Tuesday, April 30, 2019

30/4: Gặp nhau tán phét trên đường Tự Do

Mấy ngày này tụ tập được đủ mặt hóa ra ko dễ. Cuối cùng 3 tên này cũng kiếm được chỗ để làm 1 trận bia với nhau

Chuyện trò bên những vại bia Krombacher và các món ăn của vùng Bavaria

Monday, April 29, 2019

CHO TUI CHỬI

ĐM. Ông đéo cần biết luỹ tiến, luỹ kế là cái con C. gì cả. Đó là chuyện của chúng bây, chúng bây ngồi vào ghế quan chức là phải có nhiệm vụ lo cho đời sống của dân bởi dân è cổ làm ra tiền để đóng thuế trả lương cho chúng bây. Chúng bây làm sao để dân giàu nước mạnh, nếu chưa làm nổi thì cũng tìm cách cho dân bớt khổ. Đằng này chúng bây ngồi trên ghế để nghĩ chuyện bóp cổ dân, tận thu trong dân. Ông còn nhớ hồi xưa có học câu : "Bòn khố rách sắm dù sơn kiệu" để mô tả bọn thực dân, phong kiến hút máu dân lành. Bây giờ nhân dân đã đổ bao xương máu đánh đổ thực dân phong kiến, chúng bây lại bóp hầu bóp họng dân nhiều hơn, lắm mưu nhiều kế hơn, mưu mô ác hiểm hơn. Tháng trước nhà ông trả tiền điện hơn ba triệu, tháng này chúng bây tính con mẹ gì đấy mà tiền điện tăng gần năm triệu. Ông chỉ biết là thu nhập càng ngày kiếm ăn càng khó mà xăng tăng, điện tăng kiểu này thì ông chửi cha chúng bây, thế thôi. Ông là dân đen, ông chỉ biết là những thứ đang tăng khiến cho đời sống của ông, của gia đình ông khó khăn thì ông chửi, thế đấy. Chúng bây có ăn học, thằng nào cũng tiến sĩ, cũng cao cấp chính trị mà chỉ nghĩ chuyện vét những đồng bạc cuối cùng trong dân thì ông nổi điên, không thể bình tĩnh được. Chúng bây làm ăn mà lúc nào cũng than lỗ. Làm không được thì về nhà trông con cho vợ, ngồi đấy làm gì? Chúng bây càng than lỗ thì tài sản riêng của chúng bây càng đầy, chúng bây tăng giá điện, ngân sách có thu được bao nhiêu thì ông không biết nhưng ông thấy chúng bây càng giàu. Chỉ khổ cho dân đen. Chúng bây độc quyền nên chúng bây muốn làm gì thì làm, nói gì thì nói. Cứ để tự do kinh doanh có cạnh tranh thử xem, điều hành và làm ăn kiểu chúng bây chỉ đóng cửa dẹp tiệm sớm. Bây giờ chúng bây một mình một cõi, lại được nhà nước bảo trợ nên chúng bây tác oai tác quái làm khổ dân. Bên nước Đại Hàn, nhà nước giảm giá điện vì mùa nóng cần sử dụng nhiều điện. Còn chúng bây đưa chuyện luỹ tiến, luỹ kế gì đấy để mưu mô thu cho được nhiều tiền còn ai chết sống mặc kệ chúng mày. EVN trở thành bình phong để chúng bây bày trò tận thu. Ông nguyền rủa chúng bây. Chịu không nổi thì ông chửi.

29.4.2019
DODUYNGOC

Sunday, April 28, 2019

Bán không được

Cái thời kỳ khó khăn các doanh nghiệp trả lương bằng sản phẩm ấy 
Hai thằng bạn lâu ngày gặp nhau 
Làm sao mày béo thế
Tao làm ở nhà máy bột họ trả lương bằng sản phẩm nên phải dùng quanh năm 
Thế sao cậu gầy thế
Tớ cũng như cậu nhưng tớ làm tại nhà máy sx bao cao su Mẹ kiếp bán không được nên vc tớ dùng quanh năm.


Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)

Saturday, April 27, 2019

KÍNH CẨN TRƯỚC BÁC

VỊ ĐẠI TƯỚNG KHÔNG CÓ NHÀ RIÊNG
26/04/2017
Trong lịch sử các tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, tên tuổi đứng sau Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, người thứ hai có lẽ là Đại tướng Lê Trọng Tấn. Ông là người chỉ huy Đại Đoàn 312 tấn công Điện Biên Phủ, bắt sống tướng De Castries và nội các kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ông từng là chỉ huy các chiến dịch vang danh thời chống Mỹ và là Phó Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân phía Đông đập tan mọi cánh cửa tử thủ, phòng tuyến của địch tiến thẳng vào giải phóng Sài Gòn trưa ngày 30-4-1975, bắt Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng cùng nội các. Kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc.
Vị tướng "trận mạc"
Trong một lần gặp gỡ với một số tướng lĩnh Việt Nam, cố Chủ tịch Phidel Castro (Cu Ba) đã chủ động tiến đến bắt tay Đại tướng Lê Trọng Tấn, rồi Chủ tịch quay sang tươi cười nói với mọi người: "Đây có phải là vị tướng đánh giặc hay nhất Việt Nam?". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang đứng cạnh đã tiếp lời Chủ tịch: "Đúng, đây là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại".
Đại tướng Lê Trọng Tấn còn là một trong những tướng lĩnh rất đặc biệt: "Ngày cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đại đoàn 312 do Tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy đã bắt sống tướng De Castries và cắm cờ trên nóc hầm cứ điểm Điện Biên. Ở giai đoạn cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc chiến tranh chống Mỹ - ngụy, thống nhất đất nước, Tướng Lê Trọng Tấn cũng là Tư lệnh chỉ huy cánh quân chủ lực từ phía Đông tiến vào giải phóng Sài Gòn, cờ đỏ sao vàng bay trên nóc Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các Tổng thống Dương Văn Minh. Với hai chiến công đó, Lê Trọng Tấn xứng đáng hai lần tuyên dương Anh hùng" - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói về ông như thế.
Đại tướng Lê Trọng Tấn tên thật là Lê Trọng Tố (1914-1986), quê ở Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Tây cũ (nay là TP Hà Nội). Xuất thân từ gia đình nhà giáo, ông từng học Trường Bưởi - Hà Nội, học lực giỏi, say mê võ nghệ và bóng đá. Sau khi gia nhập đội bóng Tia Chớp (Éclair) của không quân Pháp, ông nhập ngũ làm lính khố đỏ, đồn trú tại một đồn nhỏ khu vực sân bay Tông (Sơn Tây). Được bà Bích Vân (tức Hoàng Ngân -Xứ ủy Bắc Kỳ) làm công tác binh vận, Đội Tố đã tham gia Việt Minh và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1945, làm ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông.
Tham gia cách mạng từ năm 1944, lần lượt ông trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội như: Trung đoàn phó, trưởng các Trung đoàn Sơn La, Sơn Tây, Quyền Khu trưởng Khu XIV, Khu phó Liên Khu X. Trong chiến dịch Biên giới 1950, ông là Đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 312 và chỉ huy các Đại đoàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", bắt sống tướng De Castries và toàn bộ Bộ Tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên.
Từ năm 1954 đến 1961, ông là Hiệu trưởng Trường Sỹ quan Lục quân. Tư lệnh Mặt trận Đường 9, chiến dịch Bình Trị Thiên và Phó tổng Tham mưu kiêm Tư lệnh Quân đoàn 1. Từ tháng 3-1975, ông là Tư lệnh chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng, Phó tổng Tham mưu, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ huy cánh quân phía Đông dọc theo các tỉnh duyên hải Miền Trung với phương châm: thần tốc, táo bạo tấn công tiến vào giải phóng Sài Gòn trưa ngày 30-04-1975.
Đại tá Trần Văn Thức - Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết: Lê Trọng Tấn là tướng trận, tướng tấn công. Ông đi đến đâu, chỉ huy chiến dịch nào, mũi tiến công vào đâu, tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ của các Quân đoàn đều đoàn kết một lòng, tin tưởng, vững tâm vào trận đánh.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông chỉ huy trực tiếp Đại đoàn 312 trong 3 đêm 2 ngày phải đột phá, xuyên thủng 3 phòng tuyến cực mạnh của tập đoàn cứ điểm Him Lam, Mường Thanh. Trong chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng từ 26 đến 29-3-1975, chỉ trong mấy ngày, Tướng Tấn đã chỉ huy Quân giải phóng đập tan 10 vạn quân địch…
Chiều 26-1-1954, người chỉ huy Đại Đoàn 312 phải đến từng chiến hào giải thích với bộ đội chủ lực về sự thay đổi phương án, từ "đánh nhanh, thắng nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" nên phải kéo pháo quay trở ra. Sau khi tiêu diệt cứ điểm Him Lam mở màn chiến dịch, chiều 7-5-1954, Đại đoàn 312 do Lê Trọng Tấn chỉ huy đã tấn công vào sở chỉ huy đầu não của Pháp tại cứ điểm Điện Biên, bắt sống tướng De Castries và toàn Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên. Kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta "Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
Chiến trường miền Nam ngày càng trở nên ác liệt hơn khi Mỹ đổ bộ quân vào Miền Nam. Do đó, vào năm 1964, trên chiếc tàu buôn tỏi của nước ngoài cập cảng Sihanoukvile (Campuchia), trên tàu có chở 02 vị tướng "sừng sỏ" nhất của "Bắc Việt" là tướng Nguyễn Chí Thanh trong vai thợ máy và Lê Trọng Tấn trong vai ông chủ buôn tỏi, xách cặp da bóng loáng, được Bác Hồ và Bộ Chính trị đặc phái vào miền Nam chỉ huy cuộc chiến đấu mới.
Không lâu sau đó, chiến dịch Bình Giã khai hỏa, đánh một đòn rất mạnh vào âm mưu chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ. Tướng Lê Trọng Tấn đảm nhiệm cương vị Phó tư lệnh, Ủy viên Quân ủy Quân giải phóng miền Nam với bí danh Ba Long. Đồng thời, ông trực tiếp làm Tư lệnh của nhiều chiến dịch quan trọng của quân chủ lực...
Với quyết tâm cao độ giải phóng Miền Nam, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã giao cho tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh chiến dịch giải phóng Huế- Đà Nẵng sau khi giải phóng Tây Nguyên. Tháng 4-1975, tướng Lê Trọng Tấn được cử làm Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân phía Đông gồm các Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và Sư đoàn 3 đập tan phòng tuyến từ xa tại Phan Rang (Ninh Thuận), đập nát cánh cửa thép tử thủ tại Xuân Lộc, trực diện tấn công vào cửa ngõ phía Đông giải phóng Sài Gòn.
Do phải vượt sông Đồng Nai, Sài Gòn với khoảng cách từ 15-20km với nhiều tuyến phòng thủ, kháng cự với hỏa lực cực mạnh của địch, Tướng Tấn đề nghị Quân ủy và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho cánh quân phía Đông nổ súng trước từ 18h ngày 29-4.
Cho đến trưa 30-4 sau khi trinh sát, đặc công tiêu diệt những ổ kháng cự cuối cùng tại cầu Rạch Chiếc, cầu Sài Gòn, Hàng Xanh, Thị Nghè đại quân phía Đông với Binh đoàn Tăng Thiết giáp, bộ binh đã tiến công thần tốc như vũ bão, húc đổ cánh cổng sắt Dinh Độc Lập giữa trưa ngày 30-4, bắt sống toàn bộ nội các Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh, kết thúc cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Hòa bình, thống nhất đất nước nhưng ông chưa có một ngày nào để nghỉ ngơi. Sau thời kỳ quân quản của thành phố, biên giới Tây Nam của đất nước đã bị bọn diệt chủng Pol Pot và Khmer Đỏ xâm phạm biên giới, gây tội ác đối với nhân dân ta ở nhiều nơi. Tháng 12-1978, Tướng Lê Trọng Tấn được Trung ương giao nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc.
Đến tháng 2-1979, ông tiếp tục được điều động về Bộ Tổng Tham mưu, trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Lúc sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết về ông như sau: "Với toàn quân, đồng chí Lê Trọng Tấn là một người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc. Riêng tôi, đồng chí là người bạn chiến đấu thân thiết, là một trong những cán bộ tin cậy nhất để thực hiện những ý đồ chiến lược của Bộ thống soái tối cao".
Chuyện Đại tướng không có nhà riêng
Một chiều cuối năm cũ, sắp chạm ngày giỗ Đại tướng, tôi ngồi trong quán cà phê trên đường Trường Sơn trước cửa vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cùng con trai Đại tướng. Đây cũng chính là căn biệt thự mặt tiền trong cư xá gia binh cũ, xây dang dở thì giải phóng, mà lần thứ 3 ông đã trả lại cho Nhà nước, từ chối cuộc sống sang trọng ở các biệt thự, quay về sống giản tiện cho đến cuối đời.
Câu nói cửa miệng của Đại tá, GS- TS Lê Đông Hải - Nguyên Viện trưởng Phân viện kỹ thuật quân sự 2 tại TP Hồ Chí Minh, là con trai duy nhất của Đại tướng từng khiến chúng tôi nghe rất chạnh lòng.
Theo cuốn "Họ Trịnh và Thăng Long" tác giả còn có những bằng chứng cho thấy: viễn tổ của gia tộc Đại tướng Lê Trọng Tấn là hậu duệ của Chúa Trịnh Căn. Trong ba anh em ruột của Đại tướng, có anh cả Lê Mạnh Hồ, đến Lê Trọng Tấn (Tố) và Lê Qúy Đông là út. Chắc không phải ngẫu nhiên mà cả ba chữ lót được cụ Đồ Lăng đặt cho con là những từ chỉ thứ tự thời tiết: "mạnh" là (đầu mùa), "trọng" ở giữa và "quý" là cuối, út và có họ Trịnh.
Từ nhỏ, anh Hải theo học trường thiếu sinh quân và trở thành "lính" của bố mình trong Đại Đoàn 312. Sau 1954, anh được sang Liên Xô học tập. Nhấp giọng bằng chút cà phê nóng thơm lừng, anh nhìn ra phía đường Trường Sơn rồi tâm sự: Cả một đời cha tôi, không để lại một chút tài sản, nhà cửa, đất đai nào, vì ông cụ chưa bao giờ nhận cho mình nhà riêng, đất riêng. Nhưng cha tôi đã để lại một sự nghiệp rất to lớn và đạo lý làm người để cho con cháu đời đời noi theo. Những biệt thự được cấp, ông đều từ chối nhận và trả lại cho Nhà nước, quân đội. Lúc nào bên mình ông cũng kè kè một cái ba lô và bên trong lúc nào cũng sẵn chiếc võng dù.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thư ký riêng của Đại tướng kể lại: Đại tướng suốt ngày làm việc kín lịch từ 7h30 đến 22h tối, thậm chí có ngày 18 cuộc làm việc, với 18 cán bộ khác nhau. Tuy là con duy nhất của Đại tướng, nhưng anh Lê Đông Hải đã phải ngậm ngùi thừa nhận, anh cũng chỉ sống lâu nhất bên cạnh cha mình khoảng thời gian 2 đến 3 năm.
Miền Bắc xây dựng XHCN, ông tiếp tục lãnh đạo, chỉ huy công tác đào tạo, xây dựng lực lượng quân đội, vũ trang tiếp viện cho chiến trường Miền Nam đánh Mỹ. Từ năm 1960 đến 1975, ông nhiều lần ra vào miền Nam để xây dựng và chỉ huy lực lượng vũ trang chống Mỹ, đánh bại những âm mưu, chiến dịch của địch tại miền Nam và chống trả mọi cuộc tấn công xâm phạm không phận, hải phận miền Bắc.
Theo anh Hải kể lại, khoảng thời gian mà cả gia đình anh được hạnh phúc, sum vầy nhất là khi ở số 36 Hoàng Diệu (Hà Nội) trong căn nhà nhỏ, được cấp 2 phòng diện tích khoảng 48m2, cùng các bác Tạ Quang Bửu, Vương Thừa Vũ, Đặng Kính…
Thời kỳ đó, ông liên tục ra vào chiến trường còn anh Hải chuyển sang học tại Liên Xô và công tác ở đơn vị Bộ đội Hóa học. Nhà vắng người, mẹ anh phải dời về khu nhà ngang ở 36C, Lý Nam Đế sống với mấy anh em phục vụ tiện trồng trọt, chăn nuôi… cải thiện đời sống.
Sau ngày đại thắng mùa Xuân 1975, anh em đồng đội chạy đôn đáo khắp nơi tìm những ngôi biệt thự sang trọng của giới chóp bu lãnh đạo chế độ Sài Gòn cũ để cho ông ở. Song, ông đều lắc đầu từ chối. Sau này, ông đồng ý về ở căn nhà số 2, đường Cửu Long, (cư xá gần sân bay) mặt tiền đường Trường Sơn, Tân Bình ngày nay có diện tích khoảng 30m2.
Thấy ông ở chật hẹp, bất tiện trong khi nhà ở bỏ hoang tàn khắp nơi sau chiến tranh. Thế là nhân cơ hội ông ra Hà Nội họp, anh em ở Quân đoàn 4 cho xe Zeep đến nhà dọn hết đồ đạc, vật dụng cá nhân của ông "dời" đến biệt thự số 195, Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đường Công Lý cũ), Quận 3 định dành cho ông một bất ngờ. Họp xong trở về, ông đành chấp nhận "sự đã rồi" dù không hài lòng và luôn có ý trả lại nhà.
Một hôm, ông điện thoại báo tin cho mọi người biết, ông quay lại sống ở nhà số 2 đường Cửu Long. Còn ngôi biệt thự ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa rộng thênh thang ông xin giao lại cho đồng chí Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội TP để có điều kiện lo cho thương bệnh binh.
Nhiều anh em trong Quân khu 7 cùng một số tướng lĩnh vẫn không an tâm về nơi ở của vị tướng chỉ huy tài ba, đã bao năm xông pha trận mạc, nên đã tìm mọi cách thuyết phục, thậm chí còn áp dụng cả "nguyên tắc" để đưa ông tới ở tại biệt thự số 126, đường Pasteur, Quận 3, gần ngay giao lộ Điện Biên Phủ - Pasteur ngày nay.
Không nỡ khước từ tình cảm của đồng đội anh em, ông cũng khoác tạm ba lô đến ở "ví dụ" một thời gian, rồi sau đó lại kiên quyết đòi về số 2 đường Cửu Long. Đến nước này thì mọi người đành chịu thua ông. Đại tướng đã sống tại đây cho đến khi qua đời ngày 5-12-1986. Sau đó, nhà số 2 đường Cửu Long đã được cấp cho người khác….
Đại tướng Lê Trọng Tấn đã được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao vàng năm 2007, Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác. Tên của ông đã được đặt cho nhiều trường học, đường phố tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số nơi khác.
Hoàng Châu
(Theo ANTG)

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN HÉTVÉGI VICCEK (No. 162)

Một giáo sư người Mátxcơva đi Xibêri săn gấu. Ông ta rủ được một thợ săn địa phương đi cùng. Nhìn giáo sư, người thợ săn địa phương hỏi:
- Bác là giáo sư vậy bác chắc hẳn là người thông minh?
- Đúng vậy, đúng vậy.
- Thế bác có biết bắn không?
- Đây không phải là lần đầu tôi đi săn gấu, chỉ có điều tôi chưa đi Xibêri bao giờ.
- Thế bác có chạy nhanh được không?
- Tôi đã từng là vận động viên chạy cự ly dài.
Họ rời làng đi săn gấu. Nhìn thấy một chú gấu, người thợ săn địa phương nói: Chạy thôi! Họ chạy ngược về phía làng, con gấu lạch bạch đuổi theo sau. Giáo sư vừa chạy vừa nghĩ, việc quái gì phải chạy khi mình có súng trong tay. Nghĩ vậy, vị giáo sư quay người lại, ngắm con gấu và bắn. Con gấu đổ gục xuống, bất động. Người thợ săn tiến về phía xác con gấu và lắc đầu:
- Giáo sư ơi là giáo sư. Bác đúng là biết bắn. Và chạy cũng nhanh nữa, nhưng bác ngu quá đi.
- Sao lại thế?
- Thế bây giờ làm thế nào để khiêng con gấu này về làng?
-----------
Moszkvai professzor elmegy medvére vadászni Szibériába. Kap maga mellé egy helyi vadászt is. Nézi a helyi vadász a professzort, majd megszólal:
- Maga professzor. Akkor maga okos, ugye?
- Igen-igen.
- És tud lőni?
- Nem először vagyok medvevadászaton, csak Szibériában még nem jártam.
- És gyorsan tud futni?
- Hosszútávfutó versenyző voltam.
Kimennek a terepre. Meglátják a medvét, azt mondja a helyi vadász: fussunk! Futnak visszafelé, a medve trappol utánuk, közben gondolkodik a professzor, hogy mi a francnak fut, mikor van nála puska. Azzal megfordul, céloz, lő - medve eldől, nem mozdul. A helyi vadász odamegy a tetemhez és csóválja a fejét:
- Professzor, professzor, maga tényleg tud lőni. Meg gyorsan futni is, de maga egy barom.
- Miért?
- Most hogyan visszük el a medvét a faluig?
Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)

Friday, April 26, 2019

VÌ SAO NGƯỜI VIỆT NAM CĂM THÙ TRUNG QUỐC?

Nhà báo Trung Quốc Triệu Linh Nga vạch rõ:
Trong 4 nước đã từng xâm lược Việt Nam, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Mỹ nhưng người Việt Nam chỉ ác cảm và căm thù với Trung Quốc.
Nguyên nhân vì các nước khác không có âm mưu xóa sổ và đồng hoá Việt Nam. Trong khi đó, từ xa xưa Trung Quốc đã âm mưu đồng hoá người Việt, xoá sổ nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.
Nhà báo Triệu Linh Nga nêu rõ: phân tích rạch ròi vấn đề này không phải khoét sâu mâu thuẫn, thù hằn giữa hai dân tộc mà để nhân dân hai nước nhận thức được nguyên do ngõ hầu tránh những cuộc chiến tranh, xung đột có thể xảy ra.
Người Trung Quốc cần bỏ đi tư tưởng tự cho mình là trung tâm của Thế giới, coi các dân tộc khác chỉ là chư hầu man di mọi rợ; người Trung Quốc phải bỏ đi tư tưởng đại Hán ăn trên ngồi trốc các dân tộc khác. Chỉ khi đó các dân tộc khác sẽ không xem Trung Quốc là kẻ thù mà có thể trở thành bạn tốt như Pháp, Nhật, Mỹ.
April 22.2019

Thursday, April 25, 2019

Review du lịch với con và với bồ

sáng ra, con ân cần lo cafe, hỏi thích ăn gì vv
mở mắt ra là phải hỏi bồ thích ăn gì, ở đâu, và đôi khi chưa kịp ăn là phải trả bài
đi với con được ngắm cảnh, gái đẹp, lùng các nơi thích thú
đi với bồ thì quá mệt ban đêm để ngắm cảnh vì buồn ngủ, và bị cấm ngắm gái, nhất là đẹp. Khó lùng nơi thích, thường vì đường đá xưa kg thích hợp với giày gót kim
đi với trai, được ngắm tượng, lâu đài, cảnh. Với bồ thì các tiệm thời trang, mỹ phẩm, body shop
với con thì tối được ngủ lấy sức
với bồ tích cực thì được ngắm fresques trên trần nếu đi Venezia, mấy nơi khác thì trần phòng nào cũng như nhau, trừ màu
với bồ thụ động thì chỉ ngắm để phân biệt sàn gỗ hay gạch, drap trắng hay lụa
đi với con, có mớ kg sao, trừ khi nói chia tài sản
đi với bồ, mớ nói số đt kg phải của bồ, có khi thằng nhỏ bị vạ lây
đấy, kinh nghiệm xương máu đó.

TIên hạ thủ vi cường

Nôm na là đánh trước thì chiếm lợi thế
Chuyện là thế này...

Thầy chủ nhiệm của cu Tí đến thăm nhà Bố mẹ cu Tí ngồi tiếp. 
Thầy nói:
- Thằng cu Tí nhà ta về đạo Đức và sức khỏe rất tốt.
Bố cu Tí hồ hởi nói:
- Ồ cái đó nó giống tôi như đúc.
Thầy nói tiếp:
- Nhưng việc học hành thì cháu nó. Ngu quá.
Bố cu Tí nói ngay:
- Về việc học thì nó giống y
Mẹ nó.

----------
Lời bình
Sau khi thày giáo về thì bố cu Tí sẽ Gặp nạn
Ghi chú. Xin các bạn bỏ qua cho về câu cú và trình bày vì cái đt của tôi nó bị hỏng phần cảm ứng ở vài phím nên câu cú và cách trình bày trông nó ngu gần bằng Mẹ cu Tí.


Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)

Wednesday, April 24, 2019

NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN CHỐNG TQ XÂM LẤN BIÊN GIỚI

Phạm Viết Đào có người em trai là liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 chống quân tầu cộng
PHẠM VIẾT ĐÀO TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI RFI (PHÁP) VÀ BBC ( ANH) VỀ NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ CUỘC CHIẾN CHỐNG TQ XÂM LẤN BIÊN GIỚI
Trung Quốc triệt để khai thác bài học Chiến tranh biên giới 1979
Tú Anh, Trọng Thành
Đăng ngày 17-02-2019 Sửa đổi ngày 17-02-2019 14:58
Trung Quốc thua chiến thuật nhưng thắng về chiến lược : bắt tay với Mỹ, cải cách kinh tế, canh tân quân đội và khống chế Việt Nam nhiều mặt. Để tránh hiểm họa mất nước, chính quyền cần phải dựa vào dân. Trên đây là nhận định của blogger, Phạm Viết Đào, tác giả biên khảo « Vị Xuyên-Thế Sự Việt-Trung », nhìn lại cuộc chiến đẫm máu 40 năm trước.
Blogger Phạm Viết Đào:
"Điều thứ nhất đây là một cuộc chiến tranh mà hai bên đều rút ra các bài học. Về phía Trung Quốc, đó là bài học về quân sự. Tức là Việt Nam dạy cho Trung Quốc bài học về đánh nhau, qua cuộc chiến tranh tháng 2/1979. Trung Quốc thua, khi mới chỉ đụng độ với các lực lượng địa phương của Việt Nam.
Ngược lại, Việt Nam được bài học Trung Quốc dạy cho là về chính trị. Trung Quốc chỉ cho Việt Nam thấy rằng, cùng chí hướng, đồng chí, nhưng khi đụng đến quyền lợi của nhau thì họ sẵn sàng trở mặt.
Một bài học thứ hai là : sau hai cuộc chiến tranh (cuộc chiến 1979 và cuộc chiến biên giới phía bắc lần thứ hai kéo dài trong những năm 1980), khi Trung Quốc đưa tổng cộng một triệu quân đánh Việt Nam, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả về kinh tế. Như người ta nói là, nhờ thua Việt Nam mà họ bắt tay được với Mỹ. Nhờ thua Việt Nam mà trong 20 năm họ đưa được nền kinh tế lên hàng thứ hai thế giới.
Họ thua, nhưng họ được cái đó. Còn Việt Nam, sau cuộc chiến tranh, lúc nào cũng nhận là mình thắng. Hy sinh rất dũng cảm, luôn luôn nói là giữ được độc lập và chủ quyền, nhưng nhìn sâu về kinh tế đất nước, thì lệ thuộc rất nghiêm trọng vào Trung Quốc.
Hiện nay, dư luận muốn mổ xẻ rất nhiều về cuộc chiến tranh này, để thấy được bài học đắt giá của lịch sử.
Nếu không nhìn thấy được cái đó, thì đất nước này không phát triển được. Họ thua, nhưng để họ được cái khác, cũng như họ khiêu khích Việt Nam đưa quân vào Cam Bốt… Thí cả xe, cả pháo, để được nước, người ta sẵn sàng… Thí cả dân tộc Khmer…
Bài học cao nhất theo tôi: cái mà chính quyền Việt Nam cần bây giờ là phải dựa
vào dân, nếu không Trung Quốc sẽ ép nữa… Trung Quốc chỉ sợ người dân, còn với chính quyền thì họ có cách này cách khác. Nguy cơ mất nước, khi người dân quay lưng lại. Tôi muốn nhắc lại bài học năm 1979 là chúng ta đã ảo tưởng nhiều vào Trung Quốc ».
40 năm Chiến tranh Biên giới Việt-Trung: Hé mở để an dân
Blogger Phạm Viết Đào
Gửi cho BBC từ Hà Nội
16 tháng 2 2019
Ngày 17/2/2019 là dịp tròn 40 năm nổ ra cuộc chiến tranh do Trung Quốc đưa quân xâm lấn biên giới phía bắc Việt Nam.
Từ quãng 1992-2014, tự nhiên báo chí Việt Nam im bặt về sự kiện này. Vào tháng 5/ 2014 sau sự kiện Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 981 vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, tại Hà Nội đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn, có tổ chức từ phía chính quyền.
Từ đó, một số báo bắt đầu đăng, đưa tin lẻ tẻ về sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, Gạc Ma, các trận đánh chống lại sự lấn chiếm biên giới phía bắc trong đó có chiến sự tại Vị Xuyên.
Nhưng năm nay, trước dịp kỷ niệm cuộc chiến tranh này, ngày 17/12/2018, Ban Tuyên giáo Trung ương đã soạn "Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc".
Như vậy, sau khi có chỉ thị của Ban Tuyên giáo và mở đầu bằng "phát súng hiệu" trên Nhân Dân điện tử mồng hai Tết, báo chí Việt Nam đã rầm rộ viết bài
Nhà văn, Blogger Phạm Viết Đào
Tại Hà Nội 4/01/2019 đã tổ chức mít tinh, có sự tham dự của các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc diễn văn tại buổi lễ.
Với cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc, Ban Tuyên giáo Trung ương không có đề cương, chỉ thấy báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin về một cuộc giao ban ngày 17/1/2019.
Ông Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo TW đã yêu cầu các báo cáo viên cần tập trung tuyên truyền nội dung "Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019)".
Thứ tư ngày 6/2/2019 tức mồng Hai Tết Nguyên đán, báo Nhân Dân điện tử đưa tin: "Bộ Tư lệnh Biên phòng thăm, chúc Tết quân và dân xã Hải Sơn… Ngày 6-2, (mùng 2 Tết), Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và tỉnh Quảng Ninh do Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái." phần tin bài đánh dấu 40 năm cuộc chiến trên báo mạng VietnamNet
Pò Hèn là nơi xảy ra vụ thảm sát 86 cán bộ chiến sĩ và cán bộ nông trường do Trung Quốc gây ra trong những ngày đầu sau 17/2/1979 tại khu vực đồn Biên phòng Pò Hèn.
Như vậy, sau khi có chỉ thị của Ban Tuyên giáo và mở đầu bằng "phát súng hiệu" trên Nhân Dân điện tử mồng hai Tết, báo chí Việt Nam đã rầm rộ viết bài về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược 1979.
Nguyên nhân của sự "bật lò xo" của báo chí là do bấy lâu nay bị kìm nén:
§ Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn tin vào thiện chí của các nhà lãnh đạo Trung Quốc: hai nước có thể hòa thuận với nhau để làm ăn, buôn bán và giữ trật tự an ninh chung, củng cố tình hữu nghị để cùng giữ chế độ Cộng sản. Có thể xuất phát từ niềm tin này, khiến cho các nhà lãnh đạo Việt Nam cố nhẫn nhịn, do đó nên báo chí buộc phải bị kiềm chế…
§ Phía Trung Quốc ngày càng gia tăng sức ép, khiến các nhà lãnh đạo Việt Nam phải "tự giác ngộ" vì họ tự hiểu rằng: Nếu cứ tự mình xoay xở, để cho "Đảng và nhà nước lo" thì ngày càng bị Trung Quốc lấn lướt, đẩy vào tình thế kẹt không chỉ trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, chính trị và quan hệ ngoại giao quốc tế…và cái chính là đi ngược với lòng dân, một việc vô cùng nguy hiểm.
§ Hàng loạt các dự án đầu tư-kinh doanh thua lỗ, tổn hại môi trường, mất trật tự an ninh…có nguồn gốc do hợp tác với Trung Quốc; Trung Quốc ngày càng tỏ ra trắng trợn gây sức ép trên Biển Đông, phá, chặn túi tiền từ nguồn khai thác dầu của Việt Nam trên Biển Đông, việc đánh bắt cá của ngư dân…
"Dễ muôn lần không dân cũng chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong"- khẩu hiệu được dân Quảng Bình thường hô hào nhau trong chiến tranh ác liệt với không quân Mỹ, có vẻ như nay được giới tuyên giáo Việt Nam viện tới trong việc giải quyết quan hệ với Trung Quốc.
Xảy ra tình trạng này là do các văn nghệ sĩ lớp lớn tuổi thì đã cùn mòn cảm xúc, văn nghệ sĩ lớp trẻ thì phần lớn họ không hề biết một chút thông tin gì về cuộc Chiến tranh Biên giới 2/1979
Nhà văn, Blogger Phạm Viết Đào
Một số binh chủng 'thông tin chiến lược' bị tuột xích?
Trong thời kỳ chiến tranh hai 'binh chủng' âm nhạc, văn thơ được coi là những món ăn tinh thần không thể thiếu đối với bộ đội và nhân dân. Nó có sức động viên rất lớn. Thế nhưng dịp kỷ niệm 40 năm về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược này, hai binh chủng này lại có vẻ như đang bị tê cứng, bị rỉ sét, tụt xích? Chúng ta thử lướt qua các tờ báo của giới văn chương trong cuộc ra quân ồ ạt này:
Đọc năm tờ báo chuyên về văn học đó là Văn Nghệ, Văn Nghệ Quân đội, Tạp Chí Nhà văn, Hồn Việt, Tạp chí Thơ…những số báo ra dịp Tết, đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến tranh chống Pol Pot ở biên giới Tây Nam, 40 năm cuộc chiến chống 60 vạn quân Trung Quốc tại phía bắc; những cuộc chiến tranh đã khiến cho hàng vạn bộ đội và nhân dân đã đổ máu, không có một dòng nào đề cập tới hai sự kiện này.
Còn âm nhạc thì đã rõ, mở ti vi chỉ thấy tràn ngập trò chơi âm nhạc có thưởng, tràn ngập những bài hát 'không tải' về nội dung mà chỉ sướt mướt chuyện em anh, chuyện tình tan vỡ và gần đây là nhạc Bolero (nhạc vàng) có thời bị kiểm soát gắt gao.
Xảy ra tình trạng này là do các văn nghệ sĩ lớp lớn tuổi thì đã cùn mòn cảm xúc, văn nghệ sĩ lớp trẻ thì phần lớn họ không hề biết một chút thông tin gì về cuộc Chiến tranh Biên giới 2/1979.
Họ càng không hề biết tại Vị Xuyên, Hà Giang từng xảy ra những trận đánh ác liệt kéo dài gần một chục năm vì thông tin bị bưng bít. Họ không được cung cấp thông tin mà thậm chí trước đây đề tài chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược bị coi là "húy kỵ".
Thực ra cũng khó lòng trách giới văn chương, ngay đối với các cựu chiến binh, nhiều người rất dũng cảm trong chiến tranh, được phong anh hùng, thế nhưng khi tôi gặp họ, đề nghị cung cấp tài liệu để viết về cuộc chiến với Trung Quốc, họ đều tìm cớ thoái thác.
Tôi gặp phải tình cảnh này khi liên hệ qua điện thoại xin được gặp với một số sĩ quan cao cấp, có những ông tôi đề nghị Hội Nhà văn liên hệ giúp đều từ chối cung cấp thông tin.
Trước tết Nguyên Đán, tôi có liên hệ với một gia đình tại Hà Nội có con được phong anh hùng trong cuộc chiến Trung Quốc tại khu vực pháo đài Đồng Đăng, Lạng Sơn. Người anh hùng này, thuộc lính của sư đoàn 3 Sao Vàng và trang Tri ân liệt sĩ đã viết:
Sở dĩ cháu lập được thành tích bắn hạ 70 lính Trung Quốc là do trước đây nhà ở Hàng Buồm, liệt sĩ này biết tiếng Trung Quốc nên binh vận thêm được một số vũ khí
Lời một thân nhân liệt sỹ
"Đồng chí chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, biết cơ động, nghi binh lừa địch, chờ quân địch đến gần mới nổ súng, khi dùng lựu đạn, khi dùng tiểu liên bắn. Đồng chí bị thương vẫn tiếp tục ở lại chiến đấu, đến khi chỉ còn một quả lựu đạn, đồng chí dũng cảm chờ địch đến gần mới ném vào giữa đội hình địch. Trận này đồng chí đã diệt 70 tên địch và anh dũng hy sinh…"
Đọc những dòng tin trên trang mạng này, tôi bán tín bán nghi về chiến công của người anh hùng Hà Nội. Cách đây mấy năm, tôi đến nhà tìm gặp bố mẹ người anh để tìm hiểu, nhà ở quận Hai Bà Trưng.
Ông bố kể cho tôi: "Cháu được phát 25 viên AK và mấy quả lựu đạn. Sở dĩ cháu lập được thành tích bắn hạ 70 lính Trung Quốc là do trước đây nhà ở Hàng Buồm, liệt sĩ này biết tiếng Trung Quốc nên binh vận thêm được một số vũ khí…"
Hiện nay bố mẹ của liệt sĩ này không còn và có khi sang bên kia may ra hai ông bà mới biệt được chiến công đích thực của con ông bà.
Tôi gặp ông chú, một anh hùng trong chiến tranh chống Mỹ, ông cho biết:
"Trong trận đó, quân Trung Quốc tràn sang, quân ta rút lui không kịp mang theo một kho vũ khí hiện đại. Kho vũ khí này nếu bị rơi vào tay Trung Quốc rất nguy hiểm. Đơn vị lấy tinh thần, ai xung phong quay lại phá hủy kho vũ khí này. Người anh hùng này mới binh nhất, nhập ngũ 8 tháng mặc dù là y tá, anh đã xung phong quay lại. Anh đã dụ địch tới gần mới cho nổ kho vũ khí…kết quả anh hy sinh cùng 70 lính Trung Quốc."
Tôi tin vào thông tin của ông chú, thế nhưng tôi lấy làm buồn. Tại sao một chiến công anh hùng như vậy mà không được công khai, đến bố mẹ sinh ra anh ta cũng không biết. Hiện dân Hà Nội, nhất là lớp trẻ có ai biết về chiến công của thanh niên Hà Nội 21 tuổi này không?
Cho đến thời điểm hiện tại, người anh hùng này tiếp tục mai danh ẩn tích vì không một tờ báo nào đưa tin.
Tôi dự định đưa vụ này lên trang Facebook và blog của tôi trong dịp tháng 2/2019, kiến nghị với chính quyền Hà Nội chọn một đường phố đặt tên cho anh, một thanh niên Hà Nội.
Khi tôi gọi điện liên lạc với người thân anh hùng- liệt sĩ, nêu ý định này lên và hẹn lịch xin gặp bàn. Gia đình lúc đầu rất phấn khởi, sắp xếp lịch nhưng rồi sau đó thoái thác, không muốn gặp tôi.
Đây là một đề tài lớn, lôi cuốn người đọc nhưng giới văn chương chưa được quyền tự do công bố tác phẩm của mình.
Nhà văn, Blogger Phạm Viết Đào
CÁC CỰU CHIẾN BINH TỪNG CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC
Ngày 26/12/2018 vừa qua, Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh sư đoàn 356, từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Vị Xuyên đã tổ chức họp, ra mắt tại Hà Nội. Có hơn 600 cựu chiến binh từ Hà Tĩnh trở ra đã tham dự bằng kinh phí đi lại, ăn ở tự lo.
Tôi với tư cách thân nhân cũng liệt sĩ cũng đã được mời tham gia.
Tại đây, sau khi ôn lại những chiến công của Sư đoàn 356, Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, Nguyên Phó Tư lệnh-Tham mưu trưởng Quân khu 2, Trưởng Ban liên lạc Hội Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên toàn quốc cho biết rằng Ban liên lạc đang kiến nghị với các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước cho phép thành lập Hội Cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên, cho phép Hội có pháp nhân, tài khoản, con dấu…để động viên, huy động nguồn lực trong dân để tham gia giải quyết các vấn đề hậu chiến.
Ngoài ra Tướng Nguyễn Đức Huy cũng nói, cùng Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban liên lạc Cựu chiến binh Vị Xuyên đề nghị Nhà nước sớm tuyên dương các danh hiệu cao quý cho các đơn vị, cá nhân từng lập nhiều công trạng trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.
Theo Tướng Nguyễn Đức Huy, kiến nghị này đang được xem xét nhưng không rõ có được ủng hộ không. Vị tướng năm nay đã gần 90 đã phải thốt lên tại diễn đàn này: "Chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược đã xảy ra cách đây 30-40 năm rồi mà không chịu ghi công cho các anh hùng liệt sĩ; Đợi tất cả chúng ta cùng xuống âm ty rồi thì tuyên dương cho ai? Trong khi đó Trung Quốc vừa tuyên tặng 10 danh hiệu cao cho binh sĩ của họ từng tham chiến ở Lão Sơn."
Là người đầu tiên, sớm phát hiện và xới các thông tin về chiến trường Vị Xuyên để đưa lên mạng xã hội từ sau năm 2010 cùng với Đài BBC, tôi đã dồn nhiều công sức tâm huyết cho tập Bút ký-Tiểu luận-Điều tra về cuộc chiến Vị Xuyên.
Bản thảo dày 400 trang A4 gồm trên 80 bài viết của tôi và của một vài cựu chiến binh nhưng chưa có một nhà xuất bản nào cấp phép xuất bản.
Điều này cho thấy dư luận nhân dân rất quan tâm tới cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược tại các tỉnh biên giới phía Bắc giai đoạn sau 1975.
Đây là một đề tài lớn, lôi cuốn người đọc nhưng giới văn chương chưa được quyền tự do công bố tác phẩm của mình.
Cửa cho đề tài này mới chỉ được mở hé!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Phạm Viết Đào, nhà văn, blogger, gửi cho BBC từ Hà Nội

Tuesday, April 23, 2019

Hưng & Chí

Ra HN chộp được cha này...ai biết?

Nguyễn Ngọc Hưng (Kaposvár.VIDI72)

KẺ ĐI SĂN VÀ CON MỒI ĐỀU LÀ TỘI ĐỒ

Hôm qua tôi có đưa một status về vụ AVG và nỗ lực của Tổng Tịch trong việc tìm bắt công chúa để săn con mồi 3X. Thế nhưng không chỉ có con mồi là thủ phạm mà kẻ đi săn cũng là một tội đồ lớn hơn nhiều.
Vụ việc này lần đầu tiên tôi đưa ra và có tính pháp lý quốc tế, vượt xa câu chuyện Trịnh Vĩnh Bình. Đó sẽ là một thoả thuận đền bù kinh khủng, vượt quá mọi sự chịu đựng của những người dân nghèo hằng ngày đóng thuế trên khắp đất nước đau thương này. Vụ việc này có thể phải đền tối đa đến 7 tỷ đô la mà thủ phạm là kẻ đang đi săn 3X.
CÂU CHUYỆN CỦA REPSOL TÂY BAN NHA
Tháng 3/2018 Việt Nam quyết định dừng dự án thăm dò khí đốt với hãng Repsol của Tây Ban Nha tại lô 136/03 thuộc Bãi Cạn Tư Chính do áp lực của Trung Quốc sau đó dừng tiếp một dự án tại Lô 07/3 nơi mà Công ty Repsol vừa mới thăm dò được trữ lượng có đến 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas.
Ai đã ra quyết định dừng ?
Tổng tịch là người chịu trách nhiệm chính trong vụ việc nhượng bộ Trung Quốc để ép buộc Repsol rút dự án tiềm năng mà họ đã đầu tư đến 300 triệu USD theo các hiệp định đầu tư rất bài bản, theo luật pháp quốc tế và có sự bảo lãnh của các tập đoàn bảo lãnh tín dụng quốc tế.
Phía công ty của Tây Ban Nha cũng đã lập một dự toán kinh tế chứng tỏ rằng họ có thể có doanh thu hàng tỷ USD từ việc thăm dò khi thấy một trữ lượng lớn dầu và khí như vậy. Tuy nhiên, khi Trung Quốc triển khai dàn khoan HYSY-760 cùng hơn 40 tàu hải giám tới khu vực, gây áp lực quanh khu vực mỏ Cá Rồng Đỏ thì Bộ chính trị đã chỉ đạo phải dừng lại.
Ai chủ toạ phiên họp của Bộ Chính trị để quyết định việc đuổi Repsol chắc mọi người đều biết. Và kết quả là Repsol phải ra đi khỏi lô khai thác dầu khí này, trong khi rõ ràng nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Việc cho ngưng dự án khi các giếng khoan đang hoàn toàn tốt và triển vọng kinh tế là vô cùng sáng sủa, đặt ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm cho chúng ta: Nó mặc nhiên ghi nhận quyền lực của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời phải đền tiền. Và đền tiền cho Repsol là việc mà nhân dân đang đói khổ của chúng ta phải đau xót. Đó cũng là động lực để tôi viết bài này.
REPSOL ĐÒI BAO NHIÊU ?
Công ty Repsol có 51,75% cổ phần trong dự án Cá Rồng Đỏ và đã thuê dàn khoan trị gía 473 Triệu USD để khoan khai thác. Dự kiến đầu năm 2019 sẽ bắt đầu thương mại hoá và đạt doanh thu đến hàng tỷ USD. Dự án Cá rồng đỏ này có thể sản xuất lên đến 30.000 thùng dầu/ngày và 60 triệu lít khí/ngày. Trữ lượng khai thác có thể kéo dài đến hàng chục năm. Tổng thiệt hại của REPSOL cho đến khi Bộ chính trị Việt Nam buộc phải rút đi là khoảng 300 triệu USD.
Các bạn thử tưởng tượng: Nếu như vụ Trịnh Vĩnh Bình, thay vì chỉ phải trả 15 triệu USD như thoả thuận tại Singapore bây giờ số tiền ông Trịnh Vĩnh Bình đòi đã lên 1,2 tỷ USD thì REPSOL đã thiệt hại đến 300 triệu USD, họ sẽ đòi bao nhiêu ? .
Thưa: Họ đang đòi 7 tỷ USD. Và tất nhiên người giữ chức “Tổng thư ký –General Secretary” của Bộ Chính Trị khi tổ chức cuộc họp chỉ đạo “phải rút” là người chịu trách nhiệm chính. Hiện nay chính phủ đã gần như chấp nhận phương án đền bù ban đầu là 1 tỷ USD mặc dầu câu chuyện chưa kết thúc. Mọi việc vẫn đang trong vòng bí mật vì những cam kết kinh tế và vì cả tính chất chính trị của vấn đề.
Điều tệ hại hơn, nó mặc nhiên chấp nhận một sự thật là giặc ngoại xâm đã có quyền trên “Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt nam”. Một bằng chứng thực tế “De facto evidence” về thẩm quyền của Trung Quốc đã được Bộ chính trị Việt Nam thừa nhận, sẽ ngăn cản tất cả các nỗ lực pháp lý để kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc trong tương lai. Đó cũng là lý do Việt nam không kiện Trung Quốc như Philippine đã làm.
NẾU LÀ 3X CÒN THÌ SẼ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ?
Hoa Mai là tên của lực lượng đặc công nước, thuộc Lữ đoàn 5 nổi tiếng của Việt Nam. Với trụ sở tại Ninh Thuân, lực lượng này của Việt Nam được coi là thiện chiến nhất vùng Đông Nam Á. Lữ đoàn Đặc Công nước đã từng nổi tiếng với những vụ đánh “Rừng Sác”, “Soài Rạp”. Đặc biệt có trận đánh nhà máy lọc dầu ở cảng Kangpong Som (Sihanoukville) đầy táo bạo, cảm tử mà có thế áp dụng vào trong vụ “Cá rồng đỏ” nếu muốn. Họ thuộc lòng khu vực Bãi cạn và Quần đảo Trường Sa như lòng bàn tay.
Có nguồn tin thân cận nói rằng, nếu còn 3X họp trong BCT thì rất có thể lực lượng Hoa Mai đã được tung ra: Người nhái sẽ nhoài người, “Bóng” sẽ nổi khắp nơi quanh khu vực 40 tàu Hải giám của Trung Quốc, máy bay SU22, SU27, thậm chí SU30 sẽ được nạp nhiên liệu và sẽ có một cuộc lên gân đủ mạnh để buộc Trung Quốc phải xem xét lại yêu cầu của mình.
Lúc đó Trung Quốc đang run vì họ là kẻ đi xâm lược, kẻ đưa ra yêu sách ngạo ngược. Họ là lực lượng phi nghĩa còn Việt Nam có đầy đủ tính chính nghĩa. Thời điểm đó Hoa Kỳ cũng sẵn sàng can thiệp cho Việt Nam ở mức độ đủ mạnh do trước và sau đó đều có những chuyến thăm của Tuần Duyên Hạm Đội 7 đến Cam Ranh và những cam kết hợp tác còn tươi rói mùi mực.
Tổng tịch là kẻ đi săn đang săn con mồi “công chúa” và muốn xướng tên “người tử tế” như là một tội đồ tham nhũng. Tuy nhiên, ở một chiều kích khác, Kẻ đi săn cũng là một tội đồ lớn hơn khi để thất thoát hàng tỷ USD và sẽ còn nhiều tỷ vì một quyết định non nớt, đầy sợ hãi nhằm bảo vệ quyền lực mong manh của mình.
Vâng chỉ có nhân dân là người đang chịu đau khổ, thiệt thòi nhất khi hàng ngày tiếp tục bị bóc lột bởi giá xăng, giá điện tăng cao để đền tiền. Thế nhưng cũng chính Nhân dân mới là người đi săn đích thực. Sẽ đến lúc quyền lực của Nhân dân được thực thi và bất cứ kẻ nào làm hại cho đất nước đều phải trả giá.
April 17.2019

ĐIỂM CUỐI CỦA THỂ CHẾ (Cafe đắng đầu tuần)

Bác sĩ Hoàng Công Lương và cựu Viện phó, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh là hai trường hợp tôi đánh giá là những "điển hình ngược" của nền tư pháp Việt Nam. Ở cả hai vụ, điểm cuối của thể chế đang đối phó cảm xúc đám đông thay vì phục vụ nhân dân.
Bác sĩ Lương. Xin nhấn mạnh rằng tôi vẫn coi Hoàng Công Lương là một bác sĩ. Cơ sở của điều đó chính là rất rất nhiều các ý kiến chuyên môn lẫn những chứng lý luật sư đưa ra tại phiên tòa xét xử vụ hệ thống chạy thận gây chết người ở bệnh viện tỉnh Hòa Bình cho thấy anh ấy vô tội. Chính xác hơn, không thể bắt một bác sĩ như Lương (hay bất cứ bác sĩ, người hoạt động nghề y nào) phải chịu trách nhiệm cho việc mình không làm.
Nhưng Lương vẫn bị bắt, vẫn bị tuyên y án. Thứ kết án mà tôi gọi là "kết án tương lai" (xem ở comment)!
Trường hợp của Nguyễn Hữu Linh thì khác hẳn, ở chiều ngược lại. Với 3 camera ghi nhận chứng cứ, có thêm bảo vệ tòa nhà làm nhân chứng và rất nhiều ý kiến phân tích pháp lý nhưng lần lữa mãi thì cuối cùng mới khởi tố hắn ta. (Trong sự chờ đợi đến uất ức của bản thân, tôi vẫn ghi nhận được ít nhất 5 vụ ấu dâm khác từ lúc phát hiện đến lúc khởi tố tên quỷ râu xanh ấy.)
Linh đã bị bắt vì hắn là một trend quá lớn trên mạng xã hội? Hay chính Linh, với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực điều tra đã suýt xoay được cán cân công lý?
Dù thế nào thì trường hợp của bác sĩ Hoàng Công Lương và tên quỷ râu xanh Nguyễn Hữu Linh đều là những bất cập của thể chế, chứ không chỉ riêng nền tư pháp.
Một thể chế tốt hay một nền tư pháp tốt phải làm được tốt chức năng phòng tội phạm. Nghĩa là các thiết chế, quy định pháp luật đưa ra phải chặt chẽ, đủ tính răn đe. Chứ không phải hệ thống văn bản pháp quy đầy kẽ hở để rồi khi chống các loại tội phạm giống cảnh tự thả gà ra đuổi.
Nói thẳng, đó là những biểu hiện của một nền tư pháp thiếu tính độc lập. Và nó cũng là cơ hội cho những "chuyên gia" thuộc loại ngu dốt nhất hay độc ác nhất lên mặt dạy khôn nhân dân. Họ cố tạo ra những góc nhìn sai về bản chất để cho đám đông tranh cãi và dễ quên đi những bất cập khác cũng đầy nguy hại, thậm chí nguy hại hơn cho xã hội so với vụ "nựng" bé gái trong thang máy. Ví dụ như ký một văn bản xả thải ảnh hưởng đến môi trường, đến hàng nghìn hay thậm chí là hàng triệu người chẳng hạn...
Điểm cuối của thể chế là phục vụ nhân dân chứ không phải dẫn dắt nhân dân đi từ cảm xúc tức giận, chờ đợi, uất ức và cuối cùng là tưởng chừng thỏa mãn khi kẻ phạm tội bị khởi tố. Nghĩa là thay vì để nhân dân tự hào rằng khởi tố một kẻ phạm tội có sự đóng góp đấu tranh của mình; mà phải là cảm giác yên tâm rằng những kẻ phạm tội đã được ngăn ngừa tối đa hành vi và nếu có gây án cũng bị bắt ngay.
Bởi một nền tư pháp dân túy hay nhìn rộng là một thể chế dân túy, không phải thứ đảm bảo cho công bằng xã hội. Mà chỉ là sàn diễn ồn ào của đám đông bị dẫn dắt, trong khi "kẻ đạo diễn" âm thầm thực hiện những phi vụ kinh thiên động địa hơn.
Lần nữa, xin nhắc lại, đám đông có quyền tự hào vì góp phần giải oan cho ai đó hoặc góp phần đưa kẻ phạm tội vào tù. Nhưng đó là thứ tự hào trong bi kịch được tạo ra bởi thể chế tồi và bị dồn nén cảm xúc quá lâu vì "bị bắt cóc" cảm giác công bằng.
Một hội chứng Stockholm* điển hình, nhưng trên diện rộng.
*Hội chứng Stockholm hay quan hệ bắt cóc là thuật ngữ mô tả một loạt những trạng thái tâm lý, trong đó con tin lâu ngày chuyển từ cảm giác sợ hãi, căm ghét sang quý mến, đồng cảm, có thể tới mức bảo vệ và phát triển phẩm chất xấu của kẻ bắt cóc.
Chú thích: Ảnh internet

Trở lại thảm họa Formosa

Gửi lên face bài báo "tưởng niệm" 3 năm ngày thảm họa Formosa, vụ đầu độc biển Việt Nam đã bị đánh đắm chứ không phải bị chìm xuồng. Bài báo nêu lại quá trình vụ này nên hơi dài và có lẽ những bài báo kiểu này sẽ càng dài cho đến khi vụ này tan hết.
Nguyễn Phú Trọng ưu ái Formosa *
Bởi
AdminTD -
21/04/2019
Tweet
Share 0
Âu Dương Thệ
21-4-2019
Tại sao ngày 22.4.2016 Nguyễn Phú Trọng lại vẫn đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc Formosa, giữa lúc hàng triệu nhân dân là nạn nhân do thảm họa cá chết hoàng loạt từ đầu tháng 4.16?
Ngay từ đầu tháng 4.16 đại diện sở Nông nghiệp-phát triển nông thôn (NN-PTNT) Hà tĩnh cho biết, “cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6.4 tại vùng ven biển xã Kỳ lợi và tại xã Kỳ hà, Kỳ ninh (thị xã Kỳ anh) vào ngày 7.4. Ngày 11.4, sau khi công ty Grobest tại xã Kỳ phương (thị xã Kỳ Anh) cấp nước biển vào ao nuôi khoảng 6 giờ đồng hồ thì xảy ra hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt. Đến ngày 14.4, ngao nuôi tại 2 xã Kỳ hà và Kỳ ninh tiếp tục bị chết, gây thiệt hại khoảng 4,71 tỉ đồng”.1 Khi ấy Phó phòng Kinh tế và đô thị thị xã Kỳ anh Nguyễn Thị Thủy cũng cho biết, “địa bàn xã Kỳ lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn dương của khu kinh tế Vũng áng khoảng 4 – 5 km, còn các xã Kỳ ninh, Kỳ hà cách Vũng áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó một ngày.”2
Các địa danh này là khu vực nằm cạnh Khu công nghiệp Vũng áng khổng lồ của công ti Đài loan Formosa Hà tĩnh (FHS). Đến giữa tháng 4 các tin dồn dập cùng những hình ảnh nhiều loại cá lớn nhỏ chết hàng loạt rất khủng khiếp và kinh hoàng suốt mấy trăm cây số dọc duyên hải từ các tỉnh Hà tĩnh, Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên-Huế do chính các báo lề đảng như Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động, Dân trí, VTV, VNNet… phổ biến đã tràn ngập dư luận các tỉnh ven biển miền Trung làm nhân dân rất hoang mang lo lắng. Hàng chục ngàn ngư dân không dám ra biển đánh cá, người dân cả nước không dám ăn cá, dịch vụ du lịch các bãi biển miền Trung thu hút hàng triệu du khách VN và ngoại quốc lo lắng bị mất khách!
Mãi tới ngày 19.4 Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn) mới đến Hà tĩnh kiểm tra về nguyên nhân cá chết và cho biết, “cá chết là do chất độc gây ra nhưng chưa xác định đó là chất gì.”3 Điều này có nghĩa là phải khẩn trương nghiêm túc điều tra tiếp để tìm ra nguyên nhân gây ra nạn cá chết hàng loạt, tàn phá và hủy hoại môi trường thiên nhiên và de dọa cuộc sống của hàng triệu ngư dân và những người sinh sống bằng dịch vụ du lịch.
Giữa khi ấy báo chí đưa tin, “Tổng bí thư kiểm tra tiến độ dự án Formosa”.4 Nhiều người nghĩ rằng, vì vừa được tái cử TBT nên Nguyễn Phú Trọng đã nhạy cảm trước nỗi lo sợ và sự bất bình của nhân dân về thăm Hà tĩnh và khu công nghiệp gang thép Formosa để thúc đẩy cuộc điều tra về vụ cá chết hàng loạt. Nhưng thật là thất vọng và sai lầm lớn, ngày 22.4 Nguyễn Phú Trọng cầm đầu phái đoàn cao cấp của đảng và chính phủ gồm Nguyễn Văn Bình, UVBCT, Trưởng Ban Kinh tế TƯ; Nguyễn Văn Nên, BTTƯĐ, Chánh Văn phòng TƯ và lãnh đạo nhiều Ban, Bộ, ngành TƯ về thăm Hà tĩnh. Ông giành toàn thời gian tới thăm khu công nghiệp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà tĩnh. Dự án này rất khổng lồ với mức đầu tư giai đoạn 1 lên tới 10,5 tỉ USD.5 Ban giám đốc của FHS đã hoan hỉ báo cáo cho Nguyễn Phú Trọng biết, nhà máy sản xuất thép, nhiệt điện, cầu cảng đã bắt đầu hoạt động!
Ban giám đốc FHS còn hãnh diện báo cáo với ông Trọng, từ tháng 12.2015 FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu tiên và đến nay đã có hơn 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và ngoài nước. “Dự kiến, tháng 6.2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang thép lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện nay.”6 Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn cao cấp rất chăm chú và ngưỡng mộ thành quả kinh doanh của FHS. Trong dịp này, tuyệt đối từ Nguyễn Phú Trọng tới các nhân vật cao cấp trong phái đoàn, không ai đả động một câu hỏi nào với Ban giám đốc Formosa đến thảm khốc cá chết hoàng loạt đang bùng nổ từ đầu tháng 4 khởi đầu từ cảng Sơn Dương thuộc khu công nghiệp Vũng Áng của FHS khiến cho nhân dân cả nước đang lo lắng và bất bình “Cá chết trắng biển miền Trung”!7 Ông Trọng và phái đoàn cũng không đến thăm các nạn nhân! Tại sao người cầm đầu chế độ CS vẫn vỗ ngực là bảo vệ quyền lợi người lao động, nhưng lại chẳng thèm ngó tới thảm trạng của ngư dân, trong khi ấy lại khen ngợi và vuốt ve tỉ phú Dollar nước ngoài? Chả lẽ người đứng đầu chế độ toàn trị lại không biết thảm trạng môi trường ngay chính nơi ông tới thăm đã diễn ra từ hơn ba tuần?
Chỉ một ngày sau Đinh Thế Huynh, Thường trực BBT và khi đó được coi là kế nghiệp ông Trọng, cũng có mặt tại Quảng Trị, không xa Hà Tĩnh. Ông đã chỉ họp với lãnh đạo Quảng trị về tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng đảng; bàn cả việc tôn tạo, nâng cấp Khu tưởng niệm Lê Duẩn. Ông còn giành thời gian đi thăm Nghĩa trang Trường sơn. Nhưng người đứng thứ hai trong đảng cũng tuyệt nhiên không thèm đả động tới thảm trạng “Cá chết trắng biển miền Trung” và cũng chẳng thèm tới thăm hỏi dân chài, những nạn nhân ở Quảng trị sinh sống ra làm sao từ khi xẩy ra đại nạn cá chết hàng loạt!8
Ngày 17.4 giữa lúc tiếng than và nỗi bất bình của nhân dân về “Cá chết trắng biển miền Trung”, tân TT Nguyễn Xuân Phúc đã giành chọn ngày thăm Quảng Trị, nhưng cũng không có thì giờ đi thăm các nạn nhân ngư dân đau buồn, chỉ giành toàn thời gian thăm Nghĩa trang Trường Sơn, nhà lưu niệm Lê Duẩn và Thành cổ Quảng trị.9 Việc cố tình chọn những địa chỉ trên tới thăm viếng đã cho thấy ông Phúc vẫn chỉ muốn khơi dậy hận thù giữa các tầng lớp nhân dân mặc dầu đã sau 41 năm “chiến thắng”, thay vì “hòa giải dân tộc” như những lời ngon ngọt trước đây. Ông Phúc cũng cố quên lời khuyên chân thành và thực tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là, kỉ niệm ngày “giải phóng”, “có hàng triệu người vui, nhưng cũng có hàng triệu người buồn”!
Trước nỗi bất bình và lo âu của nhân dân cả nước, vì đâu mà nạn cá chết diễn ra từ cảng Sơn Dương của khu kinh tế Vũng áng thuộc Formosa suốt gần ba tuần mà vẫn không tìm ra được nguyên nhân; ngày 25.4 tờ Tuổi trẻ đã có cuộc phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm, Trưởng văn phòng Formosa tại HN, về vụ cá chết hàng loạt bắt đầu từ bờ biển Khu công nghiệp Formosa. Ông Phàm đã trả lời thẳng băng:
“Trước khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước VN. Nhiều khi được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc. Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ.” Rồi ông đưa ra kết luận rất tỉnh bơ và đầy thách thức, coi việc hàng triệu nhân dân miền Trung đang bị điêu đứng không đáng quan tâm bằng sự tồn tại của Formosa: “Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được…”10
Tại sao Trưởng văn phòng Formosa tại HN đã có những phát biểu rất phách lối, khiêu khích gây sốc như vậy khi trả lời phóng viên Tuổi trẻ vào sáng 25-4? Có phải chính thái độ rất thờ ơ của Thủ tướng, vô cảm trước hàng trăm ngàn nạn nhân của tai nạn cá chết hàng loạt; đặc biệt là sự ưu ái tới thăm Ban giám đốc Fomosa ngày 22.4 của Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ toàn trị, làm họ tin rằng, họ có chỗ chống lưng rất vững chắc, không chỉ ở HN mà còn cả Bắc Kinh nên chẳng ai có thể làm gì Formosa được?
Từ sau trận đánh ngã “Đồng chí X” ông Trọng đang trở thành người hùng nên ai cũng sợ? Vì thế không thèm nhắc tới đại nạn “Cá chết trắng biển miền Trung”, lại đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc Formosa. Thử hỏi như thế thì bọn quan cấp dưới bố bảo không dám nêu đích danh Formosa ra tố. Chính vì thế, Vụ phó Vụ Nuôi trồng thủy sản, bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Phạm Khánh Ly cho biết, “đoàn công tác không vào kiểm tra tại khu công nghiệp Vũng áng được, vì đây là khu công nghiệp có yếu tố nước ngoài, đoàn không có thẩm quyền”.11 Như vậy Ban giám đốc Formosa đã coi khu công nghiệp của mình giống như sứ quán của một nước bất khả xâm phạm.12 Họ cho ai vào, làm gì, làm đến đâu trong các công xưởng của họ là quyền riêng của họ. Các cơ quan điều tra của VN nếu có vào cũng chỉ làm những gì họ cho phép mà thôi! Chính vì thế Formosa đã dám nói công khai, “không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can” của công ty trong vụ việc này, và giới chức VN đã “liên tục vào bên trong công xưởng tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước thải” kể từ 22.4 tới nay, tức là sau chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng!
Chính vì vậy chỉ một ngày sau khi Nguyễn Phú Trọng thăm Formosa, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng nói giống như tin trên đây của Ban giám đốc Formosa. Ông cho biết về kết quả kiểm tra bước đầu, nguyên nhân do môi trường nước, qua phân tích mẫu những chỉ số thì không có gì bất thường trừ một số mẫu ở Huế mang tính cục bộ.13 Tuyên bố này hoàn toàn ngược lại với nhận định của Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn Hà tĩnh vào đầu tháng 4 cho biết, “hiện tượng cá nuôi ven biển và cá tự nhiên chết bất thường xuất hiện từ ngày 6.4 tại vùng ven biển xã Kỳ lợi và tại xã Kỳ hà, Kỳ ninh (thị xá Kỳ anh) vào ngày 7.4.” Và cũng trái với sự xác nhận của Phó phòng Kinh tế và đô thị (Kỳ anh) Nguyễn Thị Thủy “địa bàn xã Kỳ Lợi xuất hiện cá chết đầu tiên nằm cách cảng Sơn Dương của khu kinh tế Vũng Áng khoảng 4 – 5 km, còn các xã Kỳ Ninh, Kỳ Hà cách Vũng Áng khoảng 20 km về phía bắc thì tôm, cá chết sau đó một ngày” – như nói ở trên!
Lí do quan trọng khác khiến đại diện Formosa tại HN dám phát biểu khiêu khích “gây sốc” ngày 25.4 là có lẽ họ tin rằng, có cả Bắc Kinh đứng đằng sau. Formosa Hà tĩnh tuy là công ty Đài Loan, nhưng trong những năm gần đây tuyển chọn công nhân nước ngoài phần rất lớn là từ TQ. Ngoài ra vốn đầu tư của Formosa mẹ từ Đài loan đang giảm mạnh và nhường cho một số công ty từ TQ. Khi giàn khoan HD 981 xâm nhập trái phép thềm lục địa VN vào giữa 2014 đã xẩy ra va chạm lớn khiến hàng ngàn công nhân TQ đã phải bỏ về nước, nhưng sau đó Nguyễn Phú Trọng đã phải xin lỗi Tập Cận Bình và số công nhân này lại trở lại Formosa làm việc (xem Chương bẩy, IV). Về mặt an ninh quốc phòng, khu vực Vũng áng Hà tĩnh nằm đối diện không xa đảo Hải nam của TQ. Trong kế hoạch bành trướng công khai ngang ngược của Bắc Kinh trên biển Đông thì khu công nghiệp Vũng Áng Formosa có thể trở thành tay trong cực kì quan trọng khi tình thế cho phép Bắc Kinh ra tay!
Sau phát ngôn gây chấn động, Chu Xuân Phàm đã bị Formosa sa thải để làm dịu dư luận. Nhưng nội dung lời phát biểu của cựu đại diện Formosa đã tự để lộ những hoạt động của công ty này không thèm đếm xỉa gì tới luật pháp VN, vì tin rằng đã có chân trong ủng hộ đang giữ những chức cao nhất. Dùng sức mạnh tiền bạc nhiều tỉ USD trong vài năm vừa qua Formosa có thái độ phách lối và cách hoạt động như kiểu quốc gia trong một quốc gia: “Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây”, “có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ”, “muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi!” Rõ ràng với tuyên bố trên Formosa đã gián tiếp thừa nhận, thời gian qua Formosa đã xả nước thải với những hóa chất có chất độc cực mạnh làm tàn phá môi sinh trên biển.
Theo tờ Tuổi trẻ thì Tổng cục môi trường xác nhận là, “Formosa có vi phạm khi thực hiện việc súc xả đường ống nhưng không thông báo cho địa phương.” Ngày 25.4 báo này còn liệt kê 45 loại hóa chất Formosa nhập cảng để súc rửa đường ống. Vẫn theo Tuổi trẻ, “GS.TS Lê Huy Bá (chuyên gia độc học môi trường) cho biết nhận định ban đầu của ông về danh sách các loại hóa chất được sử dụng tại Formosa gồm nhiều chất độc và cực độc. Trong đó có các chất chống gỉ, chất làm sạch bề mặt kim loại, chất tẩy.”. “Theo quy định, khi súc xả đường ống, Formosa có trách nhiệm phải thông báo cho địa phương việc súc xả đường ống diễn ra từ thời điểm nào tới thời điểm nào, nhưng Formosa không thông báo, cũng không báo cáo các cơ quan ở địa phương về việc súc rửa đường ống.”14 Tờ VNNet còn cho biết, “1 thợ lặn Formosa tử vong, 5 người nhập viện” khi lặn xuống biển nơi đường ống của Formosa dẫn ra.15 Tập đoàn Formosa xuất thân từ Đài Loan với vốn đầu tư nhiều tỉ USD cũng đã từng vi phạm pháp luật ở nhiều nơi trên thế giới. Ngay ở Đài loan Tập đoàn này cũng đã bị phạt vì gây thiệt hại môi trường. “Chẳng hạn hồi tháng 7.2010, Formosa bị cho là “gây ô nhiễm không khí vùng miền Trung Đài loan” sau một vụ cháy công nghiệp tại nhà máy ở Mai Liao của họ”.16
***
Trong khi nhiều cơ quan chính quyền địa phương ngay trong những ngày đầu đã đưa ra những nhận định khá rõ ràng về nguyên nhân đưa đến đại nạn làm cá chết hàng loạt, nhưng suốt trên ba tuần nhiều bộ trưởng, thứ trưởng không chỉ trốn tránh không thực hiện trách nhiệm điều tra nghiêm túc và minh bạch, lại còn tìm cách bao che cho Formosa, hoặc đưa ra những tin và lập luận rất mâu thuẫn nhau, thậm chí cực kì ngớ ngẩn. Ba tuần sau đến lượt cá biển ở khu Bình trị thiên-Huế bị chết, tờ Công an nhân dân ngày 26.4 đưa tít “Nước biển vùng cá chết được xác định nhiễm kim loại nặng”: “Chiều 26-4, Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh Thừa thiên- Huế đã có kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lập an, cửa biển Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) vào thời điểm xuất hiện cá chết tràn lan… Riêng các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặn. Theo đánh giá ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Thừa thiên- Huế, khả năng chất độc trong môi trường nước gây sự cố cá chết hàng loạt xuất hiện từ vùng biển phía Bắc của tỉnh.”17
Nhưng trong cuộc họp báo tối 27.4 thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường Võ Tuấn Nhân đã làm trên 200 nhà báo lề phải vừa thất vọng, vừa rất bất bình về thái độ vô trách nhiệm và lấp liếm. Sau cuộc họp kín nhiều tiếng đồng hồ của đại diện nhiều bộ và cơ quan do bộ trưởng Bộ Tài nguyên-môi trường Trần Hồng Hà chủ trì, khiến các nhà báo phải chờ đợi đến cả nửa ngày. Nhưng cuối cùng Trần Hồng Hà đã đẩy thứ trưởng Tài nguyên&Môi trường Võ Tuấn Nhân mở “Buổi họp báo chỉ diễn ra trong 6 phút”. Trong đó ông khẳng định “Formosa vô can”.18 Sau khi đưa ra 2 giả thuyết về nguyên nhân làm cá biển chết hàng loạt (hóa chất độc và “hiện tượng thủy triều đỏ”), ông Nhân khẳng định: “Đến nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt. Qua số liệu quan trắc và đánh giá của cả các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt quy chuẩn quy định”.19 Sau đó ông Nhân chuồn mất!
Trong cuộc gặp riêng Võ Tuấn Nhân, tờ Thanh niên đã tường thuật câu hỏi và trả lời của Thứ trưởng này bảo vệ cho Formosa thật là kì lạ:
“Thưa ông, trong 2 nhóm nguyên nhân thì nhóm thứ nhất nói có thể do độc tố thải ra từ hoạt động của con người, vậy cụ thể độc tố là gì? Có độc tố nào trùng với hơn 40 loại hóa chất mà Formosa được phép nhập khẩu vào VN để súc rửa đường ống không?
– Chúng tôi chưa phát hiện ra… – Tôi xin khẳng định, về mặt pháp luật, họ vẫn hoạt động đúng theo pháp luật nước ta. Về mặt xả ra môi trường, liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung, đến nay chưa đủ căn cứ để kết luận.
Ông có thể cho biết kết quả phân tích mẫu nước và mẫu cá của Bộ?
– Cái này nói ra phải có căn cứ giấy tờ cụ thể, rất dài, rất nhiều thông số.”20
Trong khi giữ thái độ câm và điếc không thông tin chính xác và nguội lạnh trước những bức xúc của nhân dân cả nước, nhưng Võ Tuấn Nhân lại rất thính tai và năng động trước câu hỏi của một nữ phóng viên về tin không tốt cho chế độ, về nguy cơ ngành du lịch có thể bị tê liệt và yêu cầu bà tắt máy ghi âm. Bà hỏi:
“Thưa ông, trong cái kiểm nghiệm gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỗ có một loạt các bè cá chết, thì họ có nói trong nước kiểm nghiệm ra có kim loại nặng. Vấn đề ở đây là trong thời gian tới, chúng tôi muốn là mình có thể trong một thời gian ngắn, vì mùa du lịch sắp tới rồi, mà cá thì…”
“Nghe tới đây, ông Võ Tuấn Nhân liền khoát tay ra hiệu dừng lại và nói: “Tắt máy. Tắt máy nghe. Xin lỗi. Không, không, để anh nói riêng với em. Đừng hỏi câu đó. Hỏi câu đó tổn hại cho đất nước của mình. Nhá. Em hỏi câu đó làm tổn hại cho đất nước của mình”.21
Không chỉ trên 200 nhà báo lề phải hoàn toàn thất vọng về “cuộc họp báo 6 phút” của thứ trưởng Tài nguyên&Môi trường Võ Tuấn Nhân mà nhiều nhà khoa học cũng đã kịch liệt chỉ trích những lời tuyên bố rất lếu láo của ông. GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi, nói thẳng: “bộ Tài nguyên-Môi trường là cơ quan chức năng được nhà nước giao nhiệm vụ, nhưng kết luận như vậy là không hợp logic diễn biến của vụ việc.”
Nhưng ngày hôm sau trong cuộc họp nội các giả thuyết “thủy triều đỏ” bị bác bỏ. Có lẽ trước sự bất bình ngày càng mãnh liệt của nhân dân về cuộc “Họp báo 6 phút” tối trước, nên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vội vàng để bộ trưởng Tài nguyên&Môi trường Trần Hồng Hà phải bay ra Hà tĩnh ngày 28.4 thị sát viêc xả thải của Formosa để nhằm xoa dịu dư luận. Tại đây Trần Hồng Hà đã tuyên bố, “pháp luật VN không chấp nhận việc đặt ống ngầm xả thải.” Như thế ông đã phủ nhận lời của người dưới quyền ông là Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chỉ vài ngày trước. Ngoài ra ông Hà còn nhận khuyết điểm để cuộc điều tra chậm chạp…22
***
Tại sao mới chỉ vài năm trước Nguyễn Phú Trọng đã trách móc và rao giảng “đạo đức cách mạng” tại Hội nghị Cán bộ toàn quốc với sự tham dự của trên 1000 cán bộ cao cấp ngày 27.2.12: “ Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu – nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?„ và “ người sống trong lâu đài nghĩ khác người ở trong nhà tranh.”, “mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai?”23
Nhưng chỉ trong vài năm ngồi trong lâu đài quyền lực và hưởng thịt, cá loại ngon, sạch không phải trả tiền, nên lòng Nguyễn Phú Trọng đã nguội lạnh, vô cảm trước ngư dân thất nghiệp chịu cảnh đói rách vì thảm họa cá biển và nhân dân nhiều nơi có thể bị ăn cá và mắm độc. Chẳng những thế ông vẫn đủng đỉnh tới thăm Ban giám đốc tỉ phú Dollar Formosa Hà tĩnh và khen ngợi cách làm ăn của họ, chẳng thèm đoái hoài tới tiếng than ngất trời của dân lành, mặc dầu gần một tháng vẫn không có cơ quan nào của đảng lẫn nhà nước tìm ra nguyên nhân cá chết hàng loạt!
Trong một xã hội pháp trị theo Dân chủ đa nguyên thì khi một cá nhân, tổ chức hay xí nghiệp đang bị điều tra, người có trách nhiệm trong nhà nước không được phép có những hành động gây cản trở hoặc can thiệp công cuộc điều tra. Trong vụ cá chết hàng loạt ở duyên hải nhiều tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4 và tập đoàn Formosa đang trở thành đối tượng điều tra của các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng người cầm đầu chế độ là TBT Nguyễn Phú Trọng đã cố tình lại thăm và gặp Ban giám đốc Formosa ngày 22.4 và còn khen ngợi thành quả kinh doanh của công ty Đài loan này. Như thế Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng uy quyền riêng để cản trở, làm đình hoãn cuộc điều tra và còn tạo cơ hội để Formosa xóa sạch các tang chứng!
Trong dịp này nhiều tổ chức, nhân sĩ và chuyên viên đã công khai lên tiếng:
“Đây là một tệ nạn chính trị hết sức kinh tởm. Vụ Formosa bộc lộ rõ ràng thói vô cảm và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền CS đối với lợi ích quốc gia, cuộc sống dân lành. Nó cũng cho thấy sự bất lực và chậm chạp của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một quốc nạn có tầm mức to lớn chưa từng thấy. Sự chậm trễ ấy đã tạo điều kiện cho nghi can kịp xoá hết dấu tích tội lỗi. Nó cũng hé lộ nhiều thế lực bao bọc nghi can, che giấu sự thật, đánh lừa dư luận qua những phát ngôn đầy hàm ý hay cố mập mờ của một số quan chức cấp bộ lẫn tỉnh và nhất là qua hành vi ủy lạo tinh thần hà hơi tiếp sức của người đứng đầu đảng Cộng sản đối với tập đoàn Formosa đầy thành tích bất hảo.”24
Những ngày Chủ nhật trong tháng 5 nhân dân các giới – đi đầu là trí thức, thanh niên và đảng viên tiến bộ – đã xuống đường ở HN, Sài gòn và nhiều nơi khác đòi “Trả lại biển xanh cho chúng tôi, chúng tôi chọn tôm cá”. Mọi người đang đồng thanh đòi:
– Nhân dân muốn biết rõ nhanh và công khai thủ phạm đã gây ra thảm trạng cá chết hàng loạt. Phải chấm dứt ngay những nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường!
– Bồi thường thiệt hại cho ngư dân và các cơ sở du lịch!
– Công khai các cơ quan và cá nhân nào đã cố tình làm chậm, làm sai, đánh lạc dư luận và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhân dân!
***
Sau thảm trạng môi trường 4 tỉnh miền Trung ba tháng, nhưng tại HNTƯ 3 vào đầu tháng 7.2016, trong suốt 5 ngày họp đã không có nói tới chủ đề cực kì nóng bỏng này. Mặc dầu đây là thảm họa môi trường lớn nhất ở VN, gây thiệt hại sức khỏe, tài sản và môi trường sống trực tiếp cho hàng triệu người dân bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên-Huế; đồng thời còn tạo những nguy hại lâu dài về nhiều mặt cho nhân dân cả nước. HNTƯ này diễn ra sau khi Ban giám đốc Formosa công khai xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 30.6. và nhận bồi thường 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.25 Nhưng ở đây Formosa không chỉ là thủ phạm duy nhất, vì nhiều cơ quan Đảng và Nhà nước đã cấp giấy phép đầu tư, hoạt động và kiểm soát công ty Formosa cũng đều là thủ phạm. Vì chính các cơ quan này đã lơ là và vô trách nhiệm trong các lãnh vực phụ trách, nên đã để cho Formosa làm ăn như một vua con trong vùng. Trong cuộc họp báo ngày 30.6 các Bộ trưởng đã cố tình tránh né không làm rõ cơ quan và người phải chịu trách nhiệm.26
Trong khi ấy các cuộc biểu tình của nhiều giới vào ba cuối tuần từ đầu tháng 5.16 với các khẩu hiệu “Cá cần nước sạch”, “Nước cần minh bạch” đã bị công an mật vụ chế độ toàn trị ngăn cấm, đàn áp và chụp mũ. Trong cuộc họp báo ngày 30.6 lần đầu tiên các quan chức hiện diện xác nhận, Formosa là thủ phạm gây ra thảm trạng môi trường ở miền Trung; nhưng cùng lúc họ lại vẫn kết án gay gắt những cuộc biểu tình của nhân dân đòi Formosa phải sớm công khai minh bạch về nguyên nhân dẫn tởi thảm trạng môi trường. Dịp này Trương Minh Tuấn, Bộ tưởng 4T vẫn chụp mũ: “Tôi cũng nói thẳng rằng, có thế lực thù địch đã lợi dụng tình trạng cá chết này để công kích sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân.”27
Mãi hơn nửa năm sau thảm trạng môi trường 4 tỉnh miền Trung, ngày 17.10.16 trước các “đại biểu cử tri” tại Ba đình, Hoàn kiếm, tức những đảng viên ngoan ngoãn chỉ biết xu nịnh và bốc thơm, Nguyễn Phú Trọng đã không sợ bị chất vấn nên đã bộc lộ:
“Trước kia chúng ta kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu, nên bây giờ chúng ta phải trả giá.”28
Lời xác nhận trên của người cầm đầu chế độ toàn trị đã nhìn nhận cung cách suy nghĩ, quyết định và hành động công việc nước theo lối ăn xổi ở thì, bóc ngắn cắn dài, xuất phát từ bệnh kiêu ngạo quyền lực, không cần nghe ý kiến của các chuyên viên cũng như nhân dân. Lời xác nhận này có khác nào như người chủ nhà đã xây nhà mà không xây cầu tiêu, không lập hệ thống dẫn nước thải! Xây nhà máy sản xuất thép không tính tới chất thải độc hại! Xây hàng trăm đập thủy điện không tính tới việc đồng ruộng mất nước, nhân dân thiếu nước sinh hoạt, nhưng khi mưa lũ lại trở thành đại họa cho nhân dân! Bất kể tới lời can ngăn của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều tướng lãnh và chuyên viên những người cầm đầu chế độ toàn trị đã cho BK xây các nhà máy khai thác Bauxit ở Tây nguyên từ năm 2009 bất kể tới hậu quả môi trường và an ninh quốc phòng! Nay tới Formosa!
Đây là sự thông minh hay chính là sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực của Nguyễn Phú Trọng và các đại quan đỏ trong BCT? Chính Phạm Văn Đồng, TT đầu tiên và lâu đời nhất của chế độ toàn trị đã phải nhìn nhận là, sự ngu dốt và thái độ kiêu ngạo quyền lực của những người cầm đầu đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho nhân dân trong giai đoạn đó.
Tình trạng này hiện nay còn tệ hại hơn, ngay Nguyễn Phú Trọng đã phải nhìn nhận! Ông Trọng còn nói “bây giờ chúng ta phải trả giá”. Nhưng “chúng ta” ở đây là ai? Có phải Nguyễn Phú Trọng và các đại quan trong BCT và TƯĐ đang sống vương giả và ngồi trong những biệt thự an toàn ? Chính thái độ ăn xổi ở thì và bệnh kiêu ngạo quyền lực của họ đã dẫn tới công ti Formosa gây thảm họa môi trường cho bao nhiêu triệu nhân dân bốn tỉnh miền Trung từ đầu tháng 4. 2016 và đang phải hứng chịu cảnh thất nghiệp, bệnh tật và đói nghèo. Họ chia sẻ sự cơ hàn với nhân dân như thế nào?
Khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra sau mấy tuần hàng triệu nhân dân điêu đứng lo âu, nhưng TT Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực BBT Đinh Thế Huynh khi đi qua những vùng này vẫn ngoảnh mặt làm thinh; còn người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng lại đủng đỉnh tới thăm hỏi và khen ngợi Ban giám đốc Formosa và chẳng thèm màng tới nạn nhân của Formosa! Còn Chủ tịch nước Trần Đại Quang thì trước sau vẫn im thin thít. Trong buổi QH khai mạc Kì họp thứ 2 ngày 20.10.16 Ủy viên BCT, Chủ tịch MTTQ – cánh tay dài của ĐCS – Nguyễn Thiện Nhân cho biết, “đến nay vẫn chưa có cơ quan, tổ chức và cá nhân nào trong hệ thống quản lý Nhà nước có liên quan đứng ra nhận lỗi và chịu trách nhiệm”.29 Mặc dầu Nguyễn Xuân Phúc vẫn lớn tiếng là “Chính phủ phục vụ”! Rõ ràng là thái độ cao ngạo quyền lực từ cấp lãnh đạo trở xuống!
Nếu tứ trụ Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân thực tình nghiêm túc với chính mình, khi đối chiếu với những tiêu chuẩn cao vòi vọi để chọn lựa cán bộ cao cấp mà chính họ đã đưa ra trong HNTU 11 (5.15) thì chính họ phải thấy hết sức rõ ràng là, họ đã hoàn toàn vô trách nhiệm trước thảm họa môi trường do Formosa gây ra!
“Kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu!” Lời nhìn nhận trên của TBT Nguyễn Phú Trọng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó bạch hóa lối suy nghĩ cực kì thiển cận và phong thái hành động vô trách nhiệm của những người có quyền lực cao nhất trong chế độ toàn trị khi quyết định mời gọi các công ty nước ngoài đầu tư vào VN. Đây là những quyết định ở cấp cao nhất là BCT và BBT và được sự cố vấn của các Ban trong đảng và các Bộ trong CP. Các quyết định liên quan tới chương trình FDI nói chung, đặc biệt các công trình FDI có vốn đầu tư cao mang tầm vóc chiến lược, không chỉ có ý nghĩa thuần kinh tế, mà nó còn liên hệ trực tiếp tới nhiều lãnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng, kĩ thuật, môi trường và sức khỏe của nhân dân.
Nhưng khi để Formosa đầu tư cả chục tỉ USD vào VN, Bộ chính trị đã quyết định theo tiêu chuẩn nào? Nguyễn Phú Trọng đã trả lời: “Kêu gọi đầu tư nhưng không nghĩ đến vấn đề môi trường, không nghĩ đến đổ rác đi đâu.” Như vậy là các tỉ Dollar đã làm họ chóa mắt, nên đã vội vàng nhắm mắt bỏ qua các yếu tố cực kì quan trọng khác là an ninh-quốc phòng, kĩ thuật, môi trường và sức khỏe của nhân dân. Như vậy khi quyết định mời Formosa vào đầu tư, những người có quyền lực trong BCT đã đặt sự tồn tại của chế độ và cái ghế của chính họ, ích kỉ cá nhân lên hàng đầu. Chỉ mong càng có nhiều Dollar vào càng nhanh càng tốt! Chương trình FDI là một chủ trương rất lớn được đề cao trong các ĐH đảng, nhưng trong thực hành thì BCT đã vô trách nhiệm cùng cực, hoàn toàn không có một kế hoạch đúng đắn và khoa học để tạo những lợi ích thực sự cho đất nước và tránh những hậu quả tai hại cho nhân dân. Chính điều này người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng đã công khai xác nhận như trên!
Nay trong khi hàng triệu người dân phải hứng chịu hậu quả do thảm họa môi trường, phải trả giá bằng thất nghiệp, bệnh tật mà nguyên do từ những quyết định sai lầm và thái độ cực kì vô trách nhiệm của BCT, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Nhưng khi nhân dân đòi những người có quyền lực đã tiếp tay gây ra thảm họa môi trường phải có những chính sách đền bù thích đáng và biện pháp nghiêm khắc với Formosa, thì bọn quan độc ác này đã không biết ăn năn, không chịu xin lỗi, lại còn cho báo chí và chính quyền địa phương chụp mũ xuyên tạc, cho công an ngăn cản và đe dọa “không bảo đảm an ninh cho người đi khiếu kiện”30 Chẳng những thế Nguyễn Phú Trọng còn để công an giam giữ và tòa án nhân dân bỏ tù nhiều người đi biểu tình! Họ phục vụ đất nước, bảo vệ quyền lợi nhân dân, hay đã tự chuyển biến xấu chỉ lo phục vụ quyền lợi riêng cho chính mình, nên đã sẵn sàng bảo vệ các nhà đại tư bản nước ngoài? Nếu còn lương tâm có lẽ ông Trọng nên đọc bài thơ của cô giáo Trần Thi Lam ở Hà Tĩnh đã sáng tác vào dịp này: “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?”
“Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…”
Bài thơ của cô giáo Trần Thị Lam. Ảnh: internet
—–
Ghi chú:
1* Trích trong sách “Việt Nam “Đổi mới?!” ; Hay: Treo đầu dê, bán thị chó !” của cùng tác giả sẽ xuất bản.
2 . Thanh niên (TN) 21.4; BBC 23.4.16
TN 21.4.16
3. Như trên (nh.t)
4. VNNet (VNN) 22.4.16
5. Chính phủ (CP), VNN 22.4.16
6. VNN 22.4.16
7. BBC 23.4; VOA 24.4;VNN 22.4, facebook Lang Anh 23.4.16
8. VOV 23.4.16
9. CP 17.4.16
10. Tuổi trẻ (TT) 25.4.16
11. VOA 24.4.16
12. Dân trí 24.4.16
13. VNN 23.4.16
14. “Formosa nhập nhiều hóa chất cực độc”, TT 25.4.16
15. VNN 25.4.16
16. BBC 26.4.16
17. Công an nhân dân (CAND) 26.4.16
18. CAND 27.4, LĐ 27.4.16
19. TN 28.4.16
20. TN ,nh.t
21. VOA 28.4.16
22. Lao động 28.4.16
23. Cộng sản (CS) 27.2.12
24. Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về thảm họa quốc gia tại các tỉnh miền Trung, 29.4.16
25. Video họp báo ngày 30.6: http://tuoitre.vn/…/truyen-hinh-truc-tiep-cong…/1127773.html ; VNN 30.6.16
26. VNN 30.6.16
27. Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng 4 T, Infonet 1.7.16
28. LĐ, 17.10.16
29. CAND 20.10.16
30. Người Việt 18.10.16; Linh mục Anton Đặng Hữu Nam trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành, DQVN 19.10.16