Wednesday, May 31, 2017

NOTEBOOK: Hãy sống như thế!

Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một tâm hồn khiêm nhường, đó là 3 người dẫn đường tốt nhất để vượt qua thời gian và đến cõi vĩnh hằng.
WALTER SCOTT

Saturday, May 27, 2017

Từ sự phát triển của Singapore

Mô hình phát triển của Singapore là mẫu mực ở châu Á. Trong vòng 50 năm, xứ đảo này đã thay đổi rất nhiều. Tuy là một kỳ tích đáng khâm phục, nhưng cũng có nhiều điều phải nhìn nhận từ những gì đã xảy ra và những gì đã mất...

...''Tiền là một ám ảnh. Ít nhất có 1,1 triệu người ở đây là triệu phú đô la, chiếm 1/5 dân số Singapore. Bình quân thu nhập đầu người là 85.000 đô la, gấp đôi dân Pháp.
Tạp chí Forbes của Mỹ vừa xếp hạng Singapore đứng thứ 12 thế giới về môi trường kinh doanh, dưới Hong Kong 9 hạng, nhưng trên Đài Loan 6 hạng."

The Port of Singapore, one of the top two busiest container ports in the world since the 1990s. Sentosa island in the background

Singapore rất thu hút du khách, "Trong khoảng 1964-2013, số du khách tăng 150 lần: 150 triệu người hàng năm. Họ đến thưởng thức không gian xanh, sự sạch sẽ, hiệu quả kinh tế" và cuộc sống ở xứ sở này.

Changi là sân bay được Skytrax World Airport xếp loại tốt nhất thế giới... và nhiều điều nữa về xứ đảo này cần được kể đến để Singapore có được một chỗ đứng đáng nể trên bản đồ thế giới.

A view of the cityscape and anchored ships from Singapore's Eastern Anchorage off the East Coast Park

Thủ tướng Lý Quang Diệu, cầm quyền từ 1959 đến 1990, đã thấy vị trí quan trọng của Singapore là cửa vào eo biển Malacca - tuyến hàng hải sầm uất nhất thế giới. Ông đã ''khai thác lợi thế này để tạo ra một quốc gia giống như bản thân mình: làm việc cật lực, luôn ở mức tận cùng, không gì mua chuộc được và hiệu quả.''

Ông Lý Quang Diệu bắt đầu dọn dẹp những đường hẻm chằng chịt, dơ bẩn ở khu Chinatown của người Hoa. Rồi khu ổ chuột Kampong của người Mã lai với vô số nhà sàn chen chúc trên sông. Ông dồn họ vào các chung cư với kỷ luật sắt. Rất ghét trào lưu hippy của phương Tây, ông cấm thanh niên để tóc dài và luôn kèm theo diễn văn của mình câu: Khắc sâu vào trí não! Bài hát Puff, the magic dragon bị cấm vì ca tụng ma túy. Những kẻ ăn mặc lố lăng bị bắt nhốt. Nhà thổ, động thuốc phiện bị đóng cửa. Cùng lúc đó, hải cảng nhộn nhịp bắt đầu cạnh tranh với Penang của MÃ Lai trước khi thu hút các nhà công nghiệp hóa dầu.
Trong thập niên 80, ông khuyến khích các kỹ thuật/công nghệ mới và sản xuất linh kiện điện tử để giành thế vượt trội trước các lân bang, xây dựng nền tảng để sau này Singapore trở thành một thị trường tài chính đứng hàng thứ 4 thế giới. Singapore cũng hấp dẫn hơn với những đường phố sạch bong và xanh mát.

Năm 2016, Singapore có hơn 23% diện tích đất lấn biển, tăng hơn 130 km2 so với ban đầu. đảo Jurong, nơi có 1 khu phức hợp lọc dầu khổng lồ, đã tăng gấp đôi diện tích để làm các hầm ngầm chứa dầu thô. Bên cạnh đó là những hầm ngầm chứa tên lửa/đạn dược. Năm 2013, đất của những người chết cũng bị giành giật, hàng ngàn ngôi mộ tại nghĩa trang cổ nhất Bukit Brown trên một đồi cây sum xuê rộng 26 ha cũng biến thành đường cao tốc 8 làn xe hơi. Các nghĩa trang khác sau đó cũng trở thành tháp chứa tro cốt. Và gần đây là khu Marina Bay Sands xây dựng trên vùng đất lấn biển, hoàn thành trong 5 năm với ngân sách 1 tỷ đô la Singapore. Ở đây người ta có thể thấy 18 siêu cây nhân tạo khổng lồ (supertree), một cánh rừng nhiệt đới dưới mái vòm kính và thác nước cao 35m, nột cánh đồng cỏ châu Phi và 12 cây cổ thụ, trong đó có 1 cây trên 1.000 tuổi.

Singapore đã làm những điều này trong hơn 50 năm. Ít có nơi nào trên trái đất thay đổi một cách ngoạn mục và toàn diện trong một thời gian ngắn như vậy.

Để có được thành tựu đáng ngạc nhiên như thế, đất nước Singapore đã phải chấp nhận/trải qua những vấn đề nhức nhối như thế nào?

Đó là việc dùng người nước ngoài để làm những việc nặng nhọc, vất vả... Người ta có thể thấy họ vào lúc nửa đêm, phờ phạc và khổ sở, chen chúc trên những chiếc xe tải trên đường phố. Họ là 1,4 triệu lao động nhập cư sống chui rúc trong những lán trại tồi tàn. Trong 1 quốc gia có thu nhập cao như Singapore, những người lao động thấp kém này chỉ kiếm được khoảng 4.000 euro và phải làm việc 6 ngày/tuần. 230.000 người khác, hầu hết đều đến từ các nước ĐNA,bị tịch thu hộ chiếu và phải đóng thuế cho tổ chức mafia tuyển dụng, làm giúp việc trong các gia đình người Singapore; những người này còn kiếm được ít hơn những người lao động nhập cư và không có thời gian nghỉ ngơi. HỌ còn thường bị đối xử thô bạo, bị đánh đập và hãm hiếp.

Hệ thống pháp luật của Singapore rất đáng sợ. Ở cổng trại giam Changi, gần sân bay, người ta thấy gắn tấm bảng mang dòng chữ: Những cuộc đời này đã bị mua!
Bị đánh đòn, người tù bị lột trần truồng, cột chặt vào tấm ván gỗ. Kẻ hành hình bịt mặt, cầm roi mây gắn đinh và thoa dấm để tạo cảm giác rát buốt. Roi đầu tiên đã rách da, roi thứ nhì làm bật máu. Đến roi thứ ba, bác sĩ ở bên cạnh phải xin tạm dừng. Nạn nhân đau đớn mấy ngày liền, không thể ngồi được. Rồi vết thương lành lại. Kẻ xấu số phải trở lại để bị đánh tiếp, cứ thế cho đến khi nhận đủ số roi. Nhiều nhất là 24 roi. Chỉ cần bị ghép tội phá hoại là bị đánh đòn. Buôn lậu ma túy phải chịu hình phạt treo cổ. Tạp chí Mỹ Rolling Stone từng viết: ''Singapore chính là Disneyland với án tử hình''.

Geylang là khu phố đèn đỏ nổi tiếng nhất tại Singapore, một nơi được giám sát chặt chẽ trong khi ở những nơi khác lại đầy những tấm bảng ghi những điều cấm kỵ.
Trong toilet của những nhà hàng nhỏ ghi rõ hình phạt cho những ai không giữ nó sạch sẽ. Trên chiếc cầu nhỏ ở công viên dọc bờ biển cảnh báo người đi xe đạp sẽ bị phạt 660 euro nếu không dắt bộ.

Ai chống đối hãy coi chừng! Nữ luật sư Teo Soh Lung còn có biệt danh ''Thùng thuốc nổ TNT'', được biết đến qua cuốn sách của cô mang tên Phía sau cánh cửa màu xanh (2010), từng bị bắt năm 1987 vì tội âm mưu lật đổ chính quyền đã tố cáo về sự tàn bạo trong nhà tù mà cô phải trải qua: bị giam trong phòng nước đá, bị đánh vào mặt và bằng nhiều cách khác chính quyền buộc cô phải ăn năn hối hận. Dù vậy, cô vẫn không chịu khuất phục: ''Họ làm cho tôi phải quỳ xuống, nhưng tôi vẫn đứng lên''. Bây giờ cô là thủ lĩnh nhóm đối lập Function 8.

Người ta có quyền bất đồng ý kiến. Báo chí phải tự kiểm duyệt và chịu trách nhiệm về những gì mình đưa ra. Cheong Yip Seng, cựu tổng biên tập nhật báo Strait Times, phải viết một quyển sách mang tên Những kẻ tạo ra xé rào (2012), lẽ ra ông phải bị hành hạ tơi tả, nhưng chính Thủ tướng Lý Hiển Long lại nói: ''Đây là một quyển sách đáng đọc''.

Năm 2015, đạo diễn Jack Neo phát hành bộ phim Long long Time ago về Singapore trước đây. Trong phim có những cảnh đề cập đến đảng Nhân dân Hành động (PAP) với mục đích xây dựng một thế giới mà mỗi gia đình đếu có một mái nhà, ai cũng có công ăn việc làm và hưởng những tiện nghi hiện đại. Phần kết thúc của phim lại là một bài hát tiếc nuối dĩ vãng: tình đoàn kết xóm giềng, trẻ con vui đùa vô tư, truyền thống tôn trọng ông bà. Khi hỏi những người già cả, họ tiếc nuối cuộc sống trước đây: ''Hiện nay, chúng tôi sống trong chiếc lồng thỏ, không biết đến cái nấc thang của nhà bên cạnh. Chương trình nhà ở xã hội chiếm đến 3/4 công trình xây dựng tại Singapore, không chỉ để kiểm soát dân chúng dễ dàng hơn, mà còn là nơi xung đột văn hóa! Tiếng Mã Lai và Quan thoại là những ngôn ngữ chính thức, nhưng nhiều người không nói được. Trẻ con học tiếng Quan thoại ở trường, về nhà không hiểu ông bà mình nói gì bởi họ chỉ biết tiếng Quảng Đông hay Triều Châu, ...

Chee Soon Juan, 54 tuổi, lãng tụ đảng đối lập Dân chủ Singapore, nói: ''Khi xây dựng một nền kinh tế hoàn toàn xoay quanh đồng tiền, anh phải đảm bảo nó chảy liên tục, nếu không là cạn kiệt''. Ông muốn đa dạng hóa nền kinh tế quốc gia, đánh thuế những kẻ rất giàu và bảo đảm thu nhập tối thiểu cho những kẻ không có cơ hội. Không thể phủ nhận sự thành công của Singapore, nhưng truyền thông phải có quyền tự do hơn, bớt kiểm soát xã hội và đối xử công bằng với mọi đảng phái. Tóm lại, ông nói: ''Chúng ta phải tỏ ra mình là con người hơn!"

Trích đăng từ bài Thiên đường Singapore, cái giá phải trả của Đinh Công Thành (KTNN No.966)

Thursday, May 25, 2017

Wednesday, May 24, 2017

Từ câu chuyện East Meets West...

Với con người hiện đại, trên Trái đất không còn những khoảng cách không thể hình dung, những nơi không thể đặt chân đến. Không gian dường như nhỏ lại, Trái Đất không còn rộng lớn như ngày xưa... sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đang thay đổi bộ mặt thế giới theo nhịp độ ngày càng tăng với những chuyển biến/phát triển theo nhiều hướng khác nhau, vì những lợi ích/mục đích khác nhau của từng quốc gia. Trong bối cảnh đó, những "nước lớn" luôn muốn đóng vai trò chủ đạo và tạo được ảnh hưởng sâu rộng của mình trên phạm vi toàn cầu, kể cả việc tác động đến những quốc gia nhỏ bé nhất...




Từ lâu đời, với người phương Tây, châu Á là một vùng đất rộng lớn vừa quen thuộc vừa xa lạ, đầy bí ẩn và quyến rũ. Sau những người Viking vượt Đại Tây Dương bằng những chiến thuyền drakar (khoảng cuối thế kỷ 8 đến thế kỷ 11), đến thế kỷ 15-16, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là 2 nước mở ra kỷ nguyên khám phá thế giới bằng những hành trình xuyên đại dương như tiền đề cho Đế quốc Anh (British Empire) sau đó chinh phục nhiều vùng đất, tạo nên một đế quốc lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt hơn một thế kỷ, nước Anh ngự trị trên đỉnh cao của châu Âu và thế giới khi thống trị trên 33.670.000 km² (1/4 diện tích toàn cầu) và cai trị khoảng 458 triệu người (1/5 dân số thế giới). Ở châu Á, từ Ấn Độ, Anh tiếp tục mở rộng lãnh thổ của mình, chiếm Java từ Hà Lan (1811), thu nhận Singapore (1819) và Malacca (1824) và đánh chiếm Miến Điện (1826). Với Trung Quốc (TQ), người Anh bắt đầu dòm ngó nước này qua quan hệ giao thương và từ đó tiến hành cuộc chiến tranh nha phiến dẫn đến việc Anh chiếm đảo Hong Kong (1841) cho đến khi nổi tiếng với câu nói "đế quốc có mặt trời không bao giờ lặn" trên lãnh thổ của mình. Do vậy mà ảnh hưởng từ di sản văn hóa, ngôn ngữ v.v. của người Anh cùng với sự thôn tính/ảnh hưởng của các nước phương Tây mà văn minh châu Âu được truyền bá rộng rãi khắp châu Á cũng như toàn thế giới.

Nếu trước đây, nước Anh như một thế lực/cường quốc đại diện cho Phương Tây bá chủ thế giới với "chủ nghĩa thực dân" đã lỗi thời thì hiện nay vai trò này đang được Mỹ đảm nhận cùng với việc áp dụng "chủ nghĩa thực dân mới" trong thời đại Toàn cầu hóa.
Nước Mỹ ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, diện tích lãnh thổ hơn 9,3 triệu km2, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng rộng lớn, đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an toàn nhất xét về điều kiện địa lý”.
Trong quá trình trỗi dậy của Mỹ, nước Anh chưa có được thế mạnh nổi trội như Mỹ hiện nay. Đầu tiên, Anh không thể cản trở sự độc lập của Mỹ, sau đó không thể chiếm lại Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1812 (vì Anh lo ngại lục địa châu Âu lại nổ ra chiến tranh); tiếp đó, Anh lại không thể làm tan rã nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh. Nhưng cũng không thể coi là các cường quốc châu Âu như Anh đã vì thế mà thừa nhận sự trỗi dậy của Mỹ, thực ra họ vẫn chờ dịp áp chế Mỹ. Có thể nói, cuộc đấu tranh ngăn chặn và chống ngăn chặn xuyên suốt trong quá trình nước lớn trỗi dậy, và quá trình trỗi dậy của nước Mỹ là quá trình không ngừng vượt qua sự ngăn chặn của Anh.


Nước Mỹ trỗi dậy trong sự ngăn chặn đã thể hiện đầy đủ “trí tuệ kiểu Mỹ”, “khôn ngoan kiểu Mỹ”, “xảo quyệt kiểu Mỹ” và “bỉ ổi kiểu Mỹ” [1]. Từ khi có tình trạng cạnh tranh giữa các cường quốc trên phạm vi thế giới, Mỹ là nước trả giá ít nhất – cái giá phải trả cho sự trỗi dậy (cuộc chiến giành giật bá quyền) thấp nhất, cái giá dùng để giữ gìn bá quyền (cuộc chiến bảo vệ bá quyền) cũng là nhỏ nhất. Xét về nội dung trực tiếp thể hiện, hai cuộc Thế chiến là sự tranh giành giữa Anh, một quốc gia bá quyền thế giới già nua, với nước Đức, kẻ thách thức mới.
Nhưng nếu xét về giá trị và ý nghĩa của kết cục cuối cùng thì hai cuộc Thế chiến nổ ra đã thực hiện sự thay đổi bá quyền giữa Mỹ với Anh, nước Mỹ nghiễm nhiên có thể không tranh giành mà lại được hưởng, hoặc nói đấu tranh ít mà thu lợi lớn. Đó là một nghệ thuật cạnh tranh cao siêu nhường nào! Trong thời gian 1898 – 1920 Mỹ chẳng những giành được quyền thống lĩnh khu vực châu Mỹ mà còn thực hiện được sự hoà giải có tính lịch sử với quốc gia bá quyền là Anh, rốt cuộc quốc gia bá quyền cho đến lúc đó lại kết nối đồng minh với quốc gia bá quyền tương lai.
Sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2, Mỹ tiến lên vị trí quốc gia bá quyền rồi lại tiến hành cuộc chiến bảo vệ bá quyền kéo dài nửa thế kỷ với Liên Xô. Đối với Mỹ, thực chất của cuộc Chiến tranh Lạnh là một cuộc chiến bảo vệ bá quyền. Tôn Tử nói “Bất chiến nhi khuất nhân chi binh”; nước Mỹ nghiễm nhiên có thể “bất chiến nhi khuất nhân chi quốc”, một nước dùng Chiến tranh Lạnh để “khuất nhân”, làm nên kỳ tích cạnh tranh chiến lược nước lớn trong lịch sử thế giới cận đại.

Nước Mỹ có hai thành công chiến lược: một là thành công trong việc trỗi dậy; hai là thành công trong việc ngăn chặn hữu hiệu nước lớn trỗi dậy thách thức địa vị bá quyền của mình (tức ngăn chặn được Liên Xô). Mỹ là quốc gia vừa giỏi trỗi dậy lại vừa giỏi ngăn chặn, xứng đáng là tấm gương trên cả hai mặt “thực hiện nước lớn trỗi dậy” và “ngăn chặn nước lớn trỗi dậy”. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ trỗi dậy dưới cường quyền hay là tìm hiểu biện pháp Mỹ từng dùng cường quyền để áp chế sự trỗi dậy đều có ý nghĩa đối với việc suy nghĩ về nghệ thuật trỗi dậy của Trung Quốc...

Trở lại với châu Á, châu Á đã làm thế giới phải ngỡ ngàng với kỳ tích của những con rồng, con cọp trỗi dậy một cách thần kỳ. Quá trình  East Meets West/Âu hóa, điều đã mang đến những sự chuyển biến mạnh mẽ ở những quốc gia này đều gắn liền với tên tuổi của những nhà cải cách/lãnh đạo lừng danh. Trong số họ, những người quan trọng nhất đóng vai trò quyết định phải kể đến là Vua Minh Tr (Mutsuhito), Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản), Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), Park Chung-hee (Nam Triều Tiên), Lee Kuan Yew (Singapore) và Mustafa Kemal Atatürk (Thổ Nhĩ Kỳ).

Hiện nay, với tốc độ phát triển kinh tế cao, nhiều người cho rằng, quyền lực châu Á đang nổi lên và "vấn đề phương Đông" đang làm cho Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm/nghiên cứu qua nhiều cuộc thảo luận/tranh cãi.
Sự trỗi dậy của TQ và Ấn Độ trong tham vọng đứng đầu/lãnh đạo châu Á (Nhật Bản không muốn đảm nhận trọng trách nặng nề này) đang là câu hỏi với Mỹ trong vai trò bá quyền của mình (có vẻ đang suy giảm về sức mạnh) tại khu vực này, liệu TQ sẽ là dấu chấm hết đối với quyền lực của nước Mỹ tại châu Á và Châu Á mãi mãi phải là châu Á của chính người châu Á như Tập Cận Bình đã nói . 

Hình ảnh của Bắc Kinh tại các Hội nghị cấp cao toàn cầu đang biến đổi cùng với dư luận/truyền thông trên thế giới. Vai trò của TQ ngày càng được nâng cao, các tờ báo từ London đến Seoul đều loan tin về TQ như một quốc gia lãnh đạo toàn cầu, thậm chí nhà báo Martin Jacques còn tiên đoán trên tờ The Guardian rằng chẳng bao lâu nữa Thượng Hải sẽ thay thế New York trong vai trò "trung tâm tài chính của thế giới".
Một trật tự thế giới mà TQ là trung tâm có thể là một "bước phát triển ổn định và tích cực" và "Nếu nhìn vào lịch sử, ta sẽ không tự đi tới kết luận rằng, TQ càng lớn thì càng nguy hiểm" (David Kang (ĐH California).

Châu Á hiện nay là khu vực đa cực và đa dạng, không tự ép mình vào một hệ thống nào. TQ có thể hơn các nước khác về phương diện quy mô kinh tế nhưng ở các phương diện khác như trình độ công nghệ, thu nhập bình quân/đầu người hoặc sức mạnh của các định chế thì còn lâu TQ mới lên được vị trí hàng đầu. TQ cũng thừa nhận những vấn đề mang tính cơ cấu đang tạo ra "sự phát triển không bền vững, không cân bằng, không đều đặn và không có sự phối hợp" (Thủ tướng Ôn Gia Bảo).

Người Nhật đang mở rộng đầu tư đối với Ấn Độ, VN, Indonesia. Nhật Bản sẽ đi theo hướng nào? Nước Nhật ít bị nạn tham nhũng, được điều hành tốt hơn TQ và đang đi đầu trên nhiều lĩnh vực công nghệ. Dù nền kinh tế hướng tới xuất khẩu của Nhật đang bị điêu đứng vì cuộc suy thoái toàn cầu, các công ty giàu có của họ vẫn tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động nghiên cứu-phát triển mọi sản phẩm, từ hàng điện tử tới sắt thép. Tổng đầu tư hàng năm của Nhật vào công nghệ sản xuất bình điện tối tân cao gấp 10 lần của Mỹ trong suốt 1 thập niên sau năm 1998. Ngay cả Nam Triều Tiên - đất nước hay than thở về tình thế mà họ gọi là "con tôm kẹp giữa bầy cá voi" - cũng đã nổi lên như một thế lực lớn mạnh về công nghệ cao, sáng tạo và năng động nhất thế giới.
Vì thế, xét trên nhiều phương diện, toàn bộ ý tưởng về quốc gia "Số 1" đang trở nên lỗi thời. Hãy nhìn cách mà người Singapore khai thác tầm quan trọng ngày càng tăng của công nghệ thông tin để giành lấy 1 vai trò toàn cầu vượt ra ngoài diện tích bé nhỏ của nước họ. Xứ đảo vùng Đông Nam Á hiện đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân PPP gần 85.000 USD và đã vượt qua Hong Kong để trở thành Trung tâm Tài chính lớn thứ 3 toàn cầu chỉ sau London và New York (Global Financial Centres Index). Kỷ nguyên toàn cầu không tôn trọng cái tôn tri trật tự của Khổng giáo mà TQ đang nhắm tới.

Những người theo chủ nghĩa thực tế trong chính sách ngoại giao đã chỉ ra rằng, châu Á chưa bao giờ trải qua thời kỳ mà cả TQ và Nhật Bản đều mạnh lên như hiện nay. Họ lo ngại về một sự xung đột giữa 2 quốc gia này qua diễn biến từ những tranh chấp gần đây. 

Aaron Friedberg (Nhà khoa học chính trị của ĐH Princeton) so sánh châu Á hiện đại với châu Âu thế kỷ 19, nơi các cường quốc dùng mánh khóe để giành quyền kiểm soát. Nhưng sự so sánh này nhấn mạnh cái thực tế rằng TQ còn lâu mới trở thành nhà lãnh đạo khu vực. Không có cường quốc riêng lẻ nào thống trị châu Âu ở thế kỷ 19. Tương tự như vậy, tình hình châu Á cũng không có nước nào đủ mạnh để trở thành đầu tàu/dẫn dắt châu Á. Vấn đề hiện nay thuộc về quan hệ xuyên quốc gia, đòi hỏi sự hợp tác chứ không phải dùng thủ đoạn để giành giật quyền lợi với mục đính đạt được đại cục vì 1 quốc gia.

Trong bối cảnh này, người VN đóng vai trò gì trong khu vực và có thể chọn con đường/chính sách phát triển như thế nào?

Tổng hợp

Cao Xuân Việt
----------
[1]: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc ) - ''Nghệ thuật trỗi dậy chi phí thấp của Mỹ'' 

Monday, May 22, 2017

Vanessa Ferguson - Diamonds - Studio Version - The Voice 12

Anatalia Villaranda - Stand By Me - Studio Version - The Voice 12

Đàn ông ngoại tình

Thứ đàn ông đáng ghét nhất là đàn ông dối trá, đáng khinh nhất là đàn ông đớn hèn và đáng bị lên án nhất là đàn ông tệ bạc. Vậy mà, cả 3 kiểu đàn ông đó đều có thể thấy được trong chỉ một loại người: Đàn ông có tật thích ngoại tình!?

Thu Hoài

Sunday, May 21, 2017

Đại sứ du lịch

Cô đại sứ du lịch mở cửa vào khoang lái. Ngay lập tức cô bị đẩy vào trong, mọi người trong khoang lái quay lại nhìn. Hoá ra là một ông râu ria xồm xoàm, ngực đeo hai dải đầy các cục màu trắng, tay cầm súng lục Colt 45. Rất nhanh, ông dí súng vào đầu hoa tiêu:
- Lái ngay sang Iran, không tao bắn!
Chàng hoa tiêu đẹp trai trả lời:
- Bắn đi, ngoài tôi trên máy bay này không ai biết đường sang Iran
Ông râu xồm - gốc Palestin - lúng túng trong giây lát, nhưng nhanh chóng chuyển súng sang đầu cơ trưởng:
- Lái ngay sang Iran!
Chàng cơ trưởng còn đẹp trai hơn và điềm tĩnh hơn:
- Bắn thoải mái, nếu ông lái được!
Đến lúc này ông râu xồm thực sự bối rối, nhưng do quá trình đào tạo kỹ lưỡng, nên kịp quay súng sang đầu cô đại sứ:
- Không lái tao bắn con này !
Cô đại sứ nhoẻn nụ cười vốn quyến rũ không biết bao quan chức, nhỏ nhẹ thì thầm hai câu vào tai ông râu xồm. Ông này đột ngột ôm miệng, nhưng không kìm được, ói mửa đầy khoang, sau đó nằm vật ra và dãy đành đạch ...
Lúc này các tiếp viên và nhân viên an ninh đã kịp thời mở cửa buồng lái, dựng ông râu dậy và đưa ra ngoài.
Trong cuộc họp báo thần tốc và ngắn, một phóng viên không giấu được sự ngưỡng mộ, hỏi cô đại sứ:
- Em ... à quên, Cô làm thế nào mà thằng khủng bố phải chịu bó tay đầu hàng người đẹp?
Cô đại sứ tặng chàng phóng viên nụ cười nhiều triệu $, rồi nhẹ nhàng đáp:
- Có gì đâu, tôi ... à quên em chỉ nói anh ấy là ở đây có hai anh, mỗi anh em thổi một cái, anh bắn em xong thì anh phải làm cho đủ anh nhé, em chả hiểu sao anh ấy lại lăn đùng ra!
....
Vài giờ sau, sau khi có quyết định kỷ luật hai chàng phi công xui xẻo, tại cuộc họp báo chính thức tại Tổng công Ty Hàng không, đ/c Cục trưởng được một phóng viên tò mò:
- Chú ... à quên ông có thể cho tôi biết tại sao hai phi công lại bị kỷ luật nặng như vậy không ?
- Thực ra trên thế giới chuyện vào khoang và chụp hình không phải là v/đ nghiêm trọng gì, cái chính là phi công người ta được đào tạo bài bản. Cục ra quyết định kỷ luật là trên cơ sở các phi công ta chưa bao giờ được đào tạo lái hai may bay cùng lúc, vấn đề là ở chỗ đó! Cho nên phải kỷ luật nặng, không thì lại lây lan!

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Saturday, May 20, 2017

Cuộc sống gia đình: Càng lớn càng hiểu

Con người càng lớn tuổi càng hiểu rằng, yêu hay không chỉ là thứ yếu, sống chung với nhau mà không mệt mỏi mới là điều trọng yếu nhất.

Cuộc sống bất hòa kéo dài ở nhiều gia đình làm người ta mệt mỏi. Đáng tiếc, khi ngẫm lại và thấy trước kia thực sự không nên sống với nhau như thế thì đã quá muộn vì đã cãi vã quá nửa đời người.

Một tình yêu giữa hai người tâm đầu ý hợp có thể rất bình lặng, ấm áp nhưng không thiếu sự lãng mạn. Trên đời này, nhiều người chọn cách thể hiện tình yêu một cách thầm lặng nhưng mang lại những cảm xúc thật ngọt ngào.

Nhưng cũng có nhiều đôi yêu nhau làm người ta cảm thấy chán ngán. Nhiều người chỉ yêu cái bề ngoài, bằng lời nói, hành động, lễ vật để chứng minh cho tình yêu, coi như vậy là tình yêu sâu đậm. Bên nhau bề ngoài cười nói vui vẻ, nhưng rời xa nhau liền thấy như trút được gánh nặng.

Cuộc đời có quá nhiều sự chia ly, không phải vì không yêu, mà là vì mệt mỏi.

Con người mệt mỏi về thể chất có thể bù đắp được, nhưng sự mệt mỏi của thể xác không thể so được với sự mệt mỏi về tinh thần.

Những người quá đa sầu, đa cảm có thể yêu sâu đậm, quyến luyến nhưng vì phải dồn quá nhiều sức lực và thời gian vào chuyện tình yêu, khi mọi thứ vượt quá giới hạn thì sẽ làm cho họ mệt mỏi.

Hai người ở bên nhau, quan trọng nhất là không cảm thấy mệt mỏi. Chính điều đó có thể xóa hết những thứ bất hảo trong tư tưởng, xóa đi sự lạnh nhạt trong tâm trí, cũng không còn những gì gây nên nỗi lo sợ, bất an...Những thứ khiến tinh thần mệt mỏi không còn, vậy thì quãng đời còn lại có thể thảnh thơi mà vui sống.

Các bạn xem ở đây

Phát hiện mandala của Ấn Độ cổ trong những hình vẽ trên cao nguyên Nazca, Peru

Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca (Nazca Lines) ở Peru là một chuỗi những hình ảnh bí ẩn và huyền diệu nhất trong lịch sử Trái Đất, nhưng việc người ta phát hiện những hình vẽ Mandala của Ấn Độ cổ ở nơi đây đã khiến cho Nazca trở nên bí ẩn hơn.


Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru là một chuỗi những hình ảnh bí ẩn nhất trong lịch sử trái đất.

Có rất nhiều người, bao gồm vô số các học giả, đều băn khoăn về mục đích của những hình ảnh bí ẩn đó… nhưng đến nay vẫn chưa có ai có thể hoàn toàn hiểu được, hay giải thích được ý nghĩa sự tồn tại của chúng.
Phải chăng những hình ảnh khổng lồ được tạo ra là để ngắm nhìn từ trên không? Những hình ảnh này có phải là mô phỏng các chòm sao trong vũ trụ hay không? Hay người xưa muốn dùng những hình ảnh này để nhắn gửi đến thế hệ sau điều gì? Những hình vẽ Nazca có phải chỉ là một loại hình nghệ thuật cổ đại hay không? Nếu vậy, tại sao họ lại tạo ra những hình ảnh nghệ thuật mà không thể ngắm nhìn toàn diện từ trên mặt đất?
Người ta đã phát hiện một hình ảnh Mandala của Ấn Độ cổ – khiến cho Nazca trở nên bí ẩn hơn.
Đây là những câu hỏi đươc đặt ra từ hàng thập kỉ trước, nhưng đến tận hôm nay vẫn chưa có ai có thể trả lời được. Nơi đây có hơn 800 hình vẽ đoạn thẳng, 300 kí hiệu, 70 hình vẽ các loại động thực vật. Hình vẽ lớn nhất được tìm thấy ở Nazca dài 200 m. Điều thú vị đó là kí tự lớn nhất được tìm thấy ở Nazca dài 14,5 km.
Có một số học giả đã phát hiện những mô hình gây tò mò trong rất nhiều các hình vẽ ký hiệu và họ đoán rằng có thể Nazca là một trong những nơi dùng hình học sớm nhất. Một số nhà nghiên cứu thuộc đại học Dresden đã tiến hành đo lường từ trường và độ dẫn điện ở những hình vẽ ở Nazca. Họ phát hiện rằng độ dẫn điện ở các hình vẽ cao hơn 8000 (đơn vị) so với những vùng lân cận.
(ảnh: NazcaAirlines)
Nhưng có lẽ, Mandala là điều bí ẩn nhất xuất hiện trên những hình vẽ ở Nazca. Nằm ở một khu vực rất xa xôi trên cao nguyên khô cằn, nó đặt ra nhiều câu hỏi khó khăn cho những ai đã có dịp đến quan sát trực tiếp.
Mandala được xem như là một hình tượng trong nghi thức tôn giáo của Ấn Độ và cũng là đại diện cho vũ trụ, Mandala đã trở thành một thuật ngữ thông dụng, được dùng để nói đến tất cả các mô hình hình học, biểu đồ hay hoa văn của vũ trụ. Mandala cũng là hình tượng đại diện cho sinh mệnh vĩnh hằng luôn tuần hoàn không có sự chấm dứt. 
Nhưng vì sao nó lại xuất hiện ở Peru? Ai đã tạo ra nó và vì mục đích gì?
Hình ảnh Mandala được phát hiện ở Nazca dường như vô cùng tinh xảo, chúng được khắc trên nền đất với chiều dài 54,8 m, đồng thời bên trong còn có các đường tròn có đường kính tương đương. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể nhìn thấy những vòng tròn khá nhỏ khác có đường kính 6m, kèm theo những lỗ được đặt cân đối ở một số nơi.
Các tín đồ Ấn Độ cổ là những người sử dụng Mandala đầu tiên trên thế giới dưới góc nhìn tâm linh, nhưng chúng ta biết rằng Mandala nổi tiếng nhất thật ra là do các tín đồ Phật giáo truyền lại. Trong tiếng Phạn cổ, Mandala có nghĩa là “hình tròn”, dù cho hình dáng của biểu tượng này có pha trộn hình vuông hay tam giác, Mandala vẫn là một dạng hình học đồng tâm.
Bản vẽ hình học của mandala ở Nazca
Đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa thể lý giải được, thậm chí là không thể đặt ra nổi câu hỏi, làm thế nào những ký hiệu cổ xưa xuất phát từ nửa vòng trái đất lại truyền đến khu vực gần Nazca vừa xa xôi vừa khô nóng này.
Điều thú vị là, theo một số truyền thuyết địa phương, từ trước đây rất lâu, vị thần sáng thế Viracocha của người Inca đã từng thừa nhận sự tồn tại của các hình vẽ ở Nazca. Được biết những hình vẽ này là do chính Viracocha sáng tạo ra. Ông là vị thần vĩ đại của dãy núi Andes (God of the Andes).
Viracocha là một trong những vị thần  quan trọng nhất trong thần thoại của Inca, ông được xem là người tạo ra vạn vật và có mối liên quan mật thiết với biển cả. Theo thần thoại mà người Tây Ban Nha Juan de Betanzos ghi chép, vào thời kỳ đen tối, Viracocha xuất hiện từ hồ Titicaca và mang đến ánh sáng. Có những phiên bản thần thoại khác thì cho rằng ông xuất hiện từ động Pacaritambo.
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã từng mô tả về vị trí đặc biệt của cao nguyên Nazca, nằm trên đường thẳng nối các công trình cổ đại nổi tiếng trên Trái Đất. Nếu giả sử nền văn minh cổ đại đã đạt đến một trình độ “toàn cầu hóa” cao như vậy, thì việc biểu tượng của Ấn Độ xuất hiện ở Peru cách nửa vòng Trái Đất cũng không quá khó hiểu.
Theo ancient-code.com
Ý Linh

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 063)

Tiếng chuông điện thoại vang lên tại trung tâm Ủy Ban An Ninh Quốc Gia (KGB):
- Tôi muốn trình báo Igor Szergejevics là kẻ thù của chế độ. Hắn ta giấu kim cương trong đống củi ở nhà.
 KGB lập tức đến khám xét nhà của Igor Szergejevics, lật tung tầng hầm nhưng không tìm thấy kim cương. Để yên tâm, lần lượt từng người kiểm tra đống củi, thậm chí bọn họ còn bổ từng thanh củi xem liệu nhà Igor Szergejevics có giấu kim cương trong đó không. Do không tìm được gì, họ xin lỗi và rút lui.
Một lúc sau, chuông điện thọai nhà Igor Szergejevics vang lên:
- Alô. Igor đấy à?
- Đúng rồi.
- KGB có đến nhà anh không?
- Có
- Họ có bổ hết đống củi không?
 - Có.
- Vậy bây giờ đến lượt anh gọi điện thoại, tôi cần cuốc cái vườn của mình…
-----------
Csörög a telefon a KGB központjában:
- Szeretném bejelenteni, hogy Igor Szergejevics a rendszer ellensége. Gyémántokat rejteget a tűzifájában!
A KGB azon nyomban kiszáll Szergejevics házához, felforgatják a pincét, gyémántokat nem találnak. Hogy biztosak legyenek a dolgukban, egyesével átnézik a tűzifát, sőt mindegyiket széthasogatják, hátha azokban rejtették el a gyémántokat. Mivel semmit sem találnak, elnézést kérnek, majd elvonulnak.
Kis idő múlva csöng a telefon Igor Szergejevicsnél:
- Halló, Igor?
- Igen.
- Volt nálad a KGB?
- Igen.
- Felvágták a tűzifát?
- Igen.
- Akkor most te telefonálsz, fel kéne ásni a kertemet..

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen,VIDI73)

Friday, May 19, 2017

Thư của Hồ Chủ tịch gửi Bí thư Lê Duẩn

Bức thư mật của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Bí thư thứ nhất Lê Duẩn ngày 10/3/1968 nói về ý định đi thăm miền Nam trước ngày thắng lợi (thực chất chuyến đi này được lên hẹn sau ngày thống nhất đất nước). Có lẽ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảm thấy sức khỏe ông đã kém đi nhiều.



Viet Nam War

Thursday, May 18, 2017

Thơ chôm từ FB

Szeretni ezt az életet,
az egyetlent a végest,
Szeretni még ha bánt is,
ha mostohánk is néhanap,
de kék az ég, és süt a nap,
van benne boldogság is...........
Csak élni, élni emberek!
Időnk oly gyorsan el pereg,
egy perc csupán az élet...
de ez a perc lehet csodás
teremtő munka, alkotás
amely megőriz téged!

(Várnai Zseni )
Sáli Judit/FB

Bi quan và lạc quan

Lạc quan là hạt giống gieo trồng trên mảnh đất của niềm tin. Bi quan là hạt giống cất giữ dưới căn hầm ngờ vực.
WILLIAM ARTHUR WARD

CHA NÀO, CON NẤY!!!

Chồng chờ vợ đi họp phụ huynh cho Cu Tí ở cổng trường. Họp xong, vợ đi ra cổng mặt hầm hầm. Ông chồng thấy thế liền hỏi:
- Cô chủ nhiệm nhận xét Cu Tí nhà mình thế nào?
Bà vợ buông thõng một câu:
- Ông vào mà hỏi cô chủ nhiệm thì biết, đúng là cha nào, con nấy!
Ông chồng nhăn nhó:
- Chết thật! Chắc nó lại làm chuyện gì bậy bạ ở lớp phải không?


Trần Thanh Đàn

con trai, con gái, và kamasutra

con gái khi muốn chuyện ấy thì qui trình như nghe nhạc âm hưởng,
phài dạo đâu, phải tấn công nhẹ nhàng, tấn công vũ bảo, lắng, lặng như nước hồ thu, rút lui êm ái, chỉ còn vọng tiếng xa v.v.v
Con trai không rắc rối.
Khi nghe nhạc là nghe nhạc, có đến 2g đề nghe
nhưng
khi làm chiện ấy, thì chỉ muốn 1 điều thui, đơn giản, như ATM, bắn nút, rút tiền
nghiã là
Làm chiện ấy, đi tắm, đi ăn và
chấm hết
làm tình là làm ... tình. Khác tỏ tình
------------------
Theo "The Time of India", nơi khám phá ra Kamasutra,
con gái muốn 10 điều về chuyện ấy
1. "Chuyện ấy" không chỉ thú vị ở mỗi màn "về đích". Bạn từng nghe nói qua về "khúc dạo đầu" chưa? Hãy ôm ấp, vuốt ve, nựng nịu, thì thầm vào tai nhau... Vội vã làm chi?
2. Sex diễn ra trên giường chứ không phải trên cái máy ATM mà chỉ nhấn nút là xong. Cần có thời gian làm nóng. Phải để "cậu nhóc" biết cách chịu đựng một chút.
3. Đừng quá thô bạo. Hãy từ tốn, nhẹ nhàng...
4. "Chuyện ấy", thú vị ở chỗ có thể được sắp xếp chuẩn bị từ trước mà cũng có thể bộc phát tùy hứng, miễn phù hợp hoàn cảnh, dù bất cứ nơi đâu. Thế nên, đừng quá câu nệ!
5. Tình dục không chỉ giúp chúng ta thư giãn mà còn là tác nhân giúp giải phóng cảm xúc, đầu óc lẫn tâm trạng tiêu cực... Do đó, hãy nhìn nhận nó nghiêm túc và đầu tư suy nghĩ cho đàng hoàng. Đừng nóng vội. Khi mọi thứ được khuấy động đúng mực, việc còn lại sẽ là... tận hưởng sự thú vị mà nó mang lại.
Đôi khi, cũng cần có sự “phá cách” và tỏ ra "buông thả" một chút - Ảnh: Shutterstock
6. Kích thước "cậu nhỏ" có thể là mối quan tâm đối với một số người, nhưng điều đáng quan tâm nhất vẫn là khi hành sự, đôi bên có cảm thấy vui và hạnh phúc thật sự không.
7. Trò chuyện trong lúc "hành sự" cũng rất thú vị, hơn là cứ "uốn éo", "chuyển động" trong khung cảnh của "sự im lặng đáng sợ".
8. Thỉnh thoảng, đôi bên cũng nên thì thầm những câu "vô nghĩa" nhưng ngọt ngào vào tai nhau, hoặc những tiếng rên nho nhỏ (hay thậm chí là "những tiếng gào thét "). Đôi khi, đối tác giả vờ như đang cực khoái nhưng cảm xúc mang tới cho cả hai thì lại rất thật, rất ngọt ngào! Bạn có thấy điều này quá ư lôi cuốn không?
9. "Chuyện ấy", tùy người. Mỗi người đều có thể làm cho nó thăng hoa theo óc sáng tạo riêng. Vì vậy, không có bí quyết chung hay thủ thuật chung áp dụng cho tất cả trường hợp đâu! Nếu có đi chệch với thói quen hay sở thích hằng ngày chút ít, cũng đừng quá quan trọng hay căng thẳng...
10. Điều cuối cùng: Hãy thực hành thường xuyên, và rồi mọi người đều sẽ đạt kết quả như ý. Tại sao như vậy? Bởi lẽ: Một điều hiển nhiên là trạng thái cực khoái không ai giống ai, và cũng không phải là tất cả. Hãy nhớ rằng, có những điều không thể (và cũng không cần) gọi tên ra.
---------------

Nguyen Q Quy

không có nghề tồi, chỉ có ngừơi tồi

khi 5t, mỗi sáng, khoảng 9g, con tôi khi nghe tiếng xe, vội vàng chạy ra cửa sổ, nhìn xe rác đi ngang trước nhà.
một hôm, hỏi nó thích làm nghề gì, sau nầy, nó trả lời không ngần ngại. Theo xe đổ rác
Đã từng có ba giấc mơ theo khói, tôi không lạ với giấc mơ lúc 5t của con.
bên canada, giáo dục khuyên không nên giết giấc mơ của con. Để tự no tìm giải pháp
Một ngày, sau khi xe rác chạy ngang, tôi kêu con
- con muốn xem nó đi đâu không ?
con tôi vội vả thay đồ theo tôi ra xe
tôi chạy từ từ theo xe rác. Xe rác ngừng, tôi ngừng. Xe rác chạy, tôi chạy theo. Để con có thì giờ ngắm
Con yên lặng xem. Khoảng 30' sau, nó nói
- xe hôi vậy mà ông ta chịu được hả ba ?
- mũi ông ta quen rồi, như khi con ở lâu trong cầu tiêu, con không thấy hôi nữa
- nhưng mùi thấm vô áo quần, vợ con ông ấy sẽ thấy hôi
- xong việc, ông ta thay y phục, tắm tại cty, mặc đồ nhà, trước khi về
- ahhhhhhhh
- con thấy ông ta không làm gì khác, cứ chạy vô kéo thùng rác, đ̀̉ rác vào xe, quăng thùng rác, đu trên xe. Không làm gì khác cả. Không ngắm cảnh, không chuyện trò với bạn bên kia xe
- cảnh hai bên đường ông ta nhìn mãi mỗi ngày, mấy năm nay. Còn an toàn, còn công việc nữa. À mà con nói con thích làm nghề nầy, về sau. Lương tương đương với giáo viên tiểu học, con biết không ?
con tôi im lặng
tôi tôn trọng cuộc chết một giấc mơ
Về nhà, tôi giải thích cho nó biết đế quốc Laidlaw. Cty đa quốc gia về hốt rác. Thống trị thị trường bắc Mỹ. Và theo rumor, do maifa điều hành
tôi kể David Dương, hốt rác khi qua Mý, rồi cả gia đình hốt rác, và giờ có cty tỷ phú San Jose-Oakland. Đang làm nghề hốt rác cho Sài Gòn, với bải rác Đa Phước
Bạn tôi kể về nghề rác của anh ta. Đầu tư tiền mua quyề hốt rác hai khu. Thu hồi vốn sau ba năm. Khó có doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh như vậy. Trừ ăn cướp, và nhà nước. doanh thu tăng 4-5 lần/tháng sau vài năm.
Anh ta có cty IT, nhưng nghề tay trái có doanh thu nhiều hơn IT, ổn định.
Công nhân có thu nhập cao, không cần xữ dụng đến lương. Không có cạnh tranh, không đối thủ, không đấu thầu.
chỉ, như phòng thương mại Sgn nói, bôi trơn, bắt buộc
Có nghề nào sướng vậy không ?
Chú Hoả mua khoảng 20% BĐS sài gòn, cũng bắt ̣đầu từ nghề ve chai
Người giàu trong 10 người giàu nhất Tàu là một bà gốc tàu xuất thân từ nghề lượm rác và tái sinh giấy tại Cali
Không có nghề tồi.
Chỉ có những thằng tồi tìm cách moi tiền từ dân nghèo

Nguyen Q Quy

Wednesday, May 17, 2017

Einstein và Phật giáo

Các phật tử hay trích Einstein méo mó và giải thích là Einstein tin ở Phật giáo, từ đó suy ra thuyết tương đối phù hợp và có sẵn trong Đạo Phật. Thực ra không phải thế. Thái độ của Einstein với Đạo Phật khá trịch thượng, kiểu xoa đầu "chú mày tuy là tôn giáo nhưng còn khá" ("cậu là đảng viên nhưng lương thiện"). Tôi không nhất thiết chia sẻ và đồng ý với Einstein về Phật giáo. Nhưng sự thực là thế. Đọc thử xem nhé:
1) “If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism"
Tạm dịch:
"Nếu có tôn giáo nào có thể theo kịp yêu cầu của khoa học đó chỉ có thể là Phật giáo"
Hoàn toàn vẫn có khả năng Phật giáo không theo kịp khoa học.
2. ” Among the founders of all religions in this world, I respect only one man — the Buddha. The main reason was that the Buddha did not make statements regarding the origin of the world."
"Trong số những nhà sáng lập của mọi tôn giáo trên thế giới, tôi chỉ tôn trọng một người là Phật. Lý do chính là Phật không nói gì về nguồn gốc của thế giới."
Điều đó không có nghĩa là rất tôn trọng Phật mà chỉ khen Phật không nói về những đề tài thuộc về khoa học thôi.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Tự do là gì?

Tự do nếu hiểu theo nghĩa nguyên thủy là không bị quản chế ràng buộc bởi bất cứ một định kiến, điều kiện sống nào. Định nghĩa như vậy thực ra chỉ là hoài niệm về thời ăn lông ở lỗ, trong rừng không ai quản thúc, không cần giáo lý, ý thức hệ, luật pháp.
Sau nhiều thế kỷ đấu tranh để được tự do nguyên thủy với không ít xương máu, con người mới vỡ lẽ rằng họ không cần loại tự do đó. Có thể ý thức của họ đã thay đổi, cũng có thể họ hiểu quá sơ sài về tự do trước khi dấn thân đổ máu về nó. Nhiều người hiểu tự do đơn giản như không có ai nhắc nhở khi tiểu tiện, nhổ bậy giữa đường phố, một thiết chế vốn không có trong rừng hoang.
Từ sau Phục Hưng và Bừng Sáng con người mới nhận ra rằng dốt nát, vô năng sẽ không có tự do. Bản thân sự dốt nát đã là một sự trói buộc. Thiếu miếng ăn, sợ sệt đủ thứ cũng đã không tự do. Tuy nhiên, còn có nhiều kiểu tự do nếu hiểu theo nghĩa truyền thống sẽ đến mâu thuẫn. Nếu một đứa trẻ lên ba, mụ mị bởi các loại chuyện thần tiên hay viễn tưởng, nằng nặc đòi lên cung trăng, không được đáp ứng cũng là mất tự do? Chắc gì chúng ta hoàn toàn không có đòi hỏi, ước muốn nào như đứa trẻ đó.
Tự do là phải biết muốn một cách thực tiễn. Nói tổng quát và chữ nghĩa hơn, tự do là sự thống nhất giữa lý tưởng và thực tế. Chủ nghĩa hiện sinh phát hiện ra rằng, nhiều thế kỷ con người hy sinh vì tự do, thực ra chỉ hy sinh cho sự thống nhất lý tưởng-thực tế, là một sự ngu xuẩn và vô nghĩa. Con người ta thực tế chỉ sống cho bản thân mình. Tự do, chỉ bao hàm các lựa chọn. Không có lựa chọn mới là không tự do. Lý tưởng là duy tâm, thực tế là duy vật, đều là trò chơi nghịch lý biến thành chính trị và chiến tranh.
Tự do được sử dụng như khẩu hiệu lạm phát quá đáng, cũng giống như mọi từ ngữ trở thành sáo mòn, sẽ mất đi mọi giá trị của nó. Từ ngữ theo chủ nghĩa duy linh cũng có linh hồn của nó và không thích sự tôn sùng hình thức xa rời thực chất.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Đã 170 năm trôi qua... từ khi Petõfi viết như thế này

Szabadság, szerelem!
E kettõ kell nekem.
Szerelmemért föláldozom
Az életet,
Szabadságért föláldozom
Szerelmemet.

(Pest, 1847. január 1.)

Các trường phái và khái niệm về thông linh

Trước tiên phải phi lộ, để học trò, đồng nghiệp, bạn bè và người thân khỏi hoảng sợ nghĩ rằng tôi bắt đầu lẩn thẩn. Tôi bắt đầu nghiên cứu vật lý từ năm 1976, năm thứ 3 đại học, đến nay được 41 năm. Bắt đầu làm về CNTT năm 1995, đến nay là 22 năm. Có lẽ bắt đầu tìm hiểu về ý thức cũng là đủ kinh nghiệm về thế giới vật lý, thế giới thông tin và cũng có thể khai thác ích lợi của thế giới ý thức đối với vật lý và tin học, là những lĩnh vực mà việc hiểu về ý thức sẽ tạo ra đột biến.
Gần đây, do cơ duyên tôi được biết chút ít về thực hành ngoại cảm và tâm linh ở Việt Nam. Theo tôi được biết có một số nhà khoa học, trong đó có hai người có ảnh hưởng tới tôi, đã cố gắng tìm hiểu, thậm chí có cả một trung tâm nghiên cứu về tiềm năng con người. Tuy nhiên, các nỗ lực này hoàn toàn không phải là nghiên cứu, mà chỉ tổ chức ứng dụng, thu thập kinh nghiệm và giải thích một cách mơ hồ, dùng các khái niệm của khoa học một cách tùy tiện. Điều đó tuy có khuyến khích một số hoạt động ngoại cảm, nhưng cũng khuyến khích một số hoạt động phi khoa học và làm xã hội ngộ nhận rất nhiều điều. Tôi nghĩ việc sắp đặt lại một số khái niệm cho khoa học cũng là cần thiết. Tuy khoa học là phải phản biện, nhưng những người cổ súy cho thông linh cần nghĩ rằng phản biện cũng giúp cho chân lý trường tồn. Không cái gì tiêu diệt một hệ thống ý thức nhanh hơn là phỉnh nịnh nó một cách mù quáng.
Một trong những tiêu chí của khoa học là theo một paradigm được thừa nhận trên thế giới. Vì thế, việc đầu tiên là việc tìm hiểu các trường phái và hệ thống khái niệm. Về thông linh có một số quan niệm sau: 
"Animism": Thuyết duy linh: Cho rằng mọi động vật, cây cối, thậm chí lời nói, khái niệm, sự vật đều có linh hồn. Linh hồn này có thể hoàn thiện. Tác giả quan trọng là Ed. Burnet Tylor. Ông nghiên cứu quan niệm này trong các nền văn hóa khác nhau trên quan điểm dân tộc học. Ông không phải là nhà truyền giáo, thực hành hoặc chủ trương tôn giáo. 
"Theosophy" Thuyết thần trí: Cho rằng con người có thể thông với một loại ý thức siêu nhiên, toàn năng và thống nhất thường được quy cho là Chúa hoặc Thượng đế. Tác giả quan trọng là Blavatsky. 
"Spiritism" Nhiều người cũng dịch chữ này là "duy linh". Tuy nhiên, đây là một trường phái tôn giáo, khởi xướng bởi Allan Kardec. Bắt đầu từ việc quan tâm tới trò bói chén, là trò chơi thời thượng bấy giờ, được Mesner giải thích là "từ trường động vật", Kardec thấy rằng hiện tượng này nhiều hơn thế và cho rằng có thể nói chuyện với nhiều loại linh hồn khác nhau, một số được cho rằng của những người đã chết. Tôi đề nghị dịch chữ này là "thông linh"
"Spiritualism" Là xu hướng cho rằng ngoài thân xác còn có linh hồn. Về phương diện nào đó đây là một khái niệm rộng hơn "thông linh" nhưng không chắc đã bao gồm việc tin ở khả năng giao tiếp với các linh hồn.
"Shamanism" Là thực hành của các dân tộc rải rác khắp thế giới, có lẽ cùng bắt nguồn từ một nơi từ thời đồ đá cũ cách đây 3 vạn năm. Trung tâm phát triển nhất có lẽ là vùng Trung Á. Những người thực hành shamanism tin có hai thực tại: bình thường và bất bình thường, khi người ta có thể nhìn thấy và giao tiếp với vong và các thần thánh. Tôi tạm dịch là "linh tín".
"Revelation" Mặc khải. Là do Thượng đế chủ động giao tiếp và truyền thông tin tới con người để họ giác ngộ hoặc viết ra những thông điệp. Thượng đế được hiểu là ý thức thống nhất, toàn năng, không bắt buộc phải nhân cách hóa. Tổng hợp tất cả các định luật của tự nhiên cũng có thể coi là Thượng đế. Ý Chúa cũng có thể hiểu là quy luật điều khiển một hiện tượng. Hòn đá rơi do định luật hấp dẫn hoàn toàn có thể phát biểu tương đương bằng ý Chúa. Không có bất cứ một tiêu chí nào ngoài niềm tin có thể phân biệt ý Chúa và định luật.
"Mediumship" Việc lên đồng. Trạng thái có thể vô thức, thông qua đó các loại ý thức (có thể được dán nhãn là các linh hồn) truyền thông tin đến thế giới thực. Người lên đồng có thể quên mọi thông tin khi trở lại thế giới thực. Trong trường hợp họ vẫn nhớ, gần đây người ta dùng chữ "nhà ngoại cảm"/
Việc nghiên cứu các hiện tượng thông linh có thể được đăng trên các tạp chí đứng đắn (scorpus hoặc ISI (??)) về dân tộc học, nhân chủng học,...Do đó có thể tin rằng việc nghiên cứu các vấn đề này không hoàn toàn nhảm nhí.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Paris coá gì loạ khan em

mưa en dìa thấy đầy quón chửi
mùa nồ rót cũng vương đầy ngõ
anh dìa sẽ biến thành Paris
hiếm cô gái nào ước ao đẹp như Ngọc Trinh. vì không dể vô VS, NT là NT, và cũng phải có Vũ tiệp, và nhất là lòng tự trọng, hay cái khôn biết người, biết ta
Tokyo tàn phá sau chiến tranh, Shangai, Pekin, Sing, Bkok, vv không ước ao là Paris
Ngay cả Sai gon, với đại lộ Nguyễn Huệ qui hoạch theo mô hình Champ Elysees, quận với vòng xoay theo mô hình qui hoạch đo thị thời Napoleon, với Bưu Điện thiết kế bởi Effel, với NT ĐB kiến trúc pháp, vv cũng chỉ ước ao là Sài gòn với bài hát nổi tiếng " sgn đẹp lắm sgn ơi ". hát cùng các t phố lớn nhỏ trên thế giới.
Vienna, Mexico, như Sgn, qui hoạch theo mô hình Paris, cũng chỉ mơ chỉ là Viênna, Mexico
chỉ những cô gái không óc, không cá tánh, koong kiến thức mới mơ là người khác
như dân thuộc địa ngày xưa mơ Paris, Moscova, Bắc kinh
Hà Nội, nếu nói được, cũng chỉ mơ la Hà Nội
thế mà có những đứa tự xem là doanh gia, mà chỉ có óc con buôn, mơ HN đẹp như Paris
y chang như cá tầm Lâm Đồng muốn thành cá tầm biển Caspian. Hay giày Đồng Xuân đẹp như Gucci
vậy mà có đứa mơ theo nó
khổ cho mấy thèn ný nuận kao.

Nguyen Q Quy

Đổ vỡ từ đâu?

Mọi việc làm không có nguyên tắc đều dẫn đến đổ vỡ
W. GOETHE

góc nhân tình:

- anh ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
- gì emmmmmmmmmmmmm
- từ khi mình lấy nhau, a còn tin vào tình yêu
- có emmmmmm
- tin ntn ?
- mong là có kiếp sau
thế là .......

Nguyen Q Quy

Tuesday, May 16, 2017

Thế nhé !, trị nói dối

Một nhà khoa học tánh tình hay đa nghi, nên ông ta chế tạo ra robot phát hiện nói dối. Ngày chế tạo thành công, ông đem ra thử con trai.
Cậu con trai vừa đi học về ông ta đem robot ra hỏi:
- Sao con đi học về trễ vậy?
- Con qua nhà bạn mượn sách về học.
Robot phát hiện nói dối, đánh cho cậu con trai một cái.
Ông bố cười:
- Đó con thấy chưa, nói dối là phải chịu phạt. Lúc bằng tuổi con, bố không dám nói dối ông nội nửa lời.
Ngay lập tức, robot đạp ông ta một cái bay vô tường.
Người vợ thấy cậu con trai bị đánh đòn đau bèn nói:
- Sao anh làm thế với con, dù sao nó cũng là con anh!
Robot bèn nắm đầu bà vợ, đánh túi bụi.

Nguyen Q Quy

Szeretni ezt az életet,

Szeretni ezt az életet,
az egyetlent a végest,
Szeretni még ha bánt is,
ha mostohánk is néhanap,
de kék az ég, és süt a nap,
van benne boldogság is...........
Csak élni, élni emberek!
Időnk oly gyorsan el pereg,
egy perc csupán az élet...
de ez a perc lehet csodás
teremtő munka, alkotás
amely megőriz téged!

(Várnai Zseni ) from Sali Judit's FB

tánh vn, chuộc

một lần, chạy xe, rớt túi xách. Thấy rớt, quay lại ngay để lượm. Khi đến chổ, thấy một ông đang cầm túi xách
- chào bác, cho tôi xin lại túi xách, tôi vừa ̣đánh rớt
- có gì chứng minh là của anh ?
- trong đó có laptop, một cuốn sổ, một và vài tài liệu
ông ta xem trong túi. Nhiều người xúm lại xem
- anh cho tôi hai triệu
- tôi không có hai triệu, chỉ có nhiêu đây. Và móc túi ra khoảng vài trăm.
nhiều người khác nói vô
- gọi đt người nhà đem tiền đến
- vâng, để tôi gọi em tôi, đem tiền đến. Hồ sơ nầy của thằng đó, làm công an gần đây thôi
Thế là ông ta đưa túi, xoè tay lấy tiền, lẽn nhanh đi
Chuyện khác, tại Tokyo, không liên quan
con tôi quên túi balo trên xe điện khi xuống. Một thằng nhật chạy theo hỏi nó " cái nầy phải của mmầy không ", sau khi con tôi gật đầu, nó đưa rồi quay đi ngay. Không đợi cám ơn mà con tôi nói với.

Nguyen Q Quy

Monday, May 15, 2017

Danh xưng

Phần lớn danh xưng Việt Nam là học của Trung Quốc. Nhưng xem kỹ mới thấy có khác biệt. Những khác biệt đó cũng dùng các danh từ học của Trung Quốc. Nhưng hoàn toàn không có quy tắc gì cả.
Trước hết, sĩ quan cấp tá, từ thiếu tá đến đại tá, Trung Quốc gọi là "hiệu" từ "thiếu hiệu" đến "đại hiệu". Hạ sĩ quan của Trung Quốc nhiều hơn đến 7-8 cấp. Đều có lý do, nhưng tạm không bàn.
Danh xưng "giáo sư" ở ta khá rối. Vốn ta dịch chữ professor, bao gồm cả giáo sư trung học. Nghĩa của nó chỉ là "thầy giáo" thôi. Trong môi trường có đảo lộn về đạo đức, chữ "giáo sư" hàm nghĩa sạch sẽ và khiêm tốn, ai cũng thích. Nhưng dùng làm một "học hàm" do nhà nước phong, có vẻ gây ra hiểu nhầm và tranh luận, xem "giáo sư" có nên được hội đồng học hàm phong hay không. Tôi sẽ không bình luận ở đây về ý nghĩa của học hàm, cũng như các danh hiệu khác. Vì thực ra cũng chẳng hiểu mấy. Tuy nhiên, tôi thấy nên có "học chức" ứng với các chức vụ tại các trường đại học và trung học, do các trường tự quyết và có số lượng theo biên chế (số ghế), thì tiện hơn. Hệ thống học chức có thể tồn tại song song với học hàm.
Trung Quốc gọi "giáo sư" là "giáo thụ", tên một quan chức phụ trách giáo dục đứng đầu một huyện thời phong kiến. Ở ta cũng đã dùng chức này.
Học vị "tiến sĩ" cũng gây ham muốn và hiểu lầm, do đó vốn là học vị cao nhất thời phong kiến. Nên nhớ rằng, thời phong kiến, nhiều năm mới có một khoa thi. Mỗi khoa chỉ lấy đỗ 5-10 vị. Tiến Sĩ phải vào thi Đình do vua trực tiếp ra đề và chấm, do đó phải có thực tài. Ta dịch chữ "doctor", dùng chung cho cả bác sĩ y khoa và tiến sĩ. Tuy nhiên, chữ "bác sĩ" ở ta đã dùng cho ngành y, nên không dùng cho học vị. Đáng chú ý trong "bác sĩ" không có gốc từ nào nói về y khoa cả. Chỉ là người học nhiều có kiến thức "quảng bác" như trong chữ "bác học". Có lẽ sự liên quan là ở danh xưng này có từ thời Tần Thủy Hoàng, chỉ các quan có tính hàn lâm, chuyên nghiên cứu sách vở. Họ được giao thêm việc tìm cách chế thuốc trường sinh bất lão cho vua.
Trung Quốc theo đúng tinh thần của phương Tây, dùng chữ "bác sĩ" cho cả "bác sĩ y khoa" và "tiến sĩ".
Tôi không cổ động cho việc theo Trung Quốc. Bản thân Trung Quốc cũng không cổ động việc theo chính họ, mà họ theo thông lệ của thế giới. Đó là điều đáng suy nghĩ. Tôi cổ động cho việc có một nguyên tắc nhất quán để hội nhập dễ dàng. Danh hiệu là chuyện nhỏ, nhưng len lỏi sâu vào tâm thức con người như cỏ dại. Nên những tác hại nhỏ nhặt khó tận diệt. Và nếu tính tổng cộng chưa chắc đã là vấn đề nhỏ, bởi vì con người có tính lười suy nghĩ, cả tin và khiếp sợ.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)