Thursday, April 30, 2015

Tại sao... ?

Đáng suy ngẫm!
Có một lần uống caphe với cộng sự người Nhật tôi hỏi anh ta rằng: tại sao người Nhật các anh lại theo Mỹ và Việt Nam nên theo ai?
Anh người Nhật chỉ nói hợp tác giữa các quốc gia giống như 2 người đi săn trong rừng chỉ với một khẩu súng:
- người mỹ họ luôn tự coi mình là anh cả của nhân loại nên anh ta sẽ tự đi săn mang về cho mình ăn miễn là mình đừng làm trái ý anh ta!
- người Nga thì bắt người kia cùng đi săn cùng nấu và chia nhau ăn! 50/50.
- người TQ thì anh ta sẽ dùng súng uy hiếp anh và bắt anh tay không đi săn nấu nướng cho anh ta ăn, sau khi ăn xong đồ thừa thì anh mới được ăn vì họ luôn nghĩ rằng họ là chủ thế giới này!


Cat Samac

“PHE NÀO THẮNG NHÂN DÂN ÐỀU BẠI...”

Bài viết sau đây của PGS. TS. Sử học Hahner Péter, đăng tải trên tờ “Beszélő” (Người kể chuyện), nguyện san thời sự - chính trị - văn hóa có chất lượng của Hungary. Vào thời điểm xuất hiện (2000), đây là một tiếng nói “lạ” và “hiếm” về cuộc chiến Việt Nam của giới trí thức ở độ tuổi trung niên tại Đông Âu. 


VIỆT NAM

Năm lên mười tuổi (1), lần đầu tiên tôi được đọc về cuộc chiến Việt Nam trên tờ “Pajtásújság” (Thiếu niên Tiền phong) (tờ báo của Đoàn Thiếu niên, giá 1 Forint) số ra ngày 16/12/1964.

Bài báo ngắn của Máté György (2) mang tựa đề “Nàng Bạch Tuyết và chiến dịch lớn” kể về một bé gái người Việt Nam mồ côi cha mẹ [trong chiến tranh], từ bấy đến giờ em vẫn khóc hoài và gọi mẹ. Trong một bức ảnh tôi thấy cảnh một ngôi nhà cháy, một bức khác chụp những khung cửa sổ mờ mịt kèm tựa đề: “Chôn cất người cha”. Bài báo khiến tôi cảm động và xao xuyến, mặc dù tôi không hiểu lắm đoạn kết của nó: “Tôi tin rằng sẽ có ngày em bé được bù đắp. Nhưng để đạt được điều đó, tất cả chúng ta - những người được chào đón ngày hội của tình thương trong tổ ấm gia đình - phải gánh trách nhiệm.” Sao cơ, tôi cũng phải gánh trách nhiệm á?

Cho đến lúc đó, trên tờ báo tôi ưa thích thời ấy, chủ yếu tôi được đọc về những phân đội thiếu niên tiền phong đang khắc phục khó khăn, về những chiến sĩ du kích Liên Xô và Hungary anh hùng, về “những truyền thống tiến bộ của chúng ta” cũng như về các thành quả khoa học. Tuy nhiên, trong năm sau (1965), những hình ảnh về cuộc chiến ở vùng đất xa xôi [Việt Nam] ngày càng hay xuất hiện trên mặt báo. Trong số báo đúp 24 & 25, có một bài báo về những em bé bị đánh đập đến chết (với phụ đề “Đến trẻ em chúng cũng không từ!”), rồi khởi đầu một truyện tranh mang tên “Chi Nao (3) trả nỗi oán thù”. Ngay ở bức tranh thứ ba, tôi đã thấy cảnh tượng lính Mỹ xả súng máy bắn chết bà mẹ, bức thứ tư tả một em trai bị đánh bằng báng súng. “Cho mày chết, đồ cóc nhái!”, tên lính gào thét, mặt dại đi. Cố nhiên cậu bé sống sót, sau trở thành một du kích và làm nổ một căn cứ không quân. Sau đó, nhiều phóng sự ảnh nối tiếp nhau, tôi còn được đọc bài viết của phóng viên tờ “Pionyerskaya Pravda” (Sự thật Thiếu niên) mang cái tựa đề rất ấn tượng: “Chớ gây chiến, ông thống đốc! Ông đang đứng trước những anh hùng đó!”.

Mẩu chuyện kinh hoàng nhất xuất hiện ở số báo 9, năm 1966, (do một tay E.L. nào đó viết; có thể thấy ông này không muốn tiết lộ tên mình bên cạnh bài báo dối trá một cách xuẩn ngốc đó). Bài báo có phụ đề “Cuộc chiến chống lại trẻ thơ”. Chuyện kể về một em gái Việt Nam, sau khi phi đoàn Mỹ đi khỏi, em tìm được trong rừng rậm một con búp-bê có tóc mái tuyệt đẹp. Con búp-bê ngồi, “tia nắng vàng rực rỡ lấp lánh sắc màu vui tươi trên những búi tóc quăn vàng, và - đúng vậy! - nó nháy cặp mi dày như mời gọi”. Em gái (tên là Huệ) mừng rỡ nhặt lên, nhưng con búp-bê nổ tung và giết chết em.

Tất nhiên tôi không tự đặt câu hỏi “tại sao quân đội Mỹ phải chế tạo những vũ khí đắt đỏ và công phu như thế để giết hại những bé gái, vốn chẳng gây hiểm nguy gì đáng kể cho họ trong cuộc chiến”. Tôi phẫn nộ thuật lại câu chuyện cho cha mẹ tôi nghe nhưng họ chỉ bảo rằng trong Thế chiến thứ hai, người ta cũng khuyên họ đừng nhặt bút mực và những đồ chơi lăn lóc trên mặt đất. Nói đúng ra, người ta cũng viết ở cuối bài báo: “Thứ bom đồ chơi không phải là một phát kiến mới mẻ gì. Vào thời Thế chiến thứ hai, bọn phát-xít Đức cũng dùng thứ vũ khí ấy để giết hại trẻ em...”. (Cố nhiên, hẳn là mọi người không khuyên cha mẹ tôi đề phòng những đồ chơi của người Đức. Một lúc nào đó, nên tìm hiểu nguồn gốc của thứ huyền thoại cũ rích này và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu người ta phát hiện rằng nó cùng độ tuổi với binh chủng không quân.)

Đến năm 1968, đâu đâu cũng thấy những khẩu hiệu: “Việt Nam, chúng tôi ở bên các bạn!”, “Đoàn kết với Việt Nam!”. Đội Thiếu niên Tiền phong tổ chức những “đội tuần tra Việt Nam” (xem báo, tôi không hiểu nghĩa của từ này), hoặc chúng tôi thu lượm sắt, giấy vụn và gửi số tiền bán được sang Việt Nam. Chúng tôi biểu tình, phản đối [đế quốc Mỹ], các vị đứng đầu ngành tuyên truyền hoạt động hết tốc lực. Đôi khi họ cũng bắn trượt mục tiêu: chẳng hạn, mẹ tôi vô cùng bất bình khi một em bé gái Việt Nam bị “chuyền tay vòng quanh đất nước như một thanh gươm đẫm máu” (lời của bà) và trong những buổi gặp mặt rất khác nhau, em lại òa lên khóc như một cái máy và kể đi kể lại chuyện em đã bị hành hạ như thế nào. Tuy nhiên (vào lúc đó), tôi không thấy có gì là ngu xuẩn trong câu chuyện ấy cả. Không biết chiến dịch đó có gây được ấn tượng cho những người khác như nó đã gây ra đối với tôi hay không, nhưng tôi nghĩ rằng nó đã rất thành công trong giới trẻ, vốn không có hiểu biết đầy đủ và còn ấu trĩ. Chắc chắn là nó đã đạt được mục đích khiến rất nhiều người phải tự đặt câu hỏi: “Phải đấy, Mỹ đến Việt Nam làm gì?”. Mối ngờ vực, ác cảm với Hoa Kỳ được tạo ra và đó mới là điều quan trọng.

Công tác tuyên truyền đã tỏ ra thành công, thậm chí tôi cho rằng đến ngày nay vẫn có thể nhận thấy tác động của nó. Hãy thử nói với bạn bè cỡ tuổi 40-50 của bạn, rằng Hoa Kỳ chiến đấu bên cạnh phe tốt, xem sao! Rằng Hoa Kỳ đã bảo vệ một nhà nước thối nát, bất lực, nhưng dù sao cũng không độc tài, để chống lại sự bành trướng của một thể chế Stalinist, xem sao! Rằng theo các con số thống kê, tỉ lệ các nạn nhân dân sự (40%) không hề lớn hơn ở các cuộc chiến tranh khác, và điều này cũng bởi chiến thuật du kích của những kẻ đã dùng vũ lực để biến làng mạc trở thành những kho vũ khí và pháo đài, xem sao! Rằng Nam Việt Nam, nhờ những chương trình y tế của Mỹ, đã gia tăng dân số và mức sống cũng được nâng cao, xem sao! Người ta sẽ bảo bạn rằng tất cả những điều này chỉ là luận điệu tuyên truyền của đế quốc.

Mặc dù trong cuộc chiến này, thế lực đế quốc, bành trướng thực sự là Bắc Việt, cái nhà nước không hề có ý hỏi dân miền Nam có muốn sống trong chế độ cộng sản hay không, và sau khi thắng lợi đã lập tức bành trướng thế lực của mình sang cả Lào và Campuchia. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ liên tục phạm phải những sai lầm chính trị. Họ đã đánh giá quá cao những hiểm nguy đe dọa từ miền Bắc, đã tự nguyện bảo vệ miền Nam Việt Nam, rồi bắt đầu “định lượng” những chiến dịch quân sự thành các “thang thuốc” nho nhỏ, như thể - mượn lời sử gia người Mỹ Paul Johnson - họ đã từng bước miễn dịch hóa các nhóm du kích miền Nam và quân đội Bắc Việt trước những đòn đánh trong thời gian sau. Mặc dù, không phải một cuộc chiến nhanh gọn và hướng đến một thắng lợi toàn diện, mà một cuộc chiến kéo dài, không được tiến hành hết sức lực, cầm đầu bởi những người luôn lưỡng lự, hy vọng vào giải pháp chính trị càng sớm càng tốt, đã gây nên đa số những tổn thất. Chính phủ Hoa Kỳ đã tham chiến như thế đấy: 72 lần (không hơn không kém!), họ đề xuất những cuộc hòa đàm, nhưng rốt cục Mỹ đành phải bỏ bom Bắc Việt (theo đúng nghĩa thực sự của từ này) để bắt Bắc Việt phải ngồi vào bàn thương thượng.

Tôi chỉ đoán ra những nét chính của sự thật vào đầu năm 1976, rất muộn mằn. Trong rạp phim, chương trình thời sự (4) chiếu một phóng sự ảnh ngắn về miền Nam Việt Nam sau giải phóng. Hàng ngàn phụ nữ và thiếu nữ ngồi la liệt trong một chiếc lều khổng lồ, ăn vận quần áo lốm đốm giống nhau như đúc; cúi gằm mặt, họ vừa may mặc vừa cất tiếng hát đồng ca. Người thuyết minh cho biết đây là những phụ nữ đã một thời phục vụ quân xâm lược Mỹ, hiện nay họ đang chuẩn bị cho cuộc sống mới, hạnh phúc và tự do trong các trại phục hồi nhân phẩm. Đối với tôi, điều này đã là quá trớn, dầu sao cũng không nên coi thế hệ chúng tôi ngu xuẩn đến mức ấy. Sau đó, tôi không thể tự phủ nhận là vào thời trẻ, khi còn ở tuổi thiếu niên và là đoàn viên Thanh niên Cộng sản, tôi đã biểu tình ủng hộ một chế độ độc tài xây dựng những trại tập trung. Thử hỏi có bao nhiêu người đã xem đoạn phim thời sự đó?

Nguyễn Hoàng Linh (Dịch theo nguyên bản tiếng Hungary)
---------
Chú thích (của người dịch):
(1) Tác giả sinh năm 1954.
(2) Một tác giả Hungary, có nhiều đầu sách về Việt Nam thời chiến tranh.
(3) Chắc là tên cậu bé (xin xem tiếp).
(4) Ở Hung trước đây, trước khi chiếu phim chính trong các rạp phim, bao giờ người ta cũng chiếu một bộ phim thời sự - tài liệu dài 10-15 phút.

Chiến tranh Việt Nam: Így lett teljes Amerika szégyene

Utolsóként az újságírók távoztak Saigonból, akik még megörökítették a kommunizmus előtti napokat. Megrázó képek a vietnámi háború végéről.

Negyven éve zárult le a vietnami háború Saigon elfoglalásával. Akkor már az USA két éve kivonult a harcokból, de diplomatáinak, tanácsadóinak és szövetségeseinek ezreit még ki kellett menekítenie a lélekben összeomlott Dél-Vietnám fővárosából. Utolsóként az újságírók távoztak, akik még megörökítették a kommunizmus előtti napokat. 


Persze a térség többi államához képest relatíve puha rezsimet berendező Nguyễn Văn Thiệu elnök is számított a támadásra. Az volt a terv, hogy védhető pontokra vonják vissza a határ mellől a csapatokat. Csakhogy ezt a tervet persze nem kötötték a civil lakosság orrára. Ezért amikor az emberek látták, hogy a katonák veszik a sátorfájukat, akkor óriási pánik tört ki, az utakat és hidakat, a gázlókat és a csomópontokat menekülők lepték el - megbénítva a gyülekezőpontokra tartó katonai egységeket. (Fotó: Jean-Claude Labbe / Europress / Getty)

Déli katonák vigyáznak bekötött szemű foglyaikra. A felszerelésen is látszik, hogy a kor legkorszerűbb amerikai fegyvereit kapták meg, emellett páncélosokban és légierőben is nagy fölényben voltak - elvileg. Azonban az amerikai légitámogatás 1973-as megszüntetése, illetve az országnak folyósított hadisegély 1974-es radikális lefaragása összeroppantotta a déli hadsereg morálját. (Fotó: Dirck Halstead / Europress / Getty)

Amerikai újságírók tartanak egy kiürítési pont felé. Az Egyesült Államok 1975 márciusára jött rá, hogy ezt a háborút megnyerték az északiak. Ekkor kezdték evakuálni a több ezres amerikai kolóniát. A kezdetben kényelmes költözködés az utolsó napokra őrült versenyfutássá vált. (Fotó: Herve Gloaguen / Europress / Getty)

A legnagyobb problémát az amerikai alkalmazásban álló, vagy az amerikaiakkal jó viszonyt ápoló helyiek jelentették, akik nem sok jóra számíthattak a Vietkongoktól. ők ezres sorokban álltak a követség kapuja előtt, hátha megkapják a beutazási engedélyt. (Fotó: Herve Gloaguen / Europress / Getty)

A két vietnami nő talán a háború utolsó áldozatait gyászolja. Az akkor már csaknem 20 éve zajló harcok pontos veszteségeiről csak becslések vannak - ezek legtöbbje egymillió körülre teszi a halálos áldozatok számát. De egy háború szenvedéseit sosem szabad csak halottakban mérni: a napalm füstje vagy a millió hordónyi lombirtó ugyanolyan biztosan, csak lassabban ölt, mint az M-16-os karabély. (Fotó: AFP)

Az 1973-as csapatkivonások ellenére az amerikai 7. flotta egységei ott cirkáltak a partok közelében. Ezt a helyiek is tudták, és valóságos flottillákban próbáltak meg menedékért folyamodni a tanácstalanul a fejüket vakaró tengerészeknél. (Fotó: Dirck Halstead / Europress / Getty)

1975-ben az USA mintegy 130 ezer vietnamit mentett meg a kivégzések vagy büntetőtáborok elől. Ezek a "csónakos emberek" egy hadihajó fedélzetén pihennek meg. (Fotó: Dirck Halstead / Europress / Getty)

Nem csak a Diệm-kormányzat tagjaira, de a bürokratákra, sőt, a túlzottan polgárosodott családokra is átnevelőtáborok vagy munkatáborok vártak. 1985-ig mintegy 100 ezer embert ki is végeztek. Nem csoda, hogy ezek a helyiek lóhalálában futnak a menekülést jelentő helikopterhez. (Fotó: Dirck Halstead / Europress / Getty)

Az amerikai kolónia tagjait eleinte még a Tan Son Nhut repülőtérről kényelmesen el tudták szállítani. Április 29-én azonban az északiak tüzérsége elkezdte lőni a kifutópályát, az egyik C-130-ast találat érte. Így már csak helikopterekkel tudták menekíteni az embereket - akiknek így minden ingóságukat hátra kellett hagyniuk. A helyi mértékkel elképesztő luxussal felszerelt amerikai lakásokra azonnal rá is martak a szomszédok, a televíziótól a csaptelepig mindent széthordtak. (Fotó: Herve Gloaguen / Europress / Getty)

Bár Dél-Vitenam hadserege papíron a világ egyik legerősebb hadseregének számított, a támogatások csökkentése megtörte a harci szellemet. (Fotó: Francoise De Mulder / Europress / Getty)

A városban eluralkodó káoszt jelezte, hogy az evakuációs konvojokat mindenre elszánt vietnamiak üldözték, hátha sikerül velük együtt elmenekülniük. Mások ostrom alá vették az amerikai követséget – ami az 1968-as Tet-offenzíva alatti gerillatámadás után épült, és a ma már minden világvárosban megszokott követség-erődök prototípusának számított. Talán nem igaz, de jellemző az a történet, miszerint hogy egy anya átdobta kisgyerekét a követség szögesdróttal erősített kerítésén, hogy legalább ő szabadon nőhessen fel. (Fotó: Herve Gloaguen / Europress / Getty)

Henry Kissinger, aki nemzetbiztonsági tanácsadóként öt év kemény tárgyalást követően az észak vietnami politbüró tagjával, Lê Đức Thọ-val közösen tető alá hozta a Párizsi egyezményt, ami garantálta az amerikai csapatok kivonását, a békés és fokozatos újraegyesítést. A két politikus szépen meg is kapta a Nobel-békedíjat, ami a közel-keleti békét megalapozó Arafat-Peresz-Rabin hármasig a döntőbizottság legnevetségesebb döntésének számított. A két állam között ugyanis egy percre nem álltak le a harcok, Észak-Vietnam pedig a Dél elleni hadjáratra készült. (Fotó: Gene Forte / AFP)

Egy követséget védő tengerészgyalogos puskát szegez egy vietnaminak, aki elszánta magát, hogy vagy meghal, vagy amerikai lesz. (Fotó: Europress / Getty)

Az arckifejezés csalóka: a család nem egy Mekong folyóra tervezett gát építésére tartó vonatban, hanem a tengerészgyalogság egyik tenger felett szálló mentőhelikopterén ül. Ott pedig már abszolút biztonságban érezhették magukat: 7. flotta tengeri fölénye akkora volt, hogy az unatkozó tengerészek az egységet elnevezték Tonkin Öböl Yacht Club-nak. (Fotó: Dirck Halstead / Europress / Getty)

A CIA helyi irodájának tetején hosszú sorban várták a vietnámi politikusok, ügynökök kollaboránsok, hogy feljuthassanak egy helikopterre, ami a partok közelében cirkáló hajókra menekíti őket. A nagy kapkodásban dilettáns diplomáciai testület rengeteg titkos iratot elmulasztott megsemmisíteni, ezzel sok ki nem menekített Amerikához lojális vietnami és helyi CIA-ügynök vesztét okozva. (Fotó: Hugh Van Es / UPI/Northfoto)

Graham Martin távozó nagykövet a USS Blue Ridge parancsnoki hajón tájékoztatja az evakuáció fejleményeiről a sajtó képviselőit. 1975 április 30-át követően az Egyesült Államoknak 20 évig nem volt nagykövetsége Vietnamban, akkor Hanoiban nyitott meg az új képviselet. (Fotó: Dirck Halstead / Europress / Getty)

Pár nappal Saigon eleste előtt még 30 ezer katona védte a fővárost, de az ekkor már négyszeres túlerőben lévő északi hadsereg harckocsikkal és vietkongokkal az élen akadálytalanul nyomult be a városba, ahol még arra is bőven volt idejük, hogy ledöntsék a rezsim műalkotásait - mint például ezt a sztálinista hangulatú szobrot. (Fotó: Francoise De Mulder / Europress / Getty)

Az amerikai és dél-vietnami légierő két nap alatt 7000 embert menekített ki a város különböző pontjairól. A helikopterek olyan ütemben dolgoztak, hogy miután kitették az embereket a 7. Flotta valamelyik hajójára, gyakran a tengerbe lökték a gépeket, hogy legyen hely a következő beérkező transzport számára. (Fotó: Dirck Halstead / Europress / Getty)

Az 1969-es megalakulása óta a Thiệu-rezsim illegális ellenzékeként tevékenykedő Ideiglenes Köztársasági Kormány emberei elfoglalják a városházát. Április 30-tól a Vietkongot és más ellenzéki szervezeteket is képviselő kormány irányította Dél-Vietnamot, majd 1976 július 2-án ők mndták ki az egyesülést Északkal. Saigon is ezen a napon kapott új nevet: Ho Si Minh-város . (Fotó: Herve Gloaguen / Europress / Getty)

Az északi pártvezetés május 19-ét tűzte ki a Vietnami Néphadsereg elé Saigon bevételének határidejéül: erre a napra esett ugyanis Ho Si Minh születésének 85. évfordulója. (Fotó: - / AFP)

A Vietkong az unortodox logisztika nagymestere volt, C-130-asok és UH-1-esek helyett elsősorban robogókra és biciklikre alapozta a hadtápját. Még a háború alatt egy szenátusi meghallgatáson egy vietnami körülményeket jól ismerő újságíró ki is fakadt: "Komolyan úgy gondolom, hogy biciklik nélkül összeomlana a vietnami hadsereg!", mire az egyik szenátor halálkomolyan rávágta: "Akkor miért a hidakra koncentrálunk a biciklik helyett? Tud erről a Pentagon?" (Fotó: Herve Gloaguen / Europress / Getty)

Nem nehéz kitalálni azt az élethelyzetet, amiben a fotó készült: északi katonák próbálgatják, hogy esik az ülés az április 21-én lemondott Thiệu elnök palotájának kanapéján. (Fotó: Herve Gloaguen / Europress / Getty)

 Amióta az ember háborúkat vív, és nyer meg, a lezárás szimbolikus eleme a legyőzött ellenfél fegyvereinek kiállítása. Itt a déli Cần Thơ tartományban mutogatják a mérsékelt érdeklődést tanúsító helyieknek a déliek amerikai gyártású kézifegyvereit. (Fotó: AFP)

Észak győzelme nem csak a tervgazdaságot hozta el, hanem a kommunista erkölcsöt is. Az északi puritanizmus szellemében ennek a fiatal saigoni férfinek meg kell szabadulnia nyugatosan divatos hajtincseitől. (Fotó: Jean-Claude Labbe / Europress / Getty)

Új rezsim - új színek: Saigon kínai negyede ismerkedik a Vietnami Szocialista Köztársaság szimbólumaival. (Fotó: Herve Gloaguen / Europress / Getty)

Szémann Tamás (Szerkesztő) Tóth  Gergely, Index.

ĐỔ LỖI CHO DÂN

 07.03.2015
Khi một thằng lớn bắt nạt một thằng bé, ta thường thấy có những người nói: ai bảo dại, khiêu khích nó làm gì, không biết thân phận mình yếu. Kiểu nói này gọi là "đổ lỗi cho nạn nhân" (blame the victim). Gần đây, trước việc TQ xâm lấn biển Đông, đã có vài nhà báo, học giả viết bài bênh vực Tàu và đổ lỗi cho các nước nhỏ đã chọc giận nước lớn, theo kiểu đó.

Kiểu ngụy biện này hay được dùng bởi những người ủng hộ chế độ hiện thời, hoặc những người cam chịu chấp nhận nó. Để giải thích tình trạng tệ hại của đất nước, thay vì chỉ ra những hành động, chính sách sai lầm và độc đoán của kẻ nắm giữ quyền hành tuyệt đối, họ đưa ra lý lẽ rằng cái đó là LỖI DÂN. Họ nói rằng:

1. Dân tộc nào chính phủ nấy (dịch thoát câu "Every nation gets the government it deserves": Mỗi dân tộc được chính phủ họ xứng đáng có). Chính dân Việt Nam, vì dân trí kém, vì nhiều tính xấu (họ sẽ kể ra đủ loại tính xấu mà họ cho là đặc thù của người VN: tham lam, mê tín, thù hận, hấp tấp, vô kỷ luật, thiếu tinh thần trách nhiệm, v.v.) nên đã lựa chọn chế độ này, do đó đừng đổ lỗi cho chế độ!

2. Đừng "chửi" chính quyền nữa, hãy lo giúp nâng cao dân trí đã. Bao giờ dân trí cao, hãy đòi dân chủ (hoặc "dân chủ sẽ tự nhiên tới").

3. Nếu chế độ cầm quyền biến mất bây giờ, thì với dân trí kém, nhiều tính xấu như vậy, tình trạng cũng sẽ chẳng có gì khá hơn.

Bây giờ xin trả lời từng điểm:

Điểm 1. Dân tộc nào chính phủ nấy:

Câu "Every nation gets the government it deserves" là dịch từ một câu của nhà văn Pháp Joseph de Maistre (1753-1821). de Maistre là một nhà quí tộc phản động cuồng tín, ủng hộ chế độ quân chủ một cách cực đoan, ghét thậm tệ phong trào dân chủ đang trổi dậy ở Tây phương mà ông đồng hóa với tình trạng vô chính phủ (Joseph de Maistre's Life, Thought, and Influence: Selected Studies, ed. R. Lebrun, t.229). Ông dùng câu đó để biện hộ cho chế độ quân chủ chuyên chế đương thời. Thậm chí, sau khi xứ Georgia bị Nga nuốt chửng năm 1802 và người Georgia luyến tiếc thời độc lập, de Maistre đã dùng câu đó để bảo rằng dân Georgia xứng đáng với số phận của họ! Tức là, de Maistre cũng chỉ là một kẻ ngụy biện kiểu "đổ lỗi cho nạn nhân".

Ngày nay, người ta luôn luôn thêm vào: "In a democracy, the people get the government they deserve". Tức là câu "dân tộc nào chính phủ nấy" chỉ có thể áp dụng TRONG MỘT CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ, khi mà dân chúng tự do lựa chọn và thay đổi chính phủ qua bầu cử. Nó không thể áp dụng trong chế độ độc đảng toàn trị.

Có người lại nói (theo kiểu de Maistre): chính dân VN đã lựa chọn chế độ hiện nay, vậy còn kêu ca gì nữa. Thực ra, trong bao nhiêu chính đảng và đường lối chính trị mà dân VN có thể có, tại sao CS thắng thế? Đó không phải là vì toàn dân hay đa số dân chúng lựa chọn nó, mà vì CSVN đã có sự giúp đỡ liên tục vô cùng lớn lao của CS quốc tế . Hồ Chủ tịch cũng chỉ là một đảng viên CSQT, phải chấp hành và chịu sự chỉ đạo như mọi thành viên khác trong tổ chức. Tới thời chiến tranh chống Pháp thì được sự giúp đỡ lớn lao của TQ và phải tuân theo những chính sách của Mao như trong thời cải cách điền địa. Tất cả những chính đảng khác không có sự giúp đỡ trực tiếp của hai đàn anh khổng lồ, thì làm sao mà chống lại? Do đó bảo rằng Đảng CS là lựa chọn của dân tộc là điều cần phải xác định rõ ràng.

Điểm 2: Hãy lo giúp nâng cao dân trí rồi hãy đòi dân chủ (hoặc "dân chủ sẽ tự nhiên tới")

Trong khi chính quyền kiểm soát tất cả mọi mặt, áp dụng chính sách giáo dục lạc hậu, tuyên truyền những tư tưởng Mác Lê nin, và độc quyền lãnh đạo, kiểm soát mọi hoạt động văn hóa, xã hội, giáo duc, nhất nhất cái gì cũng phải đi theo đường lối chỉ thị của ban Tuyên Giáo, thì làm sao mà người khác có thể giáo dục quần chúng để nâng cao trình độ của họ? Thử hỏi, nếu Việt Kiều thiết lập một tổ chức thiện nguyện vài ngàn người (một chuyện hoàn toàn khả thi nếu được phép) đi về nông thôn dạy học và truyền bá các tư tưởng khai sáng, nhân bản, dân chủ thì chính quyền có chấp nhận không?

Hơn nữa, giáo dục quần chúng luôn luôn là trách nhiệm của chính quyền. Ở những nước đã vươn lên được khỏi tình trạng lạc hậu như Nhật và các con rồng châu Á, dân trí vượt lên rất mau (trong vòng chừng 30 năm) và đó luôn luôn là nhờ chính quyền có chính sách giáo dục đúng đường, khai sáng. Chưa có nước nào có thể nâng cao dân trí quần chúng nếu không có cố gắng từ ngay phía chính quyền. Ngày xưa, cụ Phan Châu Trinh đưa ra phương châm "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh", nhưng chính cụ cũng thấy là chỉ có thể làm được những việc đó với sự cộng tác của chính quyền bảo hộ Pháp, nên mới chấp nhận hay cổ võ "Pháp Việt đề huề". Tóm lại, muốn nâng cao dân trí của quần chúng, chỉ có cách là phải có một chính quyền tích cực về việc đó, một chế độ nếu chưa dân chủ (như của Park Chung Hee, Lý Quang Diệu) thì ít ra là cũng không như hiện nay.

3. Nếu chế độ chuyển biến bây giờ, thì với dân trí kém, nhiều tính xấu như vậy, tình trạng cũng sẽ chẳng khá hơn

Nếu tiếp tục tình trạng hiện nay, VN sẽ càng ngày càng tụt hậu, những mâu thuẫn xã hội sẽ càng ngày càng tăng, dân trí sẽ càng ngày càng thấp vì công tác tuyên giáo (tuyên truyền giáo dục) cực kỳ lạc hậu của chính quyền. Ban Tuyên Giáo Trung Ương là nơi tụ tập của những đầu óc bảo thủ, giáo điều nhất trong cả nước, mà lại được giao trọng trách "trồng người" cho cả dân tộc! Hậu quả gần đây như những cầu lộc xin quan, cướp giựt, đánh lộn, hành hạ súc vật man rợ trong khắp xã hội và trong các lễ hội truyền thống (thánh Gióng, chém lợn, cầu trâu...) đã cho thấy hậu quả của lối trồng người đó sau 60 năm ở miền Bắc.

Kết luận: Ngụy biện "đổ lỗi cho dân" được chính quyền độc tài và các ủng hộ viên rất thích là đương nhiên. Tuy nhiên một số người khác cũng ưa chuộng vì thấy nó có vẻ "triết lý thâm thúy". Nó cũng giúp họ đỡ áy náy khi, vì sợ sệt, lười biếng hay tư lợi, họ không dám làm gì hay nói gì để chỉ trích hay chống lại cường quyền. Nó là một cách họ rất thích dùng để đánh lảng khi đề cập đến vấn đề dân chủ ở Việt Nam.

PQT (đăng lại/có chỉnh sửa) từ VNSA

Chiến tranh Việt Nam: Suy nghĩ về ngày 30 tháng 4

Bọn cách mạng 30 tháng 4; bọn cán bộ 30 tháng 4 .

Nhân tiện bác Hoà nói đến người di tản và cũng gần 30 tháng 4. Tôi không biết bác Hoà còn nhớ chuyện bọn cách mạng 30 tháng 4 và sau này là bọn cán bộ 30 tháng 4 ở trong miền Nam và ở hải ngoại đã gây đau khổ cho dân miền Nam thế nào không ?
Trong chiến tranh VN có 2 luồng chính là người miền Bắc như Bác Ca và một số họ hàng của tôi họ đi theo ý tưởng giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Còn lại là những người trong Nam không ưa cộng sản, hoặc chống Cộng kịch liệt (họ cũng muốn Bắc tiến, thống nhất đất nước, cụ thể như Tướng Nguyễn Cao Kỳ) và Mặt trận giải Phóng Miền Nam.
Còn lại một số "cỏ đuôi chồn" ngả theo chiều gió ở trong miền Nam (thường là đô thị) và ở hải ngoại là du học sinh hoặc đã du học (thời điểm tui đang nói: năm 1975) bọn này rất nguy hiểm vì chúng chỉ đi theo quyền lợi cá nhân của chúng mà ngả theo bất cứ chiều nào để thu lợi.
Các bác miền Bắc khi vào trong Nam hoặc trong rừng ra vì không đủ người nên để bọn 30 tháng 4 này bám theo và nghe chúng tán. Ở Hải ngoại cũng vậy. Khi trong trại tỵ nạn bọn này bị bà con tỵ nạn nhận ra và có khi đánh tại chỗ hoặc qua đến đây (Mỹ hoặc nơi khác) họ tìm để trả nợ ân oán giang hồ. Trong đám 30 tháng 4 du học cũng nhiều kẻ chạy theo quyền lực lò mò đến các nơi của người tỵ nạn và cũng bị bà con hỏi nợ ân oán giang hồ (Bác PQ Tuấn không biết có nằm trong diện này không ? ). Ở trong nước cũng như ở hải ngoại bọn 30 tháng 4 có đứa được đắc thời nâng cấp thành cán bộ 30 tháng 4, bọn này dễ nhận ra vì cá nhân chủ nghĩa và ham trục lợi nên cũng bị chính quyền hiện nay nhận ra và bị va vấp 1 số vấn đề và để bảo vệ quyền lợi chúng xoay chiều ra chửi chính quyền mà một thời chúng đã khúm núm theo xin quyền lợi !!!!!
Các bác còn trẻ có thể không biết chuyện bọn cách mạng 30 tháng 4 hoặc bọn cán bộ 30 tháng 4 này.
Mỗi năm đến 30 tháng 4 tôi nhìn cuộc đời thấy chán như con gián ! 

Nguyễn Trọng Bình (USA)

Wednesday, April 29, 2015

Nhật-Mỹ có thể thực hiện các cuộc tuần tiễu chung ở Biển Đông

Các máy bay chiến đấu FA-18 Hornet của Hải quân Mỹ trên boong tàu sân bay của tàu sân bay USS George Washington trong cuộc diễn tập hải quân chung thường niên trên biển với quân đội Nhật ngoài khơi miền nam Nhật Bản.

Quân đội Nhật Bản đang xem xét khả năng hợp tác với Hoa Kỳ để thực hiện các phi vụ tuần tiễu không phận Biển Đông như một phản ứng trước quyết tâm của Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, được Tokyo và Washington cũng như nhiều quốc gia khác xem là thuỷ lộ thiết yếu cho các hoạt động thương mại quốc tế.
Hãng tin Reuters hôm nay trích các nguồn tin Nhật Bản và Mỹ hiểu biết về các cuộc thảo luận đang diễn ra giữa hai nước, nói rằng hai nước đồng minh đang cân nhắc giải pháp này trong bối cảnh hai bên vừa công bố các hướng dẫn quốc phòng mới nhân chuyến đi thăm Washington của Thủ tướng Shinzo Abe.
Chuyến công du Mỹ lần này được coi là phản ánh các kế hoạch của ông Abe, mong muốn Nhật Bản đóng một vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực và trên thế giới, ngoài việc trực tiếp bảo vệ biển đảo của chính nước này.
Nguồn tin Nhật Bản cho biết tuy chưa có kế hoạch cụ thể nào được đưa ra, Nhật Bản có thể tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông với Mỹ, hoặc thực hiện các cuộc tuần tra trong vùng biển trải dài từ đảo Okinawa tới vùng biển phía Đông Trung Quốc.
Cho tới nay các cuộc thảo luận chỉ diễn ra trong nội bộ quân đội Nhật Bản, nhưng kế hoạch này sẽ cần được sự phê chuẩn của các giới chức chính phủ. 
Các phi vụ trinh sát Biển Đông sẽ được thực hiện trên khu vực mà Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình cải tạo đất, xây đảo, để thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế vùng biển này. Nếu được thực hiện, kế hoạch của Mỹ và Nhật Bản có phần chắc sẽ làm cho Bắc Kinh phẫn nộ.
Nhưng các quan chức quốc phòng ở Tokyo lo ngại rằng nếu Tokyo và Washington để yên, thì Trung Quốc rốt cuộc sẽ áp đặt quyền kiềm soát của họ trên các tuyến hàng hải, ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động thương mại của Nhật Bản. Reuters trích nguồn tin Nhật Bản nói rằng: "Tokyo muốn Trung Quốc hiểu rằng họ không có quyền sở hữu nguyên vùng biển này".
Một nguồn tin quân sự Mỹ cho biết quyết định khởi sự các chuyến bay trên không phận Biển Đông có thể hối thúc Tokyo yêu cầu Philippines cho Nhật tiếp cận các căn cứ không quân dựa trên các quy định liên quan tới công tác huấn luyện cứu trợ tai nạn trên biển, và các cuộc diễn tập hỗn hợp khác. Nguồn tin này nói thêm rằng  nếu được Philippines chấp thuận, các phi cơ của Nhật Bản sẽ có khả năng thực hiện các phi vụ tuần tiễu kéo dài hơn.
Tuy nhiên, theo Reuters, một nguồn tin quân sự cấp cao Philippines cho biết điều này không khả thi trong các điều kiện hiện tại, bởi vì Manila không có một thỏa thuận hợp tác quân sự với Tokyo tương tự như hiệp ước quốc phòng giữa Manila với Washington, qua đó, tàu hải quân Mỹ được phép sử dụng các căn cứ của Philippines để tiếp nhiên liệu và sửa chữa khẩn cấp.
Tuy nhiên, Tổng thống Philippines Benigno Aquino -- một trong những người mạnh mẽ chống đối các hoạt động lấn biển xây đảo của Trung Quốc, sẽ gặp gỡ Thủ Tướng Abe ở Tokyo vào tháng Sáu tới đây, và khi đó, các vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được mang ra thảo luận.
Hôm thứ Ba, sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Abe, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói với các phóng viên rằng hai nước chia sẻ mối quan tâm về các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông và đã "tái khẳng định cam kết sẽ bảo vệ quyền tự do hàng hải theo tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế".
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết các hướng dẫn quốc phòng mới sẽ cho phép các lực lượng Mỹ và Nhật hoạt động linh hoạt hơn, và Nhật Bản sẽ "đảm nhận trách nhiệm và vai trò lớn hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương".
VOA

Thư chiến sĩ

THƯ GỬI ĐỒNG ĐỘI SƯ ĐOÀN 320 QĐ3

sáng 29/4/2014- Hà nội

Các đồng đội sư đoàn 320A cùng thời của tôi thân mến

Hôm nay là 29/4/2014. Giờ này ba mươi chín năm về trước anh em chúng mình đang chìm trong lửa đạn trên cánh đồng Cầu Bông và cửa mở Đồng dù . Giờ này bao nhiêu đồng đội của chúng mình ngã xuống. Giờ này nắng bắt đầu lên, bình minh ở cửa ngõ Sài gòn với chúng mình xa lạ mà lại thân thương đến thế. Tôi gửi lá thư này tới tất cả đồng đội đang còn sống ở đâu đó, đang ở thị thành hay đang ở thôn dã lời người bạn cùng đội ngũ một thời, lời của người sống sót, sống sót qua gian lao bươn chải đến tận bây giờ. Đồng đội ơi ! hãy nhớ về 29/4/75 nhớ những người bạn mình ngã xuống ngày hôm ấy. Họ chết để mình còn sống trở về. Ba mươi chín năm sau, nắng hôm nay cũng giống hệt như ngày hôm ấy chỉ có chúng mình thì đã bạc đầu, gọi tên nhau trong tâm tưởng mà nước mắt thì không cầm nổi cứ ứa ra. Nước mắt càng ứa ra thì hình ảnh đồng đội lại càng hiện về trẻ trung phơi phới.




Chúng mình đã từng đi từ Mậu Thân Quảng Trị qua đường Chín nam Lào, qua 1015 đến thị xã Kon Tum đồi Tròn, xưởng cưa, ngã ba Trung tín, biệt khu 24 … Đã hai lần đánh 1049 đánh Kleng để rồi lật cánh về Gia lai. Mùa mưa 1972 vượt sông Pôko bao người lính bị thương lại bỏ xác dưới thác lũ. Đau xót nuốt vào trong để về đánh Đức Cơ, quyết ôm chặt đường 19 kéo dài mở vùng giải phóng. Địch đánh Đức Cơ ta đẩy lùi ra rồi trước cái đêm 27/1/73 Máu sư đoàn ta đổ để cắm lấy thêm từng tấc đất Cao nguyên. Tết năm ấy quà tết chia chẳng hết vì bao bạn không còn sống để mà nhận quà. Cái ngày 27/1 năm ấy vui mà cũng buồn đến thế. Anh em mình hi sinh nhiều quá, gianh giới sau ngày 27/1 là gianh giới ngăn bằng máu. Niềm vui Hòa bình mong manh, mong manh như tính mạng anh em mình giữ chốt .

Các bạn của tôi ơi. Chúng mình từng sống những tháng năm ăn rau rừng, ăn môn thục và búng báng. Chúng mình chia nhau manh áo tấm quần mà xuất kích. Chúng mình cạo tinh nứa làm thuốc lào hút cười vang trong hầm chốt , chúng mình cả mùa mưa chỉ một cái quần đùi mà vẫn đánh thắng Lệ Ngọc Chư Nghé, làng Siêu. Thương lắm những bạn hi sinh còn gửi lại cái áo lành cho người còn sống. Di vật liệt sĩ Tây nguyên hầu như chỉ độ 1, 2 ki lô gam tài sản. Một cái võng dù, một cuốn nhật kí và vài lá thư của miền bắc. Tất cả chỉ có thế. Tất cả đồng đội chúng mình khi chết đi đều chỉ còn có thế. Các bạn ạ, nghĩ lại vẫn thấy đau lòng.
Đã vài lần tôi đi trở lại con đường 19 từ Ngã ba Hàm Rồng ra cửa khẩu Đức cơ. Cao nguyên bạt ngàn xanh màu cà phê cao su và hồ tiêu. Dừng trên dốc đồn Tầm ngó lên chốt Mỹ, ngó về Chư Gara, Chư rông ràng. Hoa quì dại vẫn le lói bỗng chạnh lòng nhớ ngày đắp mộ bạn mình bằng chùm hoa cúc cháy dở. Đồng đội ơi, chè Bàu Cạn thơm ngon thế cà phê Thu Hà thơm thế màu hoa quì vàng thế …có máu của bạn mình trong đấy
Lịch sử cho chúng ta được cái may mắn là một trong những đơn vị nổ súng sớm nhất trong chiến dịch giải phóng Tây nguyên 1975. Các bạn làm sao có thể quên cái ngày 14/1/75 nhắm hướng nam hành quân. Suốt cái tết 75 áp sát đường 14 nín thở rồi bùng ra đánh Thuần Mẫn Cẩm Ga. Đêm mùa khô hành quân về Đạt lí Buôn Hồ hoa cà phê thơm nưng nức. Kể từ ngày 5.3.75 Tất cả sư đoàn liên miên hành quân đánh địch và không ngủ. Chúng mình vội vã lao về Phú Bổn trong chiều 17/3 để cả đêm hôm ấy leo ngọn núi đá tai mèo sáng sớm 18/3 chạy suốt 8 cây số lao vào một đội quân đông gấp mười lần ở Cheo reo mà nổ súng. Chưa bao giờ chúng mình có một trận đánh xe tăng thiết giáp như hôm ấy. Chưa bao giờ chúng mình nuốt nước mắt vì những người dân lành bị tử nạn như ngày ấy. Đường số 7 kinh hoàng cho tới suốt đời chúng ta, những người trực tiếp truy kích và làm nên cái trận đánh có một không hai trong lịch sử đánh truy kích của quân đội mình. Bây giờ đường 7 thanh bình chạy theo dòng sông Ba nối Tuy Hòa lên Tây nguyên . Nương rấy xanh, màu nắng như rưng rức trong nó nỗi buồn li tán của hàng chục ngàn người di tản ngày xưa. Tôi trở về Cheo reo thắp hương cho hơn một trăm đồng đội mình hi sinh hôm đánh Cheo reo. Tôi ra đầu cầu cây Sung cái cầu gẫy hôm 18/3 mà hàng chục xe rơi xuống sông. Tôi thắp những nén hương ven đường, thắp hương dưới bờ suối như thấy lại hàng ngàn người bỏ mạng ngày hôm ấy nơi này. Ba mươi chín năm siêu thoát được không ?

Các bạn của tôi! Đời chúng ta đi chiến đấu không thể có một ước mơ kì vĩ đến nhanh như vậy. Chúng ta lên xe ngược về đường 14 để vượt qua Buôn Hồ, Ban Mê Thuột, Gia nghĩa, Lộc Ninh rồi đổ quân ở Chơn Thành sáng 15/4 . Chúng ta náo nức gạo đạn áo mới quần mới để 20/4 vượt sông Sài Gòn đoạn Bến SÚc về nằm trên Bến Đình, Hố Bò Nhuận Đức. Đêm qua 28/4 Cả sư đoàn hành quân. Cả sư đoàn tiến về Đồng Dù và Cầu Bông. Các bạn ơi, đêm hành quân 28/4 /75 là đêm nhớ đời bởi hương bùn hương lúa miền nam. Chúng mình bám gấu áo nhau mà đi, chúng mình biết là đây: trận cuối cùng. Trong đêm chiếm lĩnh ai cũng nhớ mẹ nhớ quê phải không các bạn? Cả đêm qua đã biết bao nhiêu câu chuyện bao nhiêu xuy nghĩ để rồi nổ bùng khi phát hỏa vào 5 giờ sáng nay – 29/4/75. Cả đời trận mạc đến người chỉ huy của mình cũng không thể ngờ, không thể hình dung lại có phút lẫm liệt thế của lính mình. Cửa mở Đồng Dù mãi là câu chuyện hào hùng mà đời sau ghi nhớ. Bao người ngã trên cửa mở, bao nhiêu con mắt của người bị thương nhìn theo đồng đội mình lao qua. Người lính xe tăng vừa khóc vừa nhấn ga xe lồng lên lao về phía giặc. Ôi ta quên sao ánh mắt bạn mình trọng thương trên cửa mở cầu khẩn chúng ta mà chúng ta không thể dừng lại, nước mắt mình rơi khi lao lên phía kẻ thù. Các anh ơi, tha lỗi cho chúng tôi. Chiến thắng của chúng mình cần có sự hi sinh là thế. Ba mươi chín năm sau tôi cúi đầu lậy tạ với người lính nằm trên bờ ruộng mà xung kích nhắm mắt lao qua …
Cầu Bông, Tân Phú Trung đấy các bạn 64 ơi. Chỉ cách Sài gòn 28 km. Loạt đạn đầu tiên 6 khẩu DKZ đồng loạt làm sụp cái đồn cảnh sát và lô cốt đầu cầu. Ấp Chợ Tân phú Trung đánh từ sáng tới trưa. Đã gần bốn mươi tử sĩ nằm gục trên bờ ruộng rau, trong ngóc ngách chợ. Nắng ùa lên trời, nắng ùa xuống cánh đồng lúa và trên đường hàng mấy chục xe tăng thiết giáp chạy về. Cánh đồng gần Cầu Bông thành biển lửa của một trận thui xe tăng thiết giáp kẻ thù. Trưa hôm nay 29/4 trên cánh đồng Tân Phú Trung dàn dạt hoa bằng lăng tím và con đường số 1 đỏ rực những hoa phượng đầu hè. Lửa từ dưới đồng, lửa từ xe tăng cháy và khói khói như cả một cánh đồng đốt rạ ngày mùa . Trong màu đỏ của hoa, màu lửa của chiến trận, màu khói đốt đồng, chúng mình lao lên xe tiến vào Sài Gòn. Đạn đại bác vẫn rít qua đầu về hướng Tân Sơn nhất. Đoạn đường cuối cùng của cuộc chiến đời chúng mình thít dần ngắn lại đến nút cuối cùng.
Ngày mai. Chúng mình còn bao nhiêu kỉ niệm ở Sài Gòn. Kỉ niệm ngây ngô đáng yêu của người lính MIền bắc. Ngày mai ở giữa Đô thành rồi mà vẫn không tin nổi mình đang bước chân trên thành phố hòn ngọc Đông Dương. Cầm bút viết lá thư về cho mẹ còn ngập ngừng ..” Sài gòn ngày 1/5/75…

Chúng tôi được về miền bắc sau đó, còn các bạn lại ôm súng đi BGTN. Người lính sao mà khổ thế? Các bạn của tôi! chúng tôi những người được trở lại trường đại học tháng 10/năm 1975 biết ơn các bạn. Lần nữa các bạn lại hi sinh còn chúng tôi dù đi qua chiến tranh Chống Mĩ cũng không hiểu nổi cuộc chiến đấu nơi ấy, cũng như dân tộc họ cũng không hiểu nổi họ nữa là chúng ta.
Bây giờ là 9 giờ 32 phút.
Thôi tôi dừng ở đây các bạn, bởi đã đến lúc gay cấn nhất trên cửa mở Đồng Dù rồi. Tôi dừng để cùng các bạn cúi đầu mặc niệm và gửi nén nhang về các đồng đội của mình

Nguyễn Trọng Luân – chiến sĩ E 64 F320A Đồng Bằng

Tuesday, April 28, 2015

THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LÀ AI?

Chính quyền Hà Nội luôn kêu gọi bà con đừng tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành do dân tổ chức vì "do thế lực thù địch xúi giục".
Ý kiến đó cũng được nêu ra trong cuộc đối thoại ngày 27-8-2011 giữa các ông Nghị, Thảo, Nhanh và nhiều ông đầu ngành khác của Hà Nội với một số người thường đi biểu tình (Xuân Diện và mình) và mấy người ủng hộ biểu tình (tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Gs. Chu Hảo). Mình đã phản ứng lại và nói với các vị quan to ấy: đúng chúng tôi có thấy hai (2) thế lực xúi giục chúng tôi xuống đường biểu tình:
1) Nhà cầm quyền Trung Quốc với chính sách bành trướng của nó độc chiếm biển Đông, và
2) Chính là các vị. Vì các vị cản trở, đàn áp nên dân nghĩ rằng các vị ủng hộ bọn 1) nên cứ đàn áp thì lần sau càng nhiều người xuống đường hơn.

Với các cuộc tuần hành vì cây xanh cũng thế. Các vị lại nhai lại cái luận điệu cũ rích ấy. Các vị chặt cây bậy, không minh bạch, chẳng có trách nhiệm giải trình, dân buộc các ông phải thế thì các ông đổ cho thế lực thù địch xúi giục. Thế lực thù địch chính là các ông chứ ai nữa? Có bao giờ các ông sờ lên gáy mình không?

Nguyễn Quang A

Chiến tranh Việt Nam: Sau 40 năm

Tôi năm nay 49 tuổi, 1 năm nữa là tuổi tri thiên mệnh.
Nhưng so với lịch sử của dân tộc, tôi vẫn là một đứa trẻ.
Nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ với mọi người về tâm tư của mình.
Nhân chuyện GS Ngô Bảo Châu mong muốn có một dịp được thắp hương cho tất cả những người đã ngã xuống trong những cuộc chiến tranh trên đất Việt ở thế kỷ 20.
Người ủng hộ anh cũng nhiều, mà người chống đối anh cũng không ít. Người ta nói anh xét lại, người ta nói anh phủ nhận ý nghĩa của công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Người ta nói anh "ăn lộc của chế độ mà nói xấu chế độ".
Người ta nói anh đủ thứ.
Tôi không bảo vệ Châu. Tôi chỉ nói về điều tôi nghĩ. Tôi ủng hộ Châu.
Người đời nói "Chiến tranh không bao giờ là một ngày hội"
Rất nhiều góc nhìn cho một vấn đề.
Nhưng tình người thì vẫn luôn như vậy. Vượt qua mọi ý thức hệ, mọi tôn giáo, mọi màu da.
Tôi nói ngay ở đầu bài, tôi là một đảng viên cộng sản.
Và ba tôi cũng là đảng viên cộng sản.
Ông tôi cũng là đảng viên cộng sản.
Ba tôi, năm 1975, ngay sau ngày thống nhất, đã lập tức đi vào Nam để tìm gặp gia đình, tìm gặp họ hàng. Lúc ông đi tìm anh em bà con, ông chỉ nghĩ ai còn ai mất, chứ có nghĩ gì đến chuyện ai làm gì, ở đâu, ai là đại tá tỉnh trưởng, ai là trung úy, ai là dân biểu quốc hội? Toàn là anh em một nhà. Những anh lớn thì ra bắc tập kết, em nhỏ thì ở nhà đi lính cộng hòa. Nhà cộng sản gộc cũng vậy mà nhà không cộng sản cũng vậy. Bùi Quốc Huy là anh họ tôi có thể khẳng định điều này.
Ở nhà tôi, ba tôi và chú ba tập kết ra Bắc, còn chú bốn và chú út ở trong Nam đi lính cộng hòa. Bác họ của tôi là bác Biền ra Bắc, còn bác Tấn, bác Thao ở trong Nam đi lính cộng hòa. Rồi bác Nhân, bác Hà, bác Long ở Bắc, bác Liệu, bác Giám, bác Đề trong Nam. Sau ngày thống nhất, ai thắng ai thua, ai đúng ai sai, có bao giờ là vấn đề quan trọng? Quan trọng là bà con dòng họ, quan trọng là cuộc sống hiện tại.
Hôm nay, trên bàn thờ, ba tôi, chú ba tôi, chú út tôi đang được thờ phượng như nhau
Và người đứng cúng là chú bốn của tôi. Một cựu lính cộng hòa.
Sau này, chú mất, tôi sẽ là người đứng cúng.
Và tôi sẽ chẳng phân biệt ai là cộng sản, ai là cộng hòa.
Ai cũng là cha chú, họ hàng của tôi.
Chính nghĩa, phi nghĩa chỉ là một góc nhìn.
Và cuộc chiến huynh đệ tương tàn ta nên coi như một bi kịch.
Ai đúng? Ai sai? Nào phải là điều quan trọng nhất?
Quan trọng là vì sao chúng ta lại bắn giết nhau?
Bản thân tôi có 1 niềm tin. Không bao giờ ba tôi, bác tôi, chú tôi muốn bắn giết những người anh em của mình.
Trần Nam Dũng

Chiến tranh Việt Nam: Ký ức ngày 'lên đường chiến đấu' của sinh viên Hà Nội

Trong balô của các chàng lính sinh viên ngày đó, ngoài quân tư trang còn có cả sách, tiểu thuyết. Họ luôn tự nhủ sẽ có ngày trở về để tiếp tục giấc mơ đèn sách.

Tháng 9/1971, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cùng hơn 350 sinh viên Đại học Tổng hợp lên đường nhập ngũ. Ngày chia tay ở sân Thượng Đình, trao lại những cuốn vở viết dở cho các nữ sinh bởi thời đó giấy viết khan hiếm, chàng sinh viên khoa Văn nặng hơn 40 kg mặc nguyên chiếc áo trắng bước lên xe. Ông kể, khi nhận được giấy báo nhập ngũ, bạn bè còn trêu ông "mày cứ ở nhà làm thơ, bọn tao mỗi đứa một tay chiến đấu thêm một chút, có lẽ còn lãi hơn".

"Lính sinh viên được học hành nhiều năm, đọc sách nhiều, hiểu biết rộng. Trong lớp sinh viên lên đường khi ấy, có nhiều người thực sự rất tài hoa, trai Hà Nội chính gốc như Nguyễn Văn Thạc. Hắn rất giỏi văn thơ", ông Cầm chia sẻ. Ban ngày tập luyện tân binh vất vả, nhưng chiều về các anh lính mới lại rủ nhau đá bóng, tối đến thì sinh hoạt đại đội hoặc hành quân đêm. Đêm nào sinh hoạt đại đội là các "nghệ sĩ cây nhà lá vườn" lại đàn, hát, đọc thơ, thổi kèn.
Nhớ lại kỷ niệm khi còn huấn luyện ở vùng đồi Yên Thế (Hà Bắc cũ), ông Thái Minh Hùng, cựu sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội, cười chia sẻ chuyện đồng đội đêm ngủ lấy nhọ nồi bôi đầy mặt bạn. Sáng hôm sau dậy hành quân cả đại đội mặt ai cũng đen kịt khiến đại đội trưởng phải nhắc nhở. Có người láu cá ròng ống hút vào bình tông đựng nước của đồng đội đi trước rồi vừa đi vừa hút. Khi bị phát hiện thì đuổi nhau náo loạn cả hàng quân. 

Hơn 40 năm trôi qua, ông Nguyễn Dũng, cựu sinh viên khoa Chế tạo máy K15, Đại học Bách khoa không quên được giây phút chia xa Hà Nội vào đầu hè 1972. Từ ga Kép (Bắc Giang), đoàn tàu chở toàn tân binh sinh viên đi vào ga Quán Hành (Nghệ An) để từ đó hành quân bộ vào chiến trường. Ngày ấy chưa có cầu vượt Giải Phóng, đường xe lửa còn chạy qua gần phố Vọng, qua cổng parabol Bách khoa, cổng trường Kinh tế kế hoạch. Sinh viên của hai trường ấy là những người may mắn khi còn được vẫy chào cổng trường lần nữa.
"Khoảnh khắc biết mình thực sự rời xa mái trường, xa thủ đô, chúng tôi đều xúc động. Đứa cười phớ lớ bảo rồi sẽ có ngày về, cũng có đứa mắt đỏ hoe. Nếu ai đó nói không tiếc khi phải rời giảng đường, tôi cho rằng đó là nói dối. Vì thực sự những năm tháng được đi học là quãng thời gian đẹp nhất của người thanh niên", cựu sinh viên 62 tuổi chia sẻ. Ông bảo, xa Hà Nội nhớ nhất là que kem một hào mát lịm, hay cốc nước sen dừa bán gần công viên Thống Nhất. Cốc nước có dừa nạo, hạt sen ninh rất bùi là món giải khát mà sinh viên Bách khoa rất mê.
Những chàng lính sinh viên sau đó được biên chế vào các trung đoàn 95, 101 của Sư đoàn 325, tham gia những trận đánh ác liệt nhất. Trong balô của họ ngoài quân tư trang còn có cả sách ngoại ngữ, sách dạy bán dẫn hay tiểu thuyết.
Chàng sinh viên khoa Kinh tế Công nghiệp, Đại học Kinh tế Kế hoạch Nguyễn Chí Tuệ mang theo sách tiếng Nga để trên đường hành quân hay lúc ngủ võng tranh thủ nhẩm từ. Chiến sĩ Hoàng Nhuận Cầm lại đặt trong balô mấy cuốn tiểu thuyết kinh điển Bông hồng vàng, Núi đồi thảo nguyên, Chiến tranh và hoà bình… Những lúc phải mang vác nặng, họ còn xé sách ra thành nhiều phần rồi chia nhau giữ mỗi người một chương để lúc rảnh đọc cho nhau nghe.
Họa sĩ Lê Trí Dũng chẳng thể nào quên câu chuyện về chiếc balô sách của đồng đội Nguyễn Kim Duyệt (sinh viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Anh Duyệt là pháo thủ xe tăng của Đại đội 4 (Lữ đoàn xe tăng 203). Khi chuẩn bị tham gia trận đánh cuối cùng vào Sài Gòn, buồng chiến đấu của xe tăng chật hẹp, để nhường chỗ xếp đạn dược, các chiến sĩ bỏ hết tư trang ra ngoài.
Ba lô của mọi người được buộc gọn gàng sau tháp pháo, còn Duyệt lúi húi tìm cách nhét balô vào góc buồng chiến đấu. Anh em nghĩ Duyệt nhặt nhạnh được thứ gì quý giá lắm mà giấu diếm như vàng. Còn anh lẳng lặng tháo hẳn mấy viên đạn ra, nhét cái ba lô sâu vào sát vành tháp pháo và cố định đạn lại như cũ. Đến khi anh trúng đạn, hy sinh ngày 28/4/1975, đồng đội dỡ chiếc balô mới ngỡ ngàng khi thấy toàn sách học tiếng Anh, tiếng Pháp, từ điển Anh - Việt.
"Chúng tôi còn nợ bạn ấy một lời xin lỗi chưa kịp nói khi đã nghĩ oan về món đồ cất trong chiếc balô. Duyệt luôn mong ước sau ngày thống nhất được trở về học tiếp, vậy mà không thực hiện được", họa sĩ Lê Trí Dũng trầm ngâm nói.

Tượng đài Sinh viên lên đường bảo vệ tổ quốc được xây dựng trong khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Hoàng Phương

Sau ngày thống nhất, nhiều người mang thương tật trở về, lên giảng đường học tiếp. Ông Phạm Thành Hưng, cựu sinh viên Đại học Tổng hợp, bị thủng màng nhĩ tai phải do sức ép của pháo kích, vui vẻ kể mỗi khi nói chuyện với bạn gái bao giờ cũng bắt cô ấy ngồi bên trái, không được ngồi bên phải. Còn cựu sinh viên Nguyễn Dũng dù công tác ở phòng thí nghiệm của Đại học Bách khoa khá bận rộn, nhưng hàng năm đều bỏ thời gian trở về chiến trường, đi tìm hài cốt của những người bạn học nằm xuống ở các mặt trận phía Nam.
Năm 2006, để tri ân những sinh viên rời giảng đường ra trận, một tượng đài Sinh viên lên đường bảo vệ tổ quốc được xây dựng trong khuôn viên Đại học Bách khoa. Tượng đài được làm từ đá cẩm thạch, đặt trước khu nhà C1, nơi làm lễ xuất quân đưa tiễn hơn 3.000 thầy trò trường Bách khoa lên đường nhập ngũ từ năm 1970 đến 1972. Hoa tươi được các sinh viên thay hàng ngày và đều đặn sáng thứ hai, thứ sáu hàng tuần tổ chức chào cờ trước tượng đài. Tại Đại học Kinh tế quốc dân cũng có một tượng đài tưởng nhớ những người lính sinh viên.
Quỳnh Trang - Hoàng Phương

'Dân tộc không thể mạnh nếu cứ thù nhau'

Từ miền Nam California, ông Lê Xuân Khoa, cựu giáo sư Đại học John Hopkins, đã trao đổi với BBC một số vấn đề xung quanh cuộc chiến giữa hai miền nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4.

BBC: Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu thì ngày 30/4 có ý nghĩa như thế nào trong tiến trình lịch sử của dân tộc? Đó là ngày Chiến thắng, ngày Quốc hận, ngày Thống nhất hay ngày đánh dấu sự chia rẽ sâu sắc của dân tộc không thể nào hàn gắn được?

GS Lê Xuân Khoa: Gọi là Ngày Chiến thắng hay Quốc hận là tùy theo đứng về phía thắng trận hay thua trận. Về phía thắng trận, càng ngày về sau chữ chiến thắng nó mất dần ý nghĩa đi. Ngay cả trong nội bộ phía thắng cũng thấy nó mất đi ý nghĩa. Tại vi sau khi thắng trận không bao lâu thì các lãnh đạo miền Bắc có sự bội ước với miền Nam, tức là bản chất giải phóng miền Nam. Thứ hai là họ áp dụng chế độ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Có lẽ vì thế những năm sau này người ta dùng nhiều hơn từ Thống nhất.
Nhưng đối với người Việt ở hải ngoại, ngoài chữ Quốc hận thì phải có thêm một chữ ‘Ngày tìm tự do’ bởi vì đáng lẽ thống nhất lòng người mà người ta lại bỏ ra đi thì như vậy có sự chia rẽ nặng nề vấn đề dân tộc.
Chữ Quốc hận là đứng về phía cộng đồng hải ngoại. Lý tưởng mà nói hận thù cần phải xóa bỏ, cần phải quên đi. Là con người không ai muốn nuôi hận thù làm gì nhưng chữ Quốc hận đến giờ không thể bỏ được. Người ta muốn quên nhưng không bỏ được cho đến chừng nào có sự thay đổi trong nước tức là thật sự bảo vệ quyền lợi đất nước đối với Trung Quốc và đi vào con đường thật sự của dân, do dân, vì dân, thật sự dân chủ hóa đất nước. Như vậy sẽ hóa giải hận thù đi. Từ chỗ hóa giải hận thù chữ Quốc hận cũng bỏ được.
Trong tương lai hy vọng đến một ngày nào đó sẽ không còn dùng chữ Quốc hận nhưng cho đến ngày đó thì người ta còn đầy đủ lý do để dùng chữ Quốc hận.

BBC: Trong cuộc chiến, miền Bắc cho mình là chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng đất nước còn miền Nam cho rằng họ chiến đấu cho chính nghĩa tự do dân chủ của dân tộc vậy thì theo Giáo sư bên nào mới thật sự đại diện cho chính nghĩa của người Việt?

GS Lê Xuân Khoa: Mỗi bên đều có chính nghĩa của mình. Theo tôi thì người Cộng sản cũng là người yêu nước lúc đầu khi chưa thành cộng sản. Những người đi tìm lý tưởng cộng sản đều là người yêu nước cả. Ông Hồ Chí Minh khám phá ra được Lênin viết về vấn đề giải phóng dân tộc thì cho rằng chủ nghĩa Lênin đem lại giải phóng cho dân tộc nên ông ấy reo mừng.
Cũng như những người Quốc gia chống Pháp cũng là những người yêu nước cả. Thế khi hai bên tranh thắng với nhau thì một bên thắng rồi đáng lẽ hai phe phải có sự hòa hợp như ngay sau cuộc nội chiến Mỹ thì chính nghĩa của phe thắng và chính nghĩa của phe thua cũng là một. Tôi nghĩ lỗi lầm là chủ nghĩa cộng sản quốc tế mang sứ mạng của cộng sản quốc tế đi chinh phục nhân loại nên có sự khác biệt với chính nghĩa quốc gia. Chính nghĩa yêu nước, giải phóng đất nước của người cộng sản lúc ban đầu nó không còn nguyên như trước mà đi vào con đường cộng sản nên có sự xung đột ý thức hệ rõ ràng.

BBC: Trong cuộc nội chiến giữa hai miền còn có sự tham gia của các cường quốc, ở miền Bắc là Liên Xô, Trung Quốc còn ở miền Nam là Hoa Kỳ, vậy có thể nói Việt Nam là con cờ trong tay các cường quốc hay không? Liệu lịch sử có thể nào diễn biến khác đi để Việt Nam tránh được những đau thương cho dân tộc mình?

GS Lê Xuân Khoa: Phải nhắc đến truyền thống của dân tộc mình là dân tộc tồn tại vì luôn luôn trong mấy ngàn năm phải đối phó với phương Bắc và tồn tại cho đến bây giờ mà không mất độc lập của mình là do đâu? Tức là vấn đề nhu đạo về ngoại giao, nhu đạo về quân sự. Mỗi khi chiến thắng Trung Quốc xong các vua chúa, các triều đại ngày trước đều trở sang triều cống, xin lỗi Trung Quốc như xin lỗi người đàn anh. Nghệ thuật chiến đấu cũng thế, không bao giờ thấy sự đối đầu giữa một đội quân nhỏ của Việt Nam với đội quân hùng mạnh vĩ đại của Trung Quốc mà chúng ta dùng nhu đạo tức là dùng chiến tranh du kích, dùng yếu đánh mạnh.
Cho đến gần đây nhu đạo không được áp dụng. Tình thế nó hơi khác. Ngày xưa chúng ta cùng có một nước để đối đầu. Ngày nay chúng ta bị kẹt ở giữa hai thế lực đại cường. Một bên là khối cộng sản do Liên Xô, Trung Quốc đứng đầu và một bên là khối dân chủ tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo. Chúng ta bị dùng trong cái chiến tranh mà tôi gọi là chiến tranh ủy nhiệm là vậy.
Thế thì đứng kẹt ở thế giữa đó làm thế nào để tồn tại? Nhất định chúng ta phải nhu đạo rồi. Triết lý đó bây giờ chúng ta cứ áp dụng linh động trong vấn đề đối ngoại. Đối với cả hai bên tất nhiên chúng ta chọn con đường ở giữa tức là không lệ thuộc vào bên nào. Vấn đề này tôi nghe miền Bắc nói nhiều lần nhưng tôi thấy trên thực tế không áp dụng. Thành thử vẫn có sự thiên lệch. Ở đây chúng ta nhìn thấy rõ các vị lãnh đạo miền Bắc ít nhất cho đến bây giờ vẫn còn lúng túng giữa đi với Trung Quốc hay đi với Mỹ, đứng giữa như thế nào và tuy rằng nói đi với Mỹ để cân bằng với Trung Quốc nhưng thực tế cho thấy vẫn chọn con đường đi với Trung Quốc.
Vậy có cơ hội để cho Việt Nam thoát khỏi sự tranh chấp đó để độc lập được không? Trước khi có sự xung đột ý thức hệ, sau Đệ nhị Thế chiến, các cường quốc đã họp với nhau và đi đến con đường là xóa bỏ chế độ thuộc địa. Giá mà đi theo đường hướng đó do Mỹ đưa ra lúc đó thì nước Việt Nam không lâm vào tình trạng như ngày nay. Đó là lỗi lầm của người Pháp.

BBC: Ông có nhắc đến con đường trung đạo thì liệu ngày nay con đường trung đạo đó vẫn còn áp dụng được không nhất là trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn đang bị kẹt trong mối quan hệ với Mỹ và với Trung Quốc?

GS Lê Xuân Khoa: Tôi nghĩ rằng trung đạo lý thuyết thì đúng nhưng trên thực tế thì chưa thi hành. Tôi hy vọng Việt Nam càng nhìn thấy rõ phải thi hành con đường trung đạo.
Theo tôi Mỹ không quan tâm Việt Nam có trung đạo hay không. Họ phải hiểu cho Việt Nam có nước Trung Quốc to lớn vĩ đại ngay sát nách thì Việt Nam phải giữ thế trung đạo để tồn tại. Vả lại Mỹ có lý do để chấp nhận Việt Nam trung đạo. Thứ nhất Mỹ không có mưu đồ xâm chiếm thuộc địa, đất đai của Việt Nam bao giờ cả. Thứ hai Mỹ không như Trung Quốc phải Hán hóa dân tộc khác. Còn Trung Quốc có mưu đồ không bao giờ coi Việt Nam là mảnh đất độc lập. Họ luôn coi Việt Nam là một phần của Trung Quốc và có âm mưu Hán hóa Việt Nam. Hai vấn đề đó khiến Việt Nam phải vô cùng cảnh giác. Các nhà lãnh đạo bây giờ phải cảnh giác phải giữ được con đường trung đạo như thế. Muốn được như vậy thì phải mượn thế đồng minh cân bằng với Trung Quốc vì tự mình bây giờ thế mình yếu quá chưa đủ sức đối phó với Trung Quốc. Phải dựa vào thế của quốc tế, của Mỹ, của các nước tự do, dựa vào các nước Asean. Khi Trung Quốc thấy rằng sau lưng Việt Nam có Mỹ, thế giới tự do và cộng đồng châu Âu chẳng hạn thì Trung Quốc không thể lấn tới được nữa.

BBC: Một trong những hậu quả sau cuộc chiến là sự chia rẽ trong lòng dân tộc mà đến nay vẫn chưa thể hàn gắn được. Liệu con đường hòa giải có khả thi không và đâu là lộ trình khả dĩ nhất?

GS Lê Xuân Khoa: Lẽ dĩ nhiên không thể nào hận thù mãi mãi được. Đến một lúc nào đó thế hệ này không xong thì đến thế hệ sau. Sự hòa giải là mục tiêu tất yếu của dân tộc. Một dân tộc không thể nào mạnh, không thể nào phát triển được nếu dân tộc đó chia rẽ và căm thù lẫn nhau.
Lẽ dĩ nhiên có rất nhiều trở ngại cho đến bây giờ. Rất tiếc có biết bao cơ hội có để có thể xây dựng ý thức, quan niệm về hòa giải đã bị bỏ qua. Ai bỏ qua? Hòa giải hay không bắt đầu khởi đi từ người thắng trận chứ không phải từ người thua. Người thua không thể chìa tay xin được hòa giải mà người thắng nếu vì quyền lợi đất nước, vì tương lai lâu dài của đất nước nhất định chìa tay đón nhận người thua trận để hòa giải. Việc đó cho đến nay dù có nói ra nhưng chưa bao giờ làm cả.
Về sau họ lại nói nhiều về hòa hợp hơn chứ còn hòa giải muốn bỏ đi tức là chỉ muốn kéo người ta về phía mình thôi, không tôn trọng quan điểm của bên kia mà hòa giải bắt buộc là con đường hai chiều. Như thế sẽ không bao giờ có hòa giải được. Trong khi đó chính quyền đã phạm rất nhiều sai lầm, có thể nói là tội ác với dân tộc. Đáng lẽ phải sửa sai và mở vòng tay với bên ngoài thì người ta sẽ đón nhận.
Còn lộ trình khả dĩ? Bắt đầu từ phía Việt Nam, chìa tay ra trước, không phải chỉ bằng lời nói, cũng không phải kêu gọi người ta về đóng góp. Đóng góp về vật chất thì cũng là đáng kể, nhưng sự đóng góp đáng kể hơn, có giá trị hơn là đóng góp về trí tuệ. Cho đến nay các nhà lãnh đạo trong nước vẫn phàn nàn rằng sự đóng góp chất xám không có gì đáng kể. Nguồn lực trí tuệ ngoài nước rất nhiều, các anh em chuyên gia trí thức bên ngoài phải cùng phối trí với anh em trí thức trong nước để xây dựng một dân tộc hùng mạnh.
Đồng thời phải sửa đổi những sai lầm mình đã vấp phải bằng hành động chứ không phải xin lỗi gì cả để thực hiện mục tiêu một đất nước của dân, do dân, vì dân như là vẫn nói. Hãy làm chuyện đó thật đi. Lòng người ngoài này người ta đâu có muốn tranh giành hay cướp lại chính quyền làm gì. Người ta chỉ mong rằng có một chính quyền nhận ra sai lầm của mình mở rộng vòng tay kêu gọi sự hòa giải và đối với nhân dân trong nước mở rộng các con đường, các chính sách đưa đến tự do, no ấm và hạnh phúc.
Theo tôi có một bước quan trọng mà đến giờ chính quyền vẫn chưa chịu làm. Đó là hòa giải với người sống chưa được thì hòa giải với người chết trước đã. Đấy là vấn đề trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, để cho người ta tìm lại mộ và cải táng người chết trong các trại cải tạo. Làm được hai cái đó chứng tỏ nghĩa cử rất đẹp để mà hòa giải với bên ngoài, chứng tỏ thiện chí của lãnh đạo trong nước. Tôi thấy chuyện này dễ như vậy mà không xong được thì khó lòng tiến được đến chuyện hòa giải.

BBC: Nhân nói đến việc hòa giải thì Việt Nam đang đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, vậy theo ông cộng đồng người Việt tại hải ngoại có vai trò như thế nào trong việc đối phó với mưu đồ của Trung Quốc?

GS Lê Xuân Khoa: Tôi lấy ví dụ cụ thể: Trong gia đình có hai anh em sống chung với nhau. Rồi đến lúc có xung đột cãi nhau, thậm chí đánh nhau chí chóe. Trong khi mâu thuẫn như vậy thì có kẻ thù bên ngoài đang vác súng sắp sửa vào cướp trong nhà. Mối nguy chung là khi kẻ thù vào thì cả hai anh em đều là nạn nhân hết thì bây giờ phải tạm thời quên sự chống đối nhau để hợp lực lại đuổi kẻ thù đang xâm lấn nhà mình hay là cứ nhất định người này phải diệt người kia đã rồi mới quay sang chống lại kẻ thù tôi nghĩ câu trả lời ai cũng thấy rõ. Phải gạt bỏ thù riêng đi để đối phó với kẻ thù chung rồi sau đó giải quyết với nhau sau. Đấy là quan điểm của tôi. Trái lại có những người chủ trương rằng hãy tiêu diệt chế độ này đã rồi mới đánh kẻ thù thì như thế tôi cho rằng đấy là ý nghĩ của những người vì lòng thù hận – cái đó mình cũng phải hiểu người ta thù hận đến độ bất chấp kẻ thù chung như vậy nhưng tôi nghĩ đó không phải là con đường sáng suốt.
Có người nói rằng nếu sau khi chiến thắng rồi thì phe kia nó mạnh lên, nó vẫn lại cai trị. Tôi nghĩ rằng tình thế sẽ đổi khác. Khi mà đã hợp lực, đã hòa giải thật sự, đã thả những người bất đồng chính kiến ra và khi người nước ngoài đã hợp lực loại được kẻ thù Trung Quốc đi thì chúng ta rất nhẹ gánh nặng để xây dựng đất nước. Lúc đó lực lượng nhân dân, những người dân chủ trong nước sẽ có thế lực mạnh hơn để thuyết phục những nhà lãnh đạo trong nước và lãnh đạo lúc đó cũng tỉnh ngộ rồi không bị gọng kìm của Trung Quốc ép nữa thì sẽ nhìn ra con đường mình sẽ đi. Vấn đề nội bộ sẽ dễ giải quyết hơn.

Cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với Giáo sư Lê Xuân Khoa được thực hiện trong tháng Tư, 2015 tại Nam California.

Chiến tranh Việt Nam: Thuở binh nhì của những người lính sinh viên

Tạm xa mái trường, những người lính sinh viên làm quen với súng ống, lựu đạn, với những đêm hành quân, báo động. Qua thời gian tân binh, họ vào thẳng chiến trường, tham gia chiến đấu ở các mặt trận Quảng Trị, Đông Nam Bộ...


Từ năm 1970 đến 1972, theo lệnh tổng động viên, hàng nghìn sinh viên các trường đại học lên đường nhập ngũ, bổ sung lực lượng chiến đấu cho chiến trường.  
Thế hệ "xếp bút nghiên lên đường chiến đấu" khi ấy gồm các sinh viên, cán bộ giảng dạy của hơn 30 trường đại học, trung học miền Bắc, chủ yếu là thủ đô Hà Nội, từ Bách khoa, Tổng hợp, Sư phạm, Kinh tế Kế hoạch (ĐH Kinh tế quốc dân), Mỏ - địa chất, Y dược, Mỹ thuật, Thể dục thể thao... Ra đi từ giảng đường, họ được huấn luyện một thời gian rồi được bổ sung vào các đơn vị vào thẳng chiến trường.

Thẻ sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ mái trường này, hơn 3.000 cán bộ, sinh viên nhập ngũ trong suốt những năm kháng chiến, trong đó riêng ngày 6/9/1971 có hơn 600 cán bộ giáo viên, sinh viên tòng quân.

Trong ảnh là Nguyễn Văn Thạc (bên phải) cùng bạn học thời còn là sinh viên Đại học Tổng hợp. Chàng trai gốc Hà thành từng là học sinh giỏi văn nhất miền Bắc. Anh để lại cho đời một cuốn nhật ký mang tên "Chuyện đời" (hay còn được biết đến với cái tên Mãi mãi tuổi hai mươi). Cuốn nhật ký được ghi từ ngày 2/10/1971 và mãi mãi dừng lại vào ngày 3/6/1972, hai tháng trước khi anh hy sinh tại chiến trường Quảng Trị.


 "Binh nhì" Lê Minh Tân, sinh viên năm thứ 3, lớp Chế tạo máy của Đại học Bách khoa nhập ngũ tháng 9/1971. Dọc đường hành quân, anh viết thư về cho ba má: "Đến ngày con về không biết tóc của ba má có bạc nhiều không? Nếp nhăn trên trán của ba má có lẽ dày thêm vì lo nghĩ cho tụi con quá nhiều. Nhiều đêm mùa mưa trong này, nằm lạnh không ngủ được, con nghĩ lại thương ba má và các em nhiều không để đâu cho hết. Làm cho ba má phải lo và ba mới mổ dậy phải ngồi viết thư dài cho con cũng là lỗi tại con. Ba má có tha lỗi cho con không? Con luôn nguyện cầu cho ba má và các em luôn mạnh khỏe...". Lê Minh Tân hy sinh tháng 4/1974 tại mặt trận Quảng Nam.



 Ảnh chụp của sinh viên Kinh tế Kế hoạch (Đại học Kinh tế quốc dân) năm 1972 tại Quảng Bình, trước khi vào mặt trận Quảng Trị. Xa mái trường nhưng nhiều người vẫn mang theo sách, nhật ký để tranh thủ đọc, ghi chép lúc nghỉ ngơi.

Nụ cười của binh nhì Nguyễn Dũng, sinh viên Đại học Bách khoa được ghi lại trên chiến trường Quảng Trị. Nguyễn Dũng là lính thông tin của Trung đoàn 95, Sư đoàn 325, trực tiếp tham gia chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ trong mùa hè đỏ lửa 1972. Tấm ảnh sau này được phóng viên chiến trường gửi về nhà Nguyễn Dũng ở phố Bạch Mai (Hà Nội).

Anh hùng lực lượng vũ trang Phạm Văn Cán (sinh viên Đại học Bách khoa) bên chiếc xe tăng. Trong số sinh viên lên đường nhập ngũ, nhiều người may mắn trở về đi học tiếp, trở thành giáo sư, bác sĩ, cán bộ cao cấp. Nhưng cũng có hàng nghìn chiến sĩ sinh viên trở thành liệt sĩ khi tuổi chớm hai mươi. Trong các nghĩa trang Thành Cổ, Trường Sơn có rất nhiều bia mộ ghi Liệt sĩ, quê Hà Nội, sinh năm 1953, 1954... Mỗi dịp gặp mặt, các cựu sinh viên luôn nhắc lại cho nhau nghe về liệt sĩ Nguyễn Văn Tư (sinh viên Bách khoa) hy sinh ở cửa ngõ Sài Gòn lúc 10h sáng 30/4/1975. Xe của anh bị súng chống tăng bắn cháy tại ngã tư Bảy Hiền. Chiếc xe cháy suốt hai ngày đêm. Khi đơn vị đến thu gom được một hòm tro cốt của 4 chiến sĩ xe tăng, để rồi chia ra cho 4 ngôi mộ riêng rẽ của 4 liệt sĩ.

Nhiều cựu sinh viên tâm sự, những người lính ra đi từ giảng đường đại học năm ấy đã để lại một phần tuổi trẻ ở chiến trường, chỉ một phần thôi, nhưng đó là phần tinh hoa ý nghĩa nhất của cuộc đời.
 
Hoàng Phương
Ảnh tư liệu