Sunday, March 1, 2020

Dự án Manhattan cho Việt Nam

1. Mấy hôm nay tôi cứ lẩn thẩn nghĩ về việc đề xuất một dự án Manhattan cho Việt Nam. Dự án Manhattan phù hợp với VN vì có thể thay cho các chiến lược toàn diện, nhưng không bao giờ thực hiện, hoặc đầu voi đuôi chuột. Năng lực quản lý và khoa học công nghệ là một việc. Bản thân các nhà khoa học hàng đầu trong dự án Manhattan cũng chưa có kinh nghiệm quản lý trước khi vào dự án. Cách quản lý của dự án là một bước nhảy lượng tử. Phần sau của dự án khi Ed.Teller đứng ra chỉ huy tiếp tục, không có sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu, chứng tỏ dự án có thể vừa thực hiện vừa đào tạo trong thời gian ngắn. Mặt khác đa số các nhà khoa học ở giai đoạn 1 là các nhà khoa học đến từ bên ngoài nước Mỹ.

2. Dự án Manhattan đầu tư lớn và ít bị hệ thống hành chính sách nhiễu. Cái đó đúng là ưu thế, do dự án có nội dung liên quan tới chiến tranh, sống còn. Tuy vậy, khi đó, thế thua của Đức đã rõ, và phần lớn dự án tiếp tục sau khi Phe Trục đã thất trận. Tôi cho rằng điểm sáng của dự án là quyết tâm chính trị của cả tầng lớp lãnh đạo nước Mỹ và của cả những người thực hiện (cả một thế hệ tinh hoa).

3. Sáng hôm qua, tôi có một cuộc nói chuyện dài và bổ ích với một đại gia, tuy không phải top 10, thậm chí top 20 trong danh sách đại gia VN (chắc đâu đó 20-40) về chuyện này. Nhưng anh đã từng trong top 10, và là một trong những người có học thức nhất trong giới doanh nhân. Và thiếu anh thì ngành CNTT VN trong 20-30 năm trở lại đây sẽ chán ngắn, cho dù không phải lúc nào anh cũng đúng. (Nhiều người lúc nào cũng đúng, mà chán ngắt và không làm ra ích lợi). Anh cho rằng VN không có năng lực tiến hành các dự án trung bình nhỏ, thì không có khả năng thực hiện các dự án lớn. Anh đề nghị phong trào (dự án??) toàn dân (giống như trong chiến tranh). Chẳng hạn AI toàn dân (nhà nhà làm trí tuệ nhân tạo).

4. Ngay lúc đó tôi cố gắng hiểu ý tưởng này nên chưa suy nghĩ tới phản biện. Nghĩ thêm một chút thấy không chắc phong trào toàn dân với dự án (chưa nói tới dự án Manhattan) có cùng mục tiêu và có thể thay thế nhau. Tất nhiên nếu có phong trào toàn dân mà thành công như Bình dân học vụ, hay Toàn dân kháng chiến,... thì hay quá. Nhưng cũng có những phong trào Toàn dân làm thép, hay Toàn dân diệt chim sẻ. Tôi chưa nói Toàn dân AI khả thi thế nào. Nhưng dự án Manhattan là vấn đề huy động tầng lớp (cả một thế hệ) tinh hoa, sau đó mới tới việc đào tạo mở rộng cho các kỹ sư trẻ tài năng, có tác động đến phát triển công nghiệp, kinh tế, xã hội. Tôi nghĩ bắt đầu bằng xây dựng tầng lớp tinh hoa là cần thiết, nếu cần thì ghép thêm bên ngoài vào.

5. Tôi nghĩ điểm nổi bật của dự án Manhattan là tính cohenrence (Có người dịch là đồng bộ, dễ lẫn với synchronousness. Có thể tạm dùng "đồng pha" tuy chưa thích lắm. Đồng tâm thì hơi nhạy cảm). VN ta đúng là yếu về tính phối hợp, tầng lớp (mới lốm đốm da báo) tinh hoa thì chủ yếu vừa tinh tướng vừa bạc nhược, nói cao nhưng khó bàn việc lớn, cần chắt lọc, cô đặc, lại càng cần có dự án Manhattan, thay vì nói không làm được.

6. Tìm nhiệm vụ cho dự án mới khó. Ta hô hào hiện đại hóa, công nghiệp hóa hay ứng dụng CNTT, cải cách hành chính, đều không ăn thua. Dự án Manhattan có nhiệm vụ rất đơn giản "chế tạo bom hạt nhân", trong hoàn cảnh chiến tranh, nên dễ tạo đồng thuận, không bị truyền thông bóp méo và nói ngả nói nghiêng. Mặt khác tiêu chí của dự án không thể là một sự nghiệp hay tên một công nghệ trừu tượng, không có mục tiêu cụ thể, làm không biết bao giờ xong. Mục tiêu cũng không thể là một công cụ, phương tiện. Hiện nay tôi đang suy nghĩ hai hướng "Cuộc sống của người Việt" và "Make in Việt Nam" (nghĩ cho cùng cũng không phải là ý tưởng tồi ở chỗ cực dễ hiểu). Chọn cái nào có lẽ không quan trọng bằng việc liệu nó có đánh động vào mọi ngành, huy động được mọi sức mạnh, chấn hưng dân trí (tinh hoa) và trấn nhiếp được truyền thông hay không (tôi không muốn dùng từ thuyết phục).

7. Tôi và anh bạn nói trên cũng nói về việc kích thích lòng tự ái, hay tự tôn, như của Trung Quốc "A century of humiliation" (Thế kỷ bị chà đạp), hay của Việt Nam " Tám mươi năm nô lệ". Anh nói đó là một cái lò xo đã bật ra. Người Việt chỉ còn tự ái vặt, không còn cảm thấy nhục nhã, đau xót vì thua kém, nghèo đói, dốt nát để cùng nhau hành động thiết thực. Tôi nhớ có một nhà kinh tế nào đó đã nói "Việt Nam có 3 vấn đề lớn: Nghèo đói, Trung Quốc và Nghèo đói" (Vietnam has three big problems: Poverty, China and Poverty). Anh nói như thế có nghĩa China chỉ là một thứ ám ảnh tâm lý, Poverty mới là vấn đề căn cội.

Nguyễn Ái Việt (DEBRECEN.vidi72)

1 comment:

  1. Do you understand there's a 12 word phrase you can communicate to your man... that will trigger intense feelings of love and impulsive appeal to you deep within his chest?

    That's because hidden in these 12 words is a "secret signal" that triggers a man's impulse to love, worship and protect you with his entire heart...

    12 Words Will Trigger A Man's Desire Impulse

    This impulse is so built-in to a man's genetics that it will drive him to try better than ever before to do his best at looking after your relationship.

    As a matter of fact, fueling this influential impulse is absolutely mandatory to getting the best possible relationship with your man that once you send your man one of these "Secret Signals"...

    ...You'll immediately notice him open his mind and heart to you in a way he haven't expressed before and he will identify you as the only woman in the galaxy who has ever truly attracted him.

    ReplyDelete