Tuesday, June 30, 2020

Cần có nghiên cứu nghiêm túc về trường chuyên

TS Trần Nam Dũng nhận định đa số trường chuyên đang phát triển mà không có triết lý và định hướng, chỉ đối phó thụ động với các mục tiêu cấp trên đặt ra.

Theo TS Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), điểm đặc biệt ở trường chuyên là sự tự do trong dạy và học.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đa số trường chuyên đang phát triển mà không có triết lý và định hướng, chỉ đối phó thụ động với các mục tiêu mà cấp trên đặt ra.

Tự do nhưng không "thả cửa"

- Gắn bó với Phổ thông năng khiếu đã nhiều năm nay, ông nhận thấy đâu là điểm đặc biệt, nét riêng của trường?

- Nếu chỉ dùng một từ để mô tả điểm đặc biệt của Phổ thông Năng khiếu, tôi sẽ dùng từ tự do.

Các thầy cô có thể thoải mái triển khai các cách tiếp cận dạy học của mình, vẫn tuân thủ chương trình nhưng không bị bó buộc, khắt khe.

Học sinh cũng khá tự do trong các lựa chọn của mình. Ý kiến cá nhân được tôn trọng. Trường không có những nội quy, quy định dài dòng, chi tiết.

Một câu nói nổi tiếng được truyền miệng qua rất nhiều các thế hệ học sinh là “Ở Năng khiếu không có nội quy - nội quy ở Năng khiếu là lòng tự trọng”.

Sự thành đạt của cựu học sinh là niềm tự hào lớn lao, cũng là động lực to lớn của các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trường Phổ thông Năng khiếu.

Chúng tôi có cựu học sinh làm việc và sinh sống ở khắp thế giới, trong khắp các lĩnh vực. Nói một số liệu nhỏ, chỉ riêng ngành Toán, chúng tôi có đến hơn 30 giáo sư.

Trường tự hào về cựu học sinh còn cựu học sinh, phụ huynh, giáo viên cán bộ nhân viên cũng tự hào về trường. Có thể nói không có áo đồng phục nào được yêu thích hơn áo đồng phục thể dục của trường Phổ thông Năng khiếu.

- Trong suy nghĩ của nhiều người, học sinh trường chuyên, năng khiếu thường học lệch, chỉ giỏi môn chuyên. Những môn khác, thầy cô “thả cửa” để cuối năm có điểm tổng kết cao. Điều này có đúng với Phổ thông Năng khiếu?

- Trường Phổ thông Năng khiếu không có khái niệm chính-phụ. Môn học nào cũng được đối xử như nhau.

Tất nhiên, việc thầy cô ưu ái, nương tay và ra những yêu cầu vừa sức học sinh là phổ biến, nhưng không có chuyện “thả cửa”. Giáo viên không bắt ép học sinh học nhiều, chú trọng thái độ và phương pháp.

Nếu không có triết lý, nên bỏ trường chuyên

- Theo ông, Phổ thông Năng khiếu có những điểm gì ưu việt hơn những trường khác? Và hạn chế hẳn cũng không ít?

- Ưu điểm lớn nhất chính là tinh thần tự do học thuật. Các thầy cô thỉnh giảng đến từ các trường đại học đã đem đến cho học sinh một phong cách dạy và học rất … đại học, khi mà sự chủ động của học sinh đóng vai trò quan trọng.

Ngay cả các thầy cô cơ hữu, do không quá bị bó buộc bởi chương trình, cũng thỏa sức sáng tạo.

Học sinh Phổ thông Năng khiếu được tự do chọn lựa con đường của mình. Học sinh chuyên Văn có thể dự thi học sinh giỏi Toán và ngược lại.

Học sinh cũng không bị ép phải học đội tuyển để lấy thành tích cho trường. Nhiều em học sinh đoạt giải cao ở năm 11, sang năm 12 muốn tập trung cho mục tiêu khác nên không thi nữa. Nhà trường không có ý kiến.

Tất nhiên cũng có nhiều vấn đề. Vấn đề kỷ luật từ cả phía giáo viên lẫn học sinh đều chưa thật tốt.

Một số giáo viên bỏ giờ quá nhiều, có giáo viên dạy không đủ chương trình, việc đi trễ cũng thường xuyên xảy ra.

Tương tự đối với học sinh. Với nhiều phụ huynh vốn quen với các trường THCS có quy củ, điều này khá sốc.

- Vậy học sinh ở trường được lợi và chịu thiệt gì từ chính những điểm tốt và hạn chế của trường? Nếu được thay đổi để trường tốt hơn, ông sẽ đưa ra những thay đổi nào?

- Học sinh quen chủ động sẽ được hưởng lợi. Ngay cả khi giáo viên bỏ giờ, học sinh chủ động vẫn sẽ tìm cách sử dụng thời gian hợp lý.

Học sinh quen thụ động, ỷ lại sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong môi trường Phổ thông năng khiếu.

Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. Nhưng khắc phục cũng vừa vừa thôi.

- Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có thật sự cần trường chuyên nữa hay không khi vẫn có nhiều học sinh xuất sắc xuất phát từ các trường thường?

- Tôi nghĩ cần có một sự nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này, có số liệu, có đo lường, có phân tích.

Hiện nay, các ý kiến đa số vẫn ở mức độ khai thác một góc nhìn và có định hướng theo “kết luận sẵn có” trong đầu tác giả.

Bản thân tôi cho rằng đa số trường chuyên đang phát triển mà không có triết lý và định hướng, chỉ đối phó thụ động với các mục tiêu mà cấp trên đặt ra. Nếu thế, đúng là nên bỏ.

Khai phá thời ĐDVH: Kinh tế học với nhân tố con người là quan trọng (2)

"Chúng ta cần nghiêm túc nghĩ xem một hành động bạo lực có phải là điều đúng, trong quyền lợi lớn hơn của quốc gia và nhân dân trong dài hạn. Tôi tin rằng: bạo lực chỉ làm gia tăng chu kỳ của bạo lực mà thôi".
Đức Đạt-lai Lạt-ma
------------
Sau ngày 11-9-2001, Tổng thống Bush đáp lại bằng cách tấn công Afghanistan, chưa đến 18 tháng sau, Mỹ tấn công Iraq. Ông nói: sứ mệnh của Mỹ là “loại trừ cái ác khỏi thế giới”, nhấn mạnh 1 cuộc “thập tự chinh” chống lại “Trục của cái ác” (the Axis of Evil) – gồm Iraq, Iran và Bắc TT. Sulak cho biết: ông chưng hửng khi nghe những lời này, và nhớ rằng Hitler và Stalin cũng từng muốn loại trừ cái ác khỏi thế giới.

Nhà văn lớn của nước Nga, Alexander Solzhenitsyn viết:
“Phải chi mọi sự giản đơn như thế! Phải chi có những kẻ ác ở đâu đó, xảo quyệt phạm vào những việc ác, và chỉ cần tách lìa họ khỏi tất cả phần còn lại của chúng ta và hủy diệt họ. Nhưng con đường phân chia thiện và ác chạy ngang qua tim của mỗi con người, và có ai lại đành lòng hủy diệt một phần trái tim của chính mình?”

Bất bạo động

Đức Phật, triết gia ở thế kỷ thứ 3 sau CN, Nāgārjuna (Long Thọ) cho rằng: ahimsa (bất tổn hại), tức "bất bạo động". Bất bạo động ko có nghĩa là ko làm gì. Đó là 1 tiến trình chủ động, toàn triệt về sự đáp lại những cuộc tranh chấp qua truyền thông và san sẻ nguồn năng. Theo đức Phật: mọi hành vi bạo động đều có 1 ý/hướng đi trước, hoặc có ý thức hoặc vô thức. Để sáng tạo ra 1 vh hòa bình, chúng ta phải bắt đầu bằng cách nhìn nhận sự bạo động trong tâm của chính mình và rồi học cách giải giới nó; tham, sân, hoặc si thì nằm ở cốt lõi mọi hành vi bạo động. Trí tuệ và lòng từ bi nằm ở nền tảng của mọi hành vi bất bạo động.

Mỗi 1 hành động của chúng ta đều có hậu quả. Trong kinh Pháp cú (Dhammapada), Đức Phật nêu rõ: "Sân hận ko nhổ bật được rễ của sân hận. Chỉ bằng thương yêu thì sân hận mới tiêu tan. Luật này là cổ sơ và vĩnh hằng". Gandhi tóm lược luật này rất khéo: "Mắt đền mắt làm cho toàn thế giới mù lòa". Đức Phật cũng nói: "Nếu bạn hành động với 1 tâm trí suy đồi, đau khổ sẽ theo sau (...) Nếu bạn hành động với 1 tâm trí an bình, hòa bình sẽ theo sau". Chúng ta ko thể tránh khỏi hậu quả của nghiệp lực (karma). Chúng ta phải tỉnh táo với mỗi hành vi trong đời sống. Bạo động ko phải là hậu quả của 1 nền chính trị sai lầm. Bạo động phát khởi từ ý thức của con người.

Nền vh bạo động sản sinh ra, bình thường hóa và tiêu thụ những ý tưởng chia rẽ và sân hận. Xh hiện đại đầu tư 1 cách tích cực vào chiến tranh và bạo động. Nước Mỹ tiêu dùng gần một nửa tổng số tài nguyên của thế giới, theo sau với khoảng cách khá xa là Anh, Pháp, Nhật Bản và TQ. Hầu như các nước thuộc thế giới thứ 3 cũng đầu tư quá nhiều cho ngân sách quân sự, và nhiều nước còn lại vẫn chứa chấp các căn cứ QS của Mỹ trên lãnh thổ của mình.

Martin Luther King nhận xét rằng: "quyền lực khoa học của chúng ta đã vượt xa quyền lực tâm linh của chúng ta. Chúng ta đã hướng dẫn những đầu đạn và chúng ta hướng dẫn sai những con người". Gandhi ghi nhận: "Chúng ta thường ngạc nhiên trước những khám phá đáng kinh ngạc trong lĩnh vực bạo động. Nhưng tôi chủ trương rằng những khám phá còn chưa hề được mơ tưởng tới và hầu như bất khả thi sẽ được thực hiện trong lĩnh vực bất bạo động".

Chúng ta sống trong 1 thời đại vừa là đa nguyên vừa là khủng bố, và dứt khoát chúng ta phải nói lên được điều gì đó để có thể tạo thành 1 nền vh hòa bình. Bất bạo động là luật, là nguyên tắc căn bản của Phật giáo.


Giữ hòa bình là giải pháp chấm dứt việc người ta tấn công lẫn nhau. Điều này giảm thiểu tổn thất nhưng ko bảo đảm sự ổn định lâu dài. Phải dập tắt những đám lửa, nhưng tốt hơn là ngăn ngừa nguy cơ của chúng, trước tiên là đáp ứng với những lý do căn bản. Có nhiều ví dụ trên thế giới cho thấy việc sử dụng bất bạo động để chấm dứt bạo động và áp bức, đồng thời đem lại sự thay đổi xh lâu bền.

Sức mạnh của nước Mỹ ko nằm ở sự giàu có hay lực lượng quân sự, mà là những lý tưởng của nước này về tự do, dân chủ, và sự hào hiệp. Nhân loại phải chấm dứt sự đầu tư cho chiến tranh và bạo động, thay vào đó là hòa bình và bất bạo động. Dennis Kucinich đã đề xuất 1 quyết nghị tại Quốc hội Mỹ để tạo ra 1 Bộ Hòa Bình với quyền hạn ngang hàng với các bộ trong nội các.

Đáp ứng tiếp theo đối với tranh chấp - tạo hòa bình - ko chỉ liên quan tới việc can thiệp và là thực sự giải quyết các tranh chấp. Yếu tố hàng đầu của việc giữ hòa bình là đối thoại. Cái chúng ta gọi là đối thoại thường chỉ là những độc thoại. Đối thoại thật sự đòi hỏi việc lắng nghe từ cả 2 phía một cách năng động và bình đẳng. Chúng ta cần từ bỏ ý tưởng về 1 hậu quả nào đó để giữ yên lặng từ bên trong. Khi cả 2 bên đều cảm thấy mình được nghe, thì sự giải quyết vấn đề 1 cách sáng tạo có thể mang lại những kết quả ko thể ngờ trước. Hòa giải là chìa khóa. Nhìn nhận quá khứ giảm nhẹ đau khổ, chữa lành bất công, và nuôi dưỡng những chuyển hóa. Như thế được gọi là công lý phục hồi (restorative justice), trong đó cả nạn nhân và kẻ phạm lỗi đều lắng nghe nhau 1 cách sâu xa - dẫu có thể rất khó khăn - và nhờ thế, cả đôi bên đều thay đổi. Giải pháp mang tính giáo hóa như thế này, hơn là trừng phạt, giảm thiểu sự báo oán trả thù.

Xây dựng hòa bình, đáp ứng thứ ba, là cố gắng ko ngừng để tạo được 1 xh an bình. Nó bắt đầu ở cấp nền tảng và bao gồm 1 phạm vi rộng với những giải pháp trường kỳ - giáo dục, dân chủ từ cơ sở, những cải cách phù hợp về đất đai, giảm thiểu sự nghèo khó của dân chúng.

Việc xây dựng hòa bình phải dựa trên cơ sở bất bạo động, và đến lượt bất bạo động, phải dựa trên cơ sở trí tuệ và từ tâm. Những hoạt động này hiếm khi trở thành những tựa đề lớn trên truyền thông, nhưng là những đáp ứng đầy ý nghĩa với tranh chấp. Một khi cuộc chiến đã khởi đầu, hầu như nó ko thể dừng lại. Chúng ta cần chấm dứt cuộc chiến kế tiếp ngay lúc này bằng cách tạo dựng những xh công chính và thật sự dân chủ.

(còn nữa)

Monday, June 29, 2020

Chủ nghĩa Phát xít: CHXH kiểu Trung Quốc và CHXH Quốc gia Đức, cặp bài trùng (2)

Đức Quốc Xã và Trung Quốc Xã

3- Bành trướng lãnh thổ:

Nếu dùng từ „Đức Quốc Xã“ để gọi Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia Đức (NAtional soZIalism = NAZI), thì cũng nên gọi Chủ nghĩa Xã hội mang mầu sắc Trung Quốc là „Trung Quốc Xã“.

Quá tự tin vào lực lượng vật chất và truyền thống quân phiệt Phổ, Hitler đã không ngần ngại phát động chiến tranh để giành lãnh thổ. Đầu tiên, Hitler nhắm tới các quốc gia lân bang có người Đức sinh sống là Áo, Tiệp Khắc và Ba-Lan. Người Áo cùng huyết thống nên sa ngay vào cái bẫy „Chủng tộc thượng đẳng“ của Hitler thì khỏi phải nói. Ba-Lan và Tiệp Khắc thì tuyệt vọng cầu cứu các cường quốc phương Tây vốn đang thỏa hiệp với Hitler (xin google „Hiệp ước Munich“ sẽ rõ).

Hitler sử dụng Cộng đồng người Đức Sudeten ở Tiệp Khắc và người Đức Silesia (Schlesien), Pomerania (Pommern) ở Ba-Lan làm bàn đạp và cái cớ để xâm lăng các nước này.

Các cuộc nổi dậy của người Sudeten ở Tiệp Khắc tháng 9.1938 do Konrad Henlein lãnh đạo đã giúp cho Hitler thôn tính Tiệp Khắc vài tuần sau đó (1). Tương tự, cuối tháng 8.1939, người đứng đầu cộng đồng Đức ở Gdansk là Albert Forster (2) tự đứng ra tiếm quyền lãnh đạo thành phố tự do Gdansk, gây nên sự phản ứng của các sắc dân khác. Đây là cái cớ cho Đức Quốc Xã nổ súng tấn công Ba-Lan ngày 01.09, khởi đầu cho chiến tranh thế giới 2.

Việc sử dụng đạo quân thứ 5 ở các nước châu Âu rất thuận lợi. Thứ nhất, chế độ dân chủ ở các nước này cho phép các sắc dân được tổ chức và có đại diện trong nghị viện. Thứ hai là các cộng đồng Đức kiều vẫn gắn bó với tổ quốc gốc cả về kinh tế, văn hóa và tư tưởng nên việc phát động các cuộc nổi dậy có tổ chức, chống các chính quyền sở tại, hoàn toàn nằm trong tay mật vụ GESTAPO.

Hoa kiều ở Đông Nam Á tuy có nhiều gắn bó với văn hóa Trung Quốc, nhưng không phải ai cũng gắn bó với chế độ XHCN của Bắc Kinh. Đa số họ làm giàu và bắt rễ ở quê người nhờ làm ăn tự do. Hơn thế nữa không ở đâu có các tổ chức Hoa Kiều công khai hoạt động hoặc được hưởng các quy chế nghị viện.

Để chắc ăn, Bắc Kinh đang chủ động cài cắm các tổ chức mới, đưa người của họ sang các nước này theo các hình thức „Đặc khu“, „Đầu tư“ hay du lich „bất động sản“, tức là sang mua đất, mua nhà ở nước ngoài nhờ bình phong của người bản xứ… Bằng các cách này, họ đang thầm lặng tràn ngập vào Châu Phi, vào Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri-Lanca, Indonexia, Autralia và...Việt Nam.

Đây chính là sự khác nhau trong phương thức bành trướng lãnh thổ giữa Đức Quốc Xã và Trung Quốc Xã.

Theo đúng kiểu châu Âu, Hitler đã áp dụng chiến tranh tổng lực nhằm đánh nhanh, thắng nhanh, vô cùng hao người tốn của. Hậu quả là sự tàn phá châu Âu với 50 triệu người chết. Nước Đức thua trận, mất 10 triệu dân và rất nhiều lãnh thổ, mất phần lớn các nhà khoa học và doanh nhân, cũng như mất toàn bộ cơ sở công nghiệp vào bồi thường chiến tranh…v.v. Đó là chưa kể đến việc nước Đức bị chia cắt thành hai miền, để rồi miền Đông cho đến nay vẫn chưa hồi sức lại sau 45 năm được quản lý theo kiểu công-nông.

Trước 1945, phương thức duy nhất để cướp thuộc địa là chiến tranh, cũng như phương thức duy nhất để chống áp bức là bạo lực. Khái niệm „Đấu tranh bất bạo động“ chỉ ra đời cùng Ghandi (1947), hay Dalailama(1959). Tương tự, „Quyền lực mềm“ trở thành chiến lược của Trung Quốc Xã sau chiến tranh lạnh (1990), một vũ khí rất hiệu quả.

Mặc dù có 2 triệu quân thường trực và ngân sách quốc phòng khoàng 460 tỷ USD/năm, nhưng cục diện thế giới chưa cho phép Trung Quốc phát động chiến tranh cướp đất, kể cả để thu hồi Đài Loan như vẫn đe dọa. Có thể nói trong tương lai gần, xâm lăng bằng quyền lực mềm, bằng tiền mua chuộc vẫn là vũ khí chính của Bắc Kinh.

Vũ khí mềm sẽ chỉ đâm vào các vùng mềm, chỉ tấn công vào các vùng lãnh thổ mà sự quan tâm của Âu-Mỹ không lớn. Những nơi càng lạc hậu về thể chế, càng nhiều tham nhũng, không biết bảo vệ môi trường càng bị Âu-Mỹ sao nhãng. Đó mới là đất hứa của Trung Quốc Xã. Tham nhũng, làm ăn gian dối, phá hoại môi trường, những điều dân văn minh rất sợ lại là sở trường của doanh nghiệp Trung Quốc. Châu Phi đen với nhiều thể chế thối nát hiện đang là nạn nhân lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Trung Quốc Xã. Thế giới văn minh đang bất lực khoanh tay nhìn. Phản ứng tuyệt vọng của người dân châu Phi là các cuộc bạo động chống người Hoa nhập cư (3).

Tôi đã từng sang Tây Phi công tác. Ở đâu tôi cũng thấy sự bành trướng của Trung Quốc Xã, dựa vào đám quan lại bản xứ tham nhũng. Ông bộ trưởng truyền thông nước Guinea Ecuatorial (Guinea xích đạo) khoe tốt nghiệp ở Paris và Barcelona, nói với tôi:

- Chúng tôi thích hợp tác với Trung Quốc hơn với các công ty châu Âu các ông, vì giá họ tốt hơn nhiều. Các ông biết không, họ sang đây làm việc bảy ngày trên bảy, các ông thì nghỉ mất hai ngày trong tuần!

Vì biết là không thể đánh thức kẻ giả vờ ngủ nên tôi chỉ trao đổi với anh bạn kỹ sư trưởng đài Truyền hình Malabo sau đó:

- Tụi mình nếu có làm thì chỉ cử các kỹ sư chủ chốt sang, còn mọi việc sẽ để các cty bản địa làm. Sau khi tụi mình rút đi, các bạn sẽ học được cách làm và tự quản lý được các công trình đó. Làm việc với công ty Âu, công nhân của các bạn sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi và họ sẽ học cả nếp sống văn minh. Trung Quốc mang từ người kỹ sư đến người đánh vữa sang đây thì dân các bạn còn học vào đâu được nữa? Họ làm bảy ngày trong tuần thì dân Guinea đâu biết được quyền lợi người lao động?

Anh ta bổ sung: „Họ còn mang cả gái sang cho đám thợ đó nữa.“ Buổi tối, anh ta mời tôi đi ăn và có chỉ cho xem phố „Đèn đỏ Tầu“ ở giữa Malabo.

Rồi anh cho tôi xem Trung tâm truyền hình mà Trung Quốc đã xây dựng vài năm trước. Khỏi bàn về chất lượng "made by Chinese", nhưng có cái bảng điện là anh sợ nhất. Anh nói: „Từ ngày có cái bảng điện này, tôi chưa bao giờ dám động tới nó“. Té ra hàng trăm cầu chì, automat ở đó đều ghi chữ Hán!

Té ngửa, tôi hỏi anh: Vậy sao anh lại nghiệm thu?

- Tôi đâu được nghiệm thu, cấp trên của tôi quyết hết mà!

Đó là ông bộ trưởng có bằng tốt nghiệp ở Paris và Barcelona !!!

Trên chuyến Air France từ Malabo về Paris, tôi ngồi bên cạnh một kỹ sư dầu mỏ Trung Quốc, người Hoa duy nhất trên chuyến bay. Anh than phiền là phải qua Paris, rồi chờ chuyến bay đi Bắc Kinh, mất hơn ngày rưỡi. Tôi hỏi, sao ở Guinea xích đạo có nhiều người Trung Quốc như vậy mà không có đường bay trực tiếp về Trung Quốc?

- Người phải đi đi lại lại như tôi ít lắm, đa số họ sang đây là ở lại đây, có khi cả chục năm mới về một lần nên mở đường bay không có lãi.

(còn nữa)

Köln 23.06.2018
------

Bệnh vĩ cuồng của làng CNTT

 Dân CNTT, đặc biệt là các bạn trẻ, đang mắc chứng bệnh vĩ cuồng, ngày càng phổ biến. Ra trường vài năm, biết được vài công nghệ, làm mà không có chỉ dẫn chi tiết, không có cái gì ra hồn. Nhưng bắt đầu khụng khiệng. Nói toàn Bill Gates, Nguyễn Hà Đông,... Ý tưởng thì vô bổ lăng nhăng. Đáng lo nhất là thấy không có cái gì đáng để mình làm, nghe không thấy gì, đọc không hiểu gì, làm không học được gì.
Cách đây vài năm, có một cô sinh viên báo chí nói thẳng với tôi "Cháu thấy đội CNTT không biết nghe. Vừa dốt vừa kiêu căng vô lối. Chưa thấy đội nào hết hy vọng như thế." Ngẫm nghĩ cũng thấy có lý nào đó.
Tại Summit 2015, Nguyễn Mạnh Hùng, TGĐ Viettel nói: Giỏi CNTT thì kém sáng tạo. Muốn làm được, dựng được việc, trả lời những vấn đề khó, phi truyền thống, có lẽ không nên giao cho dân CNTT.
Cũng là theo logic đó.
Tôi có tính hay động viên học trò theo kiểu Mỹ "cháu giỏi lắm, đặc biệt lắm". Nghĩ lại sự tự tin là quan trọng đối với người trẻ tuổi. Nhưng có anh bạn tôi người Sing nói là đối với người trẻ không nên khen quá, sẽ có hại, đặc biệt người Á Đông. Giống như ông nông dân mời ngồi vào bàn ông sẽ đặt chân lên bàn.
Cách đây hơn 1 tuần, tôi nói với một em CNTT về một ý tưởng gì đó của em đang định "làm": Ý tưởng không hình thành bằng tưởng tượng như thế. Chú chưa bao giờ nghĩ đến vấn đề này, nhưng chú đảm bảo với cháu người ta làm từ tám đời. Thậm chí bất cứ ý tưởng điên rồ quái gở nhất cũng có người đã làm. Cậu ta không tin cho rằng tôi coi thường. Tôi mới nói về quy trình hình thành một ý tưởng phải đọc sách cơ bản, rèn luyện kỹ năng, đọc bài tổng quan, phân tích kỹ bài gốc, tham chiếu các bài mới liên quan. Xong xuôi, mới chứng minh bằng Google ra một loạt các bài liên quan. Bài toán của cậu ta người ta đã giải quyết rất sâu, phức tạp hoàn mỹ hơn nhiều.
Thường những người ít bỏ công nghiên cứu thích làm lớn hay sa vào căn bệnh thiếu thực tế, đặt ra các bài toán vô nghĩa. Có một số em đề xuất với tôi làm một ứng dụng định vị nhờ mạng di động, thông qua bản đồ của các Wifi access point.  Cách làm này đắt tiền hơn dùng luôn GPS mà lại rủi ro vì người ta thay đổi Wifi thường xuyên. Tôi vừa giải thích về chuyện này hơn 1 tháng trước, hôm qua lại nghe một em khác cũng đang làm vấn đề này. Người mắc chứng vĩ cuồng không biết nghe nên đặt câu hỏi, nêu vấn đề cũng rất kém.
Tôi có giải thích về cách dùng các nguồn tư liệu preprint arXive, thì bị put down, "preprint chưa phải là bài báo, không có giá trị". Những thứ giản dị như thế này cứ phải giải thích trong môi trường vĩ cuồng, rất mệt.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
28 June 2015

Sunday, June 28, 2020

Cá tính miền Nam: Người Sài Gòn.

TIẾNG "DẠ"

Nghe tiếng "Dạ" sao mà thương đến lạ. Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ "dạ" khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ "vâng". Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ "vâng". Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói "vâng!" là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt.
Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ "dạ" vào mỗi câu nói:
''Mày ăn cơm chưa con ?
- Dạ, chưa!"
"Mới dìa/dzề hả nhóc?
- Dạ, con mới!"…
Cái tiếng "dạ" đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó "thương" lạ...dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng "dạ" là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẵng hay...
Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói:
"Từ bữa đó đến bữa nay", còn người Sài Gòn thì nói: "Hổm rày", "dạo này"…
Người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ "ghê" phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng.
Tiếng "ghê" đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là "nhiều" là "lắm". Nói ''Nhỏ đó xinh ghê!", nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy. Lại so sánh từ "hổm nay" với "hổm rày" hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ "hổm rày, miết…" là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất miền Nam chung mà.
Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… "Nhỏ đó dễ thương ghê!", "Nhỏ đó ngoan!"… Tiếng "nhỏ" mang ý nghĩa như tiếng "cái" của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi "nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên" thì cũng như "cái Thuý, cái Uyên, cái Lý" của người Hà Nội thôi.
Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu "Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!" Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm.
Một người lớn hơn gọi:
"Ê, nhóc lại nói nghe!"
Hay gọi người bán hàng rong:
"Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!"…
"Ê" là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người SàiGòn.
Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường quên mất từ "bán", chỉ nói là:
"Cho chén chè, cho tô phở"…
"Cho" ở đây là mua đó nghen.
Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này:
"Lấy cái tay ra coi!"
"Ngon làm thử coi!"
"Cho miếng coi!"
"Nói nghe coi!"…
"Làm thử" thì còn "coi" được, chứ "nói" thì làm sao mà "coi" cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ "coi", cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.
Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi:
"Mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?"
– Mà "dzậy ta" cũng là một thứ "tiếng địa phương" của người Sài Gòn à.
Người Sài Gòn có thói quen hay nói:
"Sao kỳ dzậy ta?"
"Sao rồi ta?"
"Được hông ta?"…
Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà...hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.
Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… "bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!"
Mà giọng Sài Gòn đã thế, cách người Sài Gòn xưng hô, gọi nhau cũng có phần mang "màu sắc" riêng.
Người Sài Gòn có cái kiểu gọi "Mày" xưng "Tao" rất "ngọt".  Một vài lần gặp nhau, nói chuyện ý hợp tâm đầu một cái là người Saigon mày tao liền. Nếu đúng là dân Sài Gòn, hiểu người Sài Gòn, yêu người Sài Gòn sẽ thấy cách xưng hô ấy chẳng những không có gì là thô mà còn rất ư là thân thiện và gần gũi.
Mày-tao là kiểu xưng hô hay thấy trong mối quan hệ bạn bè của người Sài Gòn. Cách xưng hô này thấy dàn trải từ đủ các mối quan hệ bạn bè; từ bạn học giữa mấy đứa nhóc chút xíu, cho đến mấy bác mấy anh lớn lớn tuổi.
Hổng biết cái máu dân Sài Gòn nó chảy mạnh quá hay sao mà thấy mấy cách gọi này nó... tự nhiên và dễ nói hơn là mấy từ như "cậu cậu - tớ tớ" của miền Bắc. Nói chuyện bạn bè với nhau, thân thiết mà gọi mấy tiếng mày mày tao tao thì nghe thật sướng, thật thoải mái tự nhiên, và khoai khoái làm sao ấy. Gọi thế thì mới thiệt là dân Sài Gòn.
Đấy là ngang hàng, ngang vai vế mà gọi nhau, chứ còn như đám nho nhỏ mà gặp người lớn tuổi hơn, đáng bậc cha, chú thì khác. Khi ấy "tụi nhỏ" sẽ gọi là chú, thím, cô, dì, hay bác và xưng "con" ngọt xớt. Có vẻ như người Sài Gòn "ưa" tiếng chú, thím, dì, cô hơn; cũng như đa phần dân miền Nam khác vậy mà. Mà có lẽ cách gọi này cũng còn tuỳ vào việc ước lượng tuổi của người đối diện.
Gặp một người phụ nữ mà mình nhắm chừng tuổi nhỏ hơn mẹ mình ở nhà thì:
“Dì ơi dì...cho con hỏi chút...!" -
Còn lớn hơn thì dĩ nhiên là "Bác ơi bác..." rồi.
Những tiếng mợ, thím, cậu,... cũng tuỳ vào vai vế và người đối diện mà gọi. Có người chẳng bà con thân thuộc gì, nhưng là bạn của ba mình, lại nhỏ tuổi hơn, thế là gọi là chú và vợ của chú đó cứ thế gọi luôn là thím.
Gọi thì gọi thế, còn xưng thì xưng "con" chứ không phải "cháu cháu" như một số vùng khác.
Cái tiếng "con" cất lên nó tạo cho người nghe cảm giác khoảng cách giữa mình với đứa nhỏ đang nói kia tự dưng… gần xịt lại. Nghe sao mà quen thuộc, và gần gũi đến lạ lùng. Tự dưng là thấy có cảm tình liền. Nói tiếp chuyện xưng hô, người Sài Gòn có kiểu gọi thế này :
Ông đó = Ổng
Bà đó = Bả
Dì đó = Dỉ
Anh đó = Ảnh
Chị đó = Chỉ
Cô đó = Cổ
Còn nữa:
Ở bên đó = Ở bển
Ở trong đó = Ở trỏng
Ở ngoài đó = Ở ngoải
Hôm đó = Hổm.
Nói chung, khi cần lược bỏ chữ "đó", người ta chuyển thanh ngang hoặc thanh huyền thành thanh hỏi. Không hiểu sao mà dấu hỏi tự nhiên cái trở nên giữ vai trò quan trọng... ngộ nghĩnh dzậy nữa. Nhưng mà kêu lên nghe hay hay đúng hông? Gọi vậy mới đúng là chất miền Nam - Sài Gòn á nghen. Người Sài Gòn cũng có thói quen gọi các người trong họ theo... số. Như anh Hai, chị Ba, thím Tư, cô Chín, dượng Bảy, mợ Năm... Mà nếu anh chị em họ hàng đông đông, sợ gọi cùng là chị Hai, anh Ba mà hổng biết nói về ai thì dzậy nè, thêm tên người đó vào.
Thành ra có cách gọi: Chị Hai Lý, chị Hai Uyên, anh Ba Long, anh Ba Hùng... Thêm nữa, nếu mà anh chị em cùng nhà thì tiếng "anh-chị-em" đôi khi được...giản lược mất luôn, trở thành:
"Hai ơi Hai, em nói nghe nè..." và "Gì dzạ Út ?"... Tôi thích cách gọi này, đâm ra ở nhà gọi Dì Út tôi chỉ là một tiếng Út gọn lỏn. Có chuyện nhờ là cứ "Út ơi...con nhờ chút!" hoặc với mấy chị tôi thì "Hai ơi Hai... em nói nghe nè!".
Cách gọi này của người Sài Gòn nhiều khi làm người miền khác nghe hơi... rối. Cách xưng hô của người Sài Gòn là vậy. Nghe là thấy đặc trưng của cả một mảnh đất miền Nam sông nước. Cứ thế, không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Kinh Thành, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước miền Nam, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái "chất Sài Gòn" chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn.
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng "Dạ!" cùng những tiếng "hen, nghen" lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương... ❤

Người Viết: Quý Nguyễn
Nguồn sưu tập Fb-An Nam Yakukohaiyo

Áo dài Việt ra đời và phát triển ra sao?

Ngày 26/6, triển lãm “Áo dài xưa và nay” diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội).

Triển lãm nằm trong khuôn khổ hội thảo khoa học “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc”. Khoảng năm 1645, do khổ vải dệt chỉ từ 35-40 cm, thân áo trước là 2 tà tách riêng, hai thân áo sau được khâu ghép lại thành một đường dài gọi là sống áo, nên gọi là áo tứ thân.

Áo dài 5 thân gồm 2 khổ vải được may nối lại với nhau thành thân trước, có một thân phụ nằm phía dưới về phía bên phải. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là cha mẹ mình và cha mẹ người thương, còn thân áo thứ 5 tượng trưng cho người mặc. Áo luôn có 5 cúc (khuy) thể hiện đạo lý làm người nhân - lễ - nghĩa - trí - tín. Có 2 loại áo năm thân tay hẹp và áo năm thân tay rộng.

Ở miền Bắc, từ thập kỷ 1910-1920, phụ nữ thích may áo dài năm thân thêm một cái khuyết phụ khoảng 3 cm bên phải cổ áo và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ duyên hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ, bên trong cổ áo.

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Năm 1937, để việc đổi mới y phục tân thời có kết quả tốt đẹp, ông Cát Tường mở hiệu may LEMUR, quảng cáo trên báo Ngày nay. Tên tuổi ông Nguyễn Cát Tường được vinh danh trên cuốn Đại từ điển các danh nhân thế giới của Nhật Bản.

Áo dài cổ cao từ 1950. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít eo, ôm sát vào người. Thân áo sau, rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông. Cổ áo rất cao, trong khi gấu áo cắt thẳng ngang và dài đến mắt cá chân.

Kiểu áo cổ cao từ năm 1950 tôn lên rất nhiều vẻ đẹp hình thể và vóc dáng người mặc.

Áo dài cổ thuyền từ năm 1958. Kiểu áo độc đáo này do đạo diễn Thái Thúc Nha vẽ, đã gây chấn động trong thế giới thời trang quý bà và vẫn phổ biến đến ngày nay.

Áo dài tay Raglan từ năm 1958. Từ 1957, áo dài thời trang rất thịnh hành, đó cũng là thời điểm ông Đỗ Thành - tự Dung (1918-1970) áp dụng lối ráp tay raglan xéo vai trong âu phục vào áo dài để vai áo bớt nhăn. Ý tưởng sáng tạo này đã cho ra đời chiếc áo dài tay Raglan đầu tiên.

Vào cuối thập niên 1960, do ảnh hưởng trào lưu ăn hóa thời trang Hippies bắt nguồn từ Mỹ thể hiện cho triết lý sống “Live fast, die Young - Sống hết mình”, Áo dài Hippies (mini) xuất hiện. Ngay lập tức, nó trở thành mốt thời thượng với chất liệu nhẹ nhàng, màu sắc sặc sỡ của các họa tiết cỏ cây hoa lá…

Áo dài vẽ từ năm 1989. Là họa sĩ giảng viên mỹ thuật, thiết kế thời trang, Sĩ Hoàng đã đưa ngôn ngữ hội họa vào trong áo dài truyền thống. Nó mở đầu cho trào lưu áo dài được vẽ bằng tay trên vải với những trang trí hình hoa lá, lập thể, hoa văn cổ…

Minh Châu -Nguồn ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Saturday, June 27, 2020

Câu chuyện trường chuyên lớp chọn

CHUYỆN TRƯỜNG CHUYÊN
Từ: Cafebiz

Giáo sư trẻ nhất Việt Nam gây bão mạng với quan điểm về "trường chuyên", phụ huynh rầm rầm bình luận: Quá tuyệt vời!
GS.TS Phan Thanh Sơn Nam hiện là Trưởng khoa Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa TP HCM. Anh tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật hóa học – hóa hữu cơ tại ĐH Bách khoa năm 1999; bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành kỹ thuật hóa hữu cơ tại ĐH Sheffield (Anh) năm 2004, hoàn tất khóa học thực tập sinh sau tiến sĩ tại Viện công nghệ Georgia (Mỹ) năm 2006. Và từ 2006 đến nay, anh công tác tại khoa Kỹ thuật hóa học tại ĐH Bách khoa TP.HCM.
Năm 2015, anh trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 36 tuổi. Ngoài ra, anh còn nhận thêm các bằng khen của Đại học quốc gia TP.HCM cho Giảng viên đạt thành tích công bố khoa học xuất sắc năm học 2007 – 2008; Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Đoàn viên – Thanh niên tiêu biểu khối cán bộ - giảng viên trẻ Đại học quốc gia TP. HCM năm học 2007 – 2008.

GS.TS Phan Thanh Sơn Nam hiện là Trưởng khoa Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa TP HCM.
Xoay quanh chủ đề "Chuyện trường chuyên" đang gây tranh cãi mấy ngày gần đây, GS.TS Phan Thanh Sơn Nam đã có bày tỏ quan điểm như sau:

Hôm trước báo đăng những cuốn học bạ toàn điểm 10 của học sinh dự tuyển vào lớp 6 trường chuyên Hà Nội - Amsterdam (Ams) làm nhiều phụ huynh choáng, rồi một cựu học sinh đưa ra ý kiến nên đóng cửa trường Ams hoặc bán cho tư nhân, và cho tất cả mọi trường chuyên chứ không riêng gì trường Ams.
Đề xuất này kéo theo nhiều ý kiến trái chiều tranh luận rất sôi nổi. Bạn bè mình có nhiều bạn học trường chuyên, học trò mình cũng vậy, thật sự trong đó có nhiều bạn rất giỏi, mình không bằng được họ. Tuy nhiên, nhiều bạn bè hay học trò của mình cũng khá thành công, nhưng không xuất thân từ trường chuyên nào cả. Có lẽ ngày xưa, khi lập ra trường chuyên, người ta muốn tạo ra một tầng lớp tinh hoa để đưa Việt Nam ra biển lớn.
Mình chưa bao giờ có cơ hội học trường chuyên cả, nên chỉ đứng xa xa nhìn thôi chứ không tham gia tranh luận. Có nhiều bài tập Hóa của trường chuyên, ngày xưa mình không giải được, giờ này mình cũng không giải được luôn. Thật ra  mình không muốn mất thời gian với những kiểu bài tập như vậy , vì không thực tế với ngành nghề của mình là chemical engineering (kỹ thuật hóa học).
Đã từng là học sinh, sinh viên, được đi đây đi đó, và cũng mười mấy năm tiếp xúc với sinh viên đến từ nhiều nơi khác nhau, mình có một ước muốn nhỏ bé, là nên bỏ hết tất cả các bài tập khó ở chương trình phổ thông ở tất cả các môn, chỉ giữ lại những phần cơ bản nhất, để dành thời gian làm chuyện khác. Thời gian còn lại, xin hãy thiết kế chương trình học để có thể làm những chuyện có ích hơn:
1. Dạy thêm cho các em thật nhiều môn khác là thể dục, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, điền kinh… Các em ấy biết càng nhiều môn thể dục thì càng tốt, không phải chỉ dạy cho biết, mà phải luyện tập thường xuyên. Sống nửa đời người, mình đã thấm thía sức khỏe phải là số một, không có sức khỏe tốt thì công danh sự nghiệp tiếng tăm danh vọng đều trở thành vô nghĩa hết.
2. Dạy thêm cho các em biết cách sử dụng tiếng Anh thật thành thạo. Hiện tại, nhiều gia đình khá giả ở TP.HCM cho con mình học thêm tiếng Anh ở các trung tâm đắt tiền, tuy nhiên, đâu phải ai cũng có điều kiện đó. Cũng cần xem lại chuyện dạy và học tiếng Anh ở bậc phổ thông đi. Mình đã quá thấm thía chuyện trong 3 tháng đầu tiên ở Anh, nghe thầy giảng bài mà chẳng hiểu gì cả.
3. Dạy thêm cho các em biết thương những phận đời dưới đáy xã hội, để rồi các em có thể sống nhân hậu hơn, và không còn vô cảm trước những hoàn cảnh kém may mắn. Những chuyến đi đến nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, trung tâm nuôi dưỡng người tàn tật sẽ giúp thêm các em thấy được bản thân mình còn quá may mắn. Điều này thì môn giáo dục công dân không thể giúp được các em.
4. Dạy thêm cho các em kỹ năng làm việc nhóm, để các em hiểu rằng không thể thành công nếu chỉ làm việc thui thủi một mình. Làm việc nhóm cũng sẽ giúp cho các em nhận ra rằng có những con người thật đáng ghét nhưng mình vẫn phải học cách làm việc chung với người ta, và giúp các em có thêm kỹ năng đối phó với những người nói thật hay nhưng suốt ngày đùn đẩy công việc cho mình.
5. Dạy thêm cho các em một số kỹ năng sống tối thiểu, để lỡ một mai không có ba mẹ đi bên cạnh, các em ấy vẫn đủ bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc đời, mà cuộc đời thì đâu ai biết được ngày mai rồi sẽ ra sao. Nhồi nhét thật nhiều kiến thức chuyên môn, nhưng cuối cùng thì các em vẫn không thể tự lo được cho bản thân mình, thì có phải là quá bi kịch hay không.
Mình nghĩ rằng ở bậc phổ thông, hãy cho các em một chương trình học nhẹ nhàng nhất và cơ bản nhất có thể được, để còn thời gian mà làm 5 cái mục nói trên cho các em. Hiện tại, một thảm họa của việc bắt học trò học quá nhiều và làm quá nhiều những bài tập khó ở bậc phổ thông là học trò không còn kỹ năng tự học nữa.
Muốn có kỹ năng tự học, thì cần thời gian và cần được dạy đúng cách, mà khổ cái là quá nhiều bài tập khó cần phải hoàn thành, nên cứ nhồi nhét cho xong. Hậu quả, lên đại học sẽ lãnh đủ. Đáng ra, học xong phổ thông, vào đại học thì tâm hồn và sức khỏe phải phơi phới, nhưng thực tế là học xong phổ thông, có những bạn đã bắt đầu mệt mỏi với chuyện học hành, đành phải lê lết cho qua ngày đoạn tháng để lấy được tấm bằng đại học.
Mô hình trường chuyên có tốt hay không, chỉ có những người trong cuộc mới có câu trả lời chính xác. Mình không rõ những người ngày xưa dành quá nhiều thời gian vào những bài tập quá khó ở các lớp chuyên, bây giờ nhìn lại, có thấy việc đó thật sự có ý nghĩa cho thành công của họ khi bước ra đời hay không.
Ngay cả bản thân mình, nếu như ngày xưa có điều kiện hơn, nếu mình có cơ hội được học trường chuyên như nhiều bạn bè cùng trang lứa, thì cũng không biết mình có thành công hơn mình của hiện tại chút nào không nữa.
Sống nửa đời người, mình chỉ tiếc nuối một điều thôi, nếu ngày xưa có điều kiện hơn, chắc chắn mình sẽ giỏi tiếng Anh hơn, chắc chắn sức khỏe mình sẽ tốt hơn, chỉ cần vậy thôi là mình sẽ làm được nhiều việc hơn nữa.

#NCCTV

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 228)

Nam Tào gọi sớm quá

Một luật sư trẻ qua đời và gặp thánh Peter. Luật sư hỏi:
- Tại sao tôi phải chết sớm vậy?
- Trẻ ư?! – Thánh Peter ngạc nhên – Vì theo số giờ công tính cho các thân chủ của mình anh ít nhất cũng phải 128 tuổi rồi!
----------
Korán jött a kaszás

Egy fiatal ügyvéd meghal, és Szent Péter elé kerül. Kérdezi tőle:
- Miért kellett ilyen fiatalon meghalnom?
- Fiatalon?! - csodálkozik Szent Péter - Hiszen az ügyfeleidnek felszámolt munkaórák szerint már legalább 128 éves vagy!

Nguyễn Ngô Việt (DEBRECEN.vidi73)

Friday, June 26, 2020

Đào tạo nhân tài, elite và phổ cập

Có thể tạm chia đào tạo phổ thông thành ba mức như vậy để người Việt Nam chúng ta đỡ rối rắm, lẫn lộn quan điểm.
   1. Trái với nhiều người nghĩ, đào tạo nhân tài là dễ nhất, nếu hiểu nhân tài là người có tài nổi trội trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó. (Như Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi,... thì phải gọi là thiên tài, không do giáo dục phổ thông đặt kế hoạch mà có được. Cố nhiên muốn là thiên tài, trước hết phải là nhân tài).
  2. Tất nhiên đào tạo nhân tài là quan trọng, nhưng không khẩn cấp, và quá trình tự nhiên hiện nay đã tạo ra nhân tài, dùng không hết, lãng phí vô cùng, do sự mất định hướng và nhận thức thấp kém của xã hội. Đào tạo nhân tài cứ luôn là khẩu hiệu mà bạc đãi, thiếu tôn trọng với nhân tài là nghĩa lý gì. Chỉ cần tôn vinh, trọng đãi, hệ thống sẽ tạo ra nhân tài đủ dùng. Bản thân nhân tài cũng khiếp sợ với tiền bạc và quyền lực, coi thường lẫn nhau thì nhân tài làm gì. Chẳng qua nhân tài không được một tầng lớp elite dẫn dắt, hiệp trợ.
 3. Cái chúng ta thiếu và cần cấp bách là đào tạo elite và chất lượng đào tạo phổ cập. Trước tiên ta hãy bàn về cái dễ hơn là elite nhưng không hề đơn giản. Elite có mấy tiêu chí (khác và phủ lên nhân tài): i) Tỉnh thức tiên tiến nhất trong xã hội (tất nhiên trong một xã hội ngủ mê, thì gật gù cũng đã là tỉnh thức nhất)  ii) Khai phóng: luôn ủng hộ cái mới, cái tiến bộ, sẵn sàng xét duyệt các tín điều lạc hậu  iii)  Lương năng, luôn cố gắng thấu hiểu nguyên vọng của người bình dân trong xã hội, iv) Trí năng, có năng lực tư duy sáng suốt và không bó buộc v) Dũng khí, với chính mình và với mọi trở lực.  Tất nhiên các đòi hỏi này phải xét trong tương quan với xã hội. Tại sao xã hội cần elite? Elite để dẫn dắt xã hội, hình thành tâm thức mới, là khởi nguồn cho động lực, đặc biệt quan trọng trong các xã hội trì trệ châu Á. Mahatmar Gandhi, Tagore, Tôn Trung Sơn, Lỗ Tấn là hiện thân rõ nhất của elite. Trong khi Lý Chính Đạo, Dương Chấn Ninh, Raman, Chandrashekhar, Nehru, Đặng Tiểu Bình chỉ có thể gọi là nhân tài mà thôi.
  4. Cái khó nhất vẫn là nâng cao chất lượng phổ cập. Không gì khó hơn là chống lại sự ngu ngốc của đám đông, nhất là khi xã hội cởi mở hơn, và họ được trao một vài lợi thế như tiền, danh hiệu, chút học vấn không đến nơi đến chốn nhưng được cấp bằng, có chức sắc. Einstein đã nói "Đến Chúa cũng phải chiến đấu vô vọng với sự ngu dốt của đám đông". Thuốc chữa chỉ ở trong giáo dục phổ cập. Muốn khoa học công nghệ, văn hóa nghệ thuật, triết học, niềm tin vào chân thiện mĩ được sự ủng hộ của đám đông, cách duy nhất là build in sự kính trọng ngay trong giáo dục phổ cập. Giáo dục phổ cập không có nghĩa là giáo dục hạng hai, giành cho những người có tư duy hạng hai. Giáo dục phổ cập là dành cho toàn thể xã hội, kể cả elite và tài năng. Giáo dục tài năng và elite cũng phải dựa trên nền giáo dục phổ cập để có được hệ thống giá trị chung, không tạo ra những giai tầng cô lập về thị phi. Thị phi và hệ thống giá trị của một xã hội phải thuần nhất.
  5. Có những cái có thể làm ngay, có những cái không thực sự cần thiết. Trước hết phải thống nhất được các nguyên lý, triết lý của nền giáo dục phổ cập. Sau đó là việc chú trọng đào tạo thầy cô. Tôi nghĩ việc tách trường đại học thành các trường chuyên ngành là sự lãng phí. Đại học Khoa học trước hết nên hợp nhất với Đại học Sư phạm để trở thành một trường hàng đầu, có yêu cầu tuyển sinh nghiêm ngặt để có thầy cô có khí độ ít nhất như thời VNCH. Chứ không phải là nôi đào tạo thầy cô thì là "ăn như Sư, ở như Phạm" rồi "nhất Y nhì Dược, tạm được Bách khoa, cạch ra Sư Phạm". Trong khi đó sinh viên Đại học Khoa học tự ru ngủ với tư cách "tinh hoa" ra trường thất nghiệp, làm những chuyện đâu đâu, muốn đi dạy lại không có bằng Sư Phạm.  Sau đó, tới việc chấn hưng và khuyến khích các trường trung học phổ thông, tạo cạnh tranh công bằng với tinh thần đào tạo elite.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Đào tạo tài năng và trường chuyên

1. Trường, lớp chuyên một thời là nôi đào tạo "tài năng", chuyện đó không ai phủ nhận. Trong điều kiện chiến tranh, tập trung thầy, nguồn lực, chọn trò có tư chất để đào tạo được vài chục tên, với một chương trình được gọi là tạm đáp ứng nhu cầu, có chút tham khảo sách Nga, sách Pháp cũ.
   2. Tuy vậy, theo tôi chương trình đào tạo của lớp chuyên không có gì là xuất sắc. Chỉ đào tạo lệch về một môn, đặc biệt là Toán. Bản thân chương trình Toán đó cũng không có gì hay, khá cổ lỗ so với thời đó. Một số nội dung như logics, lý thuyết tập hợp, khá thô sơ so với trường trung học thông thường ở nước ngoài cũng thời. Có chăng là vì không có gì dạy, nên tập trung vào giải bài tập. Kỹ năng nghiên cứu, đọc sách, năng lực liên tưởng, ứng dụng đa ngành và thực tế không có gì. Vì vậy "tài năng" phải đưa vào ngoặc kép.
   3. Để học được một môn chuyên tạm cho là tốt (tùy cách hiểu), học sinh chuyên cũng phải trả giá, bằng kiến thức và kỹ năng chung bị giản lược, bóp méo để phục vụ cái "tốt" đó. Tri thức bị quy giản thành một môn học, không có thời gian luyện các kỹ năng sống, kỹ năng mềm, trau dồi văn hóa. Tất nhiên có ngoại lệ, nhưng những học sinh chuyên có tư duy đều phải cố gắng về sau rất  nhiều để bù đắp. Việc nâng đỡ, châm chước cho "đội tuyển" trong những môn học khác cũng để lại tác hại lâu dài hơn kiến thức. Tôi còn nhớ một bạn cũng lớp, vốn chỉ giỏi giải Toán được "quy hoạch" giỏi toàn diện, cuối năm được Thầy gọi 3,4 lần liền đọc thuộc lòng các bài thơ và cho điểm 10, trong khi một bài luận xuất sắc chỉ có thể được 8. Điều đó đối với tôi là một sự xúc phạm và tôi đã dành cho môn Văn thời đó một sự khinh bỉ (tất nhiên là thiệt thòi cho tôi). Và tất nhiên quan trọng hơn tôi có thói quen không coi điểm số và tư cách giáo viên là thiêng liêng.
    4. Điểm được nhất của lớp chuyên là tạo ra được sự tự tin cho học sinh. Điểm này tuyệt đối cần thiết. Và đáng ra mọi học sinh không cần phải ở lớp chuyên cũng đều xứng đáng được có. Còn đối với học sinh lớp chuyên thì sự tự tin không nên và không thể dựa trên một cơ sở duy nhất là có tư cách học sinh chuyên. Học sinh lớp thường cũng có thể xuất sắc, không kém hoặc hơn học sinh chuyên. Hồi tôi học phổ thông, cũng có cơ hội vào A0, nhưng tôi vẫn thích vào chuyên Chu Văn An hơn và thực tế vẫn trốn học suốt. Có lẽ học lớp thường ở trường Hà Nội A hay Ba Đình, có lẽ kiến thức của tôi cũng không thay đổi nhiều. Toàn bộ kiến thức gọi là chuyên, có lẽ tôi chỉ đọc trong 1 ngày hoặc nhiều lắm là 1 tuần là xong, còn luyện giải bài tập tôi không quan tâm nhiều, do đó lợi ích thực sự của việc học chuyên không nhiều.
     5. Việc tập trung các thầy và trò giỏi vào lớp chuyên có một số tác dụng tốt, nhưng không phải không có tác động không tốt. Các trường và lớp thường cũng cần có thầy giỏi và học sinh giỏi để tác động lên các trò kém hơn. Về mặt tổng thể dồn học sinh giỏi vào các trường chuyên, dồn các học sinh giỏi nhất còn lại vào lớp A sẽ không kinh tế đối với giáo dục về lâu dài. Chưa kể việc tạo ra một tâm lý phân cấp, không ở trường chuyên sẽ chỉ là học sinh loại 2. Tức là để tạo ra một tâm lý tự tin ở học sinh chuyên, chúng ta phải hy sinh sự tự tin ở các học sinh khác và cha mẹ của họ, rõ ràng lợi bất cập hại. Ngược lại, các học sinh chuyên sẽ mất đi kỹ năng sống trong một môi trường xã hội bình thường, không chọn lọc, phải có các kỹ năng hòa nhập, thuyết phục và nhân sinh quan đúng, không chỉ thuần dựa trên thế mạnh về tư duy. Tính về tổng thể chưa biết được có nhiều hơn mất hay không nhất là trong thời kỳ tới.
     6. Ngày nay mô hình trường chuyên độc quyền không còn đáp ứng bất cứ yêu cầu nào về đào tạo tài năng nữa. Trước hết vì khái niệm tài năng đã thay đổi, bao gồm không những tri thức văn hóa liên ngành, có phương pháp luận, nền tảng triết học, tư tưởng tự do, khai phóng, nhân ái, mà còn các kỹ năng mềm, làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức, ý thức xã hội. Mặt khác, tài năng lại phải đủ sâu sắc và khuyến khích sự độc lập suy nghĩ, đa dạng hóa. Như vậy, phải có nhiều trường, lớp chuyên, có thể nên theo một hình thức ngoại khóa, hoặc nội trú, như ở các nước khác. Hiện nay có các trường tư chất lượng cao, mặc dù vẫn bị cái bóng của các trường chuyên cũ đè, nhưng việc họ thoát ra và chiến thắng là tất yếu. Tất nhiên sẽ bằng một cái giá không nhỏ.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Thursday, June 25, 2020

Thịt dê không chỉ có lợi cho đàn ông...

Trong lúc thịt heo ngày càng lên giá, nhiều người muốn tìm 1 loại thực phẩm ngon, bổ rẻ mà lại có tác dụng giúp con người sung mãn. Thịt dê là 1 trong những loại thực phẩm đáp ứng được các nhu cầu này. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới bắt đầu nuôi dê làm thực phẩm.

Dê có bản tính hiền lành, ham rong chơi, dễ nuôi, đặc biệt là dê đực rất hay "be he" nên đàn ông có máu trăng hoa thường bị gọi là "có máu dê", nam nữ tuổi Mùi vì thế được xem là những người có tính bay bướm... Ngoài ra, dê là loài khá thông minh và rất tò mò, có thể huấn luyện để kéo xe dễ dàng.


Y học cổ truyền có vị thuốc Dâm dương hoắc giúp nam giới chữa bệnh thận, di tinh, liệt dương. Trong dân gian, người ta đặt tên cho loài cây này là Dâm dương hoắc vì thấy dê đực ăn loại lá này để giúp chúng có thể động dục nhiều lần trong ngày.

Những món ăn, thức uống từ dê được ưa chuộng gồm: cà ri dê, vú dê nướng, lẩu dê, dê xào lăn, ngọc dương tửu... Da dê được dùng làm bình rượu và chứa nước. Sữa dê đã được chứng minh là tốt hơn sữa bò, nên dê được xem là "bò của người nghèo". Hiện nay, Ấn Độ là nước tiêu thụ sữa dê nhiều nhất.

Thịt dê
Thịt dê có đặc điểm rất ít mỡ, có mùi khá nồng. Mùi này do trong thịt dê chứa các acid đặc biệt là acid 4-methyloctanoic và 4-methylnonanoic. Ở Mỹ, người ta tiêu thụ thịt dê non ăn tái hoặc đút lò. Philippines cũng là nơi ăn thịt dê nhiều với các món đặc biệt như Caldereta (dê hầm súp me),Kilawin... tại Manila có rất nhiều nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn từ dê.

Theo Đông y, thịt dê có tác dụng khai vị, thông khí. Tác động vào các kinh mạch thuộc Tâm và Thận, giúp cứng chắc gân cốt, nam giới cường dương. Đối với nữ giới giúp bổ khí thông huyết, làm giảm mệt mỏi, thịt dê rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nở (Tôn Tư Mạc, 590-682).

Lý Đông Viên ghi nhận tác dụng "bổ dương" khi cho rằng: ăn thịt dê sẽ trị được bệnh bất lực của nam giới. Còn Lý Thời Trân đã so sánh thịt dê với sâm và cho rằng: thịt dê tốt hơn khi dùng cho người ốm yếu và suy nhược cơ thể.

Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đều nhận xét thịt dê bổ ích cho tâm tỳ, bổ hư lao hàn lạnh, trừ kinh giãn phong, trị choáng đầu chóng mặt, dương suy.

Lợi ích từ thịt dê
Thịt dê là thịt đỏ có hàm lượng protein và sắt cao nhưng chất béo rất thấp so với thịt bò, cừu hoặc thịt trắng như thịt gà. Thịt dê chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài lượng protein và sắt, trong thịt dê có các vitamin nhóm B (B1,B2, B3, B9,B12), vitamin E, vitamin K, choline, chất béo tự nhiên, betain, rất nhiều axid amin, các chất khoáng (mangan, canxi, sắt, kẽm, đồng, phốt pho, selenium), điện giải (natri, kali), acid béo chưa bão hòa omega 3 và omega 6. Các nhà khoa học đã chứng minh thịt dê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

- Với tim mạch, thịt dê ít chất béo bão hòa, nhưng nhiều chất béo chưa bão hòa, ít Natri mà nhiều Kali, nhờ vậy an toàn cho tim và giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác.
- Với người thừa cân, thịt dê chứa nhiều protein trong phần nạc, chất béo bão hòa thấp, do đó ăn thịt dê giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể và giảm nguy cơ béo phì. Protein trong thịt dê hoạt động như 1 tác nhân ức chế cơn đói và giữ cho dạ dày đầy trong thời gian dài hơn do đó giữ được trọng lượng cơ thể ổn định. Mặt khác, thịt dê còn chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng giúp cho việc đốt cháy chất béo nhờ vậy làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.
- Với thai phụ, thịt dê ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ để cả mẹ và thai nhi cùng phát triển tốt nhờ làm tăng mức độ hemoglobin trong máu ở mẹ và tăng cường cung cấp máu cho thai nhi vì nó chứa hàm lượng sắt cao (3mg sắt/100g). Ăn thịt dê còn ngăn ngừa các bệnh gây ra do thiếu sắt, làm giảm nguy cơ gây dị tật bẩm sinh và dị tật ống thần kinh ở các trẻ sơ sinh. Đồng thời, mức độ cao của vitamin B12 giúp nuôi dưỡng các tế bào máu và làm cho thai phụ khỏe mạnh.
- Với hệ sinh dục, thịt dê giúp cải thiện sức mạnh tình dục ở nam giới vì nó chứa nhiều kẽm giúp tăng cường khả năng sinh lý và số lượng cũng như chất lượng tinh trùng. Đối với nữ giới, thịt dê giúp phục hồi chất sắt mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt và làm giảm các cơn đau bụng kinh do cơn co thắt cơ trơn. Ăn thịt dê còn giúp phụ nữ tránh lạnh thắt lưng và chứng lãnh cảm.
- Với da, thịt dê giúp có 1 làn da khỏe mạnh, mềm mại, sáng và mịn màng. Nó giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh về da như vảy nến, eczema, mụn trứng cá, chàm, đỏ da, dị ứng da và các bệnh khác bằng cách nuôi dưỡng làn da nhờ các chất collagen tự nhiên, nó giúp da giữ ẩm cao, chống khô và nhăn do thời tiết hoặc do lão hóa.
- Với hệ miễn dịch, thịt dê làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng.
- Với hệ thống nội tiết, thịt dê giúp duy trì hoạt động của tuyến giáp và tuyến tụy, nó giúp ổn định lượng đường trong máu do đó có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
- Với hệ thần kinh, thịt dê giúp tăng cường bộ nhớ, nhất là với trẻ em vì nó giúp chúng phát triển trí não. Người lớn ăn thịt dê sẽ có tâm trạng phấn chấn, tươi tỉnh, giảm căng thẳng thần kinh và chống stress.
- Với hê xương khớp, thịt dê chứa vitamin niacin nên giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng. Các khoáng tố vi lượng đặc biệt nhiều Ca và Mn tốt cho xương , răng và tóc... Thịt dê ngon và lành mạnh giúp ngăn ngừa loãng xương, giảm đau các khớp, giảm đau răng và chống rụng tóc.
- Một nghiên cứu đáng chú ý từ thịt dê là nó có tác dụng chống oxy hóa tế bào rất mạnh nhờ chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, selenium và choline giúp tiêu diệt các gốc tự do có hại cho tế bào, do đó ăn thịt dê cũng rất có lợi cho việc ngăn ngừa các bệnh ung thư.

(còn nữa)

Xã hội hóa trường chuyên, nên chăng?

(Post lại một bình luận trong một diễn đàn khoa học)

Tôi sẽ chia các ý kiến liên quan và thảo luận từng cái một cho rành mạch, khỏi lạc đề. Giáo dục ở cấp phổ thông có đào tạo phổ cập và đào tạo elite. Đúng và công bằng ra, xã hội phải chi ngân sách để đào tạo phổ cập. Phổ cập quan trọng hơn, để tạo một platform để xã hội dựa vào đó phát triển, bên cạnh tạo ra lực lượng chủ lực của xã hội, vì thế cần sự đồng đều ở mức cao nhất, vì xã hội phải có một mặt bằng chung mới có thể đồng thuận. Đào tạo elite phải do các cá nhân tự nỗ lực. Ở VN có một nhận thức sai lầm 2 lần là đồng nhất các trường chuyên là để thay thế cho đào tạo elite.
Thứ nhất, đào tạo chuyên cũng là một kiểu sản xuất hàng loạt, học sinh chuyên phong cách rất na ná nhau, tư duy cũng na ná nhau, không thể nào ra elite được. Thứ hai, chuyên dùng ngân sách, không thể đào tạo elite đúng nghĩa.
Tuy nhiên, elite là một khái niệm rất tương đối, chỉ thành phần "tỉnh thức" nhất của xã hội. Ở giai đoạn khá dài kể từ khi Thủ tướng lập hệ thống trường chuyên, mặt bằng tri thức của xã hội rất thấp, giải được mấy bài toán khó đã có thể cho là elite, sau đó tiến lên một bước giành được giải Olympics được coi là elite (tư tưởng này đến nay vẫn khá phổ biến, khác xa với quan niệm ở các nước khác, đó chỉ là một cuộc thi của trẻ con, chẳng có gì là thần đồng, tài năng cho lắm). Gần đây ở Ams, thì tiến lên ở mức được nhận vào các đại học danh giá của Mỹ. Cũng phải nói thêm, các đại học như Harvard, Stanford,... chuyên nhận và sản xuất các elite của Mỹ, nhưng có một chính sách diversify các loại học sinh để họ có thể tiếp thu nhiều giá trị văn hóa. Nhờ thế ta mới có thể lọt vào.
Nói cho vuông, lớp chuyên của VN chỉ là một loại lớp dạy chương trình gần với mức bình thường ở một môn nào đó như Toán, Văn, Tin học, mà vì ta nghèo và dốt nên chưa thể phổ cập. Có khác biệt chăng là trẻ ở các lớp này có chọn lọc và có sự tự tin khá cao.
Trường chuyên vì vậy có giá trị lịch sử và thành tựu của nó. Nhưng cũng phải nói thêm, học sinh trường chuyên không hề thành đạt, nếu so mức độ được ưu đãi. Và các nhóm học sinh chuyên không lập được thành giai tầng elite cho xã hội.
Mặt khác khái niệm elite của VN đã vận động, và từ lâu nó đã đạt đến tầm mới, giải một vài bài toán khó, được giải Olympics, không còn là "tỉnh thức hàng đầu". Một vài trường với một vài tiêu chí, không thể đáp ứng vai trò cái nôi của tầng lớp elite. Nói một cách khác hệ thống trường chuyên đã hoàn thành vai trò lịch sử của nó. Hiện tại nó chỉ còn là nơi được đầu tư đặc biệt và bất công, trong khi sẽ không có đóng góp cho tầng lớp elite mới, theo đúng nghĩa và lành mạnh sẽ là trách nhiệm của cá nhân và tư nhân.
Nếu chúng ta xem lại Budapest vào đầu thế kỷ 20 có hệ thống trường trung học với nhiều trường tư xuất sắc thế nào và đã sản sinh cho thế giới một thế hệ "những người sao Hỏa", chúng ta sẽ thấy chúng ta cần một hệ thống tương tự, gồm nhiều trường trung học "chuyên" xuất sắc, được đầu tư tử tế, có được tự do về chương trình.
Ngân sách chúng ta hãy để cho đào tạo phổ cập, cần và quan trọng hơn. Có sản sinh ra 10 giải thưởng Nobel và Fields, với đám đông ngu muội cũng không ích lợi gì, ngoài những hoạt cảnh vừa khôi hài vừa tang thương.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Wednesday, June 24, 2020

Tiếng Hoa và Tiếng Việt

Tiếng Việt & Chữ Quốc ngữ- Tiếng việt đơn lập nhưng nhiều âm tiết hơn hẳn tiếng Hoa, Nhật Hàn, nên dùng được chữ la-tinh ghi âm là chữ quốc ngữ -" một ngôn ngữ mới của Nước Nam đa dạng hơn, uyển chuyển hơn, đủ khả năng hơn cho sự diễn tả các tư tưởng mới-!- Phạm Quỳnh đã mừng mà viết thế từ 100 năm trước! (Ngôn ngữ mới của nước Nam).
Với 92 chữ cùng 4 âm shi, Triệu Nguyên Nhậm đã dùng đoạn văn 施氏食狮史 (The Lion- Eating Poet in the Stone Den) để biểu thị đặc tính của tiếng Tàu quá ít âm tiết, nên dùng chữ vuông biểu ý dễ hiểu hơn.Nay nhiều người Hung theo học tiếng Hoa, luôn lăn tăn về đặc điểm này!

Hoan hỉ chia sẻ Bài tổng hợp khá sâu sắc của Lão học giả Nguyễn Hải Hoành về đề tài này:

Tiếng Việt kỳ diệu

Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. May sao tổ tiên ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất – ngôn ngữ. Giữ được thế cũng là nhờ tiếng Việt tiềm ẩn những tính năng kỳ diệu, chẳng hạn ngữ âm cực kỳ phong phú, có thể ghi âm hầu như mọi ngữ âm ngoại ngữ.

Sau 1.000 năm bị Hán hóa, ngôn ngữ Việt chấp nhận chữ Hán nhưng cấm cửa tiếng Hán. Tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (gọi là từ Hán-Việt) mà không đọc bằng tiếng Hán, tức Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho với ý nghĩa “Chữ của người có học”. Chữ Nho chính là chữ Hán đượcphiên âm ra tiếng Việt, vì thế dễ học hơn. Tổ tiên ta có thể dùng chữ Nho bút đàm giao dịch với quan chức chính quyền chiếm đóng, đạt được yêu cầu bắt dân ta học chữ của chúng. Rốt cuộc người Việt có chữ để ghi chép và giao tiếp nhưng vẫn đời đời nói tiếng mẹ đẻ, không ai nói tiếng Hán. Mưu toan Hán hóa ngôn ngữ hoàn toàn thất bại.

Giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ và nhờ đó giữ được nòi giống và đất nước mình — đây là thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nói theo ngôn ngữ học hiện đại, là tổ tiên ta đã biết lợi dụng đặc điểm ghi ý không ghi âm của chữ Hán để đọc chữ Hán bằng bản ngữ. Chữ Nho đã thầm lặng vô hiệu hóa quá trình Hán hóa ngôn ngữ. Từ Hán-Việt đã giúp kho tàng từ vựng tiếng Việt phong phú thêm nhiều lần cả về số lượng và mỹ cảm. Cho dù khoảng 60% từ vựng tiếng Việt hiện nay có gốc Hán ngữ nhưng đó chỉ là hiện tượng giao thoa ngôn ngữ bình thường. Chẳng hạn tại TQ, khoảng 70% từ ngữ tiếng Hán hiện đại có gốc tiếng Nhật.

Để sửa nhược điểm chữ Nho không ghi được tiếng Việt, vào khoảng thế kỷ 12 tổ tiên ta làm một thử nghiệm ngôn ngữ táo bạo: sáng tạo chữ Nôm có yếu tố biểu âm, ghi được tiếng Việt. Chữ Nôm cấu tạo trên nền tảng chữ Hán, biết chữ Hán mới học được chữ Nôm, vì vậy phụ thuộc Hán ngữ và khó phổ cập, lại chưa được nhà nước công nhận, thời gian tồn tại quá ngắn so với chữ Nho. Tuy vậy, do văn thơ chữ Nôm thể hiện được tiếng nói và nỗi lòng của người bình dân nên đã tạo dựng được một nền văn học mới trội hơn hẳn văn học chữ Nho, mở ra một giai đoạn phát triển rực rỡ nền văn hóa Việt. Thử nghiệm này còn hé lộ một tiềm năng cực kỳ quý giá của tiếng Việt — thích hợp chữ biểu âm(phonograph). Đây là điều kiện tất yếu để 5 thế kỷ sau các giáo sĩ Francesco de Pina, Cristoforo Borri, Alexandre de Rhodes…làm được chữ biểu âm Latin hóa cho tiếng Việt. Giả thử các giáo sĩ-bậc thầy ngôn ngữ học ấy đến TQ làm chữ biểu âm cho tiếng Hán thì chắc chắn họ sẽ thất bại, bởi lẽ tiếng Hán không thích hợp chữ biểu âm.

Với hai ưu điểm quý giá –– biểu âm và Latin hóa, chữ Quốc ngữ đã làm thay đổi hẳn đời sống ngôn ngữ, văn hóa, xã hội nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền văn minh Việt. Loại chữ này ghi âm được 100% tiếng Việt, thực hiện nói/nghĩ thế nào viết thế ấy, viết thế nào đọc thế ấy, lại dễ học dễ dùng chưa từng thấy. Giới tinh hoa nước ta ca ngợiChữ Quốc ngữ là hồn đất nước.

Nói chữ biểu âm Latin hóa là loại chữ viết tiên tiến chắc sẽ bị những người theo “Thuyết chữ Hán ưu việt” phủ định, nhưng lại được hai sự việc sau khẳng định: 1) Người TQ từng bỏ ra ngót 100 năm thực thi cải cách chữ viết theo hướng làm chữ biểu âm Latin hóa thay cho chữ Hán. 2) Toàn bộ 14 phương án chữ viết do Nhà nước TQ sau năm 1949 làm cho 10 dân tộc thiểu số chưa có chữ đều dùng chữ biểu âm Latin hóa. Dân tộc Tráng từ xưa đã có chữ vuông kiểu chữ Nôm, Nhà nước vẫn làm chữ mới biểu âm Latin hóa cho họ.

Chữ Quốc ngữ đã thúc đẩy nền văn minh Việt phát triển với tốc độ gấp trăm lần quá khứ. Thứ chữ này nhanh chóng được toàn dân chào đón và học tập, vừa nâng cao dân trí vừa có tác dụng thống nhất âm tiếng Việt trong cả nước, qua đó góp phần thống nhất dân tộc. Dùng chữ Quốc ngữ có thể dịch các từ ngữ Hán hoặc Nôm và ngoại văn ra tiếng Việt, nhờ thế dân ta được tiếp xúc với kho tàng văn hóa của tổ tiên, các trào lưu tư tưởng mới và khoa học kỹ thuật phương Tây. Các lĩnh vực văn học, giáo dục, nghệ thuật, báo chí, xuất bản nhanh chóng hình thành và phát triển, vượt xa mấy nghìn năm cũ. Cây văn hóa Việt Nam vươn cao, thoát khỏi nguy cơ còi cọc vì cớm nắng do ở cạnh đại thụ văn hóa Trung Hoa. Phạm Quỳnh nói Chữ Quốc ngữ là công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt. Đúng thế, dùng chữ Quốc ngữ có thể ghi lại mọi ý nghĩ, không bị gián đoạn do phải tra tìm chữ như khi dùng chữ Hán, chữ Nôm. Trí tuệ được giải phóng dẫn đến sự hình thành một tầng lớp trí thức tân tiến. Do chữ cái Latin dùng được kỹ thuật in chữ rời, các sách báo, ấn phẩm đua nhau xuất bản. Các tổ chức cách mạng đều dùng chữ Quốc ngữ để tuyên truyền tư tưởng yêu nước chống thực dân phong kiến.

Chữ Quốc ngữ làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ hoàn toàn độc lập với Hán ngữ. Thời xưa Việt Nam, Nhật, bán đảo Triều Tiên đều dùng chữ Hán; khi thấy mặt hạn chế của nó, cả ba đều cố “Thoát Hán” về ngôn ngữ. Bán đảo Triều Tiên thế kỷ 15 làm chữ biểu âm Hangul, nhưng Hàn Quốc hiện vẫn phải dùng chữ Hán để chú giải các từ ngữ cần chính xác (như về pháp lý). Người Nhật thế kỷ 9 làm chữ biểu âm Kana, nhưng hiện vẫn dùng gần 2000 chữ Hán. Riêng Việt Nam nhờ dùng chữ Quốc ngữ mà từ năm 1919 chính thức bỏ chữ Hán. Quá trình “Thoát Hán -Thoát Khổng” này nhanh gọn, không gây ra sự đứt gãy văn hóa, là một thắng lợi văn hóa-tư tưởng cực kỳ quan trọng của dân tộc ta.

Hán ngữ nhìn từ tiếng Việt

Sau khi tiếp xúc phương Tây, giới tinh hoa TQ nhận ra các nhược điểm nghiêm trọng của chữ Hán. Từ cuối thế kỷ 19, họ bắt đầu nghiên cứu cải cách Hán ngữ theo hướng phiên âm hóa chữ Hán do nhà truyền giáo người Ý Matteo Ricci đề ra năm 1605. Đầu tiên họ làm ra chữ thiết âm (1892), đến 1911 đã đề ra 28 phương án chữ phiên âm. Thời Ngũ Tứ, nhiều học giả đòi bỏ chữ Hán, dùng chữ phiên âm. Năm 1918, TQ ban hành phương án “Chú âm Tự mẫu” dùng 39 chữ cái ghi âm Hán ngữ, là công cụ để nghiên cứu phần ngữ âm tiếng Hán. Phương án này hiện vẫn dùng ở Đài Loan và trong các tự điển của TQ.

Năm 1952, Mao Trạch Đông chỉ thị cải cách chữ Hán phải theo xu hướng phiên âm chung của thế giới. Năm 1954 TQ lập Ủy ban Cải cách chữ viết, tiến hành cải cách chữ Hán với quy mô lớn chưa từng có. Ngô Ngọc Chương, Chủ nhiệm Ủy ban, nói: TQ sau này sớm muộn sẽ phải chuyển sang dùng chữ phiên âm (tức chữ biểu âm), đây là quy luật khách quan phát triển chữ viết của thế giới; nhưng TQ không chủ trương bỏ chữ Hán…

Cải cách chữ viết đã đạt được thành tựu quan trọng:  – Đơn giản hóa (bớt nét) được vài nghìn chữ Hán để chữ trở nên dễ học dễ nhớ;  – Làm ra Phương án Pinyin Hán ngữ dùng chữ cái Latin có thể ghi chú âm (phiên âm) cho chữ Hán, mã hóa chữ Hán đưa vào máy tính, đánh chữ trên máy tính và smartphone, quốc tế hóa chữ Hán;  – Chuẩn hóa chữ Hán, xác định Tiếng Phổ thông (Standard Mandarin) là tiếng nói của toàn dân. Các thành tựu trên đã được luật hóa và áp dụng trong cả nước, giúp nâng cao tỷ lệ biết chữ, thống nhất ngôn ngữ. Hiện nay TQ đã áp dụng rộng rãi chế độ “Nhất ngữ Song văn”(Một tiếng nói, hai chữ viết): Toàn dân nói một thứ tiếng Phổ thông; chữ Hán là chữ viết pháp định, vẫn dùng như cũ, kèm theo dùng chữ Pinyin Hán ngữ để ghi âm chữ Hán.

Từ 1986, Ủy ban Cải cách chữ viết TQ ngừng đặt vấn đề làm chữ biểu âm thay chữ Hán, và nói tương lai chữ Hán sẽ do các thế hệ sau quyết định. Nghĩa là rốt cuộc TQ đã không đạt được mục tiêu tạo ra loại chữ biểu âm thay cho chữ Hán.

Ở đây có hai vấn đề: có nên bỏ chữ Hán không và có thể làm được chữ biểu âm cho Hán ngữ không. Rõ ràng, bỏ chữ Hán sẽ gây thảm họa bỏ mất di sản vĩ đại của nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm; 1,4 tỷ người Hoa không thể chấp nhận. Mặt khác, việc làm chữ biểu âm có nhiều khó khăn, chủ yếu do Hán ngữ có quá nhiều chữ hoặc từ đồng âm.

Chữ/từ đồng âm (homophonic words) là những chữ/từ khác nhau về tự hình và ý nghĩa nhưng đọc cùng âm, do đó mỗi chữ/từ có nhiều ý nghĩa khác nhau, khi nghe đọc hoặc khi dùng chữ biểu âm sẽ không phân biệt được, gây hiểu lầm. Chữ đồng âm dẫn tới cụm từ đồng âm, làm cho ngôn ngữ kém chính xác. Đây là vấn đề của Hán ngữ chứ không phải của chữ Hán. Một ngôn ngữ chính xác thì không nên có chữ/từ đồng âm, nhưng thực tế ngôn ngữ nào cũng ít nhiều có hiện tượng này. Khi có nhiều chữ/từ đồng âm thì không thể dùng chữ biểu âm –– vì nhìn chữ sẽ chẳng hiểu gì. Như câu他 叫 她 跟 它 走khi nhìn chữ Hán (chữ biểu ý, ideograph) thì có thể hiểu ý nghĩa, nhưng nhìn chữ biểu âm Ta jiao ta gen ta zou thì chẳng thể hiểu, vì ba chữ 他, 她, 它 (he, she, it) cùng đọc [ta]. Đoạn văn 施氏食狮史 cho thấy rõ nạn nhiều chữ/từ đồng âm đã giết chết chữ biểu âm.

Tổ tiên người TQ hiểu lẽ đó nên đã làm chữ viết có tính biểu ý (tức chữ Hán) mà không làm chữ biểu âm. Thế nhưng hiện nay một số học giả TQ vẫn hy vọng giải quyết được vấn đề chữ đồng âm và do đó làm được chữ biểu âm cho Hán ngữ.

Qua nghiên cứu tiếng Hán từ trên nền tảng tiếng Việt, chúng tôi cho rằng hy vọng nói trên là không hiện thực. Ngay từ năm 1954 Ủy ban Cải cách chữ viết TQ đã đặt nhiệm vụ tham khảo chữ Quốc ngữ Việt Nam. Nhưng năm 2009 một học giả hàng đầu TQ chê bai: “Chữ viết của Việt Nam sau khi phiên âm hóa, đầu đội mũ, chân đi giày, rất nực cười.”Do nhìn chữ Quốc ngữ với con mắt trọng tự hình, nhẹ ngữ âm nên họ chỉ thấy “giày, mũ” mà chưa thấy một điều quan trọng: tiếng Việt giàu âm tiết, tiếng Hán nghèo âm tiết, do đó Hán ngữ có quá nhiều chữ đồng âm, hậu quả là không làm được chữ biểu âm.

“Nghèo âm tiết” là nói số âm tiết của ngôn ngữ đó nhỏ hơn số đơn từ thông dụng.
Để xác minh Hán ngữ nghèo âm tiết, chúng tôi đã dùng “Tự điển Tân Hoa” bản thứ 10 新华字典第10版 双色本 (có 8.700 đơn tự) để thống kê số âm tiết có trong tự điển, kết quả được 415 âm tiết không xét thanh điệu, gồm 22 âm tiết có một chữ, 393 âm tiết có 2 chữ trở lên (tức có chữ đồng âm); đổ đồng mỗi âm tiết có 22 chữ đồng âm. Một số âm tiết có quá nhiều chữ đồng âm: [yi] có 135, [ji] – 123, [yu] – 118, [xi] – 103,…. So với 8.105 chữ thông dụng Nhà nước TQ quy định thì 415 âm tiết rõ ràng là nghèo âm tiết

Số liệu trên không khác với số liệu của TQ.[1] Li Gong-Yi dựa “Hán tự Tin tức tự điển” (7.785 đơn tự) thống kê, được414 âm tiết không xét thanh điệu, gồm 22 âm tiết có một chữ, 392 âm tiết có chữ đồng âm; [yi] có 131, [ji] – 121, [yu] – 115, [xi] – 102, [fu] – 99 chữ. Khi thống kê theo “Từ Hải” (19.485 đơn tự), âm [yì] (khứ thanh) có 195 chữ! Thống kê âm tiết có xét thanh điệu thì tiếng Hán có khoảng 1.400 âm tiết –– so với 8105 chữ thông dụng thì vẫn là quá nghèo âm tiết. Nếu xét toàn kho chữ Hán có khoảng 100 nghìn chữ (và không ngừng tăng) thì số chữ đồng âm quá nhiều.

Dễ thấy tiếng Việt giàu âm tiết: có 11 âm ă, â, b, đ, gh, ô, ơ, ư, v, ng, nh mà tiếng Hán không có; về thanh điệu tiếng ta có 6, tiếng Hán 4. Thống kê âm tiết (không xét thanh điệu) bắt đầu bằng nguyên âm A: tiếng ta có 27, tiếng Hán có 5 âm tiết.[2] Hơn nữa tiếng ta có nhiều âm tiết chưa dùng, như đỉu, đĩu, bỉa, bĩa… Hiện chưa có số liệu âm tiết tiếng Việt do Nhà nước công bố. Một công bố trên mạng cho biết tiếng Việt có 17.974 âm tiết, trong đó quá nửa chưa dùng. Một công bố khác nói có hơn 6.000 âm tiết đã dùng.

Tiếng Hán và tiếng Việt thuộc loại ngôn ngữ đơn âm tiết (đơn lập, monosyllabic), mỗi tiếng một âm tiết, do đó cần dùng rất nhiều âm tiết, vì thế dễ xảy ra nạn lắm chữ/từ đồng âm. Như đã nói, tiếng Việt giàu âm tiết nên không có nạn đồng âm, do đó làm được chữ biểu âm; tiếng Hán nghèo âm tiết nên có nạn đồng âm nghiêm trọng, do đó không làm được chữ biểu âm. Theo chúng tôi, chừng nào Hán ngữ còn là ngôn ngữ đơn lập và nghèo âm tiết thì còn chưa thể làm chữ biểu âm, suy ra không thể thay được chữ Hán. Kết luận này dường như không hợp với quan điểm của một số học giả TQ.

Đặc điểm của ngôn ngữ đa âm tiết

Có một sự thực khó hiểu: tiếng Nhật ít âm tiết hơn tiếng Hán (100 so với 415) mà vẫn làm được chữ biểu âm Kana –– điều đó chứng tỏ tiếng Nhật có số đơn từ khác âm nhiều hơn số đơn từ thông dụng.
Như đã biết, tiếng Nhật thuộc loại ngôn ngữ đa âm tiết (đa lập, multisyllabic), ví dụ từ samurai và Hiroshima có 3 và 4 âm tiết.

Trong ngôn ngữ đa âm tiết, mỗi đơn từ có thể là một chỉnh hợp (arrangement, tức tổ hợp có phân biệt thứ tự) gồm ít nhất 2 âm tiết khác nhau. Sau đây sẽ dùng toán học để chứng minh kết cấu chỉnh hợp có khả năng tạo ra tổng số đơn từ lớn hơn tổng số âm tiết của ngôn ngữ. Khi ấy được bài toán tính số chỉnh hợp chập k của một tập hợp chứa n phần tử. nlà lượng âm tiết của ngôn ngữ; k là số âm tiết khác nhau trong một đơn từ, A là số lượng các chỉnh hợp (đơn từ) tạo ra từ n âm tiết. Kết quả A bằng n giai thừa (factorial) chia cho (n – k) giai thừa:
A (n, k)  =   n! / (n-k)!
Rõ ràng A lớn hơn n rất nhiều; k càng lớn thì A càng lớn. Khi k=2 thì A= (n-1) n ; khi k=3 thì A=(n-2) (n-1) n…

Tóm lại, kết cấu chỉnh hợp có ưu điểm tạo ra số lượng đơn từ rất lớn, khiến cho ngôn ngữ  nghèo âm tiết vẫn làm được chữ biểu âm (chẳng hạn tiếng Nhật).
Ví dụ một ngôn ngữ có 415 âm tiết (n = 415), khi mỗi đơn từ là một chỉnh hợp 2 âm tiết (k = 2, như city, семья) thì tổng số đơn từ A sẽ bằng (415-1)(415), tức 171810 đơn từ, quá nhiều so với 415 âm tiết. Khi k = 3 (như minister, привычка) được 70957530 đơn từ.

Giả thử Hán ngữ là ngôn ngữ đa âm tiết, mỗi từ 2 âm tiết, thì do có 171810 đơn từ nên không có chữ đồng âm. Tiếc rằng không thể cải tạo ngôn ngữ đơn âm tiết thành đa âm tiết. Người Nhật có thể chỉ dùng chữ Kana mà không dùng chữ Hán, nhưng vì để thừa kế di sản văn hóa cổ mà hiện nay họ vẫn dùng gần 2000 chữ Hán kết hợp với chữ Kana.

Kết luận   

Các trình bày nói trên đã chứng minh hai luận điểm của tác giả:
1– Ngôn ngữ đơn lập nếu nghèo âm tiết thì không thể làm được chữ biểu âm, nếu giàu âm tiết thì làm được chữ biểu âm.
2– Ngôn ngữ đa lập dù nghèo âm tiết vẫn có thể làm được chữ biểu âm.
Từ đó giải đáp được các câu hỏi vì sao cùng là ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt làm được chữ biểu âm còn tiếng Hán thì không; vì sao tiếng Nhật rất nghèo âm tiết lại làm được chữ biểu âm; vì sao phần lớn các nước đều dùng ngôn ngữ đa lập và chữ biểu âm.

Xin nói thêm: cho dù hiện nay chữ Hán vẫn bị phê phán, song cần thấy rằng chữ Hán là lựa chọn hợp lý của tổ tiên người TQ. Chữ Hán có tính biểu ý thích hợp với một đất nước quá rộng và đông dân, nói hàng trăm phương ngữ khác nhau, hơn nữa ngôn ngữ nói có quá nhiều chữ/từ đồng âm, nếu chỉ dựa vào thính giác thì rất khó phân biệt (nhưng không thể tránh được tình trạng này, bởi lẽ Hán ngữ nghèo âm tiết). Những lý do ấy không cho phép Hán ngữ dùng chữ biểu âm; từ đó suy ra chữ Hán sẽ không thể bị thay thế, –– nghĩa là chữ Hán sẽ không bao giờ bị từ bỏ. Giới học giả TQ ngày nay chấp nhận quan điểm Chữ Hán là báu vật của văn minh cổ đại lại là gánh nặng của văn minh hiện đại, nhưng người Trung Quốc sẽ không vì mang gánh nặng ấy mà tiến chậm trên con đường hiện đại hóa, bởi lẽ họ nổi tiếng cần cù, chịu khó, chịu khổ lại được tiếp nguồn sức mạnh to lớn của nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm.

copy từ FB-anh Peter Nagy

Ấn Độ: Từ hôm qua đến ngày mai (10)

TRUYỀN THỐNG TRIẾT HỌC
Các bạn trở lại phần trước ở đây

Vishwanath S. Naravane

Triết học là 1 bộ phận ko thể tách rời của truyền thống Ấn Độ, nó phản ánh sinh động 1 trong những đặc điểm căn bản của truyền thống này là sự thống nhất trong đa dạng. Vào thế kỷ thứ 6 trước CN, khi thái tử Siddhartha, người sáng lập đạo Phật, rời bỏ cung điện của mình đi tìm chân lý, Người được biết rằng: đã có 48 trường phái triết học khác nhau từ chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên tới chủ nghĩa thần bí thuần túy nhất. Từ triết học trong tiếng Phạn (tiếng Sanskrit) là darshana, nghĩa đen là "chiêm ngưỡng", là "nhìn thấy". Chân lý chỉ có 1, nhưng chân lý lại đa diện và tự ta có thể nhìn thấy chân lý từ những góc độ khác nhau. Vì vậy, các darshana hay các trường phái triết học khác nhau chẳng những ko đối lập nhau mà còn bổ sung cho nhau. Điều đó có nghĩa là có sự khoan dung về mặt trí tuệ.

Một trong những nhân tố thống nhất và làm cho các trường phái triết học nhích lại gần nhau là niềm tin cho rằng: tri thức triết học ko phải là mục đích tự thân, mà nó chỉ là 1 phương tiện để chuyển hóa nội tâm nhằm đạt tới giải thoát tức mukti hay Nirvana (Niết bàn). Ngay những người sáng lập ra những hệ triết học trừu tượng nhất cũng đều thừa nhận mục đích chung này. Mục đích ấy coi tri thức triết học chỉ là 1 trong nhiều khí cạnh của sự thông thái cao nhất trong đó còn có sự trong sạch về đạo đức của người hiền sĩ và sự nhạy cảm của người thi sĩ và người nghệ sĩ. Các nhà triết học Ấn Độ (trừ các nhà duy vật triệt để nhất) còn thống nhất với nhau ở 1 điểm nữa là cho rằng: ko thể đạt tới sự giải thoát - tức là mục đích của tri thức - bằng 1 ngoại lực, chẳng hạn như "số mệnh", mà bằng sự tu thân tích đức của mỗi con người karma qua các kiếp luân hồi.

Bìa của tập san Thông tin Unesco (Một cửa sổ mở ra thế giới-Tháng 2/1989)

Trường phái triết học Jaina thừa nhận sự tồn tại của nhiều loại thực thể (dravya), trong đó có những thực thể vô sinh (pudgala) và những thực thể hữu sinh (jilva). Mọi sinh vật đều có linh hồn, kể từ những hình thức sơ đẳng nhất của sự sống tới những sinh vật cao đẳng nhất, những sinh vật hoàn thiện (tirthankara) đã vượt qua được những thuộc tính có hạn để đạt tới tri thức tuyệt đối (kaivalya). Những tirthankara ấy là thực tại tối cao, bởi trong thế giới quan của triết học Jaina ko có chỗ cho Thượng đế.

Ít nhất, ở buổi sơ khai, đạo Phật chủ yếu là 1 quan niệm đạo lý, bởi đức Phật đã cố tránh đề cập các vấn đề siêu hình để tập trung vào vấn đề "Khổ". Nhưng khi đức Phật nhấn mạnh đến tính phổ biến của luật nhân quả và tính vô thường của mọi sự vật và hiện tượng trên đời là đức Phật đã mở đường cho siêu hình học, nhất là sau khi xuất hiện tông phái Đại thừa (Mahayana). Nāgārjuna  (Long Thọ, 150-250 sau CN), người vĩ đại nhất trong các nhà triết học Phật giáo, là tác giả học thuyết "Chân không" (Shunnyavada), thuyết cho rằng: muốn hiểu được bản chất cơ bản nhất của thực tại thì phải "làm cho rỗng hết" mọi khái niệm và thuộc tính có hạn.

Nhưng trong cả tư tưởng Hindi, ở những bài thánh ca đầu tiên trong kinh Veda (khoảng 1500-1200 trước CN) cũng đã thể hiện khuynh hướng nhất nguyên luận, khuynh hướng sau đó thống trị toàn bộ tư tưởng Ấn Độ: đằng sau mọi cái đa dạng có 1 thực tại duy nhất được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Nhiều thế kỷ sau, các tập kinh Upanishad lại hướng vào nội tâm và khẳng định rằng: cái tinh thần phổ biến trong mỗi con người (atman, tức tiểu ngã) với cái thực tại tối cao (brahman, tức đại ngã), căn nguyên của Vũ trụ, chỉ là 1. Sau nữa, thi phẩm Bhagavadgita (Bài ca của Đấng Tối Cao) ra đời khoảng 200 năm trước CN đã cố tổng hợp các quan điểm triết học và tôn giáo khác nhau thành "Sáu học phái".

Sáu trào lưu lớn này trong triết học Hindi xưa nay được xếp thành 3 cặp: Samkhya và Yoga; Naya và Vaisheshika; Mimansa và Vedanta. Mặc dù có sự khác nhau căn bản giữa các trào lưu đó, song về mặt hình thức, tất cả đều thừa nhận uy thế của các tập kinh Veda, UpannishadBhagavadgita.

Tranh minh họa về Yoga-Thế kỷ thứ 18. Gosain Sagargir, a Śaiva Yogī, seated on a Leopard Skin 3 Mankot, c. 1700.
Brush drawing with opaque pigments on paper, 21.2 × 17.3 cm

Trường phái Samkhya là 1 hệ thống nhị nguyên, thừa nhận 2 thực thể độc lập là Tinh thần (Purusha) và Tự nhiên (Prakriti). Tinh thần là ý thức thuần túy, Tự nhiên là nguồn gốc của mọi tiềm năng sinh lực. Tinh thần và Tự nhiên ko bao giờ gặp nhau, nhưng hoạt động của Tinh thần có thể thúc đẩy hoạt động của Tự nhiên. Sự cân bằng giữa 3 yếu tố của Tự nhiên bị phá vỡ làm cho vũ trụ tiến hóa. Trường phái Yoga chấp nhận cơ sở triết học của Samkhya và vận dụng nó vào mặt thực hành của việc tự nhận thức mình. Mục đích của Yoga là loại trừ những lệch lạc, méo mó do ý thức gây ra để tìm về với bản chất chân thực của Tinh thần. Phương thức để đạt tới là suy tưởng, 1 điều cần nhiều sự rèn luyện và chuẩn bị về thể xác và tâm thức.

Trường phái Nyaya (Phân tích) quan tâm đến lôgich và các thuyết ngụy biện, và cũng nghiên cứu nguồn gốc tri thức con người. Trường phái Vaisheshika lại bàn tới những phạm trù khác nhau của thực thể, khẳng định rằng: mọi thực thể đều hợp thành bởi 4 loại nguyên tử bất diệt và ko thể chia nhỏ.

Trường phái Mimansa (Nghiên cứu) quan tâm đến nguyên lý nhân quả để dẫn ra 1 cơ sở triết học biện minh cho uy lực của kinh Veda và nghi lễ Veda. Sau cùng, trường phái Vedanta (Sự hoàn thành của Veda) là sự hoàn thiện của triết học cổ điển Ấn Độ, là đỉnh cao của truyền thống Veda. Vedanta có nhiều phái. Có nhiều ảnh hưởng nhất là phái Nhất nguyên, tức "Phi Nhị nguyên" (Advaita). Ramanuja (mất 1137) khẳng định rằng: thế giới và mỗi người đều bắt nguồn từ cái Tổng thể siêu phàm, mặc dù ko đồng nhất với Thượng đế. Nhà triết học vĩ đại Shankara (780-820) còn theo thuyết Nhất nguyên triệt để hơn nữa vì ông cho rằng: thực tại duy nhất là brahman hay cái Tuyệt đối. Bản ngã (java) đồng nhất với Đại ngã (brahman) còn thế giới (jagat) chỉ là bề ngoài. Nếu ta thấy cái tôi và thế giới tách rời nhau, thành những thực thể riêng biệt, thì đó chỉ là do 1 quyền năng vũ trụ bí ẩn (maya, tức ảo ảnh) gây ra sự ngu dốt.

Thuyết Advaita Vedanta của Shankara đã thống trị tư tưởng Ấn Độ từ 12 thế kỷ nay. Ta có thể đánh giá được uy tín của ó qua câu ngạn ngữ dân gian nói rằng: ko có trường phái triết học nào đối đầu được với Advaita, "cũng như mọi sinh linh trong rừng đều im bặt khi sư tử cất tiếng gầm".

Adi Shankara
(còn nữa)
Các bạn xem tiếp ở đây

Tuesday, June 23, 2020

Sống không hổ thẹn

Chân lý & giác ngộ

Có thể nghèo, nhưng đừng bao giờ phản bội nhân cách.
Có thể theo đuổi tiền tài, nhưng đừng để ham mê vô độ.
Có thể phát biểu ý kiến, nhưng đừng đâm thọc chia rẽ.
Có thể không làm người hiền lành, nhưng cũng đừng làm điều xằng bậy.
Có thể không cần học vị, nhưng không thể sống cuộc đời vô vị.
Có thể phong lưu phóng khoáng, nhưng nhớ đừng buông thả quá đà.
Có thể không nói lời cảm ơn, nhưng trong lòng không thể sống vong ơn.
Làm người khờ khạo một chút không sao, miễn đừng giả dối là được; tinh quái một chút cũng được, miễn không hại người.
Mồm miệng nhanh nhảu cũng tốt, miễn đừng đâm thọc sau lưng người khác.
Nhờ cậy một chút cũng được, miễn đừng qua cầu rút ván.
Dù nghèo hay giàu, nếu biết cho đi mới thật sự đáng quý.
Người khác nhìn bạn thế nào không quan trọng, chỉ cần không thẹn với lòng mình, là vui!

copy từ FB-Trần Thanh Đàn (ELTE.vidi72)

Kìm hãm và Tự do.

HÃY TRẢ LẠI TỰ DO CHO THƠ VĂN

Đề thi văn tốt nghiệp THPT năm 2018 đang khơi lên những bàn luận sôi nổi đa chiều. Việc hay dở của đề văn xin nhường lại cho các nhà chuyên môn. Ở đây chỉ xin góp một góc nhìn vỡ đất thô thiển của một kẻ ngoại đạo.

ÁP ĐẶT CHÍNH TRỊ

Không phải chỉ năm nay mà đã nhiều chục năm qua, đề văn không hay. Bởi vì các đề văn đều bị mắc một nan bệnh xuyên suốt. Đó là áp đặt chính trị.

Biết rằng văn là cuộc sống. Văn không thể thoát khỏi cuộc sống. Nhưng hãy lục lại tất các đề văn nhiều chục năm qua, đề văn nào cũng bắt học sinh phải nói đến chính trị đương thời.

Ép buộc nói đến chính trị đương thời tuy gò bó, nhưng chưa phải là tai vạ. Mà tai vạ nằm ở chỗ, buộc phải bàn đến chính trị đương thời theo một luồng suy nghĩ bị áp đặt trước. Mọi sự phá rào tức thì sẽ bị đánh thấp điểm, bởi cho rằng bị sai hay lạc đề. Đó là bỏ tù văn chương. Đó là trói buộc sáng tạo. Đi ngược với bản chất tự do sáng tạo của văn chương.

HẠN CHẾ TẦM NHÌN LỊCH SỬ

Học văn 12 năm là học văn theo chiều dài lịch sử của Dân tộc. Đề văn Tốt nghiệp PHTH hầu như chỉ gò bó trong khuôn khổ các tác phẩm tác giả đương đại. Đó là hạn chế tầm nhìn lịch sử.

TẦM CHƯƠNG TRÍCH CÚ

Phải suy nghĩ theo một luồng tư tưởng áp đặt trước đã là khó chịu, học sinh còn phải bị trả lời những câu hỏi sặc mùi tầm chương trích cú, về tác giả tác phẩm. Trên thực tế, cách nhìn của các em học sinh rất khác với cách nhìn của người ra đề. Rằng, các em không tìm thấy điều hay điều đẹp trong các tác phẩm như người ra đề nhìn thấy. Chưa nói đến điều nhìn thấy của người ra đề thực ra không do chính họ nghĩ ra, mà bị ảnh hưởng bởi luồng tư tưởng khuôn mẫu áp đặt trước.

Khi học văn, yêu tác phẩm hay nhà văn nào người đọc tự khắc sẽ nhớ được. Nhưng khi bắt học sinh phải trả lời các câu hỏi về các tác giả tác phẩm mà cá nhân các em không yêu thích thì đó là cực hình. Học văn mà phải trả lời các câu hỏi thống kê thì thật vô cùng buồn tẻ. Chẳng bao giờ thức dậy được khao khát văn chương.

KHÔNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI THI

Hãy làm một phép thử giản đơn, cho học sinh tự do chọn tác phẩm tác giả để nghị luận, thì các em có chọn các tác giả tác phẩm mà mấy chục năm qua đề thi văn đã lựa chọn hay không? Ra đề thi mà không chịu nhìn từ góc độ người thi thì không bao giò có thể có một đề thi tốt.

Nhưng vấn đề không chỉ là đề thi tốt. Mà khi không nhìn từ góc độ người thi, thì không thể nhìn được tài năng tiềm ẩn của học sinh, nên không thể thức tỉnh và càng không thể tạo cơ hội để thăng hoa tài năng văn chương của các em.

Quay về một chút với đề thi văn năm nay. Không ai có thể bắt các em phải đánh thức tiềm lực của đất nước một cách gượng ép. Muốn biết bài thơ “Đánh thức tiềm lực” của Nguyễn Duy có thành công hay không khi được chọn làm đề thi văn năm nay, thì hãy hỏi các em học sinh vừa thi xong, rằng thành thật trong đáy lòng, đọc bài “Đánh thức tiềm lực” có đánh thức được tiềm năng thơ văn của các em hay không?

Một phép thử khác nữa, là hỏi nhà thơ Nguyễn Duy, rằng nếu để ông chọn thơ ông cho đề thi văn thì ông có chọn bài “Đánh thức tiềm lực” hay không?

Hai phép thử giản đơn sẽ cho biết đề văn thành công đến mức độ nào.

HÃY TRẢ LẠI TỰ DO CHO THƠ VĂN

Mười hai năm học văn ở PTTH nếu lúc kết thúc mà phải thể hiện, thì dứt khoát phải thể hiện những thăng hoa văn học từ những gì đã tích lũy. Những câu hỏi truy cứu kiến thức khuôn mẫu tầm thường không đưa lại cảm hứng văn học, mà giam cầm những sáng tạo cá nhân, làm thui chột tài năng văn chương ở thời điểm rẽ nhánh quan trọng nhất của một đời người.

Như cỏ cây, dòng sông, ngọn gió trên thảo nguyên bao la, sự phóng khoáng sinh ra muôn sắc màu kỳ diệu. Một đất nước tự do tư tưởng là phù sa sinh dưỡng những tài năng xuất chúng làm cho đất nước giàu mạnh.

Chỉ những tư tưởng luôn hướng tới tự do, mới khát khao tự do đến cháy bỏng mà không bao giờ đếm xỉa đến sự đớn hèn ràng buộc tự do của người khác. Một đất nước có nhiều những tư tưởng tự do tự khắc sẽ hùng cường. Một đất nước nhiều những kẻ kìm hãm tự do thì tất sẽ bị phụ thuộc.
Học văn là học tự do. Dạy văn là dạy xé biên giới.

Nguyễn Ngọc Chu