Tuesday, September 30, 2014

Albert Pine

"Những gì chúng ta làm cho bản thân, \
rồi sẽ ra đi cùng chúng ta.
Nhưng những gì chúng ta làm cho người khác, cho nhân loại.
sẽ trường tồn mãi mãi." 




Monday, September 29, 2014

Mark Stevenson

"Đôi khi chúng ta có thể mắc sai lầm,
đó là chuyện bình thường.
Tuy nhiên,
nếu chúng ta không cố gắng sửa chữa,
đó là sự vô trách nhiệm."


Sunday, September 28, 2014

Cửa Phật: Buddha Shakyamuni

"Ôm cơn giận trong lòng cũng như tự mình uống thuốc độc và mong chờ người khác chết vậy.."
Thích-ca Mâu-ni

Móra Ferenc

"Tôi đã học được một điều,
con người để vật báu trong trái tim." 

Saturday, September 27, 2014

Laurent Gounelle

ừng bao giờ tin khi một ai đó
nói với bạn rằng,
bạn sẽ không thành công đâu.
Bạn luôn phải là người quyết định
về cuộc đời của mình."

Friday, September 26, 2014

Bruno Ferreto

"Nhiều khi chỉ cần một tia nắng,
Một lời nói thân thiết,
Một lời chào hỏi,
Một cử chỉ âu yếm,
Những việc nhỏ nhặt như thế đủ để chúng ta
làm cho những người sống quanh mình hạnh phúc.
Vậy thì tại sao chúng ta không làm vậy?" 

The Last Album

"I think it was in a way the feeling that it might be our last, so let's just show 'em what we can do, let's show each other what we can do, and let's try and have a good time doing it." (Paul McCartney)
 A few years ago, we named The Beatles' 'Abbey Road' as the greatest album of all time. Now, in celebration of its 45th anniversary, experience one of the album's biggest highlights, the "Abbey Road Medley", like you've never heard it before.(Consequence of Sound)
Abbey Road is the 11th studio album released by the English rock band the Beatles. It is their last recorded album, although Let It Be was the last album released before the band's dissolution in 1970. Work on Abbey Road began in April 1969, and the album was released on 26 September 1969 in the United Kingdom, and 1 October 1969 in the United States.
The album was released amid tensions within the band. Although it was a commercial success, it received mixed reviews from music critics who found its music inauthentic and criticized the production's artificial effects. Since its initial reception, the album has been viewed by many critics as the Beatles' greatest work and is ranked by several publications as one of the greatest albums of all time. Abbey Road remains their best-selling album.
 Tracklist of Abbey Road:
1. 0:00 Come Together
2. 4:18 Something
3. 7:21 Maxwell's Silver Hammer
4. 10:49 Oh! Darling
5. 14:16 Octopus's Garden
6. 17:07 I Want You (She's So Heavy)
7. 24:54 Here Comes The Sun
8. 28:00 Because
9. 30:46 You Never Give Me Your Money
10. 34:49 Sun King
11. 37:16 Mean Mr. Mustard
12. 38:20 Polythene Pam
13. 39:35 She Came In Through the Bathroom Window
14. 41:32 Golden Slumbers
15. 43:05 Carry That Weight
16. 44:42 The End
17. 47:03 Her Majesty
All rights to Apple, EMI, SACEM, Sony ATV Publishing, UMPI, AdRev Publishing, Warner Chappell, Sony ATV Publishing, UMPG Publishing, EMI Music Publishing and more.
(Paul McCartney)

Nhật Bản: “Giáo dục đạo đức” là cốt lõi

Ngành Giáo dục Nhật Bản có vị thế tốp đầu thế giới như hiện nay vốn được xây dựng trên triết lý “con người = đạo đức”, đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh thần tự lập.

 Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định giáo dục Nhật Bản thời kỳ cận-hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị (1868-1912). Tuy nhiên, các văn bản pháp luật, các quy định giáo dục thời Minh Trị chưa nhắc đến “triết lý giáo dục”. Mãi sau Thế chiến thứ II, các nhà nghiên cứu giáo dục người Nhật cho rằng giáo dục Nhật Bản ngay từ trước 1945 vận hành theo triết lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức” - được thể hiện trong Sắc chỉ giáo dục (hay còn được biết đến là “thánh chỉ” của Thiên hoàng Minh Trị ban bố vào năm 1879). Triết lý “đạo đức” trong thánh chỉ của Minh Trị chứa thông điệp giáo dục đạo đức mang màu sắc Nho giáo - hết lòng vì vua, trung quân mới là ái quốc.

Từ “thầy công bằng” đến “trò cống hiến”
Thời Minh Trị, từ triết lý “đạo đức”, không phân biệt hoàn cảnh, sắc tộc, tôn giáo, giai tầng của bất cứ thanh niên nào, hễ có tiềm năng và phát huy được tố chất, mong mỏi và khát vọng phát triển quốc gia, chính phủ Nhật liền đưa sang các nước phương Tây để tiếp thu các giá trị khoa học kỹ thuật, công nghệ mới rồi quay về phục vụ “vua”. Triết lý “đào tạo người phục vụ cho đất nước” dựa trên nguyên tắc công bằng nhanh chóng mang về hiệu quả khi nhân tài từ phương Tây trở về phục vụ Nhật Bản.
Giáo dục Nhật nhờ đó mà học hỏi tinh túy từ hệ thống giáo dục nước ngoài: Hệ thống hành chính giáo dục chặt chẽ và trật tự của Pháp; hệ thống đại học “người dẫn đầu”, tập trung phát triển giáo dục đại học theo mô hình các trường đại học ưu tú của Đức; mô hình trường học công lập dựa trên đạo đức và sự công bằng cho mọi người từ Anh; cùng với phương châm “Trường học phải đảm bảo sự phát triển cho tất cả trẻ em” đến từ John Dewey, một nhà triết học và nhà cải cách giáo dục Mỹ. Nhờ việc dạy cho trẻ triết lý “ái quốc”, một lực lượng đông đảo trí thức Nhật tiếp thu Tây học nhanh chóng quay về, đưa Nhật Bản theo kịp quá trình hiện đại hóa quốc gia với nhiều nước phương Tây.
 Hiện nay các lớp học ở Nhật không tổ chức theo kiểu “gom học sinh có điểm số cao lại với nhau”. Nhà trường cũng không chủ trương “khoe” kết quả học tập của các em đến mọi người, vì cho rằng điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của trẻ, mọi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.
Cho đến vài năm gần đây Nhật Bản mới chủ trương thí điểm kỳ thi cho các em lớp 6 và lớp 9 nhằm giám sát hiệu suất của hệ thống giáo dục chứ không phải đánh giá năng lực học sinh. Kỳ thi chính thức duy nhất chỉ được tổ chức để các em học sinh vào học trường trung học và đại học.
Gánh nặng thi cử được chia sẻ lên vai của thầy cô, cha mẹ, bạn bè cùng lớp của các em học sinh. Thầy cô dạy cho trẻ nghĩa vụ giúp bạn vượt khó vì đó là giá trị “đạo đức” - yếu tố truyền thống của người Nhật, đồng thời cũng là cơ hội để cả học sinh yếu tiến bộ, còn học sinh giỏi trải nghiệm và rút kinh nghiệm được nhiều điều từ người bạn của mình.
Trách nhiệm của thầy cô với trẻ rất cao, được thể hiện thông qua môi trường học tập thầy cô xây dựng cho trẻ trải nghiệm; mối quan hệ tương trợ của thầy cô với trẻ em ngoài giờ học; sự kết hợp giữa thầy cô với phụ huynh để giúp trẻ vượt khó khăn và phát triển toàn diện. Năng lực của giáo viên được đánh giá thông qua những thành quả hiện hữu, những sáng kiến đột phá, mức độ đóng góp vì cộng đồng… của các em học sinh mà họ giảng dạy (chứ không phải điểm số).
Bên cạnh đó, hiệu trưởng và giáo viên của các trường học được phân bố theo các quận và luân chuyển thường xuyên để đảm bảo rằng không có bất kỳ sự độc tài nào tồn tại. Chưa kể việc phân bổ tài chính, y tế, khuyến học… từ chính phủ cũng rất công bằng, nhằm hình thành tư duy công bằng trong suy nghĩ trẻ. Từ triết lý “đạo đức”, môi trường giáo dục công bằng qua nhiều thế hệ tạo ra một nước Nhật rất minh bạch, với tỉ lệ tiêu cực và tham nhũng rất thấp. Theo số liệu mới nhất, Nhật Bản đứng thứ 17/178 nước trên thế giới về minh bạch.

Ý thức “tuân thủ kỷ luật” tuyệt đối
Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong (Nigeria) trong bài viết “Triết lý giáo dục và những ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của quốc gia” đã dẫn lời nhà nghiên cứu giáo dục F. N. Kerlinger (1951) nhận định giáo dục Nhật Bản sau thời Minh Trị, rõ nhất là từ giữa thế kỷ 20 cho đến tận nay, vẫn vận hành theo triết lý “shữshin”. Hiểu nôm na, “shữshin” được gói gọn trong từ “đạo đức” - trung tâm của giáo dục kiến thức, đời sống, sinh hoạt, kỹ năng làm việc của người Nhật.
Nhà giáo Nguyễn Quốc Vương, ĐH Sư phạm Hà Nội, trong bản dịch Luật giáo dục cơ bản (được Quốc hội Nhật Bản ban hành lần đầu năm 1947 và sửa đổi năm 2006) đã chỉ ra triết lý “đạo đức làm nền tảng trong giáo dục” của người Nhật được mô tả: “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng quốc dân có thể mài giũa nhân cách bản thân...”. Tuy nhiên, triết lý giáo dục “đạo đức” không còn là đào tạo người trung quân ái quốc.
Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong còn cắt nghĩa “đạo đức” trong triết lý giáo dục người Nhật ngày nay chính là tính kỷ luật trong đời sống, sinh hoạt và làm việc. Bassey Ubong mô tả “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”.
Người Nhật luôn tin tưởng rằng nếu giáo dục tính kỷ luật hiệu quả cho một thế hệ trẻ em hôm nay thì trong tương lai gần Nhật Bản sẽ nhận được một thế hệ nhân tài trưởng thành “kỷ luật thép”, có khả năng đóng góp to lớn cho tổ quốc. Các nguyên tắc kỷ luật: Quản lý thời gian; tuân thủ quy trình làm việc, nguyên tắc hợp tác và phối hợp, tự phê bình bản thân, dám chịu trách nhiệm, không đổ lỗi hoàn cảnh, văn hóa từ chức… được người Nhật hiểu và vận dụng thuần thục. Lý thuyết ngành kinh tế học đã chứng minh được rằng người Nhật đã đúng khi tích lũy tính kỷ luật cho từng thế hệ trẻ em. Qua nhiều thập niên, các thế hệ người trưởng thành cộng hưởng các giá trị kỷ luật, tạo thành một dân tộc làm việc khoa học, bài bản, hiệu quả tối đa.

Giáo dục tư duy “tự lập” để học tập suốt đời
Trên nền tảng triết lý giáo dục đạo đức, trẻ em Nhật còn được định hướng “đạo đức = tự lực cánh sinh”. Mỗi bản thân cố gắng học tập, làm việc tự chủ, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức. Việc tự lập còn giúp học sinh có cuộc đời phong phú, có thể học tập ở mọi nơi, mọi lúc trong suốt cuộc đời mình và có thể vận dụng thích hợp những thành quả đó.
Để thực hiện triết lý này, nội dung và phương pháp giáo dục môn nghiên cứu xã hội được nhấn mạnh “học sinh làm trung tâm” và nhấn mạnh giá trị trải nghiệm từ các bài học hơn là nhồi nhét kiến thức. Nhật thay đổi hệ thống sách quốc định thành kiểm định - nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo.
Chưa dừng tại đó, trong các lớp học, học sinh phổ thông sớm được giáo viên dạy rằng “không có chân lý đúng vĩnh viễn”. Thế nên các bài học thầy cô đưa ra đều được “trích nguồn”, cổ vũ các em tìm thêm nguồn thông tin, góc nhìn, phát hiện vấn đề mới. Đó là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật nằm trong tốp đầu các quốc gia có lượng bằng sáng chế “khủng” nhất thế giới với vô số thương hiệu tồn tại xuyên thế kỷ.
Thầy cô thường xuyên trao đổi, tư vấn cho bậc cha mẹ chủ động dạy cho con họ tính tự lập, ngay trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Dân trí - Post từ bài gửi của Lê Minh (Debrecen,VIDI69)

Thursday, September 25, 2014

Mark Twain

"Hãy cho mỗi ngày cơ hội
là ngày đẹp nhất trong cuộc đời bạn!" 

Núi Gellért và tượng thần tự do

Tiệm cà phê Ngô đồng (Platán) đầu cầu Erzsébet, sát chân núi Gellért.
 Khách sạn Gellért, nếu chạy thẳng sẽ đến nhà hàng Szeged có món halászlé nổi tiếng. Magdi còn nhắc mãi là hôm vào đó lần cuối vào năm 1978 tôi gọi món csirkebecsinált (Gà ỉa), chỉ vì cái tên của nó
 Phong cảnh từ trên núi nhìn xuống cầu Lánc, cầu Margit, thành Vár và nhà Quốc hội. Những đám mây tạo thành những hình thù phong phú và đẹp tuyệt
 Lối đi lát đá trên núi Gellért, dưới những vòm cây um tùm và những bãi cỏ xanh mượt
 Chân pháo đài (Citadela) trên núi Gellért
 Vào năm 1977, tôi đã được ngủ một đêm trong pháo đài này. Ban đêm nhìn Budapest qua lỗ châu mai. 3g sáng dậy mặc áo ra ngoài, nhìn ánh sáng xuyên qua vòm lá hắt lên mang theo màu của lá trở nên xanh biếc. Cảm giác thật tuyệt vời. Bây giờ chắc không có ai được hưởng cảm giác đó nữa, vì hình như người ta đã không còn cho ngủ lại.
 Cảnh thủy mạc trên sông Danube,
 Tượng thần Tự do và Citadela
 Từ đây nhìn thấy cầu Tự do, cầu Petofi và một cái cầu mới, hồi đó chưa có gọi là cầu Rakóczi
Tượng thần Tự do

 Cảnh thành Pest và cầu Erzsébet

Ánh sáng tuyệt vời của mùa hè Ấn độ bay nghiêng nghiêng trên sông.
 Cảm xúc dồn dập và man mác. Những câu hỏi về thời gian, ý nghĩa của cuộc sống chợt trỗi dậy như những đợt sóng từ quá khứ. Hồi đó, mình đang say mê đọc các loại triết học, để đến hôm nay nhiều câu hỏi vẫn còn quay lại. Nhưng tất nhiên không đợt sóng nào giống đợt sóng nào. Những giọt nước năm xưa đã đi mãi vào quá khứ. Chỉ còn một hình hài cũ quay lại lượm nhặt những mảnh vụn của những kỷ niệm đang dần nhạt nhòa
 Nắng chiều tà, đường vắng, bóng người lẻ loi. Cảm giác cô độc giúp cho minh triết lên men, chín muồi mà ở một xứ ngựa xe như nước ồn ào, triết lý toàn là đồ ăn nhanh, sống sượng hoặc khê nồng

Phía bên kia thành Vár

 Đối với tôi phía bên kia thành Vár là một thành Vár khác. Kỷ niệm, cảm xúc khác và gắn liền với Bảo tàng Quốc gia với những danh họa Hungary.

  Cổng vào sân trong của cung điện nay là cánh A của Bảo tàng Quốc gia. Trên cổng có ghi, cung điện thành Buda được bắt đầu xây dựng từ thời vua Béla đệ IV, năm 1246, hoàn thành vào thời nữ hoàng Maria Teréz. Thế kỷ 13 là thời bên ta đang đánh nhau với quân Chiêm Thành, đến nay không còn sót một công trình nào.

Quần thể tượng đồng


Một chùm đèn trên nền trời xanh. Trời và mây Hungari có cái đặc biệt là màu sắc hình khối rất phân minh, nên vào ảnh rất sắc nét, chứ không phải vì máy ảnh tốt.

Con chim bằng đồng hình như gọi là Turul hay gì đó tượng tự
Vườn với các cây được cắt xén cẩn thận
Cổng cung điện cũng là một tuyệt tác
Từ đây nhìn xuống cầu Lánc có lẽ là đẹp nhất
Nhìn về cầu Erzsébet, Petofi và núi Gellért

Đèn trên đường xuống, vẫn sáng cả ban ngày. Ngày xưa các cái đèn này đốt bằng gas, mỗi sáng lại có người cầm sào đi tắt từng cái một. Bây giờ hình như là đèn điện.
Nhìn về cầu Margit và nhà Quốc hội

Thành Vár

Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất trong chuyến đi. Do mải quay phim nên không chụp nhiều ảnh như mình muốn. Hơi tiếc là không chụp được mấy khẩu pháo, do không có đủ thời gian đi về phía đó.
Trong album đã có một cái ảnh chụp đúng vị trí này, cách đây 40 năm. Tượng đài Thánh Ba Ngôi (Szentháromság) trước cửa ký túc xá.


 Bọn trẻ bây giờ không tin, và ghen tỵ với một thời bọn mình được ở trong tòa nhà này, và nghe nhạc của LGT do chính Presszer Gábor chơi. Mình nghe bài Álom arcú lány lần đầu tiên ở đây.

 Góc phố phía đi ra mặt thành phía sau
 Nền thành Vár lát đá như thế này
 Nhà thờ vua Mấtyás
 Cảnh nhà quốc hội từ mặt thành nhìn xuống. Đã có nhiều người chụp cảnh này nên không có gì đặc biệt
 Lối đi lên Tháp người đánh cá (Halász Bástya)
)
 Vừa vặn ban nhạc trong hàng ăn này đang chơi bản Danube xanh và Chủ nhật buồn, mình đã quay và thu lại. Tiếng vĩ cầm Hungari thật ấn tượng và tuyệt vời. Dưới chân thành có hai ông lão chơi dân ca. Trong một góc khác có một ông trung niên chơi phong cầm rộn rã.
 Xe busz 16, Bình con nghĩ gì?
 Lối lên Vár
 Bậc thang dài hun hút, đẹp tuyệt vời, như chạy về quá khứ


 Gần tới nơi rồi
 Tên phố Magas utca (Phố cao)
 Dưới chân thành Vár, các cây Platán đã nhuốm một chút vàng, vẫn những tòa nhà ngày xưa, mùa đến rồi đi, con người đi mãi, nhiều người không trở lại
 Thành Vár có hai vẻ đẹp khác nhau. Vì vậy, đêm lại phải lên một lần nữa. Có điều máy ảnh nghiệp dư của mình chỉ chụp tốt ban ngày, không thể tả hết được màu sắt và đường nét trong đêm

 Đẹp như truyện cổ tích


 Man mác và huyền ảo