Wednesday, October 30, 2019

VN trong quan hệ với TQ và Mỹ

VIỆT NAM RỒI SẼ THẾ NÀO ?

Nhiều bạn đọc chat riêng hỏi tôi bối cảnh Mỹ-Trung như thế thì Việt Nam rồi sẽ thế nào ? Tôi đặc biệt quý trọng những bạn trẻ vừa học tập, lao động nghiêm túc vừa thức đến nửa đêm để hỏi tôi những câu hỏi như vậy.

Trước tiên, phải nói rằng Việt Nam đã bị “tụt hạng” về kinh tế và chính trị trên cái nhìn quốc tế. Các bạn ủng hộ đảng CSVN không cần phản biện tôi. Hãy để dành sức lực để giúp đảng cải thiện đánh giá của Moody”s và các tổ chức xếp hạng về hộ chiếu.

Hãy tập thói quen tự nhìn lại mình khi có lời phê bình, hơn là đã vội vã cho rằng đó là phiến diện. Với các tổ chức quốc tế, họ luôn tin nhau hơn là tin chúng ta. Chúng ta cãi nhau để coi ai trong chúng ta sai cũng không quan trọng, quan trọng là cái đúng đó giải quyết được vấn đề gì cho uy tín quốc tế của Việt Nam.

Một số bạn khác có vẻ khoái chí khi việc tôi nói đảng sẽ và cần có đoàn đi Mỹ cấp Chủ tịch nước đến nay vẫn chưa diễn ra và cho là tôi dự đoán sai hoặc thiếu thông tin. Tôi sai cũng không sao, cái chính là năm nay nếu Việt Nam không có đoàn đi Mỹ thì mới là không hay cho đất nước.

Trump đại đế hẳn nhiên không khoái việc ông đã đến Việt Nam hai lần, gửi một bức thư, đưa ra lời mời chính thức cho hai đời Chủ tịch nước mà vì lý do nào đó đảng CSVN không cử đoàn đi. Hãy chú ý rằng để thúc đẩy dân chủ Hong Kong thì tư bản đã có kế hoạch chi tiết từ 10 năm trước, nhưng Joshua Wong vẫn phải đi Mỹ và EU.

Dù cho Mỹ và đảng CSVN có đi đêm hay có bất kỳ kế hoạch hậu trường gì thì các hoạt động ngoại giao chính trị ban ngày cũng cần thực thi để tạo tư thế chính trị và cái khung pháp lý cho các hoạt động ban đêm. Người ta mời mình đi vì chính lợi ích của mình trong đó mà không đi thì tư thế quốc tế ngày càng xuống thấp mà thôi.

Thế thì câu hỏi tiếp theo là đến nay chưa có đoàn đi Mỹ thì đảng CSVN có còn quan tâm đến ngoại giao với tư bản nữa không thì câu trả lời là có. Hãy nhìn việc Bộ Công An đang phải ráo riết điều tra vụ 39 người Việt chết trong container để thấy rằng trong đảng vẫn còn có người làm việc và lo lắng cho hình ảnh quốc gia. Nghĩa là trong đảng vẫn có những người lo ngại việc tư bản xếp Việt Nam vào nhóm các nước dung dưỡng cho hoạt động buôn người.

Thế thì sớm muộn năm nay đảng CSVN cũng phải có đoàn đi Mỹ. Người ta nói rằng Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không đủ sức khỏe để đi. Đúng là ông có yếu hơn khi tiếp đoàn lãnh đạo Lào. Nhưng câu hỏi đặt ra là ông Trọng vốn rất kín kẽ và chặc chẽ trước truyền thông, thế thì ai là người để những hình ảnh đó thể hiện ra.

Nếu ông đi đứng không nổi thì ai quyết định để ông đứng giữa sảnh đón khách một mình, cách người gần nhất vài mét sau một hàng ghế chắn ngang. Với khoảng cách đó thì không ai đỡ kịp nếu ông Trọng yếu chân mà té ngã. Ông Trọng mà khinh suất như vậy thì đã không ngồi 2 ghế cho đến hôm nay.

Mỹ vươn lên hàng số 1 vì họ luôn đặt ra các khả năng, trong khi chúng ta thường chạy theo những tin tức do đảng đưa ra. Chúng ta nghe tin tức của một người và hiểu về người đó là hai chuyện khác nhau.

Bàn cờ Mỹ-Nga-Trung-EU đang rất phức tạp. Nga vừa tuyên bố chính thức mới nhất hôm qua là “Nga sẽ không liên minh quân sự với Trung Quốc” khi ngoại trưởng hai nước gặp nhau. Như vậy cho thấy Putin ủng hộ kế hoạch ép Tập phải thoái vị của Trump. Vấn đề đặt ra là đảng CSTQ và Tập đang thể hiện ra là Trung Quốc sẽ theo giải pháp đó. Nhưng câu hỏi tiếp theo là liệu đảng CSTQ và Tập không thực hiện thỏa thuận vào Đại Hội 20 của họ tới đây thì sao ?

Mỹ và Trump hẳn nhiên hiểu rõ câu nói “đừng nghe... hãy nhìn....” nên họ sẽ có bài toán dự trù cho phương án Trung Quốc và Tập bẻ kèo, nhưng đó là việc của họ. Việc của Việt Nam là một khi hai bên bẻ kèo nhau thì Việt Nam cần làm gì ? Lúc đó đi Mỹ liệu có kịp hay không. Muốn người khác giúp chúng ta một cách hữu hiệu tối đa thì việc đưa cho cho họ lý do chính đáng và cây gậy càng sớm càng tốt.

Nếu năm nay đảng CSVN không có đoàn đi Mỹ thì tôi sai, cũng không sao cả. Quan trọng nhất là Đài Loan, Hong Kong đã đi mà Việt Nam không đi.

H.M

Tuesday, October 29, 2019

Về 1 đất nước Bắc Âu


Người đàn ông đeo kính ngồi ở giữa trong ảnh là Sauli Niinisto – tổng thống Phần Lan.
Hôm 6-10 vừa rồi, ông đến hội chợ sách ở thành phố Turku. Ông đến một mình, không thấy vệ sĩ, để nghe một cuộc nói chuyện về bình đẳng tổ chức tại hội sách.

Vào đến nơi hơi trễ, toàn bộ ghế ngồi không còn, ông ngồi bệt xuống bậc tam cấp lối đi giữa mọi người, tay cầm sách và nghe.

Không ai để ý ông cả. Đến khi bức ảnh này lên mạng thì mọi người mới biết. Còn thêm tấm ảnh khác nữa: ông đi mua sách như mọi người, mua một chồng sách ôm không xuể. Nhiều người bình luận hình ảnh này chỉ có ở Phần Lan.

Phần Lan cũng là quốc gia phát triển bậc nhất dựa trên nền tảng văn hóa, văn hóa đi trước, kinh tế theo sau.

Phần Lan một quốc gia bị tàn phá nặng nề sau thế chiến thứ 2, phải nhận trợ cấp của Unicef, không sở hữu nguồn tài nguyên phong phú nào ngoài gỗ, quặng đồng và thủy điện, Phần Lan đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Nước này giàu vì GDP đầu người lên tới hơn 45.000 USD (2017), tuổi thọ trung bình cao, (78 tuổi với nam giới và 84 tuổi với nữ giới), tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới, phúc lợi xã hội tốt, hệ thống cảnh sát và ngân hàng đáng tin cậy bậc nhất. Nước này có 4 đảng phái, nhưng các đảng phái này không cạnh tranh loại trừ lẫn nhau mà cùng thành lập ra các liên minh để thảo luận về mọi chính sách trong xã hội.

Người Phần Lan có niềm tin “với tất cả thành viên trong xã hội, tin tưởng hàng xóm, tin tưởng những người hoạch định chính sách, tin tưởng Chính phủ”, đồng thời “đóng thuế vào ngân sách trên tinh thần tự nguyện và vui vẻ”.

Ilkka Taipale, một giáo sư Phần Lan đã cùng cộng sự làm thí nghiệm vứt 100 ví tiền trên phố thì tới 95% số đó được người dân nộp cho sở cảnh sát. Hay theo một cuộc thử nghiệm về tính trung thực toàn cầu, cứ 12 chiếc ví bị cố tình bỏ quên ở thủ đô Helsinki thì có 11 chiếc được trả lại cho chủ nhân.

Từ một nước kém phát triển, bị chiến tranh tàn phá, Phần Lan vươn lên giàu có bậc nhất thế giới, để lại bài học cho mọi quốc gia: Không quốc gia nào mãi mãi nghèo.

Theo: Tapchihoaky com

Monday, October 28, 2019

Kiếm sống ở CHXHCNVN... và hiện tượng vượt biên

Tiền máu

Một năm người Hà Tĩnh gửi về quê tiền quy đổi trị giá 4000 tỷ đồng nhờ lao động xuất khẩu. Một dòng kiều hối cực lớn. Người Hà Tĩnh đi theo con đường này cực kỳ nhiều. Và họ cũng là tỉnh có lượng lao động trốn lại các nước khác rất lớn. Nên nhiều quốc gia đã đưa tỉnh này vào diện cấm nhận lao động xuất khẩu.

Hà Tĩnh, cũng như Nghệ An, Quảng Bình đều là những tỉnh trong dạng này. Quê nghèo, đất chó ăn đá gà ăn sỏi. Một phần nhỏ thoát cảnh khổ vi học giỏi. Phần còn lại thay vì chấp nhận ở lại quê hương cày cuốc thì tha phương cầu thực. Bởi ở quê thì có gì đâu mà ăn. Hà Tĩnh có Formosa, có FLC, có cả cái dự án chăn bò chết dấp của anh Bắc Hà của BIDV, có mỏ sắt Thạch Khê đầu tư 10 năm mà bốc hơi 2000 tỷ.

Thế nên dân tìm mọi cách ra đi. Họ không đi trong nước mà đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Đi từ Lào, Thái, Hàn, Đài, Nhật cho tới Anh, Đức. Cái gì cũng làm, làm thật không ổn thì làm chui, trốn ở lại.

Mà họ đi từ 1995, mở màn là xã Cương Gián, cùng huyện Nghi Xuân quê cụ Nguyễn Du. Dân Cương Gián đi cả nhà, cả làng, cả dòng họ. Người Cương Gián 1 năm gửi về quê 400 tỷ, nhà xây chật đất, nguy nga bề thế . Vào xã trông như vào phố thị.

Nhưng chỉ cần nhìn Cương Gián là đủ hiểu. Xã này ở nhà chỉ còn toàn ông bà già và trẻ con. Người lớn đi cả, hoặc đi một nửa. Cả xã có 200 cặp ly hôn. Còn trẻ con bỏ buông đó, nhiều đứa suốt ngày chơi bồi lêu lổng vì cha mẹ đi xa, ông bà già quản không được, thày cô bảo không nghe.

Đó là chưa kể nạn những ai đi về, có ít tiền vênh vang chơi bài chơi bạc cho hết tiền. Nghĩa là tiền có nhưng tan nát gia đình, con cái hư hỏng, tệ nạn bài bạc hút sách có cả. Nhiều nhà thành ra bại hoại phong tục. Nhiều làng quê đánh mất cả đất lề quê thói cổ truyền hàng ngàn năm tử tế tốt đẹp.

Nhưng nghĩ sao bây giờ? Trong cái cuộc đua rùng rùng làm giàu này, những kẻ có thế lực ở địa phương, ở nơi khác tới chả khó khăn gì có trong tay hàng loạt miếng đất to và rộng. Rồi quan hệ đổi chác làm giàu tỷ tỷ từ tham nhũng. Ai yếu thế thì mất sạch sành sanh.

Vậy thì cỡ con dân mạt rệp, học hành chả tới đâu, bần cùng hay đơn giản là không chịu thua ai thì mắc mớ gì mà không lao vào cuộc đua kiếm tiền. Dù là kiếm tiền cả bằng nghề trồng cần sa ở Anh là nghề thất đức và phạm pháp. Tới mức biết khổ sở, gian lao, biết có thể đổi mạng mà vẫn đi không chùn bước, không sợ hãi.

Một số người ngồi máy lạnh làm kẻ cắp công khai một nhát cướp không hàng ngàn tỷ. Còn những người dân nghèo khổ , hay ở đáy cùng hoặc chỉ là kẻ quyết đua kiếm tiền bằng mọi giá thì lao rừng vượt biển, trốn trong thùng xe tải, xe container lấy mạng đổi lấy tiền. Nếu qua được đi trồng cỏ thì cả ngày nằm trong hầm tối. Tiếng là sống ở châu Âu mà không biết bên ngoài cái trại cỏ đó nó có cái gì. Chỉ hùng hục lao vào kiếm tiền để đua ganh với cuộc sống.

Đồng tiền xương máu

Bi kịch này biết tỏ cùng ai?

Nguyễn Thị Bích Hậu
2019 Oct 27

Sunday, October 27, 2019

Đường vượt biên muôn ngả...

Sau khi đọc tin 39 người thiệt mạng trên đường đến Anh,mình thấy bản thân mình trong đó rất nhiều,nhưng kết cục mình thì tốt hơn họ 1 chút.Là còn sống để trở về.
Mình sẽ kể lại câu chuyện của mình,đến giờ sau 4 tháng bị trục xuất về việt nam mình cũng không bao giờ có thể quên được những ngày tháng ấy.
------------

-----------------------------------PHẦN 1-------------------------------------
Tại sao nguy hiểm vậy thậm chí đánh đổi cả tính mạng mà vẫn cứ đi?
Nhiều người cho rằng với 1tỷ chi phí bỏ ra để đi ở việt nam có khi tốt hơn rất nhiều.Đúng thật là nếu bạn có sẵn 1tỷ thì đúng như vậy,nhưng đa số là không có mà hầu như đều phải đi vay ít nhất cũng 50%.Lương thợ cứng làm nail ở anh sẽ tầm 80_100tr sau 1.5 năm trung bình sẽ hết nợ.Đa số người di dân là thanh thiếu niên mình gặp nhiều bạn 14tuổi mà gd cũng cho đi rồi.Vì trẻ tuổi nếu qua được đó an toàn và được ở lại thì nói từ "đổi đời" chắc cũng không quá.Tất nhiên là không chơi bời quá mức.
Nhưng "Vinh quang nào cũng có giá của nó".Bước chân đi là đã đánh đổi tat cả mọi thứ ở Vnam rồi.Mấy ae mình hay nói với nhau.Đi k biết ngày về ,thậm chí bố mẹ mất cũng chưa chắc đã có thể về ngay được.Và cái giá cao nhất là tính mạng và tiền bạc.
_____

Hành trình đến miền đất hứa,trục xuất 2 lần!

Lần 1: Vượt rừng Nga

_Học hết lớp 11 bố mẹ mình tìm câch xin visa bay thẳng qua pháp rồi sang Anh nhưng do quá trẻ nên mình xin hụt visa Pháp, về nhà và chuẩn bị để đi bộ theo đường Nga. Mình xin visa qua Nga theo diện du lịch olympic và đợi ở nga mất 3 tháng,sau đó lên xe ô tô đi ra biên giới,chuẩn bị vượt rừng đêm qua latvia.Đêm mùa đông trong rừng nga tuyết rơi dày đến đầu gối.Đoàn có 7 người theo chân 1 người Nga dẫn đường,đang đi thì có 1 người trong đoàn thấy ánh đèn liền kêu polite vậy là thằng dẫn đường nó sợ nó bỏ trốn để lại 7 ae mình ở lại trong rừng,không điện thoại,la bàn.

Mấy ae ở lại 1 đêm,nhưng không ngủ nổi vì tuyết rời dày và lạnh. Bao nhiêu đồ đạc trong balo lúc đi do phải nấp cảnh sát,rồi vũng lầy nên bọn mk phải vứt lại hết đi người không. Đợi mãi trời cũng sáng, mà không thấy dẫn đường quay lại,đói mệt mấy ae phải tự tìm cách ra khỏi rừng.Ban ngày tuyết rơi dày đặc xung quanh là màu trắng, mấy ae cứ đi và đi. Không biêt trong rừng có ma dắt hay không nhưng bọn mình cứ đi 3 ngày 3 đêm mà chỉ loanh quanh 1 chỗ (đi rồi lại về chỗ cũ). Đói ngắt táo dại vẫn còn sót trong rừng ăn,khát nước thì mình bốc tuyết ăn. Tối mệt thì gục xuống tuyết. Đến ngày thứ 4 tưởng chừng bỏ mạng lại trong rừng vì chân mình sau 3 ngày đi rơi mất dày lúc nào không biết, chân không còn cảm giác nữa,gục xuống thì 1 anh người Hà Nội kéo mình dậy bắt mình phải đi tiếp. Và may mắn cũng đến.Mấy ae cuôi cùng sau 4 ngày cũng tìm ra đương quốc lộ. Nhưng đợi mãi mới có 1 xe bus nhưng lại là xe biên phòng Nga (nhưng ae mình không hề biết) cho đến khi đưa bọn mình về đồn.Biên phòng Nga hỏi thông tin,nhưng do sợ bị trục xuất về nên mấy ae mình không khai thì bị vả chảy máu mồm. Đến đêm lúc sơ hở chỉ có 2 người già trông nên mấy ae mình bỏ trốn, nhưng ra ngoài lạnh,không có tiền không vẫy được xe nên đành quay lại gõ cửa biên phòng. Hôm sau bọn mình được đưa đến trại tị nạn cho trẻ em. Họ cũng cho khám y tế, bác sỹ bảo chân mình chỉ cần đi thêm nửa ngày nữa là phải cưa chân.

- *3 tháng trong trại Nga là 3 tháng tra tấn cực hình tinh thần. Đi đường Nga k phải cọc tiền nhưng khi bị bắt thì "nhục" khổ nói. Sáng dậy sớm đọc 10 lần Lenin sau đó họ cho ăn sáng, ăn xong mấy ae mình bị nhốt trong 1 căn phòng 10m2, có 1 chiếc tivi chiếu chương trình của Nga. Cả ngày ở trong đó, chỉ lúc ăn và đi vệ sinh là được ra một lát. Nhưng đi vệ sinh cũng phải đợi đúng giờ mới được đi. Được viết thư gửi về nhà với giá gần 600k 1 bức. Nói chuyện chỉ được nói thầm. Nói to là ăn đòn hoặc bị phạt đứng nửa ngày. Thời gian cứ trôi như vậy 3 tháng trời để đợi làm lại hộ chiếu về Việt Nam. Đã có 1 vụ tự tử người Việt tại phòng bên cạnh phòng bọn mình do không chịu nổi. Mỗi lần nhìn ra ngoài khung sắt tuyết rơi,bọn mình lại khóc. Khóc cho số phận mình thật bất lực. Và rồi cuối cùng bọn mình cũng được trở về Việt Nam mà như thoát khỏi địa ngục vậy.

 Lần 2: Vượt rừng thổ,eo biển Hy Lạp

Sau khi bị trở về từ Nga và ăn cái tết xong 15 ngày sau mình lại khăn gói quay trở lại Anh bằng đường khác. Lần này mình nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ. Ở lại Thổ 2 hôm mình nhập 1 đoàn 30 người cả phụ nữ và trẻ em các nước trung đông cũng có.Đến eo biển giữa Thổ và Hy Lạp họ cho cả đoàn 30 người lên 2 chiếc thuyền phao, loại bơm tay và tự chèo vượt biển. Đến giữa biển thấy cá mập, mấy đứa trẻ phải bịt mắt lại cho đỡ hét. Nhưng đến nửa đường bọn mình bị cảnh sát Thổ bắt, nhốt giam 24h sau đó được thả. Lại chờ đợi và đi lại.

Lần này họ cho đoàn mình đi đường rừng. Họ dặn chuẩn bị lương thực cho 1 ngày đường. Thế nhưng khi vào rừng thì bị động bọn mình phải ở trong rừng ngày thì nằm dưới ánh nắng gắt. Đêm mới di chuyển, do không đi được đường tắt nên phải đi vòng nên thời gian xa hơn. Hết đồ ăn,nước uống. Đói mệt. Đi gần 3 ngày mới đến biên giới. Thi thoảng lại gặp ánh đèn biên phòng, mỗi lần như vậy phải nằm sát đất, cỏ gai đâm xước xát chảy máu hết cả. Rồi lúc băng qua đường quốc lộ thì phải chạy thục mạng, " tủm...tủm....tủm" cứ người này nhảy theo người kia thụt xuống đầm do tối không thấy đường, lúc chạy mình bị miếng sắt đâm thủng mũi giày may không mất chân. Lúc này đi chỉ bằng ý chí thôi,ở lại là chết. Cứ vậy chạy đến nửa đêm thì bọn mình đến biên giới Hy Lạp. Đợi xe đến đón nhưng họ không đến ngay lại phải ở thêm 1 đêm nữa trong rừng. Vừa đói khát, vừa mệt. Trời lại mưa to, ngày thì nằm nắng, đêm thì mưa, rét run cầm câp, mình mút hết nước trên lá cây cũng chẳng thấm tý nào. Cả đoàn bị mê sảng. Rồi thiếp đi không biết gì nữa. Đến sáng hôm sau xe nó đón. Nó nhét 12 người vào chiếc xe 4 chỗ, chạy liên tục 4 tiếng. Mình nằm cốp với 3 người, 1 anh say xe ói ngay trong cốp. Lúc đấy có khi chết còn sướng hơn. Xe chạy vào sâu Hy Lạp thì xe mình bị hỏng giữa đường, vứt xe đó rồi cả đoàn lại chạy bộ. Thì lại bị cảnh sát Hy Lạp họ tóm.

Sau đó bọn mình bị cho vào trại tị nạn,rồi ra toà. Hầu hết ai cũng bị bắt ở lại trại 6 tháng nếu k xin được ở lại sẽ bị trục xuất. Mình ở chung phòng với 1 a trong đoàn và 5 người Afganistan. Ở trong trại 2 hôm mấy người afga họ rủ hai ae mk trốn trại. Tường rào cao 4m thép gai. Đêm đến cảnh sát họ đi kiểm tra 1 lượt. Cả đám ra đạp cửa sắt sân tập sau đó lấy chăn quấn lại vắt qua hàng rào, tất cả đều bị gai thép cứa chảy máu, nhưng k chạy là bị bắt, chuông báo động kêu lên cảnh sát họ đuổi theo. Cả đám chạy thục mạng. Nhờ trời tối mà bọn mình thoát. Chạy vào rừng đi liên tục ven rừng 30km sau đó liên lạc tìm cách về Athen. Công nhận Athen đẹp, con gái càng đẹp nữa (mỗi lần có 20€ thôi, đấy là mình nghe nói vậy :)))) )

Về đợi ở kho tại Athen 1 tháng có chuyến, lần này họ cho mình đi tàu cá để vượt biển qua Ý, lênh đênh trên biển gần tuần, trên tàu có 30 người như mình thì nghe tiếng bụp* bụp* vào thân tàu. Thôi cả lũ nghĩ cướp biển thì chết chắc, lúc sau thấy polite nó xuống lúc đấy mới thở phào. Sau đó lại bị trả về Hy Lạp. Rồi sau đó mình đợi Athen 11 tháng tìm đường khác đến Đức rồi qua pháp là cuối năm 2018. Tưởng chừng sau ngần ấy gian nan,đến Pháp là mình đã xong đến 80% đích rồi. Thế nhưng" cuộc sông luôn cho ta những điều bất ngờ".

3.Chờ đợi ở Pháp
Trong những ngày gần tết mọi người ở nhà đang chuẩn bị đón tết thì bên Pháp cuộc sống 24/24 ở trong kho, xem phim chơi bài cho nhanh hết ngày,như tù nhân giam lỏng, chỉ chờ được mong chóng đến nơi sớm nhất.

Cái đêm 30 tết giao thừa thì mấy đứa mình bị đuổi ra ngoài vì kho bị động. Chúc tết bố mẹ xong,lau những giọt nước mắt rồi mang ít quần áo ra ngoài đường. Mấy ae tìm chỗ ngủ cho qua đêm, ở nhà ga, bến tàu. Lạnh,không ngủ nổi, mấy ae lại kể chuyện vui, chuyện cuộc sống. Lại có thêm ý chí hơn.
Nhảy hết kho này đến kho khác, biên tắc giá bị đội lên cao, đợi gần 1tháng mình cũng được lên công. Đường dây nó hẹn tối đi công VIP chỉ hơn 10 người. Mấy ae khăn gói lên đường bắt taxi. 1 xe cho 6 người đi từ Paris về Calais là 600€ tầm 300km (lái taxi ở quận 13 giàu vãi luôn :))). Điểm hẹn 1 đường mòn sâu giữa cánh đồng, bọn mình đợi dưới cái lạnh tê tái mùa đông Pháp 3h rồi lên công. Lúc nhảy vào trong trời đất ơi gần 40 người ngồi lúc nhúc không thể duỗi chân. Mấy a bên cạnh khoe: "A nhảy lần này lần thứ 9 rồi, lại bị lừa lên công bạt, đi cho vui thôi em chứ ra cảng nó quét nhiệt không qua được đâu. Lúc đó mới biết công mình đi là loại "rẻ rách nhât-công bạt". Xe lăn bánh gần 1 tiếng đến cảng Cherbourg thì bị chó ngửi mùi, và tất cả bị cs Pháp dắt về đồn. Sợ hãi,lo lắng trục xuất gánh trên vai khoản nợ gần nửa tỷ để đến Pháp. Bị giam,phụ nữ con gái nhiều người khóc lóc van xin. Nhưng may mắn chúng tôi được thả ra hết ngay rạng sáng hôm đó sau khi lăn vân tay. Vài người trong số chúng tôi bị lộ vân tay và có giấy phải rời khỏi pháp trong 30 ngày. Đêm hôm đó chúng tôi lại thức trắng ở ga tàu,lạnh nhưng vui.....hôm sau trở lại Paris.

Thời gian cứ thế trôi,người đưa bọn tôi đi nhiều lần hứa đi công VIP, công điện tử,.... Nhưng 4 lần tôi đi đều là công bạt. Nhưng lần cuối cùng của tôi thì tôi lại không được may mắn khi bị bắt ở cảng Calais do lộ vân tay của đợt xin visa hụt vào Pháp. Thế là họ cho tôi chuyển về trại tị nạn Lille.
3. Cuộc chiến tinh thần ở trại Lille và gánh nặng khi trở về.

Không giống như ở trai Nga, trại tị nạn ở Pháp chúng tôi được đối xử rất tốt, phải nói là họ rất tốt, rất văn minh. Ngày nào cũng có dọn phòng thay ga đệm, có phòng xem phim, chơi thể thao,....nhưng an ninh cực nghiêm ngặt. Tôi đã tìm cách trốn nhưng không thể. Chỗ tôi có 1 anh nữa người Hưng Yên ở cùng, hai ae chỉ ở chung với nhau 3 tháng nhưng mỗi người 1 số phận nhưng nó là cái số đôi khi phải chấp nhận dù có cố gắng đến dâu. Dù không bị tra tấn đánh đập nhưng cái gánh nặng nợ nần nó khiến hai ae già đi cả chục tuổi. Nhà a cùng tôi cắm nhà để vay tiền đi. Hoàn cảnh khó khăn, tôi thì đỡ hơn chút. Trong trại tôi cố gắng liên lạc về Paris, về nhà rồi cho những ae ở trại khác xem tình hình, bọn tôi ra toà 4-5 lần, nhưng đều thất bại và đợi ngày về Việt Nam vì lí do lộ vân tay. Nhưng số đen là luật Pháp mới thay đổi tăng thời hạn giam giữ từ 45 ngày lên 90 ngày nên đến ngày thứ 50 tôi và a Hưng Yên được áp tải ra sân bay về nước dù có không muốn. Nên đã bị chuyển trại là 99% về nước.

Trở về Việt Nam,tất cả mọi người đều mừng vì tôi còn lành lặn trở về. Nhưng tim đau như cắt bắt đầu lại cuộc sống ở Việt Nam thật khó khăn với tôi,thực sự rất khó. Nhưng số rồi nên không thể khác được.
Anh quốc đúng là thiên đường, từ cuộc sống đễn văn hoá, nhưng thực sự để đến được đó bạn sẽ phải trả cái giá cực kì đắt nếu bạn không có kiến thức như tôi, đâm đầu đi như bao người, không có tìm hiểu kĩ chuẩn bị kĩ, thì thất bại sẽ cực kì cay đắng.

Tôi nghĩ so với hàng chục nghìn người vượt biên thành công thì con số 39 kia chẳng thấm vào đâu, tỷ lệ rất nhỏ bé, nhưng biết đâu trong cuộc chơi may rủi này nó lại rơi vào chính mình thì sẽ thế nao?
Muộn quá rồi, phần tiếp theo mình viết sẽ là Nhưng lần dưới bãi Súng kề đầu, và những kỉ niệm khó quên!

Cre: Linh Phương

Fb Thuy Nguyen

Saturday, October 26, 2019

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 191)

Hai kẻ vô gia cư ngồi ở bậc tam cấp trước một nhà thờ Công giáo, mỗi người cầm một cái bảng. Bảng gã ngồi bên dưới cầm có dòng chữ:
“Con là người Do thái vô gia cư, con đang bị đói, mong các ông các bà bố thí cho một chút ạ.” Bảng của gã ngồi bên trên thì viết:
“Con là người Công giáo vô gia cư, con đang bị đói, mong các ông các bà bố thí cho một chút ạ.”
Mọi người đi qua, ai cũng bố thí cho gã Công giáo còn đối với gã Do thái thì nhìn khinh bỉ, rồi một người tiến đến gã Do thái và nói:
“Ngài đừng giận chứ tôi không hiểu tại sao ngài lại đến trước Nhà thờ Công giáo để ăn xin và tự xưng là người Do thái. Tôi mà là ngài tôi sẽ đi xin ở nơi khác.”
Gã Do thái quay lại vừa cười vừa nói với gã kia:
“Có nghe thấy không Kohn? Ông ta đang dạy chúng ta cách kiếm tiền đấy!”
------------
Két hajléktalan ül egy-egy táblával a Katolikus templom előtti lépcsőn. A lentebb lévő ember kezében a táblán ez áll:
"Zsidó hajléktalan vagyok, éhezek, szánjanak meg egy kis alamizsnával!" A fölötte ülőén pedig:
"Katolikus hajléktalan vagyok, éhezek, szánjanak meg egy kis alamizsnával!"
Jönnek mennek az emberek be-ki, egytől egyig ad pénzt a katolikusnak és a zsidóra mindenki megvetően néz, mire az egyik ember odamegy a zsidóhoz és ezt mondja:
"Ne haragudjon uram, de Ön hogy gondolja, hogy Katolikus templom előtt zsidóként kéreget... Én a maga helyében máshol próbálkoznék..."
Mire a hajléktalan odafordul a másikhoz mosolyogva:
"Hallod Kohn, ez akar kioktatni miket a businessről!"

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)

Friday, October 25, 2019

QUỐC THỂ CHO AI?

1. Thi thoảng nhìn tấm khăn len trên vai người con gái Việt ở miền Nga giá buốt, nghe một điệu hát quê hương bên ánh lửa xứ Lào, lòng tôi rức lên một cảm xúc hỗn mang.

Tôi vui vì đồng bào tôi tìm được một nơi cho họ một cuộc sống khác. Tôi cũng buồn, trong mắt của những người viễn xứ luôn có điều gì đó buồn bã, tiếc nuối.

Bạn tôi ở Úc, lấy vợ Việt. Vợ 17 tuổi làm lễ rồi đợi đủ tuổi làm đăng ký. Đợi thêm vài năm để vượt qua các cuộc sát hạch của xứ bạn. Họ kiểm tra cả những tấm hình trước kết hôn để chắc rằng họ không đính hôn giả.

Anh tôi sang Úc tìm đường cho các con mai này. Anh làm công việc cắt thịt, làm cả hai ca, là một điều cấm. Ngày làm đêm ngủ, bàn tay bấy máu. Anh live stream về cho chị, hai người tươm nước mắt...

Những người quen tôi những tháng đi về để giữ điều kiện nhập tịch. Họ bảo cô đơn và lạnh lẽo, buồn lắm nhưng vì con.

2. Úc, Mỹ Canada... với những chính sách nhập cư hà khắc, không còn là "thiên đường" của người Việt. Nó chỉ còn rộng cửa với người giàu. Mỗi năm tầm 9 tỷ đô ra nước ngoài, theo các chuyên gia. Và trong số những người giàu đó, chắc rằng không ít quan chức.

Thiên đường thứ hai của người Việt hiện tại hầu hết là Đông Âu, để lưu lại được vào Nhật, Hàn cực khó. Mẹ bạn tôi ở Nga bao nhiêu năm, đến khi xế bóng muốn về quê nhưng hai bàn tay trắng. May mắn sao bạn tôi có chút công danh như ý, đón mẹ về.

Nước Lào đang là lựa chọn mới nổi. Người miền Trung sang bên đó làm gỗ, làm ve chai. Mấy lúc nhàn rỗi lại về. Họ dắt díu nhau đi tìm đất sống. Nước Lào hiền dịu cưu mang rất nhiều người con quê tôi.

Ly hương là lựa chọn nghiệt ngã. Càng nghiệt ngã hơn cho những con người "sống chui" nơi đất khách. Nép mình trong phòng sợ hãi. Chờ siêu thị hết giờ để lấy thịt hết hạn, ăn nội tạng mà người ta không ăn...

3. Tôi không cổ suý đồng bào tôi ra đi. Nhưng tôi lấy gì để níu họ ở lại? Tôi nhìn vào thực tế đắng cay: Ai cũng muốn ra đi. Tài năng chất xám ra đi, người giàu có ra đi, tôi chưa bao giờ trách họ.

Tôi trách quốc gia. Một quốc gia để công dân của mình không có đất sống, phải ngậm đắng ra đi lựa chọn cuối cùng. Quốc gia mà đến y tế và giáo dục người ta cũng tìm đường tị nạn. Đến cả việc dồn dân đô thị cũng không còn đất cho người nữa rồi.

Tôi trách quan chức. Họ cũng là những kẻ ra đi. Nhưng là đi trong nhung gấm. Tài sản ở nước ngoài, con cái ở nước ngoài. Tiền đó ở đâu? Chắc chắn là góp lại từ những mảnh đời của nhân dân tôi lam lũ.

Nhân dân đánh bạc với cuộc đời cũng chỉ để mong chắt mót một chút của cải từ viễn xứ mang về quê hương, cho mình và cho người xung quanh mình. Họ có thể sai nhưng có gì đáng tội?

So với quan chức vơ vét quê hương để mang đi vương giả đầm ấm ở thiên đường, ai mới là tội phạm?

Quốc gia rừng vàng biển bạc đã không nuôi nổi những công dân lương thiện. Để họ phải vượt sóng xé trời tìm nơi khác. Quốc gia ấy lấy tư cách gì đòi hỏi nhân dân giữ gìn quốc thể?

Quan chức ăn là mặc lượt đu bám những chuyến xuất ngoại. Quan chức mang cả vợ con bằng tiền của nhân dân đi du lịch shopping có nghĩ đến quốc thể hay không?

Đừng nói về quốc thể. Khi quốc thể của các người là miếng bít tết vào mỗi buổi sáng, còn quốc thể của nhân dân là tô cơm hẩm cuối chiều !

Fb Nguyễn Tiến Tường

Thursday, October 24, 2019

NHỮNG VẾT ĐẠN KHÔNG NHÌN THẤY


(Bài viết rất hay từ trang FB Nguyễn Việt Cường chỉ ra cái bẫy suy luận nhiều người trong chúng ta mắc phải )

Trong WWII, Không lực Mỹ cho rằng cần bọc thép máy bay để chúng không dễ dàng bị bắn hạ. Nhưng vấn đề của thép là trọng lượng, nặng quá thì không cơ động và tốn nhiên liệu. Nhẹ quá thì dễ bị thủng giáp. Như vậy, là bọc vừa phải. Nhưng vừa là bao nhiêu, thì Không lực Mỹ …chịu. Họ mời Wald- Một nhà toán học đương thời.

Không lực cung cấp cho Wald một số dữ liệu. Dữ liệu này thể hiện rằng khi máy bay quay về từ các chiến dịch ở châu Âu, thân của chúng dày đặc những lỗ đạn. Và các lỗ đạn không phân bố đều trên toàn máy bay: Thân máy bay dính nhiều đạn hơn động cơ.

Không lực nghĩ cần tập trung nhiều thép hơn vào những chỗ dễ bị dính đạn hơn (và ngược lại).

Nhưng Wald nói, không nên bọc ở những chỗ bị dính đạn. Thép nên được bọc ở chỗ ta không nhìn thấy vết đạn.

Suy luận của Wald đơn giản bắt nguồn từ câu hỏi “Những vết đạn mà ta không nhìn thấy, chúng nằm ở đâu?” (where are the missing holes?).
Và câu trả lời, những vết đạn ta không nhìn thấy nằm trên những chiếc máy bay ta không còn được thấy.

Lí do các máy bay quay về với ít lỗ đạn trên động cơ hơn những vị trí khác là vì những máy bay bị bắn vào động cơ không thể trở về. Các máy bay quay về với phần thân thủng lỗ chỗ như những miếng pho-mát Thụy Sỹ nói rằng: đạn bắn vào phần thân không gây hậu quả quá nghiêm trọng, trong khi động cơ là một điểm yếu chết người.

Nếu ai đó đến thăm phòng phục hồi tại một bệnh viện quân y, họ sẽ dễ dàng gặp được những thương binh bị bắn vào chân hơn là bị bắn vào ngực. Có khi nào, binh sĩ ít khi bị bắn vào ngực? Thực tế là người bị bắn vào ngực thì hay được đem đi chôn hơn là được đưa đến các phòng phục hồi.

Như vậy, thép phải được bọc ở những chỗ ta không nhìn thấy vết đạn.

Gợi ý của Wald nhanh chóng chứng minh được hiệu quả trong thực tiễn. Rất nhiều máy báy được cứu. Và cuối cùng, trong chiến đấu, kẻ chiến thắng không đơn thuần dựa trên sự dũng cảm, càng không dựa trên sự phù hộ độ trì của Chúa Trời. Kẻ thắng cuộc là kẻ có số lượng máy bay bị bắn hạ ít hơn 5%, sử dụng ít hơn 5% nhiên liệu, hoặc bổ sung thêm 5% dinh dưỡng vào khẩu phần ăn của binh sĩ, …

Các nhà Toán học xếp nhận định sai lầm của các nhà quân sự bên trên vào một dạng hiện tượng gọi là “survivorship bias” (Thiên vị những kẻ sống sót). Hiện tượng này xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong mọi lĩnh vực. Chúng ta thường chỉ nhìn thấy những hiện tượng xuất hiện và bỏ qua những gì ẩn giấu. Những người chết thì không thể nói. Nên dữ liệu về họ thường bị lãng quên. Kết luận dựa trên thiên vị thường là sai lầm. Khi tin rằng chỉ cần uống lá đu đủ là có thể khỏi được ung thư, hay khi đọc một cuốn hồi kí thành công và nghĩ rằng mình sẽ thành công nếu làm y như hồi kí, chúng ta đã yên tâm sa vào survivorship bias.

Wald đưa ra được câu trả lời mà những nhà quân sự lỗi lạc không thể, vì ông nhận ra được dữ liệu về những chiếc máy bay quay về không phản ánh hoàn toàn thực trạng của vấn đề. Nhưng trớ trêu là phần lớn mọi người, (vì đặc điểm di truyền và tiến hóa), không dễ dàng nhìn thấy những lỗ đạn mà ta không thấy.

Phan Anh Sơn

Wednesday, October 23, 2019

Cách mạng Hungari

Ngày 23/10/1956, nhân dân Hungari nổi dậy chống ách đô hộ của ngoại bang. Khi đó Andropov là Đại Sứ Liên Xô tại Hungari.

Liên quan tới sự kiện này có 4 nhân vật đáng nói: 1. Nagy Imre, Thủ tướng Hungari 2. Kádár János, sau này là Tổng Bí thư (gọi là Bí thư thứ nhất) Đảng Công nhân XHCN Hungari (cầm quyền suốt thời kỷ 1956-1988 mà lịch sử gọi là thời kỳ Kádár 3. Pozsgay Imre, Ủy viên Bộ Chính trị, Quốc vụ khanh, người đóng vai trò quan trọng về tư tưởng văn hóa và thay đổi nhận thức sự kiện 1956 từ Phản Cách mạng sang Khởi nghĩa nhân dân. 4. Nyers Rezso, Ủy viên Bộ chính trị, Quốc vụ khanh, người đóng vai trò quan trọng trong thay đổi nền kinh tế Hungari từ nền kinh tế XHCN sang nền kinh tế theo mô hình phương Tây. Ông cũng là một người ủng hộ cải cách.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

Monday, October 21, 2019

Gàn

Tôi nghĩ xã hội cần có những người gàn và biết tôn vinh những người gàn mới có thể hướng tới sự tốt đẹp. Nhìn hành vi những người gàn sẽ thấy những bất thường ta không thể hiểu. Nhưng ta không phải là họ, mà cuộc sống có bao nhiêu điều ta không trải nghiệm hết, sao biết họ không có lý, vì nói cho cùng lý cũng phụ thuộc vào trải nghiệm nội tâm hay ngoại hướng.
Bá Di Thúc Tề không ăn gạo nhà Chu, anh em ôm nhau chết đói trên núi Thú Dương là gàn. Nhưng các ông là biểu tượng cho việc con người thà chết không vi phạm nguyên tắc. Dù nguyên tắc của các ông bất kính với nhà Chu là lý tưởng của sĩ tử, nhưng sĩ tử vẫn kính trọng hai ông, cho thấy nhà nho cách đây mấy nghìn năm không giáo điều hủ lậu như ta ngày nay.
Vĩ Sinh hẹn với một cô gái vào canh 3 ban đêm ở một chiếc cầu đá "không gặp không về". Cô gái không đến, chắc cũng cho là đùa, nước lên, Sinh ôm cầu chết đuối. Gàn đến thế là cùng. Mà chết vì ai cơ chứ, một cô gái trong xã hội phong kiến đã nhỏ nhoi thấp kém, lại hẹn gặp trai lúc nửa đêm chắc chẳng phải loại phòng khuê gì. Nhưng Vĩ Sinh chết chính vì lý tưởng chữ Tín và chết cho chính mình, chẳng vì gái nào hết. Vì vậy Sinh cũng được kính trọng.
Một em gái, con ngoan trò giỏi, lớp trưởng, uống thuốc sâu tự tử vì bị nghi lấy cắp 500 nghìn. Về lý trí tôi cũng thấy gàn. Cuộc sống dù chó má đến mấy nhưng chỉ được sống một lần, hãy cố sống. Sống còn vì những người thân yêu. Dư luận có đáng kể gì, nếu mình không thẹn với lòng. Nhưng tôi không thể biết được em yêu sự trong sạch và những người xung quanh đến nhường nào. Vì vậy tôi vừa xót xa vừa kính trọng em. Em đáng là một câu truyện truyền kỳ, trong cái thời tình yêu sự trong sạch và yêu thầy, yêu bạn trong sáng thiếu biết bao nhiêu.
Có thể tôi cũng là một người gàn và viển vông. Gàn và viển vông quá mức cũng không tốt. Nhưng không gàn và viển vông tí nào thì "sao dám gọi là người". Vì thế tôi kính trọng những người gàn, nhìn núi Lạng Sơn không nghĩ đến thịt quay đặc sản ngon lànhmà đau lòng khóc Tô Thị. Thiếu họ, chúng ta sẽ dần quên làm người.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

Sunday, October 20, 2019

Về quan hệ với TQ

NHẤT QUYẾT PHẢI CÓ GIẢI PHÁP KHÁC ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

T.S Nguyễn Ngọc Chu đã có bài phân tích hay với lập luận rõ ràng, kiên quyết về những tuyên bố trắng trợn của Trung Quốc tại Diễn đàn Hương Sơn.

Biết rõ âm mưu của Trung Quốc là một nhẽ, chọn giải pháp đối phó với Trung Quốc mới là điều quan trọng.

TRUNG QUỐC NÓI THÌ MỸ MIỀU NHƯNG HÀNH ĐỘNG LẠI NGANG NGƯỢC

Diễn đàn Hương Sơn là diễn đàn của Trung Quốc sinh ra để đối trọng với Diễn đàn Shangri- La. Nếu các nước đến diễn đàn Shangri –La có phần nào thoải mái hơn khi nói về Trung Quốc, thì Diễn đàn Hương Sơn lại là cái băng bịt miệng vì Trung Quốc là nước chủ nhà. Muốn nói đúng cái xấu của Trung Quốc rất khó. Chỉ số ít kẻ quân tử thì trung lập, còn phần nhiều là phải ngợi ca. Cho đến nay Trung Quốc đã 9 lần tổ chức Diễn đàn Hương Sơn.

Là bậc thầy trộm cướp lật lọng, nhưng Trung Quốc lại đặt tên thật “cao đẹp” cho Diến đàn Hương Sơn, mà trên thực tế thì hành động ngông cuồng tùy ý. Diễn đàn Hương Sơn lần thứ 9 khai mạc ngày 21/10/2019 được Trung Quốc khoác cho cái áo mỹ miều:
“Duy trì trật tự quốc tế và thúc đẩy hòa bình tại châu Á-Thái Bình Dương”.

Trong khi đó thì trên thực tế suốt hơn 3 tháng qua Trung Quốc ngang ngược đưa tàu Địa chất 8 cùng hàng chục tàu hải cảnh đến thăm dò trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

TRẮNG TRƠN KHÔNG ÚP MỞ

Phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh hôm 21/10/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa thẳng thừng:

“Các đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư (ở biển Hoa Đông) là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi sẽ không cho phép dù chỉ một tấc lãnh thổ mà tổ tiên của chúng tôi đã để lại bị lấy đi”.

Điều đó nghĩa là Việt Nam đừng nói đến Hoàng Sa và Trường Sa, đừng đi vào vùng lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra. Thế thì còn gì “ duy trì trật tự quốc tế” và làm sao có thể “ thúc đẩy hòa bình” - ngoại trừ đầu hàng nhường biển đảo cho Trung Quốc.

MỀM DẺO NHƯNG PHẢI RÕ RÀNG

Khi Trung Quốc đã thẳng thừng không úp mở thì không việc gì phải né tránh nói ra sự thật.

Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nói:
"Lập trường của Việt Nam là ủng hộ và bảo vệ quyền tự do đi lại, an ninh, an toàn hàng hải trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên trì giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, trong đó có công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển 1982. Chúng tôi cho rằng sự khác biệt giữa các bên là khó tránh khỏi nhưng vấn đề Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình”.

Trung Quốc xâm chiếm biển đảo và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, sao lại “Chúng tôi cho rằng sự khác biệt giữa các bên là khó tránh khỏi”?

KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI CA NGỢI TRUNG QUỐC

Khi Trung Quốc là kẻ xâm lược trắng trợn, không nói thẳng ra tim đen của họ thì thôi, không việc gì phải ca ngợi rồi khoác cho Trung Quốc vai trò người bảo vệ hòa bình ổn định trong khu vực. Trung Quốc càng mạnh càng hung hăng, càng mang nhiều tai họa cho các nước láng giềng, nên hãy im lặng trung lập, không việc gì mà ca ngợi thành tựu của chính quyền Trung Quốc.

NHẤT QUYẾT PHẢI CÓ GIẢI PHÁP KHÁC

Phát biểu của tướng Ngụy Phương Hòa cho thấy Trung Quốc nhất quyết chiếm trọn Biển Đông Nam Á. Bởi thế Việt Nam không thể dựa vào quan hệ song phương với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Việt Nam nhất thiết phải tìm đối sách khác ngoài đàm phán với Trung Quốc!

Nguyễn Ngọc Chu

Saturday, October 19, 2019

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 190)

Một anh chàng phải thay tim. Có ba khả năng chọn người hiến tạng.
1. Vận động viên: trẻ, khỏe mạnh, chết vì tai nạn ô tô.
2. Một thương gia: trung niên, không hút thuốc và từng là người phản đối uống rượu.
3. Một luật sư, 10 năm hành nghề, bị bệnh, chết vì chảy máu não.
Bác sĩ hỏi anh ta chọn ai?
- Luật sư!
- Tại sao anh chọn luật sư?
- Tôi thích loại tim chưa từng được sử dụng !
==============================================
Egy fickónak szívátültetésre van szüksége. 3 lehetséges donor jön szóba.
1: Atléta: fiatal, egészséges, autóbalesetben halt meg.
2: Egy üzletember: középkorú, nemdohányzó és antialkoholista volt.
3: Egy ügyvéd, 10 évig praktizált, beteges volt, agyvérzésben halt meg.
Doki kérdezi melyiket választja?
- Az ügyvédét!
- Miért?
- Olyan szívet akarok, amit még nem használtak!

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)

Friday, October 18, 2019

Chuyện Hà Nội mất nước


Oanh Nguyen Thi
October 17 at 8:56 PM

Khi câu chuyện “mất nước” của Hà Nội hiển hiện ngày càng rõ nét trên mạng lưới truyền thông, tôi (và chắc nhiều người khác cũng giống vậy) mới ngỡ ngàng biết rõ một sự thật rằng: Hóa ra bấy lâu nay, một phần quan trọng của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại thủ đô đã thuộc về tư nhân! Bởi lẽ Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà (gọi tắt theo tên tiếng Anh là Viwasupco, chủ đầu tư của Nhà máy nước Sông Đà - đơn vị cung cấp nước chủ lực cho Hà Nội và bán buôn cho rất nhiều công ty cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố) hiện đang được sở hữu bởi hai cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX (giữ tỉ lệ 60,46% cổ phần), còn lại là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (35,95% cổ phần). Nghe nói ông chủ của Gelex là một nhân vật thuộc thế hệ 8X còn rất trẻ! (Đọc thêm về quá trình mua bán cổ phần của Viwasupco tại https://nhadautu.vn/nuoc-sach-song-da-ve-tay-gelex-ra-sao-d…).

Việc mua bán, thâu tóm cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá là chuyện bình thường nếu không có gì vi phạm các quy định của pháp luật. Điều đáng nói ở đây là khi xảy ra việc nguồn nước bị nhiễm bẩn và cách xử lý vô trách nhiệm của Viwasupco, liệu có mấy ai giật mình tự hỏi vì sao nguồn nước sinh hoạt thiết yếu cho nhân dân lại có thể để phụ thuộc vào một cá nhân hay nhóm người nào đó?

Ở đa phần các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước theo chủ nghĩa “giãy chết”, nước được xem là tài nguyên quốc gia và việc cung cấp nước thuộc nhóm dịch vụ công luôn phải do nhà nước quản lý. Public Utility, theo nghĩa tiếng Anh là các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác thải, khí đốt... Ở một số quốc gia, chính phủ có thể cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư mạng lưới cung cấp điện, điện thoại, gaz (khí đốt), giao thông (gồm đường xá và phương tiện vận chuyển), truyền thông - truyền hình, xử lý rác và nước thải... Tuy nhiên, hầu như không thấy có nước nào cho tư nhân đầu tư và quản lý hệ thống cấp nước công cộng. Lý do là bởi yếu tố nhạy cảm trong việc bảo vệ sự an toàn tuyệt đối của nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, mà ở đó, trách nhiệm cao nhất thuộc về nhà nước. Một báo cáo của Aqua Publica Europea (APE - Hiệp hội các nhà điều hành nước công cộng châu Âu) đã khẳng định: “Bởi vì nước rất cần thiết cho cuộc sống và xã hội của chúng ta, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, do đó, tính minh bạch và trách nhiệm trong quản lý nước là đặc biệt quan trọng để đáp ứng mong đợi ngày càng tăng của người dân”.

Một vài so sánh về việc quản lý nước ở các thành phố khác với Hà Nội:

Tại Toronto (thành phố lớn nhất Canada và cũng là thủ phủ của tỉnh bang Ontario), nước sinh hoạt được cung cấp và quản lý bởi Toronto Water Works Commission (TWWC). Đáng lưu ý là vào thế kỷ 19, nước sinh hoạt tại Toronto cũng được cung cấp từ Toronto Gas Light and Water Company, một công ty của doanh nhân người Montreal là Albert Furniss. Năm 1872, chính quyền thành phố đã mua lại công ty này và chuyển giao việc cấp nước thành dịch vụ công do TWWC quản lý cho đến ngày nay.

Tại Sydney (thành phố lớn nhất của Úc và cũng là thủ phủ của bang New South Wales), nước cho dân dùng được cung cấp bởi Sydney Water Corporation. Đây là một công ty thuộc sở hữu 100% của chính phủ bang NSW và do Bộ trưởng Bộ Tài chính và Dịch vụ chịu trách nhiệm trực tiếp.

Tại đảo quốc Singapore, Bộ trưởng Môi trường và Nguồn nước chịu trách nhiệm về chính sách sử dụng nước. Còn việc quản lý và điều hành cấp nước do Cơ quan Nước quốc gia (Singapore’s National Water Agency) thuộc PUB (Hội đồng các Dịch vụ công) thực hiện. PUB cũng là một tổ chức trực thuộc Bộ Môi trường và Nguồn nước của Singapore.

Cần biết thêm rằng ở các nước phát triển như Canada, Úc và Singapore nêu trên, nước cấp cho dân không chỉ để phục vụ cho các hoạt động của đời sống mà còn phải đủ tiêu chuẩn để uống trực tiếp. Chính quyền cũng thường chịu trách nhiệm quản lý luôn các dịch vụ về xử lý rác thải, nước thải, nước mưa và vệ sinh môi trường chứ ít khi cho phép tư nhân hoá các dịch vụ này.

Từ năm 2008, Liên minh châu Âu đã chính thức thành lập Hiệp hội các nhà điều hành nước công cộng châu Âu (APE) nhằm mục đích hợp nhất các dịch vụ nước và vệ sinh thuộc sở hữu công lập để thúc đẩy nâng cao chất lượng quản lý nước ở tầm châu Âu cũng như quốc tế. Hơn 70 triệu công dân châu Âu đã và đang được hưởng chất lượng cấp nước cùng các dịch vụ vệ sinh công cộng từ một hội đồng quản lý ở cấp quốc gia (governance) của các thành viên tham gia APE.

Xem người ta làm vậy để thấy rằng việc cung cấp nước sinh hoạt cho dân được coi trọng và thực hiện nghiêm túc như thế nào! Vậy mà ở VN, thật lạ là các ngành dịch vụ công thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân như cấp nước, xử lý rác thải, nước thải, vệ sinh môi trường... dường như lại bị nhà nước thoái thác trách nhiệm để đẩy dần cho tư nhân thực hiện. Hậu quả gì sẽ xảy ra nếu như nguồn nước sinh hoạt (và cả là nước uống gián tiếp qua đun nấu) của nhân dân cả nước rồi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào một số nhóm lợi ích hay một vài cá nhân có tiền đủ để trở thành “cá mập” lũng đoạn và làm giàu trong những ngành dịch vụ công cơ bản mà đáng lẽ phải thuộc “trách nhiệm độc quyền” của nhà nước? Kinh khủng hơn, thử hình dung nếu những công ty cấp nước tư nhân này lại chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài như “nước lạ”, khi đó ai dám đảm bảo sự an toàn về nguồn nước và cũng là nguồn sống cho người VN?

Bất kỳ nước nào trên thế giới cũng đều phải xử lý nước từ sông, hồ hoặc lòng đất tự nhiên để sử dụng. Vì thế, phải khai thác và bảo vệ các nguồn nước theo chính sách quản lý tài nguyên quốc gia. Không một công ty tư nhân hay cá nhân nào có thể thực thi chính sách này ngoài nhà nước với quyền lực của một thể chế. Do vậy, việc cho phép tư nhân hoá dịch vụ cấp nước công cộng là vô cùng nguy hiểm vì không chỉ tài nguyên nước bị khai thác vô tội vạ mà cũng sẽ không có ai chịu trách nhiệm về sự an toàn cho người dân sử dụng nước. Vụ việc xảy ra ở Nhà máy nước Sông Đà cho thấy nhân dân vẫn luôn là người gánh chịu mọi thiệt hại, trong khi họ đã đóng thuế để nuôi một chính quyền có bổn phận phục vụ và cung cấp những dịch vụ thiết yếu nhất cho cuộc sống của mình. Chưa kể đó đây còn râm ran tin đồn rằng những váng dầu không phải tự nhiên lại xuất hiện đúng thời điểm một nhà máy nước hoành tráng nữa của một đại gia ngành bảo hiểm vừa khánh thành với sự hiện diện ủng hộ rất vinh dự của Chủ tịch TP Hà Nội ☹️. Nếu quả đúng vậy thì càng chứng tỏ rằng yêu cầu nhà nước phải độc quyền quản lý và cung cấp nước công cộng là một điều cấp bách cần làm. Thật thất vọng khi thấy trong danh mục các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá từ nay đến 2020 có tỷ lệ cổ phần chi phối của nhà nước (nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên) hoàn toàn không còn lĩnh vực cấp - thoát nước! (xem Quyết định 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của TT chính phủ ban hành danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020).

Nghe người ta bảo “bán nước” giàu lắm! Thực hư thế nào thì cứ xem thử thông tin trên một số bài viết như link dưới đây có thể rõ thêm (http://vneconomy.vn/bi-an-nhom-dai-gia-so-huu-cong-ty-nuoc-…). Ở đây, tôi không luận bàn về cách mà các doanh nhân đó làm giàu mà chỉ đòi hỏi nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để người dân trong chế độ của chúng ta không thể thua kém, thiệt thòi hơn so với dân ở những xứ “giãy chết”, ít nhất là về việc được dùng nước sạch dưới sự bảo chứng của một chính phủ thật sự vì dân!

Sẽ có thể có người phản biện cho rằng cái gì để nhà nước độc quyền thì cũng sẽ không hay và dân không thể có được nhiều lựa chọn tốt hơn. Xin khẳng định lại: Một thể chế mà dân phải tự bỏ tiền ra mua dịch vụ công với giá cao để làm giàu cho một nhóm người thì dứt khoát đó không phải là thể chế ưu việt! Còn việc làm sao để có được hệ thống hạ tầng cấp nước tốt và chất lượng nước luôn bảo đảm, đó lại là những vấn đề thuộc về giải pháp kỹ thuật. Miễn là chúng ta có một bộ máy công quyền thực sự làm việc vì dân (nhắc lại một lần nữa!) ☹️.

Thursday, October 17, 2019

TRAO ĐỔI TIẾP VỀ CHUYỆN BIỂN ĐÔNG


(BLVN) – Đây là những lời tâm huyết, sáng suốt của một Trí thức từng là cán bộ cao cấp của Đảng, như những kiến giải với lãnh đạo đất nước trước tình hình “nước sôi lửa bỏng”. Tin rằng, đây cũng là tiếng nói phù hợp với ý nguyện toàn Dân tộc… BLVN xin trân trọng giới thiệu phần đầu bài viết của TS Vũ Ngọc Hoàng, vừa gửi cho chúng tôi.

------------

Sau bài viết “Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông” đầu tháng 9 vừa qua, tôi đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, phản biện. Trước hết, tôi rất cảm ơn quý anh chị và bạn đọc. Nhân đây, xin được trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó.

1.Có ý kiến cho rằng, hiện tại xét về tương quan lực lượng thì Trung Quốc mạnh hơn ta nhiều, ta không đủ sức chống lại họ, mà cũng không thể bài Hoa, kiện là có cớ để họ lấn tới, tấn công ta. Tôi xin thưa, ta đâu có định chống Trung Quốc. Đây chỉ là quyền tự vệ chính đáng bằng giải pháp hòa bình của một dân tộc văn hiến, có chủ quyền và biết tự trọng, chứ đi chống Trung Quốc để làm gì. Ta chỉ muốn sống hòa hiếu, hữu hảo thật lòng với láng giềng, trong đó có Trung Quốc, và bạn bè quốc tế năm châu. Bao đời nay Việt Nam vốn là một dân tộc yêu hòa bình và đường lối ngày nay là muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Ta cũng không hề có ý định bài Hoa, mà bài làm sao được khi hai dân tộc sống gần cạnh nhau đã do thiên định, nhân dân hai bên biên giới sáng sớm nào cũng nghe tiếng gà gáy của nhau, và Việt Nam cũng rất cần có thị trường lớn bên cạnh để cùng nhau hợp tác phát triển trên tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Còn việc ta phải kiện Trung Quốc như tôi đã nói là vì họ ép ta phải làm thế, ta càng nhân nhượng họ càng lấn tới, họ đã xúc phạm ta, nên không có cách khác, không thể để chân lý bị chà đạp, chủ quyền quốc gia và các quyền lợi chính đáng của dân tộc bị cường bạo cưỡng chiếm. Không kiện là hữu khuynh, coi chừng thỏa hiệp vô nguyên tắc. Kiện để mở đường, để làm cơ sở cho các đấu tranh tiếp theo. Nếu chỉ đấu tranh song phương thì lâu nay đã làm, và không có kết quả, dễ bề cho họ ép ta. Cần phải đa phương, phải quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, dựa vào luật pháp và cộng đồng quốc tế để đấu tranh. Có ý kiến bảo nên bắt đầu bằng việc đưa vấn đề Trung Quốc giành biển của Việt Nam ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đồng thời tiếp tục kiện ra quốc tế. Kiện về chuyện Bãi Tư Chính và Hoàng Sa, Trường Sa nữa, từng vụ cho từng vấn đề. Tôi nghĩ thế là rất cần thiết, đáng lẽ phải làm sớm rồi, còn kiện cụ thể những gì và như thế nào thì chắc chắn các nhà nghiên cứu luật pháp sẽ thông thái hơn tôi. Việc khởi kiện cũng nên khẩn trương làm ngay, càng sớm càng tốt, vì họ đang ngày càng lấn tới, để càng lâu càng khó, và hành động thực tế của họ đã vượt qua ranh giới đỏ rồi. Gần đây, họ còn tuyên bố một cách ngạo mạn rằng khu vực bãi Tư Chính là của họ, rồi họ kêu gọi Việt Nam đối thoại hòa bình, mặt khác cùng lúc họ tiếp tục cho nhiều tàu lớn lấn sâu hơn vào phía bờ biển của Việt Nam, chỉ còn cách đất liền một đoạn ngắn. Cần phải rất cảnh giác với các chiêu bài của Trung Quốc. Đối thoại là đối thoại vấn đề gì phải cho rõ. Bãi Tư Chính đang yên ổn là của Việt Nam, luật pháp quốc tế cũng đã rành rành như vậy, nhưng họ đang chuyển sang vùng tranh chấp, coi chừng ta lại mắc mưu. Họ đi những “nước cờ” rất bài bản với âm mưu thâm sâu, ta không thể đối phó từng nước một trong thế bị động và lúng túng. Và cần phải chống “nhóm lợi ích” thân Tàu, coi chừng chúng nó bán rẽ Tổ Quốc ta cho Phương Bắc.

Về chuyện tương quan lực lượng thì từ ngày xưa đã thế, Trung Quốc lúc nào cũng to lớn hơn Việt Nam. Mười mấy lần họ xâm lăng nước ta trước đây xét về tương quan lực lượng vật chất họ đều mạnh hơn ta. Trong các cuộc kháng chiến vệ quốc trước đây, Việt Nam thậm chí đã phải bắt đầu bằng gậy tầm vông. Tương quan lực lượng ngày ấy còn chênh lệch hơn nhiều so với bây giờ, thế mà cha ông ta đã dám hành động dũng cảm, rất đáng tự hào và kính trọng. Từ xưa đến nay Việt Nam chưa bao giờ gây chuyện với Trung Quốc, mà chỉ có việc Trung Quốc luôn ức hiếp và nhiều lần xâm lược Việt Nam. Họ luôn có âm mưu thâm hiểm muốn biến nước ta thành thuộc quốc chư hầu của họ. Chẳng lẽ vì tương quan lực lượng của ta yếu hơn mà đất nước và dân tộc này phải cúi đầu nhịn nhục, không có quyền ngẩng lên để đấu tranh tự vệ. Và ngày nay vấn đề tương quan lực lượng cần được hiểu theo tư duy mở, trong đó có yếu tố con người, truyền thống văn hóa, chân lý, bạn bè và luật pháp quốc tế nữa.

Còn ý kiến nói rằng nếu ta chống lại họ thì tạo cớ cho Trung Quốc tấn công lấy biển của ta? Vì sao lại xem việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng của Việt Nam là tạo cớ cho kẻ xâm lăng thực hiện âm mưu. Quả là một kiểu tư duy không thể hiểu nổi. Đó chỉ là kiểu ngụy biện cho một sự nhu nhược về tinh thần và bản lĩnh. Thực ra họ chẳng cần cái cớ ấy đâu. Chính họ đã tạo ra rồi cái cớ hết sức vô lý khi nói vùng biển của Việt Nam là của họ, còn Việt Nam từ chủ nhân họ vu cáo là kẻ xâm phạm đấy thôi.

2. Có ý kiến giải thích rằng Trung Quốc đã làm được gì ở đó đâu, còn VN ta đã đặt được dàn khoan ở Bãi Tư Chính rồi, đất nước vẫn hòa bình yên ổn, thế mới là sách hay và khôn khéo, có chuyện gì đâu mà phải la ầm lên. Nghe nói vậy càng thấy buồn lo. Ta đặt dàn khoan trên phần lãnh hải thuộc chủ quyền của đất nước ta, sao lại đi so sánh với việc Trung Quốc ngang nhiên tự do đi vào “vườn nhà” của ta. Họ còn nói đó là vùng chủ quyền của họ và yêu cầu ta phải rút đi. Thật là một sự xúc phạm! Thực tế họ đã xâm lăng ta mấy tháng nay rồi và đang biến một vùng biển rộng lớn của ta thành của họ, thế mà lại nói họ chưa làm được gì. Sao lại phải biện minh cho hành vi ngang ngược của kẻ xâm lăng? Tại sao lại phải ru ngũ nhân dân? Biện minh theo kiểu đó thì vô tình hoặc cố ý làm lợi cho kẻ xâm lăng.

Lần này coi ra họ rất quyết liệt hành động. Việc chiếm được biển của Việt Nam có ý nghĩa lớn lao đối với họ, còn không chiếm được thì chiến lược về giấc mộng Trung Hoa có thể bị phá sản. Và họ nhận thấy lúc này về phía Việt Nam có những yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện âm mưu của họ. Trung Quốc đang sử dụng kế sách “không cần đánh mà vẫn thắng”, tức là không cần nổ súng vẫn lấy được biển, đó là thượng sách. Họ vừa muốn chiếm biển của ta, vừa không muốn “mất” Việt Nam, tức là vẫn giữ được một VN nằm trong tầm kiểm soát của họ. Vì vậy, tốt nhất là làm sao lấy được biển mà VN ít phản đối hoặc là chỉ phản đối chiếu lệ. Nhưng đồng thời họ cũng hăm dọa bằng tàu lớn súng nhiều và sẵn sàng động binh. Còn diễn biến thực tế trên chiến trường mấy tháng nay thì rõ ràng họ đang tiến và ta đang thua từng bước. Họ tiến vào ngày càng sâu hơn, gần đất liền hơn. Từ chỗ họ nói Tư Chính là vùng tranh chấp rồi sau đó họ nhanh chóng chuyển sang nói là vùng biển của họ và vu cáo cho Việt Nam cố tình lấn chiếm, yêu cầu Việt Nam phải rút đi, rồi bảo Việt Nam phải đối thoại để cùng khai thác...

Tình hình thật nghiêm trọng nhưng nhiều người vẫn tỏ ra như chưa có gì nghiêm trọng. Mấy tháng nay họ đã vào ra vùng biển của ta nhiều lần, như đi chợ, như ao nhà của họ. Có đợt cả tháng sau ta mới lên tiếng. Đẩy đuổi thì xem ra không đủ sức làm lâu dài. Lên án cũng không ra lên án. Đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân VN và thế giới biết bản chất của vấn đề cũng không làm. La làng lên cho mọi người biết là kẻ cướp đã đột nhập nhà tôi cũng không. Kiện cũng không chịu kiện. Tăng thêm đối tác chiến lược mới cũng không. Hợp tác quân sự mới cũng không thấy…. Nói chung dân chúng không hiểu thái độ và đối sách của lãnh đạo nước ta ra sao. Mà xem ra đây cũng không phải là sự bình tỉnh của một cao thủ có kế sâu nên nhiều người đã bảo “chẳng hiểu vì sao mà phải thế”.

3. Có người phê bình rằng các ý kiến từ nhân dân không hiểu hết tình hình nên nhận định, đề xuất không phù hợp. Thậm chí có ý kiến còn phê phán chì chiết những tiếng nói từ những người yêu nước. Trong nhân dân, có người không đủ thông tin như lãnh đạo cũng là chuyện bình thường, nhưng có thể họ lại hiểu lòng dân hơn lãnh đạo. Ý kiến nào không hiểu tình hình mà nói không đúng thì nên chỉ ra, nói lại xem thử thế nào là đúng. Nhưng riêng việc mấy tháng nay Trung Quốc liên tục (gần như thường xuyên) xâm phạm biển của Việt Nam một cách trắng trợn, họ tuyên bố đó là biển của họ, Việt Nam thì không la, không kiện, không nói rõ cho nhân dân biết, đặc biệt lãnh đạo đất nước không lên tiếng mạnh mẽ rõ ràng quan điểm…, đó có phải là sự thật hay dân nói sai? Thực tế mấy tháng nay quốc dân đồng bào không được các cơ quan hữu trách hoặc báo chí chính thống thông tin kịp thời và đầy đủ cho biết tình hình Biển Đông của Việt Nam đang bị xâm phạm. Cứ làm như mọi việc vẫn bình thường, không có chuyện gì xảy ra, thậm chí kẻ xâm lăng vẫn còn được coi là “đối tác chiến lược toàn diện” quan trọng nhất của VN. Tại sao không thông báo kịp thời mọi việc cho nhân dân biết rõ tình hình? Phải chăng sự quan tâm của nhân dân đối với chủ quyền của đất nước là không cần thiết, đó không phải là việc của nhân dân? Tất nhiên gần đây báo chí chính thống ít nhiều cũng đã có nói đến, dù chỉ ở mức độ hết sức khiêm tốn. Hãy nhớ rằng, từ lâu Trung Quốc đã tác động nhiều thông tin ra thế giới và trong nước để chuẩn bị dư luận, và hiện nay họ vẫn đang ngày đêm tác động thông tin để nhiễu loạn phía Việt Nam. Còn phía ta, cần xem lại ta đang ứng xử ra sao đối với tình hình đất nước rất nghiêm trọng vì chủ quyền của quốc gia đang bị xâm phạm? Trong số những người dân yêu nước có thể người này người khác có lúc nóng nảy, nói sai điểm này điểm khác, đụng chạm…thì nói lại, uốn nắn. Nhưng phải biết quý trọng tấm lòng của họ, nuôi dưỡng, hun đúc và tích góp chí khí của dân tộc để mà giữ nước. Không nên, không được làm điều gì gây tổn thương cho lòng yêu nước của nhân dân.

4. Một số ý kiến phản biện rằng, nói đến liên minh quân sự là nguy hiểm, dễ gây ra chiến tranh. Mà họ cũng đã nổ súng đâu, đã có chiến tranh đâu mà nói đến liên minh chiến đấu. Lần trước tôi cũng đã nói không liên minh quân sự với ai để chống nước khác là quan điểm đúng đắn. Việc đó cũng là thể hiện tinh thần của một dân tộc yêu hòa bình, ghét hiếu chiến. Nhưng trong tình thế đất nước bị xâm lăng thì cần liên minh để bảo vệ chủ quyền. Chẳng lẽ thà chịu mất nước chứ nhất định không được liên minh chiến đấu để bảo vệ? Như ta đã biết và thường ca ngợi chiến thắng của phe Đồng Minh trong đại chiến thế giới II - đó chính là một liên minh chiến đấu vì hòa bình. Và khi ấy Việt Nam cũng đã đứng về phe Đồng Minh. Việt Nam và Lào đã nhiều lần cùng liên minh chiến đấu mà đến nay ta vẫn luôn ca ngợi liên minh ấy. Sau năm 1975 Việt Nam và Liên-xô cũng có lúc như vậy. Những lúc ấy, đó là sự cần thiết của tinh thần tự vệ chính đáng. Còn nói họ đã làm gì đâu mà ta lại tính đến việc liên minh chiến đấu? Sao lại biện minh là họ chưa làm gì? Họ đã chính thức xâm chiếm lãnh hải tức là một phần Tổ Quốc của chúng ta bị xâm lăng rồi, chứ sao lại nói “họ đã làm gì đâu”. Chẳng lẽ đợi đến khi “chậm mất rồi”, “thua mất rồi” thì mới bàn đến việc liên minh chiến đấu để tự vệ? Chủ động chuẩn bị tốt các biện pháp bảo vệ đất nước cũng là một cách phòng ngừa để chiến tranh không xảy ra. Còn nếu cuối cùng nó vẫn xảy ra thì đó là việc do đối phương muốn vậy, ngoài ý muốn của ta. Trong trường hợp ấy chúng ta sẽ chủ động hơn.

Trước đây có lúc Việt Nam đã ủng hộ và tham gia phong trào không liên kết. Gần đây cũng có ý kiến bảo chỉ cần nói Việt Nam không liên kết với bất cứ nước nào, bên nào là đủ rồi. Tôi cũng nhất trí với ý kiến ấy, nhưng đó là nói về đường lối đối ngoại đối với các vấn đề khác không liên quan đến chủ quyền của Việt Nam trong quan hệ quốc tế (ví dụ trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hoặc các cuộc xung đột trên thế giới và khu vực). Riêng đối với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam thì tôi giữ ý kiến sẳn sàng liên minh với bất kỳ nước nào ủng hộ chủ quyền của ta để tự vệ chính đáng. Tất nhiên là không ỷ lại dựa dẫm ai và hành động liên minh đó trên thực tế chỉ thực hiện khi có xung đột. Nhưng về nhận thức, quan điểm thì phải xác định trước, chứ đợi đến lúc xảy ra xung đột rồi mới triệu tập họp lại để bàn thì quá trễ. Trong thời đại công nghệ ngày nay, những nước như Việt Nam ta chưa đủ điều kiện về công nghệ thì càng phải có liên minh mới sử dụng được hệ điều hành từ vệ tinh của nước này hay nước khác.

5. Có người hỏi lại “nếu liên minh chiến đấu thì liên minh với ai và như thế nào?”. Đó là công việc của các nhà quân sự, họ sẽ thông thái hơn chúng ta, và tôi tin rằng họ sẽ không bó tay để đưa lưng cho người ta bắn và ngồi nhìn chủ quyền quốc gia thiêng liêng bị người khác cưỡng chiếm và xúc phạm. Ngày nay, các vấn đề chính trị, quân sự trong đối ngoại nhìn chung thường có gắn với lợi ích kinh tế. Phần biển đông thuộc nước ta đang chứa rất nhiều khoáng sản có giá trị lớn. Cần đẩy mạnh khai thác để có nguồn tài chính cho hiện đại hóa đất nước, không cần phải “để dành” mà kẻ tham dòm ngó và âm mưu cướp bóc. Tất nhiên chuyện Biển Đông không chỉ là tài nguyên mà còn vị thế chiến lược về địa kinh tế và địa chính trị mới quan trọng hơn nhiều. Ta có thể mở cửa rộng hơn với chính sách thuế phù hợp và thủ tục pháp lý thuận tiện để khuyến khích các đối tác từ các nước tôn trọng chủ quyền của VN vào hợp tác đầu tư khai thác theo luật pháp của Việt Nam và đôi bên cùng có lợi (ví dụ như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ấn Độ, Nga, Ôxtrailia…). Đồng thời ta đề xuất phương án cùng nhau liên minh bảo vệ vùng biển này để bảo đảm cho công việc đầu tư khai thác được an toàn và an ninh. Còn Trung Quốc, khi nào họ thay đổi quan điểm, tôn trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam thì ta hoan nghênh và cũng mời họ vào tham gia hợp tác khai thác như các đối tác nói trên.

(Còn nữa)

Vũ Ngọc Hoàng

Wednesday, October 16, 2019

Chỉ là 1 phần nhỏ?


Lão Vọng
October 18 at 7:36 PM

Sau phát biểu của anh Lê Mã Lương tại hội thảo về Bãi Tu Chính và luật biển đã làm cho nhiều người sôi me và muốn ăn thua . Có người mạnh mồm còn đề nghị tước quân hàm và danh hiệu anh hùng llvt của ông (?) . Có người còn giả danh cô gái trẻ để dạy bảo anh LML . Tôi cho rằng đó chỉ là trò của DLV hèn kém mới mượn tay kẻ khác để xỉ vả người khác . Tôi cũng đọc rất nhiều comment về các bài viết liên quan đến anh LML. Đa phần ý kiến là lên án , thậm chí bôi nhọ anh theo cách vô văn hoá. Bên cạnh đó có không nhiều ý kiến ủng hộ anh . Đa số chưa chắc đã đúng mà thiểu số đúng thì sao ?


Tôi biết anh từ khi anh vào học khoa sử Tổng hợp. Anh từ QK3 lên Bảo Tàng QĐ. Tôi đã đến nhà anh ở khu tập thể Nam Đồng ( nhà mới xây ) để trao đổi trước với anh về việc PV của Hãng AP muốn phỏng vấn anh, lên quan đến chiến trường Quảng Trị thời đánh Mỹ . Nói vậy để mọi người biết là tôi biết rõ về anh
Tôi cho rằng trong các bài viết có dụng ý xấu về anh đều ẩn danh, mượn tay kẻ khác giết người . Chưa thấy bài nào, hay ai đó cả tướng đương chức và tướng về hưu đối thoại trực diện với anh . Chúng ta đang bị kẻ khác lợi dụng sự việc để nhiễu loạn thông tin, gây chia rẽ . Nếu chúng ta không tỉnh táo dễ mắc bẫy của kẻ thù , rồi quay lại cắnnhau . An ninh mạng ak47 là của ai . Đông Lào là của ai........?
Tôi không rõ bộ 4 T cấp phép cho các trang này chắc biết rõ là của ai !

Ông Lê Mã Lương có thể nói lời nghịch nhĩ ,khó nuốt nhưng đó là một phần sự thật . Có thể lời phản biện của ông Lương quá sắc , quá tàn nhẫn mà như Thủ tướng mong muốn có những lời phản biện sắc sảo cho Đảng, CP
Vì Quốc gia đại sự, mọi người đừng vội chụp mũ . Ông LML nói vậy trong một cuộc hội thảo là chỉ nêu ý kiến cá nhân, vì quá bức xúc khi kẻ thù đã lấp ló ở cửa nhà

Xa hơn một chút , khi ông và nhóm tác giả lăn lộn, nâng lên đạt xuống mới xuất bản được cuốn "Gạc Ma vòng tròn BẤT TỬ " như sự tri ân 64 liệt sĩ hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 . Như lời những người biên tập là cuốn sách không tránh khỏi sai sót . Sách ra niềm vui chưa tới, vinh quang chưa có đã bị 2 ông tướng , tinh tướng mạt sát ông LML . Đối với ông Nguyễn Thanh Tuấn ,nguyên cục trưởng tuyên huấn, người đã từng có ý kiến không đồng ý để nxb quân đội xb cuốn Gạc Ma nhưng Nhà xb Văn học và First News xb . Ông Tuấn là một nhẽ nhưng ông Thiếu tướng Hoàng Kiền cũng lên mặt chửi ông Lương chỉ vì chi tiết không nổ súng trước hay không nổ súng , nói trắng ra là bênh vực cho bộ trưởng LĐA . Tôi thấy Kiền cố bảo vệ bt ?

Chỉ nêu vài ý kiến để mọi người tham khảo
Tôi cho rằng ông Lương với bản tính người lính chiến , trung thực dám nói lên tiếng nói đa phần của nhân dân . Thử hỏi có ai lên tiếng về hiện tình ?
Chúng ta phải trung thực với chính mình mới nhận chân được đâu là thực , đâu là ảo !

Tuesday, October 15, 2019

TÂY DU KÝ: Ký sự từ Bacu

Anh Bùi Huy Hùng

TÂY DU KÝ Thời @

Bài 4 : 5O trở lại , cảm xúc và những nỗi niềm

1.Thật khó mà diễn tả bằng lời cái cảm giác của tôi khi đặt chân lên đất Azerbaijan, đi trên những con đường phố ở Ba Ku , đặc biệt là khi được quay lại Trường cũ , đứng trước mảnh đất ngày xưa là ký túc xá sinh viên mà tôi đã từng sống và học tập hơn 50 năm trước . Lâng lâng , xao xuyến , hồi hộp và đầy ý nghĩ , sự hồi tưởng đến nhanh trong đầu giữa những âm thanh pha trộn của dòng xe cộ và người đi lại trên đường phố lúc lên đèn . Ngày xưa khu này im ắng , thỉnh thoảng chỉ có tiếng xe điện và thưa thớt vài chiếc ô tô chạy qua ...Đối diện là dãy nhà cổ với những cây phong giãi dầu năm tháng ngả lá vàng vào đầu thu . Tôi cứ nghĩ vậy mà vui với ý nghĩ của mình chứ thật ra ,50 năm là 2/3 đời người khó mà nhớ hết mọi thứ. Khi đến đây , cũng vào khoảng này bọn trẻ chúng tôi 18-19 tuổi , lại đến từ nước việt nghèo đói , đang chịu bom đạn chiến tranh , tất cả với chúng tôi như là đến một hành tinh khác , hoà bình , no đủ , nhà cao cửa rộng ..., “ thiên đường “ CNXH , ai cũng bị choáng ngợp .
50 năm quá dài để nhớ và so sánh giữa cái còn trong ký ức và cái mới hiện đại hôm nay trên chính mảnh đất này . Hơn nữa , khu ký túc xá cũ của Đại học dầu khí đã bị phá đi , thay vào là toà nhà cao tầng hiện đại ốp kính dành cho sinh viên , đường tầu điện mà chúng tôi hay nhẩy lên để vào Trung tâm đã ko còn .

Tác giả tiễn 1 người bạn về VN bằng xe lửa. Hình chụp ở ga Bacu

Có một kỷ niệm ko bao giờ quên là ngay ngày đầu tiên đi tàu hoả từ Moskva đến Ba Ku mất 2-3 ngày đêm gì đó , chiều tối tàu cập ga , sau lễ đón tiếp tưng bừng , hơn 100 lưu học sinh việt nam được đưa thẳng vào bệnh viện ở ngoại ô để kiểm tra sức khỏe . Kết quả là rất nhiều người bị giữ lại ở bệnh viện , bị cách ly để chữa trị ghẻ lở , hắc lào, tẩy giun sán và kiểm tra các bệnh nhiệt đới dễ lây lan . Con trai tuy ngơ ngác và thất vọng nhưng còn chịu được , nhưng bọn con gái thì nhiều đứa khóc như mưa . Vậy là, 5-7 ngày đầu tiên ở thiên đường là bệnh viện nhiệt đới , bị cách ly (карантин) , hàng ngày : cháo sữa có bơ , thịt cừu băm viên hoi hoi ...nuốt ko nổi vì lạ quá . Tuy nhiên , cũng phải công nhận rằng , cũng chính những ngày sang Tây , dù thực ăn ko quen nhưng hình như ai cũng khoẻ ra vì cơ thể được nạp đủ chất béo , chất ngọt và chất đạm mà ở nhà ai cũng thiếu , cũng thèm . Thiếu đến mức , đứng lên ngồi xuống là hoa mắt , người quay quay như bị tiền đình .
Nhưng rồi mọi việc cũng đâu vào đấy với sự nhiệt tình , chu đáo của nhà trường và sự quan tâm , giúp đỡ của các anh khoá trước đang học ở Trường ĐH hoá dầu , Đại học tổng hợp ...
Tôi và các bạn học ko bao giờ quên được tình yêu thương , sự tận tâm nhiệt thành của các thầy cô giáo và cán bộ quản lý của nhà trường . Bà giáo chủ nhiệm lớp dậy tiếng Nga , Sofia Afrimovna , ông chủ nhiệm khoa Ngoại quốc Vadim Ziatlu , Hiệu phó , cựu chiến binh đặc biệt quan tâm đến sinh viên VN ông Mamedov.
Bà giáo Sofia của lớp tôi ko chỉ dậy tiếng của Pushkin mà đã dậy chúng tôi từ cái nhỏ nhất mà vì nhiều lẽ , bố mẹ , trường ở VN ko kịp dậy , đó là vào phòng phải gõ cửa xin phép , đi ra phải khép cửa lại phía sau , ko nói to gọi nhau í ới , ko cười ( vô duyên) khi mắc lỗi , ko xả rác ngoài đường ,chào hỏi và cám ơn...Bà còn luôn nhắc chúng tôi viết thư về cho bố mẹ ở VN.
Thật tuyệt vời , đôi lúc nhớ lại tôi vẫn thầm cám ơn bà , các thầy cô giáo của Trường đã dậy dỗ , cưu mang chúng tôi , những ngày đầu xa nhà , bước vào đời .
Cho đến giờ , tôi vẫn có ý nghĩ rằng mình thật may mắn đã được đến Azerbaijan, đã được sống một năm đầy ý nghĩa với những người dân azeri nhiệt thành , hiếu khách và cởi mở . Đất nước Azerbaijan, người dân Azerbaijan đã giang rộng cánh tay với tấm lòng chân thành giúp đỡ đất nước chúng ta , hơn 300 lưu học sinh khoá dự bị chúng tôi và hàng nghìn sinh viên ( sau này là những chuyên gia hàng đầu của Ngành dầu khí non trẻ VN ) nhiều chuyên gia trong những lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau . Hôm nay trở lại đất nước này, thăm lại những nơi từng sống , từng đến cảm xúc thật đặc biệt , có cái gì đó gần gũi , thân quen
.

Và theo đó là những hồi tưởng.

Nhà ga xưa vẫn còn , ngôi trường xưa vẫn đó , đại lộ Ba Ku ven biển

Caspian vẫn đó với những hàng cây cổ thụ , chỉ có điều giờ hiện đại hơn và hình như rộng lớn hơn . Tôi đã đi dạo một vòng , ghi lại vài hình ảnh và hít thở gió mát từ biển thổi vào . Khoan khoái , thư thái và nhẹ nhàng .
Còn có điều vui nữa là dù ko gặp được những người cùng thế hệ , nhưng khi nói chuyện với những người trẻ hơn , trên xe hay ở trên phố đi bộ , ở khách sạn hay trên sân golf ( duy nhất ở TP 3 triệu dân , sân Dreamland) , người Azerbaijan tỏ ra vui vẻ và cởi mở khi biết chúng tôi từ việt nam tới và có người còn gọi tôi là đồng hương BaKu khi biết 50 năm trước , tôi từng sống ở nơi đây. Cũng như khi đến Almaty hay Tashken , ở sân golf hay chốn đông người , tôi cố ý đội chiếc mũ có gắn cờ đỏ sao vàng để người ta ko ngộ nhận mình là người Nhật hay Hàn Quốc ! Một thông điệp rõ ràng , tôi là người Việt Nam .

Ga Bacu

2. Kết thúc chuyến đi và đôi điều chia sẻ .
Azerbaijan , Ba Ku là điểm cuối của chuyến đi 3 nước Trung Á từng là các nước XHCN trong Liên Bang Xô Viết từng tồn tại hơn 70 năm trong lịch sử thế giới hiện đại mà nước ta từng gắn bó . Có lẽ , ko khó để nhận ra những cái giống nhau hay dở đều có đến nay , dù 3 nước này đã đoạn tuyệt với CNMLN và con đường xây dựng CNXH, còn ở ta vẫn tuyên bố trung thành với con đường đã chọn với chính sách đổi mới .
Gần 30 năm qua , tất cả họ và chúng ta đều có những thay đổi quan trọng theo hướng tiến bộ và hội nhập , đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt .
Cái nhìn thấy rõ là ở Kazakhstan , Uzbekistan, Azerbaijan , hạ tầng , đường xá , đô thị được quy hoạch rất tốt , khắp nơi đã và đang xây dựng những thành phố khang trang , hiện đại , rất sạch sẽ, rất có trật tự , cái mà chúng ta rất thiếu , nếu ko muốn nói là ở ta rất thừa sự lộn xộn .
Có điều đặc biệt là , theo cảm nhận của tôi từ những gì tôi thấy và nghe được thì quan liêu , tham nhũng , sân sau, cánh hầu nơi quan trường,phân hoá giầu nghèo thì họ và chúng ta chẳng khác nhau là bao . Thật khó giải thích , khi mà ở những nước này thiết chế chính trị cơ bản như các nước tư bản vơi nền kinh tế thị trường , đa nguyên chính trị và xã hội dân sự được Hiến pháp bảo đảm từ khi tuyên bố độc lập . Thế mới biết con đường đi đến tự do , dân chủ , dân quyền cho người dân với những nước từ trình độ như chúng ta là con đường khó khăn như thế nào .
Có điều còn khó hiểu hơn là tại các sân bay , nhà ga mới được xây dựng với trang thiết bị hiện đại mà cái cách hành xử của nhân viên công vụ ( Công An biên phòng , Hàng không ...) thật lắm nhiêu khê và nhiều điều khó chịu .Ngay anh bạn người Hàn Quốc , người tổ chức chuyến đi cho chúng tôi từng nhiều năm làm việc ở VN và 3 nước trên cũng phải giải thích rằng , thế này là khá lắm rồi , vài năm trước còn khó khăn phức tạp và khó chịu hơn nhiều .
A ta còn nhận xét rằng , so với các nước này , việt nam hội nhập tốt hơn nhiều . Người việt nam , theo nhận xét của anh ấy , từ kinh nghiệm thực tế bản thân là những người thông minh , học nhanh và rất thích nghi .
Nghe mà thích nhưng chợt nghĩ sao mình vẫn nghèo và tụt hậu .
Tôi gọi bài viết 4 phần của mình là Tây du ký thời @ là mượn đề Truyện văn học TQ mà chúng ta đều biết và yêu thích một thời , tuyệt nhiên ko có ý mình đi “ lấy Kinh “, dù đúng là chuyến đi dài sang Tây . Có chủ ý đến những nước từng giống nước ta trên một con đường, chiêm nghiệm những điều đang suy nghĩ , phân vân , khám phá những vùng đất mới , có đôi chỗ huyền bí với những Thánh đường Hồi giáo .
Ra về tôi đi đến suy nghĩ rằng , chẳng có đâu là thiên đường , miền đất hứa . Mỗi nước , mỗi dân tộc phải tự chọn cho mình con đường đi đến ấm no , hạnh phúc. Và người Việt Nam chúng ta cũng vậy , phải chọn cho mình con đường đi đúng , phù hợp nhất với mình trong xu hướng chung của thời đại .
Càng đi nhiều , càng thấy nước ta có rất nhiều thử thách nhưng cũng đầy tiềm năng và cơ hội .Để cho đất nước nghèo khó và tụt hậu là có tội với tổ tiên và cả với thế hệ mai sau .
Cám ơn hai bạn đồng hành , cám ơn anh Shin Hàn Quốc , người dẫn đường , nhà tổ chức tuyệt vời để có một chuyến đị thú vị , đầy cảm xúc .


Bùi Huy Hùng

Monday, October 14, 2019

Nhận rõ chân tướng của Tàu-BK và vận mạng của VN từ Biển Đông


TÀU HẢI DƯƠNG 08 XÂM PHẠM BÃI TƯ CHÍNH LÀ DO TẬP CẬN BÌNH CHỈ ĐẠO

Đó là khẳng định trong bài phát biểu tham luận rất đáng chú ý của Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ công an tại Toạ đàm “Vùng biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế” được tổ chức ngày 6/10 vừa rồi tại Hà Nội. Với chủ đề tham luận VÙNG BIỂN BÃI TƯ CHÍNH – GÓC NHÌN AN NINH, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA, Thiếu Tướng Lê Văn Cương trình bày 4 vấn đề chính có tính chất gợi mở, bao gồm: (i) Định vị bãi Tư Chính; (ii) Tại sao Trung Quốc lại có hành động vào thời điểm này?; (iii) Trung Quốc muốn gì?; và (iv) Góc nhìn an ninh và phản ứng của Việt Nam thế nào?

I. Định vị bãi Tư Chính
Các đồng chí cũng đã biết cả rồi, ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc trả lời với đồng chí Phạm Bình Minh của chúng ta rằng tàu Hải Dương 08 tác nghiệp trong bãi Tư Chính thuộc Quần đảo Trường Sa và quần đảo này thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Ông Vương Nghị nói như vậy là “hai lần sai”. Cái sai thứ nhất là quần đảo Trường Sa không thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Cái thứ hai là bãi Tư Chính không thuộc quần đảo Trường Sa, mà nằm hoàn toàn tách biệt với Trường Sa, về mặt địa chất giữa bãi Tư Chính và quần đảo Trường Sa tồn tại một lỗ hỏm, rãnh sâu về địa chất địa tầng. Về cơ bản, Bãi Tư Chính nằm trong toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
📷
II. Tại sao Trung quốc lại hành động vào lúc này?
Trước hết phải nói việc này do Tập Cận Bình chỉ đạo, chứ không phải là tỉnh Hải Nam, cũng không phải do Bộ Năng lượng Trung Quốc. Việc này do Tập Cận Bình chỉ đạo, chứ không phải của tỉnh, địa phương hay của ngành nào cả. Như vậy, tại sao Tập Cận Bình lại dở trò lúc này? Lịch sử Trung Quốc mách bảo chúng ta, từ năm 1949 tới giờ, mỗi khi trong nước có vấn đề phức tạp về chính trị – xã hội thì lãnh đạo Trung Quốc thường đẩy vấn đề ra bên ngoài nhằm che mắt những vấn đề bên trong và làm lu mờ những bức xúc trong xã hội Trung Quốc.
📷
Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ công an
Trong giai đoạn 1958-1963, Mao Trạch Đông đưa ra cái gọi là “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại nhảy vọt” và chúng ta cũng có lúc ca ngợi đây là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Trung Quốc. Tuy nhiên, với một cuộc cách mạng triệt để như vậy đã dẫn đến làm cho 37,55 triệu người Trung Quốc chết đói (theo số liệu của Trung Quốc). Trong bối cảnh xã hội tan tác như vậy, Mao Trạch Đông đã phát động một cuộc chiến tranh xâm lược Ấn Độ vào năm 1962, và chiếm giữ của quốc gia này một diện tích 29.000km2, (gần gấp đôi tỉnh lớn nhất của Việt Nam là tỉnh Nghệ An).
Trong cuộc Cách mạng lần thứ hai, cách mạng văn hóa 1966 – 1976, Mao Trạch Đông lại dùng Hồng vệ binh giết 20 triệu người ưu tú Trung Quốc. Lần này thì đảng tan tác. Để cứu vãn tình thế, Mao Trạch Đông phát động cuộc xung đột quân sự đánh vào đồn biên phòng Liên Xô. Liên Xô trong trận này thiệt hại 1 tiểu đoàn. Sau đấy không chịu nổi nữa, Liên Xô đã huy động một sư đoàn gần như quét sạch trung đoàn của Trung Quốc. Sau sự cố này, Trung Quốc đã cho phát động một đoàn biểu tình gồm 50 chiếc xe chở khách mỗi chiếc xe chở từ 50 – 60 người là những người mẹ, người vợ có người thân chết trong trận này mặc áo trắng, đội khăn tang đi từ Bắc xuống Nam, đi từ Đông sang Tây để kích động chủ nghĩa dân tộc và hận thù đối với Liên Xô. 50 chiếc xe đi cả tháng trời, đội khăn tang. Như vậy, khi nội bộ Trung Quốc có vấn đề gì thì kịch bản của họ là đẩy vấn đề ra bên ngoài.
Trong giai đoạn hiện nay, dưới thời Tập Cận Bình, bắt đầu từ tháng 10 năm 2012 đến nay. Xin được bổ sung thêm, Trung Quốc vừa kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 70 năm này phát triển qua 3 giai đoạn:
(i) Giai đoạn Mao Trạch Đông năm 1949 – 1976: Trong những năm đầu Trung Quốc chủ trương hợp tác với Liên Xô, tuy nhiên sau đó lại chủ trương chống Liên Xô. Đối với Hoa Kỳ: thì giai đoạn đầu chủ trương chống đối, đến giai đoạn từ năm 1970 bắt đầu tìm con đường để gặp gỡ, thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Đối với trong nước: Mao Trạch Đông tiến hành con đường Cực tả. Tóm lại trong giai đoạn này đất nước điêu đứng, Đảng cộng sản Trung Quốc tan nát
(ii) Giai đoạn Đặng Tiểu Bình: có thể khẳng định Đặng Tiểu Bình là 1 con người siêu phàm, mặc dù đối với người Việt Nam, từng lỗ chân lông của ông ta thấm máu người Việt Nam. Không một tổng thống Mỹ nào có nợ máu với Việt Nam nhiều như Đặng Tiểu Bình. Ông ta dựng nên và dùng Khơ-me Đỏ để đánh toàn bộ biên giới Tây Nam của Việt Nam, thảm sát tất cả những người Việt Nam trên quần đảo Thổ Chu. Tôi xin lưu ý các đồng chí rằng, khi Hitler đưa quân tràn sang Pháp vào năm 1941 còn kịp dặn lính Phát-xít không được phá hủy tất cả những công trình văn hóa của Pháp, ăn cắp tranh ảnh, tượng đài. Trong khi đó, lính Trung Quốc, tháng 2 năm 1979, đặt mìn vào nơi Hồ Chí Minh nằm, tiến hành các hành động tàn bạo đối với nhân dân Việt Nam. Có thể khẳng định sự tàn bạo của lính Trung Quốc không thua kém một đội quân nào trên thế giới, kể cả Phát-xít. Liên tiếp sau đấy là các cuộc chiến kết thúc vào tháng 3/1979 và một cuộc chiến từ cuối tháng 3/1979 đến năm 1989. Mười năm trời, cho đến năm 1989, đồng bào ta vẫn còn đổ máu nơi biên giới. Có thể nói đối với người Việt Nam, từng lỗ chân lông của Đặng Tiểu Bình thấm máu người Việt Nam nhưng đối với dân tộc Trung Quốc ông ta là một người quá vĩ đại.
Tháng 4/1979, cách đây 40 năm 6 tháng, trong cuộc họp bộ chính trị của Trung Quốc (sau khi đi Mỹ về, và vừa kết thúc cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam) Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “trong vòng 50 năm nữa Trung Quốc không được thách thức Mỹ, không được đối đầu với Mỹ, chấp nhận Mỹ lãnh đạo thế giới” và chỉ yêu cầu Mỹ tăng cường đầu tư, đổ tiền, đổ công nghệ vào Trung Quốc, mở toang cánh cửa phương Tây cho Trung Quốc vào. Đặng Tiểu Bình chủ trương sẽ sử dụng công nghệ, tài chính và thị trường từ Mỹ và phương Tây, cộng với 200 triệu lao động Trung Quốc tạo thành một cuộc phát triển đất nước Trung Quốc một cách thần kỳ.
Tháng 6/1979, khi họp Bộ Chính trị lần thứ 2, Đặng Tiểu Bình đã nhắc lại nếu 50 năm không xong thì 70 năm, không được đối đầu với Mỹ, chấp nhận Mỹ lãnh đạo để tận dụng thị trường Mỹ và Phương Tây. Chính vì vậy, Trung Quốc vươn lên được là nhờ vào nguồn tài chính, công nghệ từ Mỹ và phương Tây cũng như nguồn thị trường này.
(iii) Giai đoạn Tập Cận Bình: bắt đầu từ tháng 10/2012, trong giai đoạn này Tập Cận Bình xa rời chủ trương “ngâm mình chờ thời” được thực hiện trước đó, tiến hành một loạt các thách thức Hoa Kỳ cả trên phương diện kinh tế, công nghệ và quốc phòng – an ninh, lần vào những sân sau của Mỹ, đối đầu với Mỹ, đây là một sai lầm tôi cho rằng là “chưa đổ ông nghè đã đe hàng tổng”. Vì thế, Chiến lược an ninh quốc gia tháng 12/2017 của Mỹ xác định Trung Quốc là đối thủ chủ yếu của Hoa Kỳ. Chiến lược quốc phòng tháng 1/2018 xác định lại Trung Quốc là đối thủ. Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tháng 6 vừa rồi (2019), lần đầu tiên Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang có âm mưu đuổi Mỹ ra khỏi Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong tương lai gần muốn soán ngôi siêu cường của Mỹ để thống trị thế giới. Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chuyển sang bước ngoặc hoàn toàn mới. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã đẩy Trung Quốc đến khó khăn về kinh tế.
Trong nội bộ, Đặng Tiểu Bình năm 1982 làm hiến pháp đã khôn ngoan khi quy định trong khoản 3 điều 79 của Hiến pháp rằng Chủ tịch nước CHND Trung Hoa, và phó chủ tịch nước, không được liên nhiệm quá 2 nhiệm kỳ, mặc dù ông ta có công vĩ đại. Nhưng tháng 3 năm ngoái, Tập Cận Bình đã bỏ quy định này, thâu tóm toàn bộ.
Thêm vào đó, tác động của chiến tranh thương mại với Mỹ, vấn đề Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan đặc biệt là vấn đề nội bộ, tháng 12/2018 trong cuộc họp của Bộ chính trị, lần đầu tiên Bộ chính trị chỉ mặt Tập Cận Bình trong việc ôm đồm, nắm công tác toàn Đảng, nắm quân đội, an ninh, cảnh sát, kinh tế, đối ngoại, và cho rằng Lý Khắc Cường chỉ là bù nhìn. (Sau đó Tập Cận Bình điều chỉnh, phân chia thêm quyền lực cho Lý Khắc Cường). Đặc biệt trong cuộc họp thường vụ Bộ Chính Trị tháng 4 vừa rồi (2019), trong 7 người của ban thường vụ Bộ Chính Trị đã có 3 người phản đối Tập Cận Bình. Đó là điều chưa bao giờ có trong lịch sử Trung Quốc. Chỉ một người ủng hộ Tập Cận Bình trong Bộ Chính Trị. Vì thế Tập Cận Bình không dám triệu tập Hội nghị Trung Ương 4. Chính trị nội bộ quá phức tạp, trong Trung ương, đặc biệt một số cán bộ lão thành, đã có người yêu cầu Tập Cận Bình phải từ chức. Trong bối cảnh khó khăn chính trị nội bộ như vậy, thì về kinh tế, hiện nay dù họ giấu kín số liệu, nhưng ít nhất gần 1 triệu người Trung Quốc trong tình trạng thất nghiệp, mấy trăm ngàn doanh nghiệp hoạt động lững lờ, chỉ đạt được 40-50% công suất.
📷
Trong bối cảnh như vậy, Tập Cận Bình đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 vào biển Việt Nam. Tôi cho rằng có lẽ, hành động lần này xuất phát từ tình hình chính trị trong nước hoàn toàn bất lợi cho Tập Cận Bình, và ngoài nước cũng bất lợi. Chưa bao giờ Trung Quốc bất lợi thế này cả. 40 năm trước Đặng Tiểu Bình đã hái quả ngọt ở gốc cây, bây giờ Tập Cận Bình phải trèo cây cao hái quả. Hái quả cành cao, lơ mơ là ngã như chơi.
Cho nên vấn đề thứ hai muốn trao đổi với các đồng chí là tại sao Trung Quốc lại hành động ở thời điểm này, thì đó là do vấn đề trong nước. Cũng còn một nhân tố bên ngoài là vấn đề lên giá với Mỹ trong cuộc chiến thương mại, nhưng mà chủ yếu là do trong nước. Chưa bao giờ Tập Cận Bình bị mất uy tín, bị thách thức trong nước như thế này, ngay trong đảng.

III. Mục đích của Trung Quốc là gì?
Hải Dương 981, từ 2/5/2014 – 15/7/2014 chủ yếu là phép thử của Trung Quốc. Tại khu vực phía nam đảo Tri Tôn không có dầu. HD 981 được triển khai nhằm 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là thăm dò phản ứng của Việt Nam và thế giới; và mục đích thứ 2 là kéo thế giới vào HD 981 tạo khoảng trống để Trung Quốc tiến hành bồi đắp đảo nhân tạo, mục đích chủ yếu là bồi đắp đảo nhân tạo. Bốn tháng trời cả thế giới tập trung vào HD 981, lơ là chuyện Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa. Chứ thật ra HD 981 không có ý nghĩa gì ghê gớm cả.
Lần này, Tập Cận Bình đánh thẳng vào “dạ dày” của Việt Nam.
📷
Bãi Tư Chính
Thưa các đồng chí, các mỏ dầu của chúng ta khai thác từ những năm 80 của thế kỷ trước, đỉnh cao là khoảng từ năm 1998 đến năm 2008. Hiện giờ chúng ta cần mỏ mới. Tất cả các mỏ chúng ta khai thác bao nhiêu năm nay bắt đầu đã giảm công suất rồi. Khi kinh tế khó khăn thì dầu khí đóng góp 19% GDP. Hiện nay, tuần vừa rồi có thống kê thì các anh ấy có cho tôi biết là chỉ còn 7%. Đây là lúc chúng ta khó khăn thật sự, đang cần nước ngoài vào đầu tư hợp tác.
Động thái lần này của Tập Cận Bình xuất phát từ 2 nguyên nhân. Một là ngăn chặn không cho bất kỳ nước nào vào đầu tư cho Việt Nam khai thác dầu khí. Lần này Tập Cận Bình đánh thẳng vào dạ dày Việt Nam rồi. Cho mày biết thế nào là lễ độ. Tao không đánh trên bộ như năm 1979. Lần này tao đánh thẳng vào. Mày phải phục, và khi mày phục, khi mà khó khăn chơi vơi thì buộc lòng phải ngả theo Trung Quốc thôi.
Nên lần này so với lần HD 981 năm 2014 thì lần này nghiêm trọng gấp trăm triệu lần. Đây là cuộc đối đầu thực sự.
Không biết lãnh đạo Việt Nam ta đánh giá việc này thế nào.
Nguyên nhân thứ hai là cho Việt Nam biết thế nào là lễ độ trước những phản ứng có vẻ hí hửng của Việt Nam trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Cho nên vấn đề thứ ba tôi muốn nói mục đích, ý đồ lần này của Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm, nghiêm trọng gấp trăm lần so với sự kiện HD 981 năm 2014.
📷
Tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc tiến sau bất thường vào phía bờ biển Việt Nam
IV. Góc nhìn an ninh và phản ứng của Việt Nam
Từ góc nhìn an ninh, Biển Đông là nút thắt, là cửa ngỏ của Trung Quốc. Bãi Tư Chính là nút thắt của nút thắt, vị trí đặc biệt như vậy. Xét trên phương diện quân sự, trên bản đồ, Bãi Tư Chính là nút thắt của nút thắt trên Biển Đông. Và Trung Quốc quyết tâm muốn biến thành chuyện đã rồi, biến cái không tranh chấp thành cái gọi là tranh chấp, làm cho thế giới nhìn nhận có tranh chấp tại đây, buộc Việt Nam phải nhân nhượng.
Thật ra nó đã phá ta từ năm 2000 cũng xung quanh Bãi Tư Chính. BP của Anh, ConocoPhilipps của Mỹ phải rút là vì Trung Quốc doạ. Tháng 7/2017, tập đoàn của Tây Ban Nha cũng phải rút.[…]
Cho nên, phải thấy rằng xét trên phương diện quốc phòng an ninh Bãi Tư Chính là điểm nút quan trọng nhất. Hơn nữa trên Biển Đông, bồn trũng Nam Côn Sơn, Tư Chính – Vũng Mây là bồn trũng nhiều dầu nhất, chưa được khai thác. Do đó, dưới góc nhìn an ninh sự kiện này cực kỳ nghiêm trọng.
Thứ hai là gắn với sự kiện Bãi Tư Chính còn có những sự việc khác. Hai năm nay Trung Quốc đã đầu tư và mua 20% bờ biển của Campuchia 99 năm, cách Rạch Giá, Kiên Giang của chúng ta 100 km. Trung Quốc xây dựng một quân cảng riêng lớn nhất châu Á. Cách Quảng Ninh 40 km, Trung Quốc xây dựng sân bay với đường băng 3450 mét. Trên hành tinh không có đường băng thương mại nào dài như thế. Đường băng này là nhằm phục vụ cho hoạt động lên xuống của các máy bay ném bom chiến lược. Hai căn cứ quân sự này dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trước đại hội lần thứ 20 của Trung Quốc. (Nếu kịp thì vào lúc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản của Trung Quốc).
Khi hai căn cứ này hoàn thành, toàn bộ 5 nước ASEAN lục địa bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar như “cá nằm trên thớt”. Năm nước ASEAN hải đảo cũng bị khống chế. Nên phải nhìn Tư Chính gắn liền với các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trung Quốc và Campuchia.
Lực lượng dân sự của Campuchia và Thái Lan cung cấp đầy đủ thông tin về hai căn cứ quân sự này. Thái Lan rất sợ không kém gì ta. Lịch sử Thái Lan – Campuchia cũng phức tạp như lịch sử ta với Campuchia. Căn cứ quân sự ở Campuchia được hoàn thành thì Thái Lan cũng chết.
Bởi vậy dưới góc nhìn quốc phòng an ninh thì Bãi Tư Chính trong an ninh kinh tế của Việt Nam gắn liền với các bố trí quân sự của Trung Quốc tại Trung Quốc và Campuchia. Đó là điều rất đáng sợ.
Về phản ứng của Việt Nam, các đồng chí biết rồi. Tôi thì nghĩ thế này, trong lịch sử văn minh nhân loại, theo tôi biết thì không có một dân tộc nào bị ngoại bang đô hộ 500 năm mà vẫn tồn tại cả. […] Duy nhất chỉ có Việt Nam là làm được. Do đó, một trăm triệu người này mà đoàn kết trên dưới như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo thành sức mạnh vô địch thì không có gì phải sợ ai cả, không có kẻ nào đụng được.
“Tàu Hải Dương 08 xâm phạm vùng biển bãi Tư Chính là do Tập Cận Bình chỉ đạo” 5
Tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam

Vấn đề là, chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng thái độ phải rõ ràng mạch lạc. Đâu đây người ta nghĩ rằng đưa lên sách giáo khoa, phát thanh, truyền hình là kích động chủ nghĩa dân tộc. Đây là nhầm lẫn nếu không nói là nguỵ biện. Lịch sử là lịch sử. Chứ làm gì có chuyện cuộc chiến tranh 17/2/1979 được 5 dòng trong Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong sách sử khoa mơ hồ, làm sao thi được. Chứ dân tộc này vĩ đại lắm. Nếu mà Đảng và nhà nước có chính sách đoàn kết thống nhất được một trăm triệu người tạo thành sức mạnh vô địch, thì không có gì phải sợ cả, chủ quyền chắc chắn được đảm bảo.