Tôi quan niệm điểm cốt tử của cuộc sống là phải có tự do. Xem những phim về thời cổ đại La Mã, nhìn các nô lệ chèo thuyền hoặc các vũ sĩ giác đấu, tôi không hiểu tại sao họ lại thiết sống một cuộc đời như vậy.
Trải nghiệm về tự do của tôi bắt đầu từ thời thơ ấu. Lên 3 tuổi, tôi đã được đưa vào một Trại Nhi đồng, vào trại 6g30 sáng Thứ Hai và về nhà 5g chiều Thứ Bảy. Nhìn chung cách chăm sóc của Trại khá tốt và là ao ước thời đó của nhiều bậc cha mẹ, tôi biết phải có tiêu chuẩn thế nào đó mới được vào Trại. Tuy vậy cách sinh hoạt như một trại lính làm tôi có cảm giác bị cầm tù từ bé. Trong khi bọn bạn bè chạy nhảy trong vườn hoa thảm cỏ, tôi cứ bám lấy song sắt cửa Trại nhìn ra đường ao ước một cuộc sống bên ngoài. Ấn tượng lại càng kinh hoàng hơn khi cậu em họ của tôi bị các cô giam vào chuồng khỉ vì nghịch ngợm. Có thể bản thân cậu ta cũng không lấy đó làm điều, nhưng đối với tôi là một thương tổn tâm lý cho đến thời trưởng thành.
Trải nghiệm thứ hai là với cậu bạn thân nhất thời thơ ấu, năm lớp 1 hay lớp 2 gì đó. Tôi với cậu ta, vào Câu lạc bộ Thiếu niên chơi. Ngắm mấy bức tượng, tôi buột miệng quyết định "Tao sẽ làm nhà điêu khắc". Cậu bạn tôi vốn con một cán bộ cách mạng cao cấp, ông bác rất nổi tiếng, trụ cột của chế độ, thường hay nói chuyện với tôi về chính trị như Liên Xô xét lại, Trung Quốc giáo điều (với tuổi đó là hơi sớm) nheo mắt hỏi tôi "Điêu khắc có gì hay". Tôi nói tôi sẽ làm các tượng đài đẹp. Hắn hỏi tôi "Nếu người ta bắt mày điêu khắc cái gì đó, (tôi nhớ là một bộ phận tục tĩu gì đó) thì mày làm gì". Tôi nói "Tao không làm". Hắn cười "Làm gì có chuyện mày có quyền không làm" Chúng tôi không ngờ điều hắn nói là chân lý về tự do sáng tạo nghệ thuật ở VN thời đó. Cuối cùng hai thằng cãi nhau, mặt đỏ tía tai và đánh nhau bằng chân tay.
Lên trung học tôi tìm đọc về chủ nghĩa hiện sinh để xem nó xấu xa thế nào, vì ở VN lúc đó mọi sự trụy lạc xấu xa đều là do "lối sống hiện sinh". Tất nhiên đọc quan các bài trong Tạp chí Văn học và một cuốn sách của một nhà nghiên cứu là Đỗ Đức Hiểu. Phần lớn chê bai và kết tội chủ nghĩa hiện sinh nhưng cũng để "lọt lưới" vài ý mà tôi thích thú. Điển hình là khái niệm tự do. Chủ thuyết của hiện sinh lấy con người làm trung tâm chứ không phải thượng đế hay vật chất, và cho rằng con người sống là phải được tự do. Mặc dù sau đó các tác giả nói quan niệm này dẫn tới xấu xa thế nào, tôi lại vô cùng tán thưởng, và cho rằng có những con đường khác dẫn đến sự tốt đẹp. Sau đó tôi đọc Phóng Cuồng Ca của Trần Quốc Tảng thấy tư tưởng tự do của ông. Tôi cùng viết một tập thơ theo phong cách đó. Cha tôi một hôm lục được, ông gọi tôi giọng rất nghiêm trọng làm tôi sợ hãi "Thơ này của ai". Tôi nói của Trần Quốc Tảng và một số người khác, vì chưa đủ gan nói dối hoàn toàn. Không hiểu cha tôi biết mà làm ngơ hay ông tin tôi dễ dàng, nhưng chắc chắn ông lo cho tương lai của tôi với tư tưởng như vậy, ông hạ giọng nói như sách "Con nên học TQT ở tư tưởng yêu nước, tư tưởng tự do thì còn sớm quá không tốt cho con. Có lẽ con nên học khoa học tự nhiên thì mới yên ổn được." Tôi đánh bạo hỏi ông về chủ nghĩa hiện sinh. Ông nói "thực ra Tự do đã có sẵn trong khẩu hiệu Độc lập Tự Do Hanh Phúc. Vấn đề hiểu thế nào là tự do." Ông cũng giải thích thêm bằng câu hỏi "Nếu con muốn một điều phi lý như Mặt Trăng, mà không được có phải là mất tự do không." Ông thích thú trích dẫn một câu tôi không nhớ của ai "Tự do cho nắm đấm của bạn phải dừng lại ở nơi bắt đầu là mũi của người khác." Tôi biết ơn ông đã cố gắng cho tôi hiểu đúng giá trị của tự do và những bất trắc của nó.
Năm cuối cấp 3, chuẩn bị vào đại học, cậu bí thư chi Đoàn lớp tôi, một tên bị các suy nghĩ giáo điều thời đó làm méo mó một cách tội nghiệp thẳng tay phê vào lý lịch, "Vô tổ chức kỳ luật, có tư tưởng tự do". Tôi phải đến tận nhà yêu cầu cậu ta sửa. Cậu ta mặc cả để lại chữ "có tư tưởng tự do", tôi đồng ý vì thấy cũng đúng và hay hay. Sau này, có một ông đàn anh nói với tôi, có những lúc những chỗ thì lời phê này rất nặng, vì nó ám chỉ tư tưởng chính trị.
Trở lại khái niệm tự do. Theo tôi không có tự do tuyệt đối, do tự do cá nhân xung đột và có thể mâu thuẫn với tự do tập thể. Tự do phải được định nghĩa là được sống mà không bị ràng buộc bởi những điều mình không hiểu hoặc không thích. Như vậy khi hiểu được cái giá và chấp nhập ràng buộc để đạt tới những giá trị khác không phải là mất tự do. Đó là tự nguyện trả giá, vẫn là tự do.
Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)
Tuan Hoang Anh
ReplyDeleteChắc anh đã đọc cuốn sách kinh điển "Bàn về tự do" của Mill?
Aiviet Nguyen
DeleteAnh Trọng dịch?
Tuan Hoang Anh
DeleteVâng anh.
Vu Nga Quynh
ReplyDeleteA có người cha tuyệt vời quá, con thì hơi "khó trị" ạ
Aiviet Nguyen
DeleteVu Nga Quynh Anh may mắn thật Chưa bao giờ anh gặp một trí tuệ thứ hai trác tuyệt như thế
Aiviet Nguyen
DeleteNhưng cũng có đụng độ nảy lửa
Vu Nga Quynh
DeleteAiviet Nguyen Duyên trời cho ạ, nhưng anh luôn chia sẻ duyên may này với cộng đồng, e tin ông mỉm cười nơi chín suối ạ
Aiviet Nguyen
DeleteVu Nga Quynh Cám ơn e. Nhiều khi a nhớ ô vô cùng và cảm thấy cô đơn. Có lẽ phải viết một cuốn sách Cha tôi. Chưa biết là fiction hay non fiction
Tuan Nguyen
DeleteAiviet Nguyen Có thể thêm vào đó là một cuốn hồi ký về chính anh. Sẽ rất tuyệt vời, và hấp dẫn. Tôi tin là thế!
Aiviet Nguyen
DeleteTuan Nguyen Bất cứ cái gì mình viết đều có chính mình
Nguyễn Minh Tuấn
ReplyDeleteTự do nhưng phải có khuôn khổ. Ở mỗi chế độ khuôn khổ sẽ có sự khác nhau.
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Minh Tuấn Ai là người đặt ra khuôn khổ và xác định khuôn khổ thế nào?
Nguyễn Minh Tuấn
DeleteAiviet Nguyen kẻ nào có quyền thì kẻ đó đặt ra khuôn khổ. Như ở TQ đã thay đổi khuôn khổ để một ông ôm cả tổng bí thư và chủ tịch nước. Rồi còn bỏ cả thời hạn nắm giữ chức vụ ấy nữa. Nga cũng đang định bỏ qui định số lần đảm nhiệm tổng thống. Đó là khuôn khổ.
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Minh Tuấn Đúng thế
Phan Hoang
DeleteNguyễn Minh Tuấn chính cái khuôn khổ đó được dùng để đánh giá cấp độ Tự do của XH đó đấy thôi : Trq VN , BTT , Kuba luôn xếp cuối bảng .
Hoặc có thể đánh giá qua sức mạnh của Hộ chiếu .
Do Xuan Phuong
ReplyDeleteEm thấy tự do là ở biên giới giữa hai cực đoan, và đã tìm thấy bằng chứng toán học.
Tường Peter
ReplyDeleteCháu nghĩ hoặc tự do ràng buộc đạo đức hoặc đạo đức ràng buộc tự do. Chính những chuẩn mực đạo đức của con người đã đặt ra khuôn khổ cho sự tự do.
Aiviet Nguyen
DeleteTường Peter Là một khía cạnh
Đặng Văn Sở
DeleteCần xác định rõ: tự do là tự do cá nhân, Các khế ước cộng đồng (luật, lệ, điều lệ, nội quy...) đều nhằm hạn chế (tạm thời) các tự do cá nhân đó, để đảm bảo trật tự chung của cộng đồng. Khi ai đó rời khỏi cộng đồng, anh ta được hoàn toàn tự do (vậy mới có sự bỏ trốn). Tuy nhiên, muốn có tự do vĩnh viễn, thì cứ một mình ra hoang đảo sống (không hề có ai muốn)
Tường Peter
DeleteĐặng Văn Sở vậy xét về tự do tập thể thì nói vậy có đúng không ạ : " nếu có tự do thì không có bình đẳng và ngược lại nếu có bình đẳng thì sẽ không có tự do ".
Aiviet Nguyen
DeleteTường Peter Có thể đúng. Anh đang nghĩ xem liệu có ngoại lệ để đạt được cả hai không?
Đặng Văn Sở
DeleteTường Peter Tự do và bình đẳng đều có nghĩa tương đối. Có khái niệm bình đẳng trong tập thể, không có khái niệm bình đẳng cá nhân, có khái niệm tự do cá nhân, không có khái niệm tự do tập thể.
Aiviet Nguyen
ReplyDeleteTôi từ xưa đến nay làm gì cũng có 2,3 phương án lựa chọn. Khi mình có thể lựa chọn tức là mình tự do. Nhưng cũng phải trả giá bằng nhiều lần nỗ lực của người khác
Nguyễn Thành Nam
Deletechuẩn anh, tự do là quyền dc lựa chọn
Phan Hoang
DeleteAiviet Nguyen đó vẫn ko phải Tự do thật sự khi 3 phương án đó đã bị hạn chế Tự do .
Ví dụ khi ta chọn học ĐH 1972 chỉ được chọn trong nước còn đi học nước ngoài trong phe xhcn là do trên cho phép với các điều kiện phải trên 21 điểm thi , đoàn viên , lý lịch ko " đen " ...
Còn bây giờ con ta có thể chọn mọi trường trên TG
Aiviet Nguyen
DeleteNguyễn Thành Nam Vậy nỗ lực chỉ để có nhiều lựa chọn hơn để tự do hơn?
Aiviet Nguyen, Mọi nỗ lực để đến độc lập thật sự, tức là ko lệ thuộc. Sau đó là sự lựa chọn của tự do.
DeleteAn Nguyen
ReplyDeleteVề việc các nô lệ tại sao lại phục tùng thì nó đơn giản là ai cũng có ít nhất một người thân hoặc một thứ gì đó mà họ quan tâm hơn cuộc sống hiện tại nên họ ko thể muốn chết là chết, muốn phản kháng là phản kháng ạ.
Peter Nguyen
ReplyDeleteEm khám phá ra muốn tự do thì phải nhìn ra được giới hạn
Thảo Trần
ReplyDeleteChủ đề hay quá bác ạ. Trong cuốn Bàn về tự do của John Stuart Mill có 1 câu tự do miễn không phương hại đến người khác. Chỉ một câu đó, soi đến hiện nay cũng nhìn thấy bao vấn đề.
Aiviet Nguyen
Delete"Giới hạn tự do cho nắm đấm của bạn kết thúc ở chỗ mũi của người khác bắt đầu".
Võ Lộc
ReplyDeleteThưa bác theo Kantz thì giáo dục chính là 1 sự tướt đoạt tự do rồi
Tước đoạt tự do để nuôi dạy ra con ng tự do ( đó là nghịch lý của giáo dục )
Aiviet Nguyen
DeleteQuan niệm tự do tuyệt đối là như vậy. Có hai bài nhạc rất hay của ban nhạc rock The Wall về hệ thống giáo dục ngục tù. Mặt khác giáo dục vẫn cần thiết. Điều đó có nghĩa là phải có một định nghĩa tự do phù hợp. Như ở trên tôi nói "tự do là không bị ràng buộc vào những điều mình không hiểu". Giáo dục nhồi sọ làm mất tự do ở yếu tố "không hiểu". Nếu giáo dục sáng tạo, tuy cũng có ràng buộc, cam kết với điều mình hiểu rõ, thì vẫn có tự do đấy chứ.
quyền lực và tự do.
ReplyDelete*Bất kì quyền lực nào đều có sự tự do để thể hiện ý chí (giữa cá nhân vs cá nhân vs nhóm vs nhóm)
*kẻ nào có quyền lực, thì dễ thể hiện sự tự do của mình.
vd: "mạnh hiếp yếu" , "thích làm gì thì làm" và sẵn sàng thiết lập quy tắc hành xử ( luật pháp, đao đức) để bảo vệ, vi phạm hoặc tước đoạt tự do khác.
*kẻ cho mình có quyền hưởng tự do chỉ có thể tự do nếu như không va chạm đến lợi ích khác, không tác động đến tự do khác (lý tưởng).
*cá nhân ấy bị xem là "vứt bỏ sự tự do của mình" và bị can thiệp mạnh mẽ khi lợi ích của người khác bị cá nhân ấy tác động.
- tự do không có nghĩa là công bằng, ngay cả đạo đức cũng mang tính phi nhân, thiên vị.
*quyền lực luôn đánh giá bằng sự tự do.
*tự do là thứ mà muốn có nhiều thì quyền lực cũng phải thật nhiều. vd: muốn cơ thể có sức mạnh, thì phải tập luyện, tích lũy nhiều hơn.
( góc nhìn cá nhân ạ)
Aiviet Nguyen
DeleteQuyền lực cũng chưa chắc đã là tự do. Người phụ thuộc vào quyền lực phần lớn làm nô lệ cho nó và không có lựa chọn để thoát khỏi nó. Giống như cưỡi hổ vậy. Và có rất nhiều giá phải trả.
Đặng Văn Sở
DeleteMột ông Vua của 1 nước được coi là có quyền lực vô biên, nhưng vẫn không có tự do: Vua phải làm nô lệ cho từng lời nói của mình (nhất ngôn quân tử, tứ mã nan truy). Nếu vua nói mà không giữ lời, thì không còn là vua nữa, hết cả quyền lực.
Hoang Nguyen Ngoc
ReplyDeleteEm thấy "các nô lệ chèo thuyền hoặc các vũ sĩ giác đấu" vẫn cần phải sống.
Vì họ có hy vọng ngày mai sẽ có tự do, hay thế hệ sau này sẽ có tự do.
Cuộc sống của họ, do vậy vẫn phải khen ngợi, vì họ sống cho ngày mai.
Mà trong lịch sử, loài người có Nô Lệ và Nông Nô rất nhiều.
Biết bao nhiêu con người ngày nay là con cháu của họ.
Aiviet Nguyen
DeleteCái khổ là vũ sĩ giác đấu phần lớn không có hy vọng có tự do. Spartacus mới chỉ cho họ hy vọng đó. Họ chỉ còn đủ tâm lực để hy vọng sống sót qua từng cuộc đấu để tối đó có bữa cơm ngon.
Tran Thi To Nga
ReplyDeleteEm cũng yêu tự do
Aiviet Nguyen
DeleteTran Thi To Nga Phụ nữ thường không thích tự do mà cũng khó tự do
Tran Thi To Nga
DeleteAiviet Nguyen
Vâng đúng thế
Hơn nữa em lại hèn
Tran Thi To Nga
DeleteNhưng vẫn yêu tự do
Tự do luyến ái có khi lại là điều cấm kỵ. Nhưng nó mang lại hạnh phúc vì với phụ nữ chỉ có hạnh phúc khi yêu và được yêu (theo GEORGE SAND).
Delete