Thursday, May 26, 2022

Tâm tư đi đường (1): Đổ xăng

 Tôi tấp vào trạm xăng ở ngã tư Phú Nhuận ngay lúc người bơm xăng đi vào trong. Một cô gái và một chàng trai cũng dừng ngay cạnh tôi vì thấy các trụ xăng bên cạnh đều có nhiều người đang chờ đổ xăng.

Rất nhanh, người bơm xăng quay ra, anh ta tiến tới chiếc xe gần nhất và hỏi: 

- Ai trước?

Ko ai trả lời, anh ta cầm vòi định bơm. Ngay lúc đó tôi nói:

- Chú là người đến trước, nhưng chú chấp nhận cháu cứ bơm thế nào cho tiện cũng được vì mình có lấy số thứ tự đâu.

Anh ta lập tức tiến đến bơm xăng vào xe của tôi và nói:

- Ai đến trước thì cháu bơm thôi.

- Ok!

Sau đó, anh ta định bơm cho anh chàng đứng gần, anh này lập tức chỉ cô gái bên cạnh:

- Anh bơm cho chị này trước.

Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng ngay lập tức cảm thấy rất thoải mái dù vẫn còn bất ngờ, ko chỉ vì cái trật tự đúng quy củ ở cây xăng mà còn vì cái kết cục: nếu tôi cũng im lặng thì mọi chuyện đã ko xảy ra như thế!

Mong muốn của Tân Thủ tướng

 Tân thủ tướng Úc Anthony Albanese là ai? 

Như tôi dự báo hôm qua, đảng Lao động đã thắng cử và Úc đã có Thủ tướng mới tên là Anthony Albanese (dân chúng quen gọi thân mật là "Albo"). Ông này có một cuộc đời đáng ngưỡng phục và rất đúng với nghĩa ‘người lao động’. 

Trong bài diễn văn đắc cử, tân thủ tướng Albo nói: "Tôi muốn nước Úc tiếp tục là một quốc gia không có giới hạn hành trình cuộc đời của bạn, bất kể bạn sống ở đâu, bạn theo tôn giáo nào, bạn thương ai, hay bạn mang họ gì." [1]. 

Tại sao ông lại đề cập đến vùng miền, tôn giáo và họ? Tại vì những yếu tố đó có liên quan đến cuộc đời của ông. 

Ông Anthony Albanese tự hào rằng ông là người thủ tướng đầu tiên của Úc không xuất thân từ Anglo-Saxon. Ông sanh ra trong một gia đình mà thân mẫu là người gốc Ái Nhĩ Lan (Maryanne Ellery) và thân phụ là người gốc Ý (Carlo Albanese). Thoạt đầu, đọc qua họ của ông tôi (và nhiều người khác) nghĩ rằng ông là người gốc Albania (một quốc gia nhỏ ở Âu Châu). Thân phụ ông làm tiếp viên trên tàu thuỷ, nơi ông gặp và yêu cô Maryanne Ellery, lúc đó là hành khách trên chuyến tàu đi Anh. Bà Ellery mang thai Anthony, trong khi đó ông Carlo Albanese thật ra đã có vợ ở Ý (và ông chưa bao giờ định cư ở Úc). 

Anthony Albanese sanh ngày 2/3/1963 (tức non 60 tuổi) và không có thân phụ. Lúc đó, thân mẫu ông nói rằng cha ông đã qua đời vì một tai nạn xe hơi. Mãi đến 14 năm sau, bà mới nói thật cho Anthony biết rằng thân phụ ông vẫn còn sống và đang ở bên Ý. Qua bạn bè trong giới chánh trị và doanh nghiệp, Anthony lúc đó đã là một chánh trị gia thành danh và đầy quyền thế tìm lại cha mình vào năm 2009, và lúc đó ông phát hiện là mình có 2 người em cùng cha khác mẹ. Lần gặp đó, Anthony kể lại, rất ư là cảm động: 

"Ông ấy đi đến tôi và mở rộng vòng tay ôm tôi. Đó là một thời điểm rất thống thiết. Chúng tôi khóc nhiều lắm, và chúng tôi nói chuyện trong nhiều giờ. Tôi nghĩ ông ấy đã quá rộng lượng với tôi. Chúng tôi nhận ra rằng cuộc đời này rất phức tạp, và người Ý đã quen với khái niệm đó."

Thân mẫu ông qua đời năm 2002, thọ 65 tuổi. Thân phụ ông cũng đã qua đời năm 2014. 

Trước khi bước vào chánh trường, Anthony Albanese đã trải qua một cuộc đời đầy khó khăn và thách thức. Thân mẫu ông làm nghề quét dọn (cleaner) và rất nghèo. Nghèo đến nổi phải ở trong nhà do chánh phủ trợ cấp. 'Nhà chánh phủ' là những khu nhà do chánh phủ xây dựng để giúp đỡ cho những người không có khả năng mua nhà. Ông và mẹ ở trong một 'nhà chánh phủ' như thế ở một vùng lao động nghèo thuộc thành phố Sydney. 

Do đó, trang web của Đài truyền hình ABC chạy cái tít "From public housing to Prime Minister" (từ nhà chánh phủ thành thủ tướng). 

Tuy nghèo, nhưng mẹ ông quyết chí không để cho con mình bị thiệt thòi. Anthony Albanese lớn lên theo học ở một trường trung học Công giáo, và sau khi tốt nghiệp trung học ông theo học kinh tế tại Đại học Sydney. Ông là người đầu tiên trong gia đình tốt nghiệp trung học.

Trong lúc tranh cử, ông cựu thủ tướng Scott Morrison có nói một câu làm cho công chúng Úc không hài lòng, nếu không muốn nói là xúc phạm. Đại khái, ông Morrison nói rằng ông ngưỡng phục ông Albanese, người lớn lên trong khu 'nhà chánh phủ' và ông đã không bao giờ quên cái gốc của mình. Rồi ngay sau đó, ông Morrison nói rằng để làm cái công việc của thủ tướng, với một xuất thân như ông Albanese thì rất khó có thể điều hành quốc gia và nền kinh tế. Cách nói của ông Morrison được xem là một kiểu "khen đểu" và hạ nhục đối phương, và càng làm cho công chúng mất cảm tình với ông Morrison, một người thuộc giai cấp trung lưu. 

Anthony Albanese tham gia hoạt động chánh trị khá sớm. Ngay từ thời sinh viên, ông đã tham gia đảng Lao Động và từng là một quan chức nghiên cứu của đảng dưới thời Thủ tướng Bob Hawke. Năm 22 tuổi, Anthony được bầu làm thủ lãnh Young Labor (những đảng viên Lao Động trẻ tuổi). 

Năm 1996, ông được bầu vào Quốc hội. Năm 2007, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ phát triển chánh phủ địa phương và bộ trưởng cơ sở hạ tầng và giao thông. Năm 2013 ông trở thành Phó lãnh đạo đảng Lao Động và Phó Thủ tướng. (Ở Úc, chỉ có 1 Phó Thủ tướng). Sau 2013 đảng Lao Động thất cử, và năm 2019 lại thất cử, thì ông được bầu làm người đứng đầu đảng Lao Động cho đến nay. Năm nay, ông sẽ trở thành Thủ tướng ở tuổi 59. 

Cuộc đời và sự nghiệp của ông là một minh chứng cho câu nói 'có công mài sắt, có ngày nên kim'. Ông Albanese xuất thân từ giai cấp lao động thật sự, lớn lên trong tình thương của bà mẹ đơn thân với đầy khó khăn. Ông không có những yếu tố mà Việt Nam hay đề cập đến như 'con ông cháu cha' hay 'con cháu các cụ cả'. Ông đi lên bằng tài năng cá nhân và viễn kiến. Về viễn kiến của người lãnh đạo, ông nói: 

"Chánh trị gia thiếu viễn kiến để lãnh đạo cộng đồng trên những vấn đề lớn như giao thông công cộng thường che giấu sự bất động của họ bằng cách đổ thừa cho người khác khi bị chỉ trích."

Nhưng tài năng vẫn chưa đủ, mà còn phải có môi trường. Môi trường ở đây là thể chế dân chủ và môi trường xã hội Úc. Nếu ông sống trong một thể chế phi dân chủ thì chắc chắn sẽ không có một ông Anthony Albanese làm thủ tướng. Cuộc đời của ông là cả một bài học những gia đình thuộc giai cấp lao động: đó là cần phải đầu tư cho giáo dục. Cuộc đời của ông Anthony Albanese chính là minh hoạ cho câu nói lừng danh của Nelson Mandela: 

“Giáo dục là cỗ máy lớn của phát triển cá nhân. Qua giáo dục, người con gái của một nông dân có thể trở thành bác sĩ, người con trai của một thợ hầm mỏ có thể trở thành giám đốc mỏ, một người con của một gia đình nông dân có thể trở thành tổng thống của một quốc gia lớn." 

Từ bài học cá nhân, Anthony Albanese đã nhìn thấy vai trò của giáo dục cho tương lai của một quốc gia, khi ông tuyên bố rằng: 

"Nếu chúng ta cạnh tranh trong thế kỉ này, chúng ta phải cạnh tranh bằng trí tuệ." 

Câu này cũng rất đúng cho Việt Nam. 

[1] “I want Australia to continue to be a country that no matter where you live, who you worship, you would love, or what your last name is, that places no restrictions on your journey in life.”

Wednesday, May 25, 2022

Lạc lõng

 Một người bạn mình vừa phải đón cậu con trai đi du học ĐH được gần 1 năm mà bỏ giữa chừng đi về. Em kể là ở bển lạc lõng quá chịu không nổi. Không phải vì rào cản ngôn ngữ, nhưng tụi bạn tóc vàng có vẻ coi thường học sinh VN chỉ biết học, đời nhạt toẹt, nghèo trải nghiệm. Nhiều khi sự coi thường đó chỉ ngấm ngầm trong ánh mắt, nên không thưa kiện phạt tội kì thị được. 

Tụi nó khoe từng gap year đi làm thêm, đi du lịch nhiều nước, rồi đi Nam Phi làm từ thiện, rồi từng nhảy dù, lặn biển. Tới 18 tuổi tụi nó kiêu hãnh vì đã biết kiếm tiền, biết nấu ăn, biết tổ chức cuộc sống và có thể sống tự lập không nhờ vào bố mẹ. Tụi nó tự hào vì giàu trong tinh thần, ngồi với nhau nói chuyện về triết học, về chính trị, lịch sử, nghệ thuật, về sở thích... những đề tài mà SV Việt thường chỉ ngồi nghe, ko chen vào được.

Những bạn nhạy cảm sẽ cảm thấy đó cũng là 1 kiểu coi thường, rằng, mày chả có gì, chỉ có tiền.

Bạn mình cũng kể: Khi sang Mỹ mình nhìn thấy tụi học sinh phổ thông học khá nhàn. “Chơi ko à, tụ tập nhóm làm cái này cái kia hâm hâm”, nhưng hóa ra lượng kiến thức không hề ít. Vì chương trình học phổ thông rất thực tế, nhìn như chơi mà hóa ra học rất sâu. Thậm chí có cả những cái nhỏ nhít lắt nhắt mà lâu nay mình không để ý, như tắm làm sao cho lẹ, ko tốn nước, gấp vớ/tất sao cho khỏi lạc nhau, xếp đồ sao cho mất điện cũng ko bị vấp vào chân...

Có lần nhìn thấy thầy giáo dắt một nhóm HS đi siêu thị, vui vẻ nhẹ nhõm. Nhưng rồi trong buổi đó tụi học sinh được học cách tính toán chi tiêu, đánh giá bao bì, thiết kế, màu sắc trên quầy hàng, học đọc các thành phần ghi trên sản phẩm…

Học sinh được dạy chọn thực phẩm, chọn công ty sản xuất, chọn công ty phân phối. Dạy về đọc hạn sử dụng, cách sử dụng. Tụi nó uống sữa xong thì làm bẹp hộp lại rồi cho vào thùng rác tái chế. 

Nhà có tới 3 thùng rác, nếu bỏ lộn rác thải thường vào rác tái chế hoặc ngược lại là sẽ bị phạt. Tiền rác được tính tương ứng trên hóa đơn nước, nếu nhà nào xài càng nhiều nước thì cũng có nghĩa là nhà đó phải đóng càng nhiều tiền rác hơn. Thiệt đơn thiệt kép!

Những điều nho nhỏ này HS ở mình thường không để ý! Ở nhà, thường các bé được ông bà và người giúp việc chiều lắm, cơm nước mang tận bàn học. Khi đói thì chỉ cần mở tủ lạnh thấy gì thì ăn nấy, không cần để ý. Đến khi di du học thì mới thật sự vật vã. Có bạn phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm, có khi chỉ vì hộp sữa khui ra rồi để quên ở bàn ăn, tới tận sáng hôm sau vẫn tỉnh bơ rót ra ly uống. 

Có nhóm du học sinh còn bị bắt phạt vì câu cá, bắt hải sản ko đúng quy định, thậm chí bị bắt vì đã bắn chim trời để nướng ăn.

Tài liệu Y Tế Thế Giới nói 70% người Việt nhiễm HP dạ dày. Con số thực tế có thể còn cao hơn. Hic hic, Ở Bắc Mỹ, Pháp, người Việt cũng vẫn đang đứng top trong mọi sắc dân về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cần phẫu thuật. Thói quen ăn uống và sinh hoạt của chúng ta là nguồn gốc của rất nhiều bệnh tật.

Các ba mẹ ạ, con chỉ biết làm Toán, làm Văn, nói tiếng Anh mà không biết cách sống văn minh, thiếu trải nghiệm, không giàu có về vốn sống, thì thiệt thòi cho con quá! 

Rất nhiều thứ quan trọng có thể học ờ nhà, ở xung quanh và miễn phí. Giảng đường đâu phải là nơi duy nhất để con học đâu! 

Tác giả:Thu Hà

Tuesday, May 24, 2022

SEA Game 31 và các doanh nghiệp hàng đầu

 Hãy nhìn vào tấm biển đề tên các doanh nghiệp (chắc là tài trợ bữa tiệc) của Thái Lan sau tấm brackrop, đừng để ý đến người phát biểu.

Đó là 12 doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Thái Lan đang làm ăn tại Việt Nam. Trong đó, ThaiBev là công ty đã mua lại Saigon Beer của VN, Central Retail là công ty đã mua lại hệ thống bán lẻ nổi tiếng Big C, C.P là công ty chăn nuôi lớn nhất tại VN đã vào nước ta từ những năm 1990-1991.

Đáng chú ý hơn, địa điểm mà họ tổ chức là KS Melia Hà Nội cũng đã được người Thái nắm giữ cổ phần.

Đó đều là các nhãn hàng, thương hiệu nổi tiếng về sản xuất.

Hôm qua, họ đã tổ chức tiệc với các VĐV Thái Lan thi đấu Seagame 31 tại nước ta.

Và hãy thử hình dung, một ngày nào đó, các VĐV VN thi đấu Seagame tại Thái, có hay không có DN VN nào đang hoạt động tại Thái cũng sẽ tổ chức như vậy?

Nhìn sang các DN hàng đầu của ta thì sao, không phải toàn bộ nhưng quá nhiều toàn là các DN kinh doanh bất động sản, khoáng sản hay nói đúng hơn là giàu lên từ đất, số DN trực tiếp sản xuất ra hàng hoá chiếm tỉ lệ rất thấp.

Mình nói chuyện với một ông anh làm về lĩnh vực sản xuất cũng phải thừa nhận, có nhiều lúc bọn anh cũng sốt ruột lắm, sản xuất quần quật cả ngày, đêm mà lợi nhuận một nhà máy/cửa hàng không bằng một căn biệt thự mấy chục tỷ…

Mình lại bảo, nhưng cũng có những ông đang làm sản xuất sang BĐS dẫn đến sản phẩm đi xuống, bản thân thì dính dáng đến pháp luật. Ông anh bảo, đó là bi kịch của doanh nhân.

Quả đúng như vậy, một khi lợi nhuận từ buôn bán, chuyển nhượng BĐS quá cao, khó ai yên tâm một một chỗ để nặn cái bánh bao, chiên cái bánh rán; nhặt từng quả trứng, thu từng bắp ngô cho được…

Tất cả đổ xô vào đất, rồi đất sẽ bị bỏ đó, của cải không sản xuất ra được…

Rất đáng suy ngẫm.

Tác giả tút này là Lê Hân

Monday, May 23, 2022

Bóng đá SEA Games 31: U23 VN đã rất may mắn vì ko thua!

 «CHỦ-NGHĨA ÁI-QUỐC TÚC-CẦU» của NGƯỜI VIỆT

Chiến thắng của Tuyển U23 Việt trong trận chung kết môn bóng đá nam SEA Games 31 tối 22 tháng 5 hoàn toàn do may mắn, chứ không hề do sự vượt trội của năng lực.

Tuyển U23 Thái rõ ràng cầm bóng nhiều hơn, tấn công sắc sảo hơn, và đã có không ít cơ hội ghi bàn trong những tình huống mà tuyến phòng thủ của Tuyển U23 Việt thực sự chệch choạc và tê liệt. Vấn đề của người Thái chỉ là thần May Mắn đã không niềm nở với họ.

Việt Nam trận này chơi phòng ngự - phản công cũng không phải là một sáng tạo gì ghê gớm, mà là sự lựa chọn không mạo hiểm của kẻ yếu. Trong mọi trận túc cầu, khán giả được tận hưởng nhiều nhất khi cả hai đội cùng chơi tấn công và khi đó, dĩ nhiên, số bàn thắng sẽ nhiều hơn. Lối chơi phòng ngự - phản công và việc chỉ có 01 bàn thắng duy nhất sau hơn 2 phần 3 thời gian trận đấu không thể ghi bàn trong điều kiện lợi thế sân nhà tự nó nói lên rằng Tuyển U23 Việt không hơn gì Tuyển U23 Thái về đẳng cấp, thậm chí vẫn còn non hơn đối thủ về cả kỹ thuật cá nhân, kỹ năng hiệp đồng đồng đội, tâm lý thi đấu và thể lực.

Mặt khác, một chiến thắng cơ bắp trình còi ở tầm khu vực có đáng để tự hào thái quá như thế không? Thực chất, sự khao khát chiến thắng trong môn bóng đá nam và cách ăn mừng chiến thắng (nhắc lại là đạt được do may mắn) như đang thấy chỉ là sự phản ánh của một tâm lý tự tôn đã bị vùi dập thường xuyên dưới mặc cảm yếu đuối và tự ti, và bị tổn thương triền miên bởi những thất bại ê chề trong hầu như mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế - xã hội đến chính trị. 😳

Nguyễn Quốc Khánh

Sunday, May 22, 2022

CLB Những người thích cười: Họp phụ huynh

 2022/05/22: Họp phụ huynh tổng kết niên học 21-22.

Ý kiến giải thích vs “Lý do điểm thi học kỳ 2./ lại thấp hơn học kỳ 1./“ = {

Các vị phụ huynh cũng biết đấy..., Với HK 1./, ta thi on-line, trông thi không được chặt chẽ như mong muốn...

+ Các con vẫn nhắn tin hỏi được nhau.

+ Những con khá thì tự vào mạng tìm lời giải.

Thế nên, điểm HK 1./ cao là điều ‘không tránh khỏi’...

}

Tạ Hoàng Linh

Thursday, May 19, 2022

LÒNG YÊU NƯỚC

 Quốc gia thường chia thành 2 nhóm:

1. Có nghĩa vụ nộp thuế

2. Có quyền tiêu tiền thuế

Khi thiếu tiền, nhóm 2 thường kêu gọi lòng yêu nước của nhóm 1.

Ngô Mạnh Hùng

Wednesday, May 18, 2022

Mô hình 3-3-3 cho doanh nghiệp và năng lực cá nhân,

 1. Có lẽ tôi có thiên hướng về xã hội nhiều hơn. Tôi luôn quan tâm tới con người, sau đó là về các tổ chức xã hội, trong đó doanh nghiệp có vẻ đơn giản nhất. Tìm hiểu về con người và cấu trúc xã hội luôn làm tôi thấy vui sướng và lý thú. 

    2. Thật không may (hoặc may), tôi lại theo nghề nghiệp phải nghiên cứu nhiều về tự nhiên, rồi CNTT. Tôi làm việc không đến nỗi tồi, nhưng tôi chỉ thấy trách nhiệm như một chuyên gia, không thấy niềm vui như khi đọc sử, ngôn ngữ, tâm lý và xã hội học. Thực ra nắm được quy trình học thì làm việc gì cũng được.

   3. Tư duy Toán học giúp tôi phát biểu các bài toán một cách hình thức theo nhiều cách. Tư duy Vật lý, cho phép tôi nhận thức sự vật có phương pháp. Tư duy CNTT giúp tôi tách mọi bài toán thành các bài toán đơn giản hơn và tích hợp cái đơn giản thành những điều thần kỳ. 

   4. Phát biểu bài toán một cách hình thức theo nhiều cách cho ta sự liên tưởng giữa nhiều vấn đề không liên quan mà đôi khi lời giải một bài toán khó chỉ vì nó khoác một cái áo phi hình thức quá dày, trong khi lột bỏ chiếc áo đó, lời giải sẽ vô cùng đơn giản. Nhìn sự vật có phương pháp trước hết là tách được các hiện tượng khỏi bản thể khi nhận thức, thấy được cấu trúc của sự vật và chỗ đứng của mình trong vũ trụ (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng). Tách mọi bài toán thành bài toán đơn giản hơn là sự nhận thức, tích hợp cái đơn giản thành điều thần kỳ chính là hoạt động thực tiễn. 

    5. Kết hợp các tư duy này tôi luôn có một mô hình bản đồ của mọi sự vật để tìm hiểu nó. Muốn tìm hiểu sự vật nào tôi thường sử dụng một mô hình tách nó thành các thành phần. Số thành phần không quan trọng, đó chỉ là những mảnh cắt, nhưng tôi cho rằng chỉ 3-7 thành phần mới dễ tiếp thu và hiệu quả. Cắt đôi thì quá tầm thường và không thấy được động lực, mặc dù phép biện chứng hoặc thuyết âm dương, logic đều cắt đôi. Các thành phần nhỏ lại có thể cắt tiếp thành 3-7 mảnh đến vô cùng. Học hay nhận thức là việc phân tích mọi sự vật cần nhận thức thành một sơ đồ cây 3-7. Khi làm hay sáng tạo , từ cây 3-7, chúng ta sẽ dựng lại sự vật.

     6.  Đối với tôi số 3 là con số lý tưởng. Có lẽ do tôi không thích nhị nguyên. Bộ ba thần tượng của thần thoại Ấn Độ, có Visnu là thần chủ về kiến tạo, bảo vệ, Shiva là thần hủy diệt. Đó là hai mặt của mọi sự vật có Sinh và có Diệt. Tuy nhiên, thần Brahman là động lực phát triển, điều hòa, phối hợp giữa vòng quay Sinh-Diệt. Không có Brahman sẽ không có cuộc sống. Tôi nghĩ logic người Ấn Độ hơn hẳn logic nhị nguyên của chúng ta ở chỗ đó. Đạo Thiên Chúa cũng có 3 ngôi, Phật giáo cũng rất nhiều số 3: Tam Bảo, Tam Thế.

     7. Bên cạnh đó, có một khái niệm rất quan trọng mà tôi học được từ CNTT là view (góc nhìn). Với mỗi một view chúng ta có thể cắt sự vật theo cách khác nhau. Vì thế đơn giản nhất là sử dụng 3 view, mỗi view sẽ cắt sự vật thành 3 ngôi. Đó là bản chất của mô hình 3-3-3 tôi đã từng dạy cho nhiều khóa sinh viên. 

     8. Trước hết là mô hình tổ chức, được đưa vào để phân tích Kiến trúc doanh nghiệp. Kiến trúc doanh nghiệp thường được phân tích rất phức tạp, rất khó triển khai và phổ biến. Tôi sử dụng 3 view: Hoạt động, Thể chế và Nguồn lực. Sự thực, nếu chúng ta xây dựng bất kỳ tổ chức nào, xã hội hay doanh nghiệp, chúng ta đều quan tâm đến 3 vấn đề tương ứng với 3 view này: phải thiết lập được các hoạt động, các thể chế và có được các nguồn lực. Hoạt động của tổ chức sẽ tiếp tục chia thành đối ngoại, đối nội và xây dựng tiềm lực.

Thể chế gồm cơ chế, quy chế và thiết chế (tam chế). Nguồn lực gồm nhân lực, quy trình và tài sản (hạ tầng, tiền và thương hiệu). Tất nhiên các thành phần sẽ vận động tương tác với nhau rất dễ theo dõi và phân tích. 

       9. Tương tự chúng ta sẽ có một mô hình về năng lực cá nhân. Cũng chẳng cần tìm đâu xa, có thể nhìn con người theo 3 view: Tri thức, Kỹ năng và Đức tính theo mô hình KSA ( A nhiều người dùng Attitude nhưng tôi thích dùng Ability hơn, thậm chí Virtue). Cũng có thể sử dụng một mô hình khác mà tôi hay dùng hơn là Trí-Đức-Lương (năng) (TĐL)

        Trí năng là năng lực tư duy, Đức năng là năng lực cảm hóa, Lương năng là năng lực thị phi. Tư duy tốt thì biết phân biệt lợi hại.  Cảm hóa tốt thì biết phân biệt tốt (đẹp) xấu. Thị phi tốt thì biết phân biệt phải trái. Trí năng và Đức năng nhiều khi xung đột, gây ngộ nhận. Trí năng khách quan nhưng nhiều khi vô cảm. Đức năng dễ thuyết phục nhưng nhưng cảm tính đôi khi mù quáng. Lương năng có thể điều hòa giữa hai mặt, do đó quan trọng hàng đầu nhưng bị coi nhẹ nhất. Con người không có Lương năng không thể thành công (Tôi không quan niệm thành công phải chỉ gắn liền với Tiền bạc hay Danh vọng) 

    10. Dựa trên 3 view chúng ta lại có thể tách năng lực con người thành 3 phần theo 3 cách khác nhau. Tùy theo chọn mô hình KSA hay TĐL chúng ta sẽ phân tích tiếp tục thành các mô hình 3-3-3. Chi tiết sẽ bàn sau vào dịp khác.

    11. Phân Tích như vậy để làm gì? Kiến trúc doanh nghiệp là để xây dựng doanh nghiệp, đảm bảo tính tương hợp, qua đó tránh xung đột hệ thống, ứng dụng công nghệ dễ dàng. Kiến trúc năng lực con người chắc chắn để hiểu và đào luyện năng lực cho họ. 

    12. Mô hình 3-3-3 KSA sẽ có ích khi đi dạy người khác một môn học cụ thể, mô hình 3-3-3 TĐL có lẽ sẽ có ích cho cả một cuộc đời, một chương trình học và cho sự tu thân của mỗi cá nhân.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Saturday, May 7, 2022

Miền đất mới

 SÀIGÒN CỦA TÔI

Tản văn có tựa là "Sài Gòn đâu cần nhập tịch" của Vũ Thế Thành. (trang 45, quyển "Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ", 2017)

Hồi 54, cả trăm ngàn dân di cư mang theo đủ loại kiểu sống bó trong luỹ tre làng đem nhét hết vô mảnh đất nhỏ xíu này, cũng gây xáo trộn cho người ta chứ. Phong tục, tập quán, ở đất người ta mà cứ như là ở đất mình. Nhưng người Sài Gòn chỉ hiếu kỳ một chút, khó chịu một chút, rồi cũng xuề xoà đón nhận.

Lúc đầu tụi bạn ghẹo tôi là “thằng Bắc kỳ rau muống”. Con nít đổi giọng nhanh mà, trong nhà giọng Bắc, ra ngoài giọng Nam. Thế là huề hết. Rủ nhau đi oánh lộn phe nhóm là chuyện thường. Khỏi cần biết đúng sai, mày đánh bạn tao, thì tao đánh lại, oánh lộn tưng bừng. Vài ngày sau lại rủ nhau đi xem xinê cọp. Dễ giận dễ quên.

Hè, tụi bạn về quê, Bến Lức, Vĩnh Long, Kiến Hoà… Cũng chia tay hứa hẹn, tình cảm ra rít : “Tao về quê sẽ mang lên cho mày ổi xá lỵ, xoài tượng…” Tôi ngóng cổ chờ bạn, chờ quà. Thực ra, tôi thèm có quê để về.

Tết đến, thầy cô, bạn bè về quê, nhiều người Sài Gòn xôn xao về quê. Tôi ở lại Sài Gòn mà thấy mình vẫn không phải dân Sài Gòn. Vậy ai là dân Sài Gòn chính hiệu đây ? Chẳng lẽ phải tính từ thời mấy ông Pétrus Ký hay Paulus Của ?

Sài Gòn trẻ măng, mới chừng hơn 300 tuổi tính từ thời Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền ở đây. Sài Gòn khi cắt ra khi nhập vào, to nhỏ tuỳ lúc. To nhất khi nó là huyện Tân Bình, kéo dài đến tận Biên Hoà. Nhỏ nhất là vào thời Pháp mang tên Sài Gòn. Ngay trước 1975, Sài Gòn rộng chừng 70km2, có 11 quận, từ số 1 – 11. Hồi đó Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức… còn được xem là nhà quê (tỉnh Gia Định). Bây giờ Sài Gòn rộng tới 2.000km2.

Sài Gòn đắc địa, có cảng nối biển, là đầu mối giao thương quốc tế, tiếp cận văn minh Tây phương sớm. Dân Sài Gòn không có địa giới rõ rệt. Nói tới họ có vẻ như là nói tới phong cách của dân miền Nam. Họ là những lưu dân khai phá, hành trang không có bờ rào luỹ tre nên tính tình phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, nói năng bộc trực… Ai thành đại gia thì cứ là đại gia, ai bán hàng rong thì cứ bán.

Sài Gòn không tự hào mình là người thanh lịch, không khách sáo, không mời lơi. Họ lấy bụng đãi nhau. Sài Gòn có mua bán chém chặt ? Có, đúng hơn là nói thách. Cứ vô chợ Bến Thành xem mấy bà bán mỹ phẩm, hột xoàn hét giá mát trời ông Địa. Không cứ khách tỉnh, dân Sài Gòn lơ mơ cũng mua hớ như thường.

Ít nơi nào nhiều hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương như Sài Gòn. Có máu lưu dân trong người, dân Sài Gòn thông cảm đón nhận hết, không ganh tị, không thắc mắc, không kỳ thị. Người ta kỳ thị Sài Gòn, chứ Sài Gòn chẳng kỳ thị ai.

Nhiều gia đình người Bắc người Trung ngại dâu ngại rể Sài Gòn, chứ dân Sài Gòn chấp hết, miễn sao ăn ở biết phải quấy là được.

Dân Sài Gòn làm giàu bằng năng lực hơn là quyền lực. Người ta nói “dân chơi Sài Gòn”. Trời đất ! Sài Gòn mà “tay chơi” cái nỗi gì. Tay chơi dành cho những đại gia giàu lên đột xuất từ đâu đó đến. Sài Gòn a dua thì có, nhưng a dua biết chọn lọc. Coi vậy chứ dân Sài Gòn đâu đó còn chút máu “kiến nghĩa bất vi vô dõng giả”. Cứ xem dân Sài Gòn làm công tác xã hội thì biết, cứu trợ lũ lụt thấy người ta lạnh quá, cởi áo len đang mặc tặng luôn. Họ làm vì cái bụng nó thế, chứ không phải vì PR, đánh bóng bộ mặt.

Biết bao văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung vào đất này “quậy” tưng, tạo ra cái gọi là văn học miền Nam hậu 54 coi cũng được quá chứ ? Nhạc sĩ Lam Phương, quê Rạch Giá, mười tuổi đã lưu lạc lên Sài Gòn kiếm sống. Năm 17 tuổi nổi danh với bản Kiếp nghèo và khá giả từ đó.

Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ, chạy xe lỡ va quẹt nhau, giơ tay chào ngỏ ý xin lỗi là huề. Những thói quen này giờ đây đang mất dần, nhưng dân Sài Gòn không đổ thừa cho dân nhập cư. Họ cố gắng duy trì (dù hơi tuyệt vọng) để người mới đến bắt chước. 9 Sai gon 3Chợ hoa là một chút văn hoá của Sài Gòn, có cả nửa thế kỷ nay rồi, có dân nhập cư nào “yêu” hoa mà ra đó cướp giựt hoa đâu.

Sài Gòn nhỏ tuổi nhiều tên, nhưng dù thế nào Sài Gòn vẫn là Sài Gòn. Nhiều người thành danh từ mảnh đất này. Sài Gòn nhớ không hết, nhưng mấy ai nhớ đến chút tình của Sài Gòn ? May ra những người xa Sài Gòn còn chút gì nhức nhối. Tôi có người bạn Bắc kỳ chín nút, xa Việt Nam cũng gần 40 năm. Tên này một đi không trở lại, vừa rồi phone về nói chuyện lăn tăn, rồi chợt hỏi : “Sài Gòn còn mưa không ?” – “Đang mưa”. Đầu phone bên kia thở dài : “Tao nhớ Sài Gòn chết… mẹ !” Sài Gòn nay buồn mai quên, nhưng cũng có nỗi buồn chẳng dễ gì quên.

Mới đây đi trong con hẻm lầy lội ở Khánh Hội, chợt nghe bài Kiếp nghèo vọng ra từ quán cóc ven đường. Tôi ghé vào gọi ly càphê. Giọng Thanh Thuý sao da diết quá: “Thương cho kiếp sống tha hương, thân gầy gò gởi theo gió sương…” Chủ quán, ngoài 60 cầm chồng báo cũ thẩy nhẹ lên bàn “Thầy Hai đọc báo…” Hai tiếng “thầy Hai” nghe quen quen… Tự nhiên tôi thấy Sài Gòn như máu chảy từ tâm, Sài Gòn bao dung. Tôi chợt hiểu ra, mình đã là người Sài Gòn từ thuở bào thai rồi, cần gì xin nhập tịch.”

Binh Nguyen (Trang Văn chương miền Nam)

Friday, May 6, 2022

TRỞ VỀ QUÊ BẮC

 Tôi sinh ra ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1953. Khi di cư vào miền Nam năm 1954, tôi chẳng biết gì.

Lớn lên ở Sài Gòn, trải qua biết bao nhiêu là những biến cố lịch sử, để rồi ngày 30/04/1975, Cộng sản lại chiếm miền Nam. Nơi sinh ra và lớn lên, ai cũng muốn được trở về để được nhìn thấy nó một lần. Ngay từ nhỏ, Bố Mẹ vẫn kể về miền Bắc với biết bao nhiêu là kỷ niệm ngày thơ ấu. Mình chỉ biết nghe. Họ hàng nhà tôi đâu có còn ai là ruột thịt, chỉ còn vài người anh em họ bên Mẹ, tính ra cũng đến đời thứ ba rồi. Vài năm trước về Hải phòng, chưa về được Hưng yên, nhưng tôi đã thấy hoảng vì những câu chửi tục của những kẻ bán hàng. Hơi một tí là họ địt, mà họ vừa địt vừa trợn mắt, nghiến răng mới là khiếp! Mình từ miền Nam ra là họ biết ngay. Chỉ cần nghe giọng nói và cách ăn mặc là họ nắm ngay chóc. Vài ông anh thì cứ nay gọi điện, mai gọi điện vào hỏi thăm và mời ra Bắc chơi một lần cho biết quê hương làng mình.

Thứ Hai tuần trước, suy nghĩ mãi tôi mới quyết định về Bắc một chuyến cho biết “Nơi chôn nhau cắt rốn”. Trước khi ra Bắc, tôi đã phải gửi tấm hình mới nhất của mình ra ngoài đó để các anh nhận ra mà đón.

15g chiều, máy bay đáp xuống sân bay Nội Bài. Sau khi làm thủ tục xong, tôi bước ra ngoài dân bay. Hình ảnh đầu tiên mà tôi nhìn thấy là cánh xe ôm, họ mời chào rất nhiệt tình. Có nhiều tay xe ôm đi giày trông rất lịch sự và hầu hết tay nào cũng lù lù chiếc nón cối trên đầu. Có lẽ hình ảnh của ông Hồ đã gắn chặt trong ký ức người dân miền Bắc, cho nên ngoài đó rất nhiều người đội nón cối. Mặc áo sơ mi, bỏ áo trong quần, giày tây bóng lộn mà chơi cái nón cối trên đầu thì nhìn rất buồn cười, nhưng có lẽ ngoài đó, người ta đã quen với cái kiểu như thế rồi.

Cánh xe ôm mời chào kinh quá, nhớn nhác mãi, vừa nhìn chung quanh vừa ôm cái giỏ cho chặt, vì lơ mơ mà kẻ nào nó giật mất thì chỉ có ăn “cái ấy” cho no rồi đi bộ về Miền Nam.  “Ka ơi! Anh đây này”. Đang ngơ ngác thì ông Anh gọi và lấy tay vẫy vẫy. Anh tôi mặc bộ quần áo bộ đội đã cũ, chân đánh đôi giày da và trên đầu là chiếc nón cối. Một tay xe ôm tưởng ông Anh đón tôi giành khách, anh ta đi ra chỗ ông Anh và nói gì đó mà tôi không nghe. Tôi chỉ thấy Anh tôi trợn mắt và quát lên: “ĐM! Em tao trong Nam vừa ra đấy. Tay kia biến mất, tôi lên chiếc xe Dream và trực chỉ Kim động-Hưng yên. Xe đang ngon trớn bỗng đảo nghiêng sang bên kia đường. Anh tôi lẩm bẩm: “ĐM! Chó toàn ra đường ỉa bậy”. Tôi buồn cười mà không dám cười. Đang chạy xe, Anh tôi dừng lại, trước mặt là anh thanh niên giơ tay chào. Anh tôi hỏi: “Đi đâu mà vất thế? Vãi cả mồ hôi ra vậy?

– “Em đi mua tí thịt chó, hôm nay nhà có khách”

– “ĐM! Có khách thì phải làm con gà, thịt chó thì đéo ra gì rồi”

– “Mà bác đèo ai đấy?”

– “ĐM! Cô em trong Nam ra chơi”

16g30 thì xe về đến làng, mấy đứa con chạy ra vỗ tay mừng bố đã về. Bố nói với thằng lớn: “Vỗ, vỗ cái đéo gì! Vào bảo mẹ thịt ngay con gà hôm qua mổ vỡ trứng”. Bữa cơm tối có thịt gà luộc, vài lon bia Hà nội. Anh tôi bảo là ăn thịt gà là phải có con bia này nó mới hợp. Ngoài Bắc họ uống bia không có đá thì phải, tôi thấy Anh tôi mở bia là rót ngay vào ly, tôi cũng không dám đòi đá. Bia Hà nội uống cũng tạm được. Anh tôi nổ trong bữa cơm kinh quá: Nào là làng mình kỳ này cũng phất lên rồi, không đến nỗi vất như ngày xưa, nhà nào cũng nuôi vài con lợn, chó thì vô tư. Mà tôi phải công nhận là nhà Anh-Chị tôi lắm chó thật. Nhà xây cấp bốn bình thường, mà tôi nhìn thấy tám con chó. Anh tôi bảo là có khi thịt hết lứa chó này là chúng nó sẽ cấm ăn thịt chó. Mà ĐM! mấy thằng rỗi hơi, tự nhiên lại nghĩ ra cái trò cấm ăn thịt chó. Chị tôi góp chuyện: “Cấm cái đéo gì! Toàn chuyện não lợn”. Tôi không nhịn được cười và buộc phải cười và cười rất lớn. Hình như văng tục là một nét văn hoá của những người Miền Bắc thì phải! Chuyện gì cũng địt được và cái gì cũng văng đéo.

Tôi vừa bước xuống sân sau để rửa mặt, đánh răng thì dẫm ngay phải bãi cứt chó. Anh tôi nhìn thấy: “Em ra rửa chân đi. Mẹ nó ơi! ĐM! Xem con chó nào vừa ỉa ra sân, ngày mai thịt luôn, để làm cái đéo gì”. Cứt chó nhiều thật! Mà hình như cả nhà quen rồi thì phải, vì đâu có ai đi mà dẫm vào cứt chó, chỉ có tôi là dẫm phải, bởi vì mình chưa quen đường lối.

Sáng hôm sau, Anh-Chị tôi dẫn tôi đi xem làng xóm, nhìn lại căn nhà xưa mà Bố-Mẹ tôi đã ở, nơi mà tôi chào đời. Căn nhà rộng tám mét và sâu chừng hai mươi lăm mét, nhà bây giờ là chủ khác ở, chứ không phải là họ hàng, vì khi mình di cư, Nhà nước đã lấy hết và sang nhượng cho nhau. Làng tôi còn nghèo lắm! Tôi thấy cô bé bán thịt đặt vài ký thịt trên mặt bốn cái ghế đôn chập lại, tôi hỏi nó ngày bán được mấy ký thịt thì nó trả lời: “Báo cáo với bà, cả ngày cháu bán được năm cân. Hôm nào ế thì đéo bán được ký nào!”. Chung quanh làng không có nhiều quán xá và chỗ nhậu nhẹt như ở trong mình. Anh tôi dẫn tôi đi chung quanh xóm, trên đường nhiều cứt chó lắm. Anh tôi bảo là: “ĐM! Ở đây cả làng đều như thế! Đi đường là phải tinh mắt…

Vừa tờ mờ sáng, tôi đã nghe thấy tiếng chó kêu, tôi ra sân thì đã thấy con chó bị xích dưới gốc cây mít. Thấy tôi dậy, Anh tôi lên tiếng: “Em ngủ nữa đi, dậy làm đếch gì mà sớm thế?”. Tôi bảo là lạ nhà nên khó ngủ. Thật ra là cả đêm tôi ngửi thấy mùi cứt chó, nó cứ phảng phất đâu đây. Phải nói là ngoài Bắc họ nhiệt tình. Đúng là làng quê có khác! Mới tám giờ sáng mà cả chục tay thanh niên trong xóm đã tụ tập để làm thịt chó. Vài bà hàng xóm mua hộ Anh tôi cặp gà để thịt. Anh tôi phấn khởi lắm, một tý lại: “Em báo cáo với các bác, các chú, hôm nay em làm thịt con chó để mừng cô em trong nam ra”. Một tay thanh niên nói: “ĐM! Thảo nào cỗ lớn là phải!”…

Tôi đã bỏ thịt chó từ lâu nên cũng chẳng tha thiết gì với món này. Vào những năm 1977, 1978, được con chó như thế này mà thịt thì còn gì bằng, nhưng cái thời khốn nạn ấy đã qua lâu rồi. Bữa cơm ồn ào quá! Họ uống toàn rượu, chỉ có đàn bà là uống bia. Tiếng chửi tục vang lên loạn xạ. Đàn bà cũng văng tục. Từ nhỏ đến bây giờ tôi mới được ăn bữa cơm như thế này. Đàn bà cứ nói là chửi tục, đàn ông thì văng còn mạnh hơn nữa. Mà họ chửi tục không phải vì giận nhau hay cãi nhau, họ chửi tục vui cơ mới là buồn cười. Đang uống rượu, anh thanh niên đứng dậy: “ĐM! Em còn mấy lít rượu rễ cây đinh lăng, để làm đéo gì. Biết có sống được đến mai không mà để dành củ khoai đến tối. Em mang sang đánh luôn”…

Mới ở được hai ngày là tôi đã thấy chán! Chị tôi bảo hay là mình thuê xe cho em nó ra Ba Đình thăm lăng Bác. Anh tôi nói luôn: “Thăm cái đéo gì mà thăm, Anh vào một lần từ lâu rồi, đéo nhìn thấy gì vì cách xa lắm”.

Ngày thứ tư là tôi quyết định ra về, vì tôi mua vé khứ hồi. Bữa cơm trưa lúc mười giờ và chỉ có gia đình. Tôi biết hoàn cảnh của Anh-Chị tôi mà! Tôi biếu Anh-Chị tôi ít tiền. Chị tôi bảo là: “Chị đéo có nghĩ gì đâu, Em làm như thế Chị ngại lắm”. Anh tôi chen vào: “Ngại cái đéo gì mà ngại! Em nó cho thì cứ cầm lấy để hôm nào vào Nam chơi”…

Ngồi trên máy bay, tôi cứ thắc mắc một điều là tại sao họ lại văng tục nhiều thế? Có thể vì họ không được giáo dục, cũng có thể là do thói quen đã nhiễm vào đầu óc từ đã lâu.

Kỷ niệm chuyến đi về Miền Bắc. 

Lê Thy Ka

Gia đình hoà hợp, hạnh phúc

 CÂU CHUYỆN HOÀ GIẢI, HOÀ HỢP Ở GIA ĐÌNH TÔI 

                                         

   1 - Trước 1975, tôi sinh ra, lớn lên ở Thái Bình và học đại học ở Hanoi. Vợ tôi sinh ra ở và lớn lên ở Bạclieu rồi học đại học tại Cần Thơ. 

   Anh trai tôi nhập ngũ năm 1964 với "Chân trần chí thép", vượt Trường Sơn vào mặt trận lửa đạn khốc liệt miền Đông Nam Bộ. Đơn vị anh thuộc quân đoàn 4, bộ đội chủ lực, Quân Giải phóng Miền Nam. Ngày 30.4.1975 đóng quân ở căn cứ Sóng thần. 

   Ba anh trai của vợ tôi, thời bấy giờ cũng lần lượt xung vào quân dịch, chiến đấu ở vùng 4 chiến thuật của quân lực Việt Nam cộng hòa. Anh Năm còn mang thương tích trên thân thể. Ngày 30.4.1975 có người còn lênh đênh sông nước Tây Nam Bộ. 

   2 - Đây, tôi đang nói chuyện gia đình nhỏ của tôi. Sau ngày tốt nghiệp đại học, tôi vào Minh Hải (Bạc Liêu, Cà Mau) làm việc. Năm 1990 chúng tôi gặp nhau và kết hôn. Anh trai tôi, ba người anh của vợ tôi, hợp nhau, họ trở thành hai nhà thông gia, bắt tay nhau, nâng ly chúc, mừng vợ chồng hai đứa em bền duyên, hạnh phúc! 

   Hơn năm sau thì con trai duy nhất của chúng tôi chào đời. Con chúng tôi lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của hai bên nam, bắc - nội, ngoại, một nhà. 

   Con chúng tôi học chương trình phổ thông (gần như không học thêm, trừ Tiếng Anh và Vi tính thì học ban đêm ở Trung tâm Phú Lâm - Cơ sở thuộc về trường phổ thông trung học Mạc Đĩnh Chi, Quận 6). Rồi, vô phần mềm Quang Trung trên Quận 12, kiên trì theo đuổi chương trình đào tạo chuyên về Quản trị mạng. Ra trường, con tự tìm kiếm công việc làm. Và, "dịp may" liên tục đến với con. Đó là những lần con được doanh nghiệp nổi tiếng về công nghệ thông tin của Việt Nam cử đi làm việc ở Hamburg (Cộng hòa liên bang Đức), ở Tokyo (Nhật Bản) cả ngắn và dài hạn,... 

   Mỗi lần tiễn con ra phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất, vợ chồng tôi đều dặn con : Ra nước ngoài làm việc, muốn làm gì thì làm, phải luôn ghi tâm, khắc cốt mình là người Việt Nam. Người Việt Nam ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ai cũng ít nhiều can dự vào một phần lịch sử dân tộc mà mỗi cá nhân thuộc về. Làm sao để bạn hữu yêu mến mình cũng là một cách góp phần yêu mến Việt Nam! 

   3 - Cứ đơn giản mà nghĩ, con chúng tôi là con của cha, mẹ - bắc, nam một nhà. Gia đình nhỏ của chúng tôi chưa bao giờ nói chuyện bên thắng cuộc, bên thua cuộc, bị Hoa Kỳ hay ai đó phản bội, bỏ rơi vv và vv. Vậy nên, đâu cần hoà giải; cũng không bận tâm nói về thù hận hay hoặc là chia rẽ địch - ta; cốt yếu vẫn là nhẹ nhàng, vui vẻ, hoà hợp tự nhiên. Ngày 30.4 hàng năm, chúng tôi nhất định không tổ chức ăn uống linh đình hay chi phí hoa - lá - cành hình thức rườm rà, tốn kém. Chúng tôi chỉ tranh thủ nghỉ ngơi, tận hưởng hơn ngày thường. Thật tình, chúng tôi nhìn vào mắt nhau, chia sẻ và luôn nhớ mình là người Việt Nam. Đất nước mình - Tổ Quốc Việt Nam ngàn năm văn hiến./. 

... 

Chiêm Lưu Huy

(Saigon, 6.5.2022)

Một số kiểu lãnh đạo

 Một số kiểu lãnh đạo

   1. Phong cách thủ lĩnh: Hào sảng, đại khái, không nệ tiểu tiết, quảng đại. Có chút lưu manh, giỏi thu phục người, chú ý tới nhu cầu có tính bản năng của đồng bọn, ghét màu mè viển vông. Coi tài năng là công cụ. Đây là mẫu lãnh đạo số 1. Điển hình Bush, Lưu Bang, Lê Lợi, Tôn Quyền.  Điểm VLS tối đa: 14/15

  2. Phong cách anh hùng: Có tố chất, uy lực và năng lực đặc biệt. Luôn là biểu tượng, đi đầu trong mọi việc. Mẫu anh hùng tuy xuất chúng nhưng luôn tạo khoảng trống sau khi họ ra đi. Gần cây cao thì cớm nắng. Thể chế do họ làm nên luôn luôn trở nên yếu khi không có mặt họ. Điển hình Castro, Lý Thế Dân, Nguyễn Huệ, Lưu Bị, Caesar. Điểm VLS tối đa: 12/15

  3. Phong cách nhân từ: Phong cách này hình thành khi có nhiều người làm được việc có nhu cầu chia phần công bằng và giữ cân bằng. Đây là giải pháp  thoả hiệp. Tư Mã Thiên lý giải sai lầm là do người dưới không nỡ không phục tùng.  Thực ra không có chuyện không nỡ phục tùng mà chỉ là thoả hiệp. Điển hình là Carter, Mandela, Tống Giang, Trần Cảnh, Lưu Chương Nguy cơ của loại lãnh đạo này là bị quyền thần lấn át khi thế cân bằng thay đổi hoặc bị gian thần bán rẻ. Điểm VLS tối đa 10/15

    4. Loại lãnh đạo anh minh: Nhìn thấu suốt mọi vấn đề, tự mình quyết định mọi việc. Loại này tuy hiếm, nhưng lên được vị trí lãnh đạo cũng phải nhờ may mắn, đa phần là sau khủng hoảng, do trong điều kiện bình thường đám đông cầm quyền có xu hướng tránh né sự anh minh. Điểm yếu của lãnh đạo kiểu này là phải trở thành độc tài nếu không muốn bị lật đổ Điển hình là Gorbachev, Caligula, Lê Nin, Lê Tư Thành, Đường Minh Hoàng. Điểm VLS tối đa 10/15

    5. Loại bàn tay sắt: Loại quyết đoán, bóp chết mọi ý tưởng phá vỡ lề luật. Người ta nghĩ nhầm loại này sinh ra đã có tính cách độc tài Thực sự trong một số tình huống nhà lãnh đạo sẽ nhận ra rằng thời gian và cơ hội không cho phép chần chừ. Quyết đoán và thuyết phục bằng kết quả sẽ là giải pháp tiết kiệm trong một xã hội không thể đạt được sự đồng thuận, do quá quen với tư duy tinh tướng vô bổ mà không có ý thức làm gì thực tế để mưu cầu hạnh phúc cho đám đông. Điểm hình là Napoleon, Cromwell, Chu Nguyên Chương, Gia Long, Trịnh Tráng. Điểm VLS tối đa 10/15

    Nếu các loại lãnh đạo loại 2-5 thuộc về hạng 2 thì còn 2 loại nữa thuộc về hạng 3. Định không nói về hai loại này vì có khá nhiều người quen.

   6. Loại hành động: Loại này thường không có kế hoạch cố định., bậc thầy trong việc giải quyết các vấn đề chiến thuật và không mẫu mực.Thế mạnh của loại này là tính thích ứng và linh hoạt. Loại lãnh đạo này thường có ưu thế trong môi trường không có giá trị cố định. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp tiết kiệm tư duy do các mẹo chiến thuật có thời gian sống ngắn khó scale up. Ủ mưu suốt ngày làm cho lãnh đạo loại này thích tìm giải pháp cục bộ và sử dụng trí thông minh.  Loại này ưa dùng khẩu hiệu, tạo hình ảnh truyền thông, nhưng không bền gan theo đuổi các mục tiêu lâu dài tuy thích nói về chúng để tạo hình ảnh. Điểm VLS tối đa 8/15

    7. Loại laissez fait: Còn gọi là loại vô vi. Họ quan niệm mọi việc sẽ tự giải quyết theo cách tốt nhất nếu không can thiệp. Thường loại này sinh ra sau khi mọi việc đi vào trạng thái ổn định tốt nhất là không xáo động. Điển hình thành công là Tào Tham Nhưng

 cucng có vô số điển hình phản diện. Điểm VLS tối đa 8/15

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Thursday, May 5, 2022

Người giàu có

Ảnh: Time

Trong 1 lần Elon Musk làm diễn giả cho một hội nghị ở Hoa Kỳ về đầu tư và tài chính, phần hỏi đáp, ông nhận được một câu hỏi khiến mọi người phải bật cười.

- Thưa ông, là người giàu nhất thế giới, ông có thể chấp nhận việc con gái mình kết hôn với một người đàn ông nghèo và bình thường không?

Ông nói: Trước hết, hãy hiểu rằng “Giàu có” không có nghĩa là có một tài khoản ngân hàng hoành tráng. Giàu có trước hết là khả năng tạo ra của cải.

Ví dụ: Một người nào đó trúng xổ số hoặc thắng bạc. Ngay cả khi anh ta thắng 100 triệu thì anh ta cũng không trở thành người giàu: Anh ta chỉ là người nghèo với rất nhiều tiền. Đó là lý do tại sao 90% triệu phú xổ số trở lại nghèo khổ sau 5 năm.

Ta có thể gặp những người giàu có nhưng không có tiền. Ví dụ: Hầu hết các doanh nhân. Họ đã và đang trên con đường trở nên giàu có ngay cả khi họ chưa có tiền, bởi vì họ đang phát triển trí thông minh tài chính của mình và với tôi đó chính là sự giàu có.

Người giàu và người nghèo khác nhau như thế nào?

Nói một cách đơn giản: Người giàu có thể chết để trở nên giàu có, trong khi người nghèo có thể giết người để có tiền.

Nếu bạn thấy một người trẻ quyết định rèn luyện, học hỏi những điều mới, luôn cố gắng cải thiện bản thân không ngừng, hãy tin rằng anh ta là một người giàu có.

Nếu bạn thấy một người trẻ tuổi nghĩ rằng anh ta nghèo là do nhà nước, rằng người giàu toàn là người xấu, kẻ trộm và luôn chỉ trích người khác, hãy tin rằng anh ta là một người nghèo.

Tóm lại, khi tôi nói rằng con gái tôi sẽ không lấy một người đàn ông nghèo, tôi không nói về tiền bạc. Tôi đang nói về khả năng tạo ra của cải ở người đàn ông đó.

Xin lỗi vì đã nói điều này, nhưng hầu hết tội phạm đều là những người nghèo. Khi đứng trước đồng tiền, họ mất lý trí, đó là lý do họ cướp giật, trộm cắp… Đối với họ đó là lối thoát vì họ không học hỏi được kỹ năng tự mình kiếm tiền.

Như chuyện về người bảo vệ nghèo của một ngân hàng, một lần anh tìm thấy một chiếc túi đầy tiền, anh ta đã lấy chiếc túi và đi đưa cho giám đốc ngân hàng.

Mọi người gọi người đàn ông này là đồ ngốc, nhưng thực tế người đàn ông này chỉ là một người giàu chưa có tiền.

Để cám ơn, ngân hàng mời anh làm lễ tân, ngoài giờ làm anh đi học. Ba năm sau anh được đề cử làm giám đốc khách hàng và 10 năm sau anh trở thành quản lý khu vực của ngân hàng này, dưới quyền anh có hàng trăm nhân viên. Thu nhập của anh bây giờ gấp nhiều lần số tiền anh trả lại ngày nào, lại có vị trí xã hội và lòng tự hào mà việc giấu diếm số tiền không thể đem lại!

HÃY CHỌN NGƯỜI CÓ TƯƠNG LAI BẠN NHÉ!

Từ FB Minh Tran

Wednesday, May 4, 2022

Vui thú tuổi già

 TUỔI GIÀ!

Vui một tí

1. Già rồi ta sống thoáng ra. Ăn chơi nhảy múa tẹt ga tẹt nguồn.

2. Già rồi là phải biết buôn. Dưa lê dưa chuột giảm buồn thảnh thơi.

3. Già rồi càng phải đi chơi. Đừng ngồi mãi ở một nơi là nhà.

4. Già rồi chớ có tham gia. Việc của con cháu đó là dở hơi.

5. Già rồi bị mắng cũng cười. Miễn sao ta thấy vui tươi trong lòng.

6. Già rồi là phải thoáng thông. Chớ phiền con cháu để lòng băn khoăn.

7. Già rồi đừng có ham ăn. Cái mình ki cóp khó khăn thân già.

8. Già rồi nghiện ngập tránh xa. Ăn chơi ngủ nghỉ phải là chuẩn din.

9 . Già rồi còn biếu là xin. Đừng từ chối nhé, có tiền vẫn hơn.

10. Già rồi buông chuyện nước non. Dành cho con cháu lòng son của mình.

11. Già rồi miễn nghĩ linh tinh. Đau đầu thì khổ cả mình lẫn con.

12. Già rồi thể dục sớm hôm. Dẻo dai gân cốt để còn đi chơi.

13. Già rồi sống khỏe sống vui. Cùng con cháu chắt ấy thời bình an.

14. Già rồi càng phải lam làm. Chân tay động đậy tâm hồn lưu thông.

15. Già rồi vẫn phải học trông. Điều hay điều tốt để không thụt lùi.

16. Già rồi tự tạo niềm vui. Trồng hoa chụp ảnh nói cười nhẩn nha.

17. Già rồi vẫn đẹp như hoa. Váy xanh váy đỏ là ta vẫn dùng.

18. Già rồi sao cũng hài lòng. Tinh thần sảng khoái góp phần vui thêm.

19. Già rồi nhớ nhớ quên quên. Truyện đâu bỏ đấy không nên nói nhiều.

20. Già rồi có bấy nhiêu điều. Cố mà thực hiện càng nhiều càng "NGOAN"

Sưu tầm

Tuesday, May 3, 2022

Khmer đỏ và Tàu đỏ

Campuchia, đất nước có đến 10 tỉnh chung biên giới với Việt Nam trải dài trên cả ngàn km, từ lâu đã âm ỉ mầm mống bất hòa với láng giềng :

-Tháng 6/1969 lúc QĐNDVN đang khó khăn nhất, Lon Nol vừa nhậm chức Thủ tướng đã đâm nhát dao vào lưng Việt Nam bằng lệnh ngưng toàn bộ gạo và nhu yếu phẩm tiếp tế cho Việt Nam qua đường Campuchia.

- Ngay từ khi Mặt trận Khmer Đỏ mới hình thành, thủ lĩnh Khmer Đỏ là Pol Pot, vốn là du học sinh ngành điện thi rớt ở Paris, đã ngấm ngầm bất hợp tác với VN. Pol Pot bác bỏ thẳng thừng đề nghị của VN thành lập bộ chỉ huy quân sự hỗn hợp, trong cuôc thương thảo ở Hà Nội với TBT Lê Duẩn năm 1970, 

-1970-71, quan hệ giữa lính Khmer Đỏ và QĐNDVN ở những vùng mới giải phóng ngày càng căng thẳng. Quân Khmer Đỏ nổ súng vào sau lưng lực lượng QĐNDVN đang tấn công quân Lon Nol tại Kompong Thom (Theo báo cáo của CIA tháng 9 năm 1970,.(29) 

-Sang 1973, không những tàn sát kiều dân Việt Nam, mà họ gọi là “gián điệp”, Khmer Đỏ còn giết cả những đảng viên Campuchia có thiện cảm với VN. Trước khi Mỹ và Việt Nam ký Hiệp định Paris , Khmer Đỏ đã trục xuất những đơn vị quân đội Việt Nam từng giúp Campuchia đánh Lon Nol) đóng trên đất Campuchia về nước. Hiệp định Paris 1973 cũng đánh dấu thời kỳ Khmer Đỏ bắt đầu tấn công các vị trí quân sự Việt Nam, bệnh viện, và các căn cứ trong nội địa Campuchia. Phía Pol Pot giải thích đó là do sự “hiểu lầm và vô kỷ luật” của binh lính cấp dưới. 

-Hai nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam bị “giết nhầm” khi đang tham quan tỉnh Kompong Cham tháng 10/1973.

-Tháng 8/1974, 71 cán bộ vùng phía Đông Campuchia từng tập huấn tại Hà Nội bị “tập trung học tập”, bị khiển trách nghiêm khắc phải trốn qua Việt Nam, 10 người mất tích. Số còn lại bị bắt, bị cưỡng bức lao động có giám sát. Tại Tây Nam Campuchia, 91 cán bộ từ Hà Nội về đã bị hành quyết tháng 9/1974. Một ít trong số đó sống sót, trốn thoát và chạy qua Việt Nam. 

-Tháng 2/1975, một nhóm cán bộ văn hóa của Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã bị phục kích bắn chết hết

-Ngay khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Campuchia ngày 17-4-1975, , Pol Pot, kẻ dân tộc cực đoan và thù hận sâu sắc với Việt Nam đã ra lệnh trục xuất tức khắc người Việt  khỏi CPC và phái quân đội tới sát biên giới. Bị Việt Nam phản ứng quyết liệt, hắn thừa nhận có hành động xâm lấn, tuy nhiên giải thích sự “đụng chạm đẫm máu và đau lòng” đó là do binh lính không biết rõ tình hình địa lý địa phương. 

-Từ 3- 5/5/1975, Khmer Đỏ đánh chiếm đảo Phú Quốc. Việt Nam yêu cầu rút, nhưng Khmer Đỏ không chấp nhận buộc Việt Nam phải phản công. Khmer Đỏ thanh minh “không biết đó là đảo của Việt Nam”. 

-Ngày 8/5/1975, Khmer Đỏ liên tiếp xâm nhập từ Hà Tiên, An Giang, Tây Ninh, Gia Lai, Kon Tum. 

-Ngày 10/5/1975, Khmer đỏ đánh phá đảo Thổ Chu bắt 500 dân Việt Nam. Khi Việt Nam trao trả 400 tù binh bị bắt ở Phú Quốc, Khmer đỏ hứa sẽ trao trả dân Việt Nam nhưng sau đó thủ tiêu hết. 

-Ngày 20/5/1975, Hội nghị Trung ương Khmer Đỏ họp đề ra ba chủ trương lớn: 1.”Làm trong sạch nội bộ nhân dân”, 2. xác định Việt Nam là kẻ thù số một truyền kiếp, và 3. xây dựng “xã hội mới” ở Campuchia: không chợ, không tiền bạc, không tri thức, không trường học, không tôn giáo, không đô thị. 

Một chương trình cưỡng bách lao động để tiến nhanh tới xã hội chủ nghĩa, mục đích làm cho Campuchia mau lớn mạnh để có thể “ngăn chặn kẻ thù làm hại chúng ta”. Chính sách kinh tế hợp tác xã nông nghiệp, thủ tiêu thương nghiệp ngày càng siết chặt triệt để. Mười ngàn người bị đưa về trại khổ sai công cộng nông thôn, bị buộc làm việc như súc vật, thiếu ăn, bị trừng phạt tới chết nếu hé răng than phiền vất vả. Dân thành thị bị coi là tiêm nhiễm tư tưởng tiểu tư sản, phải được thanh lọc bằng lao động chân tay. Những ai yếu sức thì coi như không ích lợi gì cho cách mạng Campuchia. “Có họ (dân thành phố) cũng chẳng được gì, không có họ cũng chẳng mất gì.”-là câu mà cán bộ Khmer Đỏ thường nhắc đi nhắc lại trong các buổi nói chuyện. Angka tuyên bố thà chỉ giữ lại từ một đến hai triệu người thật sự trung thành còn hơn duy trì từ sáu đến tám triệu “kẻ thù giai cấp”. Theo Pol Pot, những ai chống lại hoặc thắc mắc cũng là tay sai đế quốc hay gián điệp Việt Nam, cố ý phá hoại bước đại nhảy vọt của Campuchia. 

Theo nhà báo Nyan Chandra, “tháng 2/1976, một nhóm các nhà ngoại giao Âu, Ả Rập, Phi có cơ sở ở Bắc Kinh được cho phép thăm Phnom Pênh, họ thấy một thành phố ma, một nền kinh tế không có tiền tệ lưu hành, ngân hàng quốc gia đóng cửa và những chứng phiếu rãi rác, bay theo gió trên các đường phố. Họ không thể quên được khung cảnh này kinh hoàng như thế nào”. [425]. Hơn 2 triệu người dân Campuchia, bằng 1/3 dân số đất nước thời đó đã bị giết chỉ trong vòng hơn ba năm từ 1975-1978, Người dân bị xử tử, tra tấn cực hình như thời trung cổ . 

Đối với nước Việt Nam láng giềng, sự thù địch của CPC nhận được cổ vũ hết lòng của ông lớn đồng minh phương Bắc với lịch sử cả ngàn năm đô hộ Việt Nam. Chiến thắng năm 1975 dường như đem lại cho Trung hoa cơn ác mộng về một nước Việt Nam hùng mạnh và thống nhất. 

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã rạn nứt từ lâu, nhất là sau chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nixon năm 1972. Giữa lúc chiến tranh ác liệt ở Việt Nam, thì thỏa thuận bắt tay “anh không động đến tôi, tôi không động đến anh” giữa Mỹ và Trung Quốc như dao đâm sau lưng, tạo điều kiện cho Mỹ đánh B52 Hà Nội, Hải Phòng. Năm 1974, Trung Quốc cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước sự làm ngơ của Hoa Kỳ. Tuy giúp đỡ trong kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc một mực không muốn cho Việt Nam thống nhất đất nước. Rất nhiều lần Mao, Chu Ân Lai khuyên lãnh đạo Việt Nam không nên tấn công giải phóng miền Nam, ”phải trường kỳ mai phục, chổi ngắn không quét được dài”. Bắc Kinh muốn Hà Nội chỉ tiếp tục chiến tranh du kích có giới hạn chống Hoa Kỳ, trong khi lãnh đạo tai Hà Nội muốn tiến hành chiến tranh quy mô để thống nhất đất nước.[426]) Sau chiến thắng 30-4-1975, nước Việt Nam đầy tự tín, quân đội hùng mạnh, được coi là đang bớt dần nghĩa vụ tôn kính với kẻ khổng lồ phía Bắc. 

Vào tháng 9-1975, vì những bất đồng trong xung đột biên giới, quan hệ thỏa thuận tay đôi với Liên Xô, và vấn đề Hoa kiều ở Việt Nam, TBT Đảng LĐVN Lê Duẩn đã rút ngắn thời gian thăm hữu nghị Trung Quốc. Đoàn rời Bắc Kinh hai ngày, ngay trước lễ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (1-10) mà không tổ chức tiệc đáp lễ, cảm tạ lòng hiếu khách của Trung Hoa như thông lệ ngoại ngoại giao, cũng không ký thỏa thuận chung, không đưa ra bất cứ phát biểu hoặc thông cáo nào về cuộc viếng thăm. [427]. Đối với một Trung Hoa Đại Hán đã quen  quan hệ ngoại giao kiểu phục tùng triều cống từ ngàn năm của Việt Nam, thì những biểu hiện này bị coi là sự xấc láo bướng bỉnh khó dung tha. Việc Việt Nam củng cố mối quan hệ với Liên Xô, kẻ thù phương Bắc của Trung Quốc là một sự coi thường đặc biệt gây khó chịu. Bắc Kinh bắt đầu nói về một Việt Nam "hắc tâm", "vô ơn", "ngạo ngược".. Cũng trong chuyến thăm này, Trung Quốc thông báo rằng sẽ không giữ mức viện trợ như đã hứa năm 1973. Viện trợ của Trung Quốc sau đó giảm mạnh và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Điều kiện tiên quyết Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô.

Ngày 6/2/1976, trong khi đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội chính thức bày tỏ “quan ngại” về việc VN buộc nhóm thiểu số người Hoa ở miền Nam nhập quốc tịch, thì một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Hoa lên đường thăm Phnom Pênh để bàn bạc thỏa thuận viện trợ quân sự. Wang Shangrong, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa báo với Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Son Sen, quyết định của Trung Hoa về việc cung cấp bộ phận rời cho pháo binh, thuyền tuần phòng, và trang bị phòng không. Ngày 2/10i, một thỏa ước viện trợ quân sự không hoàn lại cho Campuchia được ký kết. Việt Nam, một lần nữa, đứng trước đe dọa một cuộc chiến tranh. Tuy cố gắng kiềm chế, tránh xung đột, nhưng từ giữa những năm 1976, quan hệ Việt - Trung đã xấu đi rất nhanh chóng.

Đêm 30/4/ 1977, Khmer Đỏ bất thần mở cuộc tấn công lớn thứ hai vào các làng Việt Nam dọc toàn tuyến biên giới. Riêng ở An Giang, chúng tấn công 13/15 xã và 13 đồn biên phòng, tàn sát dân thường, đốt nhà cửa. Chỉ riêng cuộc tấn công vào Tịnh Biên cũng đã giết một trăm dân thường. Không một lý do nào được đưa ra. Chọn đúng ngày Việt Nam mới kỷ niệm thống nhất đất nước được hai năm, Khmer Đỏ muốn “chứng minh rằng người Campuchia có đủ khả năng đánh vào lãnh thổ Việt Nam" [428]

Dân Sài Gòn từ lâu đã nghe phong thanh từ những người sống sót trốn thoát về kể những vụ thảm sát rùng rợn của Khmer Đỏ dọc biên giới. Khi một nhà báo Hungary được cho phép tới tận nơi thuộc biên giói Tây Ninh lần đầu tiên, anh ta đã qua sốc vì không chuẩn bị tình thần để chứng kiến một quang cảnh kinh khủng như vậy. Từ nhà này qua nhà khác, những xác đàn ông, đàn bà bị cháy đen, sình to và xác trẻ em rải rác đây đó. Có xác bị chặt đầu, bị mổ bụng, có xác thì mất chân tay, bị móc mắt….Những hình ảnh đó chẳng có cơ hội được đăng tải do phóng viên đã bị công an Việt Nam tịch thu máy ảnh, cấm đưa tin. Việt Nam vẫn không tiến hành một cuộc phản công đáp trả nào. Thế giới bên ngoài chỉ biết rất mơ hồ về cuộc thảm sát này. 

Theo một số tài liệu (cần kiểm tra để xác nhận chi tiết này). thì tháng 7, Đại tướng Võ Nguyên Giáp công khai đi thị sát vùng biên giới, như một lời cảnh cáo ngầm cho phía Campuchia phải ngừng tiến công  Nhưng, theo nội dung của Sách đen, Pol Pot lại xem đó là một dấu hiệu của việc Việt Nam đang lựa chọn một chiến lược mới nhằm nuốt chửng Campuchia;

Ngày 28/9/1977, chuẩn bị kỷ niệm lần 28  Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hàng trăm ngàn dân Bắc Kinh được huy động đứng hai bên đường từ phi trường để chào đón thượng khách đặc biệt.  Khi chiếc Boeing 707 của Trung Quốc dừng hẳn, những lãnh tụ Khmer Đỏ trong trang phục áo đen cổ Mao tươi cười xuất hiện ở cửa máy bay. Pol Pot, lãnh tụ Khmer Đỏ lần đầu tiên ra mắt thế giới, nồng nhiệt bắt tay tám nhân vật lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc, tức là gần một phần ba các yếu nhân quyền lực trong Bộ chính trị, gồm cả Phó Thủ tướng mới được phục chức Đặng Tiểu Bình, đều chờ ở chân cầu thang máy bay, để bày tỏ tình thân hữu của Trung Hoa với nước Campuchia dân chủ. Pol Pot cùng Thủ tướng kiêm chủ tịch đảng Hoa Quốc Phong đứng trên xe mui trần chạy từ sân bay giữa đám đông khua chiêng trống, vẫy cờ giấy Campuchia, thả hàng trăm hàng ngàn bong bóng lên trời. 

Không mấy ai biết năm ngày trước đó, đêm 24 rạng ngày 25-9-1977, Khmer Đỏ huy động bốn sư đoàn mở một cuộc tấn công đẫm máu thứ ba dọc tất cả biên giới Tây Ninh (phía Bắc Mỏ Vẹt) và một số làng bên trong Việt Nam. Tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, 592 người dân Việt Nam bị giết hại. Chọn thời điểm trước chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc, các cuộc tàn sát ở Tây Ninh là món quà Pol Pot mang dâng cho Bắc Kinh cho chuyến đi hai ngày sau đó, chứng tỏ cho Trung Hoa thấy quyết tâm của Campuchia chống lại Việt Nam.

(trích từ Hồi ức về TƯỚNG CAO VĂN KHÁNH)

Monday, May 2, 2022

Chuyện những cây cầu ở Miền Tây.

 Cầu Mỹ Thuận, bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang, được khởi công ngày 06/7/1997 do nước Australia tài trợ, khánh thành ngày 21/5/2000. Người dân Miền Tây vui mừng chưa hết nụ cười thì ngay lập tức trạm thu phí phía Tiền Giang hoạt động. Dĩ nhiên, Australia phản đối việc thu phí do cây cầu này được xây từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Australia, họ muốn giúp đỡ dân Miền tây vốn đã quá vất vả với hạ tầng giao thông kém cỏi. Phía VN viện cớ phải thu phí để trang trải tiền bảo trì, duy tu, điện chiếu sáng nên cù nhây quyết không buông, người Úc lại bảo “thế chúng mày thu thuế để làm gì?” Phía VN vẫn chây lỳ, Người Úc đành âm thầm rút khỏi dự án cầu Cao Lãnh và Vàm Cống. Mãi đến 01.01.2013, trạm thu phí cầu Mỹ Thuận mới chính thức dừng thu phí, khi đã áp phí bảo trì đường bộ bắt buộc.

Năm 2010, cầu Cần Thơ khánh thành, bằng nguồn vốn của người Nhật, nếu người Nhật không đến có lẽ việc nối hai bờ sông Hậu mãi là giấc mơ. Cầu xây chưa xong nhưng trạm thu phí thì đã nhanh nhẩu xây xong trước đó. Người Nhật cũng phản đối giống như người Úc, chắc họ ngạc nhiên với cái chính quyền đã thu thuế phí các loại lại còn tận thu phí qua cầu.

Năm 2011 Hầm Thủ Thiêm và Đại lộ Đông tây khánh thành, trước đó trạm thu phí đã mọc lên, phía Nhật gởi công hàm phản đối kịch liệt. Kết quả: ngày 22/11/2012, UBND TP HCM quyết định chưa thu phí hầm Thủ Thiêm (đường hầm sông Sài Gòn) "để chia sẻ khó khăn với người dân", nghe mà rớt nước mắt, nuốt không trôi thì chia sẻ vậy!!!. Trạm thu phí này phải dỡ bỏ vào năm 2018, mất 53 tỷ đồng tiền xây dựng.

Sự đê tiện của Bộ GTVT và chính quyền được nâng cao thêm một mức khi thông cầu Vàm Cống và Cao Lãnh, họ liền đặt trạm BOT T2 ngay ngã ba lộ tẻ để chặn dòng xe qua cầu Vàm Cống đi về hướng Long Xuyên, trước đó đã có trạm thu phí trên QL 80 đi Rạch Giá và QL 91 đi Cần Thơ, lập trạm BOT T2 này chẳng khác nào hành động của bọn lục lâm Khảo khấu, một hành vi trấn lột đê tiện. Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh do chính phủ Hàn Quốc tài trợ, trước sự phản đối của phía Hàn Quốc và người dân, trạm này phải đóng cửa. Cái bản chất gian xảo, lưu manh nó có từ thời nào?

Các nước Úc, Nhật và Hàn Quốc muốn giúp đỡ người dân Miền Tây nên đã dùng tiền thuế của dân họ tài trợ xây ba cây cầu huyết mạch, giúp việc lưu thông thuận tiện, giúp cho người dân cải thiện đời sống của mình. Nhà nước VN do dân, vì dân, thấy dân đi đường của bọn tư bản viện trợ mà không thu thì rất phí nên bất chấp liêm sỉ, bằng mọi giá lập trạm thu phí, dù sau đó phải ăn cái tát từ các nhà tài trợ!!!

Cây cầu thứ tư khá nổi tiếng ở Miền Tây, khi nhắc đến nó chúng ta sẽ nghĩ đến một điểm kẹt xe nổi tiếng. Cầu Rạch Miễu nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, là niềm tự hào của ngành xây dựng giao thông VN, đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam. Tiếc thay “niềm tự hào” nãy đã lỗi thời từ ngay từ khi thiết kế và trở thành cây cầu nguy hiểm nhất Miền Tây.

Rạch Miễu được khởi công năm 2002, tuy nhiên nó lại sử dụng số liệu khảo sát về lưu lượng xe từ năm 1995!, khánh thành năm 2009 nó đã trở nên lạc hậu. Cầu chỉ có một làn xe cho mỗi chiều và một dẻo nhỏ hai bên cho xe máy đi, mặt đường nhỏ. Độ dốc cao nên xe tải chỉ có thể bò lên cầu, độ tĩnh không cao nên khi trời mưa hay gió lớn xe máy di chuyển qua đây có thể bị thổi ngã, tuy vậy khi thiết kế và ngay cả bây giờ họ cũng không gắn các miếng che gió đảm bảo an toàn cho người đi đường. Mặc dù xây cầu để không phải đi phà, nhưng đến năm 2021, ngân sách (lại là tiền thuế của dân) chi 100 tỷ để làm lại bến phà nhằm giải tỏa cho Cầu Rạch Miễu, cái vòng lẫn quẩn.

Bọn đầy tớ phá thật! não trạng chỉ toàn "phí, thuế". Không có khả năng hoạch định chính sách nhưng rất điếm đàng trong việc dựng BOT.

Từ fb Chế Quốc Long

Sunday, May 1, 2022

Cuộc chiến khốc liệt: Nước chảy chỗ trũng

 Con người vật lộn với thời gian để kiếm tiền, nhiều người phải mưu sinh từ lúc bé, ai cũng bỏ nhiều sức lực và tâm trí vì đồng tiền, vì muốn kiếm được nhiều tiền. Họ hy sinh nhiều thứ, mất cả tuổi trẻ thậm chí cả cuộc đời vì nó, nhưng khi trở thành giàu có thì có người mất hết sức khoẻ, chẳng còn gia đình và bạn bè... Cuộc sống chẳng có nghĩa lý gì nữa.

Đồng tiền là thứ có ma lực ghê gớm, nó cuốn hút vô số người vào dòng chảy của nó. Có nhiều lại muốn nhiều hơn, giàu có rồi vẫn muốn giàu hơn nữa. Càng nhiều tiền, tham vọng của con người càng lớn. Tiền bạc nhiều khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống.

Thế giới của những người giàu có nhất là thế giới của những người luôn coi thời gian là tiền bạc. Đồng tiền của họ sinh sôi nảy nở ko ngừng khiến họ trở thành những nhà tài phiệt đầy quyền lực, ai cũng muốn khống chế đại dương tiền bạc vào vòng xoáy của mình nên "Chiến tranh tiền tệ là cuộc chiến khốc liệt giữa các nhà tài phiệt quốc tế và các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia, nơi đồng tiền là súng đạn và mức sát thương vô cùng khủng khiếp."* Đằng sau đồng tiền là những thế lực ngầm đáng sợ - đó là thế lực với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới này.

*: ThS. Đinh Thế Hiển, Giám đốc Viện nghiên cứu Tin học & Kinh tế Ứng dụng