Sunday, February 26, 2023

Cửa chùa và thu phí dịch vụ

 CÓ NÊN GỌI TAM CHÚC LÀ CHÙA. ?!

   Đã lâu, đoàn CCB  thành cổ Quảng Trị mới có dịp đến thăm viếng ngôi chùa cổ: chùa Đùng (Phi Lai cổ tự) đã có hàng nghìn năm. Và bảo nhau đi "xem" cái gọi là chùa Tam Chúc  cách đó không xa.

   Trái với háo hức ban đầu, đến nơi mới thấy cách làm tiền trắng trợn, đúng kiểu "Kẻ cướp mặc áo Thày chùa !". 

  Nhìn toàn cảnh chùa xa lạ với những ngôi cổ tự (chùa cổ) VN, như chùa Đùng (Phi Lai cổ tự),  chùa Bà Đanh cách đó 3 cây số.

  Ở đây chỉ thấy to, thấy xa lạ. Mái cong, ba tầng kiểu Hồng Lâu TQ, mái đao vuông như fim kiếm hiệp Hồng kông...

  Cái đặc biệt là họ thu nhiều tiền, khách thập phương mới có thể đến được cửa Phật.

  Bãi để xe cách Nhà chờ cả nửa cây số, phải đi bộ nên đoàn có Thương binh không thể chống nạng mà vào. 

Xe điện thì chạy không vào chở khách ra, còn tất cả buộc phải đi thuyền qua hồ, mà giá vé thì bằng cả tạ thóc/1 người, mới đến cửa chùa (200k- 400 k) 

  Họ không hề có chế độ giảm vé cho người  có công, người già, như các chùa, hay di tích lịch sử ở các tỉnh phía nam (?). 

  Ai đi giành đất nước, ai hy sinh để bọn họ kinh doanh trên máu xương người có công (?!)  

  Chúng nó hùa nhau lấy đất nước đó để kinh doanh núp bóng tâm linh, móc túi Phật tử hợp pháp. 

  Đoàn CCB chúng tôi phải ra về vì nếu vào đây mỗi người phải mất nửa tháng trợ cấp Thương bệnh binh là cái chắc. 

  Hỏi Phật rằng: công bằng ở chỗ nào?! Rõ ràng ở đây người nghèo không đến được cửa Phật, đó là vi phạm giáo lý nhà chùa.

  Thiết nghĩ, Hàng mấy trăm héc ta đất đó cần phải được làm rõ, bọn chúng thuê đất hay dùng thủ đoạn để chiếm dụng tài nguyên Quốc gia.

Vì chùa này không có sự tích, lịch sử và không thuộc hệ thống Văn hóa tôn giáo Việt Nam  ...

   * Tìm hiểu sâu về: 

 "CHÙA" TAM CHÚC.

Chuyên gia nghiên cứu về Văn hóa Tín ngưỡng Tôn giáo Việt Nam – PGS.TS Trần Lâm Biền đã trả lời báo giới. Xin đưa lại để ai “thừa tiền” và không cần đến văn hóa tâm linh đích thực thì cứ đến Tam Chúc để nộp tiền…

Ông đánh giá: “Sự thật thì chùa Tam Chúc không mang nét văn hóa dân gian Việt Nam. Với các nhà chuyên môn về văn hóa có thể dễ dàng nhận ra, ngôi chùa được xây dựng trên khu đất không có lịch sử văn hóa, cũng không gắn với tín ngưỡng tâm linh của người dân trong vùng mà đơn giản nơi đó chỉ là vị trí đẹp, được doanh nghiệp lựa chọn xây dựng vì mục đích phát triển kinh tế hơn là văn hóa tâm linh. Khi vào bên trong chùa, kiến trúc xây dựng cũng không mang bản sắc dân tộc mà đem từ các nước trên thế giới kết hợp lại tạo ra một công trình lạ mắt với du khách nhưng lại không mang hồn cốt văn hóa tôn giáo Việt Nam”.  (ảnh)

Chuyên gia nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Tôn giáo Việt Nam khẳng định: “Chùa Tam Chúc không nằm trong hệ thống văn hóa tôn giáo của Việt Nam mà thực chất đây chỉ là công trình xây dựng do cá nhân tạo ra nên việc xây như nào, thờ ai trong đó là do người bỏ tiền ra quyết định chứ không ảnh hưởng đến văn hóa dân gian của người Việt, cũng không thể coi đây là ngôi chùa mang bản sắc văn hóa Việt Nam”.

PGS.TS Trần Lâm Biền chỉ ra: “Anh có tiền anh xây nhà thờ to, hoành tráng, anh được lựa chọn nhân vật thờ tự (có cả vợ chủ DN)… làm sao thu hút được sự quan tâm của nhiều người chứ không đặt mục tiêu chính là hướng con người đến cái thiện.

 Chùa trong văn hóa của người Việt Nam thì chỉ cần xây vừa phải để gần gũi với quần chúng. Người xưa thường nói “hảo tự, ố tăng” – điều này có thể hiểu được rằng ngôi chùa càng to, càng đẹp bao nhiêu thì người tu hành càng vật chất bấy nhiêu. Bản chất của đạo Phật là phải hướng con người đến những điều thiện tâm, trí tuệ để đi đến giải thoát. Nhưng tại chùa Tam Chúc thì không làm được điều này. Những cái “nhất” ở ngôi chùa này chỉ là cái vật chất thu hút khách thăm quan để vì mục đích phát triển kinh tế. 

Chùa phải là nơi thanh tịnh, con người khi đến đó dẹp bỏ mọi ham muốn mà hướng đến cái thiện, giải thoát cho bản thân mình. Nhưng khi đến chùa Tam Chúc thì những điều này càng bộc lộ rõ hơn, cho thấy sức mạnh của đồng tiền còn cao hơn cả lòng thành kính thì đó là điều du khách đáng phải xem xét lại (!?)

  Ấy là còn nghe nói chuyện thờ cả vợ cai thầu ở khu này, nhiều người không biết còn khấn vái, nhang hương. 

Tôi tin chỉ sau thời kỳ tò mò, chùa sẽ vắng như chùa Bà Đanh, cách đó chỉ 3 cây số. 

 Nhiều người đoán Mục đích chính nó mong ít người đến để chuyển đổi công năng sử dụng đất, rồi khi đó sẽ biến thành sân golf, sinh thái, rì sọt...tôi không tin bọn họ có âm mưu khốn nạn đến như vậy ! ?

Quốc Minh

TỪ BÁI ĐÍNH ĐẾN TAM CHÚC, VÀ…

 (Chân dung đại gia Xuân Trường)  

Năm 2014, Xuân Trường dùng Đại lễ Phật Đản quốc tế để quảng bá cho Bái Đính, như một sự “nghiệm thu” tâm linh, để từ đó đến nay, Bái Đính mênh mông, nơi lầu các của chư tăng, chốn bồng lai của quan chức, chỗ cúng tiền, hành xác của khách thập hương… đã trở thành cỗ máy in tiền không phải đóng thuế của doanh nghiệp này.

Xuân Trường, kẻ rất giỏi biến giang sơn cẩm tú của đất nước thành vườn riêng nhà mình, để xây la liệt những chùa chiền, tùng lâm, điện các… thực chất là trục lợi trên tâm linh, là tiếm danh Bồ Tát để hủy hoại Phật Pháp, làm biến dạng Tam Bảo và hổ lốn tín ngưỡng…

Năm 2019 Xuân Trường tiếp tục sử dụng Đại lễ Phật Đản quốc tế (Vesak 2019) để rầm rộ quảng bá và “nghiệm thu” Tam Chúc, vốn là nhà tù Ba Sao khủng khiếp, nơi từng giam giữ những nhà sư, trí thức, sĩ quan… VNCH, nhiều người đã bỏ mạng ở đó. Biến Ba Sao thành Tam Chúc, nhà tù thành “tùng lâm”, tội ác thành dĩ vãng… Tam Chúc còn mênh mông hơn Bái Đính, gã Xuân Trường đã chiếm dụng một “giang sơn” lên tới 4000 ha. Vẫn những lối kiến trúc hao hao chùa Tàu, Tam Chúc kệch cỡm hơn Bái Đính, vì tham vọng đã vươn tới thiên thạch, đáng sợ hơn Bái Đính, vì đã biến một bộ phận Phật Giáo quốc tế, quốc nội thành công cụ quảng cáo cho mình.

Biển bạc đã trở thành quá khứ, rừng vàng đang biến mất dần dần, máu xương đang biến thành cát bụi. Chưa dừng lại ở đây, con bạch tuộc Xuân Trường đã thò cái vòi xôi thịt của mình ra Hồ Núi Cốc, phả hơi đồng ra nhòm ngó thắng cảnh chùa Hương… Lợi dụng thời Phật Giáo đảo điên, y muốn nhập nhèm trộm làm Đại trưởng giả của Phật Giáo, như Ngài Tu Đạt Đa, như Thái tử Kỳ Đà, như Úc Già Trưởng Giả ngày xưa. Vậy hãy lấy bốn nhiếp sự của Đức Phật dạy các đệ tử tại gia ra, xem gã “trưởng giả” này đã “hành” như thế nào?

Nhiếp sự là công đức của người có đạo, là nguyên tắc Bồ Đề của đệ tử tại gia. Bốn nhiếp sự gồm: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự. Bốn nhiếp sự ấy là cỗ xe chuyên chở cả thế gian, hẹp thì duy trì Tăng đoàn, rộng thì hòa hiệp đại Chúng, rộng nữa thì lợi ích cho tất thảy chúng sinh… 

Thứ nhất Bố thí, là đem của cải của mình ra cúng dường Tam Bảo, là bố thí không phân biệt cho mọi chúng sinh, tất cả đều phải bằng của cải của mình. Nay Xuân Trường xây chùa bằng tiền của dân, làm đường vào bằng vốn nhà nước, dùng đủ mọi thủ đoạn để chiếm đoạt ngân sách, chỉ riêng dự án nạo vét sông Sào Khê, từ 72 tỷ đồng nâng lên thành 2.600 tỷ đã đủ nói lên điều đó. Chưa kể những việc quy hoạch, làm hạ tầng xung quanh… đều do nhà nước bỏ tiền, để phục vụ cho Bái Đính, Tam Chúc… để Xuân Trường kinh doanh, móc túi khách hành hương, bất kể kẻ viếng chùa hay người đi du lịch. Thế khác nào ăn cắp để cúng dường, thì còn gọi là “bố thí” nữa hay không?

Thứ hai Ái ngữ, là hành khẩu nghiệp bằng cách nói lời thân thương, an ủi đồng loại, tán thán người thiện, lên án kẻ ác… Là hướng đạo cho kẻ ngu si, thuyết pháp cho người cạn trí, giảng đạo lý cho lũ quan tham… Xuân Trường đã thực hiện một tí ti món “nhiếp sự” này bao giờ chưa? Một kẻ chuyên toa rập với quan trường để chiếm đoạt đất đai, để đục khoét ngân sách… thân tướng lúc nào cũng hiện lên tướng con buôn, tâm lúc nào cũng toát ra mùi gian trá… làm sao có thể thốt ra nổi một lời tử tế, nói gì đến Ái ngữ, đạo lý…

Thứ ba Lợi hành, là làm những việc tốt, chỉ những việc tốt có lợi cho mọi người, có lợi cho đất nước, cho tất thảy nhân loại, chúng sinh... Không quản cứu giúp bất kì ai gặp nạn, sẵn sàng dẫn mọi kẻ ác ra khỏi nghiệp địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Người chưa tin thì thị phạm cho tin, người tin rồi thì làm cho đức tin bền chắc, kẻ phá giới thì tìm phương tiện để ngăn chặn, người keo kiệt thì khuyến khích thí xả, hạng tham, sân thì hóa độ tùy duyên… Nay Xuân Trường trăm điều chưa có nổi lấy một, lại còn đánh tráo vợ thành Bồ Tát, để lừa thập phương đến cúng dường, thì ngục A Tỳ đã thấy hiện lên, nói chi đến cái sự “lợi hành”.

Thứ tư Đồng sự, là đoàn kết tăng đoàn thì Xuân Trường xây lầu vàng, điện ngọc khiến các sư tranh nhau, là bình đẳng xã hội thì Xuân Trường chỉ làm tăng khoảng cách giầu nghèo, đẩy dân ra khỏi những nơi chôn rau cắt rốn của mình. Là hỗ trợ ngũ giới thì nhìn vào Xuân Trường, chỉ thấy khuyến khích ngũ dục, là hướng tới các quả thánh đạo, Bồ Đề thì nhìn vào Xuân Trường, chỉ thấy cắm ngược đầu vào chỗ phàm phu. Là nhân cách giản dị, giúp mọi người cùng thăng hoa đạo pháp thì Xuân Trường dùng sự khuếch trương, lòe loẹt, hổ lốn và phi pháp, khiến ai cũng nổi cơn ghen tị, tranh giành…

Hành trì một cách nghiêm cẩn bốn nhiếp sự nói trên của đệ tử tại gia, các vị Đại Trưởng Giả thời Phật tại thế đi vào kinh điển. Hàng bạch y (tại gia) như các Ngài còn vượt xa khối đệ tử xuất gia. Nay làm ngược lại bốn nhiếp sự tới chừng ấy, thì Xuân Trường đã hiện nguyên hình là một con bạch tuộc trưởng giả đáng ghê tởm...

FB-Phạm Lưu Vũ

Friday, February 24, 2023

Những khái niệm cơ bản

Nghệ thuật kiến trúc (và nội thất) là kết hợp sự sáng tạo trong việc tổ chức hợp lý & khoa học những ko gian sử dụng có mục đích một cách hài hòa trong sự cảm nhận của cái đẹp.

Đó là những khúc nhạc ko gian thật sự tuyệt vời!

Friday, February 17, 2023

Chuyển động của xh: Dòng chảy và ý chí cm

Cảm nhận quê nhà (5) – Từ cần câu đến củi gộc 

(Tiếp theo)

Khi CNXH sụp đổ ở Đông Âu cuối 1989 thì Trung Quốc đã có kinh tế tư nhân„Mèo trắng-Mèo đen“ từ lâu rồi. Ba nước Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn loay hoay tìm lối thoát. Đảng CS Việt nam đã chọn „Đổi mới“, chấp nhận kinh tế tư nhân. Điều này đã khiến xã hội Việt Nam thay đổi, giúp cho chế độ tồn tại. Giả sử Việt Nam chọn con đường XHCN kiên định của Cuba hay chủ nghĩa CS đồ đá của Bắc Hàn thì nhà nước này đã sụp đổ từ lâu, vì không có đủ tiềm lực kinh tế, xã hội như hai nước bạn.

Ngược lại, nếu Cuba mở cửa như Việt Nam thì có thể La Habana nay đã như Miami. Người Cuba văn hóa Tây Ban Nha vốn không ưa sự „nhờ nhờ“, sẽ mở toang cửa để đâu vào đó! Có người từng khuyên Cuba học tập Việt Nam. Nhưng bạn không theo và nay mừng húm vì vẫn giữ nguyên chế độ. Dân khổ là tội của bọn cấm vận!

Cha con nhà Kim thì biết chắc kinh tế nhà nước sẽ không có cơ sống sót với tư bản. Chỉ cần một khe hở thì làn sóng TBCN từ Nam Hàn đã phá toang cánh cửa từ lâu. Thế nên họ cự tuyệt mọi cải cách. Nhờ công nghiệp hóa sâu hơn Việt Nam nên cả Cuba và Bắc Hàn dù đóng cửa nhưng vẫn sống sót. Dân Cuba khổ nhưng không chết đói, vẫn tự hào vì xuất khẩu bác sỹ. Trẻ em Bắc Hàn suy dinh dưỡng thì đã có UNICEF lo. Đảng chỉ chuyên tâm làm bom các loại. 

Xem ra „Chủ nghĩa Duy vật Lịch sử“ của Marx cũng có lý, nếu đem soi quá trình phát triển ở ba nước này.

Chấp nhận kinh tế tư nhân tức là mở cửa cho CNTB. Muốn có tư bản thì phải có tích lũy. CNTB phương tây xuất hiện trên nền tảng tư hữu nên các nhà tư bản cạnh tranh, tước đoạt, nuốt chửng nhau để tích lũy. Đó là cạnh tranh khốc liệt nhưng tự do. Ở Việt Nam tich lũy phải lấy từ công hữu, xưa nay do đảng và nhà nước nắm, để biến thành tư bản. Lấy từ công chuyển sang tư rất dễ thành tham nhũng. Do vậy tích lũy TBCN do nhà nước chỉ đạo đã tạo ra tiền đề cho tham nhũng. 

Ở đâu cũng có tham nhũng, vì lòng tham và thói tư hữu nằm trong mỗi con người. Nhưng nếu nhà nước không làm kinh tế, tức là không có nhiều tiền chùa, nếu có sự kiểm soát của các lực lượng chính trị khác nhau, có pháp chế độc lập, có tự do báo chí để người dân lên tiếng, có một xã hội dân sự thì tham nhũng sẽ bị chế ngự ở một mức độ nhất định. Ở Việt Nam cái không cần là tiền chùa thì lại quá nhiều, vì nhà nước nắm kinh tế. Còn các cơ chế kiểm soát và chế tài nói trên thì không có. Mô hình „Công nghiệp hóa XHCN“ thì đã biến mất theo Liên Xô, chỉ còn cách tư bản hóa để phát triến. Tham nhũng vô hình trung trở thành con đường tất yếu để „công hữu“ chảy sang „tư bản“. 

Các công cụ: „Công tác cán bộ“, „Nâng cao đạo đức“, „Phê và tự phê“ chỉ là những ước mong giáo điều, duy ý chí.

Giả sử như tài sản công bị biến thành các cơ sở sản xuất tư nhân thì có thể gây ra những hỗn loạn ban đầu, nhưng chúng sẽ giúp hình thành một tầng lớp tư sản mới, tạo công ăn việc làm, của cải cho xã hội. Không may, ngồi ở các vị trí lãnh đạo, có quyền chia chác bòn rút tài sản, đa số là bọn bất tài, cơ hội. Chúng chui vào đó vì biết sẽ có đặc quyền. Tiền bòn rút bị biến thành các sân golf, các lâu đài nữa gotic, nửa hiện đại, những tài khoản kếch sù ở trời tây… Tiếng lành đồn xa, rất nhiều người ít tài, nhưng nhiều tham vọng nhìn thấy ở cái „cần câu cơm“ cơ hội đổi đời. Thế là ở tất cả các cấp, từ cấp thôn, xã lên đến trung ương, bọn bất lương nhung nhúc chui vào đảng. Rồi chúng phát hiện ra một điều: Tham nhũng quyền lực là ngon nhất, vì không dính đến hình sự. Chỉ cần tập trung vào „Công tác cán bộ“, thâu tóm cho đồng bọn, cho gia đình các vị trí ngon nhất là họ sẽ làm việc đó hộ mình. 

Không phải tất cả đảng viên đều xấu, nhưng cái đặc quyền đặc lợi họ được hưởng khiến bọn xấu trong họ rất đông. Khi một kẻ nham hiểm đầy âm mưu ngồi bên một ông hiền lành thì hắn sẽ đè đầu ông, dìm ông chìm nghỉm. 

Cứ như vậy, một lớp váng càng ngày càng dày nổi lên ngự trị xã hội. Và cũng cứ như thế, những cái „cần câu“ to dần lên. Đến lúc nào đó nó to quá, gây khó chịu, sẽ thành cây củi. Càng lên cao, củi càng to. 

Tôi không quan tâm đến chuyện đốt lò, dù nó làm không ít người hả dạ và cũng bị đàm tiếu rất nhiều. Khi đã coi là củi thì người đốt phải hiếu rõ nguyên tắc „Tre già măng mọc“. Sẽ không có cái kết. 

Điều tôi quan tâm là tham nhũng ở ta đã thành căn bệnh toàn dân. 

Ở Đức cũng có tham nhũng. Nhưng tham nhũng chỉ xảy ra ở những dự án đầu tư của nhà nước từ hàng chục triệu EUR trở lên. Ở châu Phi đen tôi từng đến cũng vậy, tham nhũng chỉ xảy ra ở cấp cao nên cuộc sống của dân ít bị ảnh hưởng. Ở Việt Nam nạn tham nhũng xảy ra tràn lan, ở mọi nơi, mọi cấp. Cứ dính đến nhà nước thì từ trường học, bệnh viện, ra phường, lên thôn, xã, đến công an, công chứng, chỗ nào cũng khó. Người dân cùng cực.

Tôi hay dính đến bệnh viện vì có cha mẹ già. Vậy chỉ dám kể về nó. Đây là khâu gây nhiều nhức nhối cho dân, nhất là người nghèo ở xa về tp. Nhức nhối này được nhân đôi, nhân ba, vì chăm sóc người bệnh là việc của bao người nhà đi theo.

Theo Worldbank Việt Nam chi hàng năm 5,25% GDP cho y tế, Thailand chi 3,97%, Singapore 4,08%. Việt Nam có 2,6 giường bệnh/1.000 dân, Thailand có 2,1 và Singapore 2,5 [1]. Còn nhiều con số khác cho thấy y tế Việt Nam tương đương với mức độ của khu vực. Nếu kể cả số tiền khổng lồ mà người dân phải bỏ ra mỗi khi đến bệnh viện, từ lót tay y tá đến tiền mổ, tiền chụp chiếu v.v thì có lẽ phải 7-8% GDP của dân ta đổ vào ngành y. 

Tôi không biết về miền Nam, chỉ biết nền „Y tế ba cấp ở miền Bắc“ trước 1975 tuy nghèo nhưng vẫn là một điểm sáng ở Đông Nam Á. Nay thì người Việt có tiền toàn chạy sang Sing hoặc Thailand để chữa. Nếu kể cả số tiền đó, có lẽ người Việt mất đến 9% GDP cho chữa bệnh. Với 40 tỷ USD/năm, một nhà nước mạnh sẽ tạo ra một nền y tế nghiêm chỉnh.

Ở Việt Nam, được chữa bệnh không phải là quyền, mà là được ban ơn. Điều này đi vào tiềm thức của người dân nên họ sợ từ ông bảo vệ bệnh viện đến cô hộ lý bán nước sôi. Còn bác sỹ là thánh sống. Tôi chăm má tôi ở bệnh viện, phải làm tất cả mọi việc mà lẽ ra y tá, điều dưỡng phải làm. Y tá đến bảo đưa bà đi chụp phim, siêu âm. Tôi bế bà lên xe lăn, đẩy đi. Cô y tá  cầm giấy tờ đi bên cạnh. Đến đâu cô cũng vào nói chuyện với bác sỹ, rồi kêu tôi vào nhấc bà lên giường siêu âm hay đỡ bà vào máy x-quang. Tôi vui vẻ làm thay cô, vì gì cũng là chăm má mình. Cô không đòi gì cả, nhưng má tôi cứ giục phải lấy tiền biếu cô. Đối với bà, lót tay là đương nhiên. Dù cô y tá không vòi tiền, nhưng việc bắt người nhà bệnh nhân làm công việc của mình chính là tham nhũng về đạo đức. 

Lạ ở chỗ, không mấy ai khó chịu về điều đó. 

-Lương thấp thì chỉ làm vậy thôi! Có người nói. 

Thế mà phải mất nhiều tiền mới được nhận làm điều dưỡng, y tá ở bệnh viện. Nhìn vào cuộc sống của họ cũng vô vàn điều cám cảnh. Rốt cuộc họ cũng là nạn nhân.

Những chuyện ngành y tôi kể chỉ là một ví dụ cho cái thực trạng chấp nhận là nạn nhân để coi đó là cái cớ cho vô trách nhiệm. Ở nơi khác người ta có thể đình công phản đối để đòi lương xứng đáng. Dàn xếp xong lại làm việc tâm huyết. Ở ta đình công thì không được, nhưng lười và vô trách nhiệm thì thoải mái.

Cả xã hội chấp nhận cái thực trạng đó. Kinh tế vẫn tăng trưởng, các nhà đầu tư đang rút khỏi Trung Quốc để chuyển sang Việt Nam. Đúng thế, vì chi phí nhân công và môi trường ở Việt Nam rẻ hơn bên đó, chứ không phải vì họ kém ta. Việt Nam vẫn tiến, nhưng vẫn tụt hậu. Người có tiền vẫn sang Sing, sang Thái chữa bệnh, cho con cái ra nước ngoài học. Hàng Thái vẫn thắng hàng Việt Nam trên thế giới, kể cả nông, hải sản. 

Tụt hậu thì ai cũng thấy, nhưng không nói ra nữa. Cả xã hội cứ chậm rãi, ổn định tiến lên nhờ lối sống mà người ta gọi là „giòng chính“ (mainstream) này. Ở trên vẫn an tâm tung cái cần câu ra để giữ quyền lực, khi cần biến thì nó thành củi để chứng tỏ sự nghiêm minh. Người ở dưới thì vẫn chạy theo cái cần câu, bụng đinh ninh rằng ta đã tiến xa thời buổi bo-bo trộn bột mỳ Liên Xô. 

Trước mắt tôi, cái mainstream đang lừ đừ chảy.

Nhưng tôi cũng nhận ra một thiểu số khác luôn tìm cách lội ngược giòng. Tuy lác đác, phải nhìn kỹ mới thấy, nhưng chúng làm cho bức tranh bớt đơn điệu.

Nguyễn Xuân Thọ

Sunday, February 12, 2023

Thơ của Lê Đức Thọ: LẼ SỐNG

 Đông qua thì xuân tới

Gió cuốn lá vàng rơi

Cành trơ chồi lại nẩy

Hoa tàn, hoa thắm tươi.

Trăng tròn trăng lại khuyết,

Nước khi đầy khi vơi.

Qua đêm là ngày đến,

Mưa tạnh đẹp bầu trời,

Cỏ cây tràn nắng mới,

Chuyền cành chim ca vui.

Quy luật là thế đó,

Đồng chí chúng ta ơi,

Xây chủ nghĩa xã hội,

Còn lắm bước chông gai,

Đường đi không thẳng tắp,

Quanh co còn kéo dài.

Phong trào khi lên xuống,

"Thất bại mẹ thành công"

Khó khăn không chùn bước

Không chán nản chờ thời,

Đừng kêu ca oán trách,

Tự phê bình không lơi,

Có ưu thì có khuyết,

Chớ ngại mắc điều sai,

Dám nhìn thẳng sự thật,

Đâu sợ ai chê cười.

Ngã xuống thì đứng dậy,

Biết tiến và biết lùi.

Quan điểm phải toàn diện,

Không chỉ nhìn một nơi,

Chống quan liêu bao cấp,

Chống kỷ luật buông trôi.

Giữ tập trung dân chủ,

Có cơ chế hợp thời.

Chống gia trưởng độc đoán,

Lắng nghe hết mọi lời.

Chống tham ô lãng phí,

Trong sản xuất, tiêu xài.

Chống địch đang phá hoại,

Len lỏi ở nhiều nơi.

Chủ động và sáng tạo.

Chính xác và kịp thời.

Quyết định thật dứt khoát,

Đừng nể nang xong thôi.

Chớ vội vàng, do dự

Không "đánh trống bỏ dùi".

Kế hoạch cho đồng bộ,

Bước đi cụ thể rồi,

Phải tập trung dứt điểm,

Và kiểm tra tận nơi.

Tổng kết rút kinh nghiệm,

Phổ biến cho kịp thời,

Phấn đấu không mệt mỏi,

Thời gian đâu đợi người.

ĐẤU TRANH LÀ HẠNH PHÚC

LẼ SỐNG Ở TRÊN ĐỜI.

Dù phong ba bão táp,

Thuyền vững chãi ra khơi,

Đoàn kết là sức mạnh,

Quyết tiến tới tương lai.

Mai này đất nước thắm tươi

Một mùa xuân mới đầy trời nở hoa.

Mùng 1 tháng Giêng năm 1986

Lê Đức Thọ

(copy từ trang của Lực lược hỗ trợ chiến lược - Tác chiến điện tử)

Saturday, February 11, 2023

Bước chân đầu tiên

Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân. Với người Việt, bước chân đầu tiên là bước tới đại sứ quán để xin Visa. Muốn đi Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Úc mình đều phải xin visa, Và chờ đợi có khi hàng tháng trời để được biết kết quả, đôi khi có thể là sự từ chối. Khác nào mình bị đang cầm tù không thể bay ra thế giới ngoài kia. 

Sống ở Nhật bản, đất nước có cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. Mình có chút chạnh lòng không thể mua những vé máy bay giá rẻ khi vừa nhìn thấy như lũ bạn mà còn phải chờ kết quả visa, thường là rất sát với ngày bay. Tất nhiên, thêm vào đó còn là những khoản phí để có được những visa đắt đỏ, có nơi lên đến gần 200 đô. Mình còn phải mất thời gian đi xin giấy tờ và cung cấp cho họ bất kì những thông tin gì họ cần: xác nhận ngân hàng, xác nhận công ty, xác nhận lí lịch, xác nhận thu nhập, đôi khi là kết quả khám sức khỏe, trình độ tiếng anh vvv. 

Thật mệt mỏi phải không, nhưng mình vẫn làm vì mình biết rằng mình xứng đáng được nhìn thấy nhiều thứ tuyệt vời trong cuộc đời này.

Q U Y E N J A V I (FB)

Friday, February 10, 2023

ĐẠI TÁ BÙI VĂN TÙNG [1930-2023]

Vào lúc 3:10 phút sáng nay, Đại tá Bùi Văn Tùng đã thanh thản ra đi, hưởng thọ 94 tuổi. 

Tuyên bố đầu hàng mà ông soạn cho Đại tướng Dương Văn Minh đọc vào trưa 30-4-1975 là một trong những văn kiện quan trọng nhất, đánh dấu sự khép lại trang sử đau thương, kéo dài 30 năm, của người Việt.  

Trong giờ phút này mà nhắc tới tên tuổi trung tướng Phạm Xuân Thệ thì thật là xúc phạm vong linh ông, nhưng cũng vì sự kính trọng ông, chúng ta, có lẽ, cũng không nên né tránh.

Hình ảnh của đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó Trung đoàn 66, và trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn 203, được Borries Gallasch, phóng viên tạp chí Tấm Gương của Cộng hòa Liên bang Đức, người châu Âu duy nhất có mặt bên trong Dinh Độc Lập vào thời điểm đó, mô tả cực kỳ đối lập. Đại úy Thệ thì rất võ biền, trung tá Tùng thì đàng hoàng đĩnh đạc. 

Borries Gallasch viết: “Tay Thệ cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la lớn yêu cầu ông Minh ra đài phát thanh. Nhưng tướng Minh không muốn đi… Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của quân Giải phóng, Chính ủy Bùi Văn Tùng, xuất hiện... Ông Tùng quyết định cho đưa vị tổng thống bị bắt giữ đến đài phát thanh”. 

Trong cuốn sách Borries Gallasch là chủ biên, xuất bản tại Tây Đức vào tháng 9-1975 không nhắc gì thêm về Thệ. Trong khi, mô tả rất rõ việc Chính ủy Bùi Văn Tùng “thảo lời đầu hàng trên một tờ giấy màu xanh”.

Borries Gallasch viết điều mà ông chứng kiến ngay trong ngày 30-4-1975, ông mất năm 1981, khi chưa biết cái ngày bên thắng cuộc lại có một “Lý Thông” xuất hiện.

Cũng trong sáng nay, khi nghe tin Đại tá Bùi Văn Tùng trút hơi thở cuối cùng, tôi mở lại Hồi ký của Thượng tướng Trần Văn Trà. Trong tập “Kết Thúc Cuộc Chiến Tranh 30 Năm” xuất bản năm 1982 (bắt đầu viết 1978), đoạn tiến vào Dinh, không thấy chỗ nào Danh Tướng này nhắc đến Thệ hay Trung đoàn 66. Trong khi, ông cho biết một điều rất quan trọng: “Khi Lữ 203 xe tăng của Quân Đoàn II đến cầu xa lộ Đồng Nai thì bộ binh vẫn còn ở xa chưa đến kịp”. 


Không thể chờ bộ binh, Lữ 203 phải nhờ vào Trung đoàn 116 đặc công biệt động. “Trừ 2 đại đội ở lại giữ cầu, toàn bộ Trung đoàn 116 ngồi lên xe tăng của Lữ 203 cùng hợp đồng chiến đấu”. Từ đấy vào đến Dinh Độc Lập cả Lữ 203 và Trung đoàn 116 còn phải đổ máu rất nhiều. 

Các chỉ huy của Trung đoàn 116 có mặt trong xe tăng thứ 3 vào Dinh nhưng chưa từng có ai lên tiến tranh công với đồng đội.

Lịch sử không thấy nói ở thời điểm chiếc xe Jeep mà Trung đoàn 66 thu được do chiến sỹ Đào Ngọc Vận lái chở trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ chạy vào Dinh, Trung đoàn 66 đang ở đâu. 

Và, lịch sử sẽ dành trang nào cho một chỉ huy có hành động bỏ quân, bỏ đơn vị “xông lên” cái nơi chỉ còn “mâm cỗ” ấy.

Trong thập niên 1990s và 2000s, tôi phỏng vấn Đại tá Bùi Văn Tùng không ít lần. Ông là một người lính quả cảm, trí tuệ nhưng giản dị và vô cùng trung thực. Có thể nói, ông là một trong những sĩ quan QĐND Việt Nam mà tôi kính trọng nhất. 

Những người thực sự anh hùng hoặc đã chết trong chiến tranh, hoặc vô danh, hoặc lặng lẽ, không màng tới một hào quang nào, như ông.  

PS: Tuyên bố đầu hàng của Đại tướng Dương Văn Minh Trung tá Bùi Văn Tùng viết ngắn gọn: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố Chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam”. 

Tướng Dương Văn Minh đọc xong, Trung tá Bùi Văn Tùng đọc tiếp: “Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”.

Trương Huy San

Thursday, February 9, 2023

HÃY VUI SỐNG!!!

* Sinh ra với một tờ giấy- Bắt đầu cả cuộc đời.

* Tốt nghiệp với một tờ giấy- Phấn đấu cả một đời.

* Kết hôn với một tờ giấy- Dằn vặt cả một đời.

* Tiền bạc với một tờ giấy- Vất vả cả một đời.

* Vinh dự với một tờ giấy- Hư danh cả một đời.

* Khám bệnh với một tờ giấy- Đau khổ cả một đời.

* Điếu văn với một tờ giấy- Kết thúc cả một đời.

Coi nhẹ những tờ giấy này thì hiểu rõ cả một đời.

Quên đi những tờ giấy này thì hạnh phúc cả một đời.

Bởi giấy tờ chỉ là chứng từ, ko bằng sống bằng nhiệt huyết, quan tâm đến nhau bằng tấm lòng và tình thương yêu chân thành từ cái tâm của mình.

VÌ VẬY:

Hãy vui sống với tuổi già

Trước tuổi trung niên - đừng sợ hãi!

Sau tuổi trung niên - đừng nuối tiếc!

Hãy tận hưởng cuộc đời khi có thể.

Đừng đợi đến khi chân hết lết nổi rồi mới tiếc nuối.

Khi nào thể lực còn cho phép, hãy đến thăm những nơi mình thích. 

Khi có cơ hội, hãy họp mặt cùng các bạn già.

Tiền gửi trong ngân hàng chưa hẳn là của bạn. Khi có dịp tiêu xài, hãy tiêu xài và hãy chăm lo tốt cho bản thân.

Bạn thích ăn gì, cứ ăn. Đừng quan trọng, nhất là bạn cảm thấy hạnh phúc.

Thực phẩm tốt cho sức khỏe - bạn nên ăn thường xuyên và ăn nhiều.

Thực phẩm không tốt cho sức khỏe - bạn cũng nên ăn nhưng ăn ít thôi chứ đừng nhịn.

Hãy chữa bệnh với sự lạc quan, dù bạn giàu hay nghèo.

Không tránh khỏi Sinh-Lão-Bệnh -Tử. 

Không có ngoại lệ.

Hãy để các bác sĩ chăm sóc thân thể bạn, để Thượng đế chăm sóc cuộc đời bạn và yêu thương bạn, còn bạn phải làm chủ lòng mình.

Con cái chúng ta sẽ tự xây dựng nên sự nghiệp của chúng.

Hãy lo giữ 4 báu vật của bạn:

1/ Thân thể già nua của mình. Vì không ai lo cho bạn tốt hơn là chính bạn.

2/ Tiền hưu trí. Đây là tiền “mồ hôi, nước mắt “ của bạn thì tốt nhất bạn nên giữ cho chính mình.

3/ Người bạn đời của bạn. Hãy trân quý từng khoảnh khắc còn được gần gũi người bạn đời.

4/ Các bạn già. Mỗi khi có dịp hãy tìm gặp người bạn già.

Mỗi ngày hãy cười vang, nhẩy nhót và vui với bạn bè.

Nước chảy xuôi chứ không bao giờ chảy ngược. 

Đời sống cũng vậy, 

HÃY VUI SỐNG!!!

(Copy & share từ nhóm Hungary-72, Phan Nguyễn Khánh đã đăng)

Nước Mỹ và người tạo ra ChatGPT

 NƯỚC MỸ LUÔN VỸ ĐẠI

Cô gái này - Mira Murati, 35 tuổi – mới là người thật sự tạo ra ChatGPT (Chat Generative Pre-trained Transformer) chứ không phải Sam Altman (CEO của OpenAI, công ty tung ra sản phẩm ChatGPT). 

Trong bài viết mới đây, TIME đã gọi Mira Murati là “creator” của ChatGPT. Một cách chính xác, Mira Murati là sếp đội ngũ kỹ thuật (CTO, Chief Technology Officer) đứng sau việc thiết kế và xây dựng kỹ thuật cho ChatGPT. 

Sinh tại San Francisco, tốt nghiệp Dartmouth College Hanover, Mira Murati có bảng thành tích khá dữ dằn: Từng làm trợ giảng tại Thayer School Of Engineering thuộc Dartmouth College; làm nhân viên phân tích cho Goldman Sachs chi nhánh Tokyo; làm kỹ sư cho Zodiac Aerospace; làm quản lý sản phẩm cấp cao cho Tesla (chịu trách nhiệm sản xuất xe Model X); làm Phó Chủ tịch sản xuất và kỹ thuật cho Leap Motion; làm Phó Chủ tịch bộ phận trí tuệ nhân tạo ứng dụng cho OpenAI; và từ tháng 5-2022 thì đảm nhận vị trí CTO của OpenAI. 

Nói cách khác, Mira Murati mới là “cha đẻ” của ChatGPT chứ không phải Sam Altman; và cô là một nhân vật trẻ nữa của nước Mỹ đang góp phần “thiết kế” tương lai thế giới, như Bill Gates với Microsoft; như Larry Page, Sergey Brin với Google; như Steve Jobs với Apple; như Jeff Bezos với Amazon; như Elon Musk với Tesla… Tinh hoa thế giới vẫn nằm ở nước Mỹ và thế giới vẫn tiếp tục được định dạng từ những người rất trẻ ở nước Mỹ.

Manh Kim

(copy từ Trang Văn chương miền Nam)

Wednesday, February 8, 2023

Nơi trú ẩn cuối cùng

 Chủ nghĩa ái quốc là chỗ trú ẩn cuối cùng của kẻ vô lại

SAMUEL JOHNSON

Tuesday, February 7, 2023

Nhật ký của tuổi già

 BỨC THƯ CỦA MỘT BÀ MẸ TỪ VIỆN DƯỠNG LÃO 

Năm nay tôi 82 tuổi, tôi có 4 người con, 11 đứa cháu, và 2 chắt, hiện tại thì tôi đang sống trong một căn phòng rộng chừng 12m vuông..Bây giờ nhà cửa không còn, những thứ xa hoa phù phiếm cũng không có, bù lại tôi được chăm sóc tận tình từ A đến Z; có người lo dọn dẹp phòng, chăn drap gối nệm sạch sẽ, cơm nước được lo tận nơi, mỗi ngày được đo huyết áp và cân đo thường xuyên, nói chung tôi không làm gì cả, mỗi giờ trôi đi là sự hưởng thụ trong tuổi già. 

Tôi rất nhớ! Nhớ tiếng cười đùa của lũ cháu, tôi không còn thấy chúng lớn tiếng cãi vã rồi vật nhau. Không còn được là trọng tài để phán xử đứa nào đúng, đứa nào sai. Nhớ chúng nhiều lắm. Tôi thèm được trở về nơi chốn cũ để tận hưởng không gian ấm áp của một thứ gọi là gia đình… 

Bây giờ các con tôi, có đứa thì cách 15 ngày đến thăm tôi một lần, có đứa thì ba bốn tháng mới thấy chúng một lần, và có đứa thì chưa thấy mặt nó một lần kể từ khi tôi đến ở Viện Dưỡng Lão này. 

Tôi nhớ da diết căn bếp ấm cúng của tôi, nơi đó tôi đã làm đủ các loại bánh, mùi bánh nướng thơm ngậy vẫn còn lưu giữ trong tiềm thức của tôi. À, còn mảnh vườn sau nhà nữa, đào xới đất để trồng rau, trồng hoa cũng một tay tôi dù lúc đó tôi cũng không còn khoẻ. Giờ thì mất hết rồi!

Tôi có sở thích đọc sách, giờ vẫn luôn có cuốn sách bên mình nhưng tôi không đọc được vì mắt đã mờ… 

Tôi không biết thời gian của tôi còn bao lâu nữa, còn bao lâu thì tôi cũng phải sống trong sự cô đơn và chờ đợi... 

Ở căn phòng này xem như ngôi nhà cuối đời của mình, tôi cố gắng xua đuổi nỗi buồn trong sinh hoạt hằng ngày, tôi như một nhóm trưởng, tôi giúp những người tồi tệ hơn tôi trong giới hạn cho phép của tôi qua những mẫu chuyện vui trong sách, những lời an ủi cho họ và cho chính tôi. Chúng tôi hát cùng nhau một bài hát cũ, và hôm sau tôi biết được người bạn phòng bên đã ra đi mãi mãi… 

Họ nói bây giờ tuổi thọ kéo dài hơn. Tại sao? Tôi phải sống trong nỗi cô đơn dài nữa ư? 

Lấp đầy sự trống trải bằng cuốn Album hình mà tôi đem theo đến đây. Hình cưới ngày xưa của tôi, hình lúc tôi sanh đứa đầu đến đứa cuối, hình tôi cười sung sướng khi ẵm đứa cháu đầu lòng, rồi đứa chắt bụ bẫm bên bà già đã đầy nếp nhăn. Hình gia đình đầy đủ, hình lúc ông chồng già của tôi bỏ tôi đi mà về với Chúa. Và đó là tất cả! 

Nếu được mơ ước thì tôi mong các con, cháu, chắc của tôi đừng bao giờ quên hai chữ "GIA ĐÌNH" ngay cả khi cha mẹ về già, các con nên xem đó là bổn phận phải chăm lo khi họ không tự lo được cho mình...

🛑Tôi hy vọng các thế hệ tiếp theo sẽ hiểu rằng Gia Đình là một Đại Gia Đình gồm nhiều thế hệ, gọi là sóng sau dồn sóng trước, như một chu kỳ tuần hoàn vì ai rồi cũng đến "sanh lão bệnh tử"...

Các con hãy chăm lo tốt cho cha mẹ khi họ về già...cũng giống như khi họ còn trẻ lo cho các con là chúng ta vậy... 

Chi Nguyen sưu tầm (Trang Văn chương miền Nam)

Ảnh st minh họa cho bài.

Monday, February 6, 2023

Tìm hiểu thêm về freelancer

 5 BÀI HỌC "VỠ LÒNG" ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT FREELANCER THÀNH CÔNG

Mỗi freelancer đều giữ cho mình một “bí kíp” để thành công trong sự nghiệp của mình. Thị trường thuê ngoài luôn có vô vàn công việc cho bạn lựa chọn.

Việc nghiêm khắc với bản thân trên con đường làm một freelancer khiến tôi đúc rút được vô số bài học.

1. Không có mối quan hệ không có giá trị, chỉ là bạn chưa nhìn ra thôi. Hãy luôn duy trì tất cả mối quan hệ khi làm freelance.

Là một freelancer, bạn sẽ hiểu được hơn ai hết tầm quan trọng của việc “networking” - quan hệ, thiết lập các mạng lưới đồng sự, đối tác, kiểu như vậy. Khi làm việc fulltime, bạn có thể không thích làm với người này, chán khách kia thì cuối tháng vẫn “ting ting”. Dòng tiền đều đặn ấy cứ chảy về và bạn không phải lo tìm thêm đối tác này hay khách hàng mới kia.

Đời freelancer khác vậy, bạn nhận ra rằng những điều người ta cho rằng thảo mai chính là sự hoạt ngôn cần thiết để “kiếm miếng cơm”. Dù bất kể bạn đang nói chuyện với quản lý marketing của một công ty hay nhân viên account mới vào nghề của 1 agency, hãy nhớ rằng đó có thể là khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai. Chúng ta không có những con đường thăng tiến thẳng tắp như trong một công việc full-time; chính những va chạm, hợp tác với người này người kia trong thế giới freelancer sẽ giúp bạn ổn định về công việc. Có trời mới biết đứa bạn ghét năm nào giờ đã lên làm quản lý của một công ty quảng cáo còn cô nhân viên “quèn” ngày nào bạn chê bai giờ đã có trong tay mối sản xuất nội dung mà bao đám freelancer mơ trúng được.

Dân freelancer, đôi khi hơn nhau không ở kỹ năng công việc, cốt ở việc xây dựng mối quan hệ. Từ chối một cơ hội làm việc, bạn có thể mất đi rất nhiều những cơ hội khác. Thế giới truyền miệng của freelancer chắc chắn tinh vi hơn hẳn việc gọi điện thoại lại công ty cũ để kiểm tra sơ yếu lý lịch của một ứng viên.

2. Nếu content là vua thì deadline là “thượng đế”

Đừng nói hay nói dở gì về bản thân, nếu một cái deadline không nộp đúng hạn, bạn đã mất điểm nghiêm trọng với người thuê ngoài rồi. Người ta không thuê một freelancer chỉ vì chất lượng công việc tốt mà điều mấu chốt là thời gian nhanh gọn, xử lý được khối lượng công việc lớn trong một thời gian chắc chắn là ngắn hơn các nhân viên fulltime. Chất lượng công việc rất quan trọng nhưng đảm bảo được đúng deadline là điều nhiều người cần nhất.

Với những freelancer mới bắt đầu vào nghề, cái khó là vừa đảm bảo được đúng chất lượng sản phẩm, vừa làm sao để trả được đúng deadline. Có những công việc như viết lách, thiết kế, đôi khi người ta có thể đổi chất lượng sản phẩm cho câu “tùy quan điểm mỗi người” nhưng deadline thì chẳng có quan điểm khác nhau gì hết, đúng giờ là phải trả. Bài học vỡ lòng về deadline, đơn giản vậy thôi mà nhiều người cũng không làm được.

Một chia sẻ nhỏ nữa là bạn có thể trả sản phẩm trước deadline để họ thấy rằng mình là người làm việc có trách nhiệm. Tuy nhiên cũng đừng gửi quá sớm, không nhiều người có thể nghĩ rằng bạn làm ẩu. Làm công việc tự do, bạn sẽ hiểu sự co kéo về thời gian, dù chỉ vài phút đến cả giờ, nó nhạy cảm và tinh tế thế nào.

3. Đọc và không ngừng tìm hiểu kiến thức mới

Khi nhận sản phẩm đầu tiên cho việc viết bài quảng cáo về nhóm ngành hàng tiêu dùng, tôi đã nghĩ việc viết lách cũng khá đơn giản. Dần sau đó, có nhiều sản phẩm “khó nhằn” hơn như bất động sản, dược phẩm, thời trang. Thậm chí, tôi đã từng có nhận được đơn đặt hàng viết cho băng vệ sinh hay dung dịch vệ sinh phụ nữ, còn tôi là nam giới. Vậy có nhận không? Có chứ, tất cả đều là tiền mà.

Bạn muốn công việc phát triển đa dạng thì càng phải đọc và tìm hiểu kiến thức mới, đặc biệt là những người làm trong mảng viết lách. Đừng nghĩ rằng có một giọng văn hay, cách hành văn hiện đại là có được sự hài lòng của khách hàng nếu kiến thức về sản phẩm của bạn rỗng tuếch. Làm freelancer giống như làm “dâu trăm họ” vậy, mà đã là dâu trăm họ thì mỗi họ một tính cách, một đặc điểm, nếp sống, văn hóa - việc của bạn là phải am hiểu những điều đó để làm một cô dâu tốt.

Nhiều bạn freelancer nghĩ rằng mình có kỹ năng và kinh nghiệm là giỏi rồi. Anh bạn tôi cũng làm copywriter đã từng “điếng người” khi nhận được phản hồi của khách hàng sau một bài viết về trí thông minh nhân tạo: “Người viết không có kiến thức gì về ngành IT cả”. Tất nhiên, anh ấy không biết gì thật và những con chữ hoa mỹ cũng không thể nào che được sự yếu kém trong kiến thức dù đã làm nghề cả chục năm.

4. Không được bán phá giá bản thân

Hiểu được bản thân đã khó, hiểu được vị thế của mình trong một nghề nghiệp lại càng khó hơn. Thế giới freelance đôi khi như một cuộc đấu giá ngược, người nào ra được mức giá thấp nhất sẽ chiến thắng trong một phiên tìm freelancer. Nhiều người đứng giữa lằn ranh: Chọn hạ giá để lấy được “job” hay giữ nguyên giá của bản thân và chờ công việc phù hợp?

Những người đi thuê ngoài, họ hiểu hơn ai hết việc “tiền ít thì không thể có cái gì thơm cả” - chất lượng song hành cùng chi phí. Tuy nhiên, vì nhiều người sẵn sàng đẩy giá trị của sản phẩm do mình làm ra xuống nên mới có những cuộc cạnh tranh khốc liệt. Nhưng hãy nhớ rằng, đừng phá giá bản thân, đừng để mình lúc nào cũng phải đắn đo giành giật mấy bài viết “chuẩn SEO, 1000 từ, độc đáo” với giá “30 nghìn”. Đôi khi, sự cân nhắc giảm giá có thể đến từ yếu tố người quen (lần đầu), bài viết thử, một hợp đồng rất lớn… nhưng cũng phải cho người thuê biết, giá tôi không rẻ và đổi lại cho anh chị chất lượng sản phẩm tuyệt vời.

Đừng bán phá giá bản thân để rồi đến lúc, chúng ta sẽ phải hoài nghi về năng lực của chính mình. Là một freelancer giỏi, không nên lao vào cuộc đua giảm giá, hãy lao vào cuộc đua hoàn thiện bản thân và khẳng định chất lượng sản phẩm.

5. Đừng đi quá giới hạn chịu đựng

Nhiều người làm freelancer một thời gian bắt đầu thấy uể oải khi cuộc sống bị thay đổi: Có người phải thức đêm hôm, cường độ làm việc dày, lịch sinh hoạt hoàn toàn bị xáo trộn. Freelancer, tích cực thì là linh hoạt và không gò bó, nhưng tiêu cực là bạn luôn phải sẵn sàng cho khách hàng bất cứ sáng trưa hay đêm khuya. Nhiều bạn trẻ đang vừa bán sức, bán kiến thức cho công việc freelancer mà còn đang bán rẻ tuổi trẻ của mình với thời gian làm việc freelance còn nhiều hơn thời gian nghỉ ngơi.

Không ít người chắc cũng từng như tôi, khách ốp một deadline vào sáng sớm nhưng tối hôm trước mới gửi kèm lời nhắn “em cố giúp chị nhé” hay “thiết kế cần duyệt gấp lên bài cho kịp” dù đã là 12 giờ đêm. Chúng ta cứ lao đi theo công việc, bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ “làm nhiều hưởng nhiều” nên cứ ôm thêm bao nhiêu nữa bất chấp sức khỏe.

Làm freelance cũng cần biết giới hạn của chính mình, sức khỏe, tinh thần và quan trọng là khả năng sáng tạo. Bạn không thể đốt hết ngần đó thứ để rồi ngã gục trong mệt mỏi và nhận ra rằng số tiền công việc freelance kiếm được không lại tiền thuốc thang hay đánh đổi niềm vui gia đình. Một freelancer giỏi sẽ biết làm sao để kiếm được số tiền nhiều nhất trong khoảng thời gian tối ưu nhất, vừa cân đối cuộc sống cá nhân, công việc freelance và cả công việc toàn thời gian.

Suy cho cùng, “làm freelance” cũng không phải làm một cái gì cụ thể. Thế giới công việc thuê ngoài đã phát triển đa dạng tới mức chính những freelancer cũng phải ngạc nhiên khi mọi thứ trở nên chuyên nghiệp, chuẩn chỉ, nghiêm túc và đôi khi khó khăn hơn cả công việc chính. Nếu không tự đặt cho bản thân những nguyên tắc để đi theo, chắc chắn sẽ rất khó cho bạn thành công với nghề, bất cứ nghề gì.

⭐ Trích FREELANCER: MUỐN TỰ DO PHẢI TỰ LO (Anh Tuan Le)

- Cuốn sách giúp bạn vượt qua khủng hoảng "tự lo" của Freelancer

(copy từ net)

Học, học nữa, học mãi: nâng cao hiểu biết ở mọi lứa tuổi

 [Triết lý GD] Nguyên lý Tháo Lắp của Hướng Dương và Elon Musk

1. Một trong 3 phương pháp giáo dục chủ đạo của Hướng Dương là Tháo Lắp. Quá trình học tập trọn đời của một cá nhân đều liên quan tới tháo và lắp. Bắt đầu là tháo lắp đồ chơi, đồ gia dụng, tiến tới tháo lắp tri thức, văn bản và phát kiến. Tình cờ tôi tìm thấy bài báo này nói về bí quyết học tập của Elon Musk, có vẻ trùng với nguyên lý Tháo Lắp của Hướng Dương.

2. Elon Musk là một con mọt sách, mỗi ngày đọc 12 tiếng và tới 2 cuốn sách. Tuy nhiên, nếu chỉ đọc mà không biết cách đọc, đọc xong lại không biết sắp xếp như đa số người đọc sách, thì đọc vô ích, có khi lại ngộ chữ lẩn thẩn. Elon Musk làm điều đó dễ dàng, đọc nhiều vẫn sáng láng, sắc bén, sử dụng dễ dàng.

3. Hai kỹ năng giúp Elon Musk có trí tuệ và thành công siêu phàm là: đọc sách và tụ tập các chuyên gia. Đọc sách sẽ giúp ông tụ tập được các bạn bè là chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực mà ông sẽ triển khai công việc. Nếu không đọc sách chỉ "dựa hơi" làm sao biết ai là chuyên gia và có chuyên gia nào thèm chơi với loại ấm ớ. Ngược lại, có bạn bè giỏi sẽ giúp ông có động lực và định hướng đọc sách tốt hơn.

4. Mỗi ngày Elon Must đọc sách 12 tiếng. Và điều quan trọng là ông biết cách sắp xếp kiến thức theo hình cây, mà ở thân rễ là các nguyên tắc chính. Ông từng nói "“It is important to view knowledge as sort of a semantic tree -- make sure you understand the fundamental principles, ie the trunk and big branches, before you get into the leaves/details or there is nothing for them to hang on to.”

Điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình cây tri thức 37 của Hướng Dương.

5. Quan niệm của Elon Musk là trở thành expert generalist, là người có thể nghiên cứu rất sâu về các lĩnh vực khác nhau để có thể có năng lực chuyển và ứng dụng các tri thức ở các lĩnh vực khác nhau, thay vì các học truyền thống chỉ đi sâu và thành chuyên gia trong một lĩnh vực. Những người thành công trong quá khứ như Feynman, Neumann, Picasso, Leonard da Vinci, Poincare,... đều là những người học theo cách này.

6. Tất nhiên, ai cũng muốn giỏi nhiều lĩnh vực, nhất là ngày nay, mọi công việc đều phải kết hợp các tri thức rất tiên tiến, đòi hỏi nghiên cứu sâu ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đa số phải tạm hài lòng trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực hẹp để có thể hiểu sâu, do không đủ năng lực và thời gian. Tuy vậy, ngày nay trở thành expert generalist trở nên khả dĩ do có các công cụ công nghệ tuyệt vời và nếu theo phương pháp phù hợp. Thậm chí trong tương lai gần, điều đó càng trở nên bắt buộc.

7. Theo Elon Musk có hai nguyên tắc:

i. Tháo dỡ (Deconstruct) tri thức thành các nguyên lý cơ bản.

ii. Lắp ghép (Reconstruct) các nguyên lý cơ bản trong các lĩnh vực mới thành các tri thức mới

Ở đây việc dịch hai từ Deconstruct-Reconstruct là Phá hủy-Xây dựng lại thành Tháo dỡ-Lắp ghép, rõ nghĩa và dễ hiểu là theo nguyên lý Hướng Dương.

8. Tháo dỡ các tri thức đến khi chúng trở thành các "nguyên tố cơ bản", sẽ cho phép chúng ta xây dựng bất cứ thiết chế mới nào dựa trên các "nguyên tố cơ bản" đó. Đó là tư duy của thuyết nguyên tử, mô hình quark trong vật lý. Một cách tổng quát hơn, chúng ta cũng có các "nguyên tố cơ bản" của tri thức, tư duy, đó là các "nguyên lý cơ bản" mà Elon Musk tìm kiếm. Khi có "nguyên lý cơ bản" bạn sẽ học những điều mới rất nhanh, và nhớ rất lâu và chắc do liên hệ được với các tri thức đã biết.

9. Điều Elon Musk chưa nói tới là phương pháp Tháo dỡ và Lắp ráp theo nguyên tắc 37 mà tôi đã phát triển trên 20 năm nay, có thể áp dụng cho mọi người, và đã thành công với nhiều người, bất kể trong lĩnh vực nào, phục vụ công việc hay chỉ nâng cao hiểu biết, học tập, nghiên cứu và bất cứ lứa tuổi nào.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

https://www.lifehack.org/.../how-elon-musk-gains-massive...

Bạt núi cử đỉnh

 1. Người chiến thắng là người viết lịch sử. Tuy vậy, viết khéo mấy cũng có điểm không khớp nếu không trung thực. Có nghĩa là nếu như có nhiều điểm sẽ chìm xuồng, thì cũng có những điểm không hợp lý sẽ lộ ra. Tôi không phải người ngây thơ cho rằng lịch sử phải là một khoa học hoàn toàn. Sẽ có những vấn đề không bao giờ ngã ngũ, và vì thế người ta luôn viết lại sử, không phải để cho nó khoa học hơn, mà để truyền tải một thông điệp về thời đại người viết sử sống, qua cách nhìn nhận lịch sử. 

   2. Tôi thích Hạng Vũ hơn Lưu Bang. Nhưng điểm thích nhất không phải là "võ công trác tuyệt" hay sức mạnh "bạt núi cử đỉnh". Các sử gia phong kiến hay mô tả Hạng Vũ như một anh chàng võ biền, đầu đất, tốt tính kiểu đàn bà, sử dụng nhân sự vụn vặt. Tất nhiên hình tượng Hạng Vũ đã bị bóp méo bởi ý thức hệ của nhà Hán. 

   3. Nhưng có một điểm mâu thuẫn lớn là chi tiết về thời thơ ấu của Vũ. Chi tiết này kể rằng "Chú của Vũ là Lương dạy chữ cho Vũ, học chẳng nên. Lương bèn dạy võ nghệ cho Vũ, học cũng chẳng nên. Lương nổi giận. Vũ nói "Học chữ thời này chỉ cần viết được họ tên là đủ.  Võ nghệ dẫu giỏi cũng chỉ đánh được vài người, nhiều lắm là vài chục người. Tôi muốn học cái đánh được vạn người kia." Lương giật mình lấy làm lạ. Bèn dạy binh pháp cho Vũ. Vũ mừng lắm. Nhưng cũng chỉ học đại khái qua loa cho biết ý nghĩa chứ không chuyên sâu." 

   4. Câu chuyện trên chứng tỏ Vũ là một người có suy nghĩ lớn, không phải là thất học hay võ biền. Chắc chắn, Vũ học chữ không dở, nói là "chỉ cần đủ viết tên họ"  chỉ là một cách nói, ý nói thời chiến tranh loạn lạc cần gì học theo lối hủ nho, thơ phú, trường ốc. Nếu Vũ chỉ biết dăm chữ làm sao đọc được binh pháp. Việc Vũ chểnh mảng học võ, có vẻ mâu thuẫn với việc Vũ chỉ giỏi đem quân và tự mình lao vào đâm chém. Thực ra Vũ quan tâm tới điều binh khiển tướng hơn. Thậm chí, bày binh bố trận cụ thể Vũ cũng chỉ cần có các tướng và mưu sĩ lo, chỉ cần ra quyết định. 

     5. Một người như thế là có tầm suy nghĩ lớn, vượt thời đại, không thể võ biền, thiếu suy nghĩ. Thắng thua còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nhưng chắc chắn, tư tưởng "học cái đánh vạn người" mới là điểm hay của Vũ, cái gọi là "bạt núi cử đỉnh" có thể chỉ là hư cấu. 

     6. Gần đây có nhiều người đưa ra chứng cớ về việc mô tả Lã Bố là "hữu dũng vô mưu", "thất học" có vẻ không đúng. Lã Bố vốn là quan văn, gặp thời thế trở thành quân phiệt chữ không phải là loại không có chữ nghĩa. Hay Trương Phi vốn vẽ rất đẹp, giỏi thư pháp, nho nhã và ... đẹp trai.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Sunday, February 5, 2023

Con người là sản phẩm của xh: Lạc quan kiểu VN

 Những người Việt theo chủ nghĩa lạc quan thường viện dẫn những lời khen tụng của người nước ngoài dành cho Việt Nam như là bằng chứng của sự vượt trội về năng lực và phẩm chất của người Việt, bằng chứng của sự tiến bộ đáng tự hào về kinh tế và xã hội của đất nước, bằng chứng về sự đặc sắc và ưu việt của các nội hàm văn hoá truyền thống Việt, cả vật thể lẫn phi vật thể. Tuy nhiên, bản chất của sự khen tụng đó là gì? (Quốc Khánh)

VIỆT NAM HAY ĐƯỢC KHEN

Nguyễn Ái Việt (*)


1. Có hai lý do Việt Nam (cá nhân hay cộng đồng) hay được khen. Lý do thứ nhất là chúng ta thích nghe khen, sợ nghe chê. Tính cách này nổi tiếng, ai cũng biết, nên lời chê, nếu có, ít lọt đến tai.

2. Lý do thứ hai là điểm yếu cố hữu của văn hóa Tây Lông. Tôi cũng tự kiểm điểm là do sống, làm việc với Tây Lông nhiều nên cũng bị ảnh hưởng. Tây Lông rất hay tự chê mà nói đến VN toàn khen rối rít. Chúng ta hay suy luận quá lạc quan mà ít để ý đến động cơ của bọn hắn.

3. Bản chất Tây Lông là văn hóa xã giao. Đối với những người yếu kém, họ có xu hướng khen nhiều để có động lực và sự tự tin phấn đấu. Đối với bọn có chút bản lĩnh và tự tin thì chúng phê phán thẳng cánh để còn tiến bộ.

4. Vì vậy, nếu nghe chúng nói "ẩm thực Việt Nam hơn ẩm thực Pháp", "văn hóa Việt Nam đặc sắc hơn văn hóa Pháp",... thì nên hiểu là "món ăn Việt Nam ăn cũng được, văn hóa VN cũng có mặt hay, cố lên nhé." Không tin cứ cho ăn đồ VN 3 ngày liền xem, dọn bánh mì với đồ Tây ra, mặt chúng tươi rói, ăn ngấu nghiến.

5. Trong giao tế, biểu hiện lễ độ của Tây Lông là phép lịch sự nhân bản, trong khi sự cung kính của Đông Á là khúm núm, thỉnh cầu tình thương. Tương tự, thái độ tự tin mực thước của Tây Lông là sự sẵn sàng để hành động, trong khi ở Đông Á là sự khinh thường, ngạo mạn để dự ứng khống một "thắng lợi tinh thần".

~~~~~~

(*) Facebook nickname Aiviet Nguyen.

(**) Entry thứ 5 này nguyên là một comment của tác giả, được người chia sẻ tích hợp vào bài viết do tầm vóc sâu sắc và xác đáng của nó.

Ảnh đính kèm do người chia sẻ copy từ liên mạng để oánh dấu bài cho dễ tìm (nôm na là “chống trôi bài”).

(copy từ FB-Quốc Khánh)

Friday, February 3, 2023

Câu hỏi ngu

  1. Người ta thường hay nói "Không có câu hỏi ngu, chỉ có trả lời ngu". Đây là một kiểu dân túy, để khuyến khích việc đặt câu hỏi. Dĩ nhiên đặt câu hỏi vẫn hơn là không biết hay không dám đặt câu hỏi.

   2. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều câu hỏi ngu, có thể lấn át số câu hỏi thông minh. Có thể ước lượng trên 60% câu hỏi là ngu. Khoảng 30% là tầm thường. Số câu hỏi đáng suy nghĩ nhiều lắm chưa tới 10%. Số câu hỏi hay vô cùng hiếm.  Có thể nói, số lượng câu hỏi ngu là một đặc trưng cho trình độ phát triển. 

    3. Biết cách đặt câu hỏi sẽ là tâm điểm của giáo dục tương lai. Bởi vì câu trả lời sẽ do máy truy vấn đảm nhiệm. Dù hay hay dở, phương án trả lời trung bình sẽ làm đa số thỏa mãn, và sẽ trở thành tiêu chuẩn chân lý.   

    4. Có thể nêu ra vài ví dụ về câu hỏi ngu như sau: 

     i. Nêu 3 đặc điểm của thép

    ii. Nêu 4 đức tính của mẹ Suốt

   iii. Trọng lượng riêng của gỗ là bao nhiêu. 

     Một trong những đặc trưng của câu hỏi ngu thời hiện đại là những câu hỏi có thể dùng search engine để trả lời, chính xác hơn các thày. Trong vài năm tới, có thể sẽ có nhiều câu hỏi tưởng như thông minh sẽ trở thành ngu do sự phát triển của máy truy vấn. 

     5. Các câu hỏi có lẽ còn lâu mới trở thành ngu, bởi vì chưa bao giờ được coi là thông minh là các câu hỏi "tình cảm" 

      i. Em có yêu anh không? 

     ii. Theo bạn, sản phẩm của tôi có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không?

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Thursday, February 2, 2023

Trở lại cố đô: Ko gian Huế

Hoàng Thành (3)

Cung Diên Thọ

Bárcsak mindenki így tenne!

 

Trở lại cố đô: Ko gian Huế

Hoàng Thành (2)

Nghi Môn và Thế Miếu



Đọc sách: Suối Nguồn

 Howard Roark: "My way or no way"

  1. Trong các cuốn sách đọc trong vòng 40 năm trở lại đây, cuốn Suối Nguồn (Fountain Head) của Ayn Rand, là cuốn sách tâm đắc nhất. Cuốn sách sách này không dễ đọc. Nhiều người nói là thích nó, nhưng chưa có lẽ theo thời thượng, chưa chắc đã hiểu dù là phần nhỏ triết lý của nó, và cũng có thể chưa đọc hết. 

  2. Tôi được con gái tặng cho cuốn sách này nhân ngày sinh nhật, nhưng nhiều năm sau mới có thời gian đọc, nhân một chuyến đi Malaysia một tuần, khảo sát một ngôi đền Hồi giáo để thiết kế môt Bảo tàng Ảo theo yêu cầu từ phía khách hàng. Cuốn sách dày hơn 1000 trang, phải có thời gian như vậy mới đọc một mạch hết được. 

  3.  Tôi như đã sống cùng với nhân vật Roark. Trong thực tế, nhiều lúc tôi cũng có những cảm giác của Roark như khi anh phá hủy công trình của mình để khỏi phải nhìn thấy nó bị cắt xén, sửa đổi một cách ngu xuẩn. Có người nói tôi không phải là good business man, khi trao đổi với khách hàng về yêu cầu của sản phẩm, do khá bảo thủ với thiết kế khi triển khai (nhưng rất dễ thương và cởi mở khi đang thiết kế). Mỗi thiết kế, nếu như không phải chỉ là cắt dán mà là tâm huyết, một tổng thể chắc chắn không thể sửa đổi từng chi tiết, mà chỉ có thể phá đi thiết kế lại từ đầu. Tất nhiên tôi cũng rất thích cảnh Roark tới với Dominique lần đầu, rất bạo lực, cá nhân và ngẫu hứng.

     4. Gần đây, khi thiết kế một chương trình cải cách giáo dục, tôi cũng đã nói trước "My way or no way". Tôi có lẽ thích hợp làm nhà cải cách hoặc thiết kế hệ thống, chứ không phải là người bảo dưỡng hoặc nâng cấp hệ thống. Roark là người như vậy.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)