Tuesday, June 30, 2020

Khai phá thời ĐDVH: Kinh tế học với nhân tố con người là quan trọng (2)

"Chúng ta cần nghiêm túc nghĩ xem một hành động bạo lực có phải là điều đúng, trong quyền lợi lớn hơn của quốc gia và nhân dân trong dài hạn. Tôi tin rằng: bạo lực chỉ làm gia tăng chu kỳ của bạo lực mà thôi".
Đức Đạt-lai Lạt-ma
------------
Sau ngày 11-9-2001, Tổng thống Bush đáp lại bằng cách tấn công Afghanistan, chưa đến 18 tháng sau, Mỹ tấn công Iraq. Ông nói: sứ mệnh của Mỹ là “loại trừ cái ác khỏi thế giới”, nhấn mạnh 1 cuộc “thập tự chinh” chống lại “Trục của cái ác” (the Axis of Evil) – gồm Iraq, Iran và Bắc TT. Sulak cho biết: ông chưng hửng khi nghe những lời này, và nhớ rằng Hitler và Stalin cũng từng muốn loại trừ cái ác khỏi thế giới.

Nhà văn lớn của nước Nga, Alexander Solzhenitsyn viết:
“Phải chi mọi sự giản đơn như thế! Phải chi có những kẻ ác ở đâu đó, xảo quyệt phạm vào những việc ác, và chỉ cần tách lìa họ khỏi tất cả phần còn lại của chúng ta và hủy diệt họ. Nhưng con đường phân chia thiện và ác chạy ngang qua tim của mỗi con người, và có ai lại đành lòng hủy diệt một phần trái tim của chính mình?”

Bất bạo động

Đức Phật, triết gia ở thế kỷ thứ 3 sau CN, Nāgārjuna (Long Thọ) cho rằng: ahimsa (bất tổn hại), tức "bất bạo động". Bất bạo động ko có nghĩa là ko làm gì. Đó là 1 tiến trình chủ động, toàn triệt về sự đáp lại những cuộc tranh chấp qua truyền thông và san sẻ nguồn năng. Theo đức Phật: mọi hành vi bạo động đều có 1 ý/hướng đi trước, hoặc có ý thức hoặc vô thức. Để sáng tạo ra 1 vh hòa bình, chúng ta phải bắt đầu bằng cách nhìn nhận sự bạo động trong tâm của chính mình và rồi học cách giải giới nó; tham, sân, hoặc si thì nằm ở cốt lõi mọi hành vi bạo động. Trí tuệ và lòng từ bi nằm ở nền tảng của mọi hành vi bất bạo động.

Mỗi 1 hành động của chúng ta đều có hậu quả. Trong kinh Pháp cú (Dhammapada), Đức Phật nêu rõ: "Sân hận ko nhổ bật được rễ của sân hận. Chỉ bằng thương yêu thì sân hận mới tiêu tan. Luật này là cổ sơ và vĩnh hằng". Gandhi tóm lược luật này rất khéo: "Mắt đền mắt làm cho toàn thế giới mù lòa". Đức Phật cũng nói: "Nếu bạn hành động với 1 tâm trí suy đồi, đau khổ sẽ theo sau (...) Nếu bạn hành động với 1 tâm trí an bình, hòa bình sẽ theo sau". Chúng ta ko thể tránh khỏi hậu quả của nghiệp lực (karma). Chúng ta phải tỉnh táo với mỗi hành vi trong đời sống. Bạo động ko phải là hậu quả của 1 nền chính trị sai lầm. Bạo động phát khởi từ ý thức của con người.

Nền vh bạo động sản sinh ra, bình thường hóa và tiêu thụ những ý tưởng chia rẽ và sân hận. Xh hiện đại đầu tư 1 cách tích cực vào chiến tranh và bạo động. Nước Mỹ tiêu dùng gần một nửa tổng số tài nguyên của thế giới, theo sau với khoảng cách khá xa là Anh, Pháp, Nhật Bản và TQ. Hầu như các nước thuộc thế giới thứ 3 cũng đầu tư quá nhiều cho ngân sách quân sự, và nhiều nước còn lại vẫn chứa chấp các căn cứ QS của Mỹ trên lãnh thổ của mình.

Martin Luther King nhận xét rằng: "quyền lực khoa học của chúng ta đã vượt xa quyền lực tâm linh của chúng ta. Chúng ta đã hướng dẫn những đầu đạn và chúng ta hướng dẫn sai những con người". Gandhi ghi nhận: "Chúng ta thường ngạc nhiên trước những khám phá đáng kinh ngạc trong lĩnh vực bạo động. Nhưng tôi chủ trương rằng những khám phá còn chưa hề được mơ tưởng tới và hầu như bất khả thi sẽ được thực hiện trong lĩnh vực bất bạo động".

Chúng ta sống trong 1 thời đại vừa là đa nguyên vừa là khủng bố, và dứt khoát chúng ta phải nói lên được điều gì đó để có thể tạo thành 1 nền vh hòa bình. Bất bạo động là luật, là nguyên tắc căn bản của Phật giáo.


Giữ hòa bình là giải pháp chấm dứt việc người ta tấn công lẫn nhau. Điều này giảm thiểu tổn thất nhưng ko bảo đảm sự ổn định lâu dài. Phải dập tắt những đám lửa, nhưng tốt hơn là ngăn ngừa nguy cơ của chúng, trước tiên là đáp ứng với những lý do căn bản. Có nhiều ví dụ trên thế giới cho thấy việc sử dụng bất bạo động để chấm dứt bạo động và áp bức, đồng thời đem lại sự thay đổi xh lâu bền.

Sức mạnh của nước Mỹ ko nằm ở sự giàu có hay lực lượng quân sự, mà là những lý tưởng của nước này về tự do, dân chủ, và sự hào hiệp. Nhân loại phải chấm dứt sự đầu tư cho chiến tranh và bạo động, thay vào đó là hòa bình và bất bạo động. Dennis Kucinich đã đề xuất 1 quyết nghị tại Quốc hội Mỹ để tạo ra 1 Bộ Hòa Bình với quyền hạn ngang hàng với các bộ trong nội các.

Đáp ứng tiếp theo đối với tranh chấp - tạo hòa bình - ko chỉ liên quan tới việc can thiệp và là thực sự giải quyết các tranh chấp. Yếu tố hàng đầu của việc giữ hòa bình là đối thoại. Cái chúng ta gọi là đối thoại thường chỉ là những độc thoại. Đối thoại thật sự đòi hỏi việc lắng nghe từ cả 2 phía một cách năng động và bình đẳng. Chúng ta cần từ bỏ ý tưởng về 1 hậu quả nào đó để giữ yên lặng từ bên trong. Khi cả 2 bên đều cảm thấy mình được nghe, thì sự giải quyết vấn đề 1 cách sáng tạo có thể mang lại những kết quả ko thể ngờ trước. Hòa giải là chìa khóa. Nhìn nhận quá khứ giảm nhẹ đau khổ, chữa lành bất công, và nuôi dưỡng những chuyển hóa. Như thế được gọi là công lý phục hồi (restorative justice), trong đó cả nạn nhân và kẻ phạm lỗi đều lắng nghe nhau 1 cách sâu xa - dẫu có thể rất khó khăn - và nhờ thế, cả đôi bên đều thay đổi. Giải pháp mang tính giáo hóa như thế này, hơn là trừng phạt, giảm thiểu sự báo oán trả thù.

Xây dựng hòa bình, đáp ứng thứ ba, là cố gắng ko ngừng để tạo được 1 xh an bình. Nó bắt đầu ở cấp nền tảng và bao gồm 1 phạm vi rộng với những giải pháp trường kỳ - giáo dục, dân chủ từ cơ sở, những cải cách phù hợp về đất đai, giảm thiểu sự nghèo khó của dân chúng.

Việc xây dựng hòa bình phải dựa trên cơ sở bất bạo động, và đến lượt bất bạo động, phải dựa trên cơ sở trí tuệ và từ tâm. Những hoạt động này hiếm khi trở thành những tựa đề lớn trên truyền thông, nhưng là những đáp ứng đầy ý nghĩa với tranh chấp. Một khi cuộc chiến đã khởi đầu, hầu như nó ko thể dừng lại. Chúng ta cần chấm dứt cuộc chiến kế tiếp ngay lúc này bằng cách tạo dựng những xh công chính và thật sự dân chủ.

(còn nữa)

No comments:

Post a Comment