Sunday, May 31, 2015

Chìa khóa

Tôi không biết chìa khóa
dẫn đến thành công là gì,
nhưng chìa khóa dẫn đến
thất bại là việc bạn muốn
làm vừa lòng tất cả mọi người.



Mỹ tuyên bố không lùi bước trước Trung Quốc tại Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã chuyển một thông điệp mạnh mẽ tới chính sách bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, ông yêu cầu Bắc Kinh phải dừng ngay hành động cải tạo đất phi pháp của mình và tuyên bố rằng các lực lượng của Mỹ sẽ không lùi bước trước Trung Quốc tại Biển Đông.


"Không nên có hiểu lầm: Mỹ sẽ bay, tuần tra trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép", ông Carter nói trong một bài phát biểu ngày 27.5 tại Hawaii.

Bình luận của ông Carter là một phản ứng mạnh mẽ với các yêu sách của Trung Quốc trên biển và không phận thuộc Biển Đông. Trung Quốc gần đây thường xuyên thách thức các chuyến bay tuần tra của quân đội Mỹ trên Biển Đông gần với "đại công trường" cơi nới đảo bất hợp pháp của họ.
"Chúng tôi muốn có một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp và dừng ngay lập tức hoạt động cải tạo đất và các yêu sách phi lý", ông Carter nói. " Chúng tôi cũng phản đối bất kỳ sự quân sự hóa đơn phương trong khu vực tranh chấp".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố lập trường cứng rắn của mình trước chuyến đi đến hội nghị Đối thoại Shangri-La 2015 tại Singapore từ ngày 29-31.5, nơi mà Đô đốc Hải quân Sun Jianguo sẽ dẫn đầu một phái đoàn Trung Quốc tham dự.
Ông Carter cho rằng hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông khiến "nhu cầu về sự tham gia của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng gia tăng".  "Chúng tôi sẽ đáp ứng điều đó, Chúng tôi vẫn sẽ là người đảm bảo an ninh chủ yếu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới".

Trong chuyến công du kéo dài 11 ngày của ông Carter đến châu Á lần này, ông sẽ đến Việt Nam và Ấn Độ để gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ với những quốc gia này. Tuy nhiên, ông Carter không công khai những điều mà ông sẽ bàn thảo với hai quốc gia châu Á kể trên để gia tăng hợp tác với họ cũng như những hành động của quân đội Mỹ trong tương lai tại Biển Đông.
Mỹ hiện đang tìm cách để điều chỉnh các cuộc diễn tập quân sự trong khu vực để tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực nếu điều đó là cần thiết.
Ngoài ra một khả năng cao hơn là tàu chiến Mỹ sẽ tuần tra ngay trong phạm vi 12 dặm (20 km) xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, nhằm đưa ra thông điệp đanh thép rằng Mỹ không công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
Thiên Hà (theo Reuters và Bloomberg)

Solar Impulse 2: most kell imádkozni

Vasárnap hajnalban a kínai Nankingból felszállt a Solar Impulse 2 napelemes repülőgép, hogy teljesítse világ körüli útja legnehezebb szakaszát, a Csendes-óceán átrepülését.

A Nankingból Hawaiira vezető utat a tervek szerint hat napig fog tartani. A gépet felváltva vezeti két pilóta, de a 8172 kilométeres útszakaszon a svájci André Borschberg fog a pilótafülében ülni; jóformán alvás nélkül, maximum 20 perces pihenőkkel kell kibírnia az utat.


Fotó: Anna Pizzolante, Jean Revillard / SI2 / Global Newsroom

A pilóták részéről nagy bátorságra vall, hogy nekivágtak az útnak. A Solar Impulse 2 még soha nem repült 24 órán át egyhuzamban, és soha nem keltek át vele az óceánon sem. A gép útját folyamatosan nyomon fogják követni a monacói irányítóközpontból; a várható időjárásról repülési szakértők és meteorológusok fogják tájékoztatni őket.
Csak vécé, víz és napfény legyen
A kizárólag napenergiával működő repülőgép akkumulátorainak napközben fel kell töltődniük, hogy kibírják a koromsötét éjszakai órákat. A Solar Impulse 2 napközben 8500 méter magasságban halad, éjjelente ezer méter magasságba ereszkedik. De ahhoz, hogy a hatalmas szárnyakra szerelt 17 ezer napelem feltöltődjön, tiszta égboltra lesz szükségük.

Fotó: Anna Pizzolante, Jean Revillard / SI2 / Global Newsroom

A 35 ezer kilométeres világ körüli út márciusban indult Abu-Dzabiból; a gép Omán, India és Mianmar érintésével április 21-én érkezett meg a kelet-kínai Nankingbe. Az óceánon való átkelést a rossz időjárás, illetve Borschberg műtétje miatt többször elhalasztották.

Egyszerre csak egy pilóta vezethet, és mindenre neki kell figyelnie. Ez egy óriási gép, nagy szárnyfesztávolsággal. Érzékeny a turbulenciára, és lassú is. Rossz széljárás idején nehéz vezetni. De van robotpilótánk, vécénk, több napi élelmünk, vizünk, meg ami kell. Bírjuk a gyűrődést.

– mondta a BBC-nek Bertrand Piccard, aki a korábbi útszakaszokon már vezette a Solar Impulse-t.

(Index)

3 ngòi nổ khai hỏa cuộc chiến Mỹ – Trung ở Biển Đông

Ngày 23-5, trang tin The Commentator (Anh) dẫn nhận định của ông Michael Auslin, chuyên gia về an ninh và chính trị châu Á thuộc Viện Nghiên cứu chính sách AEI (trụ sở tại Washington, Mỹ), Mỹ – Trung sẽ khai hỏa ở Biển Đông nếu xảy ra 3 tình huống.

Thứ nhất, xuất phát từ “tai nạn” giữa tàu chiến của 2 nước. Thứ hai, xuất phát từ kế hoạch có trước của 2 nước. Thứ ba, xuất phát từ xung đột giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Cũng trong ngày 23-5, Hãng Reuters dẫn lời Đại tá Steve Warren khẳng định, các chuyến bay thông thường của Hải quân Mỹ không những sẽ tiếp diễn, mà còn áp sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc đang xây dựng phi pháp trong phạm vi chưa đầy 12 hải lý. Bởi Washington coi vùng trời trên những hòn đảo này là không phận quốc tế.
Trước đó (21-5), ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương tuyên bố, các chuyến bay do thám của Mỹ ở Biển Đông hoàn toàn đúng đắn và tàu thuyền cùng máy bay quân sự Mỹ sẽ “tiếp tục toàn quyền thực thi” quyền tự do hoạt động trong vùng biển và vùng trời quốc tế. Cũng trong ngày 21-5, Thứ trưởng Ngoại giao Anthony Blinken cho rằng, việc bồi đắp đảo phi pháp của Trung Quốc cản trở sự tự do, ổn định và làm tăng nguy cơ bùng nổ căng thẳng có thể dẫn đến xung đột trong khu vực.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn Cầu lại coi các chuyến bay của Mỹ “mang tính khiêu khích”. Hãng CNN vừa dẫn tuyên bố của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Nicholas Burns: Washington có quyền bay qua Biển Đông bởi đó là vùng biển và không phận quốc tế, Trung Quốc không sở hữu chúng. Ông Nicholas Burns còn coi đây là một vấn đề lớn đối với Mỹ, và những nước hữu quan cũng gặp vấn đề tương tự với Trung Quốc.
Cùng ngày 23-5, tờ Đa Chiều bình luận, Mỹ sẽ không cam tâm đứng ngoài khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng bất hợp pháp trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Nhưng nếu Biển Đông xảy ra va chạm với bất kỳ lý do nào sẽ khiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình phải hủy chuyến công du Mỹ, bất chấp việc này đã được lên kế hoạch.
Trong khi đó, tờ Sputnik News của Nga nhận định (23-5), Hải quân Mỹ đang đặt mục tiêu trong vòng 10 năm tới có thể triển khai thiết bị lặn không người lái tiên tiến nhất ở Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông, nơi Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp và nhiều lần thách thức, đe dọa máy bay trinh sát của Mỹ ở khu vực này.
Và Washington đã ấn định thời gian cũng như địa điểm để Trung Quốc và các nước ASEAN có thể chấp nhận Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, và Mỹ đang cố gắng áp đặt các quy tắc của họ tại khu vực này. Đây là tuyên bố hôm 21-5 của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel.
Chuyên gia Dmitry Mosyakov thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) cho rằng, Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, vùng biển mà họ coi là của mình theo luật pháp Trung Quốc.
Ngày 24-5, tờ South China Morning Post dẫn tuyên bố của Phó tổng thống Mỹ khi ông Joe Biden công khai chỉ trích chính sách ngày càng hung hăng, hiếu chiến của Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ xung đột trong khu vực. Ông Joe Biden cho rằng, Trung Quốc đang thách thức tự do hàng hải và xu hướng giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ, và Mỹ có vai trò duy trì và gìn giữ hòa bình tại các vùng biển, bao gồm Biển Đông.
Phó tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh, hoạt động của Trung Quốc là lý do tại sao 60% Hải quân Mỹ sẽ đóng tại Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2020. Tính đến nay, ông Joe Biden là quan chức cấp cao nhất của Mỹ công khai phản đối gay gắt hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa.
Ngày 21-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã chỉ trích việc máy bay săn ngầm P8-A Poseidon của Hải quân Mỹ tuần thám trên khu vực quần đảo Trường Sa hôm 20-5 vì “đe dọa tới các thực thể trên biển của Trung Quốc”.
Ngày 20-5, Trung Quốc cho rằng, họ đã 8 lần phát cảnh báo xua đuổi khi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ tuần tra vùng trời đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Cũng trong ngày 20-5, quân đội Mỹ đã cho phép phóng viên Hãng CNN phát các bức ảnh và video những đảo này từ một máy bay của Hải quân Mỹ. Cùng ngày 20-5, cựu Phó giám đốc CIA Michael Morell cho rằng, cuộc đối đầu kể trên cho thấy nguy cơ lâm chiến giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng.
Ngày 21-5, tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn tuyên bố của chuyên gia Hải quân Trung Quốc Lý Kiệt, việc Mỹ phát các bức ảnh và video là thủ đoạn “mềm và mới” – biến Trung Quốc thành kẻ gây họa, thúc giục các nước xung quanh bất mãn với Bắc Kinh. Còn thủ đoạn “cứng và cũ” là điều tàu tuần duyên tuần tra ở vùng Biển Đông. Lý Kiệt còn cho rằng, việc cảnh cáo máy bay Mỹ cho thấy Trung Quốc đủ năng lực “bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải không bị xâm phạm”, và nếu đối phương “cố tình hoặc có thái độ thù địch, khiêu khích chủ quyền của Trung Quốc”, Bắc Kinh có thể sử dụng mọi thủ đoạn cần thiết để tự vệ!
Ngày 22-5, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Jack Reed đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đề nghị xem xét lại việc mời Trung Quốc tập trận chung Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC dự kiến sẽ diễn ra ở Hawaii năm 2016, vì những hành động khiêu khích của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Còn theo nhà phân tích về quân sự Trung Quốc Rick Fisher tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Mỹ), Bắc Kinh có thể triển khai vũ khí đến các đảo này – từ radar, tên lửa phòng không, chống hạm tới chiến đấu cơ J-11B. Trong khi đó, Người phát ngôn Nhà Trắng Colonel Steve Warren cho biết, Mỹ không thừa nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên những hòn đảo mà Bắc Kinh tự ý xây dựng; đồng thời nhấn mạnh, các chuyến bay và tàu hải quân Mỹ sẽ tiếp tục quy trình tuần tra, nhưng sẽ giữ khoảng cách tối thiểu 19km đối với các đảo này.
THEO PETROTIMES

Saturday, May 30, 2015

Chỉ cần...

Không cần một ai đó
cho tôi tất cả mọi thứ.
Chỉ cần tôi nhận được 

một chút gì đó từ người
mà đối với tôi là tất cả.




Így temették el a pécsi futballt, markoló ásott sírgödröt a pálya közepén

A Pécsi MFC 2-1-re legyőzte a Nyíregyházi Spartacust az NB I. utolsó fordulójában, de ez valójában egyáltalán nem számít, mert bár mind a két csapat bentmaradhatott volna az első osztályban, az MLSZ nem adta meg nekik jövőre az NB I.-hez szükséges licencet. Mindkét csapat az NB III.-ben folytathatja jövőre.

A Pécsi MFC 2-1-re legyőzte a Nyíregyházi Spartacust az NB I. utolsó fordulójában, de ez valójában egyáltalán nem számít, mert bár mind a két csapat bentmaradhatott volna az első osztályban, az MLSZ nem adta meg nekik jövőre az NB I.-hez szükséges licencet. 


Fotó: Sóki Tamás

Mind a két csapat az NB III.-ben folytathatja jövőre. Az elkeseredett szurkolók csütörtökön Nyíregyházán tiltakoztak a stadionban, de ami péntek este Pécsen történt, olyanra még nem volt példa a magyar labdarúgásban. Egy markoló kisgép a meccs lefújása után a pályára ment, és egy sírgödröt ásott, amibe beletettek egy koporsót a pécsiek, ezzel szimbolizálva, hogy ott most a futballnak egy időre legalábbis befellegzett.

Bohus Péter

Friday, May 29, 2015

Hãy nhớ rằng...

Khi bạn nghĩ rằng tất cả
mọi người đều bỏ rơi bạn,
hãy nhớ rằng có một ai đó
LUÔN ở bên cạnh bạn, đã
và sẽ ở bên cạnh bạn.



Thursday, May 28, 2015

Phụ nữ...

Phụ nữ không thích những
chú chó nhỏ luôn gật đầu.
cũng chẳng thích những chú
khỉ suốt ngày la hét, họ thích
những con sư tử hùng dũng
lặng lẽ  dạo chơi bên cạnh!



Wednesday, May 27, 2015

Egy egyszerű trükkel 44%-ot gyorsul a Firefox

Ha Firefoxot használ, és még nem tiltotta le a követősütiket, itt az ideje.

A személyes adataink védelme miatt került bele a Firefoxba a követősütik letiltását lehetővé tevő funkció, de a tapasztalataink szerint ez sokkal kevesebb embert érdekel, mint az, hogy ennek hála
gyorsabban betöltődnek a weboldalak.
A Mozilla egykori szoftvermérnöke, Monica Chew, és a számítástechnikai kutató Georgios Kontaxis a kétszáz legnépszerűbb hírportál működését figyelték meg kikapcsolt követősütikkel, és azt tapasztalták, hogy átlagosan 44 százalékkal csökkent a betöltési idő. Az adatforgalom is drámaian, 39 százalékkal visszaesett.
A legnagyobb gyorsulás azoknál a weboldalaknál érhető el, amelyek külső forrásból - a felhasználók viselkedését nyomon követő doménekről - is betöltenek tartalmakat.
A nyomkövetés letiltása opcionális, és a Lifehacker leírása szerint így kell aktiválni:
  1. Begépeljük a címmezőbe az about:config kifejezést
  2. A felugró figyelmeztetést leokézzuk azzal, hogy rányomunk az "Óvatos leszek, megígérem" feliratú gombra
  3. Rákeresünk a privacy.trackingprotection.enabled kifejezésre
  4. Kétszer rákattintunk a találatra, hogy az utolsó oszlopban az érték true legyen
(Index)

THƯ GỬI BỘ CHÍNH TRỊ VÀ BAN BÍ THƯ VỀ VIỆC CẦN CÓ QUỐC SÁCH ĐỐI VỚI TIẾNG ANH

(Về việc: Cần có Chỉ thị/Nghị quyết của Bộ Chính trị
để tăng cường việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam)

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2015

Kính gửi: Bộ Chính trị và Ban Bí thư, BCHTW Đảng CSVN

Kính thưa các Đồng chí,
Với tư cách cá nhân của một nhà giáo và một công dân, tôi xin đề nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư: Xem xét, nghiên cứu để sớm có được một chỉ thị hay nghị quyết (nói nôm na là một quốc sách) để tăng cường việc dạy, học và sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam, trong thời hội nhập quốc tế, tương tự như Chỉ thị 58-CT/TW năm 2000 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển Công nghệ Thông tin (CNTT). Sau đây là căn cứ của đề nghị của tôi.
1. Hai công cụ chiến lược của thời đại hiện nay: CNTT và tiếng Anh
Chúng ta đều biết, CNTT và ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là hai công cụ (như “hai chân”) có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu trong thời đại toàn cầu hóa, đối với mỗi con người, mỗi công dân toàn cầu, và đối với mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Đáng mừng là nhờ Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII ban hành ngày 17/10/2000, CNTT đã được phát triển nhanh chóng cùng với nhiều ứng dụng phong phú, đa dạng trong toàn xã hội. Nhiều cơ quan của Đảng và Nhà nước, các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học, các cơ quan hợp tác quốc tế, ..., đã thực hiện tốt Chỉ thị này. Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ và Văn phòng TW Đảng đã chỉ đạo quyết liệt và đi đầu trong việc tăng cường tin học hóa các thủ tục hành chính và mọi hoạt động xã hội. Khách quốc tế đến Việt Nam cũng khen chúng ta phổ cập tốt về ứng dụng CNTT trong xã hội, mặc dù mức sống của chúng ta còn thấp. Khi đi ra nước ngoài cũng dễ nhận thấy nhiều nước kinh tế phát triển hơn nước ta nhưng CNTT chưa được sử dụng phổ cập và tiện lợi được như ở nước ta. Sự tiến bộ nhanh chóng của CNTT và ứng dụng trong 15 năm qua ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là nhờ có Chỉ thị 58, toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội đã vào cuộc và, có lẽ, một phần cũng nhờ con người Việt Nam thích tư duy logic của toán học và tin học.
Nếu Bộ Chính trị sớm ban hành được một chỉ thị tương tự như Chỉ thị 58 nhưng về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, nếu toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội vào cuộc thì việc học, dạy và sử dụng tiếng Anh trên đất nước chúng ta sẽ được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và có những bước tiến ngoạn mục, góp phần tích cực để phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh (nhất là hiện nay khi Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền của ta ở Biển Đông), ..., để Việt Nam sớm trở thành một quốc gia hùng cường. Nói riêng, cần phải triển khai nhanh chóng, mạnh mẽ và hiệu quả Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ ký QĐ số 1400/QĐ-TTg phê duyệt ngày 30/9/2008. Đề án này đã được Chính phủ và Bộ GD-ĐT tích cực chỉ đạo thực hiện, ngành giáo dục cùng cả xã hội đã có nhiều cố gắng để triển khai và đã đạt được những kết quả bước đầu.
2. Xin nói thêm về tầm quan trọng của tiếng Anh
Chúng ta đã được đọc, được nghe nhiều người Việt Nam và người nước ngoài nói về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với mỗi một con người và mỗi đất nước. Khi nhấn mạnh vai trò của tiếng Anh, chúng ta không quên các ngoại ngữ khác. Vì ẩn sâu phía sau mỗi ngôn ngữ là một nền văn hóa và biết thêm được một ngôn ngữ như mở thêm được một cửa sổ ra vườn hoa đầy hương sắc bên ngoài. UNESCO cũng luôn chủ trương tôn trọng sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. Vấn đề là ở chỗ ngày nay những công dân toàn cầu phải sử dụng tối ưu thời gian sống và làm việc của họ, nói riêng là cần phải học và sử dụng (những) ngoại ngữ nào. Chúng ta tôn trọng sự đa dạng và bình đẳng văn hóa, nhưng trên hết phải xuất phát từ chính quyền lợi chính đáng và thiêng liêng của dân tộc ta khi lựa chọn và quyết định ngoại ngữ thứ nhất. Theo tôi đó là tiếng Anh, sau đó mới đến các thứ tiếng quốc tế khác. Vì chính các nước khi tiếng mẹ đẻ của họ trùng với một thứ tiếng quốc tế nào đó, ví dụ như tiếng Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, họ cũng đều coi tiếng Anh là ngoại ngữ số một.
Theo thống kê mấy năm trước đây của Hội đồng Anh (BC): Có 370 triệu người bản ngữ nói tiếng Anh và 375 triệu người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Như vậy có 745 triệu người nói tiếng Anh. Con số này tăng nhanh lên hàng ngày. Đó là chưa kể đến hàng mấy trăm triệu máy tính trên khắp thế giới này lại chỉ được con người ”dạy” để ”nói và nghe” tiếng Anh và các phần mềm chủ yếu được viết bằng tiếng Anh. TS. C. McCormick, Phó Chủ tịch Tổ chức Giáo dục quốc tế, đã nhiều lần khẳng định: “Tiếng Anh là nền tảng vững chắc và công cụ mạnh mẽ để trao đổi nghiệp vụ, văn hóa và kinh tế”.
3. Bài học từ Singapore và Malaysia
Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Thái Lan, Philippines, ..., và nhất là các nước ”con rồng” luôn đề cao tiếng Anh, CNTT và chủ trương quốc tế hóa nền khoa học và giáo dục của họ. Ở đây, tôi xin tập trung vào hai ví dụ cụ thể là Singapore và Malaysia để tham khảo và so sánh. Năm 1965, Singapore tách ra thành một đảo quốc độc lập từ Malaysia và Ông Lý Quang Diệu (1923-2015), cựu sinh viên luật của Đại học Cambridge, nước Anh, là Thủ tướng trong suốt 31 năm, từ 1959 cho đến 1990. Với diện tích 697,25 km2, chỉ xấp xỉ bằng huyện Cần Giờ, TP. HCM, và dân số 5,47 triệu người (tháng 6/2014), Singapore xuất phát từ một làng chài nghèo, đến nước uống cũng không có, phải mua của Malaysia. Vì thế Thủ tướng Lý Quang Diệu ngay từ đầu đã xác định rằng nước mình không có một nguồn tài nguyên nào hết, tất cả phải nhờ cái đầu, đi lên bằng cái đầu, bằng nguồn nhân lực và tài năng. Singapore có ba nhóm người chính là Hoa, Ấn Độ và Mã Lai. Cả ba vẫn duy trì tiếng nói, văn hoá và bản sắc của mình, nhưng ngôn ngữ chính thức được sử dụng chung trong hành chính và giáo dục là tiếng Anh.
Trong suốt 20 năm đầu khi mới thành lập nhà nước Singapore, Ông Lý Quang Diệu chỉ đạo Bộ Giáo dục nước này dùng luôn (copy) sách giáo khoa phổ thông của nước Anh cho trường học của mình, nhất là đối với các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Đây có lẽ là cách nhanh nhất, khoa học nhất, tiết kiệm nhất để cập nhật, hiện đại hoá nền giáo dục và nói riêng là biên soạn sách giáo khoa, bảo đảm các nguyên tắc của khoa học sư phạm hiện đại, vì các nước phát triển lâu đời như nước Anh đã có truyền thống với nhiều chuyên gia khoa học và giáo dục rất giỏi. Rồi không chỉ đối với giáo dục phổ thông mà ngay cả những trường đại học nổi tiếng hàng đầu của Singapore như NUS hay NTU, từ lâu đã sử dụng luôn chương trình giảng dạy về khoa học và công nghệ, sách giáo khoa và sách tham khảo, áp dụng việc thi cử và bằng cấp của các đại học đứng đầu thế giới như Harvard, MIT (của Mỹ) và Cambridge, Oxford (của Anh).
Singapore đã coi tiếng Anh là chìa khóa để cạnh tranh và tránh tụt hậu. Lý Quang Diệu đã tổng kết bài học của Singapore: Chỉ có một cách để không bị tụt hậu là phải giỏi tiếng Anh. Việc lựa chọn tiếng Anh đóng vai trò như ngôn ngữ làm việc, giúp ngăn chặn nảy sinh xung đột sắc tộc, đem lại ưu thế cạnh tranh. Nhờ kiên trì thực hiện chủ trương “nhiều tiếng nói, một ngôn ngữ” để đưa tiếng Anh vào trường học, ngày nay Singapore có lợi thế lớn. Đây là phần thưởng ngoài dự đoán của Singapore khi thực hiện chủ trương này. Ông Lý Quang Diệu đã từng được Chính phủ Việt Nam mời làm cố vấn. Ông gợi ý: "Đại học Việt Nam nên có sách giáo khoa tiếng Anh ở các ngành quan trọng như kỹ thuật, công nghệ, ..., bởi nếu chỉ dùng sách Việt Nam thì chắc chắn sẽ tụt hậu". Ông còn cảnh báo thêm, nếu tất cả sinh viên Việt Nam sau này "không thể nghe và nói tiếng Anh trôi chảy, chỉ có thể đọc thôi cũng đã là tụt hậu". (Xem VNNet 23/3/2015)
Hiện nay trên 20% số sinh viên trên đất Singapore là người nước ngoài. Họ đến đây học bằng nhiều loại học bổng khác nhau hoặc tự túc, cũng có thể bằng học bổng do Singapore cấp, nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ thì ở lại làm việc cho Singapore để trả nợ. Một số trường phổ thông chất lượng cao và đại học có uy tín quốc tế của Singapore đã trực tiếp sang Việt Nam hoặc qua internet, tổ chức hội thảo du học, trại hè,... để thu hút những học sinh, sinh viên và NCS Việt Nam tài năng. Như vậy, họ không chỉ biết khai thác trí tuệ của 5 hay 6 triệu người của mình mà cả hàng triệu người nước ngoài, nhất là những người có tài, trẻ trung và sung sức, đến học tập, nghiên cứu và làm việc tại Singapore, hoặc khai thác qua mạng internet/online. Sự khôn ngoan của họ lại làm tôi nhớ đến câu thơ rất hay của Cao Bá Quát (1808-1855) “kho trời chung, mà vô tận của mình riêng”.
Trong khi đó Malaysia, nước láng giềng bên cạnh, thì lại chủ trương dùng tiếng Malay là chủ yếu. Kết quả là rất nhiều học sinh, sinh viên nước này bỏ ra học nước ngoài, trong đó có nhiều thanh thiếu niên giỏi, nhiều con nhà giàu, khiến mỗi năm bị chảy máu ngoại tệ nhiều tỷ Đô la Mỹ và điều đáng lo ngại là chất lượng đại học đi xuống. Cách đây ít năm, sau 22 năm làm Thủ tướng, Ông Mahathir Mohamad đã rút ra bài học kinh nghiệm đắt giá về giáo dục và yêu cầu mọi người Mã Lai hãy trở lại với tiếng Anh và cá nhân Ông gương mẫu học trước.

Kết luận: Tôi xin đề nghị Bộ Chính trị và Ban Bí thư, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, xem xét, tham khảo, vận dụng những kinh nghiệm quý báu của chính đất nước ta (từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh), của Singapore và của các nước phát triển thần kỳ khác, để có quốc sách phù hợp cho tiếng Anh song hành cùng CNTT ở Việt Nam.

Tôi xin cám ơn Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã dành thời gian đọc và xem xét kiến nghị của tôi, một nhà giáo và một công dân, luôn mong mỏi và tin tưởng đất nước mình phát triển nhanh chóng một cách bền vững. Kính chúc các Đồng chí khỏe mạnh, hạnh phúc và hoàn thành trọng trách cao cả mà Đảng và dân tộc đã tín nhiệm trao cho các Đồng chí!

Kính thư,
Trần Văn Nhung

TÁI BÚT:
Xin cám ơn các Quý vị và các bạn FB của tôi về những cmt và sự ủng hộ đề xuất của tôi (xem các cmt phía dưới)! Thực ra nội dung bức thư tôi viết cũng không có gì mới, vì trong nước và cả thế giới đều đã nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng hàng đầu của tiếng Anh và CNTT. Tôi trân trọng gửi bức thư này đến BCT và BBT liên quan đến tiếng Anh, vì ngay từ năm 2000 BCT đã ra Chỉ thị 58, và nhờ vậy CNTT ở nước ta đã có những bước tiến đáng mừng. Vì vậy tôi mong muốn và chờ đợi điều tốt đẹp tương tự sẽ đến với tiếng Anh. Tôi xin đề nghị Quý vị và các bạn FB khi cmt chỉ nên tập trung vào khía cạnh chuyên môn ở đây, bớt đi những suy diễn xa xôi khác, những điều mà tôi không có ý định bàn đến trong thư. Tôi gửi bức thư tâm huyết này xuất phát từ niềm mong muốn thiết tha và tin tưởng sâu sắc rằng thế hệ tương lai của chúng ta sẽ thuần thục CNTT và tiếng Anh, đầy bản lĩnh hợp tác và cạnh tranh thời hội nhập quốc tế. Tất nhiên tiếng Anh và CNTT mới chỉ là hai công cụ cơ bản và cần thiết, chưa đủ. TS Hoàng Ngọc Vinh (Vụ trưởng Vụ THCN và DN, Bộ GD-ĐT) đã lưu ý tôi về một dạng mở rộng IT + ENGLISH + GOOD BRAIN. Cũng còn một lý do khác, đó là: Nhìn lại chính bản thân mình về mặt ngoại ngữ tôi thấy: Vài thứ tiếng được học cẩn thận như tiếng Hung, tiếng Đức thì lại rất ít có dịp dùng đến, trong khi đó tiếng Anh là ngôn ngữ thời đại thì lại được học rất ít và khi sử dụng gặp nhiều khó khăn. Thế hệ trẻ VN sẽ không phải mò mẫm như chúng tôi. Thực tế ngày nay cho thấy rõ ràng rằng trong khoa học, giáo dục và mọi mặt đời sống, tiếng Anh vẫn là phổ dụng nhất. Những người thạo tiếng Pháp, Đức, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ả Rập, Nhật, ..., vẫn phải dùng đến tiếng Anh.

Đứa trẻ sinh ra...

Đứa trẻ sinh ra không phải để
giải quyết các vấn đề của bố mẹ,
để lấp đầy những lỗ hổng trong
cuộc sống của họ, hay làm cho
hạnh phúc của họ trở nên trọn
vẹn hơn, mà là để viết nên câu
chuyện và sống cuộc sống của
chính mình.



Tuesday, May 26, 2015

Văn vẻ bây giờ...

Trước đây, khi mới vào nghề viết, được biết để trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam cần có 2 cuốn sách hay, nhận được sự quan tâm của dư luận, đồng thời, có 2 nhà văn uy tín giới thiệu vào, tôi thấy đó là một cách để phấn đấu trong nghề viết. Tuy nhiên, sau khi ra sách và tìm hiểu kỹ hơn về Hội, tôi thấy, trước hết việc vào Hội khó hơn tôi tưởng, rất nhiều người có nhu cầu tham gia trong khi số lượng kết nạp lại hạn chế. Không ít văn nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam, phải nộp đơn hết năm này sang năm khác mà không được xét duyệt, còn những người mà tôi chưa từng đọc tác phẩm, cái tên còn hết sức xa lạ với bạn đọc, lại được “duyệt” vào. Mặt khác, việc sáng tác vốn vô cùng khó nhọc, để ra được tác phẩm nhiều khi phải trả giá từ tinh thần đến vật chất ngoài đời thực… lắm khi, “ám chướng” trong văn chương còn bị “vận” vào đời sống, người làm văn chương luôn sống trong sự dằn vặt trăn trở thiếu bình an… Vậy mà để tham gia vào tổ chức nghề nghiệp của mình lại còn phải viết đơn xin tham gia, rồi đủ mọi nhọc nhằn bon chen mà chỉ để được cái danh là Hội viên. Lắm khi tôi thấy, có không ít người quan niệm rằng, để được gọi là “nhà văn, nhà thơ…” thì cần thẻ Hội viên hơn là tác phẩm được công chúng đón nhận.
Đến bây giờ thì tôi không có nhu cầu trở thành hội viên Hội nhà văn nữa, vì với người viết, vẫn luôn là hành trình đơn độc. Càng một mình thì càng có thời gian để sáng tác hơn.
- Trả lời phỏng vấn của Nhà báo Nguyễn Thanh Bình trên Báo Tinh Hoa Việt ra ngày hôm nay -

Nguyễn Quỳnh Trang

Phụ nữ

Phụ nữ không cả tin những
đièu đàn ông hứa hẹn mà
ghi nhớ chúng.



Monday, May 25, 2015

Việt Nam: Hiện trạng về tự do và dân chủ

Copy bài phỏng vấn trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ (ý nói trong DCSVN chia phe rõ ràng ???)
Hải Ninh: Vâng, đúng là Việt Nam cần phải thay đổi nhiều. Thế nhưng như ông vừa nói trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng người Việt là ngay khi ông đang ở Việt Nam, một nhà hoạt động bị đánh. Sau khi ông về lại Mỹ thì có vài nhà hoạt động nữa bị tấn công và bị tra hỏi và bị cấm xuất cảnh. Theo ông Việt Nam đang gửi đi thông điệp gì và Mỹ có thể làm gì?
Tom Malinowski: Tôi nghĩ họ đang gửi nhiều thông điệp tới chính người dân nước họ, rằng đúng ở VN có nhiều thay đổi nhưng cũng có những chống đối việc đổi thay. Có những người hiểu rằng đất nước họ sẽ hùng mạnh hơn, ổn định hơn, thịnh vượng hơn nếu người dân được tự do, được phép nói lên tiếng nói của mình và sống cuộc đời theo ý họ. Nhưng cũng có những người bị đe doạ bởi viễn cảnh thay đổi. Vì thế chúng ta thấy những căng thẳng và đấu tranh trong đó. Chúng ta thấy họ thả tù nhân nhưng cũng thấy những nhà hoạt động khác bị đe doạ hay bị đánh. Tôi tin rằng khả năng hai nước gần gũi nhau chỉ càng khiến những người muốn cởi mở, muốn tôn trọng luật và nhân quyền trở nên mạnh mẽ hơn và chúng tôi đang cố gắng giúp nhóm này nhiều hơn.

Nguyễn Bá Quỳnh (VNSA)

Những điều tuyệt vời...

Những điều tuyệt vời xảy ra
với những người có đức tin.
những điều tuyệt vời hơn
xảy ra với những người biết
chờ đợi, và những điều tuyệt
vời nhất xảy ra với những người
không bao giờ bỏ cuộc.



Sunday, May 24, 2015

Nghe và nghĩ

Lời trong bài hát  Égi vándor của Omega:

"...

Nem a Földön születtem,

De ez a föld a végzetem.”

Hãy chết cho ra chết!


Trái tim...

Tôi thật tự hào về trái tim của mình.
Đã bao lần nguời ta đùa giỡn với nó,
làm tổn thương, lừa đảo, làm tan vỡ...
thế nhưng bây giờ vẫn hoạt động!






Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12


Giới thiệu

Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ là một sự kiện chính trị quan trọng đối với Việt Nam trong năm 2016. Một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự đại hội sẽ là việc bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như một số vị trí lãnh đạo khác như Bộ Chính trị và Tổng Bí thư ĐCSVN. Bộ máy lãnh đạo mới được giới thiệu tại Đại hội sẽ cung cấp một số chỉ dấu quan trọng về viễn cảnh kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai.

Chính trị Việt Nam, mà đặc biệt cơ chế ra quyết sách nội bộ của ĐCSVN, có đặc điểm là khó có thể quan sát được. Vì thế, việc dự đoán các thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo tại Đại hội Đảng phần lớn chỉ mang tính chất suy luận là chính. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của nó, vấn đề này vẫn xứng đáng nhận được quan tâm sâu sát của giới quan sát tình hình Việt Nam. Dựa trên những thông tin có thể tiếp cận gần đây liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội cũng như các xu hướng trong chính trị Việt Nam, bài viết này đặt mục tiêu cung cấp các phân tích sơ bộ về sự chuyển tiếp lãnh đạo sắp đến tại Việt Nam, mà đặc biệt là các động lực bên trong cũng như kết quả của quá trình đó.

Bài viết được chia thành ba phần. Phần đầu tiên phân tích về việc bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng kế tiếp. Phần thứ hai sẽ thảo luận về các ứng cử viên tiềm năng của Bộ Chính trị. Phần cuối cùng sẽ xem xét yếu tố chính trị quyền lực xoay quanh bốn vị trí chính trị hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là vị trí Tổng Bí thư. Bài viết lập luận rằng sự gia tăng về quyền lực và sức ảnh hưởng của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng sẽ là nhân tố quan trọng nhất định hình các kết quả cuối cùng.

Ban chấp hành Trung ương

Theo Điều lệ ĐCSVN năm 2011 (Điều 9), Ban chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan nắm quyền lãnh đạo tối cao của Đảng trong thời gian giữa hai kỳ đại hội toàn quốc. Cứ mỗi năm năm, các chi bộ Đảng trên toàn quốc sẽ đề cử các đại biểu di dự đại hội Đảng ở các cấp cao hơn. Trong năm 2011, quá trình này dẫn tới việc tổng cộng 1.377 đại biểu được đề cử tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Dựa trên nguyên tắc dân chủ tập trung, các đại biểu tại Đại hội Đảng toàn quốc sẽ đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên bầu ra Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng. Sau đó, BCHTW sẽ bầu ra Bộ Chính trị (BCT), Tổng bí thư (TBT), Ban Bí thư (BBT), Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), và Chủ nhiệm UBKTTW từ số các ủy viên trung ương này (CPV, 2011). Trong vòng sáu tháng sau khi Đại hội Đảng kết thúc, bầu cử Quốc hội sẽ được tiến hành. Quốc hội mới sẽ bỏ phiếu phê chuẩn các vị trí lãnh đạo then chốt trong chính phủ mới, với các ứng cử viên được đề cử từ các thành viên của BCT và BCHTW. Chính vì vậy, cuộc bầu chọn BCHTW sẽ không những định hình hàng ngũ lãnh đạo mới của Đảng mà còn cả chính phủ mới.

Bên cạnh các tiêu chí về chính trị, đạo đức và chuyên môn của các ứng cử viên còn có một số các quy định khác liên quan đến quá trình bầu cử BCHTW.

Thứ nhất, thành phần của BCHTW được dựa trên một hệ thống “hạn ngạch” không chính thức, nhằm đảm bảo tính đại diện cân bằng tương đối giữa các vùng miền địa lý, thành phần, các bộ ngành, các nhóm sắc tộc, độ tuổi và giới tính. Dựa trên hệ thống hạn ngạch này, Ban Tổ chức TW Đảng sẽ đề ra một danh sách các ứng cử viên để BCT phê duyệt. Vào đầu năm 2015, Ban Tổ chức TW tuyên bố đã quy hoạch được 290 cán bộ làm ứng cử viên tiềm năng cho các BCHTW kế tiếp, cùng với 22 cán bộ cấp cao khác được quy hoạch giữ các vị trí trong BCT và BBT các nhiệm kỳ tiếp theo (VnExpress, 2015). Tuy nhiên, hệ thống hạn ngạch này không cố định. Số lượng thành viên BCHTW được bầu chọn từ các nhóm cũng có thể thay đổi ít nhiều qua từng kỳ đại hội, tùy vào số lượng các ứng cử viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng như kết quả bỏ phiếu.

Không những thế, để các ứng cử viên tiềm năng có được các kinh nghiệm cần thiết và có được sự chuẩn bị cho vị trí tương lai, Đảng còn thường xuyên luân chuyển vị trí các ứng cử viên giữa cấp địa phương và trung ương, cũng như giữa các công việc có chức năng chuyên sâu và các vị trí quản lý chung. Chẳng hạn, trong tháng 3/2014, Ban Tổ chức TW Đảng tuyên bố 44 cán bộ ở nhiều cơ quan khác nhau tại trung ương được luân chuyển đến các tỉnh thành, giữ vị trí phó bí thư tỉnh/thành ủy hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân. Sau đợt luân chuyển, 22 người trong số những cán bộ này sẽ được xem xét đề cử làm Ủy viên BCHTW kế tiếp (Vietnam News Agency, 2014). Số còn lại có thể được đề cử làm Ủy viên dự khuyết, hoặc được đề bạt lên các vị trí cao hơn sau Đại hội 12.

Thứ hai, số lượng ứng cử viên phải nhiều hơn số vị trí trong BCHTW từ 10% đến 30%. Quy định này nhằm tạo ra sự cạnh tranh nhất định giữa các ứng cử viên, đồng thời đảm bảo sự kiểm soát của Đảng đối với kết quả bỏ phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các ứng cử viên không được phép công khai vận động tranh cử để được bầu vào BCHTW.

Thứ ba, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, các ứng cử viên lần đầu tiên được đề cử vào BCHTW không được quá 55 tuổi. Các ủy viên đương nhiệm muốn được ứng cử thêm nhiệm kỳ mới cũng không được quá 60 tuổi. Nếu như giới hạn về tuổi tác được áp dụng nghiêm ngặt trong Đại hội 12 sắp tới, sẽ có hơn 80 trong số 154 ủy viên đương nhiệm của BCHTW, không tính thành viên BCT và BBT, sẽ không được tái đề cử.[1]

Vì các ứng cử viên cho BCHTW được lựa ra bởi BCT, quy trình này làm giảm tính minh bạch và dân chủ nội bộ của Đảng. Để bù lại hạn chế này, tại hai kỳ đại hội vừa qua, Đảng đã cho phép các đại biểu tự ứng cử hoặc đề cử các ứng cử viên nằm ngoài danh sách được đưa ra bởi BCT. Như tại Đại hội 10 vào năm 2006, trong số 207 ứng cử viên cho BCHTW mới, có 31 người được đề cử bởi các đại biểu và có 2 đại biểu tự ứng cử (BBC, 2006). Trong khi đó, tại Đại hội 11 năm 2011, trong số 218 ứng cử viên cho vị trí Ủy viên chính thức BCHTW, có 31 người được đề cử bởi các đại biểu và có một người tự ứng cử (Tuổi Trẻ, 2011).

Tuy nhiên, tại Đại hội 12 sắp đến, quyền được đề cử và tự ứng cử vào BCHTW của các đại biểu sẽ bị hủy bỏ. Theo Quyết định 244-QĐ/TW của BCHTW Đảng khóa 11 ban hành ngày 09/06/2014 về quy chế bầu cử trong Đảng, tất cả các ứng cử viên cho BCHTW Đảng phải được thông qua bởi Bộ Chính trị. [2]

Trong bối cảnh đó, một bộ phận danh sách các ứng cử viên cho BCHTW khóa tới có lẽ đã được quyết định bởi BCT. Vì các đại biểu tại Đại hội 12 sẽ không còn có quyền tự ứng cử hoặc đề cử ứng viên cho BCHTW, danh sách ứng cử viên được BCT đề xuất cho BCHTW khóa tới có thể sẽ gồm chỉ khoảng 220 người (với khoảng 190 ứng viên cho chức danh ủy viên chính thức và khoảng 30 ứng viên cho chức danh ủy viên dự khuyết).[3] Trong số các ứng cử viên cho vị trí ủy viên chính thức, có thể sẽ có 75-90 người nằm trong số các ủy viên chính thức đương nhiệm, [4]  20-25 người hiện đang là ủy viên dự khuyết , và 22 cán bộ được luân chuyển về chính quyền địa phương trong năm 2014. Bên cạnh đó, do các thành viên thuộc hoặc liên quan đến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thường chiếm 15% BCHTW nên có thể sẽ có 15-18 đại biểu mới từ hai bộ này được đề cử vào BCHTW khóa tới nhằm thay thế những người sẽ nghỉ hưu. Cuối cùng, một số cán bộ từ các địa phương, bộ ngành và các thành phần khác cũng sẽ được đề cử. Bảng dưới đây tóm tắt các nguồn ứng cử viên tiềm năng cho BCHTW sắp tới:

Bảng 1 – Các nguồn ứng cử viên tiềm năng cho vị trí ủy viên chính thức BCHTW khóa tới

Nguồn                                                                                                                      Số ứng 
                                                                                                                                  cử viên
Ủy viên chính thức của BCHTW đương nhiệm, bao gồm thành viên BCT và BBT    75-90
Ủy viên Dự khuyết của BCHTW đương nhiệm                                                            20-25
Cán bộ luân chuyển vào năm 2014                                                                              22
Ứng cử viên mới từ các lực lượng quân đội và công an                                            15-18
Các ứng cử viên khác                                                                                                  35-62
Tổng số                                                                                                                         190

Nguồn: Ước tính của tác giả

Tuy nhiên, danh sách ứng cử viên thực tế cuối cùng vẫn còn phải trải qua sự cạnh tranh và mặc cả âm thầm nhưng căng thẳng giữa các phe nhóm trong Đảng, đặt biệt là trong BCT, dù bề ngoài việc đưa ra danh sách chỉ có vẻ là một quy trình theo thông lệ và được chuẩn hóa của Ban Tổ chức trung ương Đảng. Với tầm quan trọng của BCHTW trong việc bầu chọn BCT và TBT kế tiếp, sự cạnh tranh gay gắt như vậy là điều dễ hiểu.

Bộ Chính trị

Quá trình bầu BCT cũng tuân theo một số quy định nhất định. Thứ nhất, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, các ứng cử viên lần đầu tiên được bầu vào BCT không được quá 60 tuổi. Các ủy viên đương nhiệm của BCT cũng không được tái ứng cử khi đã quá 65 tuổi. Tuy nhiên, giới hạn về tuổi tác đối với các ứng cử viên BCT được xem xét bổ nhiệm vào bốn vị trí thuộc nhóm tứ trụ (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội) sẽ được tăng lên 67 tuổi. [5] Thứ hai, các ứng cử viên cần có kinh nghiệm ở cả cấp độ trung ương lẫn địa phương, trừ một số cán bộ có chuyên môn đặc biệt như các ứng viên đến từ Bộ Quốc phòng, Công an và Ngoại giao. Thứ ba, dựa vào mẫu hình bầu cử của những kỳ đại hội trước, các ứng cử viên cho BCT phải là Ủy viên Chính thức của BCHTW ít nhất một nhiệm kỳ. Nói cách khác, thành viên BCT sẽ được lựa chọn từ những Ủy viên chính thức tiếp tục giữ ghế trong BCHTW kế tiếp.[6] Cuối cùng, theo một quy định mới được thông qua, bất kỳ Ủy viên BCHTW nào cũng phải có sự ủng hộ của ít nhất 4 ủy viên BCT và 10 ủy viên TW mới đủ điều kiện để ứng cử vào BCT.

Bảng 2 – Thành viên BCT hiện tại

STT         Tên họ đầy đủ              Năm sinh           Nguyên quán          Chức vụ
1              Nguyễn Phú Trọng          1944                 Hà Nội (B)            Tổng Bí thư
2              Nguyễn Sinh Hùng          1946                 Nghệ An (T)         Chủ tịch Quốc hội
3              Ngô Văn Dụ                     1947               Vĩnh Phúc (B)        Chủ nhiệm UB Kiểm
                                                                                                               tra Trung ương
4              Tô Huy Rứa                     1947               Thanh Hóa (T)       Trưởng Ban tổ chức
                                                                                                               Trung ương
5              Lê Hồng Anh                    1949               Kiên Giang (N)      Thường trực Ban
                                                                                                               Bí thư
6              Nguyễn Tấn Dũng            1949                 Cà Mau (N)         Thủ tướng
7              Phạm Quang Nghị           1949                 Nam Định            Bí thư Thành ủy
                                                                                                               Hà Nội
8              Trương Tấn Sang            1949                 Long An (N)        Chủ tịch nước
9              Phùng Quang Thanh        1949                 Hà Nội (B)           Bộ trưởng
                                                                                                               Quốc phòng
10           Lê Thanh Hải                      1950               Tiền Giang (N)     Bí thư Thành ủy
                                                                                                              TP.HCM
11           Đinh Thế Huynh                  1953               Nam Định (B)     Trưởng ban Tuyên
                                                                                                               giáo Trung ương
12           Nguyễn Thiện Nhân            1953               Trà Vinh (N)         Chủ tịch MT
                                                                                                               Tổ Quốc
13           Nguyễn Thị Kim Ngân         1954               Bến Tre (N)         Phó Chủ tịch
                                                                                                                Quốc hội
14           Tòng Thị Phóng                  1954               Sơn La (B)           Phó Chủ tịch
                                                                                                                 Quốc hội
15           Nguyễn Xuân Phúc             1954               Quảng Nam (T)    Phó Thủ tướng
16           Trần Đại Quang                  1956                Ninh Bình (B)       Bộ trưởng Bộ
                                                                                                                  Công an

    Lưu ý: B: Miền Bắc; N: Miền Nam; T: Miền Trung. Tại Việt Nam, nguyên quán của một người chỉ nơi sinh ra của cha, do đó không nhất thiết phải là nơi người đó sinh ra hoặc hiện đang sinh sống.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tại Đại hội 12, bốn thành viên sinh từ năm 1944-1947 (xem bảng 2) sẽ phải từ nhiệm vì vượt quá giới hạn tuổi tác. Trong số sáu thành viên sinh từ năm 1949-1950 (năm sau sẽ bước qua 66-67 tuổi), câu hỏi ai trong số họ sẽ trụ lại và ai sẽ từ nhiệm lại khó giải đáp hơn nhiều. Tuy nhiên, vì Thủ tướng kế nhiệm nhiều khả năng sẽ được lựa chọn từ các Phó Thủ tướng đương nhiệm, tức chỉ còn lại ba vị trí trong nhóm tứ trụ, ít nhất ba người trong số họ sẽ phải từ nhiệm. Đối với sáu thành viên còn lại, sinh từ năm 1953-1956, có thể đa số (nhiều khả năng không phải tất cả) sẽ có cơ hội được tái nhiệm. Nói cách khác, tại kỳ đại hội sắp đến, khoảng 7 đến 11 ủy viên BCT đương nhiệm sẽ nghỉ hưu, và có thể có khoảng chừng ấy ủy viên mới được bầu vào thay thế. [7] Bảng dưới đây sẽ xác định một số ứng cử viên tiềm năng có thể trở thành tân ủy viên BCT kế tiếp:

Bảng 3 – Ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Ủy viên BCT kế nhiệm

STT     Họ tên                     Năm sinh          Nguyên quán                     Chức vụ
1          Đỗ Bá Tỵ                  1954                Hà Nội (B)              Tổng tham mưu trưởng
                                                                                                     QĐND Việt  Nam,
                                                                                                     Thứ trưởng Bộ Quốc
                                                                                                      phòng            
2          Ngô Xuân Lịch          1954                Hà Nam (B)           Chủ nhiệm Tổng cục
                                                                                                    Chính trị
                                                                                                    QĐND Việt Nam
3         Trịnh Đình Dũng         1956                Vĩnh Phúc (B)        Bộ trưởng Bộ Xây dựng
4         Cao Đức Phát            1956                Nam Định (B)        Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
                                                                                                     và Phát triển Nông thôn
5         Vương Đình Huệ        1957                 Nghệ An (T)          Trưởng ban Kinh tế
                                                                                                     Trung ương
6         Tô Lâm                       1957                Hưng Yên (B)        Thứ trưởng Bộ Công an
7         Nguyễn Văn Nên         1957                Tây Ninh (N)          Chủ nhiệm Văn Phòng
                                                                                                      Chính phủ
8         Ngô Thị Doãn Thanh   1957                 Hà Nội (B)            Phó Trưởng Ban Dân vận
                                                                                                     Trung ương
9         Nguyễn Hòa Bình         1958             Quãng Ngãi  (T)       Viện trưởng Viện KSND
                                                                                                      Tối cao
10       Phạm Minh Chính        1958               Thanh Hóa (B)        Phó Trưởng ban Tổ chức
                                                                                                      Trung ương
11       Hoàng Trung Hải          1959                Thái Bình (B)          Phó Thủ tướng
12       Phạm Bình Minh          1959                 Nam Định (B)        Phó Thủ tướng, Bộ
                                                                                                       trưởng Bộ Ngoại giao
13       Đinh La Thăng             1960                 Nam Định (B)        Bộ trưởng Bộ Giao
                                                                                                       thông Vận tải
14       Nguyễn Thành Phong  1962                  Bến Tre (N)           Phó Bí thư Thành ủy
                                                                                                       TP.HCM
15       Vũ Đức Đam                1963               Hải Dương (B)        Phó Thủ tướng
16       Võ Văn Thưởng             1970              Vĩnh Long (N)          Phó Bí thư Thường trực
                                                                                                       Thành ủy TP.HCM

Nguồn: Tổng hợp của tác giả. Một phần danh sách dựa trên thảo luận với một số nguồn tin.

Danh sách này dựa trên phân tích tổng hợp một số yếu tố, bao gồm thâm niên và năng lực của các ứng cử viên; kinh nghiệm và xu hướng thăng tiến; các mối liên hệ chính trị; và các vị trí bổ nhiệm khả thi trong trường hợp những người này đắc cử. Tuy nhiên, đây không phải là bản danh sách đầy đủ hay cuối cùng mà chỉ mang tính chất tham khảo. Danh sách cuối cùng có lẽ vẫn còn đang được bàn thảo và đàm phán giữa các thành viên BCT. Tuy nhiên, sự mặc cả cũng như danh sách cuối cùng sẽ thể hiện cán cân quyền lực trong nội bộ BCT, đặc biệt là giữa các vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng. Liên quan đến vấn đề này, sự gia tăng quyền lực của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một nhân tố then chốt để làm sáng tỏ không chỉ các ứng cử viên cho BCT kế tiếp mà còn cả sự chuyển tiếp quyền lực tại Việt Nam sắp đến. Các ứng cử viên có mối quan hệ tốt hơn với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều khả năng có cơ hội cao hơn được vào BCT. Điều này là nhờ vào sức ảnh hưởng ngày càng lớn của ông Dũng đối với BCHTW, những “đại cử tri” sẽ bỏ phiếu bầu BCT và TBT kế tiếp.

Sự gia tăng ảnh hưởng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối với BCHTW và cuộc chuyển tiếp quyền lực sắp đến

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lẽ là chính trị gia quyền lực nhất tại Việt Nam trong suốt 30 năm qua, kể từ khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Được bầu làm Ủy viên Dự khuyết BCHTW khóa 6 năm 1986 khi mới 37 tuổi, ông Dũng đã nhanh chóng thăng tiến, trở thành Ủy viên chính thức vào năm 1991, Ủy viên BCT vào năm 1996, Phó thủ tướng vào năm 1997 và trở thành Thủ tướng vào năm 2006. Mặc dù đã nắm giữ vị trí lãnh đạo chính phủ trong hai nhiệm kỳ, và năm sau sẽ bước sang tuổi 67, nhưng nhờ có sức ảnh hưởng lớn đối với BCHTW hiện tại và nhiều khả năng là cả tương lai, ông Dũng có thể sẽ tiếp tục là một trong những chính trị gia quyền lực nhất của Việt Nam trong ít nhất là năm năm nữa.[8]

Sức ảnh hưởng của ông Dũng đối với BCHTW đương nhiệm bắt đầu thể hiện rõ nhất vào tháng 10/2012 khi BCHTW quyết định lật ngược quyết định của BCT yêu cầu kỷ luật ông Dũng vì những sai lầm trong quản lý kinh tế. Vào tháng 5/2013, mặc dù TBT Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ vị trí Ủy viên BCT của ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ, vốn là các đối thủ chính trị hoặc không phải đồng minh của ông Dũng, BCHTW thay vào đó lại quyết định bầu cho ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Cả ông Nhân và bà Ngân đều là người miền Nam, và được xem là có quan hệ tốt với ông Dũng. Gần dây, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chưa từng có trước nay đối với 20 quan chức cấp cao nhất của Đảng được thực hiện bởi BCHTW trong tháng 1/2015, ông Dũng đã có kết quả vượt trội so với những người còn lại, giành được số phiếu tín nhiệm cao nhất mặc dù tình hình kinh tế đất nước hiện vẫn còn nhiều bất cập.

Có bốn lý do chính giải thích cho sự gia tăng ảnh hưởng của ông Dũng đối với BCHTW. Thứ nhất, BCHTW phần đông bao gồm các quan chức thuộc chính phủ và các quan chức lãnh đạo cấp tỉnh thành, những người mà quyết định bổ nhiệm của họ đều được đưa ra hoặc chịu nhiều tác động bởi ông Dũng. Thứ hai, việc ông Dũng có vai trò quan trọng trong phân bổ ngân sách nhà nước đến các chính quyền địa phương cũng như mối quan hệ tốt giữa ông và giới doanh nghiệp (thường có quan hệ chặt chẽ với lãnh đạo các tỉnh thành) cũng mang lại cho ông Dũng một mức độ trung thành chính trị nhất định. Thứ ba, ảnh hưởng của ông Dũng đối với Bộ Quốc phòng, và đặc biệt là Bộ Công an (nơi ông từng giữ chức Thứ trưởng), cũng tạo nên ưu thế lớn cho ông. Các đại diện thuộc hoặc liên quan đến hai Bộ này thường chiếm đến 15% số ủy viên BCHTW. Cuối cùng, là thành viên có thâm niên lâu nhất của BCT, từng đảm nhiệm nhiều vị trí có sức ảnh hưởng lớn, ông Dũng có thể đã xây dựng được một mạng lưới các mối quan hệ cho phép ông huy động sự ủng hộ chính trị từ các cán bộ cấp cao của Đảng, đặc biệt là trong BCHTW.

Chính vì thế, nếu như ông Dũng có thể tận dụng được nguồn vốn chính trị hiện nay của mình để đưa các đồng minh và người được ông bảo trợ vào BCHTW khóa mới, có khả năng rất cao ông Dũng sẽ được bầu làm TBT mới. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ông Dũng có khả năng ảnh hưởng lớn đến mức nào đối với việc bầu cử BCHTW sắp tới. Câu hỏi này trở nên đặc biệt phù hợp sau khi BCHTW ban hành Quyết định 244 vào tháng 6/2014 ngăn không cho các đại biểu đề cử ứng cử viên mới hoặc tự ứng cử vào BCHTW.

Có một số lý do có thể lý giải cho sự ra đời của Quyết định 244.

Thứ nhất, các đối thủ chính trị của ông Dũng trong BCT có thể muốn sử dụng Quyết định này để ngăn cản ông và những người ủng hộ đề cử những đồng minh và thân tín của ông Dũng. Như vào năm 2011, con trai cả của ông Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, dù nằm ngoài danh sách ứng viên dự kiến nhưng lại được đề cử bởi các đại biểu tại đại hội, đã được bầu làm Ủy viên dự khuyết BCHTW. Nếu nguyên nhân này là đúng, thì mặc dù có sức ảnh hưởng rất lớn nhưng ông Dũng cũng không thể một mình kiểm soát toàn bộ BCHTW mà buộc phải thỏa hiệp với các phe nhóm khác trong Đảng.

Thứ hai, mặc dù quyền được đề cử và tự ứng cử của các đại biểu thể hiện một mức độ dân chủ nhất định trong Đảng, nhưng điều này lại có thể làm giảm đi tính hiệu quả của việc quy hoạch nhân sự của Đảng. Những người không được BCT ủng hộ có thể được bầu vào BCHTW, hoặc ngược lại. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, cũng như sức ép đòi hỏi một bộ máy hành chính hiệu quả hơn ngày càng tăng, Đảng có thể đã đặt yếu tố hiệu quả làm ưu tiên cao hơn tính dân chủ nội Đảng, với hy vọng rằng quy định mới này có thể cho phép Đảng xây dựng một BCHTW mới phù hợp nhất với chương trình cải cách của Đảng trong năm năm kế tiếp.

Cuối cùng, có một khả năng khác là chính ông Dũng và những người ủng hộ ông trong BCHTW đã dùng Quyết định 244 để chốt lợi thế cho phe ông Dũng. Theo đó, khoảng thời gian ban hành Quyết định cũng đưa ra nhiều dấu hiệu giải đáp. Chẳng hạn, trong tháng 3/2014, ba tháng trước khi Quyết định 244 được ban hành, Ban Tổ chức TW Đảng đã công bố một danh sách 44 cán bộ trung ương, bao gồm cả con trai cả của ông Dũng là ông Nguyễn Thanh Nghị, luân chuyển đến các chính quyền cấp tỉnh thành. Trong số đó, 22 người được xác định là ứng cử viên cho BCHTW sắp tới (Vietnam News Agency, 2014). [9] Nói cách khác, ít nhất một phần danh sách các ứng cử viên cho BCHTW khóa tới đã được định hình từ trước khi Quyết định 244 được ban hành. Nếu vậy, tác động tiêu cực của Quyết định 244 đối với ảnh hưởng của ông Dũng lên BCHTW khóa tới, nếu có, cũng sẽ là rất thấp.

Tóm lại, với quyền lực và sức ảnh hưởng rất lớn đối với BCHTW, có khả năng rất cao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành ứng cử viên nặng ký nhất cho vị trí TBT tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 sắp tới.

Nếu kịch bản này được hiện thực hóa, Việt Nam có thể sẽ có một bộ máy lãnh đạo mạnh hơn và đoàn kết hơn, do Thủ tướng kế nhiệm, vì các lý do mang tính truyền thống lẫn thực tiễn,[10] sẽ được chọn ra từ năm phó thủ tướng đương nhiệm của ông Dũng. Trong số đó, ông Nguyễn Xuân Phúc có vẻ là người nắm lợi thế lớn nhất. Khác với bốn người còn lại, ông Phúc đã là ủy viên BCT. Không những thế, Đảng có truyền thống phân bổ bốn vị trí lãnh đạo cao nhất một cách cân bằng giữa ba miền. Với xuất thân từ Quảng Nam, ông Phúc có thể nắm lợi thế cao hơn những người đồng cấp, do ba vị trí còn lại trong nhóm tứ trụ có thể sẽ được trao cho các ủy viên BCT đến từ miền Bắc hoặc miền Nam.[11]

Tuy nhiên, sự thăng tiến của ông Phúc cũng có thể bị thách thức bởi những người đồng cấp của ông.[12] Trong số đó có phó thủ tướng Vũ Đức Đam, người được xem là một “ngôi sao đang lên” trong chính trường Việt Nam (Center for Strategic and International Studies, 2014). Là một nhà kỹ trị trẻ tuổi, giàu năng lực và được đào tạo từ phương Tây, đã kinh qua nhiều vị trí cả ở cấp địa phương lẫn trung ương, ông Vũ Đức Đam sẽ rất phù hợp với công việc Thủ tướng, đặc biệt nếu Đảng mong muốn xây dựng một chính phủ hoạt động hiệu quả hơn và hướng tới cải cách hơn. Năm sau mới 53 tuổi, ông Đam cũng có thể đảm nhiệm được cương vị đủ hai nhiệm kỳ. Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất của ông Đam là ông chưa phải là ủy viên BCT. Vì thế, mặc dù có năng lực tốt, ông Đam sẽ không có mấy cơ hội trở thành Thủ tướng trừ phi ông được bầu vào BCT mới[13] và được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cử đích danh làm người kế nhiệm.

Triển vọng trở thành tân TBT ĐCSVN của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có tác động tới hai vị trí lãnh đạo quan trọng khác là Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội. Danh sách các ứng cử viên cho hai vị trí này khó xác định hơn nhiều, do ứng cử viên thắng cử thường có xuất thân đa dạng. Hai vị trí này, chủ yếu mang tính hình thức và thường được trao cho các ủy viên BCT không thành công trong cuộc đua đến vị trị TBT, nhiều khả năng sẽ được định đoạt sau khi ứng cử viên cho vị trí TBT đã được xác nhận.

Trong trường hợp ông Dũng trở thành tân TBT và tập hợp được đủ sự ủng hộ, có khả năng ông sẽ cố gắng nhất thể hóa hai chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Tuy nhiên, động thái này chắc chắn sẽ vấp phải sự thách thức từ các đối thủ chính trị của ông. Họ sẽ đòi hỏi ông Dũng phải nhượng bộ chức Chủ tịch nước nếu muốn trở thành TBT. Trong trường hợp này, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh có thể nổi lên là ứng cử viên nặng ký nhất cho chức vụ Chủ tịch nước.

Đối với vị trí Chủ tịch Quốc hội, ứng cử viên sáng giá nhất có thể sẽ là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, hiện là ủy viên BCT và phó Chủ tịch Quốc hội. Các ứng cử viên triển vọng khác có thể là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nếu vì lý do nào đó ông Phúc không được chọn làm Thủ tướng) và Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Kết luận

Được tổ chức tại một thời điểm quan trọng trên con đường phát triển đất nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 năm sau sẽ mở ra nhiều hàm ý quan trọng đối với con đường tương lai của Việt Nam. Đại hội sẽ nhìn lại toàn bộ quá trình 30 năm Đổi Mới và đưa ra những định hướng chính sách cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế bị suy yếu kể từ năm 2008. Tuy nhiên, việc Việt Nam liệu có vượt qua được những thách thức kinh tế – xã hội hiện nay và bước vào một giai đoạn phát triển mạnh mẽ mới hay không còn phụ thuộc vào những cải cách thể chế và chính sách có thể được đưa ra bởi đại hội Đảng và đặc biệt là bởi hàng ngũ lãnh đạo mới. Do đó, quá trình chuyển tiếp lãnh đạo tại Đại hội 12 có lẽ sẽ là sự chuyển tiếp quan trọng nhất đối với Việt Nam trong suốt 30 năm qua.

Đến nay, công tác chuẩn bị của Đảng cho quá trình chuyển tiếp lãnh đạo năm sau vẫn còn chưa có nhiều thông tin, ngoại trừ một số tuyên bố không mấy thường xuyên từ Ban Tổ chức Trung ương. Tuy nhiên, các bản thông báo này, cộng với các xu hướng và tiến triển có thể quan sát được trên chính trường Việt Nam, cho thấy Đảng đang rất coi trọng quá trình chuyển tiếp lãnh đạo năm sau. Đã có các quy định mới cho việc bầu cử trong Đảng được đưa ra, với mục đích tập trung hóa sự định hình BCHTW kế nhiệm. Đảng cũng đã tích cực đào tạo và chuẩn bị cho các cán bộ được chọn lọc để họ có thể đảm nhiệm vị trí trong BCHTW tương lai. Tuy nhiên, quá trình hoạch định những vị trí cấp cao, bao gồm cả bốn vị trí lãnh đạo cao nhất lẫn BCT, vẫn chưa được định đoạt. Cuộc mặc cả giữa các phe nhóm chính trị khác nhau dường như vẫn đang tiếp diễn và chắc chắn sẽ làm chậm quá trình này.

Một nhân tố then chốt có thể sẽ quyết định kết quả của cuộc chuyển tiếp lãnh đạo sắp tới chính là quyền lực và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đặc biệt, việc ông Dũng có thể tận dụng được ảnh hưởng lớn của mình đối với BCHTW hiện tại để định hình BCHTW và BCT mới theo hướng có lợi cho mình hay không sẽ trực tiếp quyết định tương lai chính trị của ông. Nếu câu trả lời là có, thì một khả năng rất lớn là ông Dũng sẽ được bầu làm TBT kế tiếp của ĐCSVN. Theo viễn cảnh này, Việt Nam sẽ có một dàn lãnh đạo mạnh hơn và đoàn kết hơn, do Thủ tướng kế nhiệm có thể sẽ được chọn từ một trong số các thân tín của ông Dũng. Sự lãnh đạo này có thể sẽ có lợi cho Việt Nam do đất nước cần có một dàn lãnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả để theo đuổi các cải cách kinh tế và đối ngoại táo bạo hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo mạnh hơn cũng có thể kiềm hãm những cải cách chính trị thật sự ý nghĩa cũng như công cuộc chống tham nhũng. Ngoài ra, nếu ông Dũng có thể tập hợp đủ sự ủng hộ để duy trì quyền lực và xây dựng một hàng ngũ lãnh đạo nằm dưới sự điều khiển của mình, ông sẽ buộc phải đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và một bộ máy hành chính hiệu quả và có trách nhiệm giải trình cao hơn, để biện minh cho việc ông tiếp tục nắm giữ quyền lực.

Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị của ĐCSVN cho sự chuyển tiếp lãnh đạo sắp tới vẫn còn dang dở. Những đua tranh và mặc cả về quyền lực sẽ tiếp tục gay gắt, ít nhất là đến trước thềm đại hội. Hiện nay cục diện trận đấu có vẻ như đang có lợi cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng tỉ số chung cuộc còn lâu mới được quyết định. Chính vì thế, giới quan sát về tình hình Việt Nam cần phải liên tục dõi theo các diễn biến mới nhất trên con đường dẫn đến Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của ĐCSVN.

Lê Hồng Hiệp (Biên dịch: Trung Nhân)

Lê Hồng Hiệp là Nghiên cứu viên Khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

————-

Tham khảo  

BBC. (2006, 24 Apr). Công bố danh sách BCH TƯ khóa X [List of members of the 10th Central Committee announced]  Retrieved 24 Apr, 2015, from http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/04/060424_central_committee.shtml

Center for Strategic and International Studies. (2014, 10 Jan). The Leaderboard: Vu Duc Dam  Retrieved 4 May, 2015, from http://cogitasia.com/the-leaderboard-vu-duc-dam/

CPV. (2011, 19 Jan). Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam [Constitution of the Communist Party of Vietnam]  Retrieved 27 Apr, 2015, from http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=443473

Hiep, L. H. (2015, 5 Mar). Power shifts in Vietnam’s political system. East Asia Forum  Retrieved 2 May, 2015, from http://www.eastasiaforum.org/2015/03/05/power-shifts-in-vietnams-political-system/

Tuoi Tre. (2011, 18 Jan). Hôm nay bầu Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư [General Secretary, Poliburo and Secreatariat to  be elected today]  Retrieved 24 Apr, 2015, from http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20110118/hom-nay-bau-tong-bi-thu-bo-chinh-tri-ban-bi-thu/421017.html

Vietnam News Agency. (2014, 6 Mar). Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định luân chuyển 44 cán bộ [Politburo, Secretariat decide to rotate 44 cadres]  Retrieved 3 May, 2015, from http://www.vietnamplus.vn/bo-chinh-tri-ban-bi-thu-quyet-dinh-luan-chuyen-44-can-bo/247244.vnp

VnExpress. (2014, 21 Mar). Danh tính và chức vụ của 44 cán bộ luân chuyển [Name and position of 44 rotated officials]  Retrieved 3 May, 2015, from http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-bo-44-can-bo-trung-uong-luan-chuyen-2967137-p2.html

VnExpress. (2015, 28 Jan). 22 cán bộ vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban bí thư [22 cadres planned for Politburo and Secretariat positions]  Retrieved 27 Apr, 2015, from http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/22-can-bo-vao-quy-hoach-bo-chinh-tri-ban-bi-thu-3139967.html

———————-

[1] Có 175 ủy viên chính thức trong BCHTW hiện nay, nhưng 21 người trong số đó cũng đồng thời là thành viên BCT hoặc BBT, với quy định về giới hạn tuổi tác khác với của BCHTW. Vấn đề này sẽ được thảo luận trong phần kế tiếp.

[2] Toàn văn Quyết định có thể xem tại http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-244-QD-TW-2014-Quy-che-bau-cu-trong-Dang-vb241280.aspx

[3] Điều này được dựa trên giả định rằng số ủy viên chính thức và dự khuyết sẽ không thay đổi (175 chính thức và 25 dự khuyết).

[4] Một số trong số 17 ủy viên BCHTW đương nhiệm sinh năm 1956 cũng có thể là ứng cử viên.

[5] Vào năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng đã được bầu làm TBT khi sắp bước sang tuổi 67.

[6] Bao gồm một số Ủy viên BCT đương nhiệm.

[7] Điều này dựa trên giả định rằng BCT mới sẽ bao gồm 17 thành viên.

[8] Phân tích của phần này được mở rộng và cập nhật từ bài viết trước đó của tác giả (2015).

[9] Do khoảng một nửa các Ủy viên BCHTW hiện tại sẽ được tái đề cử, nhóm này sẽ chiếm xấp xỉ một phần tư các ủy viên mới trong đại hội tới.

[10] Suốt 30 năm qua, tất cả các Thủ tướng Việt Nam đều có ít nhất một nhiệm kỳ làm Phó Thủ tướng.

[11] Theo truyền thống, ĐCSVN cố gắng duy trì một sự đại diện cân bằng giữa ba miền trong bốn vị trí lãnh đạo cao nhất nước. Tuy nhiên, sự cân bằng này chỉ mang tính chất tương đối, do có đến bốn vị trí lãnh đạo nhưng chỉ có ba miền.

[12] Tuy nhiên, cơ hội của các Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phạm Bình Minh và Vũ Văn Ninh là thấp, hoặc vì thiếu kinh nghiệm quản lý ở cấp địa phương, hoặc lĩnh vực phụ trách hẹp, hoặc có hạn chế về tuổi tác.

[13] Theo truyền thống, các ứng cử viên cho nhóm tứ trụ phải đã có ít nhất một nhiệm kỳ làm Ủy viên BCT. Nếu áp dụng quy định này, triển vọng trở thành tân Thủ tướng của ông Đam sẽ càng thấp hơn nữa, trừ phi có lý do để biến ông thành một trường hợp ngoại lệ.
Giới thiệu
Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ là một sự kiện chính trị quan trọng đối với Việt Nam trong năm 2016. Một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự đại hội sẽ là việc bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như một số vị trí lãnh đạo khác như Bộ Chính trị và Tổng Bí thư ĐCSVN. Bộ máy lãnh đạo mới được giới thiệu tại Đại hội sẽ cung cấp một số chỉ dấu quan trọng về viễn cảnh kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai.
Chính trị Việt Nam, mà đặc biệt cơ chế ra quyết sách nội bộ của ĐCSVN, có đặc điểm là khó có thể quan sát được. Vì thế, việc dự đoán các thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo tại Đại hội Đảng phần lớn chỉ mang tính chất suy luận là chính. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của nó, vấn đề này vẫn xứng đáng nhận được quan tâm sâu sát của giới quan sát tình hình Việt Nam. Dựa trên những thông tin có thể tiếp cận gần đây liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội cũng như các xu hướng trong chính trị Việt Nam, bài viết này đặt mục tiêu cung cấp các phân tích sơ bộ về sự chuyển tiếp lãnh đạo sắp đến tại Việt Nam, mà đặc biệt là các động lực bên trong cũng như kết quả của quá trình đó.
Bài viết được chia thành ba phần. Phần đầu tiên phân tích về việc bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng kế tiếp. Phần thứ hai sẽ thảo luận về các ứng cử viên tiềm năng của Bộ Chính trị. Phần cuối cùng sẽ xem xét yếu tố chính trị quyền lực xoay quanh bốn vị trí chính trị hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là vị trí Tổng Bí thư. Bài viết lập luận rằng sự gia tăng về quyền lực và sức ảnh hưởng của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng sẽ là nhân tố quan trọng nhất định hình các kết quả cuối cùng.
Ban chấp hành Trung ương
Theo Điều lệ ĐCSVN năm 2011 (Điều 9), Ban chấp hành Trung ương Đảng là cơ quan nắm quyền lãnh đạo tối cao của Đảng trong thời gian giữa hai kỳ đại hội toàn quốc. Cứ mỗi năm năm, các chi bộ Đảng trên toàn quốc sẽ đề cử các đại biểu di dự đại hội Đảng ở các cấp cao hơn. Trong năm 2011, quá trình này dẫn tới việc tổng cộng 1.377 đại biểu được đề cử tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11. Dựa trên nguyên tắc dân chủ tập trung, các đại biểu tại Đại hội Đảng toàn quốc sẽ đại diện cho hơn 3,6 triệu đảng viên bầu ra Ban chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng. Sau đó, BCHTW sẽ bầu ra Bộ Chính trị (BCT), Tổng bí thư (TBT), Ban Bí thư (BBT), Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTW), và Chủ nhiệm UBKTTW từ số các ủy viên trung ương này (CPV, 2011). Trong vòng sáu tháng sau khi Đại hội Đảng kết thúc, bầu cử Quốc hội sẽ được tiến hành. Quốc hội mới sẽ bỏ phiếu phê chuẩn các vị trí lãnh đạo then chốt trong chính phủ mới, với các ứng cử viên được đề cử từ các thành viên của BCT và BCHTW. Chính vì vậy, cuộc bầu chọn BCHTW sẽ không những định hình hàng ngũ lãnh đạo mới của Đảng mà còn cả chính phủ mới.
Bên cạnh các tiêu chí về chính trị, đạo đức và chuyên môn của các ứng cử viên còn có một số các quy định khác liên quan đến quá trình bầu cử BCHTW.
Thứ nhất, thành phần của BCHTW được dựa trên một hệ thống “hạn ngạch” không chính thức, nhằm đảm bảo tính đại diện cân bằng tương đối giữa các vùng miền địa lý, thành phần, các bộ ngành, các nhóm sắc tộc, độ tuổi và giới tính. Dựa trên hệ thống hạn ngạch này, Ban Tổ chức TW Đảng sẽ đề ra một danh sách các ứng cử viên để BCT phê duyệt. Vào đầu năm 2015, Ban Tổ chức TW tuyên bố đã quy hoạch được 290 cán bộ làm ứng cử viên tiềm năng cho các BCHTW kế tiếp, cùng với 22 cán bộ cấp cao khác được quy hoạch giữ các vị trí trong BCT và BBT các nhiệm kỳ tiếp theo (VnExpress, 2015). Tuy nhiên, hệ thống hạn ngạch này không cố định. Số lượng thành viên BCHTW được bầu chọn từ các nhóm cũng có thể thay đổi ít nhiều qua từng kỳ đại hội, tùy vào số lượng các ứng cử viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng như kết quả bỏ phiếu.
Không những thế, để các ứng cử viên tiềm năng có được các kinh nghiệm cần thiết và có được sự chuẩn bị cho vị trí tương lai, Đảng còn thường xuyên luân chuyển vị trí các ứng cử viên giữa cấp địa phương và trung ương, cũng như giữa các công việc có chức năng chuyên sâu và các vị trí quản lý chung. Chẳng hạn, trong tháng 3/2014, Ban Tổ chức TW Đảng tuyên bố 44 cán bộ ở nhiều cơ quan khác nhau tại trung ương được luân chuyển đến các tỉnh thành, giữ vị trí phó bí thư tỉnh/thành ủy hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân. Sau đợt luân chuyển, 22 người trong số những cán bộ này sẽ được xem xét đề cử làm Ủy viên BCHTW kế tiếp (Vietnam News Agency, 2014). Số còn lại có thể được đề cử làm Ủy viên dự khuyết, hoặc được đề bạt lên các vị trí cao hơn sau Đại hội 12.
Thứ hai, số lượng ứng cử viên phải nhiều hơn số vị trí trong BCHTW từ 10% đến 30%. Quy định này nhằm tạo ra sự cạnh tranh nhất định giữa các ứng cử viên, đồng thời đảm bảo sự kiểm soát của Đảng đối với kết quả bỏ phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các ứng cử viên không được phép công khai vận động tranh cử để được bầu vào BCHTW.
Thứ ba, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, các ứng cử viên lần đầu tiên được đề cử vào BCHTW không được quá 55 tuổi. Các ủy viên đương nhiệm muốn được ứng cử thêm nhiệm kỳ mới cũng không được quá 60 tuổi. Nếu như giới hạn về tuổi tác được áp dụng nghiêm ngặt trong Đại hội 12 sắp tới, sẽ có hơn 80 trong số 154 ủy viên đương nhiệm của BCHTW, không tính thành viên BCT và BBT, sẽ không được tái đề cử.[1]
Vì các ứng cử viên cho BCHTW được lựa ra bởi BCT, quy trình này làm giảm tính minh bạch và dân chủ nội bộ của Đảng. Để bù lại hạn chế này, tại hai kỳ đại hội vừa qua, Đảng đã cho phép các đại biểu tự ứng cử hoặc đề cử các ứng cử viên nằm ngoài danh sách được đưa ra bởi BCT. Như tại Đại hội 10 vào năm 2006, trong số 207 ứng cử viên cho BCHTW mới, có 31 người được đề cử bởi các đại biểu và có 2 đại biểu tự ứng cử (BBC, 2006). Trong khi đó, tại Đại hội 11 năm 2011, trong số 218 ứng cử viên cho vị trí Ủy viên chính thức BCHTW, có 31 người được đề cử bởi các đại biểu và có một người tự ứng cử (Tuổi Trẻ, 2011).
Tuy nhiên, tại Đại hội 12 sắp đến, quyền được đề cử và tự ứng cử vào BCHTW của các đại biểu sẽ bị hủy bỏ. Theo Quyết định 244-QĐ/TW của BCHTW Đảng khóa 11 ban hành ngày 09/06/2014 về quy chế bầu cử trong Đảng, tất cả các ứng cử viên cho BCHTW Đảng phải được thông qua bởi Bộ Chính trị. [2]
Trong bối cảnh đó, một bộ phận danh sách các ứng cử viên cho BCHTW khóa tới có lẽ đã được quyết định bởi BCT. Vì các đại biểu tại Đại hội 12 sẽ không còn có quyền tự ứng cử hoặc đề cử ứng viên cho BCHTW, danh sách ứng cử viên được BCT đề xuất cho BCHTW khóa tới có thể sẽ gồm chỉ khoảng 220 người (với khoảng 190 ứng viên cho chức danh ủy viên chính thức và khoảng 30 ứng viên cho chức danh ủy viên dự khuyết).[3] Trong số các ứng cử viên cho vị trí ủy viên chính thức, có thể sẽ có 75-90 người nằm trong số các ủy viên chính thức đương nhiệm, [4]  20-25 người hiện đang là ủy viên dự khuyết , và 22 cán bộ được luân chuyển về chính quyền địa phương trong năm 2014. Bên cạnh đó, do các thành viên thuộc hoặc liên quan đến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thường chiếm 15% BCHTW nên có thể sẽ có 15-18 đại biểu mới từ hai bộ này được đề cử vào BCHTW khóa tới nhằm thay thế những người sẽ nghỉ hưu. Cuối cùng, một số cán bộ từ các địa phương, bộ ngành và các thành phần khác cũng sẽ được đề cử. Bảng dưới đây tóm tắt các nguồn ứng cử viên tiềm năng cho BCHTW sắp tới:
- See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/05/18/phan-tich-so-bo-tinh-hinh-nhan-su-dai-hoi-12/#sthash.sOmUwEiN.dpuf