Wednesday, September 17, 2014

Triết lý đôi đũa

Người phương Tây rất lúng túng khi phải cầm đũa cho đúng cách vì họ ko quen với những nguyên tắc cơ bản của đôi đũa.
    Muốn vậy, 1 trong 2 chiếc đũa phải là điểm tựa/cố định, chiếc còn lại ở vị trí linh hoạt hơn. Việc sử dụng khéo léo còn do kỹ xảo kết hợp với lực của các ngón tay lên đũa.
    Đôi đũa thường được ví như 1 cặp vợ chồng. Điều này từ sự liên hệ gắn bó ko thể thiếu nhau; là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ chủ yếu dựa trên sự đồng điệu của 2 người.
    Đũa khác với kẹp để gắp đồ ăn của người phương Tây ở chỗ ko dính liền làm một. Đó cũng là điểm giống với 2 con người hoàn toàn độc lập (với 1 khoảng cách), nhưng muốn có được ý nghĩa thì phải luôn bên nhau mới có thể thực hiện một cách hoàn hảo vai trò của mỗi người.
    Tại sao người ta ví hôn nhân như cặp đũa mà ko phải là kẹp, hay kéo và kìm…? Chính vì những vật này quá cứng nhắc và khuôn khổ …trong khi quan hệ vợ chồng lại cần sự nhẹ nhàng, chu đáo và linh hoạt.
    Đũa cũng có nhiều loại từ tre, gỗ, nhựa, ngà… nhưng cần phải kết hợp với nhau cho đúng; cũng như vợ chồng không thể như đôi “đũa lệch” hay "râu ông nọ cắm cằm bà kia" làm hỏng nguyên tắc gắn bó tạo nên sự kỳ diệu vốn có của đũa. Con người cũng vậy, nếu đã yêu và gắn bó thì sẽ là một đôi.
    Và cũng có cả loại đũa tiện ích, chỉ xài 1 lần rồi bỏ như những mối tình thoáng qua, hay tình 1 đêm, tình trời cho… đang phổ biến hiện nay.
    Cuối cùng, sở dĩ đũa được ví với Tình Yêu vợ chồng vì luôn bên nhau cùng nếm trải mùi vị cay đắng ngọt bùi cũng như con người trong cuộc đời, không dễ dàng tự nhiên mà có được Hạnh Phúc.

(Viết lại theo bài “Tình yêu tựa như hình ảnh đôi đũa không bao giờ rời xa nhau” của Huệ Hằng – Hành Trang Sức Khỏe/Ấn phẩm No.2)

No comments:

Post a Comment