Tuesday, April 25, 2017

Giáo dục tạo thị trường

Cố nhiên nói đến giáo dục là nói đến mục tiêu đào tạo ra con người. Tuy nhiên đào tạo ra con người có chức năng xã hội thế nào mới phải bàn và trước khi xây dựng khung chương trình cũng phải rất rõ. 
Có một điều quan trọng bị bỏ quên là đào tạo con người thành khách hàng tiêu thụ. Nhấn mạnh quá mức vai trò đào tạo con người thành lực lượng lao động sẽ tạo thành một hệ thống giáo dục cho một xã hội và kinh tế thiển cận. Thực tế những người tiêu thụ giỏi vẫn là những người tạo ra giá trị lớn nhất cho nền kinh tế.
Lấy ví dụ một chuỗi giá trị: Đọc sách có vẻ như một kỹ năng vô bổ. Nhưng không có người đọc sách sẽ không có công nghiệp xuất bản, không có phim, kịch nghệ, công nghiệp giải trí hùng mạnh, công nghiệp nội dung phục vuh giáo dục. Như vậy thì CNTT, kinh tế cũng chẳng làm gì.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

13 comments:

  1. Giap Van Duong: Dạy tiêu thụ tức là dạy ăn ngon mặc đẹp, dùng đồ sành điệu hợp thời trang, đi tìm những giá trị 'viển vông'... mà như thế thì: 1. Người thầy phải là người như vậy trước đã, nhưng thầy thường nghèo, đâu có tiền để làm như vậy. 2. Quan niệm về giáo dục phải thay đổi. Nhưng mấy chục năm nay, đã thay đổi được gì?
    Rất may, và cũng rất không may, việc dạy tiêu thụ này các doanh nghiệp và mạng xã hội đang tự làm. Tuy bát nháo, nhưng còn hơn là không có gì.

    ReplyDelete
  2. Doan Hong Nghia: Tuyên huấn cũng tạo ra thị trường?

    ReplyDelete
  3. Do Xuan Phuong: Tiêu thụ là hoạt động tự nhiên của nhân loại cùng với nền kinh tế thị trường. Vì có giai đoạn bác bỏ thị trường, xã hội công nông ...vv cho nên giáo dục mới thành ra ngớ ngẩn ạ. :D

    Bây giờ "hồi đầu thị ngạn" thì giáo dục tiêu thụ không cần phải chính quy công lập mà xã hội tự xuất hiện các hướng dẫn ăn ngon mặc đẹp ăn kiêng mặc mốt, thơ ca hò vè văn nghệ trăm hoa ...vv. Giáo dục chính quy, theo em, chỉ cần xác định hệ giá trị 'Chân Thiện Mỹ' và quan trọng nhất là tạo ra niềm tin vào khả năng tự khám phá, tự trải nghiệm cho lớp trẻ.

    ReplyDelete
  4. Nguyen Ai Viet: Câu hỏi là tạo ra thị trường quan trọng hay tạo ra sản phẩm quan trọng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Giap Van Duong: Tạo ra thị trường quan trọng hơn. Có thị trường rồi, sản phẩm sẽ đi theo.

      Delete
    2. Nguyen Ai Viet: Giap Van Duong, Chính xác

      Delete
    3. Giap Van Duong: Ngày xưa khủng hoảng thiếu thì sản phẩm quan trọng. Ngày nay khủng hoảng thừa thì thị trường quan trọng.

      Delete
    4. Nguyen Ai Viet: Giap Van Duong, Đứng về mặt nội lực kinh tế nội địa, thị trường có số lượng mà không có sức mua, chẳng ai quan tâm.

      Delete
    5. Giap Van Duong: Về nội lực, mấu chốt nằm ở một chữ productivity. Nếu productivity của VN cứ lẹt đẹt bằng 1/5 Malay, 1/15 Singapore, thì mọi lý thuyết giời cũng vô nghĩa.

      Delete
  5. Nguyen Ai Viet: Chẳng hạn, một nền giáo dục dạy người biết thích xem kịch, nghe nhạc giao hưởng, thích xem thiên văn, lắp các thiết bị mô hình máy bay, ô tô, thích uống rượu vang, ăn pho mai, sẽ tạo ra những thị trưởng lớn không ngờ. Nếu lập kế hoạch theo hướng tạo ra lực lượng lao động sẽ không thể nào có được thị trường.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Giap Van Duong: Tạo ra lực lượng lao động là cách tiếp cận của thời kỳ 1.0-2.0, khi nền đại công nghiệp ra đời. Để ý thì mô hình ĐH hiện đại cũng hình thành trong khoảng đó, với mục tiêu tạo ra lực lượng lao động cho nền đại công nghiệp. Nay chuyện đã khác rồi, đang diễn ra theo hướng ngược lại.
      Tiếc là ông VN vẫn loay hoay với cái đã quá cũ, luôn mồm hô hào đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhưng hỏi nhu cầu xã hội cho 5-10 năm tới là gì để đào tạo thì cứng lưỡi!

      Delete
    2. Do Xuan Phuong: Tạo thị trường cũng cần trí tưởng tượng lớn, vì nếu không khéo dùng đòn bẩy sẽ không có sóng và cash-flows. :)

      Delete
  6. Lê Minh (Debrecen,VIDI69): Co lao dong >>> Co Thu Nhap >>> Dap ung cai minh thich >>> Thi truong se xuat hien .

    Chi khi CUNG va CAU in balance thi moi co Xa Hoi thuc su tot dep !

    ReplyDelete