Tuesday, March 31, 2020

Bức ảnh cách đây 27 năm

Nguyễn Ngô Việt: Cảm ơn Bảo đã gửi tấm ảnh kỷ niệm ngày mình bảo vê cấp quốc gia tại trường Kinh tế Marx Károly (bây giờ là Đại học Corvinus) cách đây 27 năm, ngày 22/11/1993.

Thế giới sẽ khác...???

Thế giới sẽ khác: tất cả sẽ đảo lộn, nếu con virus này còn tiếp tục hoành hành, dù có thể dập được ĐDVH.

Bộ mặt của Tàu-BK: Kẻ gieo rắc thảm họa với mưu đồ đại bá.

Những câu hỏi khó trả lời đối với Trung Quốc: (phải đọc câu hỏi số 6,7,8,9) 1) Trường hợp cả thế giới đang bị ảnh hưởng bởi điều này, tại sao nó không lan rộng ra bất cứ nơi nào ở Trung Quốc ngoại trừ Vũ Hán? Làm thế nào mà thị trường vốn của Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng bởi điều này? 2) Tại sao Trung Quốc ban đầu che giấu cả thế giới về coronavirus? 3) Tại sao Trung quốc phá hủy mẫu chủng ban đầu của virus Corona? 4) Tại sao khi bác sĩ và nhà báo đưa nó lên thì bị buộc im lặng? Nhà báo đang mất tích? Bác sỹ thì đã chết! 5) Khi các quốc gia khác trên thế giới yêu cầu chia sẻ thông tin, tại sao họ không chia sẻ thông tin? Tại sao lại từ chối? 6) Tại sao Giám đốc WHO lại che giấu và phủ nhận sự lây lan của corona từ người sang người? Giám đốc WHO đã làm những gì khi ông đang ở "Bắc Kinh (Trung Quốc)" vào tháng 1/2020 ..... ?????? 7) "Không cần thiết phải đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào cho các chuyến bay quốc tế, vì nó không lây truyền từ người sang người" .... WHO tiếp tục thực hiện tweeter này cho đến tận ngày 11 tháng 1/2020. Tại sao ??? Ngày nay, người ta đã chứng minh rằng virus corona lây lan từ người sang người, vậy tại sao WHO lại nói dối ???? Tại sao hơn 50.000 người được chạy khỏi Vũ Hán trước khi nó bị khoanh vùng để "đến các khu vực khác nhau trên thế giới với tư cách là khách du lịch và vv" mà không bị kiểm tra y tế .. ??? 8) Có một trường hợp nhỏ ở Ý là cho đến ngày 6 tháng 2 đột nhiên người Trung Quốc tới và nói rằng 'Chúng tôi là người Trung Quốc, không phải là vi-rút, hãy ôm lấy chúng tôi.' Tại sao địa điểm du lịch trên thế giới được gọi là 'Thành phố tình yêu' lại đến ôm lấy người dân Ý bằng những tấm thiệp”?? 9) Cả thế giới đang nhìn vào Trung Quốc và WHO với sự nghi ngờ khi họ xuất khẩu khẩu trang kém chất lượng sang Châu Âu và bị trả lại. Bán các bộ kít thử chỉ đạt độ chính xác 30%, thuốc chữa trị virus cho Tây Ban Nha? 10) Cuộc họp từ SAARC đến G-20 Ấn Độ đã nổi lên như một nhà lãnh đạo thế giới trong thời kỳ khủng hoảng. Khi Ý, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Mỹ thất bại trong việc đối phó với virus Corona. Trung Quốc tận dụng lợi thế này và muốn Ấn Độ loại bỏ sự không phụ thuộc này trong cộng đồng quốc tế.
trích từ bài SUY NGẪM (FB-Hai Nguyen)

Monday, March 30, 2020

Liêm Pha và Lý Mục,

Cuối đời Chiến Quốc có 4 danh tướng, Vương Tiễn và Bạch Khởi của nước Tần, Liêm Pha và Lý Mục nước Triệu. Liêm Pha và Lý Mục tài năng không kém, lại ở thế yếu, vua thì ngu dốt dở hơi, không chuyên dùng, nên cuối cùng Triệu thất bại mất nước.
    Liêm Pha là danh tướng Triệu, bắt đầu nổi lên khi cầm quân nước Triệu dưới quyền chỉ huy của Nhạc Nghị, đánh thắng quân Tề. Sau đó ông được cử cầm quân nhiều lần đánh Tề, Ngụy, đều thắng, nên được phong làm thượng khanh.
    Sự nghiệp của ông bắt đầu sáng chói khi được trao binh quyền thay danh tướng Triệu Xa chống quân Tần. Ông biết quân Tần mạnh, chỉ cố thủ không đánh. Tướng Tần là Vương Hột bèn phao tin "Liêm Pha không đáng kể, Tần chỉ sợ Triệu Quát (con Triệu Xa)". Vua Triệu bèn cách chức Liêm Pha, thay bằng Triệu Quát. Tần cử Bạch Khởi, đánh bại và giết Triệu Quát, chôn sống 40 vạn quân Triệu ở Trường Bình.
    Sau trận Trường Bình, thừa tướng nước Yên là Lật Phúc, cho là nước Triệu suy yếu, bèn cử đại binh đánh Triệu. Liêm Pha được cử làm tướng, đánh bại quân Yên, giết chết Lật Phúc. Sau đó, Liêm Pha mang quân đánh Ngụy chiếm được đất Phồn Dương. Sau đó, vua Triệu lại nghe lời cận thần, cho rằng Liêm Pha già, thay ông bằng Nhạc Thừa, con Nhạc Nghị. Liêm Pha nổi giận đánh Nhạc Thừa, và phải lưu vong, chết ở đất khách.
     Khi đó Tần Vương Chính lại sai Lý Tín, Vương Tiễn đem quân đánh Triệu ráo riết. Vua Triệu đành cử Lý Mục làm đại tướng quân, cầm quân cự quân Tần.
     Lý Mục vốn là tướng cầm quân Triệu chống quân Hung Nô ở phía Bắc nhiều năm. Ông cho rằng nếu chỉ đánh thắng một vài trận mà không tiêu diệt được thực lực của Hung Nô sẽ không bao giờ kết thúc được chiến tranh. Ông giả thua nhiều trận nhỏ, giữ chặt biên giới, khi Hung nô vào thực hiện vườn không nhà trống, khiến Hung Nô phải rút lui, bào toàn biên giới. Nhưng triều đình Triệu cho Lý Mục là nhát gan, kém tài. Vua Triệu gửi thư quở trách. Nhưng Lý Mục vẫn giữ nguyên chiến thuật cũ. Nhà vua nghe cận thần dèm pha bèn cách chức của Lý Mục cử người khác thay. Viên tướng mới đem quân tập kích Hung Nô, kết quả đại bại, quân Triệu tổn thất lớn. Nhà vua lại cho mời Lý Mục. Ông giao ước phải được theo ý mình mới nhận chức. Nhà vua phải nghe theo. Sau vài năm huấn luyện quân sĩ thành thục, Lý Mục dụ cho Hung Nô đem toàn bộ binh lực tấn công. Ông giả vờ thua trận đầu, để Hung Nô đem toàn bộ quân đội vào chiến trường. Lý Mục bày nhiều trận liên hoàn, tiêu diệt gần như toàn bộ quân Hung Nô. Sau đó Hung Nô khiếp vía và không còn thực lực để xâm lấn nước Triệu.
     Sau khi Liêm Pha lưu vong, Triệu phải mời Lý Mục thống lĩnh quân đội chống Tần. Lý Mục nhiều lần đánh bại quân Tần. Tuy vậy do quân Triệu yếu nên nặng về phòng thủ. Một lần nữa các cận thần lại gièm pha Lý Mục với vua Triệu. Vua Triệu tước binh quyền của Lý Mục, nhưng Lý Mục nói "Ta đang cầm quân chống giặc, không thể giao binh quyền". Vua Triệu bèn sai vũ sĩ ám sát giết chết Lý Mục để giành binh quyền. Mất tướng tài, quân Triệu bị quân Tần đánh tan, nước Triệu diệt vong.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Chuyện phiếm thời đại dịch: Thần Chết thua cuộc

Giữa dịch bệnh Covid, thần chết đi dạo.
Bất ngờ gặp 4 sinh viên đang đang chơi trên biển, họ là những người: Ý, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
Vì muốn họ phải chết, Thần Chết buộc họ phải chấp nhận 1 thử thách phải vượt qua và đưa ra đề bài:
Giờ mỗi người ném một thứ xuống biển, nếu trong vòng 30 giây, ta tìm thấy thứ đó thì người đó phải chết, còn ai thắng cuộc người đó sẽ sống. Lần lượt các sinh viên thực hiện.
1. Người Ý cầm chiếc kim khâu ném xuống, 30 giây sau Thần Chết cầm cái kim lên và người Ý chết.
2. Người Hàn ném sợi tóc xuống biển, 30 giây sau Thần Chết cầm lên sợi tóc đó, người Hàn chết.
3. Người Trung Quốc ném tay không, Thần Chết nói vi phạm cuộc chơi, đó là ăn gian, người TQ chết.
4. Người Việt Nam lấy trong túi ra ném tõm một cái xuống biển, Thần Chết vội vàng lao xuống, 1 phút sau Thần Chết mới ngoi lên và không thấy gì, liền hỏi:
 Mày vừa ném cái gì xuống đấy?
- SV Việt Nam đáp: Con ném viên C sủi ạ.
- Thần Chết: Tao lạy mày....
Và theo lời hứa của thần chết, đất nước Việt Nam sẽ không có ai chết trong đợt dịch này. Tin tôi đi, Việt Nam mà...!

CHIA SẺ NIỀM VUI NỖI BUỒN

Sunday, March 29, 2020

Đối phó với virus Corona: Vấn đề sinh tử

Yêu Ly giết Khánh Kỵ

Đọc lại vẫn thấy cảm thán với Khánh Kị "Một ngày không thể chết hai người anh hùng". Biết tài và trọng tài đến thế là cùng. Tiếc Khánh Kị không phải là quân vương.
---------

Ngũ Viên đến Ngô, xem Ngô Vương Liêu không thể giúp mình nên việc bèn bày mưu cho công tử Quang. Viên nói: tôi nghe nước Ngô có Chuyên Chư là dũng sĩ có thể giúp ngài lúc này. Quang bèn dùng Chuyên Chư, giết được Liêu lên ngôi vua, đó là vua Hạp Lư. Em của Liêu là Khánh Kỵ, vũ dũng nổi tiếng, mang quân làm loạn, chống nhà vua. Hạp Lư lo lắm, bèn mời Ngũ Viên bàn mưu. Viên nói: Chỉ có Yêu Ly địch nổi Khánh Ky. Hạp Lư mừng cho mời Yêu Ly chỉ thấy một anh chàng bé nhỏ, gầy yếu, trói gà không chặt, bèn quay lại nói với Viên: Tiên sinh đùa với quả nhân chăng. Viên nói: Yêu Ly dũng không ai địch nổi, dũng nằm ở cái thần không phải là cơ bắp. Nếu nói về sức mạnh, trong thiên hạ này ai địch nổi Khánh Ky. Hap Lư bèn bàn việc với Yêu Ly. Yêu Ly khắng khái nhận lời mà nói: tôi xem việc giết Khánh Kỵ như giết con gà thôi. Hạp Lư hỏi: Tiên sinh cần bao nhiêu quân. Yêu Ly nói: tôi đi một mình. Hạp Lư cởi thanh kiếm báu bên mình nói: đây là thanh gươm Mạc Đa, chém sắt như chém bùn, tiên sinh cầm lấy mà dùng. Yêu Ly nhìn gươm bốc khí lạnh, sáng ngời, cười: Tôi không cần gươm. Nhờ bệ hạ lấy gươm này chặt bớt cho tôi một cánh tay. Ngô Vương ngạc nhiên: Sao tiên sinh nói vậy? Yêu Ly nói, nếu muốn giết Khánh Kỵ phải đến gần được hắn. Ngoài mười thước không ai làm gì được hắn. Ngô Vương nói: Nếu vậy thì thiệt thòi cho tiên sinh quá. Yêu Ly nói: Kẻ sĩ sống ở đời chỉ cần làm được một việc lớn đủ thỏa chí. Chỉ mong bệ hạ làm cho Ngô hùng cường, dùng người tài, diệt Sở Việt, xưng bá. Ngô Vương khóc nói: Ta quyết chẳng quên lời tiên sinh. Bèn gọi dũng sĩ chặt tay Yêu Ly vào phao tin ra ngoài, Yêu Ly có tội nên bị chặt tay. Yêu Ly cụt tay bèn đi tìm theo Khánh Kỵ nói rằng muốn trả thù. Khánh Kỵ cho theo, lâu ngày thành thủ hạ thân tín, kính phục về dũng khí và tài năng. Trong thiên hạ chỉ có hai người nhìn được cái dũng của Yêu Ly là Khánh Kỵ và Ngũ Viên. Tả hữu nói với Khánh Kỵ: gã Yêu Ly này què quặt không được việc gì, lại không biết lai lịch tại sao công tử tin hắn. Khánh Kỵ nói: Yêu Ly là anh hùng đời nay. Các ngươi biết gì mà nói. Ta được người tri kỷ như hắn là quá may mắn. Tả hữu nói: Nếu quả như lời công tử, hắn ra tay thì sao. Khánh Kỵ nói: Hắn có một tay, sức không đủ, tay lại không có binh khí, ta mang nhuyễn giáp trong mình ai làm gì được ta. Tả hữu nói: Công tử yêu Yêu Ly mà vẫn nghĩ đủ ngọn ngành, chúng tôi không phải lo nữa. Một hôm, Khánh Kỵ và Yêu Ly cưỡi chiến thuyền trên sông. Yêu Ly cầm sào đứng ở đuôi thuyền. Khánh Kỵ đứng ở mũi thuyền. Nhân gió thổi mạnh, Yêu Ly mượn sức gió đâm sào xuyên nhuyễn giáp mà xuyên qua người Khánh Kỵ. Khánh Kỵ đuổi theo bắt được Yêu Ly nhấc lên đặt vào lòng như bắt trẻ con cười lớn: Không ngờ có người lại dám giết ta. Tả hữu toan giết Yêu Ly. Khánh Kỵ ngăn lại và nói: Một ngày thiên hạ không thể mất liền hai người anh hùng. Nói xong thì chết. Yêu Ly ngửa mặt lên trời than rằng: Khánh Kỵ là kẻ thù của nước, lại là tri kỷ của ta. Việc nước phải làm, nhưng phải giết người tri kỷ, há ham sống một mình. Ta đi theo Khánh Ky. Nói xong đập đầu vào mạn thuyền tự vẫn. Ngô Vương nghe tin nửa thương nửa mừng bèn cho mai táng Yêu Ly và Khánh Kỵ hết sức hậu. Sau đó cho người mời Ngũ Viên bàn mưu đánh Sở. Ngũ Viên bèn tiến cử Tôn Vũ. Hai người đem quân đánh Sở chiếm kinh đô là Sính, san bằng lăng miếu nước Sở. Ngũ Viên làm tướng quốc, nước Ngô trở nên cường thịnh.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72:

[Nhật ký nhà tư vấn] Buổi gặp đầu khó nói

Nhà tư vấn cần phải có mức độ trong buổi gặp đầu tiên. Tâm lý chung là cơ hội được nói chỉ đến một lần. Vì vậy cần phải lóe sáng. Có người chuẩn bị hàng chục trang trình chiếu công phu tâm huyết. Hoài công.
     Chủ đầu tư thường có tâm lý muốn dùng tư vấn miễn phí. Ở đây không nhất thiết chỉ là tính keo kiệt, mà còn có tâm lý tự cho mình là thông minh, cho vấn đề chuyên môn nghiệp vụ cũng như vấn đề kinh doanh hay quản lý, nghe qua biết liền. Nào hay, bên trong còn lắm điều hay. Nhà tư vấn cứ tin là như thế nên yên tâm giãi bày. Cuối cùng, nhà đầu tư làm theo từng lời nhà tư vấn nhưng suy luận ra những điều quái gở đầu voi đuôi chuột, thì lại trách nhà tư vấn là "thiếu thực tế".
     Hàn Phi là một nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc, ông từng được vua Tần ngưỡng mộ, ao ước được gặp "nói chuyện một lần rồi chết cũng cam lòng". Cuối cùng ông cũng vào gặp nhà vua, được trọng vọng rồi kết cục bị bắt uống thuốc độc chết. Ông đã viết trước đó tác phẩm Thuyết Nan, nói đúng cái khó của nhà tư vấn hiện nay, cũng như các biện sĩ thời đó đại ý "Biện thuyết là việc khó. Nói cao quá vua thường không theo vì chê là cao xa, viển vông. Nói thấp, vua cho là đúng, làm theo nhưng bỏ rơi ta, vì khinh ta là ham lợi ti bỉ".
     Lý do thứ hai quan trọng hơn ở việc có mức độ là tâm lý sợ người lạ nắm được điểm yếu của mình. Quân vương cũng như doanh chủ đều có tự hào và mặc cảm riêng của họ. Tư vấn trước hết phải nhìn ra điểm yếu. Sơ kiến mà đã nói hết các điểm yếu sẽ chạm vào mặc cảm, làm họ cảm thấy xấu mặt, không muốn gần nhà tư vấn. Thực tế, trong tương lai, nhà tư vấn muốn làm tốt công việc phải trở thành người trong nội bộ, cật ruột của doanh chủ, phải giúp doanh chủ nhìn thấy sự thật mà không mất lòng. Nhưng buổi sơ kiến không bao giờ có được sự tin tưởng đó.
     Vì vậy Thương Ưởng vào yết kiến vua Tần cũng phải ba lần thăm dò mới đưa ra ý kiến hợp ý nhà vua.
     Nhà tư vấn nên làm rõ những điều mình có thể làm, và sơ kiến chỉ là trao đổi xem doanh chủ có thể tin cậy chứ không phải là tư vấn miễn phí. Mặc dù những gì nhà tư vấn nói đều cần thiết cho doanh chủ, nhưng để tư vấn những việc chuyên môn và thực tiễn còn cần nhiều việc để làm và không hề rẻ tiền.
      Khó khăn thứ ba, nhà tư vấn phải cạnh tranh với bọn nhân viên bán hàng, vốn chỉ cần bán hàng, nên nói là tư vấn miễn phí mà thực ra không tư vấn gì cả. Trước tiên nhà tư vấn phải làm rõ, không định thuyết phục doanh chủ mua gì của mình cả, dù có sản phẩm tốt hơn. Phải làm rõ, khi tư vấn sẽ giúp doanh chủ có lựa chọn tốt và có lợi nhất. Để có sự khác biệt với bọn bán hàng, nhà tư vấn phải làm rõ công việc tư vấn trong tương lai sẽ không miễn phí và không hề rẻ, nhưng sẽ tiết kiệm cho doanh chủ bội phần về tầm dài.
      Ở Việt Nam chi phí tư vấn được định mức theo xây dựng nên giới hạn ở mức bèo bọt 0.5% cũng làm nhận thức về giá trị của nhà tư vấn kém đi. Và thực tế, với giá trị như vậy, đã làm xuất hiện một tầng lớp tư vấn "cùng khổ" (hay khốn nạn) giá nào cũng làm, chất lượng kém, làm cho các doanh chủ có nhận thức càng thấp về giá trị của tư vấn.
        Tư vấn thực thụ phải từ 5-20% giá trị của dự án. Và giá trị của nó sẽ không chỉ ở việc mua sắm tiết kiệm mà còn vô giá khi khai thác. Với các doanh chủ không nhận thức được điều đó, nhà tư vấn nên vỗ đít mà đi, không mất thời gian. Vì thế Ngọa Long mới kê gối cao ngủ kĩ đợi khi có Lưu Bị đến mời. Câu đầu tiên lại là "Xin ông cho biết chí của ông là làm gì?" chứ không phải bắt đầu xui dại xui khôn.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Làm việc từ xa an toàn và môi trường văn hóa

Nếu công ty không tạo được một văn hóa gắn kết, tài sản vô hình chung làm giá trị cốt lõi, thì tôi nghĩ sẽ tiến tới việc outsource toàn bộ khâu phát triển cho freelancer. Hiệu quả và rẻ tiền hơn nhiều, không cần mất công xây dựng và quản lý các tầng lớp middle manager, vốn chẳng có năng lực chuyên môn gì lại rất hay gây chuyện.
     Làm việc từ xa là một xu thế, nếu không khéo, sẽ biến công ty thành một tập hợp nhân viên với tâm thế của freelancer, và không có điều gì ngăn cản họ làm việc cho cả các đối thủ cạnh tranh, tận dụng lại những sáng tạo của chính họ và những đồng nghiệp tại công ty.
    Vấn đề gần hơn là bảo vệ mã nguồn, tài liệu, dữ liệu của công ty. Nếu sử dụng Public Cloud Storage cho WFH, tất nhiên, công ty sẽ phải đối diện với việc đầu tư vào một cái bình không đáy, rút kiệt mọi thứ ra ngoài. Làm business không thể trông cậy đơn phương vào lòng tốt hay sự tin tưởng. Mặt khác, các dự án phần mềm thường có nhiều người tham gia, một người làm việc phải sử dụng kết quả của các đồng nghiệp, vì thế nếu được, anh ta không chỉ lấy trộm phần việc của mình (vốn trong đầu anh ta, nên cũng không có ý nghĩa nhiều), nhưng lấy luôn cả công sức của những người khác.
    Vì vậy, dữ liệu, tài liệu và data, bắt buộc phải giữ lại công ty,  cho dù người làm việc từ nhà. Các giải pháp VPN đơn thuần đều không đáp ứng yêu cầu security. Bên cạnh đó việc migrate toàn bộ tiện ích, môi trường làm việc, csdl về nhà là việc tốn kém tiền bạc, thời gian và không tưởng.
     Có quan điểm cho rằng nếu chia việc thành những thành phần nhỏ đến mức người làm chỉ truy cập được vào những thành phần nên không có ý nghĩa. Điều đó chỉ là một suy luận, thường sẽ có những bất ngờ, đến khi xảy ra mới biết là tính toán của cá nhân thường sơ sài. Tôi đã từng thiết kế một nhà hàng, chia làm 5-7 khâu tách rời, nắm chặt khâu thu ngân. Cuối cùng vẫn phát hiện ra có kẻ (rất tài năng) nối được 5-7 khâu đó gây thất thoát.
       Tất nhiên phân chia việc là cần thiết, vừa đảm bảo chuyên môn hóa, dễ kiểm soát, phân chia trách nhiệm rõ ràng. Tuy vậy, vấn đề security luôn biến động, ngày càng tinh vi và đa dạng hơn, khó lấy trí thông minh mà đối phó hết.
       Một giá trị khác của công ty là môi trường gắn kết. Làm việc trong môi trường công ty sẽ đem lại hiệu suất lớn gấp bội
so với làm việc một mình. Giá trị công việc của công ty phải lớn hơn tổng giá trị của các cá nhân. Đó chính là lý do tồn tại của công ty. Bởi vì nếu không, các freelancer đã thắng thế so với các công ty trong việc tạo ra sản phẩm. 
      Nếu làm việc ở nhà vẫn có một môi trường được hỗ trợ như vậy thì giá trị của công ty mới tiếp tục được duy trì. Người làm sẽ không bị "thoái hóa" tâm lý thành freelancer, tìm cách bòn rút tài nguyên và thời gian được công ty trả tiền để mưu lợi cho cá nhân. Bên cạnh đó, việc tăng cường sự phụ thuộc vào môi trường công ty còn có ý nghĩa đối với vấn đề security. Nếu mã nguồn bắt buộc phải xử lý trong môi trường công ty, dữ liệu phải kết nối với csdl của công ty, tài liệu phải lấy từ hệ thống DMS của công ty, đọc tại công ty, chắc chắn sẽ an toàn hơn. Như vậy, tăng cường hỗ trợ vừa làm công việc chất lượng hơn, nhiều tiện ích hơn, sẽ còn tăng tính phụ thuộc và bảo mật tốt hơn.
       Một quan điểm khác cho làm việc từ xa là đưa toàn bộ môi trường làm việc lên Cloud. Các máy tính, máy chủ tại công ty được migrate lên Cloud để người dùng làm việc từ xa theo các remote access. Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng offer dịch vụ này trên Public Cloud. Nhưng liệu công ty công nghệ có đủ dũng cảm giao tài sản của mình lên Public Cloud hay không. Việc đưa lên Private Cloud một mặt sẽ tốn kém. Tốn kém thứ nhất chính là bản thân Private Cloud sẽ đẻ ra một đơn vị vận hành, phần lớn thời gian là chơi, nhưng có khi làm sấp mặt, không kinh tế nếu chỉ phục vụ một công ty. Tốn kém thứ hai có lẽ là gấp bội là việc đưa toàn bộ hạ tầng quen thuộc bao gồm tất cả các máy tính lên Private Cloud, để cho người dùng có cảm giác giống như cũ.
       Cuối cùng là tranh luận dùng công nghệ nào remote desktop hay VDI. Các công nghệ này vốn sinh ra không phải cho mục tiêu bảo vệ security, nên các lỗ hổng được phát hiện ra hàng ngày, đối phó với chúng sẽ tiềm ẩn một chi phí vô tận. Bạn đừng để các sale person thuyết phục mua nọ mua kia, hãy đọc một chút để xác định xem đó có phải là cái bạn cần hay không. Nên tìm một chuyên gia tư vấn mà bạn có thể tin tưởng nếu bạn không có thời gian tự tìm hiểu. Dù sao làm việc từ xa là một chiến lược dài hạn, có vấn đề lựa chọn công nghệ, nhưng công nghệ không phải là toàn bộ vấn đề và phụ thuộc vào tầm nhìn cũng như năng lực đầu tư của công ty,

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Hiên nhà ai cháy, én sẻ hớn hở cười

Tôi nhớ đâu đó đã đọc được một câu thơ. Hình như thơ Tàu, có hình ảnh này, nhưng không nhớ nguyên văn. Có thể vì đọc Hán Việt.
      Đại khái là có tích nhà cháy, chim én chim sẻ làm tổ trên hiên nhà vẫn không hề hay biết, vẫn hớn hở cười. Rất ấn tượng.
      Con người có tính bù trừ rất mạnh, sau thế hệ căng thẳng lo âu mọi vấn đề, kể cả những vấn đề không đáng lo âu, lại là  thế hệ "hiên nhà cháy, én sẻ cười", coi quốc gia đại sự chỉ là nụ cười hềnh hệch.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

Saturday, March 28, 2020

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 213)

Liệu vấn đề có thể là gì?
Vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước người ta mở quán bar thoát y vũ đầu tiên ở Moscow.
Mặc dù đầu tư rất nhiều tiền nhưng doanh thu vẫn không được như kỳ vọng.
Tổng bi thư hỏi lãnh đạo cửa hàng nguyên nhân:
- Liệu nguyên nhân thất bại là gì?
Phải chăng là đồ ăn không ngon?
- Đồ ăn thì không phải vì chúng tôi đã cho mời các đầu bếp giỏi nhất từ Pháp.
- Thế chắc là do ánh sáng?
- Ánh sáng cũng không thể là vấn đề vì chúng tôi đã chọn hệ thống ánh sáng của Mỹ.
Vậy chẳng nhẽ vấn đề là vũ nữ thoát y?
Điều đó chắc chắn là không thể vì cô ta hơn 20 năm nay là đảng viên đáng tin cậy!
-----------
Vajon mi lehet a probléma?
Valamikor a 70-es évek végén megnyitották az első sztriptíz bárt Moszkvában.
Annak ellenére, hogy iszonyat sok pénzbe került, mégsem hozta a kellő bevételt.
A pártfőtitkár faggatja az bár vezetőjét a lehetséges okokról:
- Vajon mi lehet az oka a sikertelenségnek?
Nem jó a konyha?
- A konyhával nem lehet baj, hiszen a legjobb francia séfeket hozattuk.
- Akkor, netán a világítással van baj?
- Azzal sem lehet, mert eredeti amerikai rendszert vásároltunk.
Akkor a sztriptíz táncossal van gond?
Azzal végképp nem lehet több, mint 20 éve megbízható párt tag!

Nguyễn Ngô Việt (DEBRECEN.vidi73)

Friday, March 27, 2020

Chuyện gạch đá: Chia sẻ với cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Tôi đã đọc khá kỷ về bài viết ngắn của cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Và có nhiều vị trên diễn đàn tấn công cô khá nặng lời. Theo tôi bài viết của cô cũng chỉ là một vài nhận xét bình thường của cá nhân cô. Nhưng có nhiều điểm có thể tạo hiểu lầm (hoặc hiểu đúng) cho một số người, là chính xác.
Cô muốn dùng hai chữ tự do của nước Mỹ để nói lên ý kiến của mình, mà quốc gia cô đã ở, đã bị đi tù không có. Theo tôi, vì cô chưa hiểu được  guồng máy chính trị và luật pháp tại xã hội Mỹ, nó không như cô và nhiều người tưởng. Nó rành rành ra đó, tại sao họ không làm như chúng ta nghĩ? Tôi chỉ lấy một ví dụ rất nhỏ: Một tên vô lại, cướp xe và bị cảnh sát rượt đuổi. Cảnh sát cứ chạy theo nó dài dài, đôi khi cả tiếng đồng hồ. Cuối cùng nó đâm vào một xe khác, và làm cho người trên xe thiệt mạng oan uổng. Có thể với cô, cô sẽ nghĩ: tại sao cảnh sát không bắn chết nó cho xong, nó không tuân theo lệnh cảnh sát mà? Hay là sao không bắn lủng lốp xe nó để nó không còn tiếp tục chạy nữa. Làm như thế có phải đã cứu được một mạng nguời chết oan không? Thế nhưng ở Mỹ không như ở Việt Nam.Cái luật pháp của Mỹ nó rắc rối và lôi thôi như thế.
Sự lên tiếng và chỉ trích tổng thống Trump, đối với tôi, cũng bình thường như các người Mỹ, Việt khác thôi. Nhìn một cách khách quan, TT Trump có phản ứng hơi chậm trong tai họa  virus Corona . Đây không phải là sự chậm trễ do ông tạo ra. Như tôi đã nói với cô ở trên, guồng máy luật pháp của Mỹ nó rắc rối lắm, không thể giải quyết theo kiểu nước cọng sản độc tài được. Cô cũng thừa hiểu, quanh tổng thống là một nhóm cố vấn, đủ mọi lãnh vực chứ ông phải ông tuyên bố ào ào theo ý ông đâu. Khi ông tuyên bố về con Carona là những ý kiến của các cố vấn trong lãnh vực y tế. Tuy nhiên có một điều không ai chối cải, tổng thống Trump đôi khi cũng "bạt mạng", nhưng đó là bản tính của ông. Trời sinh người chứ đâu sinh tính. Có điều dù bạt mạng, TT Trump suốt hơn ba năm cầm quyền, tính "bạt mạng" của ông chưa vi phạm và làm thiệt hại tới đồng bào và quốc gia. Cũng vì cái tính nầy, ông đã làm được nhiều việc xuất sắc như đương đầu với cộng sản Tàu. Nhưng chẳng ai chịu khen. Khi ông bạt mạng không vừa lòng một số người thì họ la toáng lên đủ điều để chụp mũ, chê trách ông. Nước Mỹ biết được mọi chuyện là nhờ các loa truyền thông. Nhưng truyền thông Mỹ lại do Dân Chủ nắm, nên  ông làm tốt, họ im tiếng, ông làm sai, họ la lên cả thế giới biết.
Trở lại chuyện thuốc chửa virus Corona . Như tôi đã viết trong một đoạn ngắn được gởi lên diễn đàn trước đây: Sự khác biệt cách chữa trị con Virus Corona giữa quốc gia tư bản và độc tài cộng sản?
Nước Mỹ là quốc gia giàu mạnh và có nhiều nhân tài. Khi con Corona bắt đầu phát triển, người Mỹ cũng bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu và cố gắng để tìm ra loại thuốc chống Corona . Họ làm việc rất thận trọng, vì rủi thử một loại thuốc mà chết ngay một người, điều nầy chính phủ Mỹ khó sống với dân chúng, trăm tội sẽ đổ lên đầu chính quyền lẫn cả tổng thống, chưa kể còn bị dân thưa kiện lên tới hàng vài chục, trăm triệu USD. Nhưng nước cộng sản và độc tài lại khác. Khi con Corona bắt đầu phát tán, lập tức họ cho chỉ thị xử dụng bất cứ loại thuốc gì sẳn có, kể cả dược thảo, cho bệnh uống thử cầu may. Nếu nạn nhân chết, họ tống vào diện chết vì Corona, người thứ hai, thứ ba, thứ tư cũng chết, họ cũng cho luôn vào cái chết của anh thứ nhất. Nhưng may mắn nguời bệnh nhân thứ năm khỏi bệnh, họ la toáng lên là nhờ các bác sĩ tài ba của họ chế tạo được loại thuốc trị Corona .
Tôi hiểu cô đã nhìn sai về TT Trump khi TT viết trên Twitter: Thông tin được nhiều người đón nhận nhất là khi Tổng thống Hoa Kỳ viết trên Twitter cá nhân tên của hai loại thuốc có thể kết hợp với nhau để điều trị. Lời tuyên bố nầy chắc chắn đã được những chuyên gia khuyến khích ông nói, ông không nói liều đâu. Các chuyên gia y tế tin rằng những loại thuốc sốt rét nầy có thể kết hợp lại và sẽ giúp ích công việc chống Corona sau khi được nghiên cứu thử nghiệm kỷ càng. Điều nầy đã thành sự thật. Ông đưa ra một hy vọng cho dân chúng Mỹ trong lúc họ qúa hoãng sợ vì con virus độc hại, ông có khuyên họ uống đâu. Chỉ có những con người ngu đần mới nghe ông nói vậy, đã vội vàng đi tìm để uống, không cần tham khảo bác sĩ, không thổ lộ chia xẽ với người thân yêu. Và cũng chính những người không thích ông dùng cơ hội đó để tấn công ông. Những chia xẻ của cô về loại thuốc sốt rét cũng đã được họ giải thích và chia xẻ về sự nguy hiểm với dân chúng trước cô lâu rồi. Một điều đáng mừng cho Việt Nam là chưa có ai chết vì uống thuốc sốt rét, nhưng ở Mỹ lại cho người chết vì nó. Như vậy hóa ra người Việt Nam đâu có ngu như người Mỹ?
Tôi hoàn toàn không đồng ý với cô nói rằng: Tôi viết một câu trên Facebook mình "lúc dịch bệnh hãy tin vào các chuyên gia, y bác sĩ, đừng tin lãnh đạo". Nước Mỹ không phải là nước Việt. Lãnh đạo nước Mỹ cũng khác xa vạn lần lãnh đạo Việt Nam . Biết rằng tổng thống Trump không thể có một lời khuyên hay đề nghị về lãnh vực y tê với người dân, vì ông không phải là bác sĩ hay chuyên gia về y học. Ông chỉ là một nhà kinh doanh. Thế nhưng  quanh ông có hàng tá chuyên gia hàng đầu đứng sau lưng ông để giúp đỡ ông về lãnh vực nào khi ông cần, như bây giờ. Cô đã bị " ngay lập tức các Trumpike vào thể hiện thái độ ngay." Không sai. Có những lúc tổng thống Trump tuyên bố bất nhất không như những tổng thống tiền nhiệm. Điều nầy không sai. Nhưng theo tôi, tổng thống là người lãnh đạo nước Mỹ mà còn luôn cả thế giới tự do. Nhưng ông là con người, vã lại bản tính ông là như thế. Vậy không thể bắt ông phải ăn nói không bất nhất hay chửng chạc như các tổng thống khác. Điều quan trọng là hành động và lời nói của ông có đưa tới` thiệt hại cho dân chúng, nguy hiểm đến quốc gia hay thiệt hại đến những quyền lợi tối thượng của đất nước? Nếu không, thì những điều ông bị chê là "ăn xuôi nói ngược, lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia" đối với tôi là chuyện nhỏ. Đó là bản tính của ông Trump chứ không phải là lòng dạ của ông Trump. Người ta có thể lên án và chê trách một vị tổng thống có lòng dạ thâm độc, gian ác hay quỹ quyệt, nhưng không bao giờ chê trách hay than phiên một vị tổng thống có bản tính thẳng thắn, trực tính, ruột ngựa.
Cô Nguyễn thị Như Quỳnh tiếp tục "tấn công" tổng thống Trump: Một vị lãnh đạo quốc gia mà hôm nay nói gì ngày mai quên mất, trong khi lời nói của mình có thể ảnh hưởng tới hàng trăm triệu người, đến sinh mạng của người khác thì thật đáng lo ngại.
Tôi chỉ mong rằng, đừng loan truyền tin tức chỉ vì sướng tay, hay thoả mãn tâm lý sùng bái lãnh tụ của mình mà làm ảnh hưởng đến sự an toàn của ngừoi khác.
Tôi nghĩ dù ông tổng thống nào lên cũng làm đến như ông Trump mà thôi, hoặc có thể còn tệ hơn. Ông phải thức dậy lúc 5 giờ sáng đến gần khuya mới tìm đến giấc ngủ nhưng chưa hẳn đã ngủ được yên lành như chúng ta, mà còn phải suy nghĩ để cần đối phó với những chuyện cho ngày hôm sau. Suốt ngày ông phải vù đầu biết bao công việc, lo bao nhiêu chuyện, giải quyết bao nhiêu vấn đề trên thế giới... Vậy thì ông có "lẫn thẩn" một chuyện nhỏ "nói gì ngày mai quên mất" như cô nói, đó không phải là lỗi lầm để bắt bẽ. Ông đang có một cuộc sống sung túc của một tỷ phú, một cuộc sống hạnh phúc của một gia đình còn cái đã thành danh thành phận, tài sản hàng chục tỷ bạc giao lại cho con cái để mình khỏi bị vương vấn bổn phận và trách nhiệm của một nhà lãnh đạo, vậy thì tội gì ông phải tròng cái dây thòng lộng làm tổng thống của một siêu cường, cho khổ vào thân? Theo tôi, qủa thực ông là người yêu nước, yêu nưóc đến mức đó rồi thì người dân không còn muốn gì hơn.   
Người Mỹ, trong đó có cả  triệu người Mỹ gốc Việt không có "thói quen" sùng bái lãnh tụ như cộng sản. Có thể cô sống dưới chế độ đã lâu, khi đến Mỹ chưa được bao lâu thì cô có cái nhìn qúa hơi vội vàng về người Việt tại các quốc gia tư bản. Họ thấy tổng thống làm tốt thì họ khen, phục, nhưng nếu làm sai thì trách chê. Thế thôi. Chắc cô cũng biết rồi, đảng Dân Chủ không những chê trách, tìm mọi cách để lật đổ ông và họ cũng không muốn đâm sau lưng ông, nhưng muốn đâm thẳng vào trái tim ông, đến chết thì thôi. Họ không cần biết đất nước nầy sẽ ra sao nếu ông Trump bị lật đổ, dân chúng sẽ ra sao, mà chỉ cần ông Trump biến mất trên chình trường Hoa Kỳ. Tôi hy vọng những lời khuyên của cô dành cho đảnh Dân Chủ thì thật chính xác.
"Nước Mỹ không vĩ đại như nhiều người đang nghĩ". Tôi đã sống ở Mỹ 45 năm, thế mà tôi cũng vẫn chưa biết có thực Mỹ vĩ đại hay không? Nhưng một cách nhìn hạn hẹp của tôi là chuyện cô  rời khỏi ngục tù gian ác của nước CSVN và được sang Mỹ sinh sống. Tôi thấy qủa thực đây là một điều vĩ đại rồi. Một tù nhân chống đối lại nhà nước, dưới chế độ cộng sản, thì không ai thoát được ra khỏi tù trừ khi họ liều mạng trốn thoát. Không một ông bà chúa nào đưa cô ra khỏi chốn lao tù, nhưng nước Mỹ đã làm được chuyện đó. Đó là sự vĩ đại của nước Mỹ không phải nhìn qua những nhà chọc trời cao vút hay những tiến bộ văn minh khoa học mà không quốc gia nào đạt được, nhưng nước Mỹ vĩ đại là nhờ tấm lòng nói chung và vị lãnh đạo của họ nói riêng. Tôi không cần biết sự ra đi của cô đã được định cư vì lý do gì, nhưng tôi chỉ nhìn qua sự bái phục của hàng tỷ người trên thế giới họ dành cho tấm lòng bao dung của nước Mỹ.
Lời cuối của cô khuyên người Việt đừng nghe theo lãnh đạo mà nghe theo lời khuyên của các chuyên gia? Đây chính là lời khuyên nguy hiểm cho dân chúng. Lời khuyên của chuyên gia chỉ nằm trong giới hạn nghề nghiệp mà thôi. Chắc chắn lời khuyên họ sẽ rất chính xác, chẳng hạn trong vụ virus Corona 19. Và khi lời khuyên đó đến tổng thống, thì chưa chắc ông sẽ gởi tới toàn dân đâu. Ông còn phải lắng nghe những chuyên gia khác có liên hệ như kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự có ảnh hưởng dây chuyền rất lớn đối với vần đề cuả các chuyên chuyên nghiệp vừa trình cho ông. Cuối cùng ông phải lựa chọn một giải pháp tốt nhất được cô động từ các chuyên gia, qua nhiều lãnh vực ảnh hưởng khác nhau. Cô thấy chưa, đây là cái khó khăn cho một nhà lãnh đạo. Tài ba hay không là ở chỗ nầy. TT Trump đôi khi có những lời tuyên bố "bạt mạng" thật, không ai phủ nhận. Nhưng theo tôi, sự bạt mang của ông bộc phát từ tấm lòng ngay thẳng.
TT Trump thường có những quyết định không ngờ tới nên họ cho đó là "bạt mạng". Lấy một ví du trong thời tổng thống Obama, khi tổng thống đến phi trường Bắc Kinh, bọn an ninh không cho ông ta đi xuống cửa chính, nhưng bắt ông đi bằng cữa phụ (cửa hậụ của máy bay). Tôi nói thật với cô, nếu TT Trump ở trong hoàn cảnh nầy, ông Trump sẽ không xuống đâu và cho lệnh phi công bay trở về. Và trước khi trở về, ông cũng "nện" cho Tập Cập Bình một bài học đích đáng mà chắc chắn cả thế giới phải bàng hoàng, phải khiếp vía trước một vị lãnh đao quốc gia "bạt mạng" họ không thể ngờ tới. Vụ mới nhất một vài tổ chức và lãnh tụ trên thế giới than phiền lời tuyên bố của ông con virus mang tên China Virus. TT Trump không cải chính, không xin lỗi và ông trả lời ngay: nó phát xuất từ Vũ Hán thì nó là của Tàu chứ còn ai vào đó. Đúng thế, sao ông Trump không nói nó từ Nga, Nhật, Đức, Pháp hay bên Nam Mỹ? Đó là một sự thật hiển nhiên, tại chỗ, ngay lúc nầy, không chối cải. Ông Trump không cần giải thích bằng chứng hay tài liệu gì cả. Chuyện mù mờ xa vời đó tính sau. Ông Tàu tức qúa cũng phản "ẩu" lại là con virus nầy do Mỹ làm ra ?.
Đó là bản tính của ông Trump. Một người bộc trực và đốp chát nhanh chóng như thế, đó là người tốt bụng. Nếu người có tâm địa mưu lược, có tính trước lo sau, họ thường phải đắn đo suy nghĩ rất cẩn thận trước khi phản ứng. Nhưng ông Trump lại khác, ông thấy sự thật đối với là không được, ông chơi liền, sai đúng tính sau. Đó là con người tốt và trung thực. Tổng thống Mỹ ông nào trước khi vào Tòa Bạch Cung cũng mang theo một cuốn thánh kinh. Sau 4 hay 8 năm rũ áo từ quan ra về, có ông mang theo luôn hai cuốn Thánh kinh như tổng thống Carter, có ông mang theo vinh quang được thế giới khâm phục như tổng thống Reagan, có ông mang theo ưu tư phiền muộn như cha con tổng thống Bush, có ông mang ra về cái kèn xasophone để về ngân nga những ca khúc thời vàng son với cô Monika như tổng thống Clinton, có ông mang về chiếc túi trống không về nhà để rồi nhận bao nhiêu tiền bạc trút vào đó, sống cuộc đời hưu trí sung sướng, tôi gọi là túi bạc của Juda bán Chúa, như tổng thống Obama. Với tổng thống Trump, tôi nghĩ sau 4 hay 8 năm ông rời khỏi tòa Bạch Cung, ông sẽ mang theo một kỷ vật giao lại cho dân chúng Mỹ: Một nước Mỹ vĩ đại trở lại. Dân chúng Mỹ sẽ không quên ơn ông.
Thưa cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,
Tôi không dám chê bai hay trách cứ cô về những gì cô nhận xét. Tôi là người tin Chúa. Tôi nghe lời Chúa "mình phải xét đoán mình trước khi mình phán xét người khác'. Có thể cô mới sang Mỹ, sống trong cộng đồng ngườiViệt chưa lâu, cô chưa rõ cái cộng đồng lôi thôi nầy. Cộng đồng Việt Nam ở Mỹ chia làm nhiều quốc gia, và nhiều tổng thống đang nằm trong một quốc vĩ đại Mỹ. Dù có tổng thống, có "nội các" nhưng không có công an cảnh sát như ở Việt Nam . Nếu ở Việt Nam , lôi thôi là công an nó bắt nhốt ngay. Nhưng ở đây không có công an, không có nhà tù nên toàn dân muốn làm gì thì làm, muốn chửi ai cũng được, đội nón thân cộng, việt công, tay sai cho cộng bưng bô cho cộng, cứ "vô tư" mà nói, không sợ ai cả. Đôi khi các tổng thống của Việt kiều cũng bị ghép cho là việt cộng luôn, tổng thống không dám lên tiếng cải chính. Bản lên tiếng của cô lên diễn là "ngay lập tức các Trumpike vào thể hiện thái độ ngay". Thái độ chia xẻ với cô thì ít nhưng thái độ "con qủy nái, nấm độc, hồ đồ, vô ơn, ăn cháo đá bát, con nhãi ranh, tay sai cộng sản, qủy cái... thì nhiều vô kể. Tôi biết cô là người Công giáo như tôi, cô nên thông cảm và chịu đựng. Cô cứ xem đó là những bông hoa tô thắm thêm đẹp cho con đường đang tranh đấu tự do dân chủ của quê hương. Tôi hy vọng lần sau cô nên cẩn thận hơn. Người dân trong nước Việt Nam tại Mỹ kỳ lắm. Nếu viết đúng ý họ thì là bạn, được khen ngợi, bất đồng với họ thì trở thành thù, họ đánh cho te tua. Tôi cũng mong những người không đồng quan điểm hảy đón nhận những đóng góp của cô trên diễn đàn, là những biểu lộ chân thành khi cô được hưởng cái cây tự do ngọt ngào trên đất nước nầy. Ai cũng có những lầm lỗi, nhất là những lầm lỗi của những người con vừa mới sinh hoạt trong cộng đồng chúng ta. Nếu chúng ta qúa nặng lời với họ thì sự cách xa giữa người cùng chiến tuyến, sẽ càng ngày càng xa hơn. Trong cộng đồng Houston của chúng ta có một nhân vật cùng chiến tuyến với cô Như Quỳnh trước đây, nay quy hàng địch, quay sang tấn công cô khá nghiệt ngã. Nếu không thì cô Như Quỳnh đã có thêm một chiến hữu bên cạnh. Thật đáng tiếc.
Cầu chúc cô và gia đình bình an và vui vẻ để chờ đón đại lễ Phục Sinh sắp tới. Tôi hy với lời cầu nguyện toàn dân trên toàn thế giới, con virus Carona 19 sẽ chết đi. Chúa sẽ Phục Sinh trong vinh quang, thay thế cái chết của con virus khiếp đảm nầy.

HS-Nguyễn Phi Thọ
Mùa đại nạn con virus Chinerona
Houston 25-3-2020

Virus và thế giới

LOÀI NGƯỜI RUNG ĐỘNG VÀ XÃ HỘI SUY SỤP VÌ THỨ XOÀNG XỈNH NHỎ NHOI

Một thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi, kích thước siêu nhỏ, tên là coronavirus đang xáo trộn hành tinh. Một thứ gì đó, không nhìn thấy được, đã đến đây đặt ra luật của nó. Nó đặt lại mọi thứ thành vấn đề và đảo lộn mọi trât tự đã được thiết lâp. Moi thứ đang bi sắp xếp lai theo kiểu khác, cách khác.
Điều các cường quốc phương Tây không làm được ở Syria, Lybia, Yemen... thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (ngưng bắn, đình chiến..)
Điều quân đội Algeria không làm được, thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (Hirak đã chấm dứt....)
Điều các nhà đối lập chính trị không làm được, thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (lùi ngày bầu cử)
Điều doanh nghiệp không làm được, thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (hoàn trả thuế, miễn thuế, cho vay lãi bằng không, quỹ đầu tư, giảm giá nguyên liệu chiến lược...)
Điều các chiếc áo vàng và công đoàn không làm được, thứ xoàng xỉnh nhỏ nhoi kia đã đạt được (giảm giá bán xăng dầu, tăng quyền lợi xã hội....)
Bổng nhiên, người ta thấy trong thế giới phương Tây nhiên liệu xuống giá, ô nhiễm giảm, mọi người bắt đầu có thời gian, nhiều đến mức không biết làm gì với nó. Cha mẹ bắt đầu tập tìm hiểu con cái, con cái tập sống nhiều hơn với gia đình, công việc không còn là ưu tiên, du lịch và tiêu khiển không còn là chuẩn mực của một cuộc đời thành đạt.
Bổng nhiên, trong thinh lặng, chúng ta quay về với nội tâm của mình và thông hiểu giá trị của các từ đoàn kết và sự dễ tổn thương.
Bổng nhiên, chúng ta nhận ra tất cả đang trên cùng một chiếc thuyền, giàu nghèo gì cũng thế. Chúng ta biết chúng ta đã cùng nhau vét sạch ngăn kệ trong các cửa hàng và bệnh viện đang đầy ắp người và tiền không còn mảy may quan trọng. Rằng chúng ta đều có cùng căn cước là con người đối mặt với coronavirus.
Chúng ta nhận ra trong nhà để xe, những chiếc ô tô cao cấp đang phải nằm im vì không còn ai được ra đường nữa.
Chỉ cần một vài ngày để vũ trụ này xây dựng được bình đẳng xã hội, điều mà trước đây không thể hình dụng được.
Nỗi sợ đã xâm chiếm mọi người. Nỗi sợ đã đổi phe. Nó đã bỏ rơi người nghèo để sang ở với người giàu có và quyền lực. Nó đã làm cho những người này nhớ lại bản chất con người và tính nhân văn của họ.
Mong rằng điều này sẽ giúp hiểu ra sự dễ tổn thương của con người, vốn vẫn tìm cách lên Sao Hỏa mà ở và vốn vẫn cho rằng mình đủ giỏi để nhân bản con người với mong mỏi được trường sinh bất tử.
Mong rằng điều này sẽ giúp nhìn ra được giới hạn của sự thông minh của con người khi đối mặt với sức mạnh của thiên nhiên.
Chỉ cần vài ngày để điều xác tín trở thành điều bất định, sức mạnh trở thành sự yếu ớt và quyền lực biến thành tình đoàn kết và sự phối hợp ý chí.
Chỉ cần vài ngày để châu Phi trở thành châu lục an toàn. Điều tự huyển hoặc trở thành điều dối trá.
Chỉ cần vài ngày để nhân loại ý thức được rằng mình chỉ là làn hơi và hạt bụi.
Chúng ta là ai? Giá trị của chúng ta là bao? Chúng ta làm gì được trước con virus này?
Hãy nhìn thẳng vào sự thật trong khi chờ hồng ân của Thượng Đế.
Hãy tự vấn về bản chất người trong bối cảnh "toàn cầu hóa" đang bị coronavirus thách thức.
Hãy ngồi nhà và suy nghĩ về đại dịch này.

Thursday, March 26, 2020

Ném đá và cái nhìn, chưa phải là toàn cầu!

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị ném đá cẩn thận vì đã viết Hoa Kỳ không phải là một quốc gia vĩ đại.
Keep cool.
Đó chỉ là một ý kiến, có thể sai, có thể thiển cận, nhưng không có gì nguy hiểm,  đến nỗi phải đánh tới tấp.
Một ý kiến, có thể đồng ý hay không đồng ý, và nói tại sao. Đó là cơ hội để trao đổi, trình bày quan diểm của mình, làm sáng tỏ vấn đề. Cái đó gọi là sinh hoạt dân chủ.
Không có gì khẩn trương, bởi vì nước Mỹ không bị đe doạ, về thanh danh, về uy tín , về an ninh quốc phòng, chỉ vì có người nói nước Mỹ không vĩ đại.
Phê bình, chỉ trích lãnh đạo cũng là chuyện rất thường trong một xứ dân chủ. Đúng hay sai là chuyện khác, có thể tranh luận không cần biến thành một cuộc săn người;
Hãy thử dịch câu nói của NNNQ sang tiếng Anh, đưa cho bất cứ người Mỹ da trắng nào, chắc rất ít người phẫn nộ như người Việt. Có lẽ họ chỉ mỉm cười.
Nước Mỹ, nếu vĩ đại, chính là vì họ chấp nhận và tôn trọng tự do ngôn luận, tự do suy nghĩ, kể cả những suy nghĩ tào lao nhất.
Hầu như tất cả những nhà văn lớn nhất của Hoa Kỳ, từ Truman Capote, Norman Mailer tới Philipp Roth, Toni Morrison, Paul Auster, James Ellroy đều chỉ trích nước Mỹ, nhiều khi thậm tệ. Họ không phải là những kẻ thù của nước Mỹ. Họ không bị coi là những người ghét Hoa kỳ, trái lại, họ là những người đóng góp nhiều nhất cho Hoa kỳ thấy rõ khuyết điểm của mình để cải thiện.
Tại tất cả những quốc gia dân chủ, chuyện chỉ trích những cái xấu của chính mình là  môn thể thao quốc gia.
Tại Pháp, những cuốn sách kiểu ‘’Le Mal Français’’ đếm không xuể.
Tại Anh, Ý, Bắc Âu, Nhật, Hàn những cuốn sách lột trần cái tệ hại của văn hoá địa phương, của con người bản xứ, đều là best sellers.
Không ai đòi treo cổ tác giả.
Vô địch thế giới về môn này là nước Đức. Sau đệ nhị thế chiến, số lượng sách báo tố khổ cái xấu, cái ác của người Đức trong thời đại nazi, cái khía cạnh đen tối của mỗi người Đức, có thể gom lại thành một thư viện lớn. Và trong số các tác giả, những trí thức, triết gia, nhân sĩ uy tín nhất.
Chỉ cần đọc vài trang của Nietzsch chỉ trích Thiên Chúa giáo một cách tàn tệ, nhưng vẫn được trọng vọng như một triết gia lớn, trong một quốc gia có truyền thống Thiên Chúa Giáo, đủ thấy mức độ trưởng thành của dân tộc Đức.
Đó chính là cái làm cho nước Đức vĩ đại, nếu có thể dùng chữ vĩ đại để nói về một quốc gia, bất cứ quốc gia nào.
Viết  vậy, không phải so sánh NNNQ với những tên tuổi vừa kể, chỉ để nói tư do phát biểu là động lực cải tiến ở một xứ văn minh;
Tại Pháp, quyền tự do tư tưởng là quyền căn bản của dân chủ. Hơn cả quyền tự do ngôn luận, họ đi xa hơn nữa, có cả quyền gọi là ‘’droit de blasphème’’ ( quyền báng bổ, chỉ trích các tôn giáo ).
Nếu tôi nhạo báng một Phật Tử, một người theo đạo Do Thái, Thiên Chúa giáo, tôi có thể bị lôi ra toà về tội mạ lỵ cá nhân, nhưng tôi có quyền chỉ trích một tôn giáo, bởi vì mỗi tôn giáo là một lý thuyết, là chân lý với người này, nhưng không nhất thiết là chân lý với người khác.
Nhiều triết gia, trí thức Pháp nghĩ nước Pháp đang đánh mất cá tính của mình, tự do tư tưởng của mình từ khi, trước áp lực, trước sự đe doạ của khủng bố Hồi giáo, đã tự kiểm duyệt, không dám chỉ trích Hồi Giáo nữa.
Khi tất cả mọi người nghĩ như nhau nghĩa là không ai suy nghĩ gì nữa. Chúng ta đang đặt một chân vào chế độ độc đoán.
Tôi nói chuyện này với hai, ba người bạn, có thể gọi là trí thức. Tất cả đều đồng ý, nhưng khuyên đừng viết ra, để khỏi bị vạ lây. Hay mất lòng với những người bạn của mình, rất đông. Tóm lại lợi ít, hại nhiều. Đó là cái túi khôn của người Việt.

Wednesday, March 25, 2020

Update từ virus Corona: Virus này mang bản chất của Tàu-BK

Đại dịch VH là điều cảnh báo cho nhân loại trước hiểm họa bành trướng của Tàu-BK bởi virus Corona mang bản chất của Tàu-Tập: ko phân biệt bất cứ đường biên giới nào (sự thật rành rành ở Biển Đông cũng như việc dời/lấn các cột/đường ranh biên giới tiếp giáp giữa 2 nước và những mưu đồ khác trên toàn lãnh thổ VN), và cũng sát hại ko từ bất kỳ ai dù là người tốt hay kẻ xấu (ko chỉ các chiến sĩ trong cuộc chiến biên giới hay Gạc Ma)... Nó chỉ biết đến sự tồn tại của nó và sự gia tăng/sinh sôi nảy nở của chúng nó mà thôi.

Update: Tự phòng chống virus Corona ở ta theo quan điểm của người trong ngành y

Việc lây nhiễm bằng cách người này phun nước bọt vào người kia thì không thể lây lan nhanh và nhiều được. Thực tế là con corona nó tồn tại trong khí dung, dưới dạng sương mù, lơ lửng sẵn trong không khí, chờ người ta hít thở thì theo luồng hơi thở mà bay vô mũi, họng. Dù cho bạn có đeo năm bảy lớp khẩu trang, hễ mà bạn còn thở thì nó còn có cơ hội xâm nhập. Đó là điều chắc chắn. Đừng quan tâm đến giọt to, giọt nhỏ gì hết. Biết cái đó cũng vô ích. Cứ còn thở là còn khả năng dính virus.
Do đó ở những quốc gia lạnh lẽo, mù sương, không gian kín, showroom, phòng họp gắn máy lạnh, xe điện ngầm, xe hơi, xe bus, khoang máy bay, cafeteria, siêu thị máy lạnh... chính là môi trường lý tưởng cho virus rong chơi và lây lan.
Hãy cám ơn Trời Đất vì Việt Nam thuộc xứ nóng, khô ráo, không có mù sương để dung chứa bọn virus trong không khí. Trừ những trường hợp người mang mầm bệnh mới nhập khẩu từ vùng dịch về, hỉ chưa sạch mũi, ho chưa sạch đàm, vi rút còn bám trong cổ, trong mũi thì có khả năng lây. Còn thì virus sẽ tự động tiêu biến trong môi trường không khí ở Việt Nam, nhất là từ miền Trung đến miền Nam.
Nhắc lại không thừa:
1. Tiêu diệt không gian sống của virus: nắng, gió, muối biển... Phòng ốc phải mở cửa và xài quạt xoay. Không được đóng cửa và mở máy lạnh dù trời nóng. Trong không gian này, bảo đảm với bạn tìm không ra một nửa con virus. Nếu ở gần biển thì tắm biển, nếu không gần biển thì phơi nắng tối thiểu 10 phút.
2. Phá "ổ đẻ" của virus bằng cách vệ sinh mũi, họng, miệng. Giả dụ bạn lỡ có hít trúng một trự virus vào mũi, nó sẽ phải tạm trú vùng mũi họng một thời gian để làm ổ trong tế bào niêm mạc khoảng năm bảy ngày nhằm nhân bản dân số lên trăm tỷ con mới. Virus phải chui vào tế bào ký chủ, mượn bộ máy nhân bản gen của tế bào để sản xuất virus mới. Đây mới chính là sự ghê gớm của virus. Thời gian ủ bệnh này khá lâu và nó ẩn náu ở vùng mũi họng. Do đó bạn phải làm sạch mũi họng bằng cách hỉ mũi, ho, khạc, súc họng bằng đủ loại nước sát trùng, nhỏ mũi, xịt họng... để tống khứ đám cô hồn virus ra khỏi mũi họng dù rằng không thấy nó đâu. Tất nhiên khi ra ngoài không khí nó sẽ chết.
3. Cũng làm sạch mũi họng, nhưng bằng cách xông hơi. Xông bằng lá xông, tinh dầu, sauna, steam bath... Hơi nước và độ nóng đó sẽ vào mũi, họng, kích thích tăng tiết chất nhầy, chất nhờn, phá ổ vi rút... Những tế bào niêm mạc mũi đang làm ổ cho virus bị hư hại do hơi nóng của nước cũng đồng thời phá ổ sàn xuất của siêu vi. Do vậy cho người già một nồi lá xông là ô kê. Thanh niên thì cứ tắm hơi, steam bath, sauna... Ông bà ta từ xưa không biết virus là gì, chỉ biết bị mắc dịch, mắc gió, bị trúng gió độc... và có đối sách bằng cách điều trị dân gian là nồi lá xông cực kỳ hữu hiệu.
4. Ăn uống lành mạnh nhiều vitamin, nhiều acid amin để tăng cường sức đề kháng. Uống nhiều nước lá sả, lá chanh, gừng... để làm ấm cơ thể. Virus ưa hư, hàn thì ta đối trị bằng thực, nhiệt. Các thức ăn có nhiều màu sặc sỡ như cà chua, cả rốt, đậu ve, bông cải... chứa nhiều vitamin, rất tốt cho sức khỏe. Uống nước nóng cũng góp phần phá ổ virus vì làm tổn thương các tế bào đang bị virus xâm chiếm.
5. Tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh mà cơ quan y tế đã khuyến cáo: khẩu trang, tiệt trùng, tránh đám đông...
(Hãy share với tốc độ nhanh hơn virus!)

Bs Phan Xuân Trung

Update: Trải nghiệm với Covid-19 của 1 cô gái VN ở Anh

Mình bị nhiễm corona
Triệu chứng:
1: 4 ngày đầu rát họng, húng hắng ho, nhưng có thể nhịn đc. Chẳng khác cúm bình thường. Mà mình vốn viêm họng đi viêm họng lại cả 2 tháng nay chưa hết. Vẫn ngồi hóng hớt chuyện corona quanh vũ trụ mà không nghĩ mình bị. Vì mình chuẩn bị nai nịt tỷ tỷ thứ để cách ly dịch bệnh bên ngoài, ko ra ngoài khi thấy dịch bắt đầu bùng mạnh ở Anh. Không sợ tí nào.
2: 3 ngày sau đau nửa đầu bên phải. Mắt muốn rụng ra ngoài vì đau. Đau dã man. Chưa từng bị như thế. Xem triệu chứng của mấy người từng bị, họ bảo đau đầu thôi, chứ chưa ai nhấn mạnh là nó khủng khiếp thế. Có bà bác sĩ Anh kể kinh nghiệm, ví nó như đau đẻ, mình chưa đẻ nên cũng không hình dung ra. :((, mà ai nghĩ giống đau đẻ nhưng ở trên mắt trên đầu.:((
Thực sự rất rất đau, nhưng 3 ngày này cổ họng mình lại không rát và mình ko hề ho, nên nghĩ ko phải bị corona đâu. Đến ngày thứ 3 đau đầu mình không chịu được nên đi hỏi xung quanh 2 bạn từng bị corona ở Thuỵ sĩ và ở Anh. 2 bạn đều bảo dấu hiệu giống hệt. Sau 3 ngày sẽ đỡ, nên mình tưởng là mình có bị thì cũng qua ải rồi. Vẫn bình tĩnh ngồi mắt nhắm mắt mở chém gió fb với chị em, dù đầu đâu như búa bổ. Đau ở hốc mắt phải, đỉnh đầu, sau gáy, 3 điểm này cứ nhấp nháy thay nhau đau, có lúc cả 3 điểm cùng nháy, thốn kinh khủng khiếp. Mình có sốt và uống giảm đau. Mấy ngày này sốt buổi sáng thôi.
3: Ngày hôm qua là ngày đáng sợ nhất. Mình không thở được bình thường. Không thể nằm xuống vì nằm là không thể thở được. Bật hệ thống thông khí rồi mở cửa sổ nhưng trong suốt 2 tiếng sốt cao nhất ý, mình như bị nhốt trong phòng kín yếm khí, cố hít lấy hít để mà không đủ. Đầu bớt đau nhưng thêm vào đó là đau ở tim và phổi, 2 quả thận tê tái đau buốt. Sốt rất cao và liên tục. Lúc này bắt đầu lo lắng hoảng loạn vì không thể thở đc, mình nhắn tin cho con bạn đang là bác sĩ tuyến đầu chữa corona ở Vietnam. Nó bảo không ổn rồi, tuần thứ 2 là tuần nguy hiểm nhất, mà triệu chứng của mình là phải chụp phổi với điều trị ngay rồi. Thế là gọi 999 cấp cứu. Mềnh tưởng đc nhấc đi ngay nhưng 6 tiếng sau mới có người gọi lại để xác nhận triệu chứng xem còn nặng như lúc đầu gọi không. Cách đây 2 tiếng họ mới cử 2 bác sĩ đến lấy máu và đo nhiệt độ.
Mềnh rơm rớm nước mắt kể không thở được và đau phổi đau tim, nhưng họ bảo tình trạng của mình vẫn tốt hơn rất nhiều người nên ở nhà cách li và uống giảm sốt thôi. Họ ngồi vỗ về cho mình bình tĩnh lại rồi 1 tiếng sau mang kết quả đến và tình nguyện viên liên lạc để cung cấp nhu yếu phẩm. Ai cần chứ, mì tôm với gạo tôi tích đầy kho từ hồi dịch bùng ở china cơ :(((
Vấn đề ở đây là cách chữa trị. Mình là người Vietnam, từ bé cứ sốt cứ ốm là téng viên thuốc kháng sinh nặng thì khỏi. Nên cơ thể cứ ốm phải uống kháng sinh mới khá hơn. Trong khi ở tây, như thằng cháu David, nó mà ốm là mẹ nó lột trần chỉ cho mặc si líp, rồi uống siro ho cho cơ thể tự đề kháng. Hôm trước hôm sau nó lại nghịch như giặc. Không giống mình bé mà ốm là lăn lóc cả tuần. Nên lần này tên chồng mình chữa cho mình đúng bằng cách uống giảm sốt với ăn súp gà, nước chanh như bác sĩ bên này khuyên :(((. Rõ ràng hắn mang bệnh về mà chả bị đau ốm gì, trong khi mình không thở được.
Vì vậy mình quyết định nghe theo bạn mình uống kháng sinh và vỗ cho long đờm ở phổi. Quả nhiên ọe ra đc 1 ít, thấy hít thở cũng thông thoáng hơn. Hiện tại mình như cây thông noel, :(( mỗi phút lại nháy đau ở 1 chỗ, nhưng không đau kinh khủng như trước và thở tốt hơn.
Nghĩ lại ngày hôm qua mà sợ, thảo nào có ông già ở bên Anh bị corona khóc tu tu livestream chào tạm biệt mọi người. Vừa đau vừa không thở được, cảm giác teo đến nơi rồi ý :(((

Copy của Do Ha một cô bạn FB đang ở Anh

Định dạng kẻ gây đại họa

Tại sao virus corona không 'sống' nhưng rất khó tiêu diệt?

Sau nhiều tỷ năm tiến hóa, các loại virus học được cách “tồn tại dù không có sự sống” - chiến lược hiệu quả đáng sợ khiến chúng trường tồn, không ngừng đe dọa loài người.

Virus SARS-CoV-2 chết người đã khiến cuộc sống toàn cầu bị đình trệ chỉ là một cụm vật chất di truyền, bao quanh là các protein hình gai nhô ra có bề dày 1/1000 sợi lông mày, trông giống như vương miện (vì vậy có tên “corona”, có nghĩa vương miện).

Chúng như những thây ma vật vờ (zombie), gần như không có dấu hiệu của sinh vật sống. Nhưng ngay khi chúng đi vào đường thở của con người, virus lại kích hoạt, tấn công tế bào, nhân ra hàng triệu bản.

Cách thức hoạt động của SARS-CoV-2 có thể được coi là “thiên tài”, theo bình luận của Washington Post: xâm nhập vào cơ thể người và trước khi con người có triệu chứng thì chúng đã sinh sôi nhanh chóng và lây sang người khác.

Chúng gây hại, tàn phá phổi, gây tử vong ở một số bệnh nhân, nhưng chỉ gây triệu chứng nhẹ ở những người khác, vì vậy chúng luôn có thể lan rộng.

Các nhà nghiên cứu đang chạy đua tìm cách chế thuốc chữa và vắcxin phòng bệnh, nhưng họ đứng trước một loài virus đáng gờm.

Ở ngoài “giả chết”, vào cơ thể người lại kích hoạt

Virus đường hô hấp thường xâm nhập, sinh sôi ở hai nơi trong cơ thể. Hoặc là ở mũi và họng, nơi chúng lây mạnh hơn, hoặc là ở phần dưới của phổi, nơi chúng sẽ khó lây lan nhưng lại dễ gây tử vong.

Nhưng virus corona chủng mới SARS-CoV-2 lại như hai loại trên gộp lại. Chúng sống ở phần trên của đường hô hấp, để từ đó lây dễ dàng cho nạn nhân tiếp theo sau mỗi tiếng ho, hắt hơi. Nhưng ở một số bệnh nhân, virus mới có thể đi sâu xuống phổi, dẫn đến tử vong.

Như vậy, SARS-CoV-2 có cả khả năng lây lan của cúm thông thường lẫn sự chết chóc của “họ hàng” nó là SARS, vốn gây dịch bệnh ở châu Á năm 2002-2003.

Nhưng khác với SARS, SARS-CoV-2 có tỷ lệ tử vong thấp hơn. Đổi lại, triệu chứng sẽ biểu hiện ít hơn, lâu hơn so với SARS. Như vậy người nhiễm SARS-CoV-2 thường đã lây cho người khác trước khi biết mình nhiễm.

Nói cách khác, SARS-CoV-2 có đủ sự lén lút để lan ra toàn thế giới.

Các loại virus là thủ phạm gây những dịch bệnh nguy hiểm nhất trong 100 năm trở lại đây: các dịch cúm 1918, 1957 và 1968, SARS, MERS và Ebola. Cũng như virus corona, các virus trên đều có nguồn gốc động vật, đều mã hóa vật chất di truyền trong các chuỗi ARN.

Bên ngoài cơ thể của vật chủ, các virus loại ARN như vậy thường “án binh bất động”. Chúng không có dấu hiệu của sự sống như trao đổi chất, di chuyển hay sinh sản. Và chúng có thể “yên vị” như vậy khá lâu.

SARS-CoV-2 thường bị xuống cấp trong vài phút hay vài giờ bên ngoài vật chủ, nhưng một số hạt phân tử có thể vẫn còn khả năng lây lan lâu hơn - chẳng hạn 24 giờ trên bề mặt bìa, hay thậm chí tới ba ngày trên bề mặt nhựa và thép không gỉ.

Năm 2014, một virus đóng băng 30.000 năm, được các nhà khoa học phát hiện và hồi sinh lại, vẫn có thể lây cho một amíp (một dạng sự sống đơn bào).

Bật - tắt giữa sống và không sống

Sau khi vào vật chủ, chúng dùng các protein bao quanh mình để “mở khóa” và xâm nhập các tế bào, rồi dùng các cơ chế nội bào để tập hợp các vật chất cần thiết rồi tiếp tục nhân đôi.

“Chúng như có khả năng bật - tắt giữa sống và không sống”, Gary Whittaker, giáo sư virus học tại Đại học Cornell, nói với Washington Post. Ông mô tả virus là thực thể lai giữa hóa chất và sinh học.

Các chủng virus corona như SARS-CoV-2 là một trong nhiều họ virus loại ARN. Trong số các loại virus loại ARN, virus corona có kích thước lớn hơn và có những cơ chế phức tạp hơn.

Một trong những cơ chế “ưu việt” đó bao gồm các protein “soát lỗi”, cho phép chính virus corona sửa lỗi trong quá trình nhân bản. Nhờ vậy, chúng sinh sôi nhanh hơn vi khuẩn thông thường, nhưng vẫn không nhân bản lỗi để rồi bị “chết yểu”.

Khả năng thích ứng nói chung giúp các mầm bệnh thích nghi môi trường mới, lây từ loài này sang loài khác. Các nhà khoa học tin rằng SARS bắt nguồn từ dơi và lây cho người thông qua con cày hương bán ở chợ. Virus SARS-CoV-2 hiện nay cũng có thể có nguồn gốc từ dơi, và được cho là lây cho người qua vật chủ trung gian.

Chống SARS-CoV-2 với hệ miễn dịch và thuốc kháng virus

Khi vào trong tế bào, virus có thể nhân 10.000 bản của chính mình trong vòng vài giờ. Sau vài ngày, người nhiễm bệnh sẽ có hàng trăm triệu phân tử virus trong chỉ vài giọt máu.

Sự sinh sôi mạnh mẽ của virus khiến hệ miễn dịch phản công, tiết ra các hóa chất. Thân nhiệt tăng lên, gây triệu chứng sốt. Các “binh đoàn” bạch cầu kéo đến vùng nhiễm virus. Các phản ứng này khiến người bệnh bị ốm.

Andrew Pekosz, nhà virus học tại Đại học John Hopkins, so sánh virus như một tên cướp phá hoại.

Hắn vào nhà của bạn, ăn đồ ăn của bạn, dùng bàn ghế của bạn, rồi đẻ ra 10.000 đứa bé. “Phá tan tành ngôi nhà”, ông nói.

Thật không may, con người chưa có nhiều cách chống lại những tên cướp này.

Hiện nay, đối với vi khuẩn, hầu hết thuốc kháng khuẩn hoạt động bằng cách can thiệp vào cơ chế của vi khuẩn. Chẳng hạn, penicillin, loại kháng sinh phổ biến nhất thế giới, sẽ “chặn đứng” loại phân tử mà vi khuẩn dùng làm tường tế bào.

Nhờ vậy mà penicillin có tác dụng thần kỳ khi được đưa ra mặt trận trong Thế chiến II, chống được hàng nghìn loại vi khuẩn. Hơn nữa, tế bào con người lại không dùng loại phân tử trên, nên chúng ta có thể dùng penicillin một cách an toàn.

Nhưng virus khác với vi khuẩn. Chúng không có cỗ máy, tế bào riêng, nên chúng hoạt động thông qua tế bào của con người. Protein của chúng cũng là protein của con người. Những thuốc có thể diệt virus cũng sẽ gây hại cho chúng ta.

Vì lý do này, các loại thuốc kháng virus thường phải “ngắm bắn” một cách rất cụ thể và chính xác, theo nhà virus học tại Đại học Stanford Karla Kirkegaard.

Thuốc kháng virus cần phải nhắm đúng các loại protein mà virus cần dùng trong quá trình sao chép. Những protein này là đặc thù ở mỗi loại virus, đồng nghĩa với việc thuốc chữa loại virus này khó dùng cho loại virus khác.

Tệ hơn, vì virus tiến hóa khá nhanh, nếu các nhà khoa học tìm được thuốc chữa, cũng khó có tác dụng lâu dài. Đó là lý do vì sao giới khoa học phải liên tục phát triển thuốc mới để điều trị virus HIV, và vì sao bệnh nhân phải uống một dạng “cocktail”, tức trộn lẫn một vài loại thuốc kháng virus, để cùng một lúc trị một vài biến thể virus.

“Y học hiện đại liên tục phải theo kịp các biến thể virus”, bà Kirkegaard nói.

Riêng SARS-CoV-2 vẫn là dấu hỏi. Mặc dù hành vi của chủng này khác với họ hàng của nó là SARS, dường như không có khác biệt giữa loại protein hình gai bao quanh ngoài SARS-CoV-2 và SARS.

Hiểu được những protein này là điều then chốt trong việc phát triển vắcxin, theo Alessandro Sette từ Viện Miễn dịch La Jolla ở California.

Nghiên cứu trước đây về SARS cho thấy protein bao quanh SARS là thứ khiến hệ miễn dịch phản ứng. Trong một nghiên cứu công bố tuần này, ông Sette cho thấy điều tương tự cũng đúng với SARS-CoV-2.

SARS-CoV-2 càng giống SARS, giới khoa học càng lạc quan

Điều đó đem lại sự lạc quan, theo ông Sette, vì cho thấy phương hướng của các nhà khoa học hiện nay là nhắm vào protein để nghiên cứu vắcxin là đúng đắn. Cụ thể, nếu con người tiếp xúc với một phiên bản, cơ thể sẽ được “tập huấn” để nhận dạng, và phản ứng sớm hơn.

“Như vậy, virus corona chủng mới không phải quá ‘mới’”, ông Sette nói.

Một điểm lạc quan nữa là nếu SARS-CoV-2 không khác nhiều so với họ hàng SARS, thì có nghĩa SARS-CoV-2 không tiến hóa quá nhanh. Như vậy các nhà khoa học sẽ có thời gian phát triển vắcxin và bắt kịp.

Trong khi chờ tới lúc đó, vũ khí tốt nhất mà chúng ta có để chống lại virus corona là các biện pháp y tế cộng đồng, như xét nghiệm và duy trì khoảng cách xã hội, cùng với “người gác cổng” cần mẫn là chính hệ miễn dịch của chúng ta, theo bà Kirkegaard từ Đại học Stanford.

Một số nhà khoa học còn lạc quan về một điều nữa: nằm ở chính loại virus này.

Dù có cơ chế hoạt động “thiên tài” và hiệu quả, thậm chí khả năng gây chết người như vậy, “virus không thực sự muốn giết chúng ta. (Nếu không gây tử vong) thì sẽ tốt hơn cho chúng, tốt hơn cho số lượng virus, khi chúng ta vẫn khỏe mạnh”, theo bà Kirkegaard.

Các chuyên gia cho rằng, từ góc độ tiến hóa, mục tiêu cuối cùng của virus là vừa lây lan rộng nhưng chỉ tác động nhẹ nhàng lên vật chủ - tức làm một “vị khách” không mời nhưng lịch sự, thay vì một tên cướp phá hoại. Lý do là nếu vật chủ tử vong nhiều như SARS hay Ebola, virus cũng sẽ không còn vật chủ để lan truyền tiếp.

Virus không gây tử vong mạnh mà chỉ có tác hại nhẹ là loại có thể tồn tại mãi mãi. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy loại virus gây Herpes môi (mụn rộp môi) đã tồn tại theo con người trong 6 triệu năm. “Đó là loại virus quá thành công”, bà Kirkegaard nói.

Nếu nhìn dưới góc độ tiến hóa như vậy, virus corona chủng mới SARS-CoV-2 dường như còn khá “ngây thơ” khi đang lây lan và làm nhiều người tử vong, mà không biết rằng có cách khác “nhẹ nhàng” hơn để tồn tại lâu dài, Washington Post bình luận.

Nhưng qua thời gian, ARN của virus sẽ dần thay đổi. Có thể đến một ngày, không xa, nó sẽ trở thành một trong những chủng cúm mùa thông thường, nổi lên mỗi năm, khiến chúng ta ho, hắt hơi, chứ không có gì nghiêm trọng hơn, theo Washington Post.

Trọng Thuấn (Zing.vn)

Virus corona: ‘Đâu phải tại Trung Quốc’

Jonathan London
Đại học Leiden, Hà Lan
Có lẽ chúng ta cần vượt qua lối nói chung chung “Đại dịch này là do Trung Quốc”. Ta cần chỉ mặt đặt tên ai mới chính là kẻ có tội. Một đất nước có bao giờ làm gì đâu, chỉ có những con người và nhóm người cụ thể, như Hitler, đảng Quốc xã, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Kissinger, Pol Pot…mới là những kẻ đã gây ra sự việc. Không phải quốc gia Rwanda, mà chỉ một số người cụ thể mới chính là những kẻ đã thực hiện tội ác diệt chủng. Đúng vậy. Chỉ một số kẻ ở Trung Quốc, phe nhóm của ông Tập Cận Bình và chính ông ta, đã cố tình giấu nhẹm thông tin và dập tắt những nỗ lực chống dịch kịp thời để rồi mãi cho đến nay ta vẫn không biết rõ thực chất điều gì đã xảy ra.
Quá trễ mất rồi? Riêng tôi, tôi nghi ngờ cái tuyên bố của họ rằng là “không có ca nào mới”. Không phải chính quyền Bắc Kinh (mà cụ thể là Tập Cận Bình) cũng luôn khăng khăng rằng là làm gì có vụ Thảm sát Thiên An Môn và hơn triệu người Duy Ngô Nhĩ bị cầm tù, rằng là toàn bộ vùng biển Đông Nam Á đều “thuộc về” Trung Quốc đó sao. Ngây dại gì mà tin! Mặc cho họ có tuyên truyền nhồi sọ giỏi đến đâu, dù là bằng cách Trung Quốc Nhật Báo (China Daily) nhét tiền “bẩn” vào miệng mấy tờ báo Mỹ hay đăng quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội Facebook, vốn đang bị cho là suy đồi đạo đức, chúng ta cần phải buộc những thế lực hủ bại chịu trách nhiệm.
Cũng vậy, chúng ta cần phải chỉ rõ tội trạng “lập lờ đánh lận con đen” của ông Donald Trump (không phải của nước Mỹ) và trách nhiệm của Trump đối với những phản ứng tệ hại chết người của nội các Trump nói riêng và chính quyền liên bang nói chung. Hơn hết, ta cần phải truy vấn tại sao hệ thống y tế công ở Mỹ và cả ở nhiều nước châu Âu, vốn đáng lẽ là rất hiệu quả và hiện đại lại trở nên vô dụng khi đương đầu với đại dịch. Sự chuẩn bị xã hội và ngân sách công đâu rồi? Đã tiêu tán cho chiến tranh Iran, Afghanistan, gói giải cứu tài chính năm 2008, cắt giảm thuế cho giới siêu giàu hay đang nằm đâu đó trong những tài khoản ngân hàng bí mật. Năng lực của nhà nước đã và đang ở mức nào?
Quá trễ mất rồi, trễ ít nhất là cả một thế hệ! Điều không bao giờ được quên Nhưng quan trọng là ta phải nhận ra rằng để cho đại dịch này xảy ra như hôm nay là tội lỗi của ông Tập Cận Bình và phe đảng sùng bái ông ta. Sự thật là nếu như các nhà chức trách ở Vũ Hán quản lý hiệu quả những khu chợ động vật hoang dã tiềm ẩn đầy dịch bệnh, vốn được cho mở lại trong suốt 17 năm (những 17 năm!) kể từ dịch SARS 1, và phản ứng một cách có trách nhiệm với những mối nguy hiểm cụ thể từ tháng 11 và 12/2019 và suốt cả tháng một năm 2020, thì chúng ta đã không phải chứng kiến hàng ngàn người đang chết, và có lẽ là hàng triệu người sớm sẽ phải bỏ mạng trên khắp thế giới.
Hàng triệu người trên thế giới nhiều khả năng sẽ chết vì sự sai lầm của Tập Cận Bình trong công tác quản lý chợ và trong việc đã đàn áp phản ứng hiệu quả, kể cả việc cố tình cho phép hàng ngàn chuyến bay đi khắp nơi được khởi hành từ tâm dịch. Đây là điều chúng ta không bao giờ được quên!
Chúng ta phải vạch mặt chiến dịch của chế độ Tập Cận Bình vốn đang ra sức ‘lòe’ cả thế giới về tuyên bố đại thắng dịch bệnh, tuyên bố về năng lực siêu phàm, đang nhìn xuống khinh mạn các nước đang chết dần và suy sụp về kinh tế lẫn xã hội trong cơn đại dịch mà chính chế độ hủ bại mà ông ta dung dưỡng, gây ra.
Cũng đừng ảo tưởng Chúng ta đương nhiên cũng không quên rằng cũng có một số người Trung Hoa Đại Lục chân chính, kể cả một số đảng viên trong đảng của Tập và hàng ngàn người Trung Quốc khác, đã cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo và tiến hành những biện pháp y tế cộng đồng hiệu quả. Chính họ cũng đã bị bịt miệng và thậm chí đang chịu cảnh tù đày. Ta cũng không nên ảo tưởng rằng những giá trị Khổng giáo hay độc đoán ít nhiều lại hiệu quả hơn trong việc dập dịch.
Đài Loan và Hàn Quốc là những xã hội dân chủ. Khổng giáo, như Lưu Hiểu Ba đã chỉ ra, là nguồn nguy hiểm chết người vì chính nó tạo điều kiện cho sự đàn áp một cách có hệ thống và đẫm máu, như vụ Thảm sát Thiên An Môn 1989 và việc bôi xóa sự kiện này khỏi lịch sử. Chính Khổng giáo đã góp phần tạo ra một nền văn hoá cúi đầu đang dung dưỡng sự bất tài, dối lừa và tàn bạo hiện nay. Khả năng hợp tác vì lợi ích cộng đồng trong thời bình cũng như thời kỳ khủng hoảng cần phải có mức độ tín nhiệm xã hội nhất định, vốn đôi khi cao hơn ở Đông Á và một vài nước dân chủ xã hội Châu Âu so với những nơi khác.
Sô-vanh cộng sản, Khổng giáo và hành động cần làm? Chúng ta cần hỏi tại sao người Đài Loan và người Hàn Quốc sống trong những xã hội dân chủ và người Trung Quốc lục địa, người Singapore và Hồng Kông sống dưới những chế độ có phần độc tài hơn, lại có thể phối hợp với nhau khi cần vì lợi ích chung nhưng lại ít nhiều không hiệu quả trong việc giảm thiểu rủi ro đối với sức khoẻ cộng đồng (chẳng hạn như Trung Quốc vẫn để cho môi trường bị ô nhiễm chết người, vẫn tiêu thụ chất melamine, sản xuất và xuất khẩu thuốc men và thức ăn độc hại hay như việc tạo điều kiện dẫn đến điều được cho là dơi lây bệnh sang người…) Cần phải có câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng này, nếu như chúng ta còn muốn sống trong một thế giới an toàn hơn.
Chúng ta cũng cần phải hỏi tại sao những người lên tiếng cảnh báo lại tiếp tục bị bịt miệng để rồi hệ quả là rủi ro lan rộng. Nếu vị bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng và vị bác sĩ người Mỹ Helen Chu, những người sớm phát hiện ra dịch bệnh đang lan rộng ở nước họ mà không bị đàn áp thì chúng ta đã ở tình thế tốt hơn bây giờ. Cả hai, cũng như tất cả chúng ta, đều là nạn nhân của chủ nghĩa sô-vanh sùng bái tinh thần bè phái cực đoan. Nói cách khác, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng như việc đổ lỗi cho toàn bộ các quốc gia không giúp giải quyết được vấn đề. Tương tự, ca ngợi thể chế độc đoán hay ‘văn hoá Khổng giáo’ là một điều vô nghĩa. Đủ rồi, hãy thôi đi! Thay vì vậy, hãy buộc những người có chức quyền phải chịu trách nhiệm. Hãy lên tiếng nói ủng hộ, bỏ phiếu và đòi hỏi một chính phủ minh bạch, có trách nhiệm và hiệu quả. Hãy nhớ người đàn ông vô danh đứng trước bánh xe tăng ở quảng trường Thiên An Môn ngày đó. Hãy nhớ Rosa Parks*! ---------- Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu xã hội học và chính trị đang giảng dạy tại Đại học Leiden, Hà Lan. * Rosa Louise McCauley Parks (1913 - 2005) là một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi. TS Jonathan London muốn đi tìm tận gốc những ai phải chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19.

copy từ FB của anh Quang A

Đại dịch VH ở châu Âu: Vì sao nước Ý rơi vào tình trạng bi thảm hiện nay?

Bạn tôi sống ở Lombardy và vài chuyện kể...
LỜI THỐNG THIẾT CỦA 1 BÁC SĨ GIỮA Ổ DỊCH KHỦNG KHIẾP CỦA Ý: ”HÃY HÀNH ĐỘNG NGAY: PHONG TỎA ! ”
Tôi có người bạn quí (TL) đang ở Lombardy (Ý). Chúng tôi quen nhau khi cùng dự một khóa huấn luyện về quản trị DN vừa và nhỏ tại Turino (Ý) trong 3 tháng. Về nước, bạn ấy sáng lập một tổ chức thiện nguyện hoạt động ở Đà Nẵng cùng người chồng Ý. Họ đi về VN-Ý 50/50 thời gian. Lần này thì họ đang ở Ý mà nhà họ ngay ở Lombardy, cách Milan 40km. Đôi khi sốt ruột cho bạn, tôi nghĩ (hơi sai sai?): Quá nhọ! Lựa cửa tử thần mà về! Chúng tôi nói chuyện với nhau hàng đêm. Cô bạn tôi không thở than. Chỉ kể chuyện, giọng nhắn tin khá trầm tĩnh. Người Ý khác mình lắm chị, đứng trên lầu nhìn xuống sân, đang phong tỏa mà họ vẫn ôm nhau, hôn má nhau, thấy thương mà khiếp. Ba má bạn và cả bạn bè chết, tin dồn dập mỗi ngày, đọc thấy cáo phó thì điện thoại chia buồn vì chôn chân trong nhà rồi. Ngày nào cũng nghe tiếng còi cấp cứu hụ to chạy ngang, biết xe đi “lượm” xác chết...
Chiều nay, TL gửi cho tôi đường link bài báo mới nhất và một trang mang cảm động. Bài báo đây, có những thông tin quan trọng. BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ TẠI BV LOMBARDY: “ĐỪNG NGHĨ CHỈ CÓ NGƯỜI GIÀ MỚI NHIỄM. 50% BỊNH NHÂN Ở ĐÂY LÀ NGƯỜI TRẺ”.
Ở một bệnh viện mà người chết như rạ, bác sĩ Emanuela Catenacci, khu chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Cremona - Lombardy. nói với đài truyền hình Sky News của Anh. "Chúng tôi biết chuyện gì xảy ra. Các nước hãy hành động ngay, phong tỏa thật chặt nếu muốn cứu người!” Còn bác sĩ Leonor Tamayo thì nói: tất cả nhân viên y tế chúng tôi đã bị choáng ngợp bởi "cơn sóng thần" bệnh nhân ập đến. Bệnh viện đã hết chỗ để cất giữ thi thể và buộc phải gửi trong một nhà thờ gần đó. Rồi ông kể về công việc: "Chúng tôi ở đây 12 giờ một ngày. Chỉ về nhà trong vài giờ và quay lại đây để làm việc, bởi vì quá đông bênh nhân chờ. Điều khó khăn nhất hiện nay của chúng tôi là: “Phải vật lộn để tiếp nhận bệnh nhân một cách thân thiện, bình tĩnh nhất. Và cố gắng xua tan huyền thoại sai lầm rằng chỉ có người già mới nhiễm và chết vì dịch bệnh này... "Đúng vậy đó. Năm mươi phần trăm bệnh nhân ở phòng chăm sóc đặc biệt, là những bệnh nhân nặng nhất, trên 65 tuổi. Nhưng điều đó có nghĩa là 50% bệnh nhân khác của chúng tôi là người trẻ hơn. Có "khá nhiều" bệnh nhân từ 20 đến 30 tuổi, cũng bịnh "nặng" như bệnh nhân lớn tuổi, nhưng họ thường “sống sót" nhiều hơn do có tổng trạng khỏe mạnh hơn.
NHỮNG GƯƠNG MẶT HẰN SÂU DẤU TÍCH CỦA MỘT TÌNH YÊU LỚN
Chiều nay, TL lại gửi cho tôi một trang FB của một ban gái Ý tên là Tra Luce & Oscurità Cô gái này và các bạn bè dành trọn trang để cám ơn các y tá và nhân viên phục vụ ở bệnh viện. Họ ghép các bức ảnh các “nhân vật” chính (xem ảnh ở dưới) mà gương mặt bị lõm sâu các vết hằn vì đeo lâu ngày khẩu trang, kính bảo hộ... Maria Russo viết: "Thật cao cả những bạn trẻ như chúng tôi mà dám đặt cuộc sống mình vào nơi nguy hiểm nhất". Các bạn của cô tiếp tục viết: -Tôi biết trái tim bạn khó xóa đi những gì mà bạn nhìn thấy trong đôi mắt những bệnh nhân phải nhìn bạn lần cuối. -Cuộc sống chúng tôi trong tay bạn. Và tất cả các bạn trong trái tim chúng tôi. -Tôi khóc khi nhìn những vết hằn trên gương mặt mệt mõi mà cương nghị của các bạn. Chưa ai biết rằng họ trang điểm thế nào cũng không đẹp bằng nhưng vết hằn tự nhiên ngang dọc đó...
CÓ LẼ CHÚNG TA CHƯA NGHE CÁC THÔNG TIN NÀY...
TL cũng gửi cho tôi một stt của chị Lê Thúy Anh, từng làm bác sĩ ở VN và nay đang là BS ở Ý, cho rằng, về tình hình bùng phát ở Ý, đã có nhiều thông tin bị thiên kiến và bị thiếu. Thúy Anh kể một số điều mà chị cho là nhiều người chưa biết: -Chính phủ Ý đổ hàng trăm tỷ cho dịch vụ phòng trị dịch, sử dụng TT hội chợ quốc tế ở Milan làm thêm một bệnh viện dã chiến với các phương tiện máy móc hiện đại. + Cho những máy bay chuyên cơ quân đội để cấp cứu các vùng xa. + Thu nhận hàng trăm tình nguyện viên làm đường dây nóng tư vấn và cấp thông tin cho dân. + Trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ mướn cô nuôi trẻ. + Giảm thuế cho các doanh nghiệp ngừng sản xuất hay gặp khó khăn. Hiện đã có 8.000 bác sĩ về hưu tình nguyện quay lại làm việc trong cao điểm dịch. 10.000 bác sĩ, nhân viên y tế tư nhân, và lực lượng quân y hỗ trợ các phòng cấp cứu, điều trị đặc biệt. Vì sao nước Ý lâm vào tình trạng bi thảm? Tôi đọc nhiều tài liệu thấy phải giải trình nhiều mới đủ, nhưng tựu trung, tôi thấy, chính quyền chủ quan, ứng biến quá chậm trễ. Người dân thì tỉ lệ già hóa khá cao và quen sống vô tư, tự do...

Các nhân viên y tế Ý ở trung tâm điều trị đặc biệt BV 
Fb VKHanh

Tuesday, March 24, 2020

Update: Nữ bác sĩ 60 tuổi và trải nghiệm khi nhiễm Covid-19


Các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Anh đang tăng lên rất nhanh, thúc đẩy chính phủ nước này thực hiện bước đi quyết liệt trong việc chống lại sự lây lan của virus corona chủng mới.

Tiến sĩ Clare Gerada, 60 tuổi, bác sĩ gia đình ở Lambeth, Nam Luân Đôn và cựu chủ tịch của Đại học GP Hoàng gia đã thử nghiệm dương tính với virus corona vào tuần trước Gần đây, bà đã mô tả chi tiết những gì đã trải qua khi nhiễm Covid-19, và cảm giác khi virus phát triển trong cơ thể.

Tiến sĩ Clare Gerada chia sẻ: “Ban đầu, tôi nghĩ đây chỉ là cảm lạnh do đi lại quá nhiều. 3 ngày trước tôi đã bay từ New York trở về, nơi tôi đang tham dự một hội nghị về tâm thần bên đó".

Khi Clare Gerada vừa rời khỏi, New York đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Covid-19. 2 ngày sau, nữ bác sĩ bắt đầu có triệu chứng mệt mỏi, ho khan. Ban đầu những triệu chứng ho còn ít nên bà Clare Gerada chủ quan, không nghĩ mình đã nhiễm bệnh.

Nhưng ngay ngày hôm sau, họng của bà bắt đầu đau đớn khủng khiếp, cơn đau được nữ bác sĩ mô tả là như “dao cứa".

“Tôi đã nghĩ đến việc mình bị nhiễm virus corona, họng tôi đau như bị dao cứa vào và thân nhiệt nhanh chóng tăng lên. Tôi biết đó là coronavirus, vì tôi thường không bao giờ bị bệnh và mùa cúm đã kết thúc”, bà Clare cho biết.

Các triệu chứng này rõ ràng và tiến triển nhanh hơn bệnh cảm cúm thông thường. Trong vài giờ sau có các triệu chứng đầu tiên, bà Clare Gerada mất cảm giác thèm ăn, trong miệng đắng gắt khiến việc ăn uống trở nên khó chịu.

“Tôi ngã xuống giường và ngủ rất ngon vì sốt cao, nhưng tôi buộc mình phải uống nhiều nước và nước chanh. Tôi không thể uống trà vì miệng và cổ họng rất đau.

Trong vài giờ, mũi tôi đầy vết loét và tôi tưởng tượng phía sau miệng mình cũng vậy. Tất cả những gì tôi muốn làm là ngủ - tôi đã xem xét việc ghi nhật ký video, nhưng ngay cả ý nghĩ về việc cầm điện thoại dường như cũng vô cùng cực nhọc”.


 Vào  ngày 13/3, bệnh viện thông báo kết quả xét nghiệm của bà Clare Gerada dương tính với virus corona và cần phải tự cách ly tại nhà.

Trong quá trình tự cách ly, bà Clare Gerada đã uống paracetamol 8 giờ một lần. Chồng bà, ông Simon luôn chăm sóc vợ và cả 2 giữ khoảng cách an toàn với nhau. Trong nhiều ngày sau đó, tất cả những gì bà Clara có thể làm là ngủ.

“Anh ấy ngủ trong phòng dự phòng, tôi cho tất cả đồ sành sứ vào máy rửa chén và chúng tôi không dùng chung khăn tắm. Cho đến nay anh vẫn không bị ốm, mặc dù anh đã ở cùng tôi trong nhà. Một người hàng xóm đã giúp chăm sóc vật nuôi trong nhà”, Clara tiết lộ.

Khi biết mình nhiễm Covid-19, Clare Gerada không hề hoảng sợ, nhưng so sánh với triệu chứng cảm cúm thông thường, virus corona là điều tồi tệ nhất bà từng trải qua.

Sau vài ngày uống thuốc và nghỉ ngơi, sức khỏe bà Clare Gerada dần ổn định. Những cơn đau đầu qua đi, thân nhiệt giảm,... miệng bắt đầu có cảm giác và có thể ăn uống trở lại.

Bà bắt đầu từ các món ăn dễ tiêu như súp gà, món hầm,... để tăng cường sức đề kháng. Khi cơ thể có sức lực trở lại, bà ở nhà cách ly thêm và tiến hành xét nghiệm  xác nhận bản thân hoàn toàn chiến thắng Covid-19.

“Cơ thể 60 tuổi của tôi đã chiến đấu bảo vệ chống lại một loại virus mới. Tôi hy vọng những kinh nghiệm mà mình chia sẻ sẽ khiến mọi người bớt sợ hãi trước dịch bệnh và có thể giúp các bệnh nhân nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời”, bà Clara vui mừng nói.

An An (Dịch theo Dailymail)
Vietnamnet.vn-18.03.2020

Nghiên cứu văn học dân gian: Thơ của các ông

Nội dung của bài thực hiện theo chỉ đạo của Ban Nghiên cứu & Bảo vệ tư cách Nam nhi quốc gia.

KHÁI NIỆM VỀ...VỢ ! (Thơ điêu) !!! * * *...

Khái niệm "Vợ" ... khá "tù mù"
"Nghe đâu" nó thuộc phạm trù tình yêu . Nằm trong mục ... phải chi tiêu Từ nguồn hàng ngoại...nhập siêu lòng vòng !
"Vợ" - không vớt được ngoài sông Mà là lên tận ... Hà Đông ... rước về ! Với nhiều thủ tục ... nhiêu khê Nhiều người "trợ giúp" ... để "bê" cho mình !
Với ta có thể ... chưa xinh Nhưng tay hàng xóm vẫn rình ... để chôm . "Vợ" - như một dạng ... gối ôm Nhưng không cẩn thận có hôm ... sập giường .
"Vợ" - là chỗ nộp tiền lương (Nộp mà không đủ... nó tương vỡ mồm). Là nơi ổn định nguồn ... cơm Chứ không như.. phở, bia ôm bên ngoài !
"Vợ" - là một dạng ... loa đài Âm thanh khi cáu ... khó ai sánh bằng Nhiều khi ta bị gọi... "thằng" Khi vừa trước đó gọi bằng... anh yêu !
"Vợ" - là tài khoản... một chiều Quyết định các khoản: ăn tiêu ... phà đò . Khi cần ... nịnh đến "phì phò" "Nó" mới chiếu cố quẳng cho... vài ngàn !
Bình thường vợ ấm hơn chăn Nhưng khi "nó" lạnh thì băng... cũng nhì... Tóm lại ... tùy mỗi thời kì Khái niệm về "vợ" rất chi... loằng ngoằng! !!!
Lời thơ : Thanh Vịnh ! #ncctv

Monday, March 23, 2020

ĐỊNH NGHĨA VỀ CHỒNG

(Giải trí nhé cả nhà thân yêu)


Chồng là trụ cột trong nhà
Chồng là một vị đại gia rất ngầu
Chồng là một đấng mày râu
Chồng là ông cố vợ hầu quanh năm
Chồng như một ánh trăng rằm
Khi mờ - khi tỏ - khi chăm - khi lười
Rượu vào thì rất là tươi
Khi không có rượu , như người không xương
Vợ mình thì rất tầm thường
Vợ người thì bảo "Dễ thương quá trời "
Vợ nhờ thì bảo : "Bận rồi"
Gái chưa hỏi đã : "Để tôi giúp nào"
Chồng luôn thuộc đẳng cấp cao
Còn vợ thì chẳng khác nào ô sin
Chồng như là một cánh chim
Bay nhảy khắp chốn để tìm gái "ngoan"
Vợ bay thì bảo "Lăng loàn"
Ở yên trong bếp lo toan việc nhà
Chăm chồng như thể bố già
Nếu không được thế cả nhà không yên
Nếu chồng không kiếm ra tiền
Vỗ ngực chồng bảo "Không phiền đến cô"
Còn nếu kiếm được nhiều đô
Đảm bảo sẽ có nhiều bồ để bao
Với gái thì rất ngọt ngào
Với vợ động tý là TAO với MÀY
Từ xưa cho chí đến nay
Chồng luôn là một thợ CÀY tinh vi
Ở nhà CÀY hỏng bất kỳ
Nhưng sang hàng xóm CÀY phi ầm ầm
Kkkkkkk....
Bác nào thấy đúng cho em xin MỘT TRÀNG PHÁO TAY ạ.

Thơ và ảnh: Sưu tầm
#ncctv