Tuesday, November 30, 2021

Tướng & tá có chức quyền và của chìm của nổi các loại...

 PHÙNG QUANG THANH - TƯỚNG "CƯỚP  ĐẤT" 

Kỳ 1: Khối tài sản cá nhân hàng chục nghìn tỷ của Phùng Quang Hải, con trai Phùng Quang Thanh 

Kể từ sau khi tái cử tại Đại hội XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành công cuộc đốt lò, chỉnh đốn Đảng và chống tham nhũng với phương châm "không có vùng cấm", bằng chứng là hàng loạt tướng, tá cả bên quân đội và công an bị truy tố và xét xử, trong đó có không ít cán bộ là Ủy viên Bộ Chính trị và Ủy viên Trung Ương bị kỷ luật, truy tố. 

Nhưng có vẻ như công cuộc đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể "đốt" được rất nhiều thanh củi đã hóa thạch và một trong những thanh củi hóa thạch này là gia tộc Phùng Quang Thanh.

Theo chúng tôi được biết, tổng tài sản (cả chìm lẫn nổi) của gia tộc ông Phùng Quang Thanh trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng.

Trước mắt, chúng tôi xin được liệt kê một phần tài sản bề nổi trị giá hàng nghìn tỷ của Phùng Quang Hải, con trai ông Phùng Quang Thanh. 

Theo thông tin chúng tôi có được, đại tá Phùng Quang Hải, con trai cố Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh đang sở hữu ít nhất 06 biệt thự, căn hộ hạng sang với tổng trị giá hơn 300 tỷ đồng theo thời giá hiện nay, chưa tính chi phí xây dựng, cải tạo, nội thất sẽ còn lớn hơn nhiều:

1/ Căn biệt thự số BL07-01 tại đường Bằng Lăng 07, Khu đô thị Sinh thái Vinhomes Riverside (Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội) được mua với giá 31,7 tỷ đồng ngày 19/10/2011.

2/ Căn biệt thự số BL07-02 sát bên cạnh căn BL07-01 được mua cùng thời điểm 19/10/2011 với giá 30,2 tỷ đồng.

Hai căn biệt thự trên đã được vợ chồng Phùng Quang Hải mua với tổng trị giá 61,9 tỷ đã được đập bỏ sau đó sát nhập, xây dựng lại thành một căn biệt thự hoành tráng bậc nhất tại Vinhomes Riverside

3/ Căn biệt thự số BL04-07 tại đường Bằng Lăng 04, cũng thuộc Vinhomes Riverside được mua cùng thời điểm ngày 19/10/2011 với giá 31 tỷ đồng, căn này do Phùng Thị Thu Huyền (sinh năm 1982, con gái ông Phùng Quang Thanh) đứng tên. 

4/ Căn Penhouse tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM (72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM) được mua ngày 13/11/2013 với giá 1,7 triệu đô la Mỹ tương đương khoảng 35 tỷ đồng lúc đó. 

5/ Căn biệt thự rộng 1.000m2 tại Khu biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng (Quận 7, Tp.HCM) được mua ngày 30/4/2014 với giá 82,5 tỷ đồng.

6/ Căn hộ hạng sang A2, tầng 20 tại khách sạn 5 sao Premier Havana Plaza, Nha Trang (38 Trần Phú, Nha Trang) được mua ngày 30/7/2014 với giá 20 tỷ đồng.

Ngoài khối động sản khổng lồ thì Phùng Quang Hải cũng là một tay chơi siêu xe, du thuyền có hạng. 

Trong quá khứ, Phùng Quang Hải từng sở hữu rất nhiều siêu xe nhưng nổi bật nhất là chiếc siêu xe Rolls-Royce phiên bản đặc biệt có tên Đông Sơn được Phùng Quang Hải đặt mua ngày 10/10/2014 với giá 46 tỷ đồng, phiên bản này trên thế giới chỉ có 6 chiếc. 

Chưa hết, Ngày 18/11/2014, Nguyễn Thị Minh Hương (vợ Phùng Quang Hải) đứng tên, dùng danh nghĩa công ty công ty TNHH Tràng An để ký hợp đồng với công ty TNHH Sài Gòn Xây dựng Du thuyền (địa chỉ số 101 Trần Hưng Đạo, Q.1, TP. HCM) đặt mua chiếc du thuyền Manhattan 63 có mã số 3851463 do hãng Sunseeker (Đức) sản xuất với giá 2,54 triệu USD tương đương khoảng 53,4 tỷ đồng theo thời giá năm 2014. 

Đấy là chưa kể những tài sản giá trị khác mà Phùng Quang Hải đang sở hữu hàng loạt, chẳng hạn như bộ sưu tập điện thoại, đồng hồ trị giá hàng chục tỷ đang để trong căn biệt thự Bằng Lăng. 

Ngoài bất động sản, du thuyền, siêu xe, điện thoại, đồng hồ thì Phùng Quang Hải còn có sở thích quái đản chinh phục các người đẹp đã có chồng, tạm thời chúng tôi chỉ nêu đích danh 3 cô để quý độc giả được rõ: 

1/ Cô Vũ Thị Thu Hằng, sinh năm 1979, gốc Hưng Yên, thường trú tại P206, Nhà 46, Khu tập thể Vật tư Du lịch số 46 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Cô Vũ Thị Thu Hằng là người tình thứ nhất của Phùng Quang Hải. 

2/ Cô Nguyễn Kim Thanh là cán bộ ban Tài chính Dự án của Tổng công ty 319, thực tế, cô này thuộc nhóm  tiếp khách gồm 5 nữ nhân viên thường xuyên tháp tùng Phùng Quang Hải. Cô Nguyễn Kim Thanh, người tình thứ 2 của Phùng Quang Hải. 

3/ Cô Lê Nhã Uyên (người đẹp trong TOP 20 tại Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2010. Cô Lê Nhã Uyên là người tình thứ 3 của Phùng Quang Hải. 

Với những thông tin được chúng tôi liệt kê nêu trên thì có thể thấy, nếu so về khối tài thì tài sản của những tướng, tá bị đem ra truy tố, xét xử chỉ bằng một phần nhỏ khối tài sản của Phùng Quang Hải nói riêng và của cả gia tộc Phùng Quang Thanh nói chung. 

Ở đây có một vấn đề đặt ra là: lương đại tướng của ông Phùng Quang Thanh và lương đại tá của Phùng Quang Hải bao nhiêu một tháng mà cha con nhà Phùng Quang Thanh có thể sở hữu khối tài sản trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng tiền Việt như vậy nếu không tham ô, tham nhũng từ việc phù phép rất nhiều khu đất Quốc phòng? 

Đó là chưa nói đến việc Phùng Quang Hải có quan hệ bất chính với rất nhiều phụ nữ, vi phạm chế độ hôn nhân "một vợ một chồng" và vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng, chỉ riêng việc này lẽ ra đã phải "khai trừ Đảng" Phùng Quang Hải theo quy định nhưng không hiểu sao đến giờ phút này Phùng Quang Hải vẫn tiếp tục là Đảng viên gương mẫu, vẫn giữ được quân hàm đại tá, hiện đang công tác tại Văn phòng Chính phủ và giữ chức phó Vụ Trưởng Vụ Kế hoạch - Tài Chính đầy quyền lực thì liệu có công bằng? 

Qua sự việc liên quan đến gia tộc của tướng "cướp đất" Phùng Quang Thanh, chúng ta có thể thấy hàng triệu thương binh, liệt sỹ bỏ xương, bỏ máu, bỏ cả sinh mạng cho đất nước này rốt cuộc bản thân họ và gia đình họ được gì ngoài mấy triệu tiền tử tuất ít ỏi được lãnh hàng tháng, trong khi đó những kẻ ngồi bàn giấy, hèn nhát, chưa một ngày cầm súng ra trận như Phùng Quang Hải (con trai tướng "cướp đất" Phùng Quang Thanh) chỉ cần vài chữ ký của cha mình là kiếm được khối tài sản cả chục nghìn tỷ thì liệu có công bằng với những thương binh, liệt sỹ đã bỏ xương máu, sinh mạng cho đất nước này? 

Xem ra, công cuộc chống tham nhũng, chỉnh đốn Đảng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa thất bại, và thanh củi không thể đốt lần này chính là thanh củi hóa thạch mang tên Phùng Quang Hải và gia tộc tướng "cướp đất" Phùng Quang Thanh. 

Người đẹp Lê Nhã Uyên và đại tá Phùng Quang Hải (con trai cựu Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh)

Một khoảnh sân của căn biệt thự 61,9 tỷ (chưa tính chi phí xây dựng) của Phùng Quang Hải

Nội thất căn Penhouse tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM được Phùng Quang Hải mua với giá 35 tỷ đồng

Nội thất căn Penhouse tại Tầng 25, Vincom Center Tp. HCM được Phùng Quang Hải mua với giá 35 tỷ đồng

Khách sạn 5 sao Premier Havana Plaza tọa lạc tại số 38 Trần Phú – con đường vàng của thành phố biển Nha Trang

Chiếc xe Rolls-Royce Phantom Đông Sơn Phùng Quang Hải đặt mua với giá 46 tỷ đồng

Chiếc du thuyền Manhattan 63 trị giá 53,4 tỷ đồng được vợ Phùng Quang Hải đứng tên đặt mua dài 21,07m, rộng 5,13m, màu trắng gồm 3 tầng đầy đủ tiện nghi sang trọng

Căn biệt thự lâu đài Chateau Phú Mỹ Hưng được Phùng Quang Hải mua với giá 82,5 tỷ đồng

- Nguồn: Nhân Dân

- Theo TTC: (https://www.facebook.com/109963537979997/posts/201314275511589/?d=n).

Chuyện nghề (19): Đường xuống địa ngục

(tiếp theo)

Dù niềm đam mê lớn tới đâu, tài năng cỡ nào, nhưng nếu sinh nhằm cái thời "1 con én ko làm nổi mùa Xuân" thì Đông cứ tàn rồi Thu héo úa lại tới... Vòng xoay như cuộc đời trong vực thẳm vậy.
Và con đường đầy nỗi đau vẫn tồn tại trước mắt. Nó ở lại cùng sự hoang mang vô vọng. CÁI mà những người duy tân nhìn thấy còn hiện thực hơn nhiều lần so với cái thực tại của những thủ tục giấy tờ văn phòng trong công việc. Họ ko thể hiểu nổi: cái gì đã làm cho những người khác đui mù trước NÓ, và cái gì làm họ thờ ơ/vô cảm đến vậy. Họ ko thể giải thích được tại sao hiện tượng này vẫn được duy trì cùng với sự tồn tại và ngự trị của những điều phi lý.

Họ chỉ hy vọng rằng: những thứ này sẽ ko tồn tại mãi - và phải đợi - đó là bổn phận duy nhất: phải chờ đợi dù công việc này chẳng chút nghĩa lý gì, nhưng đó là cái phải làm và chấp nhận.

Cũng như nhân vật của Ayn Rand, tôi tôn trọng và cảm phục sự thành thạo đến thuần thục trong bất cứ lĩnh vực nào. Say mê công việc và cống hiến hết mình là phẩm chất của những ai làm việc có ý thức và trách nhiệm.Thế giới gồm những người có khả năng và ko có khả năng; những người ko có khả năng phải tuân theo đúng quy trình/nguyên tắc. Những người trong nhóm đầu có thể làm việc thoải mái hơn, tự do hơn.

Bi kịch của kiến trúc là những khó khăn mà nó đặt ra cho những kts mới vào nghề, rằng có những tài năng lớn đã bị mất đi trong cuộc tranh đấu mà người ta ko hề nhận ra: ngành kiến trúc đang mục ruỗng vì thiếu nhiệt huyết và ý tưởng mới. Vì thế, nó thiếu tính độc đáo, tầm nhìn và ko có sự can đảm của những người khai phá, sáng tạo những cái mới nhằm đáp ứng và thể hiện được nhu cầu đang phát sinh ngày càng nhiều từ thực tế.

Những người có tài đầy triển vọng đi theo con đường duy tân lẽ ra cần được phát hiện. Các kts đầu đàn phải khuyến khích/hỗ trợ họ, nâng cao họ và cho họ có cơ hội phát triển xứng đáng. Họ cần có những trải nghiệm thật sự để nắm bắt và kết hợp được ý tưởng trừu tượng với tính thực tiễn. Vấn đề chính là phải đẩy nguyên tắc thực dụng vào trong địa hạt trừu tượng của thẩm mỹ. Những cái khác với nó đều vô nghĩa. Nguyên tắc lớn nhất là sự cân xứng của kiến trúc, dù nó mang phong cách của bất kỳ thời đại nào.

Thiên tài là người biết thể hiện một cách khái quát. Cái khác thường lại ở chỗ chạm vào được cái bình thường, đơn giản. Nhưng nó phải có tinh thần và hơi thở của thời đại.

Đó chính là sự sáng tạo. Là cái mới trong cái vĩnh cửu.

Và để chứng tỏ, họ phải đi đến tận cùng con đường đau khổ.

Vẽ tay trên giấy can

(còn nữa)

Monday, November 29, 2021

Bàn luận về giáo dục

 Bài viết năm 2008 nay vẫn còn nguyên giá trị!

CHÚNG TA ĐANG ĐI THEO TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NÀO          

    

I. Nền giáo dục quốc dân của chúng ta vẫn đang cần có một cuộc cải cách triệt để mang tính cách mạng. Các phong trào mà Bộ Giáo dục phát động ( “Nói không với tiêu cực” từ năm trước, cho đến “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương” và “Ngôi trường thân thiện”.v.v...gần đây) tuy có làm cho bộ mặt của nền giáo dục có vẻ khởi sắc hơn, nhưng đó chỉ là bề nổi. Ở bề sâu, nhìn từ tổng thể, cái bất cập tồn tại hàng chục năm nay vẫn còn nguyên đó:

1. Hệ thống GDQD của chúng ta không đồng bộ, không liên thông, mất cân đối trầm trọng.

2. Nội dung giáo dục (chương trình, sách giáo khoa) của chúng ta bất cập về mặt khoa học, rất nặng nề về thời lượng và nhiều nội dung không thiết thực.

3. Phương pháp dạy và học ở các cấp đều lạc hậu, cơ sở vật chất và kỹ thuật quá thiếu thốn.

4. Công tác quản lý giáo dục yếu kém thể hiện ở ba mặt: Tài chính công được sử dụng kém hiệu quả và không minh bạch; Thiếu vắng hẳn đội ngũ chuyên gia về páht triển chương trình giáo dục; Không coi trọng hệ thống đo lường, trắc nghiệm để đánh giá giáo dục một cách khách quan và thường xuyên.

5. Chưa đủ hệ thống pháp luật để đảm bảo hành lang pháp lý cho các hoạt động giáo dục. Chẳng hạn chưa có văn bản luật pháp điều chỉnh hoạt động của các trường tư bất vụ lợi, là loại trường tư cần được khuyến khích, trong khi đó đã có quy định cụ thể cho các trường tư (cổ phần) vì lợi nhuận, là loại trường chưa hẳn đã nên được khuyến khích thành lập tràn lan dưới danh nghĩa “xã hội hóa”.

Có điều hết sức lạ lùng là mặc cho dư luận xã hội có vẻ như ngày càng bức xúc, nhưng mọi việc vẫn đâu ở đấy. Hình như các kiến nghị của nhóm Giáo sư Hoàng Tụy (2004), của nhóm Trí thức Việt kiều (2005 và 2008), của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (2006), của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (2007), của nhóm Bà Nguyễn Thị Bình (2008) đều cứ như là “đấm vào bị bông”. Những cá nhân và tổ chức có trách nhiệm không đối thoại, không thanh minh, không bác bỏ...Việc họ họ cứ làm; tiếp tục phát động các phong trào, triển khai các đề án (kiểu như “2 vạn tiến sỹ”, “4 Đại học Quốc tế”,...) và thực hiện các biện pháp chắp vá (như kiểu sửa sách giáo khoa phổ thông, gộp các kỳ thi.v.v...). Mọi người đâm nản. Nhiều người cho rằng có lẽ phải làm lại từ đầu, từ khâu thay đổi tư duy về giáo dục của toàn xã hội và của những người hoạch định chính sách giáo dục. Nhưng thay đổi tư duy trên cơ sở triết lý giáo dục nào? Có lẽ những bất cập mà chúng ta đã liệt kê có cội nguồn sâu sắc từ chỗ bấy lâu nay nền giáo dục quốc dân của chúng ta đã không được xây dựng và phát triển trên cơ sở một nền tảng lý luận vững chắc, mà trên cơ sở kinh nghiệm chắp vá và duy ý chí. Nền tảng lý luận mà chúng ta cần phải dựa trên một triết lý giáo dục hiện đại phản ánh đầy đủ mục tiêu và các nguyên lý căn bản của giáo dục.

II. Loài người vẫn đang trên một hành trình bất tận để hiểu được “Ta là ai? Từ đâu tới? Đi về đâu? Và tại sao?”. Trên hành trình gian khổ ấy vấn đề giáo dục nổi lên như một phạm trù cốt lõi của sự tiến bộ xã hội. Ngay từ thế kỷ 4 trước công nguyên Plato là người đầu tiên chủ tâm giảng giải cho nhân loại biết thế nào giáo dục: Một xã hội ổn định khi mỗi cá nhân làm công việc phù hợp với những năng khiếu tự nhiên theo cách anh ta có ích cho những người khác (hay đóng góp cho cái toàn thể mà anh ta thuộc về); và nhiệm vụ của nền giáo dục là phát triển những năng khiếu tự nhiên này và huấn luyện chúng dần dần cho mục đích xã hội. Triết lý cao sang này, tiếc thay lại là điều không tưởng vì nó dựa trên giả thiết rằng đã có một tổ chức xã hội công bằng - dân chủ lý tưởng (cái chưa bao giờ tồn tại trong lịch sử loài người).Ở đó chỉ thấy vai trò của các giai tầng xã hội mà không thấy có các cá nhân tự do. Tuy nhiên triết lý của Plato vẫn là ngọn hải đăng giáo dục cho mọi tổ chức xã hội cho đến tận thế kỷ 18 với quan niệm cho rằng: Sứ mạng của giáo dục là chuẩn bị cho người học gia nhập vào một xã hội nhất định nào đó để phục vụ cho xã hội ấy[1].

Đến giữa thế kỷ 18 J.J Rouseau đã đưa ra ý tưởng mới mang tính cách mạng: Con người sinh ra là thiện, mọi xã hội đều có xu hướng làm hỏng cái thiện có sẵn ấy trong con người; và vì vậy sứ mạng chủ yếu của giáo dục là làm cho cái bản tính tốt đẹp tự nhiên của con người được duy trì và phát triển, chứ không phải là đào tạo con người theo lợi ích của xã hội (đã bị chính con người làm cho tha hóa); và rằng con người chỉ có một nghề duy nhất là “Làm người”. Triết lý “vị cá nhân” mang tính “phòng vệ (negative)” này, tiếc thay cũng gặp phải một trở ngại lớn: “Môi trường tự nhiên” cần thiết cho đứa trẻ đi học có thể phát huy được cái “thiện” của mình chỉ sản phẩm thuần túy tư duy của Rouseau mà thôi[2]

Muộn hơn một chút, vào cuối thế kỷ 18 E.Kant lại có một cách nhìn nhận khác hẳn: Nhân loại bắt đầu lịch sử của mình trong tình trạng bị tự nhiên khống chế - chứ không phải với tư cách con người là một sinh vật có lý trí, trong khi đó tự nhiên chỉ cung cấp bản năng và lòng ham muốn. Vì vậy theo Kant: “Con người là tạo vật duy nhất cần phải được giáo dục” hay “Con người là những gì được giáo dục tạo nên”. Và như vậy lúc đầu triết lý giáo dục của thế kỷ 18 mang nặng tính cá nhân chủ nghĩa Rouseau, nhưng sau đó Kant và những người khác (Fiche, Hegel...) đã bổ sung thêm yếu tố “nhân loại” thông qua vai trò điều hành và giám sát của xã hội - nhà nước để dung hòa hai mục tiêu cơ bản của giáo dục: hoàn thiện con người vì bản thân con người và cung cấp kỹ năng để phục vụ xã hội - nhà nước[3].

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 cùng với sự xuất hiện trào lưu thực dụng luận (Pragmatism) trào lưu tân giáo dục đã ra đời ở Mỹ mà người khởi xướng là John Dewey. Theo ông “Triết lý giáo dục là lý luận giáo dục xét như một thực tiễn được thực hiện một cách có chủ tâm”[4]. Bởi vậy triết lý giáo dục nào cũng phải chứa đựng những điều cốt lõi sau đây: mục tiêu tối hậu của giáo dục là gì? Và để đạt mục tiêu ấy cần phải hành động theo phương châm nào? Và bằng phương pháp nào? Ở thời đại của Dewey, cứu cánh của giáo dục có lẽ không khác mấy so với một thế kỷ trước: Hoàn thiện con người và phục vụ xã hội. Nhưng màu sắc “thực dụng vị kỷ” đã bắt đầu nhuốm vào giáo dục như một xu thế. Đến nỗi Einstein người cùng thời với Dewey đã phải cảnh báo: “Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta tuy có thể trở  thành một cái máy khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Điều quan trọng là anh ta phải được dạy để có được một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta phải được dạy để có được một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện. Nếu không, với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, anh ta chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt hơn là một con người được phát triển hài hòa. Anh ta cần phải học để hiểu những động cơ của con người, hiểu những ảo tưởng và những nỗi thống khổ của họ để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người đồng loại của mình cũng như với cộng đồng”[5].

Thế nhưng các nguyên lý cơ bản về phương châm, phương pháp giáo dục của Dewey mới thực sự đã làm nên một cuộc cách mạng mới trong giáo dục. Tư tưởng   “Tân giáo dục” của Dewey phủ nhận hoàn toàn nền giáo dục truyền thống đã từng được áp dụng từ thời Plato cho đến thời điểm đó. Bắt nguồn sâu xa từ các thuyết nhị nguyên (chia cắt các cặp phạm trù tưởng như đối lập như con người - tự nhiên, tư duy - hành động, lý thuyết - thực nghiệm, học - hành.v.v...). nền giáo dục truyền thống đã tách biệt một cách phản dân chủ giữa nhà trường và xã hội, giáo dục và cuộc sống, thày giáo và học trò. Dewey chủ trương: Giáo dục không chỉ như là quá trình truyền đạt mà chính là bản thân cuộc sống; nhà trường không tách rời khỏi xã hội; và học trò là trung tâm của quá trình giáo dục. Ngày nay những nguyên lý giáo dục này vẫn là ngọn đuốc soi đường cho giáo dục ở các xã hội dân chủ.

Từ cuối thế kỷ 20 đã xuất hiện hai khuynh hướng mới trong giáo dục đáng được quan tâm. Đó là khuynh hướng “Tân tự do” và khuynh hướng “Tân phòng vệ”. Hai khuynh hướng này đối chọi nhau về mặt triết lý. Khuynh hướng “Tân tự do” coi giáo dục chủ yếu là hàng hóa, đầu tư cho việc học tập là đầu tư cho “vốn con người” cực kỳ vị kỷ vì nó được coi là của cải tư, mang đến lợi tức cho người có cái vốn đó[6]. Khuynh hướng “Tân phòng vệ” coi giáo dục chủ yếu là công ích, nhằm đào tạo những con người của và vì xã hội - nhân loại, trùng hợp với quan điểm của Rouseau về một nền giáo dục “phòng vệ”. Nhưng “Tân phòng vệ” không đặt nhà trường “bên ngoài” xã hội như Rouseau, mà ngay trong xã hội phức hợp, đa dạng và bất định và coi mục đích cuối cùng của giáo dục hiện đại là[7]:

1. Hình thành những khối óc được rèn luyện tốt; đào tạo những con người có đủ năng lực tổ chức và liên kết các trí thức để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân mình và cho toàn xã hội chứ không phải  nhồi nhét kiến thức theo kiểu chất vào kho.

2. Giáo dục về hoàn cảnh con người, làm cho mọi người có ý thức sâu sắc thế nào là một con người. Dạy cho thế hệ trẻ cách sống, chuẩn bị cho họ biết cách đối mặt với những khó khăn và những vấn đề chung của cả loài người.

3. Thực tập tư cách công dân của đất nước và của toàn thế giới; có năng lực đối thoại, khoan dung trong thế giới phức hợp và đa dạng.

III. Thế giới thì như vậy, còn chúng ta thì sao? Cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, từ xưa đến nay những vấn đề lý luận nền tảng của giáo dục chưa bao giờ được chúng ta đặt ra và nghiên cứu một cách bài bản và cẩn trọng. Phần nhiều làm theo kinh nghiệm và duy ý chí. Thay vì phải cung cấp các kiến thức cơ bản và phổ quát của triết học, trong các nhà trường của chúng ta chỉ dạy chính trị. Có lẽ cũng vì vậy mà triết lý giáo dục cũng được thay bằng các khẩu hiệu chính trị trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước

Mặc cho các lời hay ý đẹp về quan điểm (hay triết lý) giáo dục từng được nói lên trong những văn kiện ấy, nhưng trong thực tiễn nền giáo dục của chúng ta không nhằm đào tạo ra những con người được phát triển toàn diện với đầy đủ phẩm giá: có nhân cách, và có khả năng tư duy phê phán độc lập, sáng tạo. Nền giáo dục này đang thực hành kiểu nhồi nhét kiến thức như "chất vào kho"; và khuyến khích sự thụ động, khuôn sáo và tinh thần khoa cử. Điều này trái hẳn với triết lý Giáo dục nhân văn và sáng tạo của nền văn minh hiện đại.

Trong thực tiễn nền giáo dục của chúng ta không tạo được niềm hạnh phúc khi tới trường. Ngày nay đi học là một gánh nặng, nhất là ở cấp học phổ thông. Đối với rất nhiều em tới trường là một nỗi nhọc nhằn, khổ sở; tuổi thơ của các em đang bị "đánh cắp" bởi một chương trình giảng dạy nặng nề, nhàm chán và không thiết thực. Điều này trái hẳn với triết lý Hạnh phúc giáo dục của nền văn minh hiện đại.

Trong thực tiễn nền giáo dục của chúng ta không tạo dựng được sự Công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, đặc biệt là cho trẻ em ở tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. Hàng năm nước ta có khoảng 8 triệu trẻ em dưới 6 tuổi; trong số đó chỉ có khoảng hơn 3 triệu em được đến nhà trẻ, lớp mẫu giáo. Ngay cả các em được đến lớp ấy cũng chưa chắc gì được nuôi dạy một cách chu đáo như mới đây chúng ta được chứng kiến hình ảnh một nhà trẻ ở Đồng Nai. Vậy mà lứa tuổi cần được hưởng sự công bằng về cơ hội học tập nhất lại là lứa tuổi từ dưới 1 đến 5. Đặc biệt là khuynh hướng thương mại hoá giáo dục đang là nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với xã hội. Điều này trái hẳn với triết lý Công bằng giáo dục của nền văn minh hiện đại.

Trong thực tiễn nền giáo dục của chúng ta áp dụng một hệ thống quản lý tập trung quá mức, Nhà nước ôm vào mình những chức năng không cần có, làm mất quyền chủ động, linh hoạt của các cấp cơ sở. Quyền tự quản không được thực thi, đặc biệt là ở các trường Đại học. Ngay trong nhà trường sự mất dân chủ giữa người dạy và người học đã trở thành thâm căn cố đế. Điều này trái hẳn với triết lý Dân chủ giáo dục của nền văn minh hiện đại.

Từ những nhận xét trên đây chúng ta có thể thấy rằng một cuộc cải cách toàn diện và triệt để hệ thống giáo dục của nước ta là một yêu cầu cấp bách, không thể nấn ná được nữa, không thể tiếp tục tiến hành những Đề án Đổi mới chắp vá và thiếu hiệu quả như hơn hai mươi năm vừa qua được nữa. Một giải pháp tổng thể và đồng bộ nhằm chấn hưng (hay là làm lại?) nền giáo dục nước nhà không thể được đề xuất trong một thời gian ngắn (dưới 6 tháng), và chỉ bởi các chuyên gia trong nội bộ ngành giáo dục hoặc một nhóm chuyên gia độc lập nào. Phải coi đây là một Công trình lớn của quốc gia, phải được chuẩn bị chu đáo một vài năm, với sự tham dự của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau và dưới sự lãnh đạo của một Tổng công trình sư tài giỏi, công tâm và chuyên trách (chứ không kiêm nhiệm, làm "tay trái" như lâu nay vẫn thường xảy ra). Vì vậy chúng tôi hoàn toàn tán thành ý kiến của các nhóm nghiên cứu về cải cách giáo dục của bà Nguyễn Thị Bình và của GS. Hoàng Tuỵ về việc thành lập Uỷ Ban cải cách giáo dục Quốc gia, hoạt động độc lập đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, với nhiệm vụ: Trong thời gian từ nay đến năm 2010 soạn thảo Chiến lược cải cách và phát triển giáo dục giai đoạn 2010 đến 2020 với tầm nhìn đến 2030 và xa hơn. Chiến lược này phải lấy việc đổi mới tư duy về triết lý giáo dục là khâu đột phá. Trong khi chờ đợi chúng tôi xin đề nghị tiến hành ngay một số biện pháp cấp bách sau đây:

1. Tạm dừng việc soạn thảo "Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2008-2020" mà Bộ Giáo dục đang tiến hành. Trước hết phải đặt câu hỏi vì sao lại chọn thời điểm từ 2008 trong khi chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đã được Chính phủ phê duyệt đang được thực hiện và chưa đánh giá tổng kết? Sau nữa là vì nội dung bản dự thảo còn rất nhiều bất cập như ý kiến của nhiều người đã được lấy ý kiến tham khảo.

2. Kiên quyết không mở thêm mới các dự án lớn và tạm dừng các dự án đang làm thiếu hiệu quả của ngành giáo dục như Chính phủ đã thực hiện đối với các dự án khác trong Chiến dịch chống lạm phát hiện nay. Đặc biệt nên xem xét lại ngay Dự án Bốn trường Đại học Quốc tế đang được Bộ GD&ĐT triển khai.

3. Tiến hành kiểm tra tài chính công cho Giáo dục (không phải chỉ do Bộ GD&ĐT quản lý) và công khai, minh bạch mọi khoản chi tiêu trong 10,15 năm gần đây. Và sau đó mới xem xét đến chủ trương tăng học phí ở các cấp mà Chính phủ đang trình Bộ Chính trị phê duỵệt.

4. Thực hiện ngay một số biện pháp đột phá trong quản lý giáo dục để chuẩn bị tiền đề cho công cuộc cải cách sẽ được thực thi trong vài năm tới. Không có hệ thống quản lý giáo dục (con người, bộ máy và cơ chế) tốt thì không có cuộc cải cách nào có thể thành công.

Chu Hảo

Hà nội  ngày 15 thàng 9 năm 2008

Chú thích:

[1] Jonh Dewey, Dân chủ và giáo dục, NXB Tri thức 2008, trang 114 - 117
[2] J.J. Rouseau, Emile hay là về giáo dục, NXB Tri thức 2008, xem lời giới thiệu của Bùi Văn Nam Sơn
[3] Jonh Dewey, sđd, trang 118 - 126
[4] Jonh Dewey, sđd, trang 390
[5] A. Einstein, Thế giới như tôi thấy, NXB Tri thúc 2007, trang 48
[6] Cao Huy Thuần, Tạp chí thời đại mới số 14, www.tapchithoidaimoi.org
[7] Edgar Morin, Liên kết Tri thúc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

Chuyện nghề (18): Budapest và tôi

(tiếp theo)

A HOTEL BUDAPEST (Körszálló)

Khách sạn tròn/körszálló Budapest là khách sạn thuộc thế hệ mới trong những năm 1960-1970, vị trí của nó ko xa Várnegyed. Nằm ở trung tâm của Buda, nó là một khách sạn hình trụ với thiết kế kiến trúc rất thú vị, tạo được sự tương phản giữa 1 vùng đồi núi bao quanh. Với riêng tôi, Körszálló cũng là 1 biểu tượng khác của Bp bởi nó cho tôi thấy thêm 1 hình mẫu kiến trúc về những công trình thuộc thể loại hiện đại của tp đã rất nổi tiếng của châu Âu.

Cái tháp tròn 18 tầng này được xây dựng vào năm 1967 theo thiết kế của György Szrogh, với công nghệ ván khuôn trượt và phần móng là 1 chân đế hình nón cụt. Sau khi phần lõi hình trụ bên trong được thi công, việc xây dựng các vòng cung bên ngoài được tiếp tục. Thời gian và tốc độ hoàn thành đã được giới chuyên môn khen ngợi, cũng như tay nghề kỹ thuật và tính thực tiễn của trang thiết bị được bố trí trong các phòng vào thời điểm đó.

Bên phải, trước lối vào chính, trên bức tường cao, là sân thượng/terrace, từ đây có thể nhìn cảnh vật xung quanh. Bước vào tiền sảnh, là quầy lễ tân có mái vòm và một đường đi lên hình xoắn ốc dẫn đến quán cà phê ở tầng lầu. 

Từ các phòng của khách sạn có thể thấy những bức tranh toàn cảnh đẹp nhất của Budapest. Khách sạn 4 sao này được thiết kế với bãi đậu xe, nhà hàng, các phòng hội nghị và nhiều dịch vụ khác. Tất cả đều được tính toán kỹ lưỡng. Do đường kính của khối trụ lớn, sự uốn cong này rất khó nhận thấy cũng như ko gây ra sự bất tiện trong các phòng. Mỗi tầng gồm 20 phòng, tất cả đều có tầm nhìn rộng và rất thoáng ra thành phố. Và quang cảnh nhìn thấy từ tầng thứ 14 thực sự tuyệt vời!

Đây cũng là nơi ghi lại kỷ niệm của tôi với cha mình trong thời gian ông sang Hungary công tác. Trong chuyến thăm Khách sạn Tròn duy nhất của tôi, tôi đã có cơ hội để sống như 1 du khách trong một căn phòng của nó. Tôi đã gặp cha mình ở đây, ăn tối và ngủ lại 1 đêm. Ông đã dẫn tôi đi xem khách sạn và đãi tôi 1 chầu ăn tối với thực đơn khá đặc biệt với các loại rượu Hung, có cả Tokaj. Tiếc rằng, lúc đó tôi chỉ là 1 thằng nhóc khoái Coca Cola nên ko hứng thú gì với bia rượu (chỉ đến khi sang Bulgaria tôi mới bắt đầu có khái niệm về thưởng thức những món đồ uống này).

Cha tôi muốn giữ tôi ở lại vì muốn biết thật nhiều về tôi và cuộc sống mới của tôi, nhất là những gì làm ông phải lo lắng... Còn tôi cũng muốn nếm mùi ở hotel như thế nào và dĩ nhiên là mừng vì được gặp lại cha tôi sau gần 1 năm xa cách, được nhận nhiều thư và quà cũng như nghe ông kể nhiều chuyện về mẹ và mấy chị em gái ở nhà. Ông cũng cập nhật cho tôi những thông tin liên quan đến cuộc chiến và tình hình ở VN. 

Những trải nghiệm nghỉ hè hay ở khách sạn và ăn uống trong các nhà hàng của Hung thời sinh viên rất hiếm hoi với chúng tôi do tài chính hạn hẹp (dù tôi hưởng học bổng hsmn, nhiều hơn hầu hết các bạn khác). Chúng tôi vẫn thường đi qua những khách sạn sang trọng của Bp nhưng chỉ nhìn và ước ao chứ hầu như ko bao giờ dám bước chân vào. Vì thế, đây là 1 trải nghiệm rất đáng nhớ với tôi trong năm đầu tiên sống ở Hungary.

Với Budapest Hotel, tôi tạm ngừng mục này ở đây, dù vẫn muốn tìm hiểu thêm về cảm xúc của mình với Bp. Nhưng tôi nhận thấy sự hiểu biết/kiến thức của mình quá ít so với tầm vóc của Bp. Như đã giãi bày, tôi đã phung phí thời gian của mình ở Hungary, bởi khi đó tôi chỉ là 1 thằng nhóc ngạo mạn khi tưởng rằng tất cả với mình chưa bắt đầu. Bạn bè, nước Hung và 1 thời đẹp nhất đã trôi qua hoang phí, vì với tôi mọi chuyện rất đơn giản, chỉ là: cũng như với tình yêu, nếu ko yêu sẽ chẳng có gì cả.

A földszint alaprajza

Szobák elosztása a hengerben

Étterem a terasz mellett

Bên trong 1 căn phòng

Khách sạn nhìn từ bãi đậu xe
(còn nữa)

Sunday, November 28, 2021

Văn hóa

 1. Tôi không có ý định bàn, dù khen hay chê, câu nói của TBT. Bàn về văn hóa vốn là một trong những đam mê của tôi, nhất là từ khi tôi quan tâm tới giáo dục. Tôi đánh giá việc TBT đến dự Đại hội văn hóa toàn quốc là một việc đúng đắn trong khi các đời TBT gần đây ít quan tâm tới vấn đề trọng đại này.

   2. Thực tế, trong hệ thống chính quyền của ta từ vài chục năm trở lại đây lãnh đạo phụ trách về văn hóa thường có trọng lượng kém nhất. Ngày xưa, cứ có Đại hội về văn hóa, văn nghệ là các lãnh tụ chóp bu đều kéo tới. Đáng lẽ kinh tế, ngoại giao, xây dựng, an ninh, quốc phòng đều phải phục vụ cho những vấn đề văn hóa, xã hội mới đúng. Vì vậy, người lãnh đạo văn hóa phải là người đặt đầu bài cho các ngành, quyết sách của các ngành đều phải hỏi ý kiến của người phụ trách văn hóa, xã hội. Tôi không rõ từ bao giờ và lý do gì văn xã trở thành vấn đề sau cùng. Cũng có thể những người phụ trách văn hóa ở ta không biết cách làm "nổi vị" như Pozsgai Imre ở Hungrary, có thể khuấy đảo xã hội bằng quyền lực văn hóa của mình. Nếu một vị trí có quyền hạn rõ ràng, hoàn toàn có thể dùng nội hàm của nói để biến nó thành một vị trí quyền lực. Tôi nhớ hình như Jaruzelsky ở Ba Lan là người làm cho chức Chủ tịch nước hữu danh vô thực thành quan trọng. 

     3. Trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là văn hóa mới thấy được sức mạnh của nó. Bản thân từ này dùng theo nhiều nghĩa khác nhau nên cũng phải làm rõ chúng ta đang dùng theo nghĩa nào.  Theo một nghĩa nào đó, văn hóa là cái mặc nhiên tồn tại, bao gồm thói quen, ý thích liên quan tới một dân tộc.  Tôi nhớ Willy Durand nói đại ý "Không phải dòng máu, ngôn ngữ, nền văn minh định hình một dân tộc, mà chính văn hóa định hình dân tộc đó.".  Vì vậy, bất cứ dân tộc nào tồn tại cũng mang theo mình một văn hóa, chính là định danh của dân tộc đó. Theo nghĩa này, văn hóa không thể có hơn có kém và không thể mất đi, nhưng không có lý gì không thể thay đổi để phù hợp với sự phát triển.

     4.  Tuy vậy, có lẽ TBT dùng chữ văn hóa theo một nghĩa khác. Trước hết, theo ngôn từ, người Việt vốn hay nói tắt. "Bỗng nhiên" nói thành "bỗng",... Nhiều trường hợp câu cú thành đa nghĩa. Dựa trên ngữ cảnh, theo tôi ông TBT đang muốn nói "VĂN HÓA VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG", có liên quan tới văn hóa "chân quê",...Tất nhiên ông cũng hàm ý là văn hóa Việt Nam hiện tại vẫn là văn hóa truyền thống và ông muốn bảo vệ nền văn hóa đó, chống lại sự xâm thực của kinh tế, đạo đức suy đồi, tiền bạc.  Tức là ông nói không có gì sai về ngôn từ. 

    5. Tôi tôn trọng thiện ý của ông TBT về mong muốn gìn giữ văn hóa truyền thống để chống sự suy đồi đạo đức xã hội. Tuy vậy, tôi ngờ rằng sự suy đồi này là hệ quả tất yếu của hệ thống văn hóa cũ ở mức phát triển hiện nay. Và  chính vì vật có thể đã đến lúc phải thay đổi văn hóa cũ hoàn toàn, bởi vì "chân quê" ngày nay không còn dễ thương như Nguyễn Bính, mà đã thành mấy cái loa xã và thói hào quyền. Nói một cách khác, dù có cố bỏ thịt ra khỏi phở nhưng đã húp nước thì không thể gọi là ăn chay. Văn hóa truyền thống đơn giản là chỉ còn hình thức và giữ lại quá nhiều hệ lụy. 

    6.  Một cách dùng từ sai lâu ngày đã tạo ra một nội hàm khác là việc chê người khác vô văn hóa. Điều đó cũng tương tự như mấy người công giáo nói những người theo đạo khác là tà giáo, dị giáo hay vô đạo. Lâu ngày cụm từ đó đã trở thành có nghĩa thô lỗ, xấu tính, thiếu lịch sự, ngu xuẩn. Theo nghĩa đó thì từ này không còn liên quan tới từ gốc "văn hóa" nữa. 

       7. Tuy nói kỹ thì như thế, trong thực tế việc sử dụng các từ đa nghĩa và bị biến nghĩa cũng dẫn tới những hệ luận phiền toái về nhận thức mà chúng ta nên bỏ công suy nghĩ thêm.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Chuyện nghề (17): Budapest và tôi

 (tiếp theo)

Khi chúng tôi đến Hung, cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 gần như không còn để lại dấu vết ở Bp trừ những gì được giữ lại như những chứng tích lịch sử và trong lòng những người lớn tuổi. Erzsébet là cây cầu cuối cùng được xây dựng lại. Thủ đô của nước Hung đã để lại ấn tượng vô cùng sâu đậm trong ký ức của tôi với những cây cầu trên sông Duna, một trong những cảnh tượng tuyệt vời nhất của Hungary.

Nhưng Bp còn trở nên quen thuộc hơn với tôi từ những nơi mà tôi có nhiều kỷ niệm với bạn bè của mình. 

VÁRNEGYED VÀ KTX VÁR

Tôi thường đến khu này thăm các bạn sang Hung cùng năm với mình.  Nhìn thành phố từ trên cao, tôi vẫn thường tự hỏi: "Đã có bao nhiêu con người tài hoa chạm tay vào từng góc nhỏ của Budapest trong hơn 1000 năm qua để làm nên một thành phố như ta đang thấy?". Thành phố này đã làm bao nhiêu người phải đặt những câu hỏi như thế từ những lối đi lát đá, những vòm cây um tùm và những bãi cỏ xanh mượt đến những bậc thang ngoài trời hun hút lên thành Vár, từ những quảng trường, lâu đài thành quách uy nghi đến những đại lộ sầm uất và duyên dáng với những tiệm café, nhà hàng hấp dẫn, từ những công trình văn hóa tuyệt đẹp mang những phong cách khác nhau đến Parlament huy hoàng tráng lệ... Budapest như một hòn ngọc bên dòng Duna, lấp lánh thơ mộng đầy mê hoặc như hiện ra từ những câu chuyện cổ tích đẹp man mác và huyền ảo vô cùng. Với tôi, Budapest là hình ảnh điển hình của nước Hung thu nhỏ, dù nó không thể thay thế cho Pécs - bé nhỏ, xinh xắn nơi tôi từng có những ngày tháng trên giảng đường học tập hay Sopron và Győr cũng như nhiều thành phố khác về mặt lịch sử vì mỗi nơi đều có những giá trị đặc thù của chúng.

Các bạn của tôi lúc đó sống trong tòa nhà số 1 Szentháromság tér, trước đây là ký túc xá Vár. Thật khó hình dung nơi này mà lại không có các bạn thân thiết của tôi ngày xưa. Tôi thật may mắn khi có được những ông bạn "vàng" ở đây, nơi mà mọi người từ khắp nơi kéo đến để ngắm nhìn và thán phục. Várnegyed với Budai Palota, Halászbástya, Mátyás-templom và những ngọn đồi ở Buda là những nơi tuyệt vời để chiêm ngưỡng, dạo chơi và khám phá, chỉ cần cả bọn chúng tôi kéo nhau cùng đi là có đủ trò vui rồi. Cả lũ đều vui vẻ và hồn nhiên vô tư trong khung cảnh tuyệt vời của Budapest - "A szabadság fővárosa". Với chúng tôi, những năm 70-es là những năm chúng tôi cảm thấy thế giới thật đẹp đẽ và thân thiện.

Chúng tôi đã tận hưởng cuộc sống và những vẻ đẹp từ những di sản của Bp như thế... 

Szentháromság tér và một phần Várnegyed

(còn nữa)

Saturday, November 27, 2021

Khẩu hiệu của nhà trường

 Tiên học Lễ, hậu học Văn, 

     1. Mấy hôm nay dân tình nhốn nháo về câu phát biểu của GS Trần Ngọc Thêm "Nên bỏ cái khẩu hiệu Tiên học Lễ, Hậu học Văn". Những người bênh GS Thêm có vẻ hiểu khá sâu, khá đúng dụng ý. Những người chống đối có vẻ chẳng hiểu gì, thậm chí không cố gắng hiểu. 

      2. Đáng lẽ thì tôi cũng không bận tâm tham gia. Nhưng tôi với GS Thêm có chút quen biết. Tuy không đi lại thường xuyên, nhưng đều có trọng thị, anh cũng đã tặng tôi sách, đã ngồi song ẩm với nhau đủ chuyện.  Anh Thêm là trong số rất ít người, tôi thấy đáng nói chuyện. Rất uyên bác, am hiểu văn hóa và rất khoa học, suy luận sắc bén, là trí thức có tầm cỡ. Vì vậy khi phát ngôn tức là đã có tính toán. Vì vậy, tương tri tương đắc tức là phải nói đỡ cho anh một câu. 

     3.  Trước hết, mọi người nhầm ở một điểm: Bản thân mệnh đề "Tiên học Lễ, Hậu học Văn" không có vấn đề. Vấn đề ở chỗ lấy nó làm khẩu hiệu, làm triết lý cho giáo dục Việt Nam, nâng thành quốc sách, định kiến. Chắc chắn mọi người đã bị sốc ngay từ phát đạn đầu, nên không đọc hoặc đọc với định kiến nên không hiểu bài viết rất rõ ý của anh. 

      4. Mọi chân lý dù đúng mười mươi, nhưng đặt không đúng chỗ đều có thể có tác dụng phản động.  Người Việt Nam ta là chuyên gia về sử dụng chân lý một cách thớ lợ. Tôi thấy Tiên học Lễ, Hậu học Văn không có gì sai, nhưng cũng chẳng hay ho gì lắm, và đặc biệt nó đã được dùng làm lá chắn ngăn cản sáng tạo, tư duy, thay đổi.

      5. Kể ra thì có thể nói ba ngày không hết chuyện về vấn đề này. Nhưng nói thể là đủ, người có thể hiểu cũng sẽ hiểu. Người không chịu hiểu có nói thêm cũng chỉ tốn công vô ích.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Chuyện nghề (16): Budapest và tôi

(tiếp theo)

Khi còn bé, trước khi sang Hungary, tôi thích kiến trúc như thích Leonardo da Vinci. Nhưng để được như ông, dù chỉ là 1 phần, là họa sĩ, nhà nghiên cứu khoa học và sáng chế hay kts... là cả 1 vấn đề mà 1 thằng nhóc như tôi ko thể hình dung nổi. Nhất là trong hoàn cảnh giáo dục và ảnh hưởng từ xh lúc đó.

Ngay cả khi đặt chân đến Hungary, tôi vẫn ko hề biết rằng mình sẽ làm gì, học hành ra sao, tương lai thế nào... ?

Hungary là 1 chân trời mới đối với tôi. Thời gian sống ở Hungary là thời kỳ ko thể quên với rất nhiều kỷ niệm trong ký ức. Và Budapest là cánh cửa đầu tiên mở rộng trước mắt tôi. Tp với nhiều danh hiệu nổi tiếng này là biểu tượng của Hungary, 1 xh tự do và văn minh trong sự pha trộn Đông & Tây làm tôi ngỡ như lạc trong 1 thế giới khác vậy.

CẦU ERZSÉBET

Năm học đầu tiên ở NEI, trong những bài học tiếng Hung có một bài về cầu Erzsébet mà tôi rất thích. Cầu Erzsébet và Halászbástya là những hình ảnh đầu tiên của Hungary đã để lại ấn tượng mạnh với tôi khi còn đi học những năm phổ thông ở Hà Nội. Do đó, với riêng tôi nó mang một kỷ niệm đặc biệt hơn so với những cây cầu khác. Vì bây giờ không thể post được đúng bài học đó nên tôi sẽ ghi lại những nét chính và cảm nhận của mình về cây cầu tuyệt đẹp này; cây cầu màu trắng duyên dáng vô cùng ấn tượng mỗi lần tôi qua, nó đã mang lại cho tôi nhiều cảm xúc khác nhau với những khung cảnh có một không hai... để đến bây giờ vẫn còn nhớ mãi. 

Là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất của Budapest, cầu Erzsébet nối quận V (Pest) và quận I (Buda) với nhau. Đây là cây cầu được nhìn thấy rõ nhất trong toàn cảnh (panorama) nổi tiếng của Budapest trên dòng Duna. Nó đã được dựng lại thay cho cây cầu cũ bị phá hủy trong chiến tranh thế giới thứ 2.

      Về cảm nhận, ấn tượng ban đầu của tôi khi xem cầu Erzsébet qua ảnh chụp so với ấn tượng nhìn từ đỉnh Gellért là một sự khác biệt rất lớn. Cầu Erzsébet nhẹ nhàng mảnh mai không che khuất cảnh quan phía sau. Hình ảnh cân đối của nó với những đường cong tuyệt mỹ trong toàn cảnh của Budapest không một bức ảnh chụp nào có thể sánh nổi vì chúng không thể hiện hết sự tuyệt vời của một khung cảnh được con người và thiên nhiên tạo ra, hòa quện với nhau thành một kiệt tác "nhạc không gian" mà không ngôn ngữ nào diễn tả hết được.

Erzsébet là cây cầu cuối cùng của Budapest được xây dựng lại. Nó đã gây nhiều tranh cãi vì nhiều người muốn khôi phục lại như cây cầu cũ và không muốn có một cây cầu mới theo phong cách hiện đại. Cuối cùng, cầu Erzsébet đã được thực hiện như chúng ta thấy; Sávoly Pál là người đã mang lại dáng vẻ cho cây cầu mới này. Mọi việc bắt đầu từ năm 1961 trên nền móng của cây cầu cũ còn lại. Để thực hiện được yêu cầu thiết kế về mặt kỹ thuật, các kỹ sư Hungary đã có nhiều sáng tạo vào thời đó khi chọn giải pháp cầu treo và hoàn thành vào năm 1964.

 Từ việc này, tôi nhận thấy được một vấn đề: đó là việc bảo tồn giá trị cũ và sáng tạo những giá trị mới đều cần thiết để phát triển.

Tại sao Budapest không chọn giải pháp khôi phục cây cầu cũ mà lại làm cầu treo hiện đại; trong khi vẫn khôi phục những cây cầu khác y như cũ?

  Ở cả Buda và Pest, chúng ta đều thấy những kiến trúc cũ và mới xen lẫn nhau nhưng không phá vỡ cảnh quan, chúng hài hòa với nhau trong một đô thị được quản lý tốt, có ý thức và trách nhiệm với di sản lịch sử trong việc xóa bỏ và đổi mới. Chính vì vậy, cầu Erzsébet hoặc Hilton Hotel (dù nằm sát Halászbástya và Mátyás-templom) vẫn rất đẹp trong tổng thể kiến trúc/cảnh quan của toàn khu vực. Chúng đều được xem xét và nghiên cứu rất kỹ lưỡng để mang lại những vẻ đẹp mới bên cạnh những vẻ đẹp cũ. Và người Hung đã thành công trong việc phát triển và giữ gìn vẻ đẹp của Budapest qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều công trình mang những phong cách khác nhau. Họ tạo được sự phong phú cho bộ mặt kiến trúc của thành phố, một thành phố nổi tiếng về vẻ đẹp đa dạng của châu Âu chứ không phải là những tòa nhà chọc trời. Và tôi thấy rằng với óc thẩm mỹ của mình người Hung hoàn toàn có quyền tự hào về những thành quả của họ. Họ đã rất quyết đoán, có thể đã rất khó khăn và tiếc nuối khi dám xóa bỏ một công trình đẹp đẽ của thời trước để thay thế bằng một công trình tiêu biểu cho cái mới vì nếu không từ bỏ cái cũ thì cái mới không thể có được chỗ đứng xứng đáng với nó.

Cầu Erzsébet (Ảnh: Trần Minh Tâm)

(còn nữa)

Friday, November 26, 2021

Sức khỏe & Cuộc sống: Một số nguyên tắc

NẾU SUỐT NGÀY ĐAU ỐM, HÃY TUÂN THỦ NHỮNG QUY TẮC CƠ BẢN NÀY ĐỂ CÓ SỨC KHỎE TỐT!

16 LỜI KHUYÊN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

1. Giữa sữa và sữa đậu nành, hãy nên chọn đậu nành.

2. Nếu cảm thấy rằng bạn vẫn có thể ăn thêm một nửa bát cơm nữa thì tốt nhất hãy rời khỏi bàn ăn. Chỉ ăn no khoảng 70 – 80% là tốt nhất.

3. Ngay cả khi cơ thể bạn không cảm thấy đói khát, tốt nhất vẫn duy trì uống tối thiểu 4 ly nước mỗi ngày.

4. Nên bổ sung sữa chua nhiều hơn.

5. Tránh xa thuốc lá và rượu.

6. Thêm thành phần ngũ cốc và rau vào chế độ ăn bình thường hàng ngày.

7. Uống trà xanh tốt hơn hồng trà.

8. Coi trọng bữa sáng sẽ tốt hơn là bữa tối

9. Kiểm soát lượng muối

10. Nên đánh răng sau khi thức dậy, sau đó uống nước.

11. Không ăn (uống) nước canh lẩu khi đã được nấu đi nấu lại quá lâu.

12. Ăn mỗi ngày 2 quả táo vào buổi sáng và buổi tối sẽ giải quyết và cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón.

13. Ăn trái cây trước bữa ăn tốt hơn sau bữa ăn.

14. Ăn cá ít nhất một lần một tuần.

15. Tránh xa đồ uống có ga.

16. Bạn có thể uống một ly rượu vang đỏ trước khi đi ngủ.

11 LỜI KHUYÊN VỀ VẬN ĐỘNG

1. Tận hưởng ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 8-9h sáng;

2. Nên chạy bộ chậm và đi bộ nhanh

3. Thói quen ngâm chân nước mát có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa chứng bệnh giãn tĩnh mạch.

4. Khi tinh thần mệt mỏi, không cần thiết phải tập thể dục để xoa dịu nó, cách tốt nhất là nghỉ ngơi, điều này quan trọng hơn.

5. Hạn chế tập thể thao ngoài trời vào mùa đông khi thời tiết quá lạnh giá.

6, Di chuyển khoảng cách dưới 10 tầng, không nên đi thang máy.

7. Nên thường xuyên đứng xem TV.

8. Tập thể dục trong nửa giờ mỗi ngày thay vì 3 giờ vào cuối tuần.

9. Nên thường xuyên đi dạo

10. Nằm ngủ trên một chiếc giường có đệm cứng vừa sẽ thuận lợi hơn cho sức khỏe cột sống.

11. Nghỉ ngơi ít nhất nửa giờ sau khi tập thể dục rồi sau đó mới có thể đi tắm.

5 LỜI KHUYÊN VỀ SINH LÝ HỌC

1. Không nên ngồi vắt chéo chân (chân chữ ngũ), để tránh không làm đè nén các dây thần kinh.

2. Quần áo của năm ngoái nên được lấy ra phơi nắng trước khi tiếp xúc và mặc lại.

3. Không nên suốt ngày ăn lại thức ăn thừa.

4. Không nên gội đầu quá nhiều, 2-3 ngày gội 1 lần là được.

5. Buổi trưa nhất định phải nằm xuống nghỉ ngơi, nhưng không nên quá 40 phút.

5 LỜI KHUYÊN VỀ MỐI QUAN HỆ VỚI BẠN ĐỜI

1. Đừng dành quá nhiều thời gian chăm sóc con cái hay các mối quan hệ bên ngoài khác mà bỏ qua việc quan tâm tới chồng/vợ của bạn.

2. Những cảm xúc dành cho người yêu, cũng cần phải đầu tư bằng cả trái tim chân thành và dụng công.

3. Nếu như có xung đột xảy ra, mỗi người nên tự lùi lại 1 bước.

4. Thỉnh thoảng nên tạo ra một chút ngạc nhiên.

5. Đừng quên ngày sinh nhật của người ấy.

5 LỜI KHUYÊN VỀ HẠNH PHÚC

1. Trân trọng mọi thứ bạn đang có trong hiện tại, ngay bây giờ.

2. Con người ta sống vốn chỉ là những trạng thái cảm xúc, tâm trạng. Hãy nắm lấy hôm nay, xây dựng cho ngày mai và lưu giữ mãi mãi ở những ngày sau.

3. Chỉ cần bạn biết cảm nhận mọi thứ bằng trái tim, thì hạnh phúc sẽ luôn luôn hiện hữu ở bên cạnh bạn.

4. Biết đủ là đủ, tự hài lòng chính là hạnh phúc.

5. Chỉ cần có những người thân đồng hành với mình, có bạn bè quan tâm thân thiết, có một cơ thể khỏe mạnh, chỉ như vậy thôi, bạn đã là người hạnh phúc nhất thế giới.

KỸ THUẬT THỞ GIÚP NGỦ NHANH & SÂU 4-7-8

Phương pháp "hơi thở thư giãn", bao gồm thở vào trong 4 giây, giữ hơi trong 7 giây và thở ra trong 8 giây.

Kỹ thuật thở này đòi hỏi một người phải tập trung vào việc điều hòa hơi thở, thay vì suy nghĩ và lo lắng khi bạn nằm xuống ngủ vào ban đêm.

Cách thở này có nguồn gốc từ một bài tập thở của Ấn Độ tên pranayama (điều hòa hơi thở), hiện vẫn được áp dụng trong yoga, thiền..

Các bước thực hiện:

Bước 1: Thở ra, hoặc thổi hơi ra hoàn toàn bằng miệng. Lưu ý thở mạnh, tạo thành tiếng. Đầu lưỡi đặt đằng sau răng hàm trên.

Bước 2: Đóng miệng, hít nhẹ nhàng bằng mũi, đếm thầm trong đầu đến 4.

Bước 3: Nín thở, đếm đến 7.

Bước 4: Lại thở mạnh ra thành tiếng, đếm đến 8.

Bước 5: Đóng miệng vào và hít nhẹ nhàng, lặp lại toàn bộ quá trình thêm ba lần nữa.

Nếu kỹ thuật này chưa đủ giúp bạn ngủ nhanh thì nên được kết hợp với các vật dụng hỗ trợ như mặt nạ ngủ, nút tai, nhạc thư giãn, tinh dầu khuếch tán hoa oải hương hoặc tránh uống nước có caffeine trước khi ngủ.

QUY TẮC 3 PHÚT SỐNG KHỎE SUỐT ĐỜI

Chải răng trong 3 phút

Phương pháp đánh răng “3-3-3”, tức là mỗi ngày nên đánh răng 3 lần, sau bữa ăn 3 phút, mỗi lần đánh 3 phút. Nguyên tắc cơ bản khi đánh răng là chải sạch mọi mặt, từ bên trong lẫn bên ngoài của hàm răng.

Nằm trên giường 3 phút sau khi tỉnh dậy

25% trường hợp đột quỵ và đột tử xảy ra vào buổi sáng từ 7h đến 8h. Người già bị huyết áp cao hoặc mắc bệnh tim, mỗi khi thức giấc không nên ngồi dậy ngay mà trước tiên hãy nhắm mắt dưỡng tâm 3 phút rồi từ từ vận động từ tứ chi đến phần đầu, cổ.

Đun nước thêm 3 phút sau khi sôi

Khi đun nước cần làm theo các bước: Trước tiên, để nước trong ấm một lúc rồi mới bắt đầu đun sôi; khi nước sôi mở nắp ấm; cuối cùng đợi nước sôi tầm ba phút và để lửa nhỏ. Cách đun này giúp các chất có hại trong nước bay hơi.

Ăn đồ nóng và uống lạnh cách nhau 3 phút

Sau khi ăn đồ nóng huyết quản sẽ giãn ra. Nếu uống nước lạnh ngay, huyết quản đột ngột co lại làm huyết áp tăng cao dẫn đến đau đầu, buồn nôn, đau bụng. Vì vậy, tốt nhất không nên ăn đồ nóng và đồ lạnh cùng lúc mà nên cách 3 phút.

Ngâm trà trong 3 phút

Ngâm trà trong nước 70-80 độ C khoảng 3 phút sau đó thay nước và tiếp tục ngâm trà thêm 3 phút nữa làm tăng hương vị của trà. Bên cạnh đó, caffeine tiết ra giúp người uống tỉnh táo, sảng khoái tinh thần.

Không tức giận quá 3 phút

Năng lượng tiêu tốn trong 10 phút tức giận tương đương khi chạy 3.000 m. Ngoài ra, các phản ứng sinh lý lúc tức giận kích thích cơ thể sản sinh các chất độc phức tạp hơn bất cứ cảm xúc nào. Do đó, người tức giận khó sống lâu. Muốn tăng sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ, bạn không nên tức giận quá 3 phút.

(st onl)

Chuyện nghề (15): Chủ nghĩa cổ điển trong kiến trúc

(tiếp theo)

Theo sách vở và lý luận thì Chủ nghĩa Cổ điển hình thành sau kỷ nguyên Ánh Sáng của thời kỳ Phục Hưng và phát triển mạnh mẽ trong khoảng thế kỷ 17-18. Ban đầu từ văn học và nghệ thuật. Sau đó lan rộng và ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực khác trong đời sống hàng ngày của dân chúng trên toàn thế giới.

Đó là những giá trị chuẩn mực, là tinh hoa của nền nghệ thuật châu Âu, pha trộn và tích tụ từ nhiều nguồn vh khác nhau suốt hàng nghìn năm. Cơ sở triết học của chủ nghĩa cổ điển là chủ nghĩa duy lí. Vì thế nó đề cao vai trò tối thượng của lí trí.

"Hãy yêu lí trí, tác phẩm của các bạn phải tìm ở đấy ngọn nguồn duy nhất của sự trong sáng và giá trị của nó" (Boa-lô)*

Những nguyên tắc mỹ học của chủ nghĩa cổ điển được diễn giải trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ca của Boa-lô là :

– Hướng về những hình tượng và hình thức của văn nghệ cổ đại như là quy phạm mỹ học lí tưởng.

– Hình tượng nghệ thuật chủ nghĩa cổ điển muốn vươn tới cái điển hình. Đó là một tấm gương đặc biệt trong đó cái cá biệt trở thành cái chủng loại, cái nhất thời trở thành cái vĩnh cửu, cái hiện thực trở thành cái lí tưởng, cái lịch sử trở thành huyền thoại. Nó là sự chiến thắng của lí trí và trật tự đối với cái hỗn độn và đối với toàn bộ kinh nghiệm sinh động của cuộc sống.

– Coi trọng chức năng xã hội – giáo dục của văn nghệ.

– Lấy tự nhiên làm đối tượng mô phỏng. Song tự nhiên mà chủ nghĩa cổ điển hướng tới là “cái tự nhiên đẹp” nằm bên trong con người của các bậc “mã thượng phong lưu” (honneta – homme). Vì thế Boa-lô từng kêu gọi “phải nghiên cứu tâm lí chốn cung đình và phải hiểu lòng người nơi thành thị“.

Mỹ học chủ nghĩa cổ điển tạo ra một hệ thống quy định khắt khe cho các thể loại văn học. Họ chia ra thể loại “thượng đẳng” và thể loại “hạ đẳng”. Thể loại “thượng đẳng” gồm có bi kịch, sử thi, tụng ca,… Phạm vi phản ánh của chúng là đời sống quốc gia, những biến cố lịch sử, thần thoại. Các nhân vật chính của chúng là các nhà tu hành, tướng lĩnh, các nhân vật thần thoại và những bậc tử vì đạo .Thể loại “hạ đẳng” gồm có hài kịch, trào phúng, thơ ngụ ngôn,… phản ánh cuộc sống hằng ngày, không tiêu biểu của tầng lớp trung lưu."**

Chủ nghĩa Cổ điển trong kiến trúc: Được thể hiện một cách hoa mĩ với cách thức trung thành với truyền thống nghiêm ngặt của Chủ nghĩa Cổ điển, các kts đi theo phong cách này luôn tôn vinh kiến trúc thời Hy Lạp cổ đại mà nền tảng của nó là "mẹ đẻ của nền dân chủ". Họ ra sức tìm kiếm những "biến tấu" trong bản giao hưởng xa xưa, tạo nên những bản Tân Cổ giao duyên trong thời đại mới bằng cách xử lý và điều tiết những chi tiết đặc thù trước đó hàng nghìn năm.

Tuy nhiên, thành công nhất là những kts ko chỉ tu sửa mà thể hiện bằng những nghiên cứu có tính kế thừa, được hoàn thiện theo nguyên tắc thể hiện cái linh hồn từ ngàn xưa trong cái thuộc về bản chất của thời đại. Tôi thích các công trình của thế kỷ 20, dù ảnh hưởng nghệ thuật cổ đại nhưng có những nét đặc trưng của thời kỳ hiện đại và bắt đầu mang hơi thở của tương lai.

Nếu ko có lý luận/chính kiến vững vàng, kts chỉ là những người thừa kế cái cũ và thừa hành mà thôi.

Cổng Brandenburg (Neo Classic)

(còn nữa)


*: Nicolas Boileau

**: TudienWiki

Thursday, November 25, 2021

Từ cuộc cách mạng xhcn tháng 10 Nga và đảng cs LX

 Dịch từ một bài viết tiếng Nga của người Nga học sử Liên Xô - Nga : ***Chuyện cũ viết lại***

## Lược sử Đảng Cộng sản Liên Xô

Ngay sau khi Lenin qua đời (1924), hóa ra người thứ hai trong đảng, đồng chí Trotsky, là một kẻ phản bội.

Kamenev, Zinoviev, Bukharin và Stalin lật đổ Trotsky và trục xuất khỏi Liên Xô (1927). Nhưng sau vài năm, hóa ra Kamenev, Zinoviev và Bukharin cũng là kẻ thù và là loài sâu bọ. Sau đó đồng chí dũng cảm Heinrich Yagoda bắt họ (1936).

Ít lâu sau, Yagoda bị Yezhov bắt giữ vì làm điệp viên cho kẻ thù (1937). Nhưng sau một vài năm, hóa ra Yezhov không phải là đồng chí, mà là một kẻ phản bội tầm thường và là tay sai của kẻ thù. Và Yezhov bị Beria bắt (1938).

Sau cái chết của Stalin (năm 1953), mọi người đều nhận ra rằng Beria cũng là một kẻ phản bội. Sau đó Zhukov bắt Beria (1953).

Nhưng ngay sau đó Khrushchev biết được Zhukov là kẻ có âm mưu. Và ông đã đày Zhukov đến Ural, chết không có quyền.

Và một thời gian sau, người ta tiết lộ rằng Stalin là kẻ thù, kẻ phá hoạt và kẻ phản bội (1956). Và cùng với ông ta là hầu hết Bộ Chính trị. Sau đó, Stalin được đưa ra khỏi lăng, Bộ Chính trị và Shepilov, những người cùng hội cùng thuyền với họ, đã bị giải tán bởi các đảng viên trung thực do Khrushchev lãnh đạo (1957).

Nhiều năm trôi qua và các lãnh đạo trẻ hơn phát hiện:  hóa ra   Khrushchev là một người bốc đồng, bất hảo, phiêu lưu và kẻ thù. Sau đó Brezhnev tống Khrushchev về hưu và sống ẩn dật (1964).

Sau cái chết của Brezhnev, mới thấy hóa ra ông là kẻ  gây hại và là nguyên nhân của sự trì trệ (1964-82).

Sau đó, có hai người nữa mà không ai đủ rảnh để nhớ ra (1982-85). Nhưng rồi một Gorbachev trẻ trung, năng động lên nắm quyền. Và hóa ra toàn bộ đảng là đảng của những kẻ tàn phá và kẻ thù, nhưng Gorbachev bắt tay vào sửa chữa mọi thứ ngay lập tức.

Sau đó, Liên Xô sụp đổ (1991). Và Gorbachev hóa ra là kẻ thù và kẻ phản bội. ... Rồi Elxin lãnh đạo nước Nga khi về hưu cũng bị quy là kẻ phản bội này nọ.  Giờ đến lượt Putin thì chưa thôi chức cũng đã rõ là ai rồi. 

 Stanislav Sadalsky (Kim Vân Chính dịch)

Chuyện nghề (14): Scandinavian Style

 (tiếp theo)

Từ lâu, tôi rất thích các kiến trúc của châu Âu, đặc biệt là với vẻ đẹp của những đền đài Hy Lạp thời cổ đại. Và sau này là những kiến trúc khác của Ai Cập cổ đại. Dù thích kiến trúc cổ điển ở các thời kỳ khác nhau bởi những đặc trưng cách tân của từng phong trào cho đến thời kỳ Phục Hưng và những ảnh hưởng của nó cho đến thế kỷ 19, càng ngày tôi càng bị thuyết phục bởi sự đơn giản.

Các xu hướng kiến trúc hiện đại phát triển rất mạnh từ nửa đầu thế kỷ 20 tập trung ở châu Âu và châu Mỹ. Một số đi theo cách thức trung thành với chủ nghĩa cổ điển như khuynh hướng Tân Cổ điển  (Neoclassicism). Tuy nhiên, với tôi, ảnh hưởng mạnh nhất là phong cách Bắc Âu với những quốc gia dẫn đầu là Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy.

Phong cách Bắc Âu hay Scandinavian style được đánh dấu bởi sự chú trọng vào các đường nét sáng sủa, đơn giản đến tối giản và chức năng mà không phải hy sinh vẻ đẹp. Nó lần đầu tiên nổi tiếng vào những năm 1950, cùng thời điểm với phong cách hiện đại ở Mỹ và Châu Âu. Một phần của những gì làm cho nó trở nên đẹp mắt về mặt thẩm mỹ là sự thiếu lộn xộn của nó. Chúng ta sẽ không tìm thấy bất kỳ vật dụng thừa thãi nào trong các căn phòng theo phong cách Scandinavian; thay vào đó, mọi thứ đều có chỗ đứng và điều đó cũng được nhận thấy ở các công trình kiến trúc.


(còn nữa)

Hình ảnh: Công trình Mountain Dwellings

Thiết kế kiến trúc: BIG-Bjarke Ingels Group

Công trình này tạo nên sự bất hợp lý/tương phản trong bố cục tạo hình nhưng lại được tính toán rất kỹ về tỷ lệ và quan trọng là tạo nên một cảnh quan/view sinh động, ấn tượng khó quên.

Khối nhà ở bố trí phía trên khu để xe giống như những cabin thường thấy ở các kiến trúc được xây dựng ở vùng núi Alps với tầm nhìn khoáng đạt ra cảnh quan xung quanh.

Mỗi ngày như 1 cuộc đời

Hãy sống thật xứng đáng như mỗi ngày là 1 cuộc đời!

L.A Seneca

Wednesday, November 24, 2021

Chuyện nghề (13): GT & Graham Taylor Designs

(tiếp theo)

Khi nói đến chủ nghĩa tối giản/minimalism (CNTG), tôi muốn nói đến nguyên tắc trong thiết kế, đó là chọn/bỏ những cái ko cần chỉ tập trung cho những cái thiết yếu. 

Cũng như trong cuộc sống, CNTG ko phải chỉ là vứt bớt đồ đạc trong nhà hay hạn chế các nhu cầu mang tính bề ngoài màu mè... mà nó là cảm xúc do hạnh phúc mang lại từ 1 cuộc sống đơn giản và thoải mái do mình lựa chọn. Điều đó ko phải chỉ là lựa chọn từ cảm tính nhất thời. Về nguyên tắc, đó là cuộc sống gần với tự nhiên, bỏ qua các vấn đề ko thuộc về bản chất, nhất là những cái đi ngược lại với quy luật tự nhiên, giả tạo và phi nhân tính.

Đưa nguyên tắc này vào những thiết kế mang phong cách hiện đại là vấn đề khác. 

Những năm 1990s là những năm kiến trúc và nội thất phong cách cổ điển vẫn còn thịnh hành ở VN. Từ Singapore đến VN, GT mang đến những gì ông đã làm và đang làm tại các văn phòng thiết kế của ông ở Singapore, Malaysia và Hong Kong. Ông nhanh chóng nhập cuộc vào những thiết kế nội thất công trình đòi hỏi sự từng trải và uy tín đã được thừa nhận qua việc hợp tác trong liên doanh với công ty AA của VN. Khi đó, ko có công ty thiết kế nào của VN có khả năng thực hiện được 1 bộ bản vẽ/hồ sơ thiết kế đúng tiêu chuẩn và chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các chủ đầu tư.

Tôi vẫn nhớ hồi làm ở AAI những năm 1996-1997, khi đó chúng tôi thực hiện cải tạo nội thất cho Sofitel Metropole (HN). Công việc được chia thành nhiều giai đoạn cho từng khu vực và văn phòng AAI đảm nhận giai đoạn làm thiết kế cho khu vực pub/bar. Mọi người đều làm việc cật lực, kể cả thức trắng đêm, để hoàn thành kịp trước thời hạn/deadline.Tuy các bản vẽ thiết kế đã hoàn tất và kiểm xong, GT vẫn ko hài lòng với bản phối cảnh. Khi biết ko ai có thể vẽ kịp theo yêu cầu, GT đã phải chuyển công việc này cho văn phòng của ông ở nước ngoài làm gấp.

Lần khác, khi làm nội thất cho khu Ana Mandara. Đến ngày đi họp với chủ đầu tư, GT kiểm bản vẽ và thấy còn thiếu bản vẽ của cái bàn gỗ nhỏ ở ngoài hiên. Ông ta la rầm trời và đòi phải có cho bằng được. Lúc đó đã hết giờ làm (sau 17g), anh kts chủ trì nói ko thể vẽ kịp (vì GT muốn có ngay lúc đó). Ko chịu bị đặt vào tình thế sự đã rồi, GT ko nói ko rằng, tự lấy 1 tờ A3 và ngồi vẽ rất nhanh. Chỉ khoảng 20 phút là xong. Toàn bộ hồ sơ đợt đó lập tức được photocopy ra nhiều bộ để GT bay ra Nha Trang họp vào sáng hôm sau.

Phong cách của GT ko phải là phong cách thuộc trào lưu hiện đại. Khi quyết định mở văn phòng của mình tại VN, GT muốn thấy mình đã chọn đúng thị trường đầy triển vọng, 1 con hổ mới đang hình thành ở châu Á. Nhưng kỳ vọng lần này của ông đã ko như khi ông đến với Singapore trước đây.

Hình ảnh: Bản vẽ cửa (Metropole Hotel) gửi ra Hà Nội (fax)

(còn nữa)

Cái lãi của người Hoa

Đừng nghĩ đã đọc là hiểu hết! Đọc lại xem...

Hầy à cái lày nên học tệp nha!

(Nghề nào cũng trọng cũng hay?)

QUÁN CHÁO NGƯỜI HOA

Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh. 

Phóng viên: 

- Thưa ông trước khi bán cháo ông làm gì? 

Chủ tiệm: 

- Ngộ bưng cháo cho cha ngộ bán. 

- Vậy cửa hàng này có bao nhiêu năm?

- Không có năm, chỉ có đời. Mấy đời lận. Bà cố ngộ bán cháo. Ông nội ngộ bán cháo. Cha ngộ bán cháo. Ngộ bán cháo. Con trai ngộ… 

-Trời ơi! Không có gì khác ư? 

-Khác chớ, ngày trước có một cửa hàng ở Quảng Châu, bây giờ có hai cái ở Sài Gòn, ba cái ở Hoa Kỳ, bốn cái ở Úc.

Phóng viên: 

-Người ta thành công thì sẽ cho con cái làm Giám đốc, còn ông?

-Ngộ có thành công thì vẫn cho con bán cháo.

-Ông không muốn chúng đi học sao? 

- Muốn nhiều chớ, con ngộ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh cháo, đứa khác vừa bảo vệ xong luận án Tiến sĩ cơm 

- Ở trong bếp à? 

- Ở Đại học Mỹ chớ. 

- Học xong chúng nó về đâu? Thành ông gì? 

-  Về nhà này, thành người rửa bát cho “papa” chúng. 

- Ông gọi khách hàng là vua hay thượng đế? 

- Gọi là giề không quan trọng. Quan trọng là đối xử với họ thế nào? 

- Truyền thuyết kể lại rằng nhiều tỷ phú người Hoa đi lên từ một thùng đậu phụng rang, đúng không? 

- Không, những ngày đầu tiên làm sao có tới cả thùng, chỉ vài trăm hột thôi. 

- Có tiền mà ông mặc bộ đồ vải thô thế này à? 

- Dạ, người vô đây chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ còn vô nếu thấy chủ tiệm cũng giống như họ. 

- Lý do gì khiến người Hoa hay chọn kinh doanh ăn uống? 

- Thưa, đơn giản vì kinh doanh đó phục vụ cái bụng con người. Nếu phục vụ cái đầu sẽ phát sinh nhiều rắc rối lắm. 

- Ông bán cháo tim gan mà sao sáng ra nhà ông ăn toàn cháo trắng với củ cải muối? 

- Dạ, nếu ngộ cứ ăn cao hơn khả năng của ngộ thì thế nào cũng tới lúc ngộ phải nhảy vào nồi cháo.  

- Chắc là ông ít vay vốn ngân hàng? 

- Nhà băng có tiền, nhưng không bao giờ có cách nấu cháo để mượn cả. 

- Bây giờ tôi muốn ăn một tô, nhưng tôi chưa có tiền, mai thanh toán được không, thưa ông? 

- Dạ không phải là ngày mai mà 20 năm sau cũng được.  

- Nhưng lúc ấy lãi suất thế nào? 

- Dạ, lãi là ông luôn nghĩ tới hàng cháo này của ngộ, đấy mới là lãi to.

Sưu tầm

(Fr Hai Dang fb).

Tuesday, November 23, 2021

Chuyện nghề (12): Người dẫn dắt

(tiếp theo)

MỞ RỘNG TẦM NHÌN.

HIỂU ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG SỐNG CÒN.

SỐNG VỚI DI SẢN.

Từ vô số cuốn sách được viết/bày trên các kệ sách ở khắp nơi có thể thấy vai trò của những CEO đối với sự thành công tạo nên danh tiếng & uy tín của 1 tập thể/cộng đồng doanh nghiệp ntn.

Đó là những nhân vật mang sứ mệnh chuyển tải mục đích của công ty/doanh nghiệp; thu hút và giữ chân những nhân tài và những người có kỹ năng chuyên nghiệp; xây dựng nền vh đề cao trách nhiệm và đòi hỏi sự hoàn hảo.

Về những điểm này, tôi đều nhận thấy ở GT và kts mà tôi đã nói đến trong phần trước, những người tạo được hứng khởi và niềm vui trong công việc với tôi. Ở cả 2 nơi tôi đều làm việc trong sự cộng hưởng và chia sẻ với sự hãnh diện (nho nhỏ) để vẫn còn khiêm nhường, ko đi quá xa và quá bay bổng, và nhận ra mình ko phải siêu nhân.

Thành công trong kinh doanh và chiến thắng trong sự cạnh tranh từ những năm 1990s là sự vượt trội mà ko thể thiếu vai trò lãnh đạo. Làm nghề với bản lĩnh thực thụ, ko mánh khóe, từ những hiểu biết sâu sắc và tìm hiểu cặn kẽ từng vấn đề để hoàn thành tốt nhất mục đích cần đạt là điều mà mọi người đều tuân thủ như là những quy ước hiển nhiên, những nguyên tắc tuy đơn giản nhưng hiệu quả để áp dụng, ko chỉ trong kinh doanh mà cả trong cuộc sống.

Đó là chủ nghĩa tối giản/minimalism.

Hình ảnh: chọn từ net

(còn nữa)

Người trung chính

 ĐẾN MỘT THỜI ĐIỂM NÀO ĐÓ TRONG ĐỜI, BẠN SẼ LUÔN BÌNH THẢN ĐỐI DIỆN VỚI MỌI CHUYỆN!

Dù là chuyện xấu hay tốt cũng không còn khiến cho bạn phải phản ứng quá gay gắt nữa.

Có lẽ do thời gian đã nhào nặn bạn từ một con người bồng bột, sống bằng cảm xúc trở thành một người biết suy nghĩ và sống lý trí hơn!

Ai đó đến thì luôn chào mừng, nhưng nếu có rời ta mà đi thì cũng không còn quá đau lòng mà gào khóc nữa. Vì người đã muốn đi, có giữ cũng không được. Rồi bản thân tự sắp xếp lại mọi thói quen - thói quen không có người ta trong cuộc sống của mình nữa.

Công việc không được như ý muốn cũng chẳng chán nản mà trốn chạy nữa. Cười nhẹ một cái, có gì đâu làm lại là được!

Đến thời điểm đó bạn sẽ nhận ra, tình yêu đôi lứa không còn là cả thế giới của bạn, bạn nhận ra giá trị của gia đình quan trọng như thế nào. Bạn dành thời gian cho bản thân và gia đình nhiều hơn thay vì cứ chạy theo những mối quan hệ bên ngoài xã hội.

Sau những năm tháng lặn lội bị đẩy cho ngã nhiều thì cuối cùng bạn cũng sẽ tự rèn cho mình được cái tính bình thản đó thôi!

Và rồi nước mắt không còn là cách mà bạn giải quyết mọi chuyện nữa. Thay vào đó là nụ cười!

_________

Nguồn: Nam +

Mũ rơm thời chiến

Bán mũ Rơm trên đường phố Hà Nội.

Ảnh Hà Nội xưa (FB-Minh Thi Pham)

Một phương tiện bay hiệu quả: UAV

Đời Phi Công... Không Người Lái 

Đúng vậy, thưa quí vị độc giả. Không phải tôi gõ sai phím hay độc giả đọc lộn.  Xin lặp lại lần nữa, đây là câu chuyện đời thật của một phi công lái máy bay không người lái (UAV). Lâu nay nhiều người trong chúng ta đã từng nghe về máy bay không người lái thường được gọi là Drones, hoặc chi tiết hơn một chút, gọi bằng tên Predators. 

Máy bay không cần phi công ngồi trong cockpit không phải là cái gì là mới nữa rồi, nhưng vào đầu thế kỷ thứ 21 này, khi thế giới đang bước vào kỷ nguyên của những kỹ thuật tân tiến, của nền công nghiệp 4.0, của thế hệ mạng wifi 5G với tốc độ internet nhanh gấp 100 lần 4G, của xe hơi không người lái (Autonomous driving cars), và máy bay không người lái UAV (Unmanned Aerial Vehicles)  được điều khiển từ xa, thậm chí từ bên kia nửa vòng trái đất, đang được dùng rất phổ biến khắp nơi trên thế giới, nhất là trong quân đội các nước.

Trong quân đội Mỹ, đây là một loại vũ khí rất phổ biến, rất hiệu quả khi săn lùng và tiêu diệt khủng bố, như đã xảy ra với tên trùm Osama Bin Laden ở thành phố Abbottabad, Pakistan. 

Nhờ có trang thiết bị cảm ứng thân nhiệt (heat signature) và những hình ảnh chụp được từ UAV mà vệ tinh không thể có được. Quân đội Mỹ có thể theo dõi được tên trùm khủng bố này từ 15,000 feet cho đến 50,000 feet trên cao, mất nhiều tháng theo dõi và phân tích dữ liệu ngày đêm. Trong khi UAV lúc nào cũng ở trên quan sát, thì từ một phi trường ở Afghanistan, 3 chiếc trực thăng Black Hawks đặc biệt cất cánh, mất 90 phút vừa bay vừa tránh radar dày đặc của căn cứ quân sự nguyên tử Pakistan kế khu nhà tên trùm khủng bố, và nhờ công nghệ tàng hình, toán đặc nhiệm tới nơi, đột kích, và tiêu diệt kẻ gây biết bao tội ác cho thế giới loài người và đã giết hơn 3000 người Mỹ trong tháng 9 năm 2011.

Đồng thời UAV cũng gây ra biết bao tranh cãi, kể cả biểu tình của những người phản chiến trong và ngoài nước Mỹ vì họ tố cáo drones đã giết lầm người dân vô tội. Với công nghệ ngày càng tân tiến thì máy bay không người lái cũng không ngoại lệ. Ngoài ra UAV còn được xử dụng để thu thập và phân tích thông tin tình báo, chụp và vẽ ảnh không đồ, hoặc quan sát, đánh giá những vùng bị thiên tai cần cứu giúp mà không thể đến bằng xe hay đi bộ.

Tôi sẽ không đi sâu vào kỹ thuật, cái hay dở của chiếc máy bay, và càng không nói về chính kiến của công luận khi đề cập đến vũ khí đặc biệt này; tôi chỉ muốn kể lại câu chuyện đời của một người phi công không người lái mà tôi sẽ dùng ngôi thứ 3 số ít là HẮN. Công ty mà hắn đang làm việc không cho phép tiết lộ chi tiết việc làm, địa điểm công tác, và tên thật của nhân viên, xin bạn đọc thông cảm.

Hắn qua Mỹ khi tuổi đời đã bước vào hơn con số băm (30) và khi lòng nhân đạo của thế giới đã cạn kiệt cho người tỵ nạn Việt Nam. Một thân một mình với học lực chưa xong trung học ở Việt Nam trước năm 1975, sau ngày mất nước thì số phận của hắn chỉ là chôn tương lai trong vùng kinh tế mới rừng thiêng nước độc.  

Để kiếm sống, hắn và một tên  bạn thân phải xoay trở đủ nghề. Hết lên non  lại xuống biển, rồi xoay qua chặt củi Đước gần cửa biển Cần Giờ, vác củi lên vai lội bùn quá đầu gối, chất 15 thước củi xuống chiếc ghe 12 mét, và chèo bằng tay, có khi mất 2 ngày mới về đến bến Thị Nghè để bán. Củi Đước được chặt thành khúc dài 8 tấc và rất được ưa chuộng vào thời gạo châu củi quế những năm sau 1975 vì than rất đượm và cháy lâu hơn củi thường.

Định mệnh khiến hắn bỏ biển trở lại rừng vì một tai nạn thương tâm xảy ra giết chết thằng bạn thân của hắn. Một đêm cuối năm trời thật lạnh, một nhánh sông có tên Rạch Mả, lòng sông chật hẹp, ngoằn ngoèo, và tối thui, nơi có nhiều ngôi mộ của cán bộ cộng sản trong thời chiến tranh, chiếc ghe của hắn đã bán hết củi và được kéo chạy song song bởi một chiếc ghe bạn trang bị máy đuôi tôm Kohler 

Lúc đó khoảng 2 giờ sáng, tiếng động cơ nổ đều, hai chiếc ghe vẫn đang trên đường về nhà. Hắn được phân công ngồi đằng lái bên ghe hắn để giúp cho tài công ghe có máy trong trường hợp khẩn cấp. Người bạn khác đang nằm ngủ giữa lòng ghe, còn thằng bạn thân nằm ngủ phía mũi ghe. Chiếc ghe máy bên kia cũng có 3 người, hai người khác nằm ngủ và tài công chính đang thức điều khiển máy và bẻ lái.

Trùm mền ngồi dựa bánh lái ngủ gà ngủ gật, hắn bị đánh thức bởi tiếng động cơ Diesel ồn ào vang đến từ bên kia khúc quanh. Một đoàn tàu kéo thật dài đang chạy ngược chiều thình lình nhô ra, một sự va chạm dữ dội, ghe lắc lư mạnh giữa tiếng la hét thất thanh của nhiều người. Hai đoàn ghe dạt xa nhau ra, rồi mạnh ai nấy cố gắng điều khiển tàu lấy lại thăng bằng và tiếp tục hành trình của mình. Nhìn về mũi ghe, không thấy X., thằng bạn thân, mà chỉ thấy một góc tấm mền nửa trên ghe nửa dưới nước. Hắn la to yêu cầu tài công dừng lại để kiểm điểm người và đánh giá hư hại.

Trời vẫn tối đen, nước thủy triều đang lên lớn nên gió theo con nước thổi lên những cơn gió lạnh buốt da. Cả 5 người đồng thanh kêu tên thằng bạn mà không nghe nó trả lời. Hơn 10 phút trôi qua, mọi người biết chắc rằng bạn mình đã chết. Hắn tiếp tục gào đến khan cổ, chỉ có sự im lặng đến rợn người đáp trả. Cởi áo vắt lên cọc chèo, hắn lao mình xuống dòng nước lạnh chảy xiết, lặn thật sâu đến khi hết hơi trong phổi mới trồi lên. Cứ như thế, hắn và mấy người bạn ghe, thay phiên nhau ngụp lặn mong kiếm được xác bạn mình.

Trời dần hừng đông và con nước bắt đầu ròng (nước xuống), tất cả đều mệt lả vì đuối sức và lạnh, vẫn không thấy tăm hơi bạn mình. Trong nỗi tuyệt vọng cùng cực, chợt anh chàng câm bên ghe máy ú ớ la hét và chỉ ngón tay về phía bờ sông. 

Theo hướng chỉ, hắn thấy xác bạn nằm úp dật dờ trôi tấp vào bờ. Chèo ghe đến gần, hắn lại nhảy xuống sông đưa xác bạn đến gần thành ghe. Mấy người bạn giúp kéo xác lên, đặt nằm ngay ngắn giữa lòng ghe. Khi vuốt tóc cho bạn mình, hắn thấy một vết cắt khoảng 5cm bên thái dương trái. Mọi người đồng ý rằng khi bạn hắn té xuống nước, một cánh quạt động cơ chém vào màng tang nhưng không biết cánh quạt của bên nào.  

Bạn hắn nằm đằng kia, khuôn mặt vẫn như say ngủ, không biểu hiện sự đau đớn nào, chỉ có khuôn mặt nhợt nhạt đi vì lạnh mà thôi. Hắn thề sẽ không bao giờ trở lại nghề sông nước.

Cũng lại định mệnh đưa hắn trở lại với nghề sóng nước khi cao trào vượt biên bằng thuyền trở nên rầm rộ vài năm sau đó, hắn được chiêu mộ làm taxi chở người vượt biên, để rồi ngày hôm nay, hắn có mặt tại đất nước tự do và đầy cơ hội này. Hắn hoang mang lắm không biết mình sẽ làm được gì trên quê hương mới mẻ này. 

Rồi những ngày cực khổ vừa làm vừa học, hắn cũng lấy được mảnh bằng của FAA (Federal Aviation Administration), rồi học thêm lái máy bay loại nhỏ 1 động cơ, để cuối cùng duyên phận đưa đẩy hắn trở thành phi công của loại máy bay không người lái, làm việc theo hợp đồng bay và huấn luyện cho quân đội Mỹ. 

Một thời gian dài trước đó, hắn bay cho các công ty tư nhân, sau làm việc trong những căn cứ quân sự trong nước, rồi trở thành huấn luyện viên bay (flight instructor) cho quân đội Mỹ. Hắn tình nguyện đi nhiều nơi trên thế giới, kể cả những quốc gia được gọi là vùng chiến sự (combat zone hay war zone), tham dự nhiều chuyến bay trinh sát ở các nước đồng minh, song song với nhiệm vụ theo dõi khủng bố trên khắp vùng trời Trung Đông. 

Hắn rất tự hào vì đã góp một phần nhỏ phục vụ cho quê hương đã dang đôi tay ôm ấp hắn, cho hắn được tự do theo đuổi ước mơ cháy bỏng của tuổi thơ, và hơn nữa là loại bỏ bớt những phần tử cực đoan cho quê hương mới này và nhiều quốc gia trên thế giới. 

Ngày còn nhỏ, vì cha là lính nên gia đình cậu bé sống trong khu gia binh phi trường Sóc Trăng miền Nam Việt Nam, nơi đã ươm mầm và nuôi dưỡng ước mơ bay bổng, đã chắp thêm đôi cánh thiên thần cho cậu bay vào không gian. Hằng ngày cậu thường dõi mắt theo những chiếc khu trục cơ (skyraiders) với những động cơ gầm thét ồn ào, xé không gian lao vút vào bầu trời xanh. Những ngày đầu, cậu sợ hãi bịt chặt tai  khi phi cơ gầm rú lao nhanh trên phi đạo lấy đà cất cánh. Sau quen dần, những âm thanh và hình ảnh của những con chim sắt luôn kích thích trí tưởng tượng và óc phiêu lưu của cậu bé quê mùa lớn lên bên những cánh đồng hiền hòa xanh mướt vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhưng những chiếc trinh sát cơ L-19 còn gọi là máy bay Bà Già hay Đầm Già là lôi cuốn cậu bé nhiều nhất vì nó bay chậm và động cơ không ồn ào như các chiến đấu cơ bán phản lực kia. Ngày ấy, khi nhìn những người phi công Việt Nam Cộng Hòa cao lớn, oai vệ trong bộ quân phục bay áo liền quần (coverall), tay cầm nón bay (helmet) và cặp táp, leo vào buồng lái (cockpit) của chiếc phi cơ, đề máy nổ; cậu mê hoặc nhìn theo những cánh quạt quay tít trong khi phi cờ từ từ chạy (taxiing) trên đường băng và bẻ cua để vào phi đạo chính. 

Hình ảnh những chàng phi công VNCH bước đi hùng dũng in trên bóng trời chiều nhạt nắng trong những chuyến bay hoàng hôn mới đẹp và oai hùng làm sao! Tâm trí cậu lênh đênh phiêu bồng theo từng đôi cánh phóng vút vào trời xanh đến nỗi mẹ kêu về ăn cơm mà cậu cũng không nghe.

Thật khó tưởng tượng cậu bé mơ mộng thời ấy nay có thể trở thành “phi công chính” cho loại máy bay không người lái lạ đời của thế kỷ 21.

*

Một ngày đẹp trời, trong một căn cứ quân sự trên đất Mỹ, có hai chàng phi công, một nhỏ con, gốc Châu Á, người kia mập ú, mắt xanh, tóc vàng, bụng phệ; cả hai quần short, áo polo, dáng điệu lè phè, tay cầm ly soda, đang khệnh khạng bước vào một cái hộp sắt được gọi là GCS (Ground Control Station). Chiếc phi cơ thì đang ở trên đường băng (ramp) đâu đó trong phi trường. Hai chàng phi công này nhìn chán lắm: tướng tá trông “oai phong lẩm... cẩm” gì đâu, dáng dấp lại tương phản với nhau đến buồn cười như trong phim “Ốm Béo” với hai tài tử Laurent và Hardy. Đã vậy, anh chàng mập còn đội thêm cái nón kết quay ngược đằng sau. Mười hai con giáp, không giống con giáp nào cả. 

Thưa quý độc giả, là một phi công không người lái thì ngoại hình không quan trọng, nếu cao ráo, khỏe mạnh đẹp trai thì thật lý tưởng, còn không thì cũng không sao sất! Không cần phải oai hùng lẫm liệt, cao lớn, khỏe mạnh, “râu hùm hàm én mày ngài” và vai u thịt bắp như Từ Hải. Cận thị đeo kiếng đít chai như hắn cũng không sao. Quan trọng là họ phải biết việc họ đang làm và phải hoàn thành nhiệm vụ thật xuất sắc. 

Người nhỏ con là hắn, phi công chính, cân nặng 148 lbs., cao 5’7’’, đeo kính khi làm việc; còn người béo tròn là phi công phụ mà trong nghề gọi là SO (Sensor Operator), dễ chừng cân nặng đến 270 lbs., cao 5’.8’’. Với số đo và cân nặng như hai “ông thần nước mặn” này thì khó mà lọt qua được vòng đầu để trở thành phi công máy bay dân sự hay máy bay chiến đấu. Phi công thế kỷ 21 là vậy đó.

Cái “hộp sắt” (Ground Control Station) ở dưới đất của phi công điều khiển UA

Hắn ngồi vào ghế bên trái dành cho pilot, người bạn ghế bên phải dành cho SO. Chung quanh là những trang thiết bị điện tử và tiếng máy lạnh chạy xè xè trên đầu. Trước mặt 2 người là hai màn hình mỗi bên, một trên cao và một dưới thấp, cộng thêm 2 màn ảnh nhỏ (monitors) và một bàn phím với tay cầm điều khiển (Joystick) bên phải và tay ga bên trái, thêm hàng tá các nút bấm giống hệt như đang ngồi chơi trò chơi điện tử (game). 

Sau khi hoàn tất thủ tục “sign in” ký nhận cái hộp sắt GCS cho một nhiệm vụ mới, cả hai mở nút khởi động dàn máy trước mặt. Những con số bắt đầu nhảy trên màn hình. Trong khi chờ đợi hệ thống bay tự điều chỉnh, họ với tay lấy máy liên lạc (Headset) đội vào đầu và liên lạc với cơ trưởng (crew chief) đang túc trực bên phi cơ trên đường băng (ramp).

Qua hệ thống liên lạc và màn hình, hắn yêu cầu cơ trưởng (1) bắt đầu những thao tác trước khi bay (pre-flight) và tiếp tục thực hành những động tác cần thiết kiểm tra tình trạng an toàn phi cơ trong khi anh bạn SO lo điều chỉnh ống kính máy quan sát, hệ thống radar, GPS, và những hệ thống phụ cần thiết của nó. 

Tiếp đến, qua máy camera, hắn cùng người cơ trưởng thực hành những động tác nghề nghiệp kiểm soát tất cả những hệ thống cơ động trên phi cơ bằng cách dò theo một cái checklist dài và kiểm tra từng bước một cách kỹ càng không để sót bất cứ một chi tiết nhỏ nhặt nào. Cuối cùng, sau khi checklist đã xong, cả hai chàng phi công đều coi lại kỹ càng thêm một lần nữa tất cả những thông số và biết chắc là đã sẵn sàng, hắn “bấm cò” để khởi động máy từ bên trong, rồi gọi cơ trưởng: 

- Crew chief, this is Titan. Radio check. Cơ trưởng, đây Titan. Thử máy liên lạc. 

- Titan, this is crew chief. I hear you Lima & Charlie. How me? Titan, đây cơ trưởng. Tôi nghe anh lớn và rõ. Anh nghe tôi thế nào? 

- I got you Lima & Charlie. Tôi nghe anh lớn và rõ. 

- Crew chief, I go hot inside. Cơ trưởng ơi, tôi “nóng” bên trong. 

- Titan, I go hot outside. Titan, Tôi “nóng” bên ngoài.

Trên màn hình, những thông số máy móc chuyển động và tăng giảm không ngừng cho biết động cơ máy bay đã được khởi động bên ngoài. Những con số nhấp nháy liên tục rồi trở thành bình ổn. Hắn tiếp tục kiểm tra máy móc, nhiệt độ qua những thông tin bên trong (perimeters), lên xuống tay ga, cho nhiên liệu di chuyển qua lại từ bình xăng trước qua bình xăng sau và ngược lại, nhìn hệ thống chủ (Fadec) kiểm soát mọi tính năng điện của động cơ trong khi anh bạn kế bên tiếp tục lo hệ thống GPS và các hệ thống cần thiết cho chuyến bay. 

Hắn hỏi SO (Sensor Operator): 

- Ready for Rock and Roll? Sẵn sàng cho cuộc vui chưa? 

SO: 

- Go for it. Tới luôn bác tài.  

Gọi cơ trưởng: 

- Switches, laser and weapons in flight? Công tắc, laser, và vũ khí sẵn sàng bay? 

Cơ trưởng: 

- Switches, laser and weapons in flight. Công tắc, laser, và vũ khí sẵn sàng tình trạng bay. 

- Crew chief, remove chocks and tie-downs. Clear for taxi. Cơ trưởng ơi, lấy chặn bánh và dây buộc ra.  Sẵn sàng taxi. 

- Chocks and tie-downs removed. Bon voyage. Chặn bánh và dây buộc vừa lấy ra. Thượng lộ bằng an. (Hắn nghĩ thượng lộ bằng “Air” thì hợp hơn).

Phi công phụ (SO) cho biết mọi thứ đều “Clear” qua quan sát bằng camera. Hắn cẩn thận nhìn màn hình, tăng ga một chút rồi ấn nút thắng. Chiếc phi cơ chồm lên rồi dừng lại như con tuấn mã bị kềm cương đột ngột. Xong công đoạn thử thắng. Phi cơ từ từ chạy theo kẻ vạch vàng viền đen trên đường băng (Taxiway) rồi bẻ cua phải hướng về đường phi đạo chính. Chiếc phi cơ dừng ở hai vạch đôi và hai vạch đứt đoạn chắn ngang màu vàng một lúc, hắn liên lạc với đài không lưu (Air Traffic Control Tower) xin phép tiếp tục taxi ra chỗ cất cánh (Hold-short line). Phi cơ gầm lên lấy đà lao nhanh trên phi đạo (Runway) với vận tốc 45 MPH (Miles Per Hour) và nhấc bổng lên cao, lao vào bầu trời xanh lơ không một áng mây một cách nhẹ nhàng, như cánh én lao vào trời xuân.

Camera nhìn xuống đường phi đạo với đầy vết bánh xe đen chằng chịt đang lùi dần về phía sau. Phi cơ  nâng dần độ cao. Hàng rào phi trường, những cây xương rồng saguaro, cactus, ocotillo, cánh đồng cỏ khô cháy, và những đồi núi sỏi đá chạy lùi thật nhanh dưới chân mình. Lần nào cũng vậy, lòng hắn luôn xôn xao một niềm vui bay bổng theo con chim sắt cho đến khi mất hút trong đám mây và một niềm hạnh phúc nhẹ nhàng luôn theo hắn trong chuyến bay đi làm nhiệm vụ và nó kéo dài mãi cho đến khi xong nhiệm vụ và đôi càng máy bay chạm đất xuống mảnh đất thân thương, phi trường nhà (home base).

Ngày xưa, thằng bé ngây ngất nhìn con chim sắt cất cánh, mơ mình là chàng phi công ngồi trong cockpit điều khiển đôi cánh sắt bay vào bầu trời xanh, mơ ngắm không gian bao la, mơ nhìn xuống những ruộng lúa xanh ngắt chạy dài như bất tận, mơ những dòng sông uốn khúc lượn lờ, len lỏi qua những xóm làng bình yên, những làn khói bếp ngập ngừng trên mái nhà tranh trong sương chiều. Những niềm đam mê thằng bé dệt thành tơ thì nhiều lắm, bao la lắm. Những ước mơ theo nó vào trong giấc ngủ hằng đêm. Thằng bé mơ thấy nó bay bằng hai cánh tay của chính mình, tiếng gió rít bên tai nghe mới rõ làm sao. Khi vẫy mạnh tay thì bay nhanh, khi thì chậm, khi lên cao, lúc xuống thấp, khi bay qua những đồi cao, rồi lượn dọc theo những thung lũng tuyệt đẹp với những đàn nai đang uống nước bên con suối lặng lờ. Nó thấy mình bay là đà, trầm cả thân hình vào giòng suối mát lạnh, lạnh lắm, xong lại vút lên cao, rồi nó thức giấc với cảm giác ướt nhẹp và “lạnh lắm” phía dưới lưng quần. Chao ôi, giấc mơ thành sự thật. Dream comes true. Khổ nỗi chỉ thành sự thật ở đoạn cuối giấc mơ mới khổ thân thằng bé.

Phi cơ đang bay ở độ cao 1500 feet, có thể nhìn thấy xe cộ lưu thông bên dưới rất rõ ràng. Lên 3000 feet, những căn nhà và cảnh vật cũng nhỏ đi dần đi, nhường chỗ cho những dãy núi đá màu nâu sậm xen lẫn những cụm xương rồng rải rác đó đây. Không hẹn mà cả hai chàng phi công đều với lấy ly nước ngọt hút rồn rột, âm thanh nghe thật vui tai trong cái “hộp sắt” lạnh tê tái vì máy lạnh đang chạy hết công suất. 

Với tay lấy cái áo khoác sau ghế mặc vào cho đỡ lạnh, hắn lại dán mắt vào bốn màn hình tiếp tục quan sát và điều khiển phi cơ. Sau khi đưa tọa độ điểm đến vào hệ thống, chỉnh cho “con chim ưng” bay tự động, và để tốc độ bình phi ở độ cao nhất định 10,000 feet, giờ đến phiên anh bạn SO ngồi bên làm việc với radar và các dụng cụ quan sát (Payload) như kính hồng ngoại (infrared camera). Việc này người trong nước gọi là công việc “nghe nhìn”, nghe thô nhám lỗ tai làm sao! Mặc kệ! Hắn bắt đầu mơ.

Bầu trời xanh lơ của sa mạc, một màu xanh không chút gợn mây, màu xanh ngút ngàn đến tận chân trời cứ trải dài trước mắt hắn một quang cảnh tuyệt đẹp không bút nào tả nổi. Đối với hắn, nó không hề đơn điệu và tẻ nhạt một chút nào. Trái lại, hắn luôn thấy mình bồng bềnh, lênh đênh, phiêu du, đằng vân giá vũ trên đôi cánh của chính mình. Một cảm giác thật bình yên, tự tại. 

Hắn thu (zoom) khoảng cách lại gần hơn để thấy những cánh đồng trồng cỏ ngựa (hayes) bằng phẳng đã gặt xong với nhiều đụn rơm chất thành đống. Cánh đồng trải ra trước mắt, bên dưới kia đưa hắn trở về với tuổi thơ trên những thửa ruộng, những đụn rơm hiền hòa nằm bên con sông Hậu. Hình như đâu đây còn thoảng mùi rơm rạ của đồng lúa mới gặt xong. 

Hắn thấy lại mình là một thằng bé đang chạy chơi cùng đám bạn trên những cánh đồng lúa còn trơ gốc rạ đó. Đám trẻ con chơi đá gà bằng cách co đùi vào, tay phải nắm chặt cổ chân mình làm vũ khí, nhảy lên đá vào đùi địch thủ, để rồi bị đá té vào những đống rơm chất trên cánh đồng. Mệt nhoài sau những trò chơi, bọn chúng lại lùi khoai vào đống lửa rơm, những củ khoai lang dương ngọc, lấy ra vừa thổi vừa ăn trong khi ráng chiều đang chầm chậm rơi, và đàn cò đang rủ nhau bay về tổ thì chúng mới chịu ai về nhà nấy.

Có những chuyến bay ngoài nước Mỹ, nơi một vùng đất xa xôi bên Phi Châu ở vùng đồng bằng châu thổ. Vừa cất cánh khỏi phi trường, nhìn xuống thấy người dân ngừng tay cuốc nhìn lên, vẫy tay về phía phi cơ khiến hắn nhớ thật nhiều về quê hương bên kia bờ Thái Bình Dương. Họ cũng trồng trọt và chăn nuôi như quê của hắn. Rồi những thảo nguyên hiện ra, mênh mông chạy dài, đó đây lác đác ít bụi cây thấp, nhấp nhô xen lẫn vài đồi đá trọc.  

Những ngôi làng nhỏ, những cánh đồng bắp, người dân đang vun xới, cày bừa, gieo hạt trên luống cày dọc theo những đầm nước nhỏ của con sông cát. Chắc họ cũng có ước mơ đơn giản như người dân quê mình là mong giọt mồ hôi thấm xuống đất sẽ làm hạt nảy mầm và trĩu nặng bông trái. Xa xa, những người dân quê vội vã lùa đàn dê rảo bước nhanh trên đường về nhà trước khi trời sập tối. 

Có khi hắn bay dọc theo những con sông nhỏ và cạn, say sưa nhìn những cô thôn nữ da đen đang giặt quần áo bên bờ sông. Đây nhóm các thiếu nữ vừa tắm vừa vui đùa tát nước vào nhau, kia nhóm những đứa trẻ bơi lội vùng vẫy, long nhong từ những cành cây lao mình xuống nước. Sao mà nhớ quê mình gì đâu! Nhớ con đường làng nhỏ hẹp với mấy con heo mọi ủn ỉn xục xạo trong các bụi cây, đàn gà con kêu chiêm chiếp tranh giành mấy con trùng do gà mẹ bới cho. Có gì khác với quê hương nơi hắn sinh ra là mấy? 

Những chuyến bay về phía bắc Châu Phi, phong cảnh lại hoàn toàn khác biệt. Toàn núi đá khô rốc. Lâu lắm mới thấy một hồ nước nhỏ được bao quanh bởi một ít cây cối. Vài cô gái đội những vò nước trên đầu đi từ hồ nước về nhà, hay những người đàn ông dùng lừa chuyên chở đồ vật qua lại trên những vùng đồi cát. Rải rác đó đây là những căn chòi tranh nhỏ, hình tròn được xây cất bằng bùn đất trông lạc loài cô đơn giữa một sa mạc mênh mông. 

Thông số cho biết nhiệt độ tăng dần khi bay ngang đây. Thường thì hắn phải bay cao để bên dưới không thấy mình, nhưng đôi khi hắn cũng xé rào xuống thấp dưới 6000 hay 7000 feet để “mơ” một chút rồi lại lên cao.

Ngoài nhiệm vụ được giao với những chuyến bay dán mắt chăm chú vào màn hình, không một tiếng động, ngoài tiếng máy lạnh và liên lạc điện đàm với nhau; cũng có những pha cũng khá gây cấn và hồi hộp khi phát giác mục tiêu hay người cần theo đuổi. Phi cơ bay chậm và thu hình ảnh lại gần để dễ quan sát. Phải kiên nhẫn lắm, đôi khi hàng giờ chỉ để theo đuổi một mục tiêu. Thường thì sự kiên nhẫn sẽ được trả công một cách bất ngờ; đôi khi kết quả chỉ là dã tràng xe cát biển Đông.

Cuộc đời phi công không người lái sẽ rất đơn điệu và buồn tẻ cho ai đó, nếu như không có được một đầu óc tưởng tượng phong phú và một chút chất thơ trong tâm hồn. Khi nhìn một dãy núi, hắn thấy đó là hình dáng của một con voi đang quỳ hay thấy nhiều hình dáng ngộ nghĩnh đến buồn cười. Ngoài những nhiệm vụ đôi khi rất căng thẳng, lại có những chuyến bay rất dễ dàng và bình yên. Hắn thường để tâm hồn mình chạy rông phiêu du theo trí tưởng tượng không biên giới, tìm đến đến những hình ảnh huy hoàng, không tưởng, nhưng lúc nào cũng tuyệt đẹp như chuyện thần tiên. Nói kiểu “thơ nhái” theo thơ Xuân Diệu: “Là Pilot nghĩa là vui với gió, / Mơ theo trăng và thơ thẩn cùng mây”. 

Lúc mơ thì cứ mơ, nhưng lúc cần thực tế thì phải rất thực tế và phải làm việc nghiêm chỉnh. Với một ba lô, một túi vải kéo có bánh xe (duffle bag), hắn lê gót phong trần nhiều nơi trên thế giới, được nhìn những buổi hoàng hôn đẹp như tranh vẽ, ngắm bình minh rạng rỡ mặt trời, được thỏa mộng tang bồng hồ thỉ, nhất là giấc mộng tuổi thơ đã trở thành hiện thực và trọn vẹn. 

Nếu một lúc nào đó, bạn thấy một chiếc UAV cất cánh, bạn hãy cám ơn những người miệt mài làm công việc giữ cho quê hương này thanh bình, an ninh, cho bạn một cuộc sống ấm êm không lo sợ bị khủng bố. Trên đời này, mọi nghề nghiệp lương thiện đều đáng trân trọng, nhưng chắc không nhiều nghề ngồi một chỗ mà thấy được xa từ hàng ngàn dặm, đủ mọi cảnh sắc lạ lùng của thế giới như nghề phi công của loại không người lái.

Tháng 3/2019

Nguyễn Văn Tới ( Tác giả )