Sunday, April 30, 2017

Về tính nhân quả trong xã hội,

Mặc dù các triết gia, nhà xã hội học ưa bàn tới nhân quả tới nhân quả hơn các nhà khoa học, tính nhân quả thể hiện rõ hơn trong vật lý so với xã hội học và triết học. 
Có lẽ các nhà vật lý cũng tập nghĩ về nhân quả do áp lực của các tạp chí như Nature hoặc Phys.Lett.Reviews, để cho các kết quả của họ có tính phổ quát.
Thật trớ trêu là trong khi các lý thuyết vật lý có tính nhân quả nghiêm ngặt, trong xã hội học và triết học việc vi phạm nhân quả là bắt buộc. Vì vậy, tôi nghĩ rằng tư duy nhân quả là một loại bản năng tư duy built-in, tuy có ích, nhưng cũng là defect của tư duy.
Theo thói thường sự kiện đi trước là nhân, sự kiện đi sau là quả. Tuy nhiên đứa con có thể biến mọi cố gắng minh triết của ông bố thành trò hề uổng công bằng những bê bối của mình.
Kết quả sau cùng nói lên tất cả. Một thể chế có thể được đẻ ra bởi những ý tưởng lỗi lạc, nhưng nếu nó bị tiếp nối bởi một thế hệ vô năng, nó sẽ được đánh đồng với các ý tưởng vô năng. Tôi tin rằng Tần Thủy Hoàng là người có tư tưởng vĩ đại, chấm dứt thời loạn lạc, điều linh bằng một cuộc thập tự chinh đẫm máu để bắt đầu thời thịnh trị. Nhưng đứa con của ông là Hồ Hợi và kẻ tâm phúc của ông là Triệu Cao, tuy tung hô ông hơn ai hết, chính là những người biến ông thành tội nhân thiên cổ. Tần Thủy Hoàng không nhất thiết tàn bạo hơn hay kém minh triết hơn Lưu Bang hoặc Lưu Tú. Nhưng thể chế do ông dựng ra đã phá hủy hàng rào nhân quả để biến ông thành bạo chúa. Thể chế của Hồ Hợi không đủ biện minh cho xương máu của 6 nước chư hầu.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Chiêm nghiệm về chiến tranh Đông Dương (1)

Suy nghĩ thêm một lần nữa. Chiến tranh là điều nên nói đến nhưng không nên nói về nó một cách dễ dãi

Thật khó hiểu về hành xử của người Việt nếu không có những hiểu biết nhất định về những cuộc chiến tranh của họ. Người Việt gánh những cuộc chiến tranh đã qua của họ trên vai để đi vào hoà bình, việc làm ăn kinh tế, ái ân trai gái và giao thông đô thị.
Cuộc chiến với người Mỹ đã buộc người Việt thay đổi nhiều giá trị tinh thần của họ, đến nỗi một thời gian dài họ sống trong một thế giới riêng với những ảo tưởng. Cuộc mộng du này dẫu không hoàn toàn dễ chịu nhưng tỉnh giấc sẽ phải đau đớn hơn nhiều. Sớm muộn người Việt cũng phải đối diện với những vấn đề thực tế, nhưng nỗi đau của cuộc chiến 30 năm phần nào đã mài mòn làm cùn nhụt ý chí của không ít người.
Người Mỹ đã thất bại vì họ không bao giờ chú ý đến cuộc chiến tranh Đông Dương đã tôi luyện những chiến binh đối mặt với họ thế nào. Người Pháp tuy có chút ít tinh thần thượng võ, cũng chưa thực sự hiểu được những người tá điền nhút nhát và những trí thức thuộc địa do họ đào tạo ra đã nung nấu sự thù hận trong 80 năm ra sao để biến thành một đối thủ khó lường. Người Việt cũng chưa có thời gian để nghĩ kỹ về các cuộc chiến để có thể giải toả bớt tác dụng kéo dài của những liều thuốc dopping tinh thần, những ảo ảnh do chính họ tạo nên để thấy được những giá trị đích thực, hết sức vĩ đại mà họ đã từng có và có nguy cơ bị mai một theo thời gian.
Chiến tranh Đông Dương có sự tham gia của nhiều phía. Có thể nó đã có những kết thúc khác có thể bớt đau thương hơn. Tuy nhiên con người cũng là nạn nhân của chính họ. Rất ít người có thể từ bỏ chỗ đứng, thiên kiến của mình để có một cái nhìn minh triết vượt thời đại. Vĩ nhân minh quân không sinh ra thường xuyên. Con người bị định mệnh lôi vào cuộc chiến, say máu vật lộn trong bùn pha máu tanh rồi liếm láp các vết thương của mình như những con thú hoang và tìm chỗ trú ẩn trong hào quang của nguyệt quế trong thế giới tinh thần. Một dân tộc để trở thành anh hùng phải trả giá bằng số phận bất hạnh, cô đơn, tự dằn vặt và đáng thương.
Người Việt suy nghĩ mọi vấn đề đều theo một cách phức tạp nhất và đầy mâu thuẫn. Họ dễ bị đánh lừa bởi lòng yêu nước, thần tượng giả tạo. Họ không phân biệt được các vấn đề thực sự cần giải quyết với các vấn đề sinh ra từ gánh nặng của các cuộc chiến mà họ cố tình vác theo mình dù không ai bắt buộc. Có những niềm tin rất thơ ngây rằng gánh nặng đó sẽ đem lại lợi thế để bứt phá nào đó trong cạnh tranh hôm nay. Đã 40 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh chấm dứt, người Việt vẫn trông chờ ở một vận may sẽ đến với họ biến thất thế thành lợi thế như đã xảy ra với cô Tấm trong một câu chuyện cổ tích mang đậm thực tế phũ phàng đến phi nhân tính của họ.
Không có nột phép màu nào cả. Đứa trẻ phải tập đi, tập sống như những người bình thường để được sống hạnh phúc. Để trở thành người bình thường trút gánh nặng chiến tranh trên vai để đặt nó vào một ngôi đền bất tử và thanh khiết, việc chiêm nghiệm về chiến tranh có thể sẽ có ích. Thay vì nói nhiều, khoa trương về chiến tích hãy suy nghĩ nhiều hơn và cố gắng tái hiện những tình huống gây ra những căn bệnh phân tâm hiện tại để thoát khỏi ám ảnh và bắt đầu việc mưu cầu hạnh phúc.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Tháng 4 đen

Thành phố Ottawa, thủ đô Canada, nơi có Đại Sứ VN, công nhận chính thức "Black April Day" với cộng đồng VN tại Canada để xác định 30/4 là ngày đen tối cho lịch sử VN.
Khoang nói đến thất bại của Sứ quán VN. Khoang nói đến việc công nhận nầy như là một trả lời sau chuyến công du tại Canada của Thứ trưởng ngoại giao VN. Chỉ nói đến là sau 39 năm, khẩu hiệu "Hòa giả hòa hợp " của CSVN, và chỉ Cộng Sản VN liện tu bất tận nêu lên, chỉ là khẩu hiệu.
Hoà giải hoà hợp là khi nào người nêu lên thành ý nầy chứng tỏ bằng hành động.
39 năm đã là "Bên thắng cuộc" mà vẫn còn nhiều phân biệt, ranh giới rõ ràng: phải đăng ký mới "giữ" được quốc tịch VN. Vẫn tiếp tục tuyên bố chiến tranh là "chiến tranh chống xâm lược- Chống Mỹ". Vẫn xem Việt Kiều là thành phần khác nên không có quyền lợi như dân VN. V.v. và v.v. Có ai thấy chồng/vợ của công an là VK không ?
Sau nhiều năm, bằng những hành động cụ thể,VK đã trả lời rõ :chỉ có 6000 trên 4 triệu VK đăng ký. 6000/4 tr là chì 0,14%, vâng chưa đến 1%. Một thất bại não nề. Một kết quả cho thấy là khi hành động không đi đôi với lời nói, khó thu hút được người có đầy đủ quyền tự do.
Sau nhiều năm, thời đại internet, mà chính quyền VN vẫn không thay đổi "bài hát". Vẫn là chiến tranh chống xâm lược, chống Mỹ.
Bất cứ ai nhạy bén một tí, trẻ VN và nhiều tầng lớp tại VN, vào google đều thấy rõ: nếu quân đội Mỹ có mặt tại miền nam, thì quân đội Nga, Tàu, Trều Tiên có mặt ở miền Bắc. Như vậy, Nga, Tàu, Triều tiên có là quân xâm lược không ?
Thêm nữa, khi Cộng Sản tấn công miền Nam 1975, thì quân đội Mỹ đã rút lui từ lâu rồi. Như vậy từ "chống xâm lược" hơi lủng củng.
Thời chưa có @ thì nói sao cũng được. Tuyên bố linh tinh cũng không sao. Tuyên truyền vớ vĩnh không ai biết. Vì tuyền thông tự do bị bịt miệng. Chỉ còn tuyên truyền chính thức. Như lời nói của ông chồng/người cha gia trưởng.
Thời nầy, thời @, mà lãnh đạo vẫn nghĩ là dân ngu. Chuyện thím Tiến cho thấy rõ là tuyến bố xạo chỉ tạo không khí vui cho bàn dân thiên hạ. Và nể trọng của nước ngoài tan như khói.
Khối VN có 3 thành phần: 4 triệu đảng viên, 4 triệu VK và 82 triệu dân. Dân Vn không có gì chống VK. Vẫn gả con cho VK. Ngay cả cán bộ cũng thích VK. Dù vì tiền hay không. Và VK vẫn thích dân VN, vì gửi 12-15 G$ mỗi năm.
Nhưng qua báo, thấy dân, đôi khi cả làng, ẩu đả với công an mà không thấy hun hít công an. Thấy dân viết chỉ trích hành động nhiều quan chức. v.v. mà không thấy thư tình dân viết cho cán bộ. Làm sao kết luận dân và đảng thắm thiết nhau ?
Như vậy, chỉ có 1 bên, chính quyền VN, kêu gọi bên kia, VK, "hòa hiệp hòa giải.
Muốn vậy, phải thay đổi "bài ca".
Phải thay đổi cách làm.
Phải thay đổi cách tuyên truyền mỗi cuối tháng 4.
Sau nội chiến, Mỹ không có ngày "chiến thắng".
Sau chiến tranh thứ 2, bên thắng trận chỉ có ngày tưởng niệm
Khi pháp chia 2, Petain và De Gaule, Petain không gọi là chiến tranh chống Mỹ.
Sau nội chiến Tây Ban Nha, không có ngày thống nhất. Lịch sử không ghi chống xâm lược.
Sau thống nhất, mọi dân Đức được xem như nhau. Không Đức Kiều nào phải xin vào quốc tịch Đức. Không người Đức nào ở nước ngoài phải đăng ký giữ quốc tịch Đức ....
Và trong chiến tranh VN, miền Nam, bên quân đội Mỹ, còn có quân đội cả chục nước khác, Hàn Quốc, Úc, v.v.) củng nhau đánh quân đội miền Bắc, Nga, Tàu v.v. Sao cứ gọi là chống Mỹ ?
Phải thay đổi cách tuyên truyền
Có như vậy, thì mới có thể hy vọng là nước ngoài xoá bỏ "black April Day".
Và cờ vàng 3 sọc đỏ
có thể thôi bay
trên các thành phố Mỹ, canaada và Âu châu.

Nguyen Q Quy

Ngày ấy đâu rồi?

30.04.1975 - 30.04.2017: Kỷ vật giữ lại từ thời chiến: Ngọn cờ của thời kỳ MTDTGP & Chính phủ CM lâm thời Cộng hòa Miền Nam VN được ca ngợi và ủng hộ mạnh mẽ ở các nước Bắc Âu và trên toàn TG. Khi VN được coi là ngọn cờ đấu tranh/giải phóng không chỉ vì 1 dân tộc.



Saturday, April 29, 2017

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 060)

Bố mẹ Móricka muốn binh nhau nhưng Móricka vẫn luẩn quẩn ở đó và họ không muốn con mình thấy. Bố Móricka bèn bảo cậu ta đi ra ban công xem có chuyện gì ngoài đó.
Móricka đi ra ban công và bắt đầu kể.
- Bác Pisti đang cho vẹt ăn.
- Bác Marika mang thùng rác đi đổ.
- Còn bố mẹ bạn Pistike đang binh nhau.
Bố Móricka hỏi cậu ta.
- Làm sao con biết được chuyện đó?
- Là vì Pistike cũng đang đứng ở ngoài ban công ạ.
-----------
Móricka szülei szeretkezni akarnak, de ott van Móricka, és nem akarják, hogy lássa. Kiküldi apukája Mórickát az erkélyre, hogy mondja, mi történik odakint.
Kimegy Móricka, és elkezdi mondani.
- Pisti bácsi a papagáját eteti.
- Marika néni a kukát viszi ki.
- És Pistike szülei dugnak.
Kérdezi apukája Mórickát.
- Kisfiam, te ezt honnan tudod?
- Onnan, hogy Pistike is kinn áll az erkélyen.

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen,VIDI73)

Friday, April 28, 2017

The Genie and the bottle.

--- do what you can

A man was strolling along the Beaches area in East Toronto when he spotted a bottle floating in Lake Ontario. The bottle drifted ashore.
He picked up the bottle and opened it, and out popped a Genie.
- Master, Master you have released me from my bondage in this bottle, ask any three wishes and I will grant them to you.
The man thought for a moment and said:
- I would like the following three things to happen this year — The Toronto Maple Leafs win the Stanley Cup, the Toronto Blue Jays win the World Series and The Toronto Raptors win the NBA title.
The Genie thought about this for a moment and jumped back into the bottle.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Thursday, April 27, 2017

BA BÀI VỀ CÁI NGHÌN VÀNG

Bài 1
Người chồng tốt đích thực
Không đòi hỏi gì nhiều
Ngoài trung thực, chung thủy,
Thông cảm và tình yêu.
Phụ nữ có chồng tốt
Cũng phải dành cho chàng
Cái tốt nhất mình có.
Kể cả cái “nghìn vàng”.
________
Bài 2
Một sự thật chua xót:
Có nhiều người đàn bà
Luôn cố giữ trinh tiết,
Rồi ế, rồi về già.
Rồi cái “ngàn vàng” ấy
Hoặc uổng phí để không,
Hoặc trao cho một gã
Không đáng mặt làm chồng.
_______
Bài 3
Từ bé đã được dạy
Cái ấy là “nghìn vàng”.
Và rằng trao tặng nó
Cẩn thận, không vội vàng.
Lớn lên, thành con gái,
Họ tâm niệm trong lòng
Rằng cái “nghìn vàng” ấy
Chỉ dành riêng cho chồng.
Thế mà rồi rốt cục,
Cái “vàng” ấy, phần nhiều,
Được trao cho ai đó,
Ngẫu nhiên, không tình yêu.
Rồi họ thấy dằn vặt,
Hối hận, tự trách mình.
Có đêm còn mất ngủ,
Lo tương lai, gia đình.
*
Thì đời luôn vẫn vậy.
Mà vậy mới là đời.
Đừng lo, sớm hoặc muộn
Bạn sẽ tìm được người
Đúng như bạn mong muốn.
Một người tốt, và chàng
Thấy ở bạn nhiều cái
Còn quí hơn “nghìn vàng”.

Thái Bá Tân

Phủ định và tư duy

Hôm trước đã nói về vai trò của câu hỏi tại sao trong phát triển tư duy. Nếu một con vật đặt được một câu hỏi tại sao duy nhất nó sẽ thành người vì sẽ có hàng vạn câu hỏi tại sao. Biết trả lời cho một vạn câu hỏi tại sao là có thể minh triết. 
Hôm trước tôi cũng nói qua quy trình dạy cách đặt câu hỏi tại sao ( cho trẻ em nói chung và cho người lớn bị liệt chức năng này). Đó là 1) Luyện đặt mệnh đề phán đoán. 2) Phát biểu một cặp mệnh đề 3) Đặt câu hỏi tại sao 4) Đặt câu nhân quả: vì.... nên.... 5) Mở rộng: nếu... thì....
Tuy nhiên có vẻ nếu khâu 1) luyện không kỹ, tức là phán đoán không tốt, chưa ổn định, lập luận nhân quả sẽ lung tung. Trẻ thì xoá đi luyện lại dễ. Lớn tuổi bằng cấp chức tước cao sửa không dễ. Bản thân tôi thấy nhiều GS, TS, VT, CT lập luận mà sửng sốt, phán đoán họ là cảm hứng của Mao Chủ Tịch. Cao cấp hơn không phải không có nhưng tạm thời không nói tới thông cảm công vất vả leo đến đó.
Chỉ tóm gọn là lập luận như ... shit. Dùng tạm tiếng Anh cho nhã. Thực ra họ lập luận thế nào không đáng quan tâm. Điều quan trọng là ta có thể rút ra kết luận có ích là phán đoán không vững lập luận sẽ như shit. Nói cách khác không biết phải trái dù có ông nọ bà kia cũng chẳng nên cơm cháo gì.
Phán đoán tức là phải có phủ định Đừng lo chân lý bị phủ định. Chân lý luôn có thể phủ định Được phủ định mới thành chân lý Đã là chân lý thì không bao giờ tàn lụi vì phủ định. Một đứa trẻ thích phủ định và biết phủ định là đã hơn cả những người lớn không bao giờ thử phủ định các chân lý tưởng bất di bất dịch.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Kịch bản, nhà đầu tư, đạo diễn, diễn viên và khán giả

Trong vụ cty thép, Cty dầu lửa, cty tàu, v.v. có những con dê đã, TXT, đang, Cự hay sẽ bị đem tế thần, Định Leo Thang
Trong phim, kịch, hay tuồng, hay chương trình, đều có nhà viết kịch bản, nhà đầu tư, đạo diễn, diễn viên và khán giả
mỗi nhân vật đóng một vai trò, trong bậc thang hình thành tác phẩm
dù kịch bản có tuyệt theo tác giả, và du các nhân vật sau có tài, nhưng nấu khán giả tẩy chay, thì tuồng vỡ ngay
tuồng vỡ, thì theo thông lệ, diễn viên vị tế thần.
Như trấn thành
Nhưng không có đạo diễn, thì không có diễn của trấn thành. Không co đầu tư kênh truyền hình, thì không có ai đạo diễn, và không có kịch bản, thì không có gì ̣đầu tư
cho nên khi thằng viết kịch bản bất tài, hay vô văn hóa, thì không bao giờ kịch bản của nó được người có văn hóa chấp nhận. Nó phải đưa cho thằng vô văn hoá xem, để thằng nầy đầu tư.
Qui tắc vô văn hóa cứ thế mà leo
cho đến khi thằng tự nghĩ là hài bị khán giả ớn và ói khi thấy mặt
Sau lưng thằng hài vô văn hóa, là một lũ vô văn hóa. Vô trách nhiệm
Về chính trị, cũng thế thôi
Kịch bản do Mác Lê viết, Nga và Tàu đầu tư, cố vấn Liên xô/Tàu đạo diễn, diễn viên đầy trong lịch sử VN, và dân VN là khán giả.

lâu lâu, có diễn viên dở, thì vất diễn viên như vất võ chanh, hay tế
Có ai nghĩ là diễn viên chỉ làm theo đạo diễn, và kịch bản ?
Có ai nghĩ là với cơ chế hiện tại, có người có thể tự nghĩ, tự quyết, tự làm, tự bao che ???????
một cây kim có thể, nhưng rồi cũng lòi ra
nhưng một nhà máy, một biển ̣ầy cá chết, một vùng trời ̣ầy ô nhiểm, một rừng tang hoang mà cũng che được vài năm, chục năm, v.v.
thì cả đám, từ kịch bản, nhà đầu tư, đạo diễn, diễn viên v.v. đều liên kết
Còn khán giả ?
khán giả bị nhốt trong rạp, áp đảo bởi cô hồn, chỉ có thằng hài dở trấn thành phải xem, ai dám phản đối ? nhất là khi thấy người phản đối bị dập máu me
nên
đừng chỉ liện đá trấn thành
nó chỉ vì cơm áo gạo tiền và chủ yếu vô văn hóa nên cố nín thở quơ tiền
nên ném đá thầng viết kịch bản, thầng đạo diễn, đòi tiền thầng ̣đầu tư để bán vé,
hay phá rạp
kịch bản chính trị cũng thế thôi
Yelsin là thằng ̣đầu tiên ngấy và phá rạp
rồi mùa xuân hoa lài
rồi giờ đến Venezuela
cho thấy
ném đá trấn thành thì còn thằng trấn thành khác
phải ouýnh thằng viết kịch bản, và thầng ̣đầu tư.

Nguyen Q Quy

Người anh hùng mang danh Hùm Xám Đường Số 4

Nguyễn Lân Dũng: Người được mệnh danh là Hùm xám đường số 4 đâu có bất kỳ một khuyết điểm gì để đến hôm nay chỉ có quân hàm cao nhất là Trung tá và chưa một lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang?


   Bác Đặng Văn Việt tham gia cách mạng từ năm 1943. Năm 1945 bác đã là Giám đốc Trường quân chính Trung Bộ. Về giai đoạn này, tác giả Nguyễn Thế Nghiệp ghi lại theo lời bác kể như sau: "Sau khi đỗ tú tài Việt ra Hà Nội học Đại học Y khoa và tham gia Tổng hội Sinh viên cứu quốc rồi trở thành thành viên bí mật của Việt Minh. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Việt tham gia tổ Hướng đạo đi thu gom xác người chết đói để đưa đi chôn, mỗi hố cả trăm xác người. Rời Hà Nội, Việt trở về Huế tham gia Trường Thanh niên tiền tuyến của luật sư Phan Anh và giáo sư Tạ Quang Bửu. Việt bắt đầu hoạt động trong tổ Việt Minh dưới sự chỉ huy của đồng chí Hoàng Anh. Sáng ngày 20.8.1945, Việt trực tiếp đảm nhiệm việc cắm lá cờ đỏ sao vàng rộng 100 m2 trên cột cờ Huế trước sự hân hoan của đông đảo của đông đảo nhân dân kinh đô Huế. Hai hôm sau, ngày 23.8.1945, hàng chục vạn người ủng hộ Việt Minh đã nổi dậy giành chính quyền tại Huế. Việt cùng 42 Thanh niên tiền tuyến khác trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của Cách mạng Tháng Tám tại Huế. Họ làm nhiệm vụ giải giáp các lực lượng vũ trang của đối phương, bảo vệ cuộc mít tinh lớn ra mắt Chính quyền cách mạng, niêm phong các kho của triều đình Huế, tịch thu các kho vũ khí của Pháp và của Nhật, mở cửa nhà tù để giải phóng tù chính trị...
    Ngày 1.9.1945, Thanh niên tiền tuyến Huế được giao nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và chỉ sau 15 ngày đã thành lập xong 25 phân đội Giải phóng quân. Ngay sau đó, các phân đội được phân đi để chi viện cho các mặt trận, từ Sài Gòn-Gia Định đến Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Thuận An, Lăng Cô, Truồi và sang cả đường số 9 để chi viện cho Mặt trận Lào yêu nước.
   Sau chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947, ở tuổi 27, Việt được điều từ trường Võ bị Trần Quốc Tuấn về làm Trưởng phòng Tác chiến của Bộ Tổng Tham mưu. Ít lâu sau, trực tiếp tham gia chiến đấu và trở thành Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28 đến năm 1949 và tiếp theo là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 đến tận năm 1953. Ít ai nhớ rằng Trung đoàn 174 và Trung đoàn 209 (Trung đoàn trưởng là Lê Trọng Tấn) là 2 trung đoàn chủ lực đầu tiên của nước ta (!). Chiến công lừng lẫy của Đặng Văn Việt là giai đoạn là Chỉ huy Mặt trận đường số 4 (1947-1950). Trung đoàn 174 do anh chỉ huy đã 2 lần được tuyên dương Anh hùng, 2 tiểu đoàn cũng được tuyên dương Anh hùng, 10 cán bộ, chiến sĩ được phong Anh hùng, nhiều cán bộ được phong quân hàm cấp Tướng (1 Thượng tướng, 6 Trung tướng, 12 Thiếu tướng, 100 Đại tá). Vậy mà người Trung đoàn trưởng đầu tiên Đặng Văn Việt chỉ được giữ mãi đến cuối đời quân hàm Trung tá (!).
   Bác không hề nản lòng và tiếp tục đảm nhiệm các chức vụ mới không kém phần khó khăn như Chủ nhiệm huấn luyện Trường sĩ quan lục quân VN (1954-1960), rồi được chuyển ngành làm Cục phó, rồi Cục trưởng Cục Xây dựng tại Bộ Xây dựng và Bộ Thủy sản (1960-1980).


(Lược ghi từ bài Người anh hùng chưa được vinh danh của Nguyễn Lân Dũng, KTNN No.962)

Wednesday, April 26, 2017

SCARBOROUGH FAIR by PHAM DUC THANH (www.danbau.com)

Gửi lời nhắn lên mặt trăng

--- quan trọng không phải là thất bại mà là có học được gì từ thất bại
Khi NASA chuẩn bị cho dự án Apollo (đưa người lên mặt trăng), một số buổi luyện tập của các phi hành gia được thực hiện tại khu bảo tồn người da đỏ Navajo. Một hôm, một ông lão người Navajo và con trai lùa cừu đi ngang qua và gặp đội phi hành gia. Ông lão, chỉ biết mỗi tiếng Navajo, hỏi qua lời dịch của cậu con trai:
- các chàng trai làm gì trong các bộ đồ lớn thế kia?
Một thành viên của nhóm trả lời là họ đang tập đi trên quãng đường đến mặt trăng. Ông già trở nên hào hứng và hỏi là ông có thể gửi nhờ các phi hành gia chuyển một lời nhắn lên mặt trăng được không.
Cảm nhận một cơ hội đánh bóng trước công chúng, đại diện phụ trách quan hệ công chúng (PR) của đội huấn luyện NASA lục tìm được một máy ghi âm. Sau khi đã ghi lại lời nhắn của ông già, họ nhờ anh con trai dịch lại. Cậu này từ chối. Đại diện của NASA bèn đem băng ghi âm đến khu bảo tồn. Cả bộ tộc nghe và cười ầm, nhưng không ai chịu dịch.
Cuối cùng, đội huấn luyện NASA đành gọi cho phiên dịch chính thức của liên bang. Nội dung tin nhắn như sau:
- Những người anh em mặt trăng, hãy cảnh giác bọn này, chúng đến để trộm cắp đất đai của các bạn đấy!
----------------------------------------
When NASA was preparing for the Apollo project, some of the training of the astronauts took place on a Navajo Indian reservation. One day, a Navajo elder and his son were herding sheep and came across the space crew. The old man, who spoke only Navajo, asked a question that his son translated. "What are these guys in the big suits doing?"
A member of the crew said they were practicing for their trip to the moon. The old man got all excited and asked if he could send a message to the moon with the astronauts.
Recognizing a promotional opportunity, the NASA folks found a tape recorder. After the old man recorded his message, they asked his son to translate it. He refused. The NASA PR people brought the tape to the reservation, where the rest of the tribe listened and laughed, but they refused to translate the elder's message to the moon.
Finally, the NASA crew called in an official government translator. His translation of the old man's message was "Watch out for these guys; they have come to steal your land."

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Good choice!

A computer science student is studying under a tree and another pulls up on a flashy new bike. The first student asks:
- Where'd you get that?
The student on the bike replies:
- While I was studying outside, a beautiful girl pulled up on her bike. She took off all her clothes and said "You can have anything you want"
The first student responds:
- Good choice! Her clothes probably wouldn't have fit you!

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Gác người chết

Ở quảng trường to đẹp, sáng chủ nhật xếp hàng rồng rắn.
- bố ơi, sao nhiều chú lính thế?
- à các chú ấy gác con à!
- sợ bị trộm hả bố?
- không, có mỗi người chết ai lại đi trộm!
- thế sao lại phải gác?
- con không nghe là ông ấy sống mãi à? Gác để đề phòng nhỡ ông ấy quyết định ra ngoài lại.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Respect is important behavior

--- not just for laugh
In a school in the republic of Georgia the teacher asked the students to tell about their fathers.
"Turashvili, tell about your father."
"My father grows oranges. He takes them to Moscow, sells there and makes good money."
"Now you, Beridze."
"My father grows laurel leaves. He takes them to Moscow, sells there, and makes good money."
"Now you, Klividze."
"My father works in the Division for the Fight Against Embezzlements and Speculations. When Beridze's and Turashvili's fathers go to Moscow, they always first see my father. So he makes good money."
"Now you, Chavchavadze."
"My father is a chemical engineer."
The class burst in laughter.
"Children," the teacher said. "It's not good to laugh at somebody's grief."

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Hai ông bạn cũ gặp nhau

- dạo này thế nào?
- tèo lắm, làm phóng viên nhưng không có gì để viết. Ông thế nào? Bên quân đội nghe nói sướng lắm?
- tèo lắm, mình toàn xử lý mấy thằng tâm tư.
- thế có cả đám không tâm tư à?
- có chứ! Nhưng đám ấy bên Viet tèo nó lo.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Achievements of the revolution

--- don't you see

On the occasion of the anniversary of the Great October Socialist Revolution, a meeting of Party members is held in a village. The Chairman of the local Soviet gives a speech,
"Dear comrades! Let's look at the amazing achievements of our Party after the revolution. For example, here sits Maria. Who was she before? An illiterate peasant woman, she had but one dress and no shoes. And now? She is an exemplary milkmaid known over the entire region.
Or look at Ivan Andreev. He was the poorest man in this village, had no horse, no cow, and even no axe. And now? He is a tractor driver, and has two pairs of shoes!
Or look at Trofim Semenovich Alekseev. He was a nasty hooligan, a lowest drunkard, a dirty gadabout. Nobody trusted him even with a snowdrift in wintertime, as he would steal anything his gaze fell upon. And now he's a Secretary of the Party Committee!"

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

How to make butter

--- 50% of success
To alleviate the perennial shortages of butter, The Politburo of the Communist Party ordered the Soviet scientists to develop a technology for converting shit into butter, and to complete this project on or before the anniversary of the Great October Socialist Revolution. After six months of work, the Politburo demanded an interim progress report. The scientists reported that they had achieved a 50% success. The party requested elaboration. The reply from the Academy of Sciences explained, "One can already spread it, but not yet eat it."

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Tất cả mọi người và bất cứ người nào

Với mệnh đề khẳng định thường là như nhau. Chẳng hạn "tôi yêu tất cả mọi người ở đây" cũng giống như "tôi yêu bất cứ người nào ở đây". Dùng riết thành thói quen dễ dãi. Nhưng tu từ học rất nhiều khúc quanh co. Đối với mệnh đề phủ định có khác "tôi không yêu tất cả mọi người" không giống "tôi không yêu bất cứ người nào". 
Cái này trong tiếng Anh người ta dạy kỹ từ phổ thông. Ở ta các nhà ngôn ngữ cứ để mập mờ.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Bosnians are not Montenegrins

A Bosnian is at an interview for a job in Germany. 
– Where are you from? asks the employer. 
– From Bosnia!
– Oh, I know, says the German, you Bosnians, you have the reputation to be lazy.
– Oh no, sir, responds the Bosnian, those are the Montenegrins. We, Bosnians, are stupid!

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Chiến tranh đã qua 40 năm

Facebook cũng có nhiều cái thú vị
Mình post cái này vào 1 diễn đàn, thế là tìm được 1 người anh, người làm ở cảng Cam Ranh cùng thời gian với Bố mình. Có biết Bố nhờ cái tên khá lạ. Có gì đó khá vui, hi vọng nhờ anh ấy mình tìm thêm được nhiều đồng đội của Bố :-)
Chiến tranh đã qua đi 40 năm
Qua thời gian, thông tin đa chiều hơn, người ta đỡ rình rang hơn, đỡ tự hào hơn về chiến tranh, về chiến thắng, về sự giải phóng
Nói cho cùng, thì chả có cái mẹ gì tự hào khi đất nước lắm chiến tranh, nhiều chiến thắng, nhiều nghĩa trang trải dài từ Bắc chí Nam, anh em tranh giành nhau, nồi da nấu thịt
Nhưng những người như Ông, cả 1 thế hệ, vẫn đáng để tự hào :)
Một thế hệ của những người cộng sản chân chính:
"Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện..."
Ông đã đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó, lý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng, theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản.
Ông đã từng sống như bao người thanh niên khác cùng thế hệ, khi nghĩ rằng:
"Mình đang tham gia vào một cuộc chiến oai hùng, nơi mà mình đổ máu xương cho sự tự do cao quý."
Có thể ngày hôm nay, tôi nghĩ khác cha mình, nhưng tôi không bao giờ lên tiếng phản đối với ông, bởi lẽ, sẽ chẳng có hoài bão thanh niên nào không đáng được trân trọng. Một thế hệ không có quyền phán xét một thế hệ, khi mà họ chưa sống được như những người đi trước. 

Tuong Bui/FB
25.04.2015

:)

Tuesday, April 25, 2017

Giáo dục tạo thị trường

Cố nhiên nói đến giáo dục là nói đến mục tiêu đào tạo ra con người. Tuy nhiên đào tạo ra con người có chức năng xã hội thế nào mới phải bàn và trước khi xây dựng khung chương trình cũng phải rất rõ. 
Có một điều quan trọng bị bỏ quên là đào tạo con người thành khách hàng tiêu thụ. Nhấn mạnh quá mức vai trò đào tạo con người thành lực lượng lao động sẽ tạo thành một hệ thống giáo dục cho một xã hội và kinh tế thiển cận. Thực tế những người tiêu thụ giỏi vẫn là những người tạo ra giá trị lớn nhất cho nền kinh tế.
Lấy ví dụ một chuỗi giá trị: Đọc sách có vẻ như một kỹ năng vô bổ. Nhưng không có người đọc sách sẽ không có công nghiệp xuất bản, không có phim, kịch nghệ, công nghiệp giải trí hùng mạnh, công nghiệp nội dung phục vuh giáo dục. Như vậy thì CNTT, kinh tế cũng chẳng làm gì.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Cơ hội cho Việt Nam trong I4.0

Hôm qua VTV phỏng vấn, hỏi mình: "Các anh FPT nói rằng: Việt Nam có cơ hội trong I4.0 nhưng chỉ nên tập trung vào một số công nghệ như robotics, mobile app, big data, AI. Anh thấy thế nào?"
Mình nói: Nếu quả thật có I4.0 chắc chắn sẽ không hạn chế về công nghệ. Tôi không thích cách tiếp cận công nghệ. Một công ty có thể chọn công nghệ theo sở thích và năng lực của đội ngũ hiện tại. Cách mạng lựa chọn công cụ theo mục đích và thời kỳ. Không thể biết trước được công cụ gì sẽ được chọn. Nếu nói rằng chọn một số công nghệ vì VN sẽ có ưu thế, thì VN chẳng có ưu thế công nghệ nào cả: robotics, Big data, AI không có tý gì luôn. Mobile app, nếu nghĩ rằng vì có Nguyễn Hà Đông, nên ta ở phía trước thế giới thì nhầm hết sức.
Cách mạng là tác động rộng khắp và scale up theo số mũ. Vì vậy, phải tác động vào cái gì có thể tạo ra mass production. Đối với Việt Nam là dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và content. Tức là xem ngành nào có cơ hội phát triển nhất mà vào với một tinh thần mới chứ không phải là theo công nghệ rồi không biết áp dụng vào đâu.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Cụ tới nhà chơi

Đang ốm khật khừ mà cụ lại tới tận nhà chơi. Cụ bảo: Tuổi cháu làm việc là tốt nhất. Đủ kinh nghiệm và còn khoẻ. Mình bảo: Dạ, cháu còn 10 năm. Cụ nói: Hơn 20 năm. Cụ khoe các sách mới ra. Có lẽ còn chút hy vọng nào là ở những người luôn nghĩ và làm những việc "viển vông". Cụ kể có 4 trận không thắng ở Bến Tắm, Nà Chi, Phố Mới và Khe Chuối. Còn lại là 116 trận thắng.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Ở Canada cũng có

canada cũng có thăng quan nhanh và cao nhờ quan hệ
- QHB, nhân viên tiếp thị, được vợ vẻ nên chơi golf với sếp. Rồi thân với sếp. Khi sếp được làm CT cty Điện, của bang, sếp mang QHB thghị o, và cho lảm GĐ đối ngoại
- HTQ, có MBA về tài chánh, làm cho HĐ trường học. Thân với sếp. Khi sếp được thi trưởng thành phố kêu qua làm cố vẩn tài chánh, bà ta mang HTQ theo, và nói thị trưởng bổ nhiệm HTQ làm GĐ tài chánh tp
- NĐT là chuyên gia kinh tế cho một cơ quan. Sau thời gian ngắn, thân với một đồng nghiệp. Đồng nghiệp là cháu thủ tướng. Khi thủ tướng cần cố vấn, cháu TT đề nghị T. T là cố vấn TT. Khi TT hết nhiệm kỳ, T rơi khỏi hành chánh
- NHT là làm kinh tế cho ngân hàng. Thân vỡi đồng nghiệp. Khi đồng nghiệp lên, T lên theo. Đồng nghiệp lên đến phó CT ngân hàng, T được bổ nhiệm phó một ngành, Khi ngân hàng đuổi sệp của T, T ra đi, và lang bang từ đó
- TC là sếp trung tâm võ thuật của thành phố. Thị trưởng lập hội đồng liên chủng tộc. Sếp của TC đề nghị TC, và TC là một thành viên. Từ đó, TC cùng hội đồng hay đi hođp với thủ tướng để góp ý. Mỗi lần như vậy, là bạn TC nghe nổ cả mấy năm
KĐT làm nhân viên bv khi học. Học xong tiếp tục làm bv về logistic. Từ chức thấp, lên chức cao. Một ngày, GĐ bv hết nhiệm kỳ. HĐQT phải bầu GĐ mới. 2 thành viên đau, vắng mặt, 2 thành viên khác không muốn có nhiều trách nhiệm khi gần hưu. Một tv không thích. Thễ là cả 3 đề nghị K lên GĐ bv. Dù K không là bs
còn vài ca nữa.
Nhưng họ cũng có khả năng, bằng cấp master
Nhưng đại đa số vk có chức cao do tài, học cao, khả năng cao hơn bình thường
như
TCH, còn sống, về hưu, nhưng chính phủ canada cho một nhà của cơ quan mang tên anh ta.
và tổ chức tiền tệ quốc tế vinh danh anh ta
Quàng tí. vì tôi chả làm tích sự gì ngoài ăn bám vợ
Chính là anh rể tôi.

Nguyen Q Quy

Câu hỏi "Tại sao"?

Tháng trước tôi có đi xem một phim về việc người ngoài hành tinh đến Trái Đất và một nữ giáo sư ngôn ngữ được mời để dạy cho người ngoài hành tinh ngôn ngữ của loài người trong thời gian ngắn nhất, để có thể hiểu được ý định của họ. 
Tôi thấy chi tiết này thật ấn tượng và đáng suy nghĩ. Nó cũng tương tự như dạy trẻ con. Dạy cho trẻ con khái niệm và câu hỏi "Đây là cái gì" không khó. Chỉ cần lặp đi lặp lại nhiều lần, trẻ con (hoặc người ngoài hành tinh) sẽ có khả năng ngoại suy và khi đó có thể học nhanh rất nhiều từ và khái niệm mới. Sau đó là dạy thuộc tính về tốt xấu, màu sắc, hình dạng cũng không có vấn đề gì. Thậm chí tôi nghi rằng câu hỏi "Làm thế nào?" cũng có thể dùng quy nạp trực tiếp để dạy.
Tuy vậy tôi vẫn băn khoăn về câu hỏi "Tại sao" sẽ hình thành như thế nào trong trí tuệ của trẻ con, hoặc làm thế nào đặt câu hỏi này cho người ngoài hành tinh. Tôi giả thiết câu hỏi này là phổ quát, có nghĩa là nếu có một sinh vật nào đó tư duy như người, chắc chắn sẽ biết câu hỏi này. Không hiểu các động vật như mèo, chó, cá heo, khỉ,... có biết câu hỏi "Tại sao" không? Tôi nghĩ là không. Chỉ cần cấy được 1 câu hỏi "tại sao" vào đầu một con vật, nó sẽ dần dần đặt hàng vạn câu hỏi "tại sao" và sẽ tư duy không kém gì người.
Tôi đặt vấn đề này với một anh bạn. Anh bạn này bỏ mấy tuần suy nghĩ và tuần trước vừa nói với tôi là "câu hỏi tại sao hình thành nhờ so sánh và thấy sự liên hệ giữa hai đối tượng" (Đúng ra là "sự vật"). Tôi đồng ý đó là điều kiện cần, chưa dám chắc là đủ, vì chưa thấy quy trình dạy tổng quát. Ví dụ: 
Có thể đưa một đứa trẻ đến một sân bóng có các anh đang đá bóng và nói "Các anh đá bóng". Nhiều lần, trẻ sẽ phân biệt và nói đúng được "Các anh đá bóng" và "Các anh không đá bóng". Sau đó lại có thể dạy "Trời mưa" và "Trời không mưa".
Và tiến tới các cặp mệnh đề "Trời mưa. Các anh không đá bóng." và "Trời không mưa. Các anh đá bóng." Từ đó đặt câu hỏi "Tại sao các anh không đá bóng". Trả lời "Trời mưa các anh không đá bóng."
Quy trình có thể như sau: 1. Hình thành mệnh đề (cố nhiên có phủ định. Trẻ biết phủ định đúng đã là một bước tiến về tư duy) 2. Hình thành cặp mệnh đề có liên hệ nhân quả (Trẻ có thể nói câu có hai mệnh đề đã là hơn các trẻ khác) 3. Đặt câu hỏi tại sao (Có nghĩa là câu hỏi sinh ra từ câu trả lời, chứ không phải câu trả lời sinh ra từ câu hỏi).
Quy trình là như vậy, nhưng việc hình thành câu hỏi tại sao trong đầu óc trẻ, có lẽ câu hỏi này phải có một dạng built-in nào đó, có thể trong gene. (Dạy người ngoài hành tinh có lẽ dễ hơn).
Đừng tưởng nói chuyện này là viển vông. Người lớn, có học, thậm chí cả một dân tộc, cũng có thể rất lười hoặc không dám đặt câu hỏi "tại sao". Tại sao lại thế nhỉ? Tâm lý là thế nào? Do văn hóa hay do tâm lý?

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Kỳ thi toán Kangaroo quốc tế

Kỳ thi toán Kangaroo quốc tế hàng năm có khoảng 6 triệu học sinh từ lớp 1-12 tham gia, ở Canada có khoảng 6000, ngang với Việt Nam.
Năm nay các học trò của mình có 3 chiếc trong 9 huy chương quốc gia - tính tất cả từ lớp 1-12 - mà bang New Brunswick được. Tính về giải trong bang thì Câu lạc bộ Toán Bessborough và nhóm học sinh dạy cho vui ở nhà đạt được 5 huy chương.
Hehe, như vừa làm xong một vại Guiness hai lít!

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Cầu Pont Neuf

--- mở mang kiến thức

Pont Neuf là một cây cầu nằm ở trung tâm thành phố Paris, nối tả ngạn sông Seine với đảo Île de la Cité rồi tới hữu ngạn. Mặc dù trong tiếng Pháp, Pont Neuf có nghĩa là chiếc cầu mới, nhưng đây lại là cây cầu cổ nhất Paris còn đến nay. Lý do cầu được mang tên này vì nó là chiếc cầu bằng đá đầu tiên của thành phố. Pont Neuf được xây dựng từ năm 1578 và hoàn thành năm 1607.
Chiếc cầu đã được xây dựng trong thời gian trị vì của Henri III và Henri IV, từ 1578 tới 1607. Trong khoảng thời gian mười năm, từ 1588 tới 1598, công việc xây dựng bị ngưng lại vì cuộc Chiến tranh tôn giáo. Tới 1599, vua Henri IV ra lệnh tiếp tục xây dựng và giao cho Guillaume Marchant và François Petit.
Tháng 7 năm 1606, việc xây dựng hoàn thành. Henri IV cho bố trí một quảng trường gần như khép kín với các ngôi nhà bao quanh có vẻ bề ngoài giống nhau nằm giữa Palais de la Cité và phần mũi đất của đảo Île de la Cité tiếp xúc với cầu. Đó là Quảng trường Dauphine ngày nay.
Ngày 23 tháng 8 năm 1614, bốn năm sau vụ ám sát nhà vua, bức tượng Vua Henri IV cưỡi ngựa được Marie de Médicis, hoàng hậu của Henri IV, đặt nhà điêu khắc Jean de Bologne hoàn thành và được đặt trên mũi đất này. Năm 1792, trong Cách mạng Pháp, bức tượng bị phá và các mảnh của nó ngay nay được lưu trữ trong Bảo tàng Louvre.
Đến thời kỳ Khôi phục nước Pháp, vào năm 1818, vua Louis XVIII của Pháp cho dựng một bức tượng Vua Henri IV cưỡi ngựa mới thay thế. Tác phẩm bằng đồng được làm theo mẫu của nhà điêu khắc François-Frédéric Lemot.
Năm 1989, Pont Neuf được xếp hạng công trình lịch sử của Pháp. Đầu năm 2007, sau một thời gian, thành phố Paris đã hoàn thành việc tu sửa toàn bộ cây cầu.


Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Lại một ngày

--- nhiều thăng trầm thứ bậc trong cảm xúc


Sáng bỏ hai giờ làm những thứ mấy thằng nhờ vả, và hoá ra để nó nâng bi sếp, rồi nó cũng không thèm.
Trưa nhận thông tin năm học trò có giải toán Kangaroo, ba huy chương quốc gia là chắc rồi. Chờ hạ hồi phân giải.
Chiều nghe cơ cấu lại nhân sự, coi mòi nhiều việc hơn, mồm có khi lắm nước bọt hơn, tay vung hình cung nhanh và nhiều hơn, ...
Tối cãi nhau với công chúa vì chơi game như thế nào là OK, nỗi giằng co giữa âu lo của thế giới nhiều cạm bẫy và mong muốn va chạm để trưởng thành ...
Rồi nhận email mời đi Mỹ làm việc, việc cũng chẳng ra gì nhưng lại là chỗ nhàn nhã ngồi thưởng thức cafe Columbia ...
Quay cuồng trong những thay đổi chóng mặt.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Monday, April 24, 2017

Cho và dạy

Cho một người một con cá, anh ấy chỉ no một bữa. Dạy một người biết câu cá, anh ấy sẽ ngồi cả ngày uống bia để câu cá.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Sunday, April 23, 2017

Đàn ông, đàn bà (1)

"Đàn bà, không có đàn ông, chẳng là gì"
"Đàn bà: không có, đàn ông chẳng là gì"

ĐOÀN HỒNG NGHĨA (ELTE.vidi90)

Đường đời

Những gì sẽ trở thành trải nghiệm vui buồn trên từng bước đi, những chặng đường nào sẽ đầy chông gai, bao nhiêu nỗ lực cần tập trung để mở ra những cánh cửa? Không thể đi hết mọi nẻo đường đời, nhưng nếm trải cả niềm vui và nỗi buồn mới là người sống trong trần thế.
Bất cứ lúc nào, điều duy nhất có thể là sống trung thực với chính mình, đi con đường đã chọn và tận lực làm tốt việc của mình.
(Rút ra từ 1 stt của Yêu gia đình)

Thà chết vì ngu...

Những nước Âu Mỹ nên bỏ đi các loại bảo hiểm xã hội về y tế, chi tiêu cho giáo dục, ... chỉ nên chi cho ba mục tiêu:
- tăng cường cảnh sát mật, xây nhà tù, trại tập trung chống bọn nhập cư bất hợp pháp và bọn khủng bố
- xây tường xung quanh quốc gia, ghi rõ cấm đái bậy cả hai phía tường để giữ mỹ thuật và chống mục nát
- đuổi bớt đám văn hoá nghệ thuật giáo dục công nghệ đi làm lao động phổ thông thay cho dân nhập cư như chạy bàn, quét dọn, thu rác, lùa bò, lái buýt, ...
Không thể đủ tiền chăm sóc y tế bạ gì cũng chữa, học gì cũng cho rồi lại còn phải lo công ăn việc làm, rồi tiền thất nghiệp, đọc sách báo xem phim ảnh rồi chửi bới người da trắng ít học.
Thà chết vì bệnh vì ngu chứ không cúi đầu chấp nhận mấy thằng nhập cư bất hợp pháp làm culi cho mình!

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Cái đồng hồ và cái đúng

Không ai lúc nào cũng đúng, và cái đồng hồ hỏng cũng đúng hai lần trong một ngày. Cuộc sống mỗi người chúng ta đều bị giằng co giữa hai thái cực, biết rằng chúng ta không phải bao giờ cũng đúng và hy vọng rằng chúng ta đúng nhiều hơn hai lần trong một ngày.
--- Tổng thống Bill Clinton
Ngài tổng thống đáng kính không biết ở Việt Nam có những người luôn luôn đúng!

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Đầu ve mày ngài - Tần thủ nga mi

Trong truyện Kiều, Nguyễn Du thường dùng mày ngài để chỉ người con gái đẹp đẽ. Kiều thì "nét ngài nở nang", mấy cô gái làng chơi thì là "mấy ả mày ngài". Đều là lấy ý từ thành ngữ "tần thủ nga mi". Tần: con ve sầu; thủ: trán, đầu; nga: con bướm bướm sinh ra từ mọi loại côn trùng đều gọi là nga; mi: lông mày.
Đầu ve: trán rộng và vuông vắn, mày ngài mảnh, cong và dài. Nghĩa bóng là người con gái mỹ lệ. Tuy nhiên thành ngữ này dịch ra tiếng Việt cảm giác chưa thấy đẹp lắm, nhất là đầu ve. Có lẽ là khác biệt về cảm nhận do văn hóa.
Kinh Thi, thiên Vệ Phong, bài Thạc Nhân có viết: "Tần thủ nga mi, xảo tiếu thiến hề, mỹ mục phán hề." "Tần thủ nga mi, cười duyên đẹp làm sao, mắt đẹp say đắm làm sao".
Truyện Lạc vào Đào Nguyên của Vương Tử Nhất đời Nguyên có câu " Tưởng sát ngã long can phượng tủy; hại sát ngã tần thủ nga mi". "Tưởng rằng ta sẽ chết vì gan rồng tủy phượng, nào ngờ ta chết vì tần thủ nga mi".
Nên để nguyên âm Hán Việt hay dịch là "đầu ve mày ngài". Nếu dịch ra tiếng Việt có lẽ nên thay "đầu ve" bằng cái gì đó khác. Chẳng hạn "khuôn trăng nét ngài" theo Nguyễn Du.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Tình hình sức khỏe Tâm thần ở VN

Theo Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Việt Nam hiện có khoảng 30% dân số từng có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%.
Tính ra ngoài đảng viên, cán bộ nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, liên doanh nhà nước, công an quân đội, ... là chắc chắn không tâm thần rồi, thế còn lại ra đường cứ gặp ba ông dân thì một thằng tâm thần.
Thế mới thấy khổ cho quan khi dân ... quẫn trí.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Vì sao mất chức

Anh bí thư đi ngang đám biểu tình chỗ nhà máy ô nhiễm. Hàng nghìn người đứng lố nhố.
- bà con đứng đây bao lâu rồi?
- cũng cả buổi sáng nay
- trời đất, thế này tôi phải xử lý ngay!
Nửa tiếng sau một đoàn xe tải chở ghế đòn, gom ở vỉa hè trong chiến dịch bữa trước. Vừa đủ cho bà con ngồi.
Tháng sau anh bí thư mất chức. Buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản quốc gia.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Hoạ sỹ và trường phái

Hoạ sỹ theo trường phái Ấn tượng (Impressionism) vẽ những gì họ thấy, trường phái Biểu hiện (Expressionism) những gì họ cảm nhận, trường phái Hiện thực Xã hội Chủ nghĩa (Socialist Realism) những gì trong lề.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Buy a dictionary before migration

Fu, Bu and Chu immigrated to the US from China. They decided to become American Citizens, and "Americanize" their names.
Bu - called himself "Buck"
Chu called himself "Chuck"
and Fu had to go back to China.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Khiết bình tri trí?

Người ta nghĩ thành ngữ Trung Quốc chỉ lấy tiểu xảo mưu kế để đè người. Thực ra người Việt chỉ thích học thành ngữ đè người của Trung Quốc, nên nghĩ thế.
Ví dụ câu "khiết bình chi trí" nếu hiểu theo kiểu đè người sẽ khác hẳn hiểu theo nghĩa đúng, nhân văn của nó.
Khiết: mang bình: lọ, bình Chi: làm Trí: trí tuệ, trí khôn. 
Giải nghĩa: Mang theo một cái lọ đựng nước, không bao giờ đủ nước dùng, ví có nhà cháy lại càng không đủ. Như vậy, kiến thức nhỏ nhặt mang theo mình làm sao hiểu được sự lý thâm sâu. Nghĩa đen là như thế, chỉ tri thức kém cỏi, không hiểu sâu được sự lý. 
Tuy nhiên, truyện Chiêu Công, sách Tả truyện viết "Tuy "khiết bình tri trí", giữ vững được khí độ không giả dối, quàng xiên, đó là Lễ". Truyện Triệu Sách, sách Chiến Quốc viết:" Con người có lời nói, dù "khiết bình chi trí", không làm mất khí độ."
Như vậy, khi cần làm người phải biết lên tiếng, dẫu chỉ là "khiết bình chi trí" mới đúng khí độ làm người.
Không đè người mới có thể được người. Dẫu có kẻ ngu dốt, bất nghĩa chỉ đáng bị đè, kể đến làm gì.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Happy days

An Englishman, a Frenchman, and a North Korean are having a chat. The Englishman says: “I feel happiest when I’m at home, my wool pants on, sitting in front of the fireplace.”
The Frenchman, a ladies’ man, says: “You English people are so conventional. I feel happiest when I go to a Mediterranean beach with a beautiful blond-haired woman, and we do what we’ve got to do on the way back.”
The North Korean man says: “In the middle of the night, the secret police knock on the door, shouting: Kang Sung-Mee, you’re under arrest! And I say, Kang Sung-Mee doesn’t live here, but right next door! That’s when we’re happiest!”

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Deeply rooted belief

Child: “Mom, I’m hungry. I want rice.”
Mother: “I’m sorry, child. There’s no rice left.”
Child: “No rice! Why is there no rice? Our kindergarten teacher told us that if General Kim Jong Il points his finger to sand, it turns into rice. So, why is there no rice in our house?”
Mother: “Well, that’s a lie. No, what I actually meant to say was that’s a matter of deeply rooted belief.”
Child: “Mom, what’s deeply rooted belief?”
Mother: “Well, it’s a lie you’re supposed to believe.”

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)