Friday, August 31, 2018

Về văn học & Nghệ thuật

Điều gì làm chúng ta ưa thích một tác phẩm văn học, ngắm một bức tranh, nghe một bản nhạc? Với người khác tôi không biết, nhưng với tôi, những tác phẩm văn học nghệ thuật phải GỢI MỞ. Gợi trong tôi bề dày đời sống tôi đã nếm trải, đã học, mở những suy tư day dứt mãi về sự sống còn - mất mát của đời người. Nghĩa là phải gợi mở niềm cảm hứng. Chừng nào còn điều này trong tôi, chừng đó tôi còn biết thưởng thức, chừng đó tôi đang còn sống thật sự....
( Mới ban mai đã lý sự, vì sáng thu lành lạnh mang cảm hứng làm việc đến cho ta....)

Nguyễn Hồng Nhung (ELTE.VIDI72)

Lý do gì mà khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” ở huyện đảo Lý Sơn ngưng xây dựng?

Bởi AdminTD - 31/08/2018
TWEET
SHARE 0
Đàm Ngọc Tuyên
31-8-2018
Lời tác giả: Khi về thăm quê nhà, tôi được một người bạn ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho hay, ở huyện đảo này có rất nhiều “chuyện lạ”. Cho nên tôi đã vượt biển đến Lý Sơn, để tìm hiểu thực tế, giúp người dân cả nước hiểu thêm những câu chuyện kỳ lạ này.
Những chuyện kỳ lạ ở đây nhiều lắm, nhưng xin được ghi chép lại ba chuyện kỳ lạ nhất, để giúp độc giả có cái nhìn về những gì đang diễn ra ở huyện đảo tiền tiêu, nơi đầu sóng ngọn gió này, qua bài viết ba kỳ. Kỳ 1: Lý do gì mà khu tưởng niệm Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn ngưng xây dựng? Kì 2: Thương hiệu tỏi Lý Sơn đang chết vì gian thương và chính quyền. Kì 3: Những chuyến tàu vượt biển đến đảo Lý Sơn chứa đựng những rủi ro chết chóc.
Qua ký sự ngắn này, xin được gởi lời cám ơn chân thành nhất đến những ngư dân kỳ cựu bám biển trên 30 năm, cũng như bà con nông dân trồng hành tỏi ở xã An Hải và An Vĩnh, đã cho biết thêm một số thông tin. Đặc biệt là chú em hữu duyên tên Đ.T.N đã hết sức nhiệt tình làm hướng dẫn viên du lịch miễn phí. Nhờ N. mà tôi mới tìm được đến “hòn đá đầu tiên của khu tưởng niệm Hoàng Sa”.
Đồng thời, cũng xin được gởi lời xin lỗi đến anh Hai Lên (anh cho phép nêu tên) vì chưa thể thực hiện lời hứa viết về nỗi uất nghẹn của các ngư dân Lý Sơn khi đánh bắt ở Hoàng sa và Trường Sa, đã bị người của “nước lạ” tấn công, hành hạ…
***
Kỳ 1: Lý do gì mà khu tưởng niệm Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn ngưng xây dựng?
Tôi đến huyện đảo Lý Sơn vào buổi trưa. Sau khi, thu xếp được chỗ ở qua đêm, ăn trưa xong, tôi mượn xe người quen rồi lên đường tìm đến Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa, được cho là có diện tích gần 2ha.
Theo chỉ dẫn của một người dân, từ bến cảng men theo con đường ven biển, đi khoảng 4km thì đến trung tâm huyện. Người này cho biết “Khu tưởng niệm” nằm bên phải. Nhưng đó không phải là khu tưởng niệm mà tôi muốn tìm, mà đây là tượng đài Hải đội Hoàng Sa, kiêm quản Bắc Hải. Tiếp tục hỏi thêm vài người dân nữa, hầu hết ai cũng chỉ đến tượng đài Hải đội Hoàng Sa.
Cuối cùng, khi ghé vào quán nước hỏi thăm bốn người thanh niên đang uống nước về cái “hòn đá xây khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa” ở trên núi Thới Lới, cả bốn người đều tận tình hướng dẫn: Đi tiếp 4km nữa, men theo con đường lên núi, có doanh trại quân đội đóng, thì sẽ thấy ngay. Họ nói “ngay chỗ có cái cờ rất cao”.
Khi hỏi thêm, ở trên đó có bán hương để thắp không? Họ cho biết: không có ai bán đâu, khu vực quân đội, mà cũng chẳng có lư hương để thắp! Nghe xong, tôi tiếp tục lên đường, dù trong lòng có sự hoài nghi rằng tại sao khu tưởng niệm lại không có chỗ thắp hương?!
Dưới cái nắng của vùng biển đảo, dù gió biển lồng lộng nhưng vẫn không ngăn được mồ hôi túa ra. Cuối cùng rồi tôi cũng tới nơi theo lời chỉ dẫn. Nhưng khi tới nơi rồi, tôi mới thấy thất vọng tràn trề, bởi đây không phải là khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa, mà là cột cờ tổ quốc do Hội Sinh viên Việt Nam xây dựng. Đã vậy, những hàng chữ khắc trên cột cờ rụng rơi gần hết!
Viết dài dòng như thế, để mọi người cảm nhận được rằng, rất nhiều người dân ở đây chẳng ai biết “Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa rộng 2ha” ở chỗ nào! May mắn, tôi gặp được cậu em dân địa phương tên N. đang cùng với cô bạn ngồi chơi ở cột cờ. Tôi hỏi câu hỏi như đã hỏi những người dân trước đó, thì cậu ấy cũng chỉ tôi quay lại tượng đài Hải đội Hoàng Sa. Buộc lòng, tôi lên mạng tìm bài viết của báo VnExpress viết về lễ khởi công xây khu tưởng niệm này vào ngày 17/1/2016.
Các quan chức tại lễ khởi công. Ảnh: Nguyễn Đông/ VNE
Vừa nhìn bài báo, cậu N tức giận, la toáng lên: “Họ nói chứ không xây chú ơi! Chỉ có hòn đá đầu tiên dưới kia kìa!” Vừa nói, cậu N vừa tận tình chỉ tôi nhìn về hướng đảo Bé ở xã An Bình. Tôi nhìn thấy hòn đá bé nhỏ ấy giữa lưng chừng quả núi mà tôi đang đứng. Trông nó cô độc, trơ trọi và hoang phế quá!
Tôi chần chừ chưa kịp mở miệng định nhờ cậu ấy dẫn đường, thì cậu N đã nhiệt tình nói: “Chú muốn xuống đó thì cháu dẫn đi!”. Tôi, cậu ấy và cô bạn cậu men theo con đường mòn ít người qua lại, rộng chưa được nửa mét. Cả ba lần mò đến “Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa” có diện tích chưa đầy 1,2m2, thay vì “gần 2ha” như bài báo VnExpress viết. Vừa đi cậu ấy vừa nói thêm: Người ta nói với dân không xây nữa vì chuyện tâm linh gì đó, nhưng rất có thể họ bị áp lực từ “nước lạ”!
Tác giả Đàm Ngọc Tuyên tại “khu tưởng niệm”. Ảnh: Tác giả cung cấp
Đến nơi, tận mắt chứng kiến “khu tưởng niệm”, trong lòng trào dâng nỗi uất nghẹn. Trong tiếng gió biển, tiếng sóng rì rào từ khơi xa vọng lại, như tiếng oán than, kêu khóc của biết bao vong linh người Việt đã ngã xuống khi ra khơi, bám biển để khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, nhưng giờ đây vong linh họ không có nơi chốn trở về…
***
Nội dung bài báo VnExpress ngày 17/1/2016 cho biết, dự án xây dựng khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa” có vốn đầu tư khoảng 70 tỷ đồng, trên diện tích gần 2ha tại núi Thới Lới, huyện đảo Lý Sơn. Khu tưởng niệm này là công trình thứ hai trong chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động hồi tháng 3/2014.
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, nói với báo VnExpress, “việc chọn Lý Sơn để xây dựng Khu tưởng niệm Hoàng Sa mang nhiều ý nghĩa, bởi nơi đây như một bảo tàng sống về Hoàng Sa với những di chỉ của Triều đình Nhà Nguyễn cho ngư dân ra khai phá, xác lập chủ quyền và quản lý ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”.
Bức tượng “Người mẹ thắp lửa” do kiến trúc sư Trần Văn Dũng thiết kế đã được chọn để xây khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”, nói về “những người phụ nữ đứng trên đất liền, chiều chiều ra bãi biển đứng ngóng đợi chồng con. Những lần người thân không về, họ lại lặng lẽ thắp ngọn đèn cúng vọng”.
Bức tượng “Người mẹ thắp lửa” do kiến trúc sư Trần Văn Dũng thiết kế. Ảnh: Soha
Vào thời điểm tháng 1/2016, bí thư huyện ủy đảo Lý Sơn là bà Bùi Thị Quỳnh Vân. Bà Vân hiện là Ủy viên dự khuyết Trung ương và là Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi. Còn đường quan lộ của bà thênh thang, nhưng “khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa” thì teo tóp lại!
Dư luận từ người dân Lý Sơn nói riêng và người dân Quảng Ngãi nói chung, cho rằng: Khi tiến hành khởi công đặt viên đá đầu tiên ở khu tưởng niệm “Nghĩa sĩ Hoàng Sa”, thật ra không phải vì mục đích tâm linh, mà là phục vụ mục đích chính trị. Vào thời điểm đó, ông Võ Văn Thưởng muốn “nhân tài” là bí thư huyện ủy Lý Sơn – bà Bùi Thị Quỳnh Vân – được cơ cấu vào Ủy viên dự khuyết Trung ương trong cuộc họp từ ngày 26 đến ngày 28/1/2016. Vì sao người dân Quảng Ngãi xem bà Vân là “nhân tài”, có lẽ do con đường quan lộ của bà xuất phát từ nhân viên tạp vụ, mà chúng tôi sẽ trở lại vào một dịp khác.
Bí thư huyện ủy Lý Sơn hiện nay là ông Nguyễn Viết Vy. Ông Vy nhận chức vào tháng 10/2016 khi mới 33 tuổi, mà báo chí đưa tin, ông là bí thư huyện trẻ nhất từ trước đến nay. Ông bí thư huyện đúng là rất trẻ, đối nghịch với nước mắt già nua đợi chờ của “Người mẹ thắp lửa” suốt gần 3 năm qua!
***
Tôi đem câu chuyện này hỏi thăm một vài người lớn tuổi ở địa phương, tất cả những người này đều có chung thắc mắc: Ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa, từ trung ương đến địa phương khua chiêng gióng trống, báo chí rầm rộ đưa tin. Vậy hà cớ gì, gần ba năm qua, chính quyền lại bỏ “hoang phế” dự án này?! Phải chăng chính quyền bị áp lực từ “nước lạ” nên không thể tiếp tục xây dựng?! Hay vì đây là công trình tưởng niệm những người đã khuất, cho nên chính quyền làm một “dự án ma”?! Hay số tiền kêu gọi từ các doanh nghiệp (70 tỷ đồng) bị các doanh nghiệp, cá nhân hứa nhưng rồi “xù”, nên chính quyền không có kinh phí làm tiếp?! Ngược lại, nếu chính quyền đã nhận tiền từ doanh nghiệp rồi, thì số tiền đó nay đã về đâu?!
Hàng loạt câu hỏi được người dân đặt ra, mong muốn được chính quyền địa phương và trung ương giải đáp. Đây là việc khẳng định chủ quyền quốc gia, tưởng nhớ những vong linh nghĩa sĩ đã hy sinh xương máu, chứ không phải là một công trình vui chơi, giải trí cho trẻ em để có thể ngưng một cách tùy tiện.
Có lẽ hàng triệu người Việt khắp nơi nghĩ rằng “Khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa” đã xây xong từ lâu rồi. Nhưng không, đây có thể nói là sự lừa gạt của chính quyền đối với người dân cả nước nói chung, người dân Lý Sơn nói riêng, đặc biệt là những anh linh những người đã khuất.
(Còn nữa)

Thơ Nhung 03


Chỉ bên người thấy mình vui vui,
chỉ quên vui đi khi cặm cụi sách
hẹn hò nhớ thương giây gặp mặt 
trên những luống chữ đã phá hoang.

Nguyễn Hồng Nhung (ELTE.VIDI72)
2017 Aug.31

Thursday, August 30, 2018

Thủ lĩnh của "cơn lốc màu da cam"

Cái tên Johan Cruyff đủ để người ta cảm nhận được giá trị to lớn mà ông đã tạo dựng cho bóng đá thế giới. Ông không phải ngôi sao sân cỏ đơn thuần!


Giữa tháng 5/1984, chương trình thời sự của Hà Lan dành hẳn nửa thời lượng để nói về Johan Cruyff. Điều này chưa từng xảy ra trong lịch sử vì lúc ấy, các đài truyền hình vẫn phải thượng tôn chính trị, ưu tiên các vấn đề an ninh thế giới. Nhưng người Hà Lan đón nhận điều này một cách trang nghiêm, như thể thời khắc ấy là đỉnh điểm của bầu cử toàn dân. Hôm đó, Johan Cruyff chia tay sân cỏ.

Một tuần sau, Liên đoàn bóng đá Hà Lan công bố, họ quyết định tạo ra giải thưởng Cruyff Award để trao cho Cầu thủ xuất sắc nhất giải quốc nội. Đặc biệt hơn, Cruyff Award được trao liền cho giải hạng Nhất (Erdivisie) và giải hạng Nhì (Erstedivisie) – tức là hai giải đấu hàng đầu của Hà Lan. Đấy cũng là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử bóng đá nước này. 
Cái tên Cruyff đủ để người ta cảm nhận được giá trị to lớn. Ông không phải ngôi sao sân cỏ đơn thuần!
Tôi không biết phải bắt đầu với cái tên ấy như thế nào cho đủ, vì nếu nói mãi về 3 quả bóng vàng của ông, về 8 năm thay đổi lịch sử ở Barca và những giá trị kinh điển của bóng đá tổng lực mãi thì nhàm quá. Vì ai cũng biết cả rồi. Nhưng tôi muốn kể về một vài mẩu chuyện về ông như một cách tri ân huyền thoại của thế giới.
Khi tôi 7 tuổi, trên tường nhà có treo một bức tranh cầu thủ vẽ tay. Bức tranh ấy bố tôi luôn mang cất giữ cẩn thận và cứ sau mỗi lần dọn nhà, ông lại trịnh trọng treo lên mảng tường nào dễ nhìn thấy nhất ở phòng khách. Lúc ấy, tôi không hiểu bức tranh ấy vẽ ai, chỉ biết, đấy là một cầu thủ đá bóng mặc áo da cam (xỉn màu), quần đen, gương mặt xương và hình như đang quặt bóng.
Có lần, tôi hỏi bố đấy là ai. Bố tôi bảo, “ông là Johan Cruyff, cầu thủ của đội Hà Lan”. Câu chuyện qua đi cho đến Mundial 1990, khi ấy tôi 11 tuổi, và bắt đầu có chút “kiến thức bóng đá”. Nhà tôi vài ba lần dọn dẹp mỗi khi Tết đến Xuân về, nhiều vật dụng thay đổi, có cái còn, có cái bỏ nhưng bức tranh về Johan Cruyff vẫn luôn có chỗ trong phòng khách, vẫn luôn được bố lau chùi cẩn thận. Tôi lại hỏi bố, “Ông Cruyff có hay hơn Maradona không?”, bố tôi chỉ cười nhẹ “với bố thì hay hơn”.
Câu chuyện ám ảnh tôi cho đến nhiều năm sau đó, vì bản thân tôi không thể biết còn ai hay hơn được Maradona nữa. Cruyff ư? Ông ta chả là cái quái gì ngoài bức hình quặt bóng treo trên tường. Có lẽ bố nhầm…
Năm 2002, World Cup lần đầu tiên tổ chức ở Nhật và Hàn Quốc. Đài truyền hình Việt Nam thường phát lại Lịch sử các kỳ World Cup trước giải khoảng nửa tháng hay một tháng gì đó. Thật kỳ lạ là chương trình World Cup năm 1974 đập vào mắt tôi đầu tiên, và gần như duy nhất tôi xem năm đó. Lúc ấy, người ta chiếu đi chiếu lại khung hình về đội tuyển Hà Lan, về Johan Cruyff với hàng loạt câu cảm thán nuối tiếc cho họ khi để tuột chiếc Cúp Vàng trong khoảnh khắc.
Tôi nhận ra ngay ông ấy vì hình ảnh một cầu thủ gầy gầy, xương xương có cú quặt bóng rất giống trong bức tranh của bố đang nhảy múa trên màn hình. Quả đúng là Cruyff thu hút thật, hay thật. Từ đó, tôi bắt đầu chú ý đến ông…
Hai năm sau, khi bước chân vào nghề báo, tôi viết về bóng đá quốc tế. Bức ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi hôm ấy lại là Johan Cruyff. Ông ấy ngồi nghiêng, miệng ngậm điếu thuốc, mắt nhìn xa xăm. Vẫn là ông ấy, nhưng lần này tôi bắt đầu tìm hiểu.
Càng đi sâu vào thế giới của Cruyff, tôi càng choáng ngợp về những cái ông ấy đã làm và thay đổi bóng đá. Trong đó, điều giá trị nhất của Cruyff là ông ấy đã “xé” Hà Lan thành hai thời kỳ: Thời kỳ trước khi Cruyff xuất hiện và thời kỳ sau khi Cruyff chơi bóng.
Ở Barca, Cruyff khởi đầu cho triết lý lò đào tạo bằng việc đòi hỏi bằng được các lứa cầu thủ nhỏ phải tập như đội lớn, tức là tất cả tập cùng một giáo án, cảm thụ chung một tư duy. Ngày nay, đó chính là lò La Masia nổi danh mà khi bất cứ một cầu thủ nào đó được nhấc lên đội 1 là có thể bắt nhịp ngay!
Cruyff còn được gắn với thuật ngữ “bóng đá tổng lực”. Có điều, cả thế giới coi ông là người phát minh, nhưng lại không mấy ai hiểu được ý nghĩa và điểm khởi thủy của “bóng đá tổng lực”. Cruyff phát minh ra lối chơi “tổng lực” vì ông nhận thấy rằng, nếu một cầu thủ tấn công thì… đỡ mệt hơn một cầu thủ phòng ngự và một cầu thủ chủ động cầm bóng “có vẻ” dai sức hơn một cầu thủ phải đuổi bóng. Chưa hết, thể lực của cầu thủ Hà Lan – theo Cruyff – không cơ bắp bằng các cường quốc bóng đá khác như Anh, Đức, Pháp và các nước Bắc Âu nên họ buộc phải… đá tổng lực. Nghĩa là, vì bản chất yếu hơn nên họ phải cầm bóng tấn công cho đỡ phải… đi đuổi đối thủ.
Theo tính toán của Cruyff, thì nếu một hậu vệ dâng cao tấn công, những người khác trám vào chỗ đó, cả đội hình luân chuyển thì ai cũng tiết kiệm được sức lực. Triết lý “tổng lực” ở đây là hậu vệ có thể tấn công, tiền đạo có thể đảm bảo khả năng phòng thủ. Điều này hiện nay không còn mới mẻ gì, nhưng cách đây hơn nửa thập kỷ, nó là phát minh!
Sau thời kỳ này, Cruyff đã nói một câu cực kỳ nổi tiếng: “Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất”. Bây giờ, chắc chẳng ai còn lạ.
Trong 8 năm tại vị ở Barca, Cruyff đã tạo ra hai cầu thủ chạy cánh điển hình là Albert Ferrer và Sergi Barjuan. Vốn dĩ, họ là những tiền vệ biên được kéo về. Điều này ban đầu tạo ra mâu thuẫn lớn khi cả thế giới vẫn tôn thờ hậu vệ to cao, khỏe va chạm, mạnh tranh chấp, trong khi Ferrer và Sergi chỉ nhỉnh hơn… Maradona chút xíu.
Không ít người chất vấn Cruyff về quyết định được cho là kỳ quái, là điên rồ ấy, trong đó có cả Chủ tịch Lluis Nunez. Cruyff chỉ ngắn gọn: “Nếu có thể, tôi muốn xếp mỗi biên thêm một cầu thủ tấn công nữa”.
Cũng tương tự những phát minh, Cruyff thường chỉ đạo các cầu thủ của mình phải dồn bóng cho người giỏi nhất, đồng thời tạo điều kiện để cầu thủ này đối đầu với cầu thủ… tệ nhất bên phần sân đối diện. Câu nói nổi tiếng của ông là: “Đội bóng nào cũng có điểm yếu, mà điểm yếu ở đây là con người. Các cậu hãy tìm người kém nhất của họ. Còn người giỏi nhất của mình, tôi không nói”! Thông thường, các cầu thủ của Cruyff đều hiểu, người giỏi nhất mà ông nói đến luôn luôn là các cầu thủ tấn công. Đấy là lý do, Cruyff dùng rất nhiều tiền để mua Romario, Hristo Stoichkov, Michael Laudrup, Gary Lineker, Julio Salinas nhưng thường sử dụng “hàng có sẵn” cho vị trí phòng thủ.
Với những câu chuyện chẳng liên quan gì đến bóng đá, Cruyff cũng để lại nhiều giai thoại. Như chuyện ông tay đôi cãi vã với Chủ tịch khét tiếng Lluis Nunez và cuối cùng, bị ông này sa thải sau khi buông lời… thách thức.
Năm 1994, Cruyff và LĐBĐ Hà Lan (KNVB) đã tưởng nắm tay nhau bằng bản hợp đồng để ông dẫn dắt tuyển Da cam trên đất Mỹ. Nhưng cuối cùng, sự thỏa hiệp không thành vì phút cuối Cruyff không chịu ký cam kết… mặc trang phục do KNVB chỉ định. Cruyff muốn mặc gì mình thích, nhưng tuyên ngôn cuối cùng của ông vẫn là sự tự do. Cho đến giờ, đấy vẫn là nuối tiếc lớn nhất của người hâm mộ Hà Lan yêu mến Thánh Johan, vì chưa bao giờ, người hùng của họ xuất hiện ở vị trí mà họ nghĩ, ông xứng đáng nhất trong số những người được chọn.
Cruyff liên quan đến Ruud Gullit khá chặt chẽ khi hậu duệ gốc Surinam kết hôn với cháu gái của ông, Estella Cruyff. Nhưng vấn đề là mối liên quan ấy chỉ tồn tại trên lý thuyết. Cruyff và Gullit gần như không thèm dựa hơi nhau, không cần quan tâm đến nhau cho đến tận bây giờ. Thậm chí, Gullit không xuất hiện khi Cruyff có mặt và Thánh Johan cũng làm tương tự như vậy, bất chấp việc Ruud Gullit từng giải Cruyff Award hai lần vào các năm 1984 và 1986, khi còn khoác áo Feynoord  và PSV.
Trong đám cưới của Estella, Cruyff xuất hiện chốc lát trong tư cách nhà gái theo yêu cầu của cậu em trai. Vợ ông, bà Danny Coster khi đó có hỏi: “Ông cảm nhận thế nào?”, Cruyff nhún vai: “Ồ, tốt. Rất tốt”. Câu nói đó được truyền đạt lại với Estella, nhưng sau này bà Danny mới biết, lúc ấy Cruyff tưởng bà hỏi về… khả năng chơi bóng của Ruud Gullit.
Nói về Cruyff chưa đủ, viết về Cruyff thì bất tận. Ở Argentina và đa số các nước Nam Mỹ, ai cũng coi Maradona là Chúa. Đó là điều gần như không thể thay đổi. Riêng người Colombia tôn thờ Carlos Valderama, dị nhân Rene Higuita và hiếm khi nói về các ngôi sao khác. Còn ở Brazil, ngay tại mảnh đất thần thánh ấy, không ít CĐV mến mộ Cruyff hơn Pele. Họ gọi ông là Thánh vì… trót gọi Pele là Vua!
Bảo Thắng (Zing.vn)

Hưng và Sơn ở Nha Trang

Gặp Lương Kim Sơn tại Nha trang!
FB-Nguyễn Ngọc Hưng

Bữa sáng ở trang trại

Bữa sáng trang trại với thương hiệu bánh Hamburger....cắn dở!!!
FB-Trần Thanh Đàn

Dự tiệc

Có đến một chục năm nay mới lại tham dự tiệc chiêu đãi - may sao gặp những đứa bạn Hung thân thiết...

FB-Nguyễn Hồng Nhung

MƯỜI CÁI THUA SẼ DẪN ĐẾN CÁI…GÌ?

Tạm khoanh khung thời gian 5 năm gần đây thôi, nếu quan niệm “thua, thắng” từ 10 sự kiện này, có thể xem như dân ta …thua trắng!


1.Vụ biệt phủ Phạm Sỹ Quý (Những cái đã rõ, xin không phân tich)
.
2.Vụ Công ty Dịch vụ môi trường Hà Tĩnh chở rác thải độc hại từ Formosa đổ tứ tung đã khởi tố và ...từ từ quên, coi như hòa cả làng.
.
3.Vụ cái cách giáo dục. Càng ngày càng lùi, đã lùi đến ngưỡng của thời hỗn mang, giới lãnh đạo Bộ GD muốn làm gì thì làm.
.
4.Vụ xiết những hành vi phổ biến, ứng dụng các công nghệ làm thực phẩm nguy hiểm vào Luật hình sự. Nói rồi thôi.
.
5.Vụ bắt bớ bọn đa cấp Liên Việt, xử lý bọn Thiên Ngọc Minh Uy và nhiều công ty khác kiểu “Trời kêu ai người ấy dạ” xong, cho trôi qua và hầu như bất lực với bọn ba đầu sáu tay này. Vấn nạn lừa đảo dân lành qua ngả này hầu như không bao giờ dứt.
.
6.Vụ chạy trường chạy lớp. Ngay năm nay, 2018 không có gì khá hơn năm ngoái, năm xưa. Tiêu cực vẫn tràn lan. Mỗi mùa tựu trường, giới phụ huynh vẫn hao tốn nhiều tỷ đồng cho khoản này.
.
7.Vụ thả lỏng cho môi trường giữ trẻ mầm non phát triển hoàn toàn tự phát. Hàng triệu công nhân trong các khu công nghiệp với đồng lương ít ỏi vẫn phải tự lo chỗ gửi con vào đủ loại “Nhà trẻ” dẫn đến những bi kịch đau lòng.
Sự thể phát triển gần chục năm nay nhưng nhà nước chỉ làm được mỗi việc là sau mỗi lần xảy ra những vụ thương tâm, lại cử các đoàn “Kiểm tra” xuống thổi còi, xiết chặt những cơ sở ở địa bàn , kể cả những cơ sở tốt, để “Mềm nắn rắn buông”, xong!.
.
8.Bi kịch môi trường, dân số ở Hà Nội, Sài Gòn đã lên đến đỉnh điểm nhưng việc cho phát triển cao ốc trong nội thành (Trong khi bối cảnh đô thị xung quanh vẫn vậy) vẫn phát triển. Hầu như nó còn phát triển mạnh hơn sau những cảnh báo.
.
9.Vụ nhập thuốc giả ở Bộ Y tế, vụ thả lỏng cho công ty phân bón Thuận Phong ở Đồng Nai với tất cả bằng cớ xác đáng để truy tố nhưng vẫn dây dưa đến nay, như sự bất lực.
.
10. Vụ thanh tra kết luận về sai phạm ở hàng chục trạm BOT, cụ thể nhất là hiện tượng đặt trạm thu phí sai ở Cai Lậy, Biên Hòa, Thái Bình, Khánh Hòa, Sông Phan, Nam Định, Thái Nguyên v.v… và rõ nét nhất là vụ thu phí sai quy định ở cổng các sân bay nhưng mọi thứ vẫn cố thủ cho đến nay.
Sơ sơ vậy thôi, chỉ nêu những thứ đích đáng, cả nước biết, không tranh cãi để chúng ta hiểu rằng:


NHÂN DÂN ĐÃ THUA TRẮNG!.
Nhưng!.
Xin gửi một lời chia sẻ, một nỗi âu lo thật sự, chân thành, thẳng thắn đến những người đang …thắng rằng:
Khi công lý bị văng ra khỏi đời sống xã hội.
Khi nhân dân không còn tiếng nói, đã bất lực, hết niềm tin.
Khi lương tri “Ngủ” hết.
Thì, đó là lúc…
Lúc gì?.
Các bạn nêu ý kiến nào?


Nguyễn Quang Qúy shared (FB-Nguyễn Huy Cường)

CHUYỆN TỪ MỘT THẾ KỶ TRƯỚC VỀ C, Q, K

Như đã nói trong phần cmt của bài vừa rồi, vấn đề ký âm trong tiếng Việt của các học giả Pháp đã thất bại và khép lại từ hơn 1 thế kỷ trước.
Sau này, các tác giả VN như PGS.Bùi Hiền, GS. Hồ Ngọc Đại lại "vấp phải chỗ cũ". Nhưng khổ nỗi lại không chịu đọc (/không biết/không hiểu) các nghiên cứu của đời trước. Đây không phải tinh thần của học thuật chân chính. Vì một nhóc nghiên cứu sinh nào đó, khi tập toẹ làm luận án tiến sĩ đã phải biết về nghiên cứu tổng quan. Tức là phân tích xem các công trình của người đi trước đã nghiên cứu cái gì. "Lũng" phần này là vứt moẹ luôn cái luận án. Ấy thế mà các vị có học hàm hẳn hoi (như Bùi Hiền và Hồ Ngọc Đại) mà vẫn còn ngu ngơ vụ này. Nhà cháu đang đặt vấn đề là hai ông này liệu có mua bằng hay không?!
Nay chép lại tư liệu của nhà nghiên cứu Hán-Nôm Cao Tự Thanh, để bà con ai quan tâm thì đọc coi bọn Tây đã cải cách mấy cái vụ /k/, /q/, /c/ (và nhiều thứ nữa) trong chữ Việt ra sao. (Cái này trước đây có post rồi, nay mang ra "hâm" lại).
Để đọc bài này, người đọc cần phải có một nền tảng nhất định về ngôn ngữ học. Đọc thử coi có "bể đầu" hay không? Và nhất là đừng nhồi con nít bằng những thứ bể đầu đó. Tuổi đầu đời nên được học thêm về âm nhạc, thể chất, mỹ thuật... để phát triển toàn diện, chứ không phải chỉ có trò ghép âm trừu tượng làm hack não một cách ngu ngốc.
Sau đây là toàn văn:
"Chuyện cũ về C, K và Q
Chuyện C, K và Q trong chữ quốc ngữ đã được thảo luận ít nhất từ hơn 100 năm trước. Trong Hội nghị quốc tế nghiên cứu về Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức ở Hà Nội năm 1902, Tiểu ban cải cách chính tả chữ quốc ngữ đã trình bày một báo cáo vể vấn đề này, nó là cơ sở để chính quyền thuộc địa tiến hành cuộc vận động cải cách chữ quốc ngữ ở Việt Nam theo hướng “Pháp hóa, qui chế hóa và đơn giản hóa” sau đó. Quyết định ngày 16. 5. 1906 của Toàn quyền Đông Dương về việc mở một cuộc thi soạn sách giáo khoa còn qui định trong điều 8 là “C, k, q sẽ đồng loạt được viết thành k, Trường hợp đặc biệt: cua sẽ viết là kua và qua sẽ viết là koa”. Nhưng nhiều trí thức đương thời trong đó có cả những người Pháp như Léopold Michel Cadière, Lucien Bauno không đồng tình, nên cuộc vận động cải cách ấy đã chấm dứt không kèn không trống.
Hai ý kiến về việc cải cách chính tả chữ quốc ngữ của Cadière (đăng trên Avenir du Tonkin trong các số từ 24. 9 đến 17. 10. 1906) và Bauno (đăng trên Avenir du Tonkin số ra ngày 4. 1. 1907) sau đó được in lại trong tập Textes et Documents relatifs à la réforme du Quốc ngữ (Các văn bản và tài liệu liên quan tới việc cải cách chữ Quốc ngữ), F. H. Schneider, Imprimerie Typo-Lithographique, Hà Nội, 1907, hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre d'Archive d’Outre-mer - CAOM) ở Aix-en-Provence Cộng hòa Pháp, trong hồ sơ mang ký hiệu GGI 2625, được Nguyễn Nghị dịch và công bố lần đầu trong I và Y trong chính tả tiếng Việt của Cao Tự Thanh, Nxb. Văn hóa Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, phần Phụ lục.
Sau đây là trích lại hai phần về C, K và Q trong hai ý kiến nói trên. Cần lưu ý rằng mặc dù chỉ chủ yếu bàn về âm vị, hai tác giả này đều đã ít nhiều bước qua lãnh vực âm tiết như Cadière "Trong cua, chính u, một nguyên âm đầy đủ, mới là chữ được nhấn mạnh, trong khi a, nguyên âm được giảm nhẹ, không được nhấn mạnh. Trong qua, chính a mới là một nguyên âm đầy đủ, được nhấn mạnh, trong khi u là bán nguyên âm bình thường"...
Nói thêm là cho dù sách dạy tiếng Việt của Bộ Giáo dục hiện nay coi C, K và Q là một về ngữ âm thì đối với những người đọc sách để học tiếng Việt, vụ này cũng đã kết thúc.
_____
* Ý kiến của L. M. Cadière
… 6. “c, k, q sẽ nhất loạt được viết là k, các ví dụ đặc biệt: cua sẽ viết là kua, qua sẽ viết là koa”.
Đây cũng vẫn là một trong những cải cách không trọn vẹn, về hai khía cạnh, một mặt tốt, mặt khác đáng phê phán vốn đầy rẫy trong hệ thống mới, bởi vì người ta không muốn làm việc một cách khoa học và không muốn logic tới cùng, bởi vì người ta đã dừng lại giữa đường, giải quyết một khó khăn bằng một bất thường.
Dự án viết các chữ c, k, q bằng một chữ k duy nhất đọc trong cổ và là âm điếc không phải là mới. Nhưng những người đưa ra dự án này, các ông Aymonnier, Chéon, các thành viên trong Hội nghị các nhà Đông phương học tại Hà Nội cũng đề nghị diễn tả bán nguyên âm tiếp theo sau q bằng chữ w. Đây là hậu quả logic của việc chấp nhận k thay cho q. Các nhà cải cách hiện tại có lẽ đã lùi bước trước sự xáo trộn cách viết đã diễn ra do việc chấp nhận chữ w. Chính vì vậy mà họ đã đi tới chỗ chấp nhận cách viết koa thay cho qua.
Bởi vì người ta thay c và q bởi cùng một chữ là k, người ta đâm ra lúng túng trước các từ cho tới nay được viết là cua và qua. Ở đây, chúng ta cũng đứng trước những khác biệt căn bản đã thấy trên đây giữa các hình thức có ui và các hình thức có uy. Trong cua, chính u, một nguyên âm đầy đủ, mới là chữ được nhấn mạnh, trong khi a, nguyên âm được giảm nhẹ, không được nhấn mạnh. Trong qua, chính a mới là một nguyên âm đầy đủ, được nhấn mạnh, trong khi u là bán nguyên âm bình thường. Chữ quốc ngữ cổ truyền diễn tả sự khác biệt này bằng cua ở chỗ này và qua ở chỗ nọ. Theo dự án được Hội nghị các nhà Đông phương học chấp thuận, chúng ta sẽ có kua và kwa. Cách viết sau mới là cách viết logic nhất. Hệ thống mới viết kua (cua) và koa (qua).
Một điều bất thường và một sự không chính xác.
Không chính xác, bởi vì chúng ta chỉ cần nghe bất cứ người Annam nào nói là có thể thấy rằng trong từ qua, âm được diễn tả bằng u là ou trong tiếng Pháp chứ không phải o. Đây là bán nguyên âm bình thường dưới dạng điếc, hoàn toàn khác về âm với bán nguyên âm dạng kêu được diễn tả bằng o. Nghe một người Annam đọc các từ qua, que, qué và các từ khoa, khoe, người ta sẽ thấy ngay sự khác biệt.
Tất cả các tác giả đều đồng ý với ý kiến này. Giám mục Taberd, trong lời Tựa của cuốn Dictionnarium, tr. 8, “q est in usus et exprimitur ut in linguà latinà/ được sử dụng và diễn tả như trong tiếng Latin”. Ông Chéon, Cours, tr. 3, “qu có cùng giá trị như trong quatuor”. Linh mục Vallot, Grammaire, tr 17, “qu đọc là cou” – Chỉ có ông Nordemann, Méthode de langue Annamite, tr. 12, diễn tả như sau “âm oa tiếng Pháp được diễn tả thành oa trong oan, loan, soa được viết là ua sau phụ âm q, chẳng hạn: quan, qua”, và viết tiếp ở phần chú thích “sẽ hợp lý hơn nếu viết là koan, koa”.
Tại sao lại hợp lý hơn? Vì cách đọc à? Nhưng chúng ta đã thấy, theo các tác giả được nói đến trên đây và người ta có thể thấy khi nghe một người Annam gặp lần đầu tiên nói, rằng qua không đọc như koa – Vì lý do từ nguyên học à? Nhưng khi chúng ta liệt kê danh sách tất cả các từ Hán Việt bắt đầu bằng qu, chúng ta sẽ thấy là các từ này tương ứng với các hình thức được diễn tả bằng ku, kou hay ko trong phương ngữ người Hoa, nghĩa là bao gồm bán nguyên âm có dạng điếc. Chỉ có mấy ngoại lệ khi bán nguyên âm gằn với âm nguyên âm của từ. Chẳng cần phải kê ra các ví dụ ở đây. Một số tác giả, như Linh mục Couvreur, sử dụng khi thì cách viết kou, khi thì cách viết ko. Nhưng không nên để mình bị đánh lừa bởi cách viết sau. Chúng tôi đã lưu ý trong lời tựa là oai đọc như ouai trong từ douai của tiếng Pháp, hay như we trong were của tiếng Anh, oei đọc như oui trong enfoui, nghĩa là trong tất cả các từ này, dù dùng cách viết nào, bằng ou hay bằng o, người ta đều muốn diễn tả bán nguyên âm đưới hình thức điếc.
Chúng ta hãy thử xem điều ngược lại: Linh mục Couvreur, vốn đã dùng, tôi không hiểu vì lý do gì, dùng cách viết o trong Dictionnaire chinos-français và trong Dictionnarium được in năm 1890 và 1892, ít lâu sau muốn điều chỉnh cách viết của mình theo đòi hỏi của cái tai người Pháp đã buộc phải từ bỏ cách viết bằng o và chấp nhận cách viết bằng ou trong Petit dictionnaire chinois-français của ông in năm 1903. Ở đây, tại thuộc địa Pháp, những người theo đuổi mục tiêu chính -biên bản các cuộc họp cho phép chúng ta nghĩ như vậy- là Pháp hóa cách viết truyền thống, đã từ bỏ cách viết bằng u và chấp nhận cách viết bằng o. Quả là bất nhất làm sao! Tệ hơn nữa, đó là một sự không chính xác như chúng ta đã thấy.
Cả ở đây, các nhà cải cách hiện tại cũng bị đặt trước khó khăn đã làm những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ phải dừng bước. Nhưng những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ đã giải quyết khó khăn bằng cách chấp nhận chỗ này dùng c (cua), chỗ nọ dùng q (qua). Đó là một sự thiếu logic, tôi sẵn sàng cho là như vậy, và biện pháp chẳng có chút gì khoa học: chính giá trị của u thay đổi, chứ không phải âm họng ở đầu phải thay đổi hình dạng. Nhưng sự thiếu logic này có thể được châm chước. Những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ đều bị bao phủ bởi việc sử dụng xa xưa của tiếng Latin đối với chữ q khi âm họng có bán nguyên âm đi theo. Cách viết của họ không có gì bất thường, nhất là không có gì sai. Họ được hưởng những hoàn cảnh làm nhẹ “tội”, và nhất là cách họ giải quyết khó khăn lại chính đáng hơn cách của các nhà cải cách hiện tại.
Ông Nordemann cũng chủ trương, trong Méthode, tr. 12, rằng que phải được viết là koe, tr. 14, quan, quanh phải viết là koan, koanh. Ông dựa trên lý do gì? Ông không nói ra. Không phải vì cách người ta đọc các từ này. Tôi không thể nghĩ rằng ông Nordemann lại nhầm lẫn đến độ nghe ra koa, koan, koe vân vân khi người dân nói qua, que, quan vân vân, và giá trị của u được tất cả các tác giả, những người đã nghiên cứu phương ngữ Bắc Kỳ cũng như các người khác đã thừa nhận, tôi không thể chấp nhận được là ở Bắc Kỳ người ta đọc như ông Nordemann mong muốn. – Có lẽ là do nguyên âm của các từ này. Ông Nordemann chỉ khuyên sử dụng cách viết bằng ko đối với các từ trong đó nguyên âm là một nguyên âm mở, a, a, e. Vì nguyên âm này mở, nên bán nguyên âm đi trước cũng phải được đọc và viết với hình thức mở o. Lý do này, giả thiết là ông Nordemann đã đưa ra cho mình, không có giá trị. Bởi vì, âm họng mở đầu dù là âm họng mạnh thuần túy k (q), dù là âm họng mũi, ng, luôn đòi hỏi là sau nó phải là bán nguyên âm với hình thức điếc thông thường, trong khi các phụ âm khác ở đầu chấp nhận hoặc chỉ bán nguyên âm giảm nhẹ, hoặc hai hình thức, một với bán nguyên âm giảm nhẹ, một với bán nguyên âm thông thường. Quá dài để triển khai ở đây vấn để về ngữ âm. Bản tóm lược các hình thức không cho biết liệu chúng ta sẽ viết koan, koanh, koang, koe, koen vân vân thay cho quan, quanh, quang, que, quen vân vân hay không. Nếu viết, thì chỉ làm gia tăng con số những cách viết không chính xác: kể đã quá lắm rồi khi viết koa thay cho qua.
Ngoài ra, ở đây, tôi còn muốn cho thấy là hệ thống mới này còn kém hơn cả hệ thống cũ trong cách ghi các hình thức khác nhau của tiếng Annam. Hiện nay chúng ta có các hình thức quôc, đất nước và cuôc (đất nước và cái cuốc), hai hình thức này khác nhau, u trong hình thức thứ hai nhạy cảm hơn, dài hơn, nhấn mạnh hơn u của hình thức thứ nhất. Chỉ cần nghe người Annam nói. Hệ thống cũ sử dụng c ở chỗ này và q ở chỗ khác để viết hai hình thức ấy. Hệ thống mới chỉ có thể sử dụng một hình thức duy nhất là kuôk. Chủ tịch Tiểu ban cải cách chính tả chữ quốc ngữ nói rằng khi thực hiện các cuộc cải cách này, người ta muốn qui tắc hóa và đơn giản hóa cách viết thông thường. Người ta quên rằng việc đơn giản hóa đôi khi cũng dẫn đến tình trạng lộn xộn. Có lẽ người ta hy vọng rằng khi diễn tả quôc và cuôc theo cùng một cách, người ta sẽ khiến người dân đọc hai từ này theo cùng một cách. Như vậy thì đây sẽ là một sự thay đổi triệt để, nhưng trong một thời hạn lâu lắc làm sao. Một lần nữa, chúng ta có thể nói là các nhà cải cách bị đứng trước một khó khăn vốn cũng đã đặt ra cho những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ cổ truyền. Nhưng người này đã giải quyết, trong khi người kia đã không nhận ra hay tưởng là đã có thể loại trừ được bằng cách gạt bỏ.
* Ý kiến của L. Bauno
… Giờ đây chúng ta hãy bàn về các vấn nạn làm động cơ cho việc loại bỏ chữ q. Người ta buộc tội những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ cổ truyền là đã “thiếu logic” khi chấp nhận hai chữ k và q để diễn tả một phụ âm ngạc duy nhất. Chúng ta có thể lưu ý là cũng lời trách cứ này, nếu có cơ sở, cũng áp dụng cho tiếng Pháp. Nhưng thực ra, k và q đã chẳng khác nhau về cách đọc hay sao? Cùng với các nhà ngôn ngữ học gần đây nhất, tôi không ngần ngại trả lời là có. k diễn tả âm ngạc nổ đọc trong họng, q là âm vòm mềm. Ở đây có một sắc thái không thể phủ nhận. Chữ Quốc ngữ cổ điển nhìn nhận sắc thái này trong cách viết của nó, nhưng thứ kuốk ngữ cải cách đã lẫn lộn. Khoa học đứng về phía nào?
Mặt khác, việc duy trì chữ q là cách thức duy nhất, vừa thực tiễn, vừa khoa học để diễn tả một loạt âm qua, quan vân vân. Chúng ta chấp nhận cách viết koa, nhưng đây là một cách dùng phản qui tắc. Quý vị trách chữ quốc ngữ, -nhưng là trách sai như chúng ta đã thấy- về việc sử dụng hai ký tự cho cùng một âm, và quý vị tìm cách thay thế bằng hai ký tự cho một từ duy nhất! Qua sẽ viết là koa hay kua tùy theo ký tự! Nhưng một người Annam không bao giờ chấp nhận một sự bất thường như vậy! Đây là câu chuyện về cái xà và cọng rơm!
Cùng với Trường Viễn Đông Bác cổ, chúng ta sẽ viết kwa thay cho qua! Chẳng hơn gì, và vì hai lý do: thứ nhất k và q là, và phải là khác nhau, thứ hai, w không diễn tả đúng âm u trong qua, âm vòm mềm và khác với âm của u trong kua gần giống ou trong các từ tiếng Pháp coû và goût. Cả ở đây nữa, người ta cũng thấy dấu hiệu về sự bận tâm của các nhà Đông phương học thông thái muốn phân biệt cách viết bán nguyên âm u trong qua và nguyên âm u trong kua. Nhưng sự khác biệt tinh tế này đã chẳng được quy tắc về vị trí diễn tả một cách đầy đủ và khá khoa học rồi sao? U âm môi kêu đáp ứng k, u điếc hay vòm mềm đáp ứng q.
Hơn nữa, quý vị không thấy rằng, với lý do loại bỏ một điểm bất thường, quý vị lại chấp nhận một điểm bất thường khác đó sao? Quý vị không muốn có hai ký tự để diễn tả một âm ngạc, nhưng quý vị lại chấp nhận tới hai, u và w cho một âm u duy nhất! Quý vị đừng nói với tôi rằng một là nguyên âm và một là bán nguyên âm. Tôi xin trả lời quý vị trước hết là không có nguyên âm nào của bảng chữ cái lại có dấu phân biệt để diễn tả bán nguyên âm của mình, và chẳng có lý do gì để vi phạm qui tắc này vì chữ w cả, -và quý vị lấy quyền gì để lẫn lộn hai chữ được các nhà ngôn ngữ học xem như thực sự khác nhau?
Bởi vậy, tôi thấy mình có quyền để kết luận rằng các kết hợp mà các nhà cải cách đưa ra để thay thế y và q là không thế chấp nhận được về mặt khoa học. Đây không phải là một bước tiến, mà chỉ là một bước lùi."
(Hết trích)
----
Để kết bài, Phễu tui xin mượn ý kiến của cố giáo sư Cao Xuân Hạo:
"Những người nghiệp dư thường bắt đầu việc nghiên cứu của họ bằng việc cải cách chữ quốc ngữ".

Bắt đầu năm học mới

Phải đến trường rồi, chuẩn bị năm học mới.
FB-Nguyễn Hồng Nhung

Ảnh năm ngoái chụp với các cô dâu Việt lấy chồng Đài loan

Ô! Nhung còn lâu mới bị sao, các bạn cứ đến buổi nói chuyện nhé. Tuy khô tươi được như trong ảnh hôm ở HL nhưng vẫn...thế...
FB-Nguyễn Hồng Nhung

Tên mới của nghề làm đĩ

Một cô gái bị bắt vào đồn công an. Tại đây cô phải khai lý lịch. Cô vừa khai tên xong thì tên công an ngước lên nhìn cô với vẻ ngạc nhiên:
“Lại là cô nữa!”
Cô gái thản nhiên:
“Dạ! Cũng em!”
Tên công an nhớ lại lần trước bị cô gái móc méo khi khai nghề nghiệp; nên lần này anh ta chận trước vì sợ bị cô gái “lợi dụng” chuyện khai báo để “nói xấu cán bộ”:
“Tôi biết cô làm nghề gì rồi, khỏi khai!”
Cô gái cười:
“Dạ nghề của em thì không thay đổi, nhưng tên gọi có thay đổi ạ!”
Tên công an nhìn cô gái lườm lườm; hắn biết mấy cô gái giang hồ này mồm miệng rất chua ngoa, sợ bị mắc lỡm, nhưng không thể không hỏi. Hắn ta nói cộc lốc:
“Tên gì?”
Cô gái vẫn giữ nụ cười trên môi:
“Trước, em khai em làm nghề “chủ tịch quốc hội”, vì em thấy bà chủ tịch quốc hội cứ bị người ta gọi là “con đĩ thúi”, thì anh bảo em nói xấu lãnh đạo. Cái tội nói xấu lãnh đạo sẽ bị nghiêm trị, em sợ lắm; với lại gần đây nghe các cán bộ lãnh đạo muốn đổi Hà Nội thành Paris; thành phố Hồ Chí Minh thành Singapore…, nên lần này em cũng bắt chước đổi tên…”
Tên công an sốt ruột cắt ngang:
“Cô thật lắm mồm! Tên gì thì khai ngay ra đi!”
Cô gái gật gù:
“Dạ anh công an nói rất đúng. Em thật nhiều mồm. Mồm để đối đáp với anh; mồm để cho bọn đàn ông chui ra từ đó mà làm chủ tịch, làm tổng bí thư, làm công an…”
- Quảng Cáo -
Tên công an giận quá đập bàn văng tục:
“Địt mẹ! Con đĩ thúi. Mày xỏ xiên ông đó à? Mày có khai không thì bảo?”
Cô gái ra vẻ sợ sệt:
“Dạ dạ … em khai chứ. Bố em mà vô đây cũng phải khai chứ nói gì em! Em đâu dám xỏ xiên ai, mà có muốn xỏ xiên cũng không có cái gì để xỏ. Chỉ có em từ hồi được giải phóng đến giờ mới bị hết thằng này xỏ tới thằng khác xiên! Bà chủ tịch quốc hội bị chửi là “con đĩ thúi” thì có cả cái đảng của anh nhảy vô bảo vệ nên thúi mấy cũng thành thơm. Còn em, bị anh chửi là thúi thì thành thúi thiệt rồi! Dạ dạ… nghề của em vẫn là nghề đĩ thúi; nhưng tên gọi mới là “đĩ nhà nước” ạ!”
Tên công an định mắng “cô thật lắm mồm” nhưng gượng lại kịp. Anh ta sừng sộ:
“Giờ lại lòi ra “đĩ nhà nước”! Đĩ nào là “đĩ nhà nước”, đĩ nào là “đĩ nhân dân”?”
Cô gái khoa tay:
“Không có “đĩ nhân dân”; tuy em làm đĩ nhưng cũng phải là “đĩ nhà nước” mới oai, mới oách!”
Tên công an trợn mắt lầu bầu:
“Địt mẹ! Đĩ mà còn oách cái gì!”
“Dạ… Oách chứ. Hễ cái gì dính tới nhân dân thì không tàn cũng mạt. Anh không thấy sao? Quân đội nhân dân thì bị Tàu giết chết mà nhà nước không cho lấy xác, không cho làm lễ tưởng niệm.. Công an nhân dân thì bị nhân dân gọi xách mé là chó vàng. Chỉ có cái kho bạc là ngon nhất thì đảng giành lấy làm ngân hàng nhà nước. Đời làm đĩ trăm đắng ngàn cay rồi, anh cho em ké chút tên nhà nước vô cho nó oách chút mà…!”
Tên công an chịu hết nổi, xua tay nói:
“Thôi cô về đi, không cần phải khai báo gì nữa. Nhưng tôi cho cô về lần này, không phạt là để cô kiểm điểm bản thân, kiếm cái nghề khác lương thiện mà làm ăn….”
Cô gái vẫn chưa chịu đi, cãi:
“Anh lại nói xấu em rồi! Nghề của em có chỗ nào không lương thiện? Em bán cái của em sở hữu chứ có trộm cắp lường gạt gì của ai đâu? Em thấy có đứa còn bán cả nước….”
Tên công an giận dữ quát lên, ngắt lời:
“Địt mẹ! Có chịu cút đi không?”
“Dạ đi. Đi chứ! Ở đây để rồi phải tự cắt cổ bằng tay trái một nhát, xong chuyển sang tay phải tự cắt thêm hai nhát nữa à?!”
Công an Tô Lâm
Nguyễn Quang Qúy - share từ Nga Bich Pham

Wednesday, August 29, 2018

Tự trọng

Tại Niagara, sát biên giới Mỹ/Canada, chỉ xài tiền Canada
Tại Narita/haneda, chỉ xài tiền Yen
Dù Anh nằm trong Euro/trước kia, tại biên giới Ái Lan, Anh, chỉ xài Pound
Dù chia chung biên giới, tại biên giới Hong Kong, xài $ HK
v.v.
đó là tự trọng
tại phi trường TSN, Nội Bài, các tiệm niêm yết bán $
Đà Nẳng, Nha Trang, thực đơn viết chữ tàu, yiệm tàu viết chữ tàu, nhận tiền tàu, v.v.
khi tự trọng không còn

Nguyễn Quang Quý

Tiếng Hung khó lắm

Buồn cười, hôm nọ ra chợ giời chơi, xem lung tung, vào một cửa hàng to rầm thấy bà chủ quán đang giảng giải với mấy đứa trẻ tuổi chắc con cháu trong nhà mới đưa từ VN sang:
- Tiếng Hung khó lắm chứ bộ, có những từ hoàn toàn không giống tiếng Việt, nên tao có học đâu
Mình bèn "ngứa mồm" hỏi:
-Ai bảo chị thế?
-Thì có một cô học thạc sĩ ở đây bảo tui thế mà, có những từ tiếng Việt hoàn toàn không có trong tiếng Hung.
- Làm gì có chuyện ấy, chắc cô đó không biết rành tiếng mẹ đẻ rồi - mình bảo - tây nó cũng nói như ta thôi chứ có gì khác đâu. Có thể phong tục tập quán nó khác nên cách nói nó khác thôi.
- Ủa, vậy hả? vậy thì ai học tiếng Hung cũng vào hả?
- Vâng, tất nhiên rồi. Nó học được tiếng ta thì ta cũng học được tiếng nó chứ sao...
Bà chủ cửa hàng nhìn nửa tin nửa ngờ, mình tiếp:
- Người Việt đi làm để có tiền thì bảo: tao bận đi kiếm cơm. Nhưng bọn Hung có ăn cơm đâu, chúng nó ăn bánh mì nên người Hung nói: tao bận đi kiếm bánh mì, nghĩa là tao đi kiếm tiền. Đấy ví dụ khác nhau như thế.
- Ủa vậy hả, dễ hiểu thế hả? này..em..em..em có nhận dạy tiếng Hung không, dạy cho cả nhà chị đi, chị trả tiền?...
Nguyễn Hồng Nhung-ELTE.VIDI72 (2018.08.29)

CON NHÀ TÔNG!!!

Sáng chủ nhật, chồng chờ ở cổng trường học để đón vợ họp phụ huynh. Khi tan họp, chị vợ đi ra cổng, mặt hầm hầm. Thấy thế anh chồng hỏi:
- Em họp xong rồi hả? Thế cu Tí nhà mình thế nào?
Vẫn hầm hầm, chị vợ lầm bầm:
- Đúng là cha nào con nấy!
Anh chồng nhăn nhó:
- Chết thât! Chắc nó lại làm chuyện gì bậy bạ phải không??????
* Lời bình:
- Đúng là con của bố! Bố tự hào về con!!!

Trần Thanh Đàn (ELTE.VIDI72)

Tuesday, August 28, 2018

Người hùng thầm lặng đứng sau chiến thắng lịch sử của U23 và đội tuyển Olympic VN

Ông Park Hang-seo (P.H.Seo) làm HLV trưởng các đội tuyển từ U.22, U.23, Olympic Việt Nam và tuyển quốc gia từ chính sự quyết liệt của bầu Đức, thậm chí bầu Đức ép VFF phải ký hợp đồng với ông P.H.Seo. Ngoài ra, bầu Đức là người trả toàn bộ lương trong hai năm của HLV P.H.Seo.

1. Công Phượng rồi Văn Toàn đã lần lượt ghi bàn thắng quyết định đưa Olympic Việt Nam (OVN) vào tứ kết rồi bán kết ASIAD 2018 sau khi thắng Bahrain và Syria cùng tỷ số 1-0 đều là cầu thủ của HAGL.
Cái này thì ai cũng biết!
2. Cũng bộ khung đó, tại SEA Games 2017, đội U.22 VN bị loại từ vòng bảng. Thế nhưng dưới tài huấn luyện của ông Park Hang Seo, đội U.23 VN đã vào đến chung kết Giải U23 châu Á tại Thường Châu (Trung Quốc) hồi đầu năm 2018 và giờ là OVN đã vào bán kết với hy vọng tiến vào chung kết ở ASIAD đang diễn ra tại Jakarta (Indonesia).
Cái này thì ai cũng biết.
3. Ông P.H.Seo làm HLV trưởng các đội tuyển từ U.22, U.23, OVN và tuyển quốc gia từ chính sự quyết liệt của bầu Đức, thậm chí bầu Đức ép VFF phải ký hợp đồng với ông P.H.Seo. Ngoài ra, bầu Đức là người trả toàn bộ lương trong hai năm của HLV P.H.Seo.
Cái này thì lãnh đạo ngành thể thao và VFF đều biết, mà cụ thể ở đây là Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng và Phó chủ tịch chuyên môn kiêm thường trực VFF Trần Quốc Tuấn biết rất rõ. Tuy nhiên người hâm mộ chỉ được biết khi bầu Đức “nói hết sự thật” sau thành công của đội VN tại Giải U23 châu Á.
4. Ông P.H.Seo đã lên Pleiku thăm bầu Đức sau thành công vang dội của bóng đá Việt Nam tại Giải U23 châu Á. Không chỉ là một chuyến thăm mà còn là sự cám ơn của ông P.H.Seo trân trọng dành cho bầu Đức, vì hơn ai hết, ông P.H.Seo hiểu rằng: những gì ông đã và đang có ở Việt Nam, đặc biệt là tình cảm vô bờ của người dân Việt dành cho ông, đó cũng là nhờ bầu Đức làm cầu nối!
Cái này thì ai cũng biết.
5. Thế nhưng có cái mà người dân Việt không biết. Đó là vì sao từ lãnh đạo ngành thể thao Việt Nam cho đến VFF không ai gởi lời cám ơn chân thành đến bầu Đức?
Ông P.H.Seo là người nước ngoài, thế mà ông cũng biết cái ơn tri ngộ với người tiến cử. Vậy tại sao những quan chức thể thao và VFF đã không làm được như HLV P.H.Seo mà chỉ biết điềm nhiên “ăn quả”?
Cái này thì đúng là chưa mấy ai biết.

6. Sau Giải U.23 châu Á vào tháng 1.2018, ai cũng cám ơn bầu Đức, ngoại trừ những quan chức TTVN và VFF. Ngay thời điểm đầu năm đó họ còn cố tình quên, huống chi bây giờ là ASIAD đã là cuối tháng 8!
Trong cuộc trao đổi với nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại nhà riêng của ông, khi nói về thành công gần đây của bóng đá Việt Nam, ông đã nói rằng: “Chào đón, khen thưởng đội bóng VN là xứng đáng, là đúng nhưng đừng làm quá. Nhưng sao không thấy cám ơn bầu Đức?”
Nói nợ bầu Đức trước tiên một lời “cám ơn” sau Giải U.23 châu Á và bây giờ là một lời “xin lỗi” sau ASIAD là vậy!
Cái này bao giờ người dân Việt mới biết???
TAMSUTEEN.INFO (FB-Thai Do)
Trình chơi Video

Bà Trịnh Thị Ngọ - nữ phát thanh viên tiếng Anh huyền thoại

VOV.VN - Bà Trịnh Thị Ngọ, nữ phát thanh viên tiếng Anh huyền thoại của VOV đã qua đời tại TP.HCM, hưởng thọ 87 tuổi.

Năm 1955, bà Trịnh Thị Ngọ bước chân vào Đài Tiếng nói Việt Nam qua lời giới thiệu của một người bạn với suy nghĩ góp phần vào chương trình phát thanh tiếng Anh mà Đài lúc đó đang rất cần.
Bản thân là con một nhà tư sản yêu nước, từ nhỏ đến lớn ở Hà Nội, bà luôn học trường Pháp và học tiếng Anh của người bản xứ. Bà yêu tiếng Anh qua âm nhạc Anh và điện ảnh Mỹ - những giá trị văn hóa không biên giới.
Vào Đài làm phát thanh viên tiếng Anh thực sự đánh dấu sự trưởng thành của bà. Ở đó, bà Ngọ bắt đầu tập thể hiện các tin bài bằng tiếng Anh - rất khác so với tiếng Anh giao tiếp, phải làm sao để người nghe hiểu được ý nghĩa của những thông điệp được truyền đi qua cách phát âm và nhấn nhá câu chữ. Đài cũng đã mời một số chuyên gia về huấn luyện cho bà và bà thừa nhận mình đã học thêm được rất nhiều từ đây.
Hình ảnh bà Trịnh Thị Ngọ trên báo Mỹ năm 1966
Bà Ngọ nói: “Có tiếng Anh rồi thì tôi đến Đài làm việc rất thuận tiện. Nhưng phải nói bước đầu công của các chuyên gia đào tạo rất lớn. Không những đọc cho đúng giọng mà còn đọc tin ra tin, câu chuyện ra câu chuyện, bình luận ra bình luận. Những cái đó có đặc thù riêng. Cho nên có những người Việt Nam tiếng Anh rất giỏi nhưng nói người ta không hiểu, vì đọc không đúng action tonic”.
Nhiều thính giả từ các nước Đông Nam Á, các nước Bắc Âu nghe chương trình phát thanh đối ngoại bằng tiếng Anh của Đài Tiếng nói Việt Nam đã phản hồi, yêu thích giọng đọc Thu Hương - Trịnh Thị Ngọ. Nhưng phải đến năm 1965, khi Cục Địch vận của Quân đội Việt Nam hợp tác với Đài làm buổi phát thanh riêng hướng tới quân nhân Mỹ đang ở miền Nam Việt Nam, khi đó, giọng đọc của bà mới được quan tâm đặc biệt hơn lúc nào khác.
Ngay sau buổi phát sóng đầu tiên của chương trình, trên đài phát thanh Hoa Kỳ đã thông tin: Hà Nội cho một nữ phát thanh viên giọng ngọt ngào để ru ngủ lính Mỹ ở miền Nam. Rồi không hiểu sao phía Mỹ gọi bà là “Hana của Hà Nội”. Và cái tên Hana gắn liền với chương trình.
Chương trình ban đầu chỉ khoảng 6 phút với mục “Câu chuyện nhỏ nói với binh sỹ Mỹ”, gắn vào một chương trình lớn hơn, dần dần nâng lên thành 30 phút. Bà Ngọ tham gia biên tập và phụ trách chủ yếu phần đọc. Giọng đọc đó không chỉ đi vào lòng người bằng sự ngọt ngào, truyền cảm mà còn mạch lạc, khúc chiết phân tích những thông tin cần thiết cho quân nhân ở phía đối phương, với mong muốn họ sớm nhận ra cuộc chiến ở Việt Nam là cuộc chiến phi nghĩa, nhân dân Mỹ phản đối, từ đó có động thái thích hợp.
Sau này, nhiều nhà báo nước ngoài hỏi bà cảm thấy thế nào khi đọc những chương trình đó, bà trả lời rằng: “Khi đó tôi không thể quá thân mật vì tôi đang nói với đối phương của đất nước tôi, nhưng tôi nói một cách thuyết phục bằng chính những thông tin của chương trình, thông tin đó lấy từ chính báo chí Mỹ”.
Ông Trần Vĩnh An khi đó là Phó Ban Các chương trình Đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam kể, quân nhân Mỹ tham chiến ở miền Nam Việt Nam khi đó rất mê giọng đọc của bà, mê luôn các chương trình phát thanh địch vận của ta. Ông An kể lại: “Chị Ngọ đọc những buổi phát thanh binh vận cho lính Mỹ và lúc bấy giờ báo chí Mỹ, lính Mỹ đặt cho chị ấy biệt danh là Hana. Tiếng nói của chị ấy rất có tác dụng. Chị ấy là người hiền lành, nghiêm chỉnh, đọc rất chuẩn, anh em trong Ban ai cũng mến”.
Bà Ngọ đã gắn mình với chương trình, gắn với những sự kiện của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ở Đài, bà đã được gặp Bác Hồ vào một buổi tối, Bác bất ngờ đến thăm các cán bộ nhân viên làm việc đêm.
Ở Đài, bà đã nghẹn ngào, xúc động khi nhìn từ cửa phòng thu ra thấy rõ ràng một chiếc máy bay Mỹ bổ nhào vì trúng tên lửa của ta trong những ngày Hà Nội bị ném bom năm 1972. Ở Đài, bà đã cùng mọi người đi sơ tán để bảo toàn làn sóng…Tất cả trở thành những dấu ấn, những kỷ niệm không bao giờ phai trong tâm trí của bà. Nhưng vui và xúc động hơn cả là ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi bà đọc tin chiến thắng. Dường như tất cả những nỗ lực, những hy sinh của cả dân tộc đã được đền đáp bằng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, trong đó có sự góp phần của Đài, của những phát thanh viên như bà.
Bà Ngọ cho biết: “Bản tin Tiếng Anh phát vào lúc 5h chiều. Hôm đó, đó là bản tin đầu tiên phát đi nước ngoài tin chiến thắng. Tôi là người đọc, vào trong phòng thu đọc thẳng luôn. Mọi hôm thì đọc thu vào để phát đi phát lại, còn hôm đó là đọc tin thẳng luôn. Tôi đọc là: Sài Gòn đã được giải phóng, miền Nam đã được giải phóng hoàn toàn. Tôi rất vui, đọc tin chiến thắng mà”.
Miền Nam giải phóng, năm 1976, vì lý do gia đình, bà Trịnh Thị Ngọ chuyển công tác khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam sau 21 năm làm việc. Vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, bà vẫn tiếp khách đến thăm và hỏi chuyện về Đài, về giọng đọc Hana. Phần đông trong số đó là phóng viên trong và ngoài nước.
Tiếp xúc với bà, mọi người dễ dàng nhận thấy sự kiên định, mạnh mẽ ẩn trong sự dịu dàng, nhẹ nhàng rất Việt Nam, điều đó đã thể hiện trong chính giọng đọc của bà. Đi qua thời thanh xuân với vẻ đẹp rạng ngời và điều kiện gia đình khá giả, nhiều cơ hội việc làm đỡ vất vả hơn, nhưng đến tận bây giờ, bà Ngọ vẫn khẳng định, chọn vào làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam là một quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời.
Bà Ngọ nói: “Đọc tiếng Anh là một niềm đam mê. Và sau đó, tôi cảm thấy qua những buổi phát thanh mà mình được trực tiếp đọc thì tôi đã chọn đúng nghề. Mình yêu thích và nghề đã đem lại cho tôi nhiều niềm vui. Tôi có viết trong một hồi ký của Đài là : Nếu như có một đời thứ 2, thì tôi vẫn chọn làm phát thanh viên của Đài Tiếng nói Việt Nam”.
Có thể nói, trong lịch sử của Đài Tiếng nói Việt Nam, những giọng đọc như bà Trịnh Thị Ngọ - Thu Hương - Hana không chỉ góp phần làm nên sức mạnh của truyền thông, của phát thanh mà còn góp phần đưa Việt Nam đến với thế giới, để bạn bè năm châu thêm yêu mến vả cảm phục Việt Nam./.
Minh Hạnh/VOV-TPHCM01.10.2016