Tuesday, July 31, 2018

Tướng sĩ thời nay

Xuan Nguyen: Trong chiến tranh lính chết nhiều. Trong hoà bình tướng chết như ngả rạ. Haizzzz
TỰ SÁT
Không có họng súng nào chĩa về phía các anh
Đất nước đang hoà bình xây dựng
Những sỹ quan cấp tướng
Bị " hy sinh" bởi đạn bọc đường
Bị quỷ đô la cướp mất linh hồn
Bị nhiễm khuẩn hư danh bại não
Quên hết nhân dân mình đang đói cơm , rách áo
Quên hết đồng đội mình chưa tìm thấy cốt xương
Không ra chiến trường, không tiếng đạn bom
Tướng vẫn chết - chưa bao giờ nhiều thế
Thà chết vinh trên biên cương súng nổ
Đừng tự bắn mình bên miệng hố lợi danh
Nguyễn Hữu Thắng
29-7-2018

BUỒN!
Vừa cầm tờ báo xem tin
Ngờ đâu đọc phải bản tin thật buồn
6 tướng cùng dính chàm luôn
Nên Đảng lại phải cho luôn vào "lò"
Chuyện thật mà ngỡ như mơ
Tướng gì mà lại toàn đồ bất nhân
Tướng xưa là tướng của dân
Xông pha trận mạc, đánh tan quân thù
Song toàn văn, võ có thừa
Quân, dân nể trọng, quân thù thất kinh
Trải qua hai cuộc trường chinh
Chỉ có mấy tướng mà mình thắng to
Chứ đâu như tướng bây giờ
Tướng mua, tướng chạy, tướng Do(la), tướng vàng
Lên tướng lại tăng lòng tham
Tìm cách vơ vét để làm của riêng
Mặc ai giầu giãi biên cương
Tướng leo lên Bộ, đường đường oai phong
Đất an ninh - tài sản công
Tướng coi như của chính ông, cha mình
Mua bán, sang nhượng linh tinh
Miễn sao cái túi của mình căng thêm
Đến tuổi, tướng sẽ rút êm
Thế là mọi việc cứ xem đã rồi
Nghĩ mà buồn lắm đi thôi
Ô danh tướng lĩnh - cái thời tướng mua
Tướng nhiều nên sinh ra thừa
Tướng ngồi tướng gặm, của chùa sá chi.
Chẳng biết tướng có thấy gì?
Bà mẹ liệt sĩ khóc vì nhớ con.
Nguyễn Trọng - (FB-Triều Hoa)

Monday, July 30, 2018

VÌ SAO NHIỀU CÁN BỘ CẤP CAO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CŨNG SỢ VŨ NHÔM ?

Trong số các tướng lãnh công an bảo kê cho Vũ nhôm đã và đang chuẩn bị vào lò, có 2 tướng từng là Tổng cục trưởng và Tổng cục phó Tổng cục Tình báo và 1 tướng là đương kim Thứ trưởng Bộ Công an. Còn Vũ nhôm được phong là thượng tá thuộc Tổng cục này.
Cơ quan tình báo Bộ Công an đương nhiên phải hoạt động theo luật pháp, nhưng do chức năng đặc biệt của nó, nó là cơ quan hoạt động bí mật. Các báo cáo về điệp báo, về phản gián, về xây dựng lực lượng của cơ quan này đều là những tài liệu an ninh quốc gia tuyệt mật, chỉ một số rất ít người lãnh đạo Bộ Công an được biết. Ngay cả trong Chính phủ và Bộ Chính trị, những người được biết cũng không nhiều.
Nếu như cơ quan này tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của luật pháp và quy chế hoạt động, thì chẳng có vấn đề gì đáng nói và chẳng có người lương thiện nào sợ nó. Người ta chỉ sợ nó khi phát hiện ra các dấu hiệu vô pháp lộ ra từ cơ quan này. Và Vũ nhôm chính là kẻ chủ động để lộ các hoạt động vô pháp đó. Vì sao vậy ?
Các sĩ quan nghiệp vụ chân chính của Tổng cục này đều hoạt động thầm lặng. Còn Vũ nhôm chui vào đây không phải để làm việc vì nước vì dân mà để trục lợi. Việc anh ta thâu tóm công sản đều do các vị tướng này hậu thuẫn, nhưng như vậy đối với anh ta vẫn chưa đủ. Anh ta muốn thâu tóm tất cả những gì anh ta muốn. Tại Đà Nẵng, sau khi ông Nguyễn Bá Thanh không còn làm Bí thư, vị Bí thư mới của Thành ủy không ủng hộ anh ta thâu tóm một số dự án, anh ta đã đưa thẻ ngành ra đe dọa, đồng thời sử dụng báo chí công bố những tài liệu bất lợi cho vị này nhằm mục đích răn đe. Và để hù dọa những nơi khác, anh ta chủ động công bố một số “tài liệu mật” trên mạng xã hội. Đó là những tài liệu không ai có thể xác minh là có thật hay không, nhưng có tác dụng gây sợ hãi. Tôi nói những tài liệu này do Vũ nhôm chủ động công bố vì nếu đó là những tài liệu có thật thì trừ anh ta ra không ai dám để lộ ra ngoài. Anh ta công bố vì anh ta tin không ai có thể làm được gì được các tướng lãnh siêu quyền lực kia.
Không chỉ các quan chức địa phương sợ anh ta mà ngay cả nhiều vị bộ trưởng và cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước cũng sợ anh ta. Họ không thể biết các “tài liệu mật” trôi nổi trên mạng là có thật hay không, nhưng nếu như có thật thì đều là những văn bản được ban hành phi pháp. Họ sợ anh ta là vì nếu không làm hài lòng anh ta thì rất có khả năng những kẻ bảo kê cho anh ta nhân danh cơ quan tình báo, sẽ làm báo cáo vu khống họ là “địch”. Những báo cáo kiểu này là tuyệt mật, không thể xác minh, sẽ nằm ở đâu đó đe dọa sinh mệnh chính trị của họ. Họ mặc nhiên nghĩ rằng, những kẻ tạo ra các văn bản mật một cách phi pháp để bảo kê cho Vũ nhôm đều có khả năng tạo ra các báo cáo vu khống.
Trong bài trước tôi có nhắc đến việc dời một cơ quan công an địa phương để giao đất cho Vũ nhôm. Đó là việc tôi có nghe nói. Cần biết rằng, bán các công sản như trụ sở của sở, ban, ngành của địa phương là thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, chỉ cần có các văn bản mật “thần thánh” hù dọa, nhưng bán trụ sở của cơ quan công an cho Vũ nhôm, dù là công an phường, cũng phải có sự đồng ý của Chính phủ, cho nên không thể không có một văn bản đồng ý của Chính phủ nhiệm kỳ trước do một Phó Thủ tướng phụ trách các lĩnh vực liên quan đến đất đai tài sản ký theo đề nghị của Bộ Công an và Bộ Tài chính. Vị Phó Thủ tướng này hoặc là tin vào đề nghị của Bộ Công an hoặc là không dám động đến cơ quan tình báo. Điều này là suy đoán của tôi, sự suy đoán đó là có cơ sở, bởi vì UBND thành phố Đà Nẵng không thể tự mình làm việc này nếu không có sự đồng ý của Chính phủ.
HOÀNG HẢI VÂN

ANH EM NHÀ HỌ TRẦN

Tôi luôn ghi khắc tận đáy lòng lời mẹ dặn: HÃY SỐNG THẬT TỬ TẾ VÀ DŨNG CẢM!
Always keep my Mom's teaching words from the bottom of my heart that:
HAVE COURAGE AND BE KIND!
CHÚNG CON YÊU BA MẸ - WE LOVE DADDY AND MOM.

FB-Dinh Bach

THỜI NÀY LÀ THỜI GÌ?

Chúng ta đang sống thời đại gì đây ? Có lẽ trong lịch sử của dân tộc, đây là một thời kỳ khó đặt tên.
Ngành giáo dục thì có Bộ Trưởng ngọng và câm. Có Cô Giáo quỳ, Cô Giáo giẻ lau, Cô Giáo đéo, Cô Giáo câm, Cô Giáo đi hầu rượu như gái bia ôm. Có Thầy Giáo ấu dâm, Giáo Viên bán chỗ dạy, Giáo Viên ăn chận tiền Giáo Viên, Lãnh Đạo ngủ với Cô Giáo để cho biên chế. Có Sinh Viên ngủ với Thầy để xin điểm, có Học Sinh bóp cổ Cô Giáo, Học Trò đâm Thầy lủng ruột.
Bộ Y Tế thì có Thứ Trưởng ký nhập đủ loại thuốc gây tai hoạ khôn lường. Có Lãnh Đạo tiếp tay nhập thuốc giả bán giá cao . Có bệnh nhân 4người một giường, có người cấp cứu sắp chết phải đóng tiền mới khám. Có Bác Sĩ, Y Tá bị dí chạy quanh, bị đấm đá túi bụi. Có viện phí thì tăng mà phẩm lượng lại giảm. Có bệnh viện vào nằm không xem TV cũng đóng tiền , không dùng nước nóng cũng trả tiền, đêm không được bật đèn. Bệnh nhân bị xem như những con thú trong chuồng, bị đối xử nhẫn tâm, là đối tượng để tận dụng làm giàu .
Bộ Giao Thông Vận Tải làm đường chưa xài đã lún , chưa chạy đã nát, giá thực hiện cao nhất Thế Giới mà phẩm lượng thấp nhất trái đất. Cầu làm cốt tre, đường lót bằng mút. Cầu chưa đi đã sập, đường chưa chạy đã lắm ổ voi. BOT nơi nào cũng có, thu giá trên trời, đặt không đúng chỗ, làm một đoạn thu cả đường. Thu tiền quá niên hạn quy định. Bộ Trưởng phớt lờ dư luận, xem thường ý kiến nhân dân.
Bộ Tài Nguyên Môi Trường đào hết tài nguyên đem bán. Biển ô nhiễm vìFormosa, lãnh đạo tìm mọi cách bênh vực, làm đủ trò chối tội. Cấu kết với doanh nghiệp bán đất, bán rừng. Ao hồ, sông ngòi khô hạn,ô nhiễm, lãnh đạo bình chân như vại, quẩn quanh không lối thoát. Các thành phố lớn khí độc nằm trong khí thở, nhân dân sống chung với ô nhiễm môi trường, cái mầm bệnh về hô hấp lúc nào cũng chục chờ xâm nhập lá phổi của người dân .
Bộ Tài Chính suốt ngày tìm đủ cách để rút ruột người dân vô tội vạ. Thuế môi trường, thuế tài sản, hàng trăm thứ thuế dội lên đầu dân, xứ nghèo mà mua gì cũng đắt vì thuế quá cao. Chính sưu thuế làm dân nghèo đi. Thuế cao mà an sinh xã hội thì quá tệ lậu, người già, trẻ em chẳng được quyền lợi ưu tiên nào trong đời sống. Thuế cản trở doanh nghiệp, thuế khiến dân không lối thoát.
Lãnh Đạo từ trung ương đến địa phương chạy theo thu lợi bằng mọi cách. Họ làm giàu một cách nhẹ nhàng, dễ dàng và nhanh chóng khiến các đại gia của các nước tư bản phải thèm thuồng .
Thứ gì họ cũng ăn, đặc biệt là ở lãnh vực đất đai. Vì lợi nhuận quá lớn đưa đến mỗi địa phương là một Lãnh Chúa, bỏ ngoài tai những quyết định của trung ương, trên bảo dưới chẳng cần nghe. Tìm đủ mọi cách để lừa dối kiếm lời. Sửa luôn quy hoạch của trung ương để cướp đất dân, bỏ túi hàng ngàn tỷ. Bắt tay những doanh nghiệp bán đất, bán rừng, bán biển, bán đảo, đuổi dân đi, khiến dân trở thành kẻ tha phương cầu thực. Di tích, đền đài, kiến trúc lâu năm đều được quy thành tiền, có giá là đập là xoá để xây dựng mới, vừa bán đất có tiền vừa được chia chác từ dự án mới.
Lãnh đạo cấu kết với nhau, bắt tay với những doanh nghiệp ma đầu tạo ra những nhóm lợi ích chia nhau lợi tức bất kể đạo lý, thần linh, lịch sử, ký ức những thứ theo họ nghĩ là không sinh lợi. Họ bán rẻ đất nước này, họ không cần quan tâm dân sẽ sống như thế nào mà chỉ nghĩ họ thu lợi được bao nhiêu. Càng lúc họ càng phi nhân tính , quay cuồng với đồng tiền mà quên hết và vứt bỏ hết mọi giá trị để làm một con người. Họ tha hoá, trụy lạc trong cách sống, tìm đủ mọi cách để hưởng lạc. Họ mua sắm, xây dựng nhà cửa nguy nga, sân vườn như Vua Chúa. Họ gởi tiền ra nước ngoài, mua những khu đất lớn, những lâu đài, những chuỗi nhà hàng, siêu thị. Con cái sinh hoạt, vui chơi như những trẻ dòng dõi hoàng gia. Và lúc cần, họ rời đất nước trở thành những đại gia định cư ở xứ người. Họ trang bị cho mình nhiều bằng cấp, nhiều học hàm, học vị nhưng mở miệng toàn nói ngu, nói ngược với ý kiến nhân dân nên chẳng bao giờ được lòng dân .
Thời mà miếng ăn bỏ vào mồm cứ sợ là thuốc độc, bệnh uống viên thuốc cứ nghi là thuốc giả.Thời mà ở đâu cũng có thể bị đe doạ, ở trong nhà sợ kẻ cướp, ra đường sợ lũ giật dọc, sợ cây rơi, điện giật, sập hố, sẵn sàng bị giết chỉ bởi một lời nói, một ánh nhìn .
Thời mà trong sinh hoạt chẳng biết tin ai , chẳng biết tin vào cái gì? Thời mà những lời rao giảng đạo đức, những lời dạy dỗ, những tuyên ngôn trở thành như những câu thoại của một vở kịch hài. Thời mà người ta ngang nhiên chiếm đất công . Một bên là hàng ngàn người lũ lượt chen nhau để làm thủ tục lên máy bay, máy bay không còn chỗ đậu, đường băng kẹt như xa lộ kẹt xe. Một bên là bãi cỏ xanh biếc mênh mông hàng trăm héc ta, dành cho một vài kẻ thừa tiền nhởn nhơ giải trí. Thế mà dư luận, ý kiến của cả xã hội chẳng làm gì được, cả chính phủ cũng chỉ đưa mắt nhìn .
Thời mà kẻ cướp vào nhà ta không dám hé môi, nếu phản ứng có thể bị cướp giết, nếu đánh trả ta trở thành tội phạm, phải đi tù. Nếu chống trả gây hậu quả cho kẻ cướp, ta có thể bị kết án tử hình. Thế luật pháp đứng về phía nào ? Luật pháp bảo vệ ai ?
Xã hội chứa toàn mầm ác, con người đối xử với nhau tệ hơn thú vật. Trọng vật chất hơn con người. Suốt ngày các phương tiện truyền thông quảng cáo một lối sống chú trọng bề ngoài, đề cao lối sống vật chất, thiếu tình người. Các chương trình giải trí nhảm nhí, thiếu văn hoá, chỉ toàn là kiểu làm trò của các anh hề.
Văn hoá vỡ nát, phong tục bị bôi bẩn, lịch sử bị bóp méo, truyền thống bị đánh mất. Mọi giá trị tinh thần bị đảo lộn, ông thằng bị đánh tráo. Con người dựa sức mạnh vào đồng tiền, dùng đồng tiền chi phối và lèo lái luật pháp, đứng trên luật pháp. Nén bạc đâm toạc tờ giấy .
Nền nếp gia phong bị đảo lộn, những khuôn phép bị bẻ gãy, người lương thiện hoang mang và gánh chịu thiệt thòi. Trẻ con bị nhồi nhét vào đầu một lối sống thực dụng hoang dã , ích kỷ, chỉ biết thu vén cho bản thân và vô cảm với mọi thứ chung quanh. Chúng bị nhồi vào đầu những kiến thức vô bổ trong khi thiếu trang bị kỹ năng sống và sáng tạo. Một thế hệ nói và làm như một con vẹt. Một thế hệ chỉ biết cúi đầu thiếu ý thức phản kháng. Chúng như một cơ thể thiếu sức đề kháng nên cái xấu dễ xâm nhập và tung hoành.
Con người mất lòng tin nên chạy theo thần linh, ma quỷ. Họ mê tín đến độ cuồng si, họ tin vào Thế Giới ảo vọng một cách cực đoan. Họ không còn lòng tin vào cuộc sống nên dễ bị dẫn vào con đường tà đạo, tin vào quỷ ma. Ngay những người chăn dắt linh hồn cũng trở thành kẻ buôn thần bán thánh, đội lốt Thầy Tu, mượn áo Nhà Dòng để làm điều bất chính. Chùa Đình xây lên to lớn, bề thế để kiếm lời. Nó không còn là chỗ tu hành linh thiêng mà trở thành nơi kinh doanh Thần Phật.
Cả xã hội nhốn nháo vì đồng tiền, cả đất nước sôi sục vì lợi lộc. Không còn chỗ để nói chuyện nhân từ, không còn thời gian để bàn chuyện lễ giáo. Người ta kinh doanh cả chuyện làm từ thiện, người ta cướp cả chén cơm của người già và bình sữa của em bé, viên thuốc của người bệnh. Ngang nhiên ăn cướp và ngang nhiên hưởng thụ, luật pháp ngoảnh mặt làm ngơ . Họ xô đẩy, chen lấn nhau để sống nên bỏ mặc văn minh, đánh rơi văn hoá .
Tôi không bôi đen xã hội, tôi không bêu xấu thời tôi đang sống, nhưng đau đớn thay nó là sự thật , một sự thật tàn nhẫn không kể hết được, tôi chỉ là người ghi chép lại.
Những điều này báo chí, dư luận nói nhiều rồi. Nhưng tôi vẫn tin rằng xã hội vẫn còn có những ánh sáng le lói để ta còn chút tin. Vẫn còn một ít người tốt để ta còn trông cậy. Thế nhưng ánh sáng không diệt hết đêm đen, người tốt thành cô đơn trong Thế Giới hỗn loạn này. Nhưng rồi phải có lòng tin để sống. Tin rồi cái thiện sẽ thắng cái ác. Người tốt sẽ diệt kẻ xấu. Kẻ bán nước phải bị nêu tên, người yêu nước phải được ca ngợi.
Nhưng giờ đây, ta gọi thời ta đang sống đây là thời kỳ gì nhỉ ? Lưu Quang Vũ đã có lần gọi là thời kỳ đồ đểu. Nhưng bây giờ, cái đểu đó, cái đốn mạt đó đã tiến xa lắm rồi, gọi là thời kỳ đồ đểu e là còn nhẹ quá chăng ?./.

P.C.Lin (Đỗ Thái st)

Sunday, July 29, 2018

Nhận định: Những thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0, những quốc gia có lao động thô giá lao động rẻ (như VN) đang đối mặt với nguy cơ lao động thô sẽ bị thay thế bởi máy món, những lao động thô nếu không nâng cấp và huấn luyện lại sẽ có nguy cơ mất việc và quốc gia sẽ bị tụt hậu xa hơn với sức tiến nhanh của toàn thế giới . Không có quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ 4.0 này nếu còn có giao thương quốc tế .

FB-Nguyễn Trọng BÌnh

Nelson Mandela: Những điều được viết tại cổng trường Đại học Nam Phi:

Những tuyên bố nổi tiếng của Nelson Mandela được viết tại cổng trường Đại học Nam Phi:

« Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. »
« Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy. »
« Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.. »
« Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy.. »
« Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.. »
« Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy. »
« Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia. »
-----------
Nguyên gốc tiếng Anh:
The famous statement of Nelson Mandela is displayed at the entrance of the University of South Africa thus:

« Destroying any nation does not require the use of atomic bombs or the use of long range missiles. It only requires lowering the quality of education and allowing cheating in the examinations by the students. »
« Patients die at the hands of such doctors. »
« Buildings collapse at the hands of such engineers. »
« Money is lost in the hands of such economists & accountants. »
« Humanity dies at the hands of such religious scholars.»
« Justice is lost at the hands of such judges.»
« The collapse of education is the collapse of a nation. »


FB-Huu Phu Le

Saturday, July 28, 2018

Trần Thanh Đàn và anh Lâm Quang Yên

Nếu như không gặp thì thôi.
Còn như đã gặp, phải ngồi với nhau.
Người cầm đũa, người nâng ly.
Hàn huyên, nâng chén cũng vì biết nhau.
Trung kiên với rượu, với lời ca.
Liên miên, hì hụi lúc về già.
Người méo nhưng giọng đâu có méo.
Anh em nhớ mãi nó,...........Yên...già.


FB-Đàn Thanh

Về cái gọi là "thỏa hiệp Thành Đô": Ải Nam Quan và những vùng đất biên giới bị mất của Việt Nam

Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."

Ải Nam Quan đầu thế kỷ 20

Hình ảnh dưới đây cho thấy địa thế của Ải Nam Quan vào đầu thế kỷ 20. So với Hữu Nghị Quan hiện nay, có thể thấy TQ đã dời/lấn cái cửa-mốc biên giới này đến vị trí có lợi cho họ. Cùng với việc mất đất ở khu vực này, VN đã bị mất rất nhiều đất trên tuyến biên giới giáp TQ cùng với những hòn đảo ở Biển Ðông nằm trong đường "lưỡi bò" của BK.



Việt Nam mất bao nhiêu đất đai ở khu vực Hữu Nghị Quan? (hay còn gọi là Ải Nam Quan, Mục Nam Quan).
Sự thay đổi của đường biên giới nơi đây cho thấy khi xây dựng lại Hữu Nghị Quan, phía Trung Quốc đã thay đổi vị trí của cửa quan.
Điều này cho thấy ý
 đồ sâu xa của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi họ lập luận: “Trấn Nam Quan là của Trung Quốc, do người Trung Quốc xây dựng; từ trước đến nay đường biên giới luôn luôn nằm ở phía Nam của Trấn Nam Quan”. Vị trí của đường biên giới đáng lẽ phải tùy thuộc vào tọa độ địa lý được xác định một cách khoa học lại lệ thuộc vào vị trí của cửa ải. Do vậy, khi “Trấn Nam Quan” bị dời đi nơi khác thì đương nhiên đường biên giới cũng bị dời theo cửa ải.
Cho tới nay, chúng ta vẫn dựa vào tiền đề: “Hữu Nghị Quan ngày nay chính là Ải Nam Quan ngày xưa”. Căn cứ của tiền đề này là những lời giải thích chính thức cho rằng sau năm 1954, ải Nam Quan được đổi tên là Mục Nam Quan (mục : hòa thuận, tin cậy, thân thiết) và sau đó, đổi tên một lần nữa thành Hữu Nghị Quan (cửa quan của tình hữu nghị, người Trung Quốc dịch sang tiếng Anh thành Friendship Pass).

Km số 0: Từ chỗ là trụ Km số 0 của ngành giao thông, nó đã từng được dùng làm “vật thay thế” cho cột mốc biên giới số 18 – do chỗ nước láng giềng vĩ đại đã “lỡ” cho xe ủi nát cái cột mốc “khó thương” này. Để chuẩn bị xóa đi dấu tích, người ta đổ thêm một lớp nhựa đường, biến nó thành một vật vừa xấu xí vừa thừa thãi! (xem ảnh). Rồi đây, trụ Km nổi tiếng này (thật ra là “vật thay thế”, vì nó không phải là cột mốc biên giới, cũng không giống với trụ Km mà người ta nhìn thấy vào năm 2002, và càng không thể giống với trụ Km của thời Pháp thuộc) sẽ được “phi tang” để người đời sau không còn nhìn thấy cái tang vật có liên quan đến một vụ cướp đất diễn ra ngay trước Hữu Nghị Quan trong thế kỷ 20.

Di tích của cột mốc Km số 0

Hình ảnh dưới đây là cột mốc số 18 do quân đội Nhật Bản chụp tháng 7 năm 1940 ngay tại tường thành Trấn Nam Quan. Cột mốc số 18 lịch sử xác định biên giới Trung-Việt vào năm 1887. Xác định lãnh thổ bảo hộ của thực dân Pháp tại Đông Dương và cũng là khởi điểm Nam tiến của quân đội Thiên Hoàng giao tranh với các nước Châu Âu. Trên Cột mốc số 18 ta đọc được: “Trung Việt Quốc Giới, Trấn Nam Quan Ngoại, Đệ Thập Bát Hiệu – No.18 FRONTIERE”

Cột Mốc Biên giới Số 18
Nguồn: 

LẠ


Nhà nước thì luôn miệng
Xin đồng bào Việt Kiều
Gửi tiền xây dựng nước.
Hơn thế, gửi thật nhiều.
Ô-kê, nhưng muốn biết
Vì sao các quan ngài
Lặng lẽ mở tài khoản,
Gửi tiền ra nước ngoài?
Sao không giữ tiền ấy
Để xây dựng nước nhà?
Hay, hỏi thật, lần nữa
Là chủ trương đảng ta?
Thái Bá Tân

TRUYỆN VUI CUỐI TUẦN – HÉTVÉGI VICCEK (No. 123)

Cặp vợ chồng trên núi
-----------------------------
Một cặp vợ chồng trẻ đi du lịch vùng núi cùng cậu con trai bảy tuổi. Giữa chừng, ông bố hét lên với vẻ mặt hạnh phúc:
- Em yêu, em có nhớ ngày chúng mình lần đầu tiên lên đây không? 
- Có chứ ạ, thật tuyệt vời!
Cậu bé hỏi xen vào:
- Bố ơi, lúc đó con cũng cùng đi với bố mẹ chứ?
- Đúng rồi, lúc đi lên bố bế con, còn lúc xuống thì mẹ con…
Fiatal pár a hegyekben
-------------------------
Egy fiatal pár túrázik a hegyekben, velük van a hétéves kisfiuk. Az
út felénél az apa boldog arccal felkiált:
- Emlékszel drágám arra a napra, mikor legelőször jöttünk fel ide?
- Igen, csodálatos volt!
A kisfiú közbekotyog:
Én is veletek voltam akkor, apa?
- Igen, felfelé én vittelek, lefelé anyád...

Nguyễn Ngô Việt (Debrecen.VIDI73)

Friday, July 27, 2018

BỨC THƯ GỬI LẠI NGƯỜI CÒN SỐNG

Ba chúng tôi :
TRẦN VIẾT DŨNG - Sài Gòn
NGUYỄN CHÍ - là dân Quảng Ngãi
Chiến sỹ trung đội Ký Con.
Người thứ 3: LÊ HOÀNG VŨ
Quê hương “Năm tấn “ Thái Bình
Khi lá thư này được đọc
Chúng tôi chắc đã hy sinh...?
Chúng tôi, thuộc Tiểu đội Một
Trung đoàn Bình Giã - Miền Nam
Được phân công đánh lạc hướng
Để đoàn về Cứ an toàn..
Vượt qua
những ngày đói quay đói quắt
Những ngày khát cháy ruột gan
Tiểu đội, chỉ còn 3 đứa
Với đầy thương tích đang mang...
Kiệt sức, không thể đi tiếp
Chúng tôi đã chọn nơi đây
Một cánh rừng già tuyệt đẹp
Cây cao, thảm cỏ mềm dầy...
Quyết định sẽ nằm đây mãi
Tự nhiên khoan khoái lạ lùng
Chọn một cây thẳng, ba đứa
Mắc võng theo hình vòng cung...
Dồn chút sức lực còn lại
Chúng tôi quyết định cùng nhau
Trước khi về lòng đất mẹ
Viết thư gửi lại người sau...
Người yếu nhất sẽ viết trước
Người khá hơn sẽ viết sau
Phải kể cho người còn sống
Ngày cuối chúng tôi bên nhau
Chúng tôi mong được ghi nhận
Nhiệm vụ trên giao, hoàn thành
Giọt máu cuối cùng dâng hiến
Quê hương, Tổ quốc yên bình
Bố, Mẹ ơi !
Đừng đón chờ con vào ngày chiến thắng...
Chúng con đã hoá thành mây trắng giữa trời xanh
Em yêu ơi ! Hãy tha lỗi cho anh
Anh chỉ còn là tiếng ve râm ran trên cành phượng đỏ
Con gái, con trai thương yêu của bố !
Bố đã mãi mãi ra đi để giữ trọn lời thề...
Thời gian không còn chờ tôi nữa...
Hai bạn tôi - Chí, Vũ, đã đi rồi
Còn chút sức, phải gắng lên,gắng nữa
Viết nốt phần đồng đội của tôi...
- Nếu lá thư này vào tay đồng đội
Hãy giúp chúng tôi, chuyển tới cấp trên
Hãy báo cáo rằng chúng tôi đã chết
Cho mùa Xuân đất nước bình yên.
Còn nếu như 5 hay 10 năm nữa
Khi Tổ quốc mình Độc lập, Tự do
Lá thư này mới đến tay người đọc,
Những người dân đang Hạnh phúc , ấm no..
Thì bạn hỡi, chúng tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc
Vì các bạn đã làm cho cái chết của chúng tôi có ý nghĩa hơn nhiều
Các bạn đang quên mình lao động
như chúng tôi đã quên mình chiến đấu
Cho quê hương, cho Tổ quốc thân yêu...
Cũng có thể 50 năm,
100 năm nữa....
Cho chúng tôi, gửi lời chào Xã hội Chủ nghĩa
Đến thế hệ mai sau...
Cho chúng tôi gửi những lời chào
Và bày tỏ niềm vui mừng tuyệt diệu
Vì Hạnh phúc và Hoà bình Vĩnh cửu
Trên khắp toàn cầu....
Xin gửi lời chào
Đến những vì sao
Nơi có những con người đang sống
Trong Hạnh phúc Vĩnh hằng....
Mùa xuân giữa rừng Miền Đông, Nam bộ.....
Chúng tôi nằm đây
Hoa rừng nở rộ.....
P/S
Lâu nay, nhiều người vẫn nói
( Gần như mặc định ) thế này
Lớp trẻ bây giờ khác lắm
Không như thế hệ trước đây
Người trẻ thế này, thế nọ
Không chịu cống hiến, hy sinh
Rằng họ chỉ ưa hưởng thụ
Khác xa thế hệ chúng mình.....
Xin hỏi các bậc tiền bối
( Cùng thời với CÁC ANH đây )
Sau khi đã buông cây súng
Bao người về quê đi cày ?
Bao người ông này, bà nọ ?
Bao người chức trọng quyền cao ?
Bao người còn nguyên chất lính ?
Bao người phản bội đồng bào ?
Bao người miệng hô khẩu hiệu ?
Lo cho nước mạnh , dân giàu
Mà rồi, bao nhiêu của cải
Chỉ lo vơ vét, chia nhau ?
Bao nhiêu là bậc tiền bối
Thành trùm tham nhũng vừa rồi ?
Người bị bắt, kẻ chạy trốn
Có buồn không CÁC ANH ƠI ?
Xin CÁC ANH hãy yên nghỉ
Người hay, việc tốt còn nhiều
Lò cháy, những kẻ biến chất
Bị thiêu hoặc phải tự thiêu ?
Sau đây là BÀI VIẾT của anh Giang San Lê
( Cảm ơn và xin phép anh được chia sẻ )
Nước mắt tôi đã rơi khi đọc những dòng chữ cuối cùng trong đời của 3 người lính. Nếu như người Mỹ đọc được bức thư này, họ sẽ lý giải được rằng tại sao họ bị thất bại trên chiến truờng VN. Bức thư này đã được tạp chí "Nghệ thuật quân sự Việt Nam" và báo "Tiền Phong" đăng năm 2003, 2005. Các bạn cố gắng đọc hết và hãy chia sẻ để bức thư này được lan toả trong cộng đồng và cũng để sự hy sinh của các anh có ý nghĩa hơn nhân kỷ niệm 72 năm ngày thành lập QĐNDVN.
Đoạn trích một bức thư được gói kỹ càng để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai bên cạnh 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1 (Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng).
Lộ trình đến với bức thư “có một không hai” này được Cố Thượng tướng Trần Văn Trà kể lại: Vào mùa xuân năm 1984, trong một chuyến khảo sát để quy hoạch cơ sở sản xuất, đoàn cán bộ Nông trường “Giải phóng” – tỉnh Sông Bé (nay thuộc Bình Dương) do đồng chí Nhân – Thượng tá quân đội chuyển ngành, nguyên cán bộ Trung đoàn Bình Giã - dẫn đầu, ngược thượng nguồn sông Đồng Nai tới một vùng đồi rừng nguyên sinh đã xúc động, bàng hoàng trước một cảnh tượng rất đỗi thiêng liêng.
Trên 3 chiếc võng dù cùng cột chung đầu vào một thân cây, là 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ Quân giải phóng. Cạnh mỗi bộ hài cốt là một khẩu AK han rỉ, một đôi dép cao su. Những bí ẩn về sự hy sinh của 3 chiến sĩ giải phóng quân nhanh chóng được “giải mã” bởi bức thư bọc gói kỹ càng trong ni lông và được cột chặt ở đầu võng. Tuy những dòng viết run rẩy, nguệch ngoạc (vì bị thương, đói, khát), nhưng với những ý tứ, câu từ rất sáng rõ.
Những người viết tự giới thiệu: “Chúng tôi: 1. Lê Hoàng Vũ, quê Thái Bình; 2. Nguyễn Chí, quê Quảng Ngãi; 3. Trần Viết Dũng, quê thành phố Sài Gòn, chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”, Trung đoàn BG (Bình Giã), Quân giải phóng miền Nam…”
Những dòng thư đưa người đọc trở lại với một sự kiện lịch sử xảy ra cách hôm nay (2016) tròn 50 năm. Ngày đó, sau trận tập kích của Trung đoàn Bình Giã và một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh Miền, diệt một lực lượng lớn quân Mỹ – Ngụy ở Bông Trang – Nhà Đỏ (Thủ Dầu Một), tháng 2/1966, trên đường rút về hậu cứ, một tiểu đội, trong đó có các anh Vũ, Chí, Dũng, được phân công nghi binh, đánh lạc hướng địch, để trung đoàn trở về an toàn.
Một tiểu đội 11 người với những chiếc bật lửa và vài chiếc máy thông tin, mỗi người một khẩu AK đã làm tròn nhiệm vụ tạo dấu vết một trung đoàn hành quân về hậu cứ sau trận tập kích thắng lợi. Sau mấy ngày băng rừng, vượt suối, hứng chịu hàng chục phi vụ rải thảm của B52, 8 người hy sinh; phương tiện thông tin hư hỏng.
Vượt qua những ngày “đói quay đói quắt…, khát như khô cháy cả ruột gan…” và mang trên mình đầy thương tích, 3 chiến sĩ còn lại đã tới được cánh rừng này. Sức kiệt, không thể đi tiếp, không còn phương tiện thông tin, các anh quyết định dừng lại và “chọn khu rừng đẹp đẽ này làm nơi an nghỉ cuối cùng…”.
Chúng ta hãy nghe các anh tâm sự:
"Quyết định rồi chúng tôi tự thấy khoan khoái lạ thường. Sáng suốt hẳn lên… Dừng lại ở đây với một ít sức lực còn lại viết một tường trình cuộc chiến đấu gửi lại cho ai đó tìm được…
Mỗi người đứng trước cái chết của mình cố gắng dùng một chút sức còn lại, quả thật rất ít ỏi, để thay nhau chấp bút. Chúng tôi đã chọn cây gỗ tơ còn sống lâu này làm trụ, giúp nhau mắc võng cho từng người, thống nhất nhau tư thế nằm trên võng, sắp xếp vài đồ vật còn lại… Chúng tôi sẽ chết ung dung thư thái như đã từng sống mãnh liệt mà thư thái với công việc chúng tôi đã làm…”.
Sau khi chọn cho mình cái chết, 3 chiến sỹ – người yếu viết trước, người còn sức dành viết sau; các anh dồn chút sức lực còn lại viết về cuộc chiến đấu trong mấy ngày qua, về sự hy sinh của đồng đội; những tình cảm thân thương da diết đối với bố, mẹ, vợ con, người thân, quê hương… và bày tỏ niềm tin vào ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng.
Lần lượt, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Chí vĩnh viễn ra đi. Người để lại những dòng lưu bút cuối cùng là Trần Viết Dũng. Xin được dẫn những dòng như rút từ gan ruột của anh: “…Nhưng rồi các bạn giục kết thúc lá thư đi thôi. Thời gian không chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi, thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phũ phàng. Thư. Thư phải về tới tay những người đang sống…
Nếu lá thư này được về với đồng đội chúng tôi trong Trung đoàn BG quân giải phóng miền Nam hay một đơn vị bạn nào đó qua đây, xin chuyển lên giùm cấp trên.
Tiểu đội Giải phóng quân chúng tôi trong Trung đội “Ký Con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.
Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm – 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi – gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.
Hay trong trường hợp đến 50-100 năm sau, thư này mới tới những người, có thể gọi là thế hệ mai sau, thì cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích – Và hơn thế nữa nếu được, cho chúng tôi gửi lời chào niềm nở nhất đến những con người ở những vì sao xa xôi, những người bạn mới giữa các hành tinh.
Mùa Xuân giữa rừng miền Đông Nam Bộ.
Vũ-Chí-Dũng”.
Xin được nghiêng mình trước những gương hy sinh nghĩa liệt, trước những dòng huyết thư như một lời ca bất tử của những người trai đất Việt thời thắng Mỹ.
FB-Nguyễn Triều Hoa (Vár.VIDI72)

Great people of our time: PABLO PICASSO (1881-1973)

Họa sĩ trẻ nhất thế giới

Picasso - 1962

Pablo Ruiz Picasso sinh năm 1881. Song bạn có thể ngạc nhiên vì tại sao chúng ta lại gọi ông là "họa sĩ trẻ nhất thế giới". Khi ông chết (1973), ông đã 91 tuổi. Thế nhưng dường như ông vẫn tiếp tục công việc bỏ dở để bắt đầu vẽ một bức tranh mới như cái thuở ban đầu ông mới nhận thức sự vật.

Đó là lý do để ta gọi ông là họa sĩ "trẻ nhất". Những người trẻ tuổi luôn luôn có gan làm những việc mới mẻ cũng như thử những phương cách mới để thực hiện những việc đó. Họ không do dự thử hết hết việc này đến việc khác. Ra sức thể nghiệm, nên họ chào đón những tư tưởng mới. Họ không ngừng hoạt động và chẳng bao giờ thỏa mãn. Họ đi tìm sự hoàn thiện.

Những người già hơn hay sợ sự thay đổi. Họ hiểu điều họ có thể làm một cách tối ưu. Họ luôn nhai lại những công tích quá khứ hơn là liều để mà thất bại (thất bại liều lĩnh). Họ hiểu cái vị thế của bản thân trong cuộc đời và không muốn xa rời nó. Ta hiểu khá rõ điều mà họ kỳ vọng.

Khi ông đã qua 90 tuổi, họa sĩ Tây Ban Nha vĩ đại này vẫn sống như khi còn là thanh niên. Ông không ngừng tìm kiếm những quan niệm mới, những phương cách mới để có thể ứng dụng các chất liệu tạo hình của mình. Không ai hiểu ngày mai ông muốn vẽ gì. Không ai dám chắc loại tranh nào mà ông sẽ thể hiện. Nếu ông vẽ một bức tranh về bạn thì trông nó phải hệt như bạn. Hoặc cũng có thể nó chỉ là những đường thẳng, hình vuông, hình tròn và được quết những gam màu lạ lẫm, Nó cũng có thể chẳng giống con người chút nào.

Nhân vật của Picasso khi thì cùng lúc quay về hai phía, với đôi mắt và cái mũi nằm ở những vị trí kỳ cục, khi thì giống như một khối bị kéo căng ra hoặc vỡ tung ra. Màu sắc thì dữ dội và phi tự nhiên. Những cái tiêu đề của bức tranh thì bảo ta rằng đó là một con người nhưng trông nó chẳng khác một cái máy chút nào.

Ở những khoảnh khắc như thế, Picasso gắng vẽ điều mà ông thấy với tri giác và cách nhìn của ông. Ông đặt góc nhìn ở bên cạnh hoặc ở phía trước. Cùng một lúc ông vẽ cả người khỏa thân và quần áo ''đeo'' vào người đó. Ông có thể vẽ một vật thể bẹt ra, như thể nó không có chiều sâu. Đôi khi ta có cảm giác ông vẽ như một đứa trẻ, đơn giản là vì ông thích thế. Ông chẳng giống ai cả.

"Nếu những đối tượng mà tôi muốn diễn tả mà có được cách diễn đạt khác, tôi sẽ không ngần ngại sử dụng cách diễn đạt mới" - ông nói. Nói cách khác, ông vẽ những bức tranh với bất cứ kiểu cách gì mà ông cảm thấy thích nhất, không bị phụ thuộc quan niệm của ai cả.

Hầu hết họa sĩ sáng tạo ra một phong cách thể hiện phù hợp với họ rồi cứ dính chặt với nó, đặc biệt nếu người ta hãnh diện về những bức tranh của mình. Khi một nghệ sĩ trưởng thành hơn thì những bức tranh của anh ta có thể thay đổi nhưng không nhiều lắm. Còn Picasso lại giống như một người chưa hề tìm được phong cách vẽ đặc thù của mình. Ông vẫn tranh đấu để tìm sự diễn đạt hoàn thiện vì sự bứt rứt của chính ông.

Điều đầu tiên mà người ta nhận xét về ông là cái nhìn của đôi mắt mở to và mênh mông. Gertrude Stein, một nhà văn Mỹ nổi tiếng, từng biết ông thời trẻ có nhắc đến cái đôi mắt đầy khát khao này (hau háu này). Và mọi người còn có thể nhìn thấy nó trong những bức tranh của ông hôm nay. Picasso vẽ một bức tranh về bà năm 1906 và câu chuyện thật là thú vị.

Theo Gertrude Stein, bà đã đến xưởng vẽ 80 hoặc 90 lần khi ông vẽ chân dung bà. Trong lúc ông vẽ, họ nói chuyện trên thế giới mà họ quan tâm. Rồi một hôm, Picasso xóa cái đầu đã vẽ đi, cái đầu mà ông đã vẽ khá lâu. "Khi tôi ngắm chị, tôi mới thấy không thể vẽ chị như thế này nữa" - Ông nhận xét.

Vào mùa hè, Picasso đi nghỉ xa. Khi trở về, ông lập tức vẽ tiếp bức tranh dang dở đặt ở góc xưởng vẽ. Ông nhanh chóng hoàn thiện khuôn mặt theo trí nhớ. Ông có thể nhìn thấy người phụ nữ này trong ý tưởng rõ hơn là khi bà ta ngồi ở xưởng vẽ trước mặt ông.

Khi mọi người phàn nàn với ông rằng bức chân dung cô Stein không giống bà, Picsso đáp: "Quá tồi. Cô ấy sẽ được sắp xếp y như bức tranh này". Nhưng 30 năm sau, Stein nói rằng bức tranh Picasso vẽ bà là bức duy nhất làm cho bà hiểu rằng nó là chính bản thân bà.

(còn nữa)

Thursday, July 26, 2018

Chuyện học hành của Cảnh sát

Đoàn Hồng Nghĩa: “.. đại úy Đỗ Đình Viên - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 (thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động - K20) xác nhận 35 thí sinh bị nghi ngờ về điểm số đều là chiến sĩ nghĩa vụ của đơn vị mình và cho biết, rất buồn và bức xúc trước những nghi ngờ đối với cấp dưới của mình.
... Nhiều chiến sỹ học ngày học đêm, học giờ hành chính, tối về lại học, học online nữa. Tôi tin tưởng tuyệt đối vào công tác tổ chức kỳ thi và quá trình coi thi. ... Để chuẩn bị cho kỳ thi, đơn vị đã mời giáo viên giỏi về dạy cho các chiến sĩ, quá trình ôn thi kéo dài suốt một năm. Trước khi thi thật đơn vị tổ chức thi thử 5 lần..”
Đi nghĩa vụ không biết bao lâu, nhưng có đủ thời gian học, xong còn ôn cả 1 năm, rồi thi thử 5 lần.
Lúc nào đi làm nhiệm vụ?
Công an điểm cao bất thường ở biên giới? Bình thường điểm thấp đến rất thấp? VTV bôi bác CBCS?
Buồn quá, bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. là kính trọng. Các đc lớn rồi, không dạy những điều ấy nữa.

xem link: 

Truyện ngụ ngôn: Giả & Thật

Ngày xửa ngày xưa, Dối Trá và Sự Thật cùng nhau đi tắm bên hồ. Tắm xong, Dối Trá khoác áo của Sự Thật rồi bỏ đi. Sự Thật không tìm thấy áo của mình nhưng nhất định không mặc đồ của Dối Trá. Kể từ đấy, người ta chỉ nhìn thấy một Dối Trá khoác tấm áo chân thật mà không thể chấp nhận một Sự Thật trần trụi.

Bức tranh "Sự thật ra khỏi giếng" của hoạ sỹ người Pháp Jean-Léon Gérôme, năm 1896

FB-Xuan Nguyen (ảnh: FB-Chu Kim Anh)

ĐỀ NGHỊ ĐẢNG GIẢI THÍCH (2)

Vào ngày 20-07-2014, Thiếu Tướng Quân Đội Nhân Dân Lê Duy Mật, người chỉ huy mặt trận Hà Giang trong cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc xâm lược trong những năm 1979 - 1984, đã gởi lãnh đạo đảng CSVN bức thư đòi công bố các dữ kiện lịch sử liên quan đến quan hệ Việt-Trung. Sau đây là nguyên văn bức thư đặc biệt này; các ý tưởng và văn phong trong thư là của riêng tác giả.
BBT
- - -
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Hà Nội ngày 20 tháng 07 năm 2014
Kính gửi: Đ/C Tổng Bí thư BCHTW Đảng
Các đ/c Uỷ viên Bộ Chính Trị
Các đ/c Uỷ viên Ban Bí thư TW Đảng
Các đ/c ủy viên Trung ương Đảng khóa XI.
Tôi là: Lê Duy Mật – Thiếu tướng – Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984 (Hà Giang) thay mặt một số đảng viên xin được nêu thắc mắc và kiến nghị như sau:
Cuộc chiến tranh biên giới 1979 – 1984 cũng là một trong những cuộc chiến đẫm máu vô cùng đau thương trong lịch sử nước ta. Đây là cuộc chiến tương tự các cuộc chiến Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, nhưng tại sao đã qua 30 năm mà cuộc chiến này vẫn không được tổng kết, đúc rút kinh nghiệm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ Tổ quốc cấp thiết trước mắt, Việc tổng kết này vô cùng cần thiết và sẽ rất hữu ích khi mà đối tượng chiến đấu vẫn là một, khi mà quân xâm lựợc đang cận kề chứ không xa xôi như trong các cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bên cạnh đó các chính sách đối với gia đình liệt sĩ và những người chống xâm lược năm 1979 – 1984, chúng tôi đã nhiều lần đề nghị nhưng vẫn không được giải quyết, mà chỉ có những lời hứa hẹn xuông.
Phải chăng có một nguyên nhân mà chúng tôi săp nêu lên sau đây.
Chúng ta đều biết mọi tiêu cực trong xã hội hiện nay từ Trung Quốc gây ra, khiến cho nước ta sản xuất lẹt đẹt, lạc hậu, đã thế, họ lại còn có những lời sỉ nhục đôi với cả dân tộc ta: “Việt Nam là con hoang, loại vô liêm sỉ, phải cho thêm vài bài học”.
Vậy mà, lãnh đạo ta không hề có một phản ứng nào!
Rồi khi bọn xấu trà trộn trong đám biểu tình được xúi giục phá phách gần 1000 nhà máy của Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc, thì công an lúc đó làm ngơ, sau đó mới xuất hiện, chỉ xử lý qua loa và xin lỗi xin đền bù thiệt hại cho họ. Trong khi đó Trung Quốc đâm phá gần 30 tàu, thuyền của chúng ta thì không quyết liệt đòi bồi thường, mà chỉ “nhẹ nhàng” lên án.
Khi có hiện tượng bất thường nho nhỏ về dân sự thì lập tức nửa đêm đại sứ của Việt Nam ở Bắc Kinh bị gọi đến để nhận thư phản kháng, còn khi Trung Quốc gây hại cho ta thì chỉ có cán bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam đến gặp cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội để giao công hàm phản kháng.
Lạ lùng nhất là tỉnh ủy Quảng Đông mà lại ngang nhiên gửi công văn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phải thực hiện 16 việc phải làm. Một thái độ trịch thượng,coi thường nước ta rất vô lễ mà ta vẫn chịu đựng.
Trung Quốc tự tiện cho giàn khoan vào xâm nhập lãnh hải Việt Nam bất chấp mọi ý kiến phản đối của nhân dân ta và dư luận các nước lên án. Khi rút đi, họ tuyên bố là do họ đã xong việc. Trung Quốc làm như vậy mà ta vẫn khen Trung Quốc là bạn tốt, 16 chữ vàng và 4 tốt. Đến nỗi dư luận thế giới cũng phải ngạc nhiên về thái độ quá ư nhu nhược của chúng ta.
Ngạc nhiên hơn là Nhà nước đàn áp những người biểu tình chống xâm lược ở trong nước mà chỉ khuyến khích biểu tình ở nước ngoài.
Chẳng lẽ một dân tộc Việt Nam anh hùng đã ba lần chiến thắng Nguyên Mông, đã có Điện Biên phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu mà nay lại hèn kém như vậy sao! Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội dung của bản Thỏa hiệp đó. Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích) (1).
Vì vậy, chúng tôi yêu cầu trong hội nghị TW này Bộ chính trị, Ban Bí thư cần công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô, để chứng minh thực hư thế nào. Nếu Thỏa hiệp Thành Đô là đúng như vậy thì rõ ràng là một bản thỏa hiệp rất nguy hiểm cho đất nước như là phản bội Tổ Quốc. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội nghị TW xem xét và ra tuyên bố phản bác bản thỏa hiệp đó, chấn chỉnh lại tổ chức, kỷ luật những người đã ký và những người thực hiện sau này. Có như vậy Đảng ta mới thực sự là một Đảng chân chính, dám nhận khuyết điểm, dám công khai khuyết điểm như Bác Hồ đã nói: “Một Đảng mà không dám nhận khuyết điểm, công khai khuyết điểm là một Đảng hỏng”.
Theo điều lệ Đảng (điều 3 khoản 3), Đảng là của nhân dân lao động, Đảng của toàn thể đảng viên vì vậy chúng tôi có quyền yêu cầu phải công khai các hoạt động của những người lãnh đạo để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra như trong các Nghị quyết TW đã đề ra.
Trên đây là những kiến nghị tâm huyết và bức xúc của đảng viên. Tôi mong rằng: Bộ chính trị, Ban bí thư nên tôn trọng ý kiến của các đảng viên cơ sở và thực hiện các việc nói trên.Tóm lại là:
1- Tổng kết cuộc chiến tranh chống quân xâm lược năm 1979, thực hiện chính sách qui tập mồ mả ghi công các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược cũng như bao cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc trước đây của dân tộc ta, tổ chức kỷ niệm trọng thể hàng năm.
2- Công khai bản Thỏa hiệp Thành Đô tháng 9/1990 để toàn dân, toàn Đảng biết được thực hư và ra tuyên bố để giải thích các hiện tượng tiêu cực. Thỏa hiệp Thành Đô là thứ ung nhọt đang di căn khắp cơ thể đất nước ta.
Nguy cơ mất nước đang là sự thật, mong các đồng chí có lương tâm, vì sự nghiệp của tổ quốc mà thực hiện cho được. Nếu ở Hội nghị Trung ương X này không ra được bản tuyên bố thì yêu cầu đưa vào chương trình Đại hội Đảng bất thường hoặc Đại hội 12.
Chúng tôi chờ mong hồi đáp của các đồng chí.
Kính
Thiếu tướng Lê Duy Mật
(1)Theo tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Trung Quốc
FB-Nguyễn Quý Phương (ELTE.VIDI68)

ĐỀ NGHỊ ĐẢNG GIẢI THÍCH (1)

Thiếu tướng Lê Duy Mật,
Không phải người hồ đồ,
Vừa tiết lộ một ý
Trong Thỏa Hiệp Thành Đô.
Rằng vì lợi ích đảng,
Đảng ta đã tự mình
Xin thành Khu Tự Trị
Của chính quyền Bắc Kinh.
Bài viết trích văn bản
Và ảnh chụp, khá to.
Bài của ông thiếu tướng,
Không phải người hồ đồ.
Không thể nào tin nổi.
Nhưng nếu đúng, thì đây
Là tội ác cực lớn,
Loại ngựa xéo voi dày.
Tôi là con dân Việt,
Có quyền biết thực hư.
Yêu cầu đảng giải thích,
Không một phút chần chừ.
*
Dân Đại Việt thà chết
Bảo vệ đất nước mình,
Không chịu làm nô lệ
Cho chính quyền Bắc Kinh.
Nếu thế, lại lần nữa
Đổ máu người dân lành.
Đảng phạm thêm một tội,
Là lại gây chiến tranh.
Thái Bá Tân

Tháng 7

Tháng 7 cái nóng lên đến đỉnh cao nhất để tháng 8 tản mạn ra đi. Sống ở xứ nửa năm mặt trời ghé thăm họa hoằn, mùa hè như ngắn hơn, gấp gáp hơn, con người bận bịu với thể xác nhiều hơn, mùa hè để hình tướng bên ngoài gặp gỡ nhau nhiều hơn, linh hồn chỉ quay về khi đất trời trở lại bình thản, lặng im, chậm rãi, xa xôi....
Cái nuối tiếc lớn nhất với mùa hè là màu xanh sẽ ra đi. Ui, mi quả là dễ bị động chạm, đang ở trong nó mà đã biết rằng nó sẽ ra đi....Con người là sinh linh duy nhất chẳng bao giờ cảm thấy hài lòng- bác Hamvas Béla nói rồi....


Nguyễn Hồng Nhung (ELTE.VIDI72)

10 câu nói của người Do Thái, biết sớm có lợi sớm!

1. Một cốc nước sạch vì một giọt nước bẩn mà trở nên vẩn đục, nhưng một cốc nước đục không thể vì một giọt nước sạch mà trở nên tinh khiết.
2. Trên đời này có ba thứ mà người khác không thể cướp được từ chúng ta: Một là thực phẩm đã ăn vào dạ dày, hai là lý tưởng giấu trong tim và ba là những cuốn sách đã in vào não bộ.
3. Ngựa thường dễ bị khuỵu chân trên những con đường đất mềm, con người dễ ngã gục trong những lời đường mật.
4. Trên đời không có sự phân biệt rõ ràng giữa bi kịch và hỉ kịch (hạnh phúc), nếu bạn có thể bước ra từ bi kịch, đó là hỉ kịch. Nếu bạn chìm đắm mãi trong hỉ kịch, đó là bi kịch.
5. Nếu không đọc sách, đi vạn dặm đường chẳng qua cũng chỉ là một người đưa thư.
6. Khi hàng xóm nhà bạn gảy đàn lúc 2h đêm, chớ vội bực tức. Bạn có thể đợi đến 4h sáng, sang gõ cửa gọi anh ta dậy và nói rằng bạn rất thích giai điệu anh ta vừa chơi.
7. Nếu bạn chỉ biết chờ đợi, sự việc xảy ra sau đó chỉ có thể là bạn sẽ già đi.
8. Bạn bè thực sự không phải là những người có thể ngồi với nhau nói chuyện cả ngày không hết mà là những người ngay cả khi chẳng nói với nhau câu nào vẫn không cảm thấy ngại ngùng.
9. Thời gian là thầy thuốc sẽ chữa lành những vết thương trong tâm hồn nhưng tuyệt đối không phải là cao thủ trong việc giải quyết vấn đề vướng mắc.
10. Thà hối hận trước những việc sai trái đã làm còn hơn là không biết hối hận.
Nguyễn Nhung | 

Wednesday, July 25, 2018

Buổi sáng

Chiêu đãi trọng thể (10.7.2018)



Ăn sáng tại nhà Bình, xong với tay ra sau lưng hái mấy quả đào chín tráng miệng với cafe (11.7.2018)



Sáng nay sau vườn nhà Bình

nh: FB-Doan Trung Thanh

Purpose of art

The purpose of art is washing the dust of daily life off our souls.
PICASSO

Bệnh lạ

Đoàn Hồng Nghĩa: Bây giờ chính ra ở nhà mới yên tĩnh, muốn kiếm động vật phải vào nhà hàng, muốn bớt uất hận thì lên FB? 

Có một vị phú ông mắc chứng bệnh lạ, ông luôn cảm thấy mình không còn sống được bao lâu nữa, trong lòng rất khổ sở.
Sau này, phú ông thỉnh giáo một vị danh y lớn tuổi sống ẩn cư. Sau khi bắt mạch cho ông ta, vị danh y nói:
“Bệnh này chỉ có một biện pháp, ngoài biện pháp này ra thì không có thuốc nào có thể cứu chữa được. Ở đây tôi có ba đơn thuốc, ông liên tục thực hiện theo như vậy, thực hiện xong một đơn thì tiếp tục mở ra một đơn khác và làm theo”.
Đơn thuốc thứ nhất
Phú ông về tới nhà liền mở ra đơn thuốc thứ nhất, thấy trên đó viết rằng:
“Ông hãy đến một bãi biển, nằm trên cát trong vòng 30 phút, thực hiện liên tục 21 ngày”.
Phú ông nửa tin nửa ngờ nhưng vẫn làm theo, kết quả mỗi lần nằm trên cát liền 2 giờ đồng hồ.
Bởi vì ông ta luôn bề bộn với công việc, cho nên chưa từng cảm thấy thoải mái như thế. Nằm trên cát, nghe thấy giơ thổi, nghe được tiếng chim hải âu kêu cảm thấy nội tâm vô cùng thoải mái.
Đơn thuốc thứ hai
Qua ngày thứ 22, phú ông mở tiếp đơn thuốc thứ 2, bên trong viết rằng:
“Ở trên bãi biển hãy tìm năm con vật như cá hoặc tôm hoặc con sò rồi thả chúng về với biển, thực hiện trong 21 ngày liên tục”.
Phú ông xem xong lòng đầy nghi hoặc, nhưng ông vẫn làm theo.
Kết quả mỗi lần thả được con tôm, con cá về với biển xong, phú ông cảm thấy trong lòng không khỏi cảm động.
Đơn thuốc thứ ba
Qua ngày 43, phú ông lại mở tiếp đơn thuốc thứ 3, trên đó viết rằng:
“Hãy tìm một cành cây, ở trên bãi cát viết ra hết những việc bất mãn cùng oán hận trong lòng”.
Phú ông làm theo, sau khi ông dùng cành cây viết lên bãi cát chưa được bao lâu thì sóng biển đánh vào bờ xóa sạch những gì mà ông đã viết, đột nhiên phú ông bừng tỉnh mà cảm động khóc lên.
Sau khi về nhà, phú ông cảm thấy toàn thân vui sướng, thực sự nhẹ nhõm mà tự tại, thậm chí không còn sợ chết nữa.
Bởi vì con người không hiểu được 3 điều này, cho nên mới không thoải mái:
Một là nghỉ ngơi
Hai là trả giá
Ba là buông bỏ.
Tham lam là một loại độc dược, dục vọng của con người vĩnh viễn không có điểm dừng. Có được cuộc sống ổn định còn muốn sống an nhàn. Có được cuộc sống an nhàn lại còn muốn hưởng thụ cuộc sống xa hoa. Chỉ cần dục vọng của một người không có điểm dừng thì cuộc sống của người đó vĩnh viễn sẽ không có vui sướng.
Người biết thỏa mãn là người vui sướng. Hãy biết quý trọng những gì hiện tại ta đang có, sẽ phát hiện ra rằng chính mình mới là người giàu có nhất trên đời.
-ST-
Lê Minh Trung & Toan Tc: Trong một diễn biến khác là 2 thằng bỏ việc đi uống trà sữa hehehe

Tuesday, July 24, 2018

TRẢ LẠI SỰ TRONG TRẮNG

Cô kia gởi đơn kiện. Tại đồn, anh công an hỏi:
- Cô kiện ai, về chuyện gì?
Cô gái đáp:
- Em kiện thế lực thù địch nói em làm đĩ!
- Ai là thế lực thù địch? Mà cô có làm đĩ không?
- Dạ thế lực thù địch là bà hàng xóm của em. Còn chuyện làm đĩ thì em không có làm đĩ; em chỉ cho thuê đặc khu!
Anh công an nhướng mắt:
- Cho thuê đặc khu là sao?
Cô gái mĩm cười:
- Em cho đàn ông thuê cái "đặc khu" của em theo giờ; mỗi giờ một triệu. Người thuê muốn làm gì thì làm, hết giờ, trả tiền xong thì ai về nhà nấy!
Anh công an trợn mắt nạt:
- Đó là làm đĩ; làm đĩ thì nói làm đĩ, cho thuê đặc khu cái đệch!
Cô gái cãi:
- Anh nói sai rồi! Xã hội xã hội chủ nghĩa của ta không có đĩ; chỉ ở các nước tư bản mới có đĩ. Giống như bác Ba Duẩn từng nói chỉ ở các nước tư bản mới có lạm phát, còn xã hội chủ nghĩa của ta hết tiền thì in tiền ra xài, không sợ lạm phát...
Anh công an cắt ngang:
- Cô đừng có mà lẻo mép... Hễ nằm ngửa cởi quần bán thân cho đàn ông rồi lấy tiền là làm đĩ...
Cô gái lại cãi:
- Anh nói sai rồi. Chỉ có gái tư bản mới bán thân lấy tiền; còn ta chủ nghĩa xã hội không có bán thân. Ta chỉ trao đổi. Cụ thể là cho thuê. Không có làm đĩ. Giống y như nhà nước cho thuê 3 cái đặc khu vậy. Thế lực thù địch gọi đó là bán nước; nhưng ta gọi là cho thuê, không phải bán. Anh làm công an mà không thông suốt chính sách của đảng?!
Anh công an đỏ mặt, nạt:
- Địt mẹ! Thì không bán... cũng được. Vậy cô thưa đòi cái gì?
- Em đòi cái thế lực thù địch phải trả lại sự trong trắng cho em!
Anh công an đưa hai tay lên trời:
- Trả lại sự trong trắng cho cô? Cô mà.... trong trắng? Trả kiểu gì ?
Cô gái cười:
- Vậy em hỏi anh cái này. Anh có nghe vụ nâng điểm ở Hà Giang không?
- Chuyện đó liên quan gì tới chuyện làm đĩ của cô?
- Ông bí thư tỉnh Hà Giang nói người ta tự động nâng điểm con gái ổng để làm khó ổng. Ổng nói ổng quyết tâm lấy lại sự trong trắng cho ổng, cho con gái ổng. Ông bí thư đó cũng bị oan như em; em thì tự nhiên bị thế lực thù địch vu khống là làm đĩ; ổng thì tự nhiên bị thế lực thù địch thò tay vào nâng điểm cho con gái. Nói thiệt với anh nha, có chết em cũng phải lấy lại sự trong trắng cho mình...
Anh công an xua tay:
- Thôi! Cô về đi... cô trong trắng...
Cô gái cười toe:
- Em về. Nhưng hễ bọn thế lực thù địch còn gọi em là đĩ này đĩ nọ thì em còn trở lại. Nói thiệt với anh, em cũng như các cán bộ lãnh đạo nhà nước ta lâu nay bị bọn thế lực thù địch gọi là đĩ điếm; đứa đĩ mồm dưới, đứa đĩ mồm trên. Không biết ông bí thư Hà Giang lấy lại sự trong trắng của ổng bằng cách nào?....
FB-Ngo Du Trung