Nếu tạm tính độ tuổi của những người đang làm việc gì đó từ 20 đến 65, thì họ bắt đầu được thụ hưởng nền giáo dục và đào tạo của xã hội từ 59-14 năm về trước. Nếu cơi nới thêm vài năm nữa cho những người vẫn còn đủ sức khỏe mà vẫn còn làm việc thì đa số chúng ta là sản phẩm của giáo dục và đào tạo sau năm 1945. Phần lớn những người lãnh đạo đất nước, người giữ trọng trách trong các ngành nghề và tổ chức xã hội là được đi học sau 1954, khi nước ta dù bị chia cắt làm 2 miền nhưng ít nhiều đã có độc lập tương đối vì không còn ngoại bang trực tiếp đô hộ; còn lực lượng lao động chính của xã hội thì đa số bắt đầu đi học sau 1976 khi đất nước đã thống nhất và sự độc lập tương đối có vẻ cao hơn trước đó. Trong số đó, có một phần tinh hoa của đất nước đã được đào tạo ở nước ngoài: đa số ở các nước XHCN trước đây, một số ít là ở các nước không XHCN và gần đây ngày càng nhiều ở các nước tiên tiến phương Tây.
Nhưng ngày nay cứ đụng tới đâu thì cũng đầy rẫy bất cập, chê nhiều hơn khen và thành tích thì dường như dễ bị ngụy tạo hoặc lạm dụng. Xã hội hiện hữu chê bai nhiều nhất là ngành y dược và ngành giáo dục-đào tạo. Như vậy, cả lãnh đạo - nơi đề ra các cơ chế, quyết sách; lẫn cấp kế cận - tổ chức triển khai; lực lượng lao động chính - thực thi; - vốn là các sản phẩm của các nền giáo dục và đào tạo nói trên - là còn nhiều vấn đề chưa ổn, mà tập trung là vào 2 ngành được xã hội quan tâm nhất. Nói cách khác, các nền giáo dục và đào tạo nói trên trước đây là có khiếm khuyết khi tạo ra các sản phẩm như vậy, chứ không phải chỉ mới gần đây thì giáo dục và đào tạo hay y dược mới bị coi là xuống cấp.
Không có nhiều ý nghĩa lắm khi truy nguyên thêm về trước, nhất là vào năm 1945 hơn 95% dân ta là mù chữ thì khó mà bàn gì nhiều về giáo dục và đào tạo thời xa xưa. Có thể nói, đại đa số chúng ta là những sản phẩm có nhiều khiếm khuyết của các nền giáo dục và đào tạo vốn xuất thân và chịu ảnh hưởng đáng kể từ thể chế chính trị đã được lựa chọn. Vì vậy, những gì chúng ta đang gặp phải ngày nay là hệ quả tất yếu của một quá trình và không có gì phải quá ngạc nhiên.
Có lẽ thì giáo dục và đào tạo ở ta, cũng như tất cả các ngành nghề khác, nên phải hướng tới đối tượng là con người Việt, không phải chung chung mà là con người như những thực thể cá nhân và không cá nhân cụ thể nào bị bỏ qua cả. Vậy thì suy cho cùng con người Việt cần những gì? Ngoài mẫu số chung nhân loại thì chắc đâu đó người Việt phải cần có những đặc thù riêng nào đấy, không thì các nội dung và phương pháp giáo dục và đào tạo dù tiên tiến tới đâu cũng sẽ không thích ứng và kém hiệu quả đối với xứ sở này.
Nôm na thì là những gạch đầu dòng nào?
Tôi dám chắc là nếu đầu tư công sức và không tham lam cầu toàn thì cũng đưa ra được ít nhiều những thứ mà người Việt cần để có thể hướng tới được một nền giáo dục và đào tạo khả dĩ chấp nhận được.
Đôi khi, tôi cứ nghĩ tếu táo rằng nếu như số đông chúng ta - vốn dĩ là những sản phẩm có khiếm khuyết - mà bớt quan tâm tới giáo dục và đào tạo hay y dược đi một tý thì có thể 2 ngành đấy có khi lại phát triển lành mạnh hơn chăng?
Vì ít nhất không phải lo đối phó, che chắn và luôn luôn là nhiều thử nghiệm không cần thiết...
Như Hùng
Vì cmVN là thay đổi tất cả, lấy nông dân là tầng lớp cốt lõi, chi phối mọi mặt từ văn hóa - giáo dục đến hệ thống tổ chức/quản trị của chính quyền để thiết lập các quy định mới (ko thể gọi là chuẩn mực) với mục đích định hình 1 hình thái xh khác, nên tôi ko ngạc nhiên khi thấy nó đã thất bại thảm hại ntn ở VN hiện nay. Xét cho cùng, sự thất bại này cho thấy: kết quả chỉ là quay lại thời kỳ của cường hào ác bá và quan lại PK đời mới. Thua cả thời kỳ kế tiếp thời Pháp thuộc là giai đoạn VNDCCH và VNCH cho đến 1975.
ReplyDeleteVà vì thế mà Trần Đĩnh đã gọi diễn biến này là "Đèn Cù" chăng?
Dui Nguyen: Nguyễn Cao Bình,
DeleteMình đ/ý với bạn là c/m đã lấy nông dân làm cốt lõi nên đã xây dựng được chế độ "PK" kiểu mới. Về quê thấy các cán bộ địa phương ngày nay còn ác bá gấp 100 lần những quan lại PK mà chúng ta được học trong trường.
Bá Bình Nguyễn: Dui Nguyen Chuẩn
DeleteDui Nguyen, quê ngoại của mình ở An Hữu (Mỹ Tho/Tiền Giang) cũng vậy!
DeleteHai LE: Theo quy định mới thì người học đại học chính quy, tại chức, hàm thụ, từ xa đều ghi chung là tốt nghiệp đại học. Việc làm này đúng là lập lờ đánh lận con đen, chất lượng giáo dục đã thấp, lại càng tồi tệ hơn.
ReplyDeleteCái đáng sợ không phải là bằng giả, bằng dởm mà đáng sợ nhất hiện nay là HỌC GIẢ BẰNG THẬT( HGBT mọi cấp từ đại học đến tiến sỹ). Nạn HGBT đang tàn phá đất nước, chẳng khác gì nạn sửa điểm, nâng điểm, chạy điểm hàng tỷ đồng để lọt vào đại học.
Hai LE, dân gian có câu: “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” là thế.
DeleteHai LE: Phần lớn họ có học gì đâu nhưng có tiền nên " biếu" thầy cô là có bằng. Cá nhân tôi thì nên bỏ các hình thức đào tạo này vì thực tế gần như không có chất lượng mà chỉ là trò chơi hoàn chỉnh bằng cấp để thuận lợi cho việc " quan lộ". Nhiều người chẳng biết học khi nào, ở đâu... mà bây giờ thấy đề "Giáo sư, Tiến sỹ".
DeleteThật sự, cm VN đã hy sinh xương máu của nhiều thế hệ chỉ để đổi lấy tương lai "tươi sáng" cho 1 tầng lớp 'ngồi mát ăn bát vàng', trục lợi bất chấp mọi hậu quả bởi ích kỷ và tham lam.
ReplyDeleteỞ TQ và LX, cũng như trên các nước xhcn khác cũng có những vấn đề tương tự. Nhưng, ko như Cuba, VN là 1 ví dụ tiêu biểu của sự thối nát.
Peter Nagy: ÁLATFARM- thể hiện đặc sắc nhất ở VN- hơn 40 năm trước đọc sách này, nay càng nghiệm thấy như vậy!
ReplyDeleteYour Affiliate Profit Machine is waiting -
ReplyDeleteAnd making money online using it is as easy as 1..2..3!
Here are the steps to make it work...
STEP 1. Tell the system what affiliate products you want to promote
STEP 2. Add PUSH BUTTON traffic (it LITERALLY takes 2 minutes)
STEP 3. Watch the affiliate products system grow your list and sell your affiliate products all by itself!
Are you ready to start making money???
Get the full details here