câu chuyện xung quanh bức tranh này.
Hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện và sự thật về bức tranh này.
1. Sự ra đời của bức tranh
Theo những câu chuyện được kể lại, Leonardo Da Vinci đã phải mất 7 năm để hoàn thành bức tranh. Câu chuyện kể lại rằng, khi bắt đầu bức tranh, Da Vinci đã vẽ chúa Jesus đầu tiên. Giữa hàng trăm ngàn người, một người đã được chọn để làm hình tượng chúa Jesus. Trong khoảng thời gian sau đó, ông lần lượt hoàn thành hình ảnh của 11 vị tông đồ trong bức tranh. Tuy nhiên, còn 1 người cuối cùng vẫn chưa được vẽ. Đó chính là kẻ phản bội: Judas Iscariot.
Leonardo Da Vinci muốn tìm một mẫu người đê tiện, hèn hạ tận đáy của xã hội để vẽ Judas. Cuối cùng, sau hơn 6 năm tìm kiếm, ông đã tìm thấy hình mẫu của Judas tại nhà ngục của Roma. Được phép của nhà vua, tên tội phạm được hoãn ngày thi hành án để đến làm mẫu cho Da Vinci. Sau 6 tháng ròng rã để vẽ Judas, bức tranh đã được hoàn thành, tên tử tù phải bị đưa đi hành quyết. Lúc này, hắn khóc lóc lao đến Leonardo Da Vinci, hỏi ông rằng có còn nhớ hắn không.
Một sự thật trớ trêu là kẻ được chọn làm hình mẫu bỉ ổi, đê tiện cho Judas lại chính là người thanh niên đẹp đẽ mà 7 năm trước đây làm hình tượng cho Chúa Jesus. Một hình tượng hoàn hảo đã trở thành kẻ đồi bại.
2. Bức tranh
Bức tranh của Da Vinci mô tả lại bữa tối cuối cùng của Jesus và 12 vị tông đồ.
Câu chuyện kể lại: Judas - một trong số các môn đồ của Chúa Jesus – đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa đã nói với các tông đồ của mình: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".
Mười hai môn đồ ngồi trong bàn ăn, mỗi người có một vẻ mặt khác nhau: ba người thì thầm với nhau, ba người tỏ vẻ giận dữ trong đó có một người đập mạnh tay xuống bàn, một người lộ vẻ nghi ngờ, một người tỏ ra ngạc nhiên, một người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành, hai người nữa lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền - đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng chúa Jesus là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Jesus làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị. Bản thân Chúa Jesus lộ rõ sự bình thản và nét thoáng buồn, như biết trước tội lỗi của Judas, cũng như những gì mình sắp phải trải qua. Ngài được đặt giữa bức tranh, là tâm điểm trong tranh, thu hút từ mọi góc nhìn thông qua bố cục điêu luyện của họa sĩ. Sự tương phản này được cho là biểu đạt được sự căm ghét của tác giả đối với sự gian ác, cũng như sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.
Mỗi người trong tranh biểu hiện thái độ khác nhau với lời nói của Jesus, kẻ ngạc nhiên, người kinh hãi...
Ngoài ra, trong bức tranh, chúng ta còn thấy rằng tay phải của Chúa Jesus đang với tới một chiếc bánh mì, còn tay trái đang đặt mở trên bàn, cũng hướng tới chiếc bánh mì khác. Điều này cũng được nhắc đến trong Kinh Thánh, là do Chúa Jesus đã tiên tri rằng kẻ phản Chúa sẽ lấy bánh mì vào cùng thời điểm với ngài. Ngài diễn đạt lời tiên tri đó bằng tay trái, khiến cho Thomas và nhất là James kinh ngạc sửng sốt. Cùng lúc đó, vì bị phân tâm bởi cuộc nói chuyện giữa Peter và John, Judas đã đưa tay ra lấy một cái bánh, cũng chính là cái bánh mì mà tay phải của Chúa Jesus đang với tới. Từ đó, Judas chính là kẻ phản Chúa ứng nghiệm với lời tiên tri.
Ngoài ra, trong bức tranh, chúng ta còn thấy rằng tay phải của Chúa Jesus đang với tới một chiếc bánh mì, còn tay trái đang đặt mở trên bàn, cũng hướng tới chiếc bánh mì khác. Điều này cũng được nhắc đến trong Kinh Thánh, là do Chúa Jesus đã tiên tri rằng kẻ phản Chúa sẽ lấy bánh mì vào cùng thời điểm với ngài. Ngài diễn đạt lời tiên tri đó bằng tay trái, khiến cho Thomas và nhất là James kinh ngạc sửng sốt. Cùng lúc đó, vì bị phân tâm bởi cuộc nói chuyện giữa Peter và John, Judas đã đưa tay ra lấy một cái bánh, cũng chính là cái bánh mì mà tay phải của Chúa Jesus đang với tới. Từ đó, Judas chính là kẻ phản Chúa ứng nghiệm với lời tiên tri.
3. Những người trong bức tranh
Một phát hiện về những tài liệu vào khoảng thời gian Leonardo Da Vinci vẽ bức tranh vào năm 1800 đã để lộ cho chúng ta những cái tên của người trong tranh.
Trong bức tranh, Jesus ngồi giữa, những tông đồ của ông ngồi thành 4 nhóm:
- Nhóm tỏ vẻ ngạc nhiên: Bartholomew, James “Nhỏ” và Andrew. 3 người này ở bên trái, ngoài cùng của bức tranh, tức là bên tay phải của Chúa. Tất cả bọn họ đều tỏ vẻ kinh sợ. Andrew giơ tay lên biểu thị cho:”Bình tĩnh! Bình tĩnh nào!”.
- Nhóm gây nhiều tranh cãi nhất: Peter biểu lộ sự tức giận khó kìm chế được, trong tay cầm một con dao, nói chuyện với John. Hành động này biểu lộ cho sự kiện sau đó, khi Peter nổi nóng tấn công lính La Mã bằng một con dao lúc Chúa Jesus sắp bị bắt giữ. Judas biểu lộ nét sợ hãi khi nghe lời tiên tri, trong tay nắm chặt một túi tiền, có lẽ là tiền mà Judas đã nhận để phản Chúa. Ông ta là người duy nhất đặt khuỷu tay lên bàn, và đầu cũng được đặt ở vị trí thấp nhất so với những người khác. Người môn đồ trẻ tuổi là John thì có vẻ như đang bị sốc đến mức gần ngất đi.
- Nhóm nghi ngờ: Thomas trông có vẻ rất buồn, và giơ một ngón tay lên, khuôn mặt tỏ rõ sự ngờ vực về kẻ phản bội. Hành động đó cũng biểu lộ cho sự kiện xảy ra sau này, khi Thomas nghi ngờ sự phục sinh của Chúa Jesus cho đến khi được tự mình cảm nhận quyền năng của Chúa. James dường như sững sờ đến mức không thể tin được, với hai tay giang ra. Trong khi đó, Philip có vẻ như muốn xin Chúa giải thích, bày tỏ lòng trung thành của mình.
- Nhóm 3 người ở cuối dãy bàn: Matthew và Jude Thaddeus quay qua Simon với vẻ thắc mắc, hỏi xem liệu Simon có câu trả lời cho câu hỏi của họ về lời tiên tri của Chúa Jesus.
3. Những suy diễn của những nhà nghiên cứu
Trong cuốn tiểu thuyết Mật mã Da Vinci, bức tranh " Bữa tối cuối cùng" phải thể hiện 13 người đàn ông, 6 tông đồ ngồi bên phải và 6 tông đồ ngồi bên trái và Chúa Jesus. Thế nhưng, nếu nhìn kỹ thì không phải vậy, trong bức tranh có xuất hiện 1 người phụ nữ. Đó là người ngồi ở vị trí danh dự phía bên tay phải của chúa. Người này có mái tóc đỏ gợn sóng, gương mặt thanh tú, 2 tay chắp vào nhau nhỏ nhắn, e lệ và... thoáng nét vồng lên của bộ ngực. Những gì được xác nhận thì đó là tông đồ John nhưng Theo nhiều người, đó là Maria Magdalene- vợ của chúa Jesus.
Giáo hội thiên chúa giáo đã thuyết phục cả thế giới tin rằng Jesus là người thuộc thiên giới,và nếu như ngài là người của trời thì ngài sẽ ko được phép yêu đương và tình dục, nhưng thực chất Jesus là 1 nhà tiên tri trần tục và có vợ. Để che đậy sự thật to lớn này, giáo hội đã phỉ báng Maria Magdalene như 1 ả gái điếm để che giấu bí mật nguy hiểm của bà.
Người ta cho rằng Jesus và Magdalene mặc đồ như thể người này là hình ảnh phản chiếu của người kia trong gương, quần áo của họ có màu đảo nghịch nhau. Có vẻ như Leonardo Da Vinci đã rất điêu luyện khi cố tình để phơi bày sự thật này. Và hình như sự sủng ái của chúa Jesus với Mary đã khiến không ít các tông đồ nổi giận, nhất là thánh Peter luôn có ác cảm với Madgalene.
Trong bức tranh, thánh Peter ngả người đầy đe dọa về phía Madgalene và dứ ngón tay như lưỡi dao ngang cổ bà, và nếu để ý kỹ trong đám tông đồ bên tay trái, ta sẽ thấy xuất hiện 1 bàn tay đang vung 1 con dao găm lên, nhưng bàn tay này ko rõ thuộc về ai có mặt trong bức tranh cả.
Còn 1 bí ẩn cuối cùng khiến " Bữa ăn tối cuối cùng " trở thành 1 tác phẩm nghệ thuật kinh điển đó là các chuyên gia tin học tin rằng đằng sau bức "Bữa tiệc cuối cùng" còn có hai hình ảnh khác.
Ngày 27/7, trang web kênh truyền hình Mỹ CNN đăng tải lập luận của chuyên gia tin học Slavisa Pesci, cho rằng đằng sau bức tranh nổi tiếng này của danh họa Leonardo Da Vinci này còn nhiều bí ẩn. Đã có gần 15 triệu lượt truy cập vào một số website có đăng tải hình ảnh bức họa Bữa tối cuối cùng. Đến ngày 29/7, những địa chỉ đó đã bị nghẽn mạng sau khi thông tin về lý thuyết mới về bức tranh được đăng tải.
Những chuyên gia về đồ họa chỉ ra rằng đằng sau bức Bữa tối cuối cùng còn có hai hình ảnh khác: Hình ảnh Chúa đang chúc phúc lành và hình ảnh một đứa trẻ nhờ hình phản chiếu của bức tranh trong gương.
Nếu quan sát kỹ ta có thể thấy dường như Da Vinci đã tính toán một cách tỉ mỉ trước khi cầm cọ vẽ bức tranh “để đời”. Những tranh cãi xung quanh vấn đề này lại được xuất hiện trong cuốn best-seller Mật mã Da Vinci của Dan Brown. Trong sách, Dan Brown đã chỉ ra mối quan hệ bí mật giữa Chúa Jesus và Marie Madeleine. Còn theo Slavisa Pesci, trong phiên bản được đối lập ta có thể thấy hình ảnh phía bên phải của Chúa hình như đang bế một đứa trẻ. Nhưng đến giờ nhiều chuyên gia, giáo sư vẫn chưa thể khẳng định lai lịch của đứa trẻ.
Bữa tối cuối cùng được dựng lại theo phương pháp hiện đại.
4. Âm nhạc trong tranh vẽ
Là một tuyệt phẩm nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci, “Bữa tiệc cuối cùng” cũng được coi là một bức họa tiềm ẩn nhiều thông điệp và gợi ý lạ lùng bên trong. Do thời gian tàn phá nên giờ đây chúng ta chỉ có thể thấy được một dị bản phục chế không hoàn chỉnh của “Bữa tiệc cuối cùng”. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể làm vơi đi những bí ẩn của “Bữa tiệc cuối cùng” khi một nhạc sĩ kiêm chuyên viên máy tính người Ý công bố phát hiện mới cho thấy, trong bức tranh còn ẩn giấu âm nhạc…
Giovanni Maria Pala, tác giả của phát hiện trên cho biết ông bắt đầu nghiên cứu kỹ bức tranh Bữa tối cuối cùng từ năm 2003. Điều đầu tiên khiến ông chú ý là tấm khăn trải bàn với những đường kẻ ngang, dọc, bên trên là những lát bánh mỳ, trông giống như các nốt nhạc. Quan sát một cách tổng thể, Pala nhận thấy 12 tông đồ của Chúa được bố trí thành 4 nhóm, mỗi nhóm 3 người. Cách bố trí này gợi sự liên tưởng đến các bản nhạc theo nhịp 3/4, vốn rất thịnh hành ở thế kỷ 15, khi Da Vinci thực hiện bức tranh. Cuối cùng, Pala phát hiện ra rằng nếu coi bàn tay của Chúa và các tông đồ cùng với các lát bánh mỳ là những nốt nhạc, rồi đọc chúng theo chiều từ phải sang trái như cách viết thường thấy của Leonardo Da Vinci thì người ta thu được một bản nhạc thực sự.
5. Kết
Quả thật, có những điều kỳ bí, rất khó lý giải đã từng xảy ra trong lịch sử. Tại sao một bức tranh được vẽ ở cuối thế kỷ 15 lại ẩn chứa những bí mật gây nhiều tranh cãi như vậy? Những lập luận của Pesci và Dan Brown có thật sự đáng tin?
Tham khảo: Howstuffworks, Khoahoc.tv, Dân Trí, Trí Thức VN, Phan Hạnh (Mentalfloss), Cảm xúc gốc
"Một chân dung đẹp đẽ, nhân hậu, được lựa chọn kỹ càng từ hàng ngàn người, nhưng rốt cuộc vẫn có thể trở thành một hình nhân dối trá, đê tiện, hèn hạ tận đáy xã hội. “Bữa ăn tối cuối cùng” không chỉ là một bức tranh. Câu chuyện đằng sau nó nói với chúng ta rằng bản chất con người không phải thứ cố định. Ngày hôm nay, bạn có thể là một người rất đẹp đẽ, nhưng cho đến ngày mai, không ai có thể nói trước rằng bạn sẽ thay đổi ra sao. Bạn xấu hay tốt, không phải được quyết định trong một ngày bạn sống. Vì thế, đừng bao giờ quên trở thành người tốt. Cũng đừng bao giờ bỏ cuộc khi hôm nay bạn lỡ là người xấu. Chúng ta có đến mấy chục năm cuộc đời để chứng minh mình là ai."
ReplyDelete(Cảm xúc gốc)
Liệu Leonardo Da Vinci có vẽ chân dung chính mình trong bức tranh?
ReplyDeleteHọa sĩ thiên tài thời Phục Hưng Leonardo da Vinci có lẽ đã vẽ chân dung của chính mình trong kiệt tác The Last Supper (tạm dịch: Bữa tiệc ly), trang Yahoo News trích lời một chuyên gia nghệ thuật người Anh nhận định ngày 22.8.
Leonardo da Vinci được cho là đã dùng chính chân dung của mình để vẽ mặt Thánh James “Nhỏ” và Thánh Thomas
Chuyên gia phê bình nghệ thuật cổ đại nổi tiếng Ross King khẳng định ông đã tìm ra bằng chứng cho thấy Leonardo da Vinci đã họa hai gương mặt của mình vào bức tranh 500 năm tuổi này.
Ông King đưa ra nhận định này dựa trên một bài thơ của tác giả Gasparo Visconti, vốn là bạn của danh họa Leonardo da Vinci. Bài thơ này được sáng tác vào những năm 1490, trùng thời điểm da Vinci đang vẽ bức The Last Supper. Trong bài thơ, ông Visconti trêu chọc một họa sĩ vì đã tự vẽ mình trong một tác phẩm.
Theo ông King, danh họa da Vinci đã dùng chính chân dung của mình để vẽ mặt Thánh James “Nhỏ” (Thánh Giacôbê) và Thánh Thomas (Thánh Tôma), vốn là hai trong số 12 tông đồ của Chúa Jesus.
Cử chỉ giơ ngón trỏ lên của Thánh Thomas được các chuyên gia nghệ thuật đương thời nhận định chính là kiểu cách của Leonardo da Vinci.
Một vài chuyên gia thậm chí còn cho rằng bức Mona Lisa thực chất là chân dung tự họa phá cách của Leonardo da Vinci.
(Cảm xúc gốc)
Tuy nhiên, nếu chỉ có dấu hiệu về những nốt nhạc thì chưa đủ làm nên một giai điệu đúng nghĩa, cho tới khi Pala phát hiện ra điểm mấu chốt: khuông nhạc này phải được đọc từ phải sang trái – theo đúng cách viết của Leonardo Da Vinci. Trong cuốn sách của ông mang tựa đề “La Musica Celata” (Tạm dịch là “Giai điệu ẩn giấu”), Pala đã mô tả chi tiết về hành trình tìm kiếm của ông về giai điệu đằng sau bức danh hoạ. Từ đó, ông đã đưa ra một bản hòa tấu có độ dài 40 giây, với tiết tấu trang nghiêm giống như loại nhạc dùng cho lễ cầu nguyện. Nhạc sĩ người Ý này cho biết, bản nhạc nghe hay nhất khi được chơi bằng đàn ống, loại nhạc cụ phổ biến trong các dàn nhạc nhà thờ vào thời của Da Vinci.
ReplyDeleteKhông chỉ có vậy, Pala còn nhận thấy vị trí các “nốt nhạc” trong bức tranh nếu được liên kết với nhau theo từng dòng sẽ làm thành những ký hiệu rất lạ, giống như loại chữ hình nêm của các nền văn minh Tây Á thời cổ đại. Một chuyên gia nghiên cứu về kinh Thánh nổi tiếng ở Rome đã xác nhận phát hiện của Pala và cho biết thêm rằng những ký tự hình nêm này tạo thành một câu bằng tiếng Do Thái cổ có nghĩa là “vinh quang và hiến dâng bên Người”.
Quang Minh (Trí Thức VN)