Tuesday, October 1, 2019

Mạng xã hội

Nhân nghe về Lotus, thấy có nhiều quan điểm mới mẻ mà tôi chưa thể phân biệt đúng sai. Chỉ mong Lotus thành công và việc làm đầu tiên là đăng ký tài khoản để ủng hộ.
Tôi cũng đã từng dạy về hệ thống và hướng dẫn 3-4 luận văn về mạng xã hội, nên cũng có một số quan điểm về MXH. Thời gian đầu cũng tham gia nhóm bàn về hệ tri thức số (trong đó có Tân). Cũng có trình bày một số mô hình về MXH, nhưng sau đó có tư vấn cho một MXH khác, nhưng bọn ranh con này không biết concept là gì, chẳng khác nào đem đàn gảy tai trâu, nên bất hợp tác.
Nhân đây cũng nói ra mấy ý. Ai dùng được thì dùng. (Giống Lão Tử viết Đạo Đức Kinh, hay Stendhal viết Đỏ và Đen. Không ai nghe thì viết ra để đấy).
1. Mạng Xã Hội là một trong những ứng dụng kinh ngạc và kỳ diệu nhất về CNTT. Facebook được xem là biểu tượng của thành công về MXH và thiết lập de facto standard cho MXH. FB hầu như đã quét sạch thị trường người dùng MXH tại Việt Nam, vì được thừa hưởng từ Yahoo 360 độ và thực tế ở Việt Nam số người dùng FB tương đối cao so với các nước khác. Có lẽ là số khách hàng tiềm năng chưa sử dụng FB không còn nhiều. Mạng GO thất bại cũng vì vậy.
2. Trước FB có khá nhiều MXH thành công. Tôi thấy hay nhất là mạng PubMed của Mỹ. Các bạn tôi nói là có vấn đề gì về chuyên khoa post lên mạng này chưa đầy 15p là có câu trả lời. Trước đây MXH thường ở dạng social group, thông qua email. Trong nhiều năm, do tập trung vào các topic chuyên sâu, nên tuy huy động được khá nhiều người dùng trong các lĩnh vực nhỏ, social group không có khả năng kết nối từ một vài điểm chung như FB. Giao diện cũng hoàn toàn khác. Nhưng phải nói tính cuốn hút của social discussion group mạnh hơn FB nhiều. Như vậy, chuyển sang FB là một bước evolution tất yếu, không có tính cách mạng. Có lẽ vì vậy trong bài bình phẩm về thế Tam Quốc trong CNTT tôi không nói về FB.
3. Tựu chung, sau FB, chỉ còn 2 loại MXH khả dĩ: Loại tổng hợp, kết nối như FB và loại chuyên sâu (chúng ta có thể gọi là mạng chuyên gia). Khả năng một mạng xã hội tổng hợp, kết nối, cạnh tranh với FB ở VN không cao. Trừ phi chúng ta có thể làm được như Trung Quốc, để hỗ trợ Baidu. Loại mạng chuyên sâu dựa trên một nhu cầu nào đó (như youtube, research gate, linkIn...). Thực tế, người ta vẫn có nhu cầu làm thành viên youtube, RG hay LinkIn khi có tài khoản FB. Cố nhiên các mạng chuyên gia như Y Khoa, Khoa học Công nghệ ở VN vẫn chưa có nhu cầu cao và dễ bị các mạng nước ngoài hút mất do nội dung khó hay hơn. Mặt khác, có một số MXH Việt Nam với một hobby hay một nhu cầu nhỏ như autofun, webtretho,... lại tương đối ổn định, tuy không có khả năng phát triển lớn hơn nữa. Những mạng xã hội chừng vài trăm ngàn người ở VN còn khá nhiều đất diễn, và cũng không phải tranh giành khách hàng với nhau. Ở một quy mô lớn hơn một chút, có thể xác định nhu cầu thị hiểu của người Việt Nam không ngoài 4T: Tiền-Tình-Tâm Linh- Tôi. Ngoài 4 quan tâm này, các quan tâm về Tri thức, sách vở, Khoa học, Đạo Lý, Giải trí của người Việt đều là muỗi.
4. Ở một quy mô lớn hơn nữa: Nếu tôi có tiền để làm mạng xã hội, tôi sẽ làm một mạng xã hội khâu các mạng xã hội khác lại. Mỗi người là member của các mạng xã hội bây giờ không phải login, logout hàng chục tài khoản mà chỉ cần mở một app duy nhất. App này sẽ tự động gọi các bài đăng ở các mạng chuyên sâu về. Tất nhiên vấn đề đặt ra sẽ là: tại sao các group trên FB lại không thể thay thế các mạng chuyên sâu? Các mạng chuyên sâu đều có các tiện ích và triết lý khác FB, nên không thể thay thế. Như vậy, bắt đầu chỉ cần tập trung vào việc khâu và tìm kiếm, phân loại, trình diễn. Sau đó sẽ dần hoàn thiện theo yêu cầu thực tế. Trong thực tế thì các MXH bắt đầu đều đơn giản, sau đó mới phức tạp dần.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen.VIDI72)

8 comments:

  1. Truyen Tran: Facebook đang là một quốc gia digital lớn nhất thế giới. Hiện rào cản ngôn ngữ vẫn còn, nên về mặt thông tin, tạm chia thành khối các quốc gia nói tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hindi, và phần còn lại của thế giới. Đó cũng là một loại "địa chính trị"?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Ngôn ngữ ảnh hưởng tới dòng chảy văn hóa. Tiếng Việt hiện nay có nhiều hạn chế, cần phải cách tân hoặc tăng cường sử dụng ngôn ngữ thứ hai.

      Delete
  2. Nguyen Xuan Hoai: Em cũng không biết Lotus cạnh tranh bằng cái gì? Chuyện nhà nước Vn cấm fb là chuyện khó xảy ra, còn nếu trả tiền cho người dùng thì tiền tấn, mà đấy mới chỉ là trên sân nhà Vn, chứ chuyện ra biển lớn thì khó tưởng tượng. Btw em nghĩ kể cả làm cái gì chuyên và hẹp thì cũng phải thoát khỏi cái xác mạng xã hội, cứ để mạng xã hội ám ảnh thì khó mà sáng tạo sản phẩm mới ... bên em cũng định đầu tư vào 1 thứ chuyên, hẹp cho cộng đồng + hệ sinh thái nhưng bắt đầu nhỏ thôi, và đang bí muốn đặt một cái tên mới tránh đặt "mạng xã hội" ... hôm nào phải xin anh cafe để nghe cao kiến của anh (cả về việc nghĩ một cái tên)

    ReplyDelete
  3. Hoang Xuan Bach: Em nghĩ nếu phân tích sâu hẳn thì phải đi đến concept mxh như là một hình thái xã hội, có nhân tố cơ bản, và hội đủ tính đối kháng trong thể thống nhất.

    ReplyDelete
  4. Vu Thuong: Federation network là một ý tưởng hay nhưng sợ chỉ sống được đối với các mạng Open. Còn với mạng tư nhân như FB, thì nó tìm mọi cách thay đổi API để giết hết những thằng cạnh tranh với nó.

    ReplyDelete
  5. Diamond Black: Xin chào anh Việt . Em rất thích các bài viết của anh . nên cũng mạo muội chia sẻ vài điều hòng tạo nên ngọn lửa khoa học Việt nam . 1. Để người Việt giỏi hơn - cần phải giải phóng trí não người Việt . Có bao giờ ta nghĩ có 1 lực lượng dùng sóng điện từ để kìm hãm thần kinh người Việt ? làm người Việt không sáng tạo được ? Vì sóng điện từ có thể làm nhiễu sóng thần kinh !!!! . 2. Có khi nào anh nghĩ - tương lai đã có trong quá khứ ? kiểu như các phim khoa học viễn tưởng là chưa xảy ra nhưng thật sự đã xảy ra rồi ? lập luận đơn giản - luôn tồn tại 1 vài nhà khoa học giỏi như Einstein -vd , người mà đi trước mọi người khác đã làm rồi mà mọi người không biết . Và không phải bí mật khoa học nào cũng được phơi bày ra . hay cái mà phổ thông biết chỉ là cái thứ cấp ? 3. Chúng ta có nghĩ rằng có gì chiểm não ta ? mà nếu có thiết bị chiếm não thì làm sao ta biết là não ta bị chiếm ? Đó là lý thuyết ? Logic chưa đảm bảo ? Vậy vui lòng xem dẫn chứng _ Remote neural monitoring , satellite mindcontrol , 1000 nạn nhân Việt nam bị điều khiển trí não đang vật lộn hàng ngày . và sóng điện từ được phát minh năm 1895 thì 1905 thành hiện thực . Người ta đã chứng minh có loại sóng giao thoa được sóng thần kinh .....

    ReplyDelete
    Replies
    1. Aiviet Nguyen: Cái này tôi cũng rất muốn hiểu và có ý kiến. Nhưng rất tiếc năng lực có hạn. Đã đưa ra cà phê vật lý một lần nhưng không ai có ý kiến gì.

      Delete
  6. Do Xuan Phuong: Em đang tìm hiểu khả năng MXH hỗ trợ và thay thế phương pháp giáo dục truyền thống. Bọn trẻ bây giờ kêu là muốn được trải nghiệm trong khi trường lớp ngày càng giảm sự hấp dẫn.

    ReplyDelete