Tuesday, March 31, 2015

Chữ nghĩa: Từ 1 tai nạn

Đọc câu nói trên của cơ trưởng người Đức trên chiếc máy bay bị rơi ở Pháp được báo chí dịch ra tiếng Việt, tôi thấy tức anh ách. Dường như trước mắt tôi không phải 1 tình huống khẩn trương, khi mà ông cơ trưởng hãng Germanwings vửa giận dữ, vừa sửng sốt (thậm chí có cả sự tuyệt vọng) đang la hét và dùng rìu phá cửa buồng lái, mà là giong điệu mềm mỏng của một vị cố đạo đang răn dạy con chiên ngoan đạo hãy hành xử đúng mực để đền ân mưa móc của Chúa. Tìm thử câu đó trên các báo tiếng Anh, tôi thấy câu đó được dịch sang tiếng Anh là: "For God's sake, open the door".
(Cơ trưởng hãng Germanwings còn kêu lên 1 câu khác tương tự: “Open the damn/goddamn door!”, mà báo chí ta dịch chính xác là "Mở cái cửa chết tiệt này ra", nhưng ở đây ta không bàn đến câu này).
Rõ ràng, với ngữ cảnh này, ta không thể máy móc dịch "For God's sake" là "Vì Chúa". Tra thử các từ điển giải nghĩa tiếng Anh, tôi thấy người bản ngữ giải thích For God's sake (còn có các phiên bản tương đương khác là for goodness'/Christ’s/Pete's/heaven's/pity’s sake) là thành ngữ chỉ sắc thái bực mình, sốt ruột, tức giận, sửng sốt hay mất bình tĩnh khi nhắc/ ra lệnh/ yêu cầu ai đó làm (hay không làm) việc gì mà mình cho là quan trọng, cấp thiết.

Ví dụ:
Oxford Advanced Learner's Dictionaryfor Christ’s, God’s, goodness', heaven’s, pity’s, etc. sake used to emphasize that it is important to do sth or when you are annoyed about sth: Do be careful, for goodness' sake. Oh, for heaven’s sake! For pity’s sake, help me!
Từ điển này còn ghi thêm một số người coi việc nhắc tên Chúa hay trời ở đây có tính báng bổ (Some people find the use of Christ, God or heaven here offensive.)
Cambridge Advanced Learner's Dictionaryfor goodness'/God's/Pete's/heaven's/etc. sake used to emphasize requests or orders and when you are angry or have lost patience: For goodness' sake don't let her know I told you!
Longman Dictionary of Contemporary English: for God's/Christ's/goodness'/Heaven's etc sake spoken
 a) used when you are telling someone how important it is to do something or not to do something For goodness sake, don't be late!
 b) used to show that you are angry or annoyed What is it now, for God's sake?

Từ điển họ giải thích vậy, thế mà các từ điển của ta gần như nhất loạt dịch 1 cách máy móc là "vì Chúa", và các nhà báo của ta cũng nhất loạt dịch theo, hệt như đám học sinh học thuộc lòng SGK (hoặc chép từ phao thi) một cách thiếu tinh tế (điều mà chính chúng ta luôn phê phán).
Ở đây có 2 vấn đề:
1. Không chắc người nói và người nghe là tín đồ Ki tô giáo. Nếu họ theo đạo Hồi hay đạo Phật, nhất định họ không có thói quen gọi đến Chúa trong những trường hợp như vậy.
2. Kể cả khi là tín đồ Ki tô giáo, câu nói "vì Chúa" trong những trường hợp khẩn cấp, trong trạng thái bực tức hay ngạc nhiên, giận dữ là câu văn Tây, người Việt không dùng. Chẳng hạn: For God's sake, save me! trong tiếng Việt sẽ không ai nói: "Vì Chúa, cứu tôi với" cả. Tương tự vậy, chắc chẳng ai nghe thấy ngoài đời câu "Vì Chúa, hãy mở cửa ra".
Thành ngữ đó phải được dịch đại loại là: "Trời ơi; trời đất ơi; Ối cha mẹ ơi", thậm chí "Đồ khỉ gió", "đồ chết giẫm" v.v. (danh sách này chờ các bạn trên FB điền thêm).
Gần như trang mạng nào cũng dịch câu nói của cơ trưởng người Đức (hệt như quay cóp của nhau) là "Vì Chúa, hãy mở cửa ra". Tôi chỉ tìm được 1 trang mạng tin tức của người Việt tại Odessa dịch là “Trời ơi, hãy mở cửa ra đi”.
Tính sáng tạo, không rập khuôn của người Việt đâu rồi trước 1 ngữ cảnh rõ ràng và cụm từ tiếng Anh không lấy gì là quá khó?
Nguyễn Việt Long

Nếu...

Nếu một người đã kề vai sát cánh
với bạn cả trong những thời khắc
khó khăn thì người đó xứng đáng
được chia sẻ những giây phút thành
công của bạn...





Melyik Budapest legtúlárazottabb környéke?

Összevetették, hogy mennyivel drágábban próbálják eladni az emberek a házukat, mint amennyiért aztán azok valójában elkelnek. 



A napokban frissült a NAV adatokkal az Otthontérkép lakáseladási árakat bemutató térképe, ennek kapcsán egy érdekes elemzést adtak ki: megnézték, hol mennyire túlárazottak az ingatlanok. Persze ez hivatalosan nem így van megfogalmazva, csak egyszerűen összevetették, hol mekkora a különbség a valódi értékesítési árak és kínálati árak között. Vagyis azt nézték, hol mennyivel drágábban próbálják eladni az emberek a házukat, mint amennyiért aztán valójában elkelnek.
A dolognak számos buktatója van persze, többek közt:
  • nem ugyanazokat az ingatlanokat adják el, mint amelyeket hirdetnek,
  • nincs minden eladó ingatlan az Otthontérképen (egy részüket ugye meg sem hirdetik),
  • ott ahol csak nagyon kevés meghirdetett ingatlan van (például egyes városrészek, kistérségek) torz eredmény születhet,
  • az eladásoknál sem mindig a valódi vételár kerül a szerződésbe stb.
De ha abból indulunk ki, hogy ez az egész ország területén így van, akkor az arányok mindenképpen kirajzolódnak, vagyis kiderül, 
hol próbálják jóval drágábban eladni a lakásokat, házakat annál, mint amennyit valójában érnek.
Néhol ezt az értéket alkulehetőségnek is szokták mondani, de azért az alku elég sok minden mástól is függ. Maradjunk annyiban, hogy ha olyan simán menne az alkudozozás, nem lennének évek óta hirdetett ingatlanok a piacon.
Na akkor

lássuk, mi újság a fővárosban!

Az Otthontérkép elemzése szerint Budapesten az V. kerületben hirdetik legdrágábban a lakásokat, átlagosan 512 ezer forintos négyzetméteráron. Ezt követi sorrendben azI., a II. és XII. kerület, ahol 429 és 460 ezer forint közötti mozognak a hirdetési átlagárak.
Ezekben a kerületekben az értékesítési átlagárhoz viszonyítva a kínálati ár 26-31 százalékkal magasabb. Magyarán ennyire túlárazottak az ingatlanok.
BP különbségek.png
Fotó: Otthontérkép
Ha nem is ilyen nagy, azért a VII., IX., XIV., XI., XIII. kerületben is jelentős a különbség: 19 és 29 százalék közötti, viszont
a III. kerületben nagyon elszálltak az árak: itt átlagosan 42 százalékkal vannak túlárazva a lakások.
Ez a jelentős különbség a valódi és meghirdetett ár között állítólag a területekre jellemző élénkebb ingatlanpiacnak köszönhető. Ahogy a jelentésben szerepel:
Miközben a kereslet élénkül ezekben a kerületekben, a kínálat stagnál, ami a kínálati árak növekedését okozza, így a kínálati prémium is növekedni tud, mivel értékesítési árak lassabban követik le ezeket a trendeket.

Mit jelent ez forintban kifejezve?

Az értékesítési és a kínálati ár közti különbség a Belvárosban 202 ezer forint, aLipótvárosban 130 ezer. Mindeközben az értékesítési átlagárak közötti különbség elenyésző, ennek következtében a Belvárosban 22 százalékkal jobban túlárazva kínálnak egy négyzetméternyi ingatlant.
Az I. kerületben nagyjából minden városrész ugyanannyira túlárazott, talán Krisztinaváros kicsit kevésbé.
I.ker varosresz.png
A kínálat és az értékesítési négyzetméterár közötti különbség az I. kerületben (ezer forintban kifejezve)
Fotó: Otthontérkép
III. kerület brutális, 42 százalékos túlárazottságága azért nem mindenhol egyformán jelentkezik. Itt valószínűleg bejátszik azért néhány prémium ingatlan, ami erősen torzíthatja az összképet. Mindenesetre az értékesítési és kínálati ár közti különbség a kerület városrészeiben 25 ezer és 220 ezer forint között mozog, ami azért elég nagy szórást mutat.
III.ker városrész.png
Az értékesítési és a kínálati négyzetméterár közti különbség a III. kerületben (ezer forintban kifejezve)
Fotó: Otthontérkép
A legnagyobb az eltérés a két ár között Mátyáshegyen (220 ezer Ft), Remetehegyen (199 ezer Ft) és Táborhegyen (204 ezer Ft). Ezekben a városrészekben főleg prémium, luxus ingatlanokat hirdetnek, amelyek négyzetméterárai eleve magasak és az értékesítési tranzakciókból is jellemzően kevés van – ez okozhatja a nagy különbséget.
Nagyjából ugyanez a helyzet a XII. kerületben is, ahol szintén egy-egy luxusingatlan húzza el az árakat.
XII.ker városrész.png
A kínálati és az értékesítési négyzetméterár közti különbség a XII, kerület városrészeiben (ezer forintban kifejezve)
Fotó: Otthontérkép
Ennyit a főváros legtúlárazottabb városrészeiről, hamarosan jelentkezünk egy magyarországi körképpel is. Addig is itt böngészhetitek, 
 Zubreczki Dávid (Index)

Monday, March 30, 2015

Hãy dạy dỗ con cái.....

Hãy dạy dỗ con cái sao cho chúng
yêu thương và giúp đỡ nhau!
Bởi vì sẽ đến lúc bạn không thể
giúp đỡ chúng và bạn vẫn có thể
yên tâm rằng chúng sẽ giúp đỡ nhau.





Nam sinh Việt giành giải nhất cuộc thi “Khởi nghiệp tốc độ” tại Phần Lan

Dân trí: Với sản phẩm phần mềm có tên “Survey in Pocket” – một ứng dụng web giúp tạo các survey đẹp và phù hợp để làm trên điện thoại thông minh, nhóm của Lê Hoàng (25 tuổi) đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp có tên Ahjo Accelerator Program – “Khởi nghiệp tốc độ” tại Phần Lan.

Sinh năm 1989, Lê Hoàng đã có một lựa chọn khá táo bạo: Bỏ công việc lập trình lương cao, ra nước ngoài học kinh doanh và rồi, hợp sức cùng bạn bè mở công ty phần mềm của riêng mình. 

 
Lê Hoàng (bên trái) trong lễ nhận giải thưởng "Khởi nghiệp tốc độ" tại Phần Lan

Giải thưởng từ một quyết định gây “sốc”
Học chuyên ngành Kỹ sư phần mềm của Đại học FPT, từ năm thứ ba đại học, Lê Hoàng (quê Quảng Ninh) đã đi làm tại hai công ty phần mềm lớn ở Hà Nội. Ra trường, công việc của Hoàng tiến triển khá thuận lợi, và sau khoảng hai năm, cậu đã trở thành một lập trình viên dày dạn kinh nghiệm với mức lương khá rủng rỉnh.
Hoàng tâm sự, cậu rất thích lập trình, nhưng sau hai năm đi làm, cậu cảm thấy mình cần một thứ gì đó khác cho sự nghiệp. Cảm giác không muốn theo mãi một lối mòn càng lớn dần lên, thúc giục Hoàng. Nhưng thực sự điều mình muốn là gì vẫn là một câu hỏi lớn với Hoàng. Suy nghĩ nhiều tháng, Hoàng quyết định tạm nghỉ công việc hiện tại, đi du lịch, tới những nơi mình chưa bao giờ đặt chân để làm mới lại bản thân và để hiểu rõ điều gì thực sự quan trọng với mình.
Quyết định nghỉ việc để “xách ba lô lên và đi” của Hoàng gây sốc cho cả công ty và gia đình. Ngày Hoàng quyết định nghỉ việc, cả giám đốc và bộ phận nhân sự đều tới tận nơi hỏi chuyện: "Chả lẽ em có gì bất mãn với công ty à? Tại sao tự dưng lại nghỉ việc?" Nhưng sau khi nghe Hoàng nói về mong muốn của mình, mọi người đều hiểu và ủng hộ cho quyết định của cậu.
Nửa năm sau đó là những chuyến du hành "bụi" của Hoàng tới những miền đất xa xôi kỳ lạ của Tổ quốc: từ mũi Ngọc (Quảng Ninh) tới mũi Cà Mau, từ cực Đông xa xôi tới đỉnh Phanxipang hùng vĩ. Và rồi thông qua tổ chức tình nguyện AIESEC, Hoàng tiếp tục cuộc chu du bằng việc đi dạy tiếng Anh cho các em nhỏ mồ côi trong một ngôi chùa ở Malaysia. Tại đây cậu có cơ duyên được sống trong một môi trường thanh tịnh, ăn chay, niệm Phật, sống cuộc một thầy tu thực sự.
"Những trải nghiệm kỳ lạ đó đã thay đổi suy nghĩ của mình rất nhiều. Được tới những vùng đất mới, làm những điều chưa từng thử qua và sống nhiều cuộc sống khác nhau làm mình có cái nhìn tích cực và toàn diện hơn về khả năng và mon muốn của bản thân. Ngày trở về sân bay Nội Bài mình nhận ra mình không còn là mình lúc bước đi nữa. Và việc đầu tiên mình làm ngày hôm sau... ngồi vào bàn học SAT để chuẩn bị cho kỳ thi vào Aalto University. Trong đầu mình lúc đó chỉ có một mục tiêu duy nhất là phải sang Châu Âu học kinh doanh và mình rất tự hào rằng mình đã làm được điều đó."
Đi học một chuyên ngành hoàn toàn mới ở trời Âu khiến Lê Hoàng gặp không ít khó khăn: Sống xa nhà, phải tự làm quen, thích ứng với môi trường mới, đặc biệt là khó khăn về vấn đề ngôn ngữ, bởi người Phần Lan tuy sử dụng tốt tiếng Anh nhưng trong kinh doanh, giao dịch, vẫn dùng chủ yếu là tiếng Phần. Tuy nhiên, Hoàng đã từng bước vượt qua những khó khăn, dần quen với việc học, nghiên cứu… Song song với việc học tiếng, học chuyên ngành, Hoàng đã chủ động bắt tay vào làm kinh doanh, nuôi ý tưởng khởi nghiệp.
Nhận thấy môi trường làm khởi nghiệp ở Phần Lan cực kỳ thuận lợi, Hoàng đã rủ bạn bè cùng tham gia với mình. Đạt và Ninh, hai người bạn thân thời đại học của Hoàng – một đang sống ở Singapore, một cũng đang học ngành Kinh doanh ở Phần Lan đã trở thành những bạn đồng hành “lý tưởng” của chàng thanh niên 25 tuổi.
Năm 2014, Hoàng và các bạn cùng phát triển nên một phần mềm có tên “Survey in Pocket” – một ứng dụng web giúp tạo các survey đẹp và phù hợp để làm trên điện thoại thông minh. Nhóm của Hoàng mang sản phần tới tham gia một cuộc thi khởi nghiệp có tên Ahjo Accelerator Program – “Khởi nghiệp tốc độ” tại Phần Lan. Sản phẩm tốt, tiềm năng ứng dụng và phát triển trong thực tế cao, nên dự án của nhóm nhận được sự ủng hộ và góp ý rất nhiệt tình từ phía Ban tổ chức.
Sau những tuần lễ gấp rút “chiến đấu”: Trình bày ý tưởng, kế hoạch kinh doanh, hoàn thiện sản phẩm và tìm nguồn khách hàng… một cách thuyết phục, nhóm đã giành chiến thắng rực rỡ tại cuộc thi khởi nghiệp Giành giải Nhất chung cuộc, nhóm của Hoàng được nhận phần thưởng là một chuyến đi tham quan, học hỏi tại thung lũng Silicon (Mỹ), đồng thời được chính phủ tài trợ 200 triệu (không hoàn lại), chính thức đưa công ty vào hoạt động.
Đúng như tinh thần từ cái tên cuộc thi, công ty của Hoàng ra đời và bước vào hoạt động với tốc độ nhanh đến ngỡ ngàng. Nhiều công ty tại Phần Lan cũng chú ý tới nhóm bạn trẻ và ngỏ ý cùng hợp tác, đưa Survey in Pocket đến với khách hàng của họ. Với mỗi yêu cầu khác nhau, khách hàng của công ty phải trả mức giá 50–300 euro mỗi tháng. Hiện, công ty của nhóm bạn đã hoạt động được nhiều tháng ở hai thành phố của Phần Lan là Turku và Mikkeli.
Mơ ước “truyền lửa” khởi nghiệp cho người trẻ
Theo Lê Hoàng, bất cứ bạn trẻ nào có đam mê, ý tưởng, đều có thể bắt tay vào gây dựng sự nghiệp của riêng mình. Bí quyết để Hoàng có được những thành công bước đầu này cũng không có gì đặc biệt, ngoài khả năng chuyên môn và tích lũy được những kỹ năng quan trọng ngay từ thời còn đi học.
“Theo những gì mình học hỏi được từ kinh nghiệm của người có kinh nghiệm thì một điều rất quan trọng khi đánh giá startup đó chính là yếu tố con người. Từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường hãy tranh thủ rèn luyện các kĩ năng teamwork: biết cách phối hợp kỹ năng mỗi người, quản lý thời gian và công việc, khả năng thuyết phục, lãnh đạo… Tất cả sẽ trở nên cực kỳ cần thiết trong thực tế” – Hoàng đưa ra lời khuyên.

Trong tương lai, bên cạnh việc điều hành và phát triển công ty riêng, Hoàng còn ôm ấp nhiều ý tưởng, mơ ước liên quan đến marketing và khởi nghiệp. Đặc biệt, trong khả năng của mình, Hoàng muốn giúp đỡ các bạn trẻ Việt Nam và Phần Lan, truyền cảm hứng, kinh nghiệm và cơ hội cho những người trẻ có đam mê khởi nghiệp.
“Mình có hai mối quan tâm đặc biệt tới marketing và entrepreneurship (khởi nghiệp). Vì thế bên cạnh làm việc tại công ty của mình, mình còn tham gia phát triển các cộng đồng khởi nghiệp ở Phần Lan. Công việc chính của mình là quảng bá hoạt động của các tổ chức này tới các bạn sinh viên trẻ, giúp họ mở rộng quan hệ và tiếp cận với các cơ hội khởi nghiệp. Hiện tại mình đang tham gia vào ban tổ chức của hai cuộc thi khởi nghiệp là NASA Space App Challenge 2015 và Ahjo Accelerator Program 2015, và mình hy vọng sau này sẽ tổ chức được các chương trình tương tự tại Việt Nam” – Lê Hoàng chia sẻ.
Nguyễn Quỳnh

Sunday, March 29, 2015

Người Sài Gòn: Sài Gòn - Chợ Lớn

"Người Sài Gòn tức là người theo phong cách ứng xử tương đối rõ nét theo kiểu dân..."Sài Gòn". Đó là những người nay không còn cư ngụ ở Sài Gòn, đã lưu tán khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, lập nghiệp ở vùng kinh tế mới hoặc trở thành Việt kiều ở 1 nơi nào đó. Có thể đó là người Hoa, người Khơ-me, thương mến đất Sài Gòn, nơi họ có nhiều kỷ niệm vui buồn." Sơn Nam đã viết như vậy khi bộc lộ rằng ông là người "mang nặng óc địa phương" và viết "để cùng bàn bạc, xin ghi chép vài nét tạm gọi là dễ thương hoặc khó thương của một quần cư" như Sài Gòn.

Sài Gòn có thế mạnh nhờ vị trí địa lý khá tốt để lập bến cảng, là nơi hội tụ giao thương mà dân gian biết tới qua câu "đất lành chim đậu". Thực dân Pháp khi xưa chỉ thèm thuồng Ấn Độ và Trung Hoa đông dân, là thị trường tiêu thụ lớn. Sau hiệp ước 1862, giới thương gia, chủ tàu viễn dương của Pháp mới nhận ra giá trị của Sài Gòn và biến nó thành 1 cảng sầm uất chiếm vị trí khá tốt, sau Singapore và Hồng Kông.

Thời Tây Sơn, vùng Sài Gòn bây giờ gắn liền với tên Nguyễn Ánh/Gia Long và Bá Đa Lộc/Pigneau de Behaine. Hai kẻ lang bạt gặp nhau trong cùng mưu đồ biến vùng đất này thành bàn đạp để thực hiện tham vọng của mình trong khi Nguyễn Huệ phải tập trung vào việc giữ gìn biên giới phía Bắc. Nơi đây ban đầu được Nguyễn Ánh gọi là Gia Định Kinh (theo nghĩa "kinh thành", "kinh kỳ"). Từ đây, Nguyễn Ánh thấy được con đường dễ dàng trở lại Huế, dễ giao thiệp/cầu viện các láng giềng gần (Thái Lan và Mã Lai). Từ vị trí kém quan trọng, chỉ là 1 đồn lũy gọi là Đồn Dinh, Sài Gòn trở thành trung tâm thương mại. Về sau, giới thương gia người Hoa kéo về Chợ Lớn sau khi Cù lao Phố/Biên Hòa bị quân Tây Sơn đốt phá. Chợ Lớn bắt đầu trở thành nơi gom lúa gạo của đồng bằng sông Cửu Long để xuất khẩu và bán trở lại cho dân trong vùng các hàng hóa nhập khẩu. Sài Gòn/Bến Nghé từ đó gắn bó hữu cơ với Chợ Lớn. Chợ Lớn là kho hàng của Sài Gòn, Sài Gòn là nơi tập trung các cơ quan hành chính, quân sự và dinh cơ của quan lại.
Sài Gòn vươn lên thành 1 cảng quan trọng, trở nên phồn vinh là nhờ công lao của Lê Văn Duyệt. Lê Văn Duyệt đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm. Như là phó vương (vua của địa phương), ông được quyền "tiền trảm hậu tấu", tự ý xây thành cao hào sâu với quy mô lớn. Lại cố ý cho tàu buôn nước ngoài ra vào Sài Gòn, dễ dãi với người theo đạo Thiên Chúa, giao lưu mua bán với Campuchia. Vị tổng trấn họ Lê còn chủ trương dung nạp lưu dân, đồng thời nghiêm khắc, bảo vệ kỷ cương xã hội. Đối với tù nhân từ Bắc và Trung Bộ bị lưu đày vào đời Minh Mạng, thay vì đưa họ đến chốn rừng sâu nước độc, làm việc khổ sai, họ Lê đã dung nạp, tổ chức thành những đơn vị thân tín riêng biệt. Những điều này mặc nhiên chống lại đường lối trung ương tập quyền, bế quan tỏa cảng của triều đình Minh Mạng lúc bấy giờ.
Người Sài Gòn mang phong cách của dân bến Cảng từ thời nhà Nguyễn cho đến nay. Người Pháp chiếm Nam Kỳ, mở thêm Cảng đường sông với tuyến đường thủy lên Nông Pênh, Biển Hồ, Hạ Lào, nối với vùng sông Tiền, sông Hậu. Xe ô tô chạy lên Nông Pênh, ra Hà Nội. Sau năm 1930, Sài Gòn có sân bay Tân Sơn Nhất, rồi xe lửa đi Hà Nội.
Người Sài Gòn, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều chịu ảnh hưởng/lôi cuốn theo sinh hoạt của bến Cảng. Cảng Sài Gòn ở nơi yên tĩnh, không phải nạo vét, mưa nắng 2 mùa gần như chẳng có thiên tai.
Niên giám Nam Kỳ năm 1900 đã ghi các tòa đại sứ của Anh, Đức, Nhật, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch... đặt taị Sài Gòn là thủ đô của Nam Kỳ.
Vào cuối thế kỷ 19, theo phỏng định của thực dân, Sài Gòn có khoảng 100.000 dân (kể cả Chợ Lớn), có thể chỉ tính nam giới từ 18 tuổi trở lên vì đàn bà con gái không chịu sưu thuế. Từ đó dân số tăng dần không phải do bùng nổ kinh tế mà do sinh đẻ tùy tiện.
Người Sài Gòn từ đôi ba thế hệ (từ cuối thế kỷ 19, thậm chí từ 1945) lần hồi sống định hình, trầm tĩnh, nhưng lại phải chịu tác động của số người mới đến. Người tản cư mang tâm trạng khác hẳn với "lưu dân" thời nhà Nguyễn. "Đất cũ đãi người mới". Nhiều người cũ thua cuộc, lui ra ngoại ô, trong khi một số người mới đến từ 1954, lắm toan tính, liều mạng hơn, lại thắng trong việc chiếm mặt bằng và phố xá ở nội thành.
Không phải lạc đề khi nhắc đến những người Pháp và số ít người Âu đã xuất hiện rất sớm tại Sài Gòn từ cuối thế kỷ 19. Phần lớn họ là những người tìm kiếm cơ hội làm ăn ở xứ lạ. Thất bại cũng nhiều, số người thành công rất ít. Nhưng nếu thất bại, vẫn là "làm cha thiên hạ", với căn phố tệ lắm cũng ở Đa Kao, sáng trứng gà chiên, trưa ăn thịt bò, tối uống rượu, khiêu vũ. Nhiều người bị sa lầy ở thuộc địa vì bà con bên quê xứ quá nghèo; ở Sài Gòn nhờ buôn lậu chút ít thuốc phiện cũng tạm đủ sống, bọn cảnh sát dù sao cũng nể nang mà không đụng tới. Tại nghĩa địa Pháp (trước khi giải tỏa) ta có thể gặp nhiều nấm mộ lở lói, bia mờ phai, hàng rào sắt rỉ sét, của giới lưu dân này.
Người Âu qua đợt đầu, có thể là những người Ireland/Ái Nhĩ Lan, chạy đói qua Viễn Đông, xin chức kiểm lâm rồi buôn lậu gỗ, có người gốc Mỹ theo chân quân đội viễn chinh Pháp, khẩn đất thổ cư rồi bán lại. Nhiều nhất vẫn là thương gia Anh, thương gia Đức. Họ nắm ngành nhập cảng vải bô, máy xay xát, nhờ vốn đem từ chính quốc và Hồng Kông, Singapore sang.
Người Pháp xác định Nam Kỳ là thuộc địa khai thác, bóc lột. Một nơi khí hậu khắc nghiệt, hại sức khỏe, dễ đau gan, chết non, cứ vơ vét cho đầy túi rồi trở về Pháp dưỡng nhàn. Đa số thực dân hồi cuối thế kỷ 19, theo chân bọn hải quân đều là dân miền biển, không phải là dân thành thị.
Nên kể thêm về những người Pháp gốc đảo Corse, miền Nam nước Pháp. Một vùng nghèo nàn nhiều đồi núi và rừng chồi, dân sống bằng chăn nuôi và trồng nho. Đến Sài Gòn, họ nắm phần lớn các quán rượu, bi-da và quán ăn. nhiều người Việt thích làm công cho họ dạng "bồi bàn", lần hồi sống theo luật "giang hồ" như chủ. Nhiều người ăn cắp rượu đem bán, nếu bị chủ phát hiện sẽ bị đánh "bầm giập", sau đó, người chủ cho tiền thuốc thang chữa trị ít ngày, vẫn ăn lương, rồi tiếp tục làm, không bao giờ đuổi, cuối năm vẫn lãnh tiền thưởng. Chẳng bao giờ họ nhờ cảnh sát lập biên bản, đưa ra tòa.
Những quán cà phê của người Pháp mọc dài theo đường Ca-ti-na. Các khu ăn nhậu nằm ở Chợ Lớn. Ở đây phục vụ gái làng chơi, với giá cao. Vừa uống rượu, thực khách vừa tha hồ đánh bài.
Người Pháp, kể cả công chức và tư chức, đều làm việc "tà tà" không lười không siêng do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới. Trừ những người khá giả, sắm biệt thự với bồi bếp riêng, phần lớn người Pháp lấy đường phố và quán ăn làm nhà. Họ mướn 1 người bồi để sai vặt. Nếu đáng tin, khi về tỉnh lẻ, thậm chí cả khi về Pháp nghỉ phép, họ cũng dắt người bồi theo. Nếu về luôn bên Pháp, họ giới thiệu người bồi với bạn bè hoặc tiệm ăn quen thuộc, lắm khi đền đáp cho người làm công nọ số tiền khá to. Một số người Pháp đối xử hung bạo, tát tai, đấm đá, trừ lương nếu người làm công sơ suất; nhưng một số khác thích đối xử "sang trọng", theo kiểu gia trưởng, ban ơn cho dân bản xứ. Vì vậy, nhiều bồi bếp ca ngợi phong cách của chủ, tạm gọi là "dân chủ" so với bọn cường hào ác bá ở thôn quê. Giới bồi bếp được chủ cấp cho 1 quyển sổ riêng, tạm xem như "giấy căn cước đặc biệt", nhờ đó được cảnh sát nể nang. Gặp trường hợp rắc rối với pháp luật, lắm khi còn được người chủ đến "bảo lãnh". Thời gian này là giai đoạn người Pháp mới đến, vì vậy dân gian chê bai "thằng điếm dọn bàn cho Tây" cậy thế; đến giai đoạn sau, giới bồi bếp không còn được ưu tiên về pháp lý nữa.
Người Việt công chức bậc trung, nhất là làm cho chủ Pháp, lắm khi được đối đãi tương đối "dân chủ", miễn là làm việc tốt, nghiêm túc. Ở sở công, có lương hưu trí, có hội đồng kỷ luật. Ở sở tư, các hình thức thi hành luật lao động, bồi thường nếu bị sa thải thình lình đều có quy định. Một số công/ tư chức về già đã khen ngợi kiểu làm việc cho Pháp dường như khá "bình đẳng, dân chủ".
Người Ấn chuyên nghề cho vay, cho mướn phố nhưng ít gây được cảm tình của người Việt. Phải chăng do cách biệt tôn giáo? Giữa người Ấn với nhau cũng có sự phân biệt, có hàng rào ngăn cách về đẳng cấp, giàu nghèo, dòng họ, huyết thống... Thực dân Pháp dành nhiều ưu tiên cho người Ấn gốc ở các nhượng địa Pháp như Bombay/Mumbai, Chandernagor, họ nhập quốc tịch Pháp. Nếu có bằng cấp thì dễ làm chức lục sự, cảnh sát, lắm khi hống hách với người Việt. Người Ấn ưa kinh doanh ngành vận tải đường sông, sắm tàu thủy cỡ nhỏ, hoặc đấu giá bến đò, đấu giá thuế hoa chi ở chợ, mướn người Việt hoặc đích thân họ thâu góp.. Người Ấn tầng lớp nghèo sống lẫn lộn với những người Việt thuộc lớp dân nghèo thành thị. Cuối thế kỷ 19, họ chuyên nghề đánh xe ngựa chở khách; về sau chuyên nuôi bò, dê; nhiều người cưới vợ Việt, sống khiêm tốn với nghề nấu cà ri mà người Việt ưa thích. Cũng có 1 số người Ấn sống kham khổ bằng nghề bán đậu rang, bánh rế mùi vị độc đáo.
Điều đáng chú ý là có nhiều người Việt thuộc giới bình dân yêu thích Ấn giáo, thông qua chùa Bà, thờ nữ thần Maryamanne, mà người Việt xem như Bà Đen, tức là bà Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Điện Bà (Tây Ninh), hành hương vào đầu tháng giêng.
Gần gũi với người Việt vẫn là người Hoa. Lại vẫn là giai cấp rõ rệt. Thiểu số tài phiệt người Hoa, gốc Singapore hoặc Hồng Kông đưa vốn cho tay sai kinh doanh ở Sài Gòn - Chợ Lớn từ cuối thế kỷ 19, họ từng có kinh nghiệm làm ăn với người Tây phương từ trước, đi đi về về để kiểm soát, đặt phương án kinh doanh. Giới này cũng như giới quý tộc Pháp trong ban quản trị của ngân hàng, của đồn điền cao su, rất ít tiếp xúc với người Việt; họ giao du với các quan của Bộ thuộc địa, của phủ Toàn quyền, phủ Thống đốc.
Số người Hoa "lưu dân" là những người cũng bị giới tài phiệt gốc Hoa bóc lột. Sống nơi xứ lạ quê người, họ thích ứng dễ dàng, đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngày Tết, tết Trung Thu, nhang đèn, đôi đũa ăn cơm, cọng rau, miếng thịt heo, đều có họ góp phần. Cưới vợ Việt, qua nhiều thế hệ, con cái trở thành người Việt; họ hòa nhập vào cộng đồng người Việt ở Sài Gòn - Chợ Lớn qua dịch vụ xe đò, ghe tải, tàu khách đường thủy, tích cực quyên tiền trùng tu chùa miếu của người Việt, xem như đáp nghĩa với phần đất mà họ nương náu, cầu mong phát đạt.
Thời Pháp thuộc, người Hoa và người Ấn hưởng quy chế ưu đãi hơn người Việt, như là "người châu Á không phải Việt", có quyền gửi tiền về chính quốc, được về thăm chính quốc dễ dàng, miễn quân dịch. Nhưng nhiều người Hoa chẳng bao giờ sử dụng quyền ấy vì: "Nghèo quá, không có tiền về bên Tàu".
(còn nữa)

Lược trích từ "Người Sài Gòn" của tác giả Sơn Nam, NXB Trẻ (1990)

Chuyện đời: Qủa báo khủng khiếp của tà dâm khiến cả nhà đau khổ

Vợ chồng tôi định cư ở Mỹ vừa đúng 30 năm. Chúng tôi rất ít về Việt nam vì bà con chẳng còn mấy người. Nhưng đột nhiên khoảng hơn 2 năm trở lại đây, chồng tôi bỗng thường xuyên đi về VN đầy khó hiểu, lần gần nhất đã ở lại hơn 2 tháng.

 
Hỏi thì ông ấy bảo, về để tìm cơ hội làm ăn mà chẳng nói làm ăn cái gì, nhưng lần nào đi phạm tội tà dâm cũng mang nhiều tiền theo mà khi về thì hết sạch. Thời gian ở nhà, ông thường lên mạng ngồi chat rất khuya và có nhiều cuộc điện thoại rấtlâu, ông thường lén ra vườn ngồi nghe một mình làm tôi hết sức nghi ngờ. Sự nghi ngờ càng tăng khi ông nhạt hẳn chuyện gối chăn cùng vợ, cái nhạt nhẽo này rất khác thường so với trước, vì chúng tôi mới hơn 60 tuổi.
 

Tôi điện thoại về VN dò hỏi nhiều người quen thì được biết, ông cặp bồ với một phụ nữ không còn trẻ nhưng đẹp.
Tôi vội vã lấy vé bay về VN thì cũng là lúc chồng tôi trên đường về Mỹ.
Tôi ở lại VN gần một tháng lân la dò hỏi thì được biết người phụ nữ kia ở trong “Nhóm câu Sài gòn”, tức là câu người trên mạng. Tôi đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc mới biết được nhóm này có khoảng 10 người, chuyên lên mạng sưu tầm các hình ảnh độc đáo, và những thông tin nóng mà nhiều người nước ngoài quan tâm rồi post lên mạng và các diễn đàn. Từ đó nhóm này có vô số người quen khắp nơi thế giới. Mỗi người trong nhóm luôn có hàng ngàn địa chỉ để giao lưu quan hệ.
Tôi giấu không cho biết tôi từ Mỹ về, thật may mắn, tôi được giới thiệu và kết thân với 1 người trong nhóm. Lân la mãi, tôi được cô này cho xem cả xấp hình, trong đó có hình chồng tôi đi câu cá ở Bình Chánh, rồi tắm biển Nha Trang chung với cả nhóm. Nhờ thế, tôi biết rõ mặt người phụ nữ kia khi đang ôm chồng tôi. Cố dằn lòng, tôi vẫn tỉnh bơ như không quen biết ai trong những tấm hình trước mắt.
Khi hết sức thân, cô gái kia mới dốc bầu tâm sự. Đại khái cô cho biết, chúng em là những người tử tế, có ăn học và có nhà cửa đàng hoàng, chỉ tội nghèo.
Cô rất tự hào về chuyện “câu” của mình.
Cao hứng cô bóc trần mọi thứ:
“Chị tưởng ai cũng có thời gian suốt ngày trên Net ư?..”
…Chị tưởng ai cũng đủ trình độ để sưu tầm những hình ảnh độc đáo và các tin tức nóng hay sao?…”
Những email em gởi là các mồi câu. Cả ngàn Mail gởi đi, bèo nhất cũng có vài chục phản hồi, bao nhiêu năm như thế chúng em có vô số bạn hữu, từ thân ít đến thân nhiều và rất thân.
Trong đó em sẽ lựa ra, con nào hám của lạ (nhiều lắm) đủ mọi thành phần. Và em thường dành ưu tiên cho cá nước ngoài (vì dễ dãi bạc tiền) luôn đặc biệt quan tâm đến loại vợ chết và nhất là loại cá già, cá càng già càng tốt và càng dễ câu. Nhưng thú vị nhất là loại vợ chết.
Đầu tiên là chat, kế tiếp là điện thoại và sau đó là hẹn gặp tại VN, em luôn thòng rằng: “Xin làm hướng dẫn viên miễn phí, mọi nơi mọi lúc”. Ít khi em chủ động gọi điện thoại lắm, vì tốn tiền, chỉ cần nhá máy, “cá” sẽ gọi lại ngay.
Em siêng chat lắm, có lần cùng một lúc phải chat với 4 – 5 cá, nhưng vẫn khỏe re.
Cô hào hứng huỵch toẹt:
“Em đang là em tinh thần, là em kết nghĩa, là cháu dễ thương…” của rất nhiều cá nước ngoài. Cả là “người thương yêu dấu” hoặc là “cục cưng rất nhớ” của nhiều con cá lờ đờ đó chị ạ. Mỗi kỳ lễ, Tết hoặc Sinh nhật em đều có quà của cá từ các nơi, cá luôn hào phóng và rộng tay với bọn em.
Cá về, em đón. Cá đi em tiễn. Nhưng ngại nhất là vào tháng Tết này, nhiều cá về lắm, em rất lúng túng khi xếp lịch vì sợ cá đụng đầu, do đó, mỗi đứa bọn em luôn có ít nhất là 4 hoặc 5 số điện thoại. Sợ cá ghen khi thấy máy bận.
Bọn em có đứa đã mua được nhà, đã mua được xe xịn, còn đi du lịch đó đây thì là chuyện vặt.
Chợt giọng cô chùng xuống:
Bọn em đứa lớn nhất cũng trên 50 rồi, trong đó mấy đứa đã vướng HIV vì cá nước ngoài chẳng ai chịu dùng bao cao su (cô chỉ ngay người phụ nữ trong hình đã cặp bồ với chồng tôi 2 năm nay). Mấy đứa này vừa đang uống thuốc vừa đang “trả thù đời”, chúng ngủ với bất cứ ai muốn chúng và nhất định không cho dùng bao.
“Nhóm câu SG” là tên kín đáo bọn em tự gọi cho vui, ít người biết lắm.
Vậy làm sao tránh được? Tôi hỏi.

Cô bảo: Không tránh được đâu, khó biết lắm. Vì bọn em là người đàng hoàng, có ăn học tử tế, có đứa còn là Phật từ thuần thành siêng lễ bái lắm chị ơi.
Tôi tối xầm cả mặt, ù hết cả tai khi nghĩ đến chồng tôi, không còn hơi sức đâu nghe tiếp phải lảo đảo đứng lên ra về.
Tôi trở lại Mỹ mà lòng tan nát. Ba ngày không nói với chồng một câu. Cuối cùng, chẳng thể mãi thinh lặng, tôi kể hết với ông những chuyện tôi biết về “Nhóm câu SG” và yêu cầu ông đi xét nghiệm máu. Mới đầu ông nổi giận ghê gớm và quát nạt kinh khủng. Quá chán nản, tôi chẳng nói lại nửa lời. Sau đó, tôi lẳng lặng thu xếp áo quần về ở với con trai lớn hơn 1 tháng trời. Trong thời gian này, ở nhà ông ấy đi xét nghiệm máu: Kết quả DƯƠNG TÍNH HIV. Dù đã đoán trước nhưng tôi vẫn bàng hoàng đổ sụp và nghĩ đến bản thân mình.
Ba tháng sau mới lấy lại được thăng bằng, tôi đi xét nghiệm, kết quả cũng như chồng tôi DƯƠNG TÍNH HIV.
Tôi có 2 trai và 2 gái đều trưởng thành. Tôi không biết vi tính, không có nickname, phải nhờ con gái viết lại chuyện buồn của mình gởi các diễn đàn, chỉ với mong ước các diễn đàn tiếp tục phổ biến, đến càng nhiều càng tốt, sao cho mọi người cảnh tỉnh, đừng để ai vướng phải bất hạnh như gia đình tôi.
Đó là tâm nguyện của tôi, xin các diễn đàn giúp tôi hoàn thành tâm nguyện cuối đời của mình.

Người phụ nữ bất hạnh 

Người không hiểu...

Người không hiểu được sự
im lặng của bạn, có lẽ cũng
không hiểu được tiếng nói của bạn



Nem is hinnétek, mennyi hibás utcanév van Budapesten. Összeszedtünk néhányat a legszebbek közül

Van és volt egy csomó olyan utcanevünk, ami tulajdonképpen tévedés volt. Itt egy csokor belőlük.


                                 Báthori vs. Báthory
                                 Fotó: Gábor / Olvasónk
 Van és volt egy csomó olyan utcanevünk, ami tulajdonképpen tévedés volt. Leggyakrabban rossz fordítás, az életrajzi adatok figyelmen kívül hagyása vagy egyszerű félreértés hatására születtek, aztán utóbb vagy korrigálták a hibát, vagy úgy maradtak. Ráday Mihály a megmondhatója hány tucat ilyen közterületi elnevezés van még ma is, én csak néhány régi történetet idézek.

Félrefordítások

Azt régóta tudjuk, hogy első utcaneveink németül hangzottak (főleg Budán), s ezeket a XIX. században szép lassan lefordítgatták magyarra. Ezekből a félrefordításokból idézek kettőt.

 Alkotás utca (XII.) 

Városszerte ez a leghíresebb félrefordítás. A mai Magyar jakobinusok tere 5., 6., 7. számú házak helyén állt egy XVIII. században épült lakóház, aminek a timpanonján egy dombormű volt, amin
Isten éppen a világ teremtésével foglalatoskodik.
Az épület neve Schöpfungshaus, vagyis Teremtés-ház volt. Az az utca, ami ez előtt az épület előtt húzódott, hamar megkapta a Schöpfungs Gasse nevet (még korábban Budaörsi útnak, vagyis Budaörscher Wegnek nevezték).
Amikor lefordítgatták a német utcaneveket, a Schöpfungst nem teremtésként, hanem alkotásként ültették át magyarba, így lett az Alkotás utca. Alkotás, nem pedig Teremtés, mint lennie kellett volna.

                                          Az utcanévadó Teremtés-ház 1934-ben
                                          Fotó: Magyar Bálint / egykor.hu

Azért azt hiszem mégsem volt ez rossz választás, mert az 1950-es években biztos nem maradhatott volna Teremtés, így viszont megúszta: az utca neve 1945 óta változatlan, 1945 előtt pedig pár évig Gömbös Gyula út volt a neve. (A történetet megírta egyébként a Szerelmem Budapest blog , a Hegyvidék Újság és az Egykor.hu is, mindhárom érdekes, izgalmas olvasmány).

 Kőponty/Pontykő utca (VIII.)

Ma már persze nem Kőponty a neve, hanem Karácsony Sándor utca, de ez a kedvenc félrefordítás-sztorim, amihez egy gúny-utcanév is kapcsolódik - muszáj leírni. A történet a Mészáros-Buza-Ráday-féle utcanévlexikonban szerepel, szerintem zseniális.
Az utca mentén a Karpfenstein-családnak voltak birtokai. Régi pesti família volt, még bírót is választottak közülük Kőbányán. Ahogy abban az időben előfordult, az utcát az egyszerűség kedvéért arról nevezték el, akinek a telkén átvezetett, így lett Karpfenstein utca. Aztán jött a magyarosítás.

 A Karpfenstein - Magdolna utca sarka az 1930-as években
Fotó: Ilyenisvoltbudapest.hu
1874 körül egy rövid időre lefordították a családnevet, és lett Pontykő, illetve Kőponty is, mert így még több értelme van. De hamar rájöttek, hogy egy családnevet nem illik lefordítani, ezért viszonylag gyorsan visszacsinálták Karpfensteinre.
Na de ezzel meg az volt a baj, hogy a fene sem tudta leírni vagy kimondani. Történt egyszer, hogy egy fuvaros lova pont ebben az utcában döglött meg. A kiérkező rendőr, amikor jegyzőkönyvezni akarta a történteket,
felnézett az utcatáblára, próbálta leírni az utca nevét, de nem ment. Megvakarta a fejét és felvetette, hogy vonszolják át a lovat a Magdolna utcába. 
Lett is derültség, mert átláttak a rendőr javaslatán. Ettől kezdve - az anekdota szerint - sokáig így emlegették: Ahol az a ló megdöglött utca. (A történettel a nagyszerű Nyest is foglalkozott pár hónapja.)

Amikor rosszul tudják a névadó nevét

Görgey Artúr utca (IV.) Az utca felújítása kapcsán a megjelent poszt után kaptam kedves és bumburnyák leveleket egyaránt, hogy az általam Görgeinek írt Görgei valójában Görgey.

Nos, a helyzet az, hogy őt ugyan valóban Görgeyként anyakönyvezték, ám a szabadságharc plebejus jellege mellett úgy akart demonstrálni a nevével, hogy elhagyta az y-t, és 1848-tól haláláig i-vel írta a nevét, tehát élete nagyobb részében ő Görgei Artúr volt.
Na most az utcanévadók bizonyára úgy gondolkodtak, hogy úgy kell írni egy "híres ember" nevét, ahogy őt anyakönyvezték. Én azonban arra gondolok, hogy ha azért vált számunkra tiszteletreméltóvá, mert a szabadságharcunkban szerepet vállalt, akkor talán azzal az írásmóddal kellene megörökíteni a nevét, amit ő maga is használt az életét értékessé tevő időszakban.
Petőfit sem Petrovicsként írjuk az utcatáblára, 
pedig az anyakönyvben úgy szerepel. Ti mit gondoltok?
Egyébként Újpesten csak 1991 óta létezik Görgei/Görgey utca, ezen kívül csak a XXII. kerületben van közterület róla elnevezve. (A Görgei név írásmódjáról a Wikipédián olvashattok.)
Ez az i-y írásmód egyébként is problémás, tudok olyan utcanév elnevezési határozatról, amelyik következetesen Rákóczyt ír (Rákóczi a helyes), de a Báthori-Báthory is gyakori variációk (Báthory István erdélyi fejedelem, de pl. Bátori László szerzetes, bibliafordító), szóval alighanem lehet még találni jó pár i-y írásmód szempontjából hibás utcanevet, vagy utcanévtáblát.

Répásy Mihály utca (XIV.)

Azon kevesek, akik esetleg ismerik ezt az utcát, most kutakodhatnak az emlékeikben: "én úgy emlékszem, hogy az Répásy Jenő volt..." És tényleg: 1953-tól 1999-ig az utca neve Répásy Jenő volt. Csakhogy senki nem tudta, ki az a Répásy Jenő.
Akkor válhatott gyanússá a dolog, amikor már
több utcaneves könyv úgy írt erről a közterületről, hogy névadója ismeretlen,
valaki elővette a régi utcanév-előterjesztést, és látta, hogy az 1848-as szabadságharc tábornokáról van elnevezve, aki viszont Mihály volt.

Répásy Mihály honvédtábornok
Fotó: Kemecsei Történelmi Arcképcsarnok - kemecseonline.hu
Így aztán több évtizedes dilemmázás után 1999-ben kijavították az utca nevét: átkeresztelték Répásy Jenőről Répásy Mihályra. Ugyanakkor tulajdonképpen sosem lehetünk biztosak abban, hogy nem élt valaha egy érdemdús Répásy Jenő is. (Az átkeresztelésről megemlékezik a Vasárnapi Hírek is egy régi cikkében.)

Rädda Barnen utca (XV.)

Szerintem még ma is
sokan úgy teszik fel a kérdést: ki volt Rädda Barnen? Pedig nem ember volt.
Ez egy svéd gyermekmentő szervezet neve, mely a menteni (rädda) és a gyermekek (barnen) szavakból áll össze. Ma is működik a nemzetközi Save the Children részeként.
A szerencsés svédek mindkét világháborút megúszták, mindkettő után nagy segélyakciókat szerveztek. Magyarországon a II. világháború után juttattak ételhez rengeteg gyereket főleg vidéken. De nem ciki ám, ha valaki embernek hitte a Rädda Barnent! Ugyanis Rákospalotán -  ami ekkor önálló város volt - a névadó képviselő-testület is ezt hitte.

 Emléktábla a Rädde Barnen utcában
Fotó: Agnes Morandini-Harrach / Riksföreningen Sverigekontakt - sverigekontakt.se.hemsida.eu
Történt ugyanis, hogy a palotaiak annyira hálásak voltak a svédeknek a gyermekmentő akcióért, hogy 1947-ben felkeresték hazai képviselőjüket, miszerint utcanevet adnának nekik, csak válasszák ki, mi legyen a név. A képviselő pedig rávágta, hogy akkor legyen Rädda Barnen, hiszen ez a szervezet neve. Az előterjesztésben ez már így szerepelt:
a svéd nemzet boldog lenne, ha a gyermekmentő akció elindítójáról, Rädda Barnen nevű szociális érzésű, áldozatkész asszonyról neveznék el városunk egy utcáját.
Szóval az előterjesztő sem tudta, mi az a Rädda Barnen, de azt tudni vélte, hogy az "illető" nem férfi, hanem nő. Aztán a félreértés tisztázódhatott, mert az 1947-es emléktábla már precízen fogalmaz. (A teljes történet a XV. kerületi blogon is olvasható.)

Amikor mindkét variáció helyes

 Határmalom/Határhalom utca (X. és XVII.)

Ez egy részben kiépített, részben földút, melynek egy szakaszán a X. és a XVII. kerületek határa húzódik. Volt a 67-es busznak egy megállója, ami Határhalom utca volt. Mivel sűrűn járok arrafelé, kb. egy éve feltűnt, hogy a megálló neve Határmalom lett (aki idáig jutott az olvasásban, de átsiklott az egybetűs változás fölött: az egyik név határmalom, a másik határhalom).
Először persze azt hittem, hülye vagyok, biztos én olvastam félre még korábban, valójában mindig is Határmalom volt. De aztán helyi erők megerősítették, hogy a megálló neve korábban tényleg Határhalomnak volt írva. Az utca neve is hol Határhalom, hol Határmalom formában mutatkozik a régebbi térképeken.
Megkerestem még tavaly Ádám Ferencet, az Erdős Renée-ház vezetőjét, mi az igazság. Mint kiderült: ide valóban a malom illik, de a halom sem rossz választás. Korábban nem tudtak mindenhova határköveket kitenni, teljesen megszokott volt birtokok, települések határát nagyobb földkupacokkal jelölni, ezek voltak a határhalmok.
A halmokat persze szél, eső, víz, ember egyaránt erodálta, ma már nem nagyon vannak meg, de emlékük még sokáig megmaradt, nemritkán utcanév formájában is. Itt valószínűleg szintén volt egy határhalom, amit aztán később határkővel jelöltek, s ez még ma is áll 1738(!) óta a Jászberényi út - 526. utca sarkán. (Eredetileg nem itt volt, hanem kicsit odébb.)

Névadó határkő a Jászberényi út mellett
Fotó: Masek János / Pesti Határ - pestihatar.uw.hu

 De a Rákos-patak mellékágán a Malom-árkon (Malom-ág és Közép-ág néven is emlegetik ezt, ha jól tudom) malmok is voltak, sőt, itt még egy Malom-tó nevű víz is volt, amit 1948-ban csapoltak le. A XIX. században Kraiko-malom volt a neve annak az intézménynek, amelyik határmalomként is ismert volt (bár mivel három malom is állt itt, kicsit bizonytalan melyik-melyik volt). Szóval tulajdonképpen helyes a halom és a malom is, az utca (állítólag) Határmalom, de hol így, hol úgy bukkan fel a térképeken. (A malmok és Rákoskeresztúr történetéről ebben az online olvasható könyvből, vagy ebből a pdf-doksiból tudhattok meg többet.)

A sosemvolt település?

Településnevet közterületnek kezdetben azért adtak, mert azok az utak oda, vagy arrafelé mentek, amerre a névadó település feküdt. Ilyenből egy csomót ismerünk: Váci út, Bécsi út, Üllői út, Kerepesi út stb.
Aztán a trianoni döntés következtében elcsatolt területek miatt az 1920-as években kialakult az ún. irredenta kultusz, ekkoriban a határon túlra került településekre, földrajzi nevekre azzal akart emlékezni, hogy ilyen neveket adtak az utcáknak: Maros utca (III. ), Kolozsvár utca (XV.) stb. Ezt a névadási gyakorlatot 1928-ban a Fővárosi Közmunkák Tanácsa egy határozatában is ajánlotta.
A helyes utcanévadási gyakorlat az lett volna, ha ezeket a közterületeket -i végződés nélkül nevezik el, hiszen egyik sem vezet a névadó településre, de már akkoriban is voltak bakik (pl.: a IV. kerületi Pozsonyi utca vs. XV. kerületi Pozsony utca).
1953-54-ben aztán tömegesen neveztek át utcákat (a több mint 8000 fővárosi utcanévből cirka 1000 még mindig ebből az időszakból származik), és a szakmányban végzett átkeresztelés véges számú névlehetőséget kínált, így elkezdtek országhatáron belüli településneveket adni az utcáknak, aminek semmi értelme nem volt, de legalább lett "rendes" neve a közterületnek, pl.: Bakonybánk utca ( XVIII.) ,  Dunapataj utca stb. ( XXIII. ).

Tiszakömlő utca (XVI.)

A mennyiség azonban itt-ott a minőség rovására ment, és sikerült nem létező település nevét is kitalálni: ilyen például a XVI. kerületi Tiszakömlő utca. Kömlő létező település Heves megyében, ráadásul közel is fekszik a Tiszához, de ha igaz, sosem viselte a Tiszakömlő nevet (a helyi történelemben járatosak visszajelzését azért várjuk!). A fentebb már hivatkozott utcanévlexikon is annyit ír diszkréten, hogy
lehetséges, hogy tévedés eredménye.
Biztos van még egy csomó nem létező település utcanév formájában, ha tudtok ilyet, megírhatjátok, de ne feledjétek, előfordul, hogy egy ma ismeretlen földrajzi név korábban élő volt
Tudsz te is hasonlóan hibás, vagy félreértésből született utcanevet Budapesten vagy bárhol az országban? Írd meg nekünk kommentben, levélben, Facebookon vagy akár Twitteren. Kösz!
Palotabarát (Index) 

Saturday, March 28, 2015

Egyéves a 4-es metró, ilyen programmal máshol nem mernének ünnepelni

Így még sosem ünnepeltek születésnapot, az egyszer biztos!

 Emlékszik még a könnyes-boldog pillanatra, amikor annyi ármány, vita, munka, és késés után, egy március 28-i reggelen elindult a 4-es metró? Egy ország ünnepelt és könnyebbült meg ezen a napon: az ötlet még 1972-ben született meg, 1991-ben írták ki az első tendert, 1996-ban készült el a megvalósíthatósági tanulmány, és 1998-ban vonult ki a kormány az egyre nagyobb hülyeségnek tűnő ötlet mögűl. 2006-ban aztán mégis elkezdődtek a munkálatok, 2009-ben kerültek először napvilágra a szerződések furcsaságai.
A sok izgalmas kalamajkát mi sem jelzi jobban, hogy a költségek minden képzeletet felülmúló módon 452 milliárd forintnál álltak meg.
Természetes, hogy a főváros különleges programmal ünnepli a metró indulását:
metrópótló buszokkal.
Március 28-án és 29-én ugyanis hatósági teszteket tartanak, a 4-es metró nem közlekedik, a teljes vonalon pótlóbuszokkal utazhat az ünneplő közönség. A hétvégén tesztelik ugyanis a vezető nélküli szerelvényeket. Mostantól járműkísérő nélkül futnak a szerelvények. A speciális próbákra az MTI szerint a végleges használatbavételi engedély megszerzéséhez van szükség. A metrók egyébként eddig is teljesen automata üzemmódban jártak, a fülkében csak biztonsági okokból üldögélt a sofőr, de dolga csak vész esetén lett volna.

Földes András (Index)

Hãy nhớ rằng

Hãy nhớ rằng ai cũng có thể
thương bạn khi trời nắng đẹp,
nhưng khi có dông bão mới biết
ai là người quan tâm đến mình.



Friday, March 27, 2015

PARK CHUNG HEE


Vậy là cuối cùng, cuốn sách về Park Chung Hee của trường Đại học Harvard xuất bản đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng để có mặt ở Việt Nam. Cả một cuốn sách dày tới 1.000 trang thì hẳn có nhiều điều để nói nhưng với tôi, có 2 điểm hấp dẫn nhất, đó là trí tuệ/kiến thức và cách chọn người cho bộ máy của Park.

1. Ông có kiến thức uyên thâm của một học giả. Tôi đọc 3 cuốn sách ông viết:Our Nation’s Path (1961); Major Speeches (1975) và Korea's Reborn (1979)… thấy Park có kiến thức đáng nể trọng với những trình bày về lịch sử của Triều Tiên và của thế giới… Trong những bài phát biểu, ông nói đến lịch sử nước Đức, về các nền văn minh cũ và suy tàn của thế giới… Những kiến thức của Park trong những trang viết khi đó, 50 năm trước e là chẳng có bất cứ nhà lãnh đạo nào đương đại của Việt Nam có được. Tôi không tin rằng có ngươi khác viết cho ông, nhất là cuốn Con đường đi của đất nước chúng ta.. Cuốn sách xuất bản năm 1961, 3 năm trước khi ông lên nhậm chức. Quá khó để có ai đó viết cho ông, và dù có như vậy, Park hẳn phải có một kiến thức và chỉ ra các nét cơ bản nào đó..

2. Cách Park lựa chọn nhân sự là rất đáng chú ý. Nhân tài luôn là khó khăn lớn nhất cho bất cứ nhà lãnh đạo nào. Cách ông tuyển chọn và bổ nhiệm nhân sự vào chính phủ của ông là cứ trung tướng thì cho làm Bộ trưởng, thiếu tướng là thứ trưởng, đại tá là vụ trưởng. Ông nói giới quân sự của Hàn Quốc khi đó là giới xuất sắc nhất và phù hợp nhất để điều hành chính quyền bởi (a) Trong cuộc chiến tranh kháng Nhật & với Bắc Triều, những người xuất sắc nhất đều tham gia quân đội và nhờ môi trường này mà họ trưởng thành. Những sĩ quan cao cấp chính là những cá nhân xuất sắc nhất trong quân đội và xuất sắc nhất Hàn Quốc; (b) Chỉ có những sĩ quan mới được theo học ở các trường quân sự của Nhật & Hoa Kỳ. Đặc biệt giai đoạn học ở Hoa Kỳ, khoảng những năm 1945-1955 mà họ có được viễn kiến tốt nhất, hiểu biết về thế giới văn minh tốt nhất vì khi đó có quá ít người Hàn được đi nước ngoài.. Liệu ai có thể xây dựng được thế giới văn minh, nếu đời họ chưa được nhìn thấy và chưa từng sống trong đó? (c) Điểm quan trọng nhất, sĩ quan là những người có kỷ luật tốt nhất. Họ đã quen với kỷ luật nhà binh và kỷ luật trong chiến tranh vì thế, họ sẽ là những người thực thi mệnh lệnh của ông tốt nhất và chặt chẽ nhất…

...

Trong lúc đó, các trí tuệ vĩ đại nhất quanh đây vẫn đang sa lầy với việc gõ bàn phím high speed về các danh từ vàng tâm, mỡ, muỗm, cóc, xoan, xà cừ và cả lâm nghiệp… :)))

Sách sẽ in trong tháng 4, và giá bán thì quá đắt với bọn chẳng cần đọc, Hehe!

Nguyễn Cảnh Bình

Phụ nữ

Đối với phụ nữ có điều đặc biệt là
người phụ nữ bình thường nhất cũng
có thể trở thành nữ hoàng, và người
phụ nữ tinh tế nhất cũng có thể trở
thành người ở. Tất cả chỉ phụ thuộc
vào việc người đàn ông mà họ yêu
đối xử với họ như thế nào.



Thursday, March 26, 2015

Yêu thương và thù hận

Bạn giữ trong trái tim càng nhiều thù hận
trong mối quan hệ với quá khứ, càng có ít
chỗ dành cho tình yêu đối với hiện tại.



Wednesday, March 25, 2015

Nation Builders - Những nhà kiến tạo quốc gia.

Vừa qua, trường đại học Harvard (k phải trường kinh doanh Harvard) đã lựa chọn 4 nhân vật ở châu Á và gọi tên là Nation Builders, những người đã kiến tạo nên quốc gia đó. Họ chọn ra 4 nhân vật: Ataturk của Thổ Nhĩ Kỳ, Park Chung Hee của Hàn Quốc, Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc và Lý Quang Diệu của Singapore. Nhiều nhân vật khác, dù được gọi là quốc phụ, người cầm lái vĩ đại, cha già dân tộc, nhà lãnh tụ vĩ đại.. đã không có trong danh sách này.
Có điểm gì chung giữa 4 nhân vật này, ngoài việc họ kiến tạo nên sự thành công cho đất nước mình? 4 Nation Builders mà Harvard chọn đều khá giống nhau ở mấy điểm:
1. Không có dân chủ thực sự theo định nghĩa thông thường của phương Tây.. nền chính trị chỉ do một đảng điều hành, đảng của chính mình: với Đặng là đảng Cộng sản, Park là đảng Dân chủ Cộng hòa, Ataturk là Đảng Cộng hòa Nhân dân, Lý là đảng Nhân dân Hành động PAP..
2. Quá trình hiện đại hóa cơ bản theo phương Tây. Tên họ đa phần gắn với tên cuộc cải cách: Cải cách Đặng Tiểu Bình, Cải cách Ataturk... Nhưng mức độ thành công của từng quốc gia phụ thuộc vào mức độ và độ sâu sắc của cải cách và những cải cách họ tiến hành:
A. Giáo dục, tùy vào mức độ giáo dục khi đó mà triển khai cấp độ nào. Đặng cải cách giáo dục dường như kém nhất (?); họ Lý và Ataturk làm tốt nhất...
B. Chính trị: thiết lập và cải cách nghị viện là quan trọng nhất vì cần chính danh và cần đối trọng vừa phải, wink emoticon chứ không phải đảng phái, vì chỉ có một đảng thoai. Tuy nhiên, trong số này, riêng Đặng đã không hề cải cách chính trị..
C. Văn hóa: Ataturk là người có những cải cách sâu sắc nhất về văn hóa và triển khai quyết liệt nhất, có thể vì đặc trưng của đế chế Ottoman.. và sự chuyển đổi tất yếu khi đó, sớm hơn Hàn Quốc 40 năm; hơn Singapore 50 năm, hơn Trung Quốc của Đặng 50 năm..
D. Kinh tế: đây là chủ đề được các Nation Builders tập trung nhất nhưng trong số những hoạt động chính yếu họ tiến hành thì điểm đáng kể nhất là phát triển hệ thống giao thông và đặc biệt là đường sắt...
...
Trong lúc đó, những người tài ba nhất Việt Nam vẫn tiếp tục miệt mài gõ bàn phím và đọc status này, ;)))
---
Tạm viết linh tinh khi nghiên cứu cuốn sách này về Ataturk và chuẩn bị cho chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ 10 ngày...
Nguyễn Cảnh Bình

Start

"Start by doing what's necessary, then do what's possible and suddenly you're doing the impossible.."
St. Francis of Assisi
---
"Bắt đầu bằng cách làm những gì cần thiết, sau đó làm những gì có thể rồi một ngày không xa, bạn sẽ làm được những điều tưởng như không thể.."

Tàu liên vận (4) Gặp Bình to và Lê Nin, tạm biệt tuổi thơ

Xem phần trước ở đây

Cho đến bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được cảm xúc trên chuyến tàu liên vận đó. Chia tay tuổi thơ có một cảm giác bùi ngùi. Xa gia đình có cảm giác bơ vơ, nhớ phòng khách ấm cúng, bàn viết của cha, với những quầng khói thuốc. Xa những tối thứ bảy hồi hộp bồn chồn, đạp xe dưới những hàng sao đường Lò Đúc ra ngoại ô. Hà Nội thời đó thiếu ánh điện, nhưng bù lại, những đêm trăng, ánh trăng bạc, trắng lóa chiếu xiên qua tán cây, đẹp mê hồn. Không biết bao giờ mới trở lại. Nhớ cô bạn gái cùng lớp cắn đuôi tóc thề trong miệng để dấu nụ cười. Nhưng bên cạnh đó là cảm giác hạnh phúc của tự do, được khám phá mới mẻ của thế giới rộng lớn. Tôi đâu biết, cuộc đời tôi rồi sẽ là chuỗi chia tay những kỷ niệm thân thương, để vào một hành trình vô tận tìm cái mới mẻ và tìm chính bản thân mình.
Tàu chạy qua những địa danh quen thuộc trong sách vởi Irkusk, Novosimbirsk,...Những sân ga cuối cùng của Siberia, để vào đất Nga. Tàu dừng lại ga Novosimbirsk rất lâu. Tôi vẫn nhớ, sân ga rộng mênh mông, gió thổi hun hút, giọng phát thanh viên như chạy lướt trên sân ga. Các đoàn tàu đứng bên cạnh nhau, phả hơi nước trắng xóa trong bầu không khí lạnh buốt. Mùi khói tàu trong không khí lạnh, không thể quên. Sân ga buổi đêm trông thật buồn, bóng người lang thang trên sân ga, trông thật nhỏ bé cô đơn và phiêu bạt. Sau này đọc Dr.Zhivago, đoạn Dr. Zhivago tìm Lara trên sân ga là tôi lại nhớ tới cảnh đêm ở Novosimbirsk. Những đêm như vậy, tôi thường ra hành lang đứng một mình, Trung và Khánh đều ngủ cả. Có lúc tôi chợt nghĩ Bình Dương có thể chưa ngủ, giá có thể đến toa của nàng để cùng ngắm ánh đèn sân ga thì hay biết mấy. Nhưng chỉ nghĩ vậy thôi, 1-2g sáng gõ cửa toa tàu của người  mới biết không quen, khéo lại thành scandal lớn.
Chúng tôi cùng được thấy tuyết rơi lần đầu. Tuyết nhỏ, chưa thành bông, đậu lại trên tay rồi tan ngay, cảm giác như có ai châm nhẹ vào tay. Nhớ chuyện Pautovski, với tiếng chuông kêu lanh canh, nến nổ tý tách, lò sưởi thơm mùi gỗ sồi ấm sực và những câu chuyện tình người ấm áp.
Cuối cùng, tàu cũng đến Moskva. Cả đoàn được đưa vào Khách sạn Bông Lúa Vàng. Lệnh cho nghỉ 2 ngày đợi tàu đi Đông Âu. Tôi thấp thỏm đợi Đỗ Như Lâm đi chuyến sau, nghe nói sẽ đến Moskva sau chúng tôi 2 ngày. Khách sạn Bông Lúa Vàng, khá đơn giản, nhưng đối với chúng tôi hồi bấy giờ là tốt lắm rồi. Khách sạn ở bên cạnh một khu đất rộng mênh mông, hình như chỗ để triển lãm gì đó hình như là Triển lãm Kinh Tế Quốc dân gì đó.
Trong một lần đứng trước Khách sạn Bông Lúa Vàng, tôi gặp Bình To. Bình To đi với nhóm học sinh học Đức văn, tức là tốt nghiệp phổ thông trên chúng tôi một lớp, đã học tiếng Đức một năm. Nhóm này đệm tiếng Đức rất kinh, lại túm tụm với nhau, nên mọi người có vẻ xì xào khó chịu. Riêng tôi thì tuyệt đối không để ý. Không nhớ có một việc gì mà chúng tôi đứng túm tụm để xem, thì thấy có một tên huých vào mạng sườn rất thô lỗ. Tất nhiên, tôi huých lại "một cách tế nhị", thì tên kia càng huých dữ. Tôi cau có quay sang, thấy một anh chàng, mặt mũi sáng sủa, trắng trẻo, mũi cao, có thể nói là đẹp trai, hơi lấc cấc, hoàn toàn không để ý đến tôi, chân tay khuyềnh khoàng huých đẩy tứ phía rất thô lỗ, giọng thì oang oang, rất chối tai. Chính đó là Bình To sau này sẽ trở thành chiến hữu của chúng tôi. Tên này có giọng trời cho, nói bình thường có thể làm bạn gái lộng óc đi bệnh viện cấp cứu, nhưng rất để ý chăm sóc các bạn gái liễu yếu đào tơ. Biết thế nên sau này sợ công phu "Sư tử hống" gây ra tai nạn  hắn cố công nói thật nhẹ, lại biến thành khàn khàn như vịt, đặc biệt khi nói chuyện với phụ nữ nghe rất tức cười. Những lúc đó tôi chỉ ước Bình To nói giọng thật hết volume để coi mấy cô gái kia bạt vía thế nào. Trái với bề ngoài lấc cấc, Bình To là một tên rất hiền lành, thẳng thắn, cư xử với tên này rất thoải mái vì hắn dễ tính. Năm 1980, tôi vào TP HCM, gọi Bình To đến chơi. Hắn vừa mò tới, không hiểu sao bỗng nhiên tôi cảm thấy buồn ngủ. Tôi bảo Bình To cởi áo ngoài. Hắn trố mắt. Tôi chỉ nói: Tao buồn ngủ. Hai thằng lăn ra ngủ một trận đến tối, như thời ở Hung rồi chia tay. Sau này hắn cũng chỉ kể lại đúng một lần chuyện này: Tao đến thăm thằng Việt ở Hà Nội vào, nó lại mời tao đi ngủ. Phải tay tôi có lẽ thành chuyện cười nhiều tập.
Trở lại lần gặp đầu tiên với Bình To, thì hoàn toàn không vui vẻ như gặp mấy tên khác. Tôi nhớ có nói lại với Bình Con về nhân vật huých đẩy mới gặp này. Chỉ thấy Bình Con nói bọn Đức văn nói chung là lấc cấc có lẽ hôm nào phải gọi đám học sinh miền Nam đánh nhau một trận. Tôi không có thời gian để ý tới những chuyện như thế.
Tôi bàn với Khánh và Trung phải tranh thủ đi thăm lăng Lê Nin và Moskva. Lý do thăm lăng Lê Nin là vì chỉ biết về Moskva có thế và có một câu chuyện đọc trong sách lớp 4, về Hồ Chí Minh đến Moskva đội trời tuyết đi viếng Lê Nin. Vậy thì chúng tôi cũng làm như thế. Tôi chẳng có thần tượng lãnh tụ nào từ bé, thăm Lê Nin cũng chẳng vì lý do Đoàn Đội nào. Chỉ muốn thế thôi. Khánh có chị gái là chị Hương đang học ở Moskva, ra tận ga đón. Chị Hương dáng cao lớn, ăn mặc như các cô gái Âu, trắng trẻo, cười có răng khểnh rất xinh, đặc biệt là tính đôn hậu, dễ mến. Chi Hương đưa chúng tôi đi GUM, XUM gì đó và đến Quảng Trường Đỏ. Hình như vẫn có một số ảnh, chị Hương chụp cho tôi, Khánh ở Quảng Trường Đỏ. Hình như tên Trung đồ gốm không đi vì sợ lạnh. Tôi nhớ loáng thoáng là đám đi theo chị Hương khá đông, nhưng chỉ tôi và Khánh là quyết tâm vào lăng Lê Nin. Khánh như thường lệ vẫn ủng hộ các ý tưởng của tôi đến cùng. Hàng dài vô cùng, gió cuối tháng 10 ở Moskva lạnh buốt. Đợi rất lâu, nên răng đánh vào nhau lập cập. Thực ra Quảng Trường Đỏ và tường điện Kremlin khá đẹp, nhưng đúng là lạnh tối tăm mặt mũi, không còn thiết ngắm cảnh. Cuối cùng thì cũng vào được bên trong, ấm áp và đỡ gió hơn, thấy một ông đầu hói, trắng toát, nằm đó, ánh đèn tim tím chiếu sáng, trông hiền lành, không giống Lê Nin trong các ảnh hay trên sách báo. Tôi cũng ngạc nhiên là không thấy cảm xúc gì mấy, nhưng cũng hài lòng và tự hào là thực hiện xong một dự định. Kế cũng đáng tự hào vì phải kiên gan đợi  hơn 2 tiếng ngoài gió lạnh. Có cớ để chém gió với bọn Bình Con, Thắng, Hưng,... Trung "đồ gốm" thì không kể vì chắc hắn không coi quyết tâm cao là một cái gì có giá trị trong cuộc sống.


Về đến cửa khách sạn, gặp ngay một bọn lố nhố, một thằng nhảy bổ vào ôm chặt lấy tôi. Đỗ Như Lâm, đến rồi. Câu đầu tiên hắn hỏi là mày có hút thuốc Trung Hoa Bài không. Kể thì cũng quái gở, nhưng thằng này rất quan trọng vấn đề giao ước. Tôi gật đầu. Hắn bảo: Bây giờ phải đi thăm lăng Lê Nin. Tôi nói đã thăm Lê Nin và GUM. Lâm nói: Tao không quan tâm GUM. Mày phải dẫn tao với anh Dũng đi thăm lăng Lê Nin. Tôi ngần ngừ, phần vì chỉ còn gần 3 tiếng nữa phải đi rồi, và sợ lạnh, nhưng cuối cùng cũng chiều bạn. Tôi dặn Khánh là phải đi với Lâm, sẽ cố về sớm, nếu cần thì chuyển vali xuống cho tôi và đừng nói với ai. Sau đó tót ra ga Metro cùng với Lâm. Tất nhiên lại đợi thêm hơn 2 tiếng nữa mới vào. Lại nhìn Lê Nin và ánh đèn tím thêm lần nữa. Sau đó chạy về như ma đuổi vì sợ trể giờ xuất phát. Đến cửa khách sạn, thấy mọi người đã tập trung đầy đủ, sẵn sàng lên đường. Tôi và Lâm ôm nhau chia tay. Chào tuổi thơ, chào Lâm, người bạn cuối cùng của thời học trò Hà Nội, đã từng chia sẻ những buổi trốn học hay lang thang trên phố phường Hà Nội, nói đủ các chuyện tinh nghịch lếu láo. Bắt đầu một cuộc đời mới với những người bạn mới (Còn nữa)

Hãy cho con...

CHÚA HÃY CHO CON SỰ KIÊN NHẪN,
Để con có thể chấp nhận điều
mà con không thể thay đổi,
Hãy cho con sự dũng cảm,
để con thay đổi điều có thể (thay đổi),
Và hãy cho con sự thông thái,
để con phân biệt được chúng.



Độc đoán sáng suốt khác độc tài

Có những người kiệt xuất có tính cách mềm mại, song cũng có không ít người kiệt xuất có tính cách cứng rắn, đôi khi là độc đoán, mang lại cảm giác về một sự độc tài, nhưng xét kĩ thì không phải vậy. Điều này không chỉ đúng trong chính trị, mà còn trong cả kinh doanh, khoa học, nghệ thuật. Bill Gates và Steve Jobs, Newton và Einstein, Freud và Wittgenstein, Van Gogh và Picasso, Winston Churchill và Konrad Adenauer, Margaret Thatcher và Angela Merkel là những người như vậy.

Lý Quang Diệu, theo tôi, là một lãnh tụ chính trị sáng suốt, và ở một mức độ nhất định, đôi khi là độc đoán, nhưng ông không phải là một nhà độc tài.

Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa một nhà độc tài (hay một hệ thống độc tài) với một nhà chính trị (hoặc hệ thống chính trị) độc đoán sáng suốt?

Theo tôi, có 3 sự khác biệt căn bản sau đây.

Thứ nhất, xét về sứ mệnh. Một nhà độc tài (hay một hệ thống độc tài) luôn tự huyễn hoặc mình bằng một ảo tưởng thần thánh về sứ mệnh. Ảo tưởng thần thánh là sự mê tín hay niềm tin mù quáng vào một cái gì đó siêu phàm, thoát ly hiện thực. Hitler cho rằng ông ta có sứ mệnh tạo ra một đế chế ngàn năm cho chủng tộc Arial. Polpot muốn khôi phục đế chế Khmer, còn Bắc Triều Tiên lại thêu dệt lên vô số huyền thoại thần thánh về nhà Kim. Hệ thống các nước XHCN đã miệt mài vẽ ra những bức tranh không tưởng về thiên đường cộng sản và các đại lãnh tụ siêu phàm, không bao giờ mắc sai lầm. Do ảo tưởng về sứ mệnh, các nhà độc tài (hay các hệ thống độc tài) này đã đẩy con người vào hết những sự điên rồ này đến sự điên rồ khác, hết sự dối trá này đến sự dối trá khác, và kết quả là họ tạo ra những xã hội bạo động, nghèo nàn và ngu muội.

Lý Quang Diệu và hệ thống chính trị Singapore hoàn toàn khác. Nó không có bất kì ảo tưởng thần thánh nào. Nó duy lý, thẳng thắn, thực tế và luôn lấy thành công thực tế làm thước đo. Nó luôn nhấn mạnh đến sự khắc nghiệt của đời sống, rằng khả năng của con người là hữu hạn, và con người chỉ có thể xây dựng được một xã hội tốt đẹp bằng phẩm giá và sự chăm chỉ nỗ lực hàng ngày.

Thứ hai, xét về tinh thần tôn trọng tri thức và pháp luật. Một nhà độc tài (hay một hệ thống độc tài) luôn ngồi xổm lên tri thức và pháp luật. Nó có thể đưa ra những chính sách phi lý, tùy tiện và quái gở đến mức một người có đầu óc lành mạnh không bao giờ có thể hình dung ra được.  Hitler cấm giảng dạy thuyết tương đối vì đó là "vật lý Do Thái".  Hoa Quốc Phong ở Trung Quốc đưa ra học thuyết "phàm là" ("phàm là quyết sách của Mao Chủ tịch đưa ra, chúng ta đều kiên quyết ủng hộ; phàm là những tiêu chuẩn của Mao Chủ tịch, chúng ta trước sau đều tuân theo vô điều kiện). Chính quyền quân sự ở Miến Điện cho in các đồng tiền là bội số của 3 vì họ cho rằng đó là con số may mắn.

Lý Quang Diệu và hệ thống chính trị Singapore hoàn toàn khác. Singpapore là đất nước có hệ thống giáo dục và nghiên cứu hàng đầu thế giới, nơi những người tài năng nhất được trọng dụng. Singapore cũng là đất nước nổi tiếng minh bạch, ít tham nhũng và có một hệ thống tư pháp hoàn hảo.

Thứ ba, xét về năng lực phản tư. Các nhà độc tài (hoặc các hệ thống độc tài) thường không có khả năng phê phán. Nó thường tự lừa dối, huyễn hoặc, bóp méo hiện thực. Nó cũng không có khả năng đánh giá bản thân mình hoặc đất nước mình trong tương quan quốc tế. Các nhà độc tài (hoặc hệ thống độc tài), dù đang ngập chân trong hiện thực thối nát, vẫn luôn khoác lác rằng bản thân họ hoặc hệ thống chính trị của họ là tiến bộ nhất thế giới (như chúng ta đang thấy ở Bắc Triều Tiên), và các thế lực bên ngoài bêu xấu họ, chỉ vì „ghen tị“ với thành tích (thối nát) của họ.

Lý Quang Diệu và hệ thống chính trị Singapore hoàn toàn khác. Lý Quang Diệu luôn khâm phục người Mỹ và hệ thống chính trị Anh-Mỹ. Nhưng ông cho rằng, có sự khác biệt nhất định về văn hóa giữa Anh-Mỹ và Đông Á, do vậy Singapore không thể cứ rập khuôn hệ thống Anh-Mỹ mà thành công được.

Lý Quang Diệu độc tài ư. Hãy xem ông nói gì?

"Các bạn có thể lên mạng, có thể đăng tải quan điểm của mình, xuất bản bản tạp chí hay tờ báo của mình, không có gì cản trở các bạn. Nhưng nếu bạn bôi nhọ bất cứ điều gì, chúng tôi sẽ kiện bạn. Bất cứ điều gì sai sự thật và làm mất danh dự, chúng tôi sẽ khởi kiện."

Trong tình hình hiện nay, tôi cũng chỉ mong Việt Nam "độc tài" được như vậy mà thôi!

Hãy mở cửa cho tự do tư tưởng, tự do nghiên cứu, tự do báo chí, tự do xuất bản. Nếu ai phát ngôn sai sự thật, bôi nhọ, xúc phạm cá nhân, tổ chức nào, hãy phân xử ở tòa!

Đinh Bá Anh  25 March 2015