Wednesday, August 31, 2016

Ảnh mới: Đoàn Hồng Nghĩa

Nghỉ trưa giữa đường


Theo chân Nghĩa: Anne Of Green Gables Museum

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90): Năm 1872 người ta ăn ở thế này:



 Bên ngoài ngôi nhà xây năm 1872. Nếu được ở nhà thế này thời ấy, tôi sẽ viết văn hay hơn Nguyễn Tuân, làm thơ giỏi hơn Nguyễn Bính, nhưng sẽ không đi làm cách mạng!


SINH VIÊN BÁCH KHOA THẤT NGHIỆP

Vào những năm 1980, sinh viên Bách khoa bắt đầu thất nghiệp. Toàn khoa xịn hàng đầu, Chế Tạo Máy, Điện, Điện Tử. Hồi đó chưa có Máy tính và Viễn Thông.
Có một đồng chí làm ở Ban Tuyên giáo, cháu ruột cụ Lành, bạn thân cụ Lượm trong bài "Ngày Huế đổ máu, chú Hà Nội về", nói với tôi, sinh viên Bách Khoa học giỏi, đào tạo hết bao nhiêu tiền bạc, thất nghiệp, không biết làm sao. Cách mạng đang khó khăn.
Tôi bảo đồng chí, khó khăn ở chỗ khác, không phải do không có việc làm. Cho tôi quyền, tôi dùng hết chỗ sinh viên đó một cách mĩ mãn, không thể tốt hơn.
Đồng chí hỏi tôi làm thế nào. Tôi hỏi số lượng tồn ế bao nhiêu, cộng các năm lại có thừa 5-6 nghìn không. Dốt mấy, hư mấy thì cũng giỏi và tốt hơn cán bộ hiện tại của nhiều xã. Mỗi xã cho đưa 3 đồng chí về, một làm bí thư, một làm chủ tịch, một làm chủ nhiệm, được 2000 xã. Sau 5 năm, các anh có một cái mỏ bí thư chủ tịch huyện. 15 năm tha hồ chọn ủy viên TW, Tổng bí thư.
Đồng chí mừng húm, khen hay, hứa về hiến kế cho cụ Lành. Nhưng sau không thấy gì. Đâu có phải là thừa người không biết vứt đi đâu. Vấn đề là không dám dùng.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

MỎ TOÁN

Việt Nam có một cái mỏ toán. Tuy chất lượng, độ pha tạp thế nào không biết, nhưng trữ lượng lớn. Cũng không bàn vi sao trữ lượng lại lớn, chỉ biết kết quả là nó lớn. Từ năm 66 mỗi tỉnh ở miền Bắc có 1 lớp Toán, ba trường Đại học cũng có chuyên Toán, chưa kể chuyên toán của trường. Mỗi năm rẻ rúng cũng xuất xưởng nghìn chú. Từ năm 75 công suất còn tăng gấp 2. Sau đúng nửa thế kỷ số lượng qua lò luyện toán, cỡ 10 vạn chú bằng nửa số quân Thanh xâm lược nước ta do chính sử ghi lại hoặc 12 lần đạo kỵ binh của Tôn Sĩ Nghị đánh ta do Thanh Sử ghi lại.
Có thế chi phí để tạo ra đạo quân này lớn hơn nhiều so với ích lợi của nó. Nhưng dù sao đã có mỏ thì cũng nên đào. Nói cho cùng than đá là do cháy rừng, mỏ than bùn ở đáy Hồ Trúc Bạch là do thằng Tây thiết kế nhà máy điện Yên Phụ ngu, xả thằng xỉ than ra hồ. Tuy nhiên, than tổ ong, than quả bàng lấy ở đáy hồ Trúc Bạch cũng nuôi khối nhà.
Tóm lại việc sử dụng xỉ than toán học rất đáng làm, vừa có ích nấu nướng, vừa làm nước hồ trở nên trong sạch.
Chỉ có một điều nguy cơ là mỏ này phải khai thác nhanh nhanh, vì sắp về vườn cả rồi.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

KHO SÁCH QUỐC GIA

Tôi vẫn tin rằng chỉ có điều đáng làm nhất là xây dựng kho sách quốc gia. Ngoài chuyện này ra mọi việc khác đều nhảm nhí hết.
Nói ứng dụng CNTT, minh bạch thể chế, san bằng khoảng cách số, giữ an toàn an ninh quốc gia, chỉ là thuyết minh để các ông công nghệ kiếm tiền. Sách giáo khoa, toán học đỉnh cao, cũng là để thỏa mãn cái tôi của một số người và nuôi con nhang đệ tử của họ để vỗ tay. Cải cách giáo dục, stem, khởi nghiệp cũng là để tuyển sinh, bán sách và chém gió. Vì có thấy ông nào tuyên truyền ủng hộ nhiệt tình cho người khác đâu.
Kho sách nếu có, nếu chưa có ai đọc, hẵng cứ để đấy, sớm muộn cũng có người đọc. Cũng như đường cao tốc Seoul-Pusan xây xong sẽ có người đi. Có nhiều phụ huynh phàn nàn với tôi mua có mấy cuốn sách mà con chẳng chịu đọc. Tôi nói thử mua vài ngàn cuốn xem sao. Tôi có anh bạn nghe tôi kể chuyện đọc sách hồi bé, mua hàng trăm cuốn sách về chất trong nhà. Lúc đầu bọn trẻ không đọc, nhưng khi đã bén mùi thì say, đều trở thành uyên bác. Tất nhiên uyên bác là một khái niệm viển vông, tôi sẽ không bàn ở đây. Coi như tôi không có duyên với những người thích đặt câu hỏi thực tế kiểu đó.
Nói đến kho sách quốc gia thì phức tạp hơn một chút. Quan trọng nhất là số lượng. Sách ít, người ta lười đọc là hiển nhiên vì tìm không ra cái mình muốn tìm. Viết không kịp, dịch là tốt nhất. Cũng không cần cầu toàn quá. Văn mình vợ người, 10 năm dịch một cuốn chẳng giải quyết chuyện gì. Dịch ào ạt như thác, cấm bịa, cứ dịch cho trung thành thoát ý là được. Dùng công nghệ mà dịch thật nhiều, giá thành rất phải chăng thuê thêm người hiệu đính. Lại có nhiều bản dịch cạnh tranh, cứ đào thải tự nhiên lo gì chất lượng. Mấy ông tháp ngà, chê vừa thôi, làm đi xem có được như người ta không. Sẵn sách rồi sẽ có người đọc. Tuyên truyền đọc sách mà không có sách cho người ta chọn khác nào vác rìu bổ vào đá.
Thứ hai là cơ hội. Việt Nam có một cơ hội lớn, sắp đi qua. Số người Việt trình độ cao biết ngoại ngữ như bản ngữ và thông thạo tiếng Việt có thể chuyển ngữ rất lớn. Đó là cơ hội có một không hai trong lịch sử. Trước đây chưa bao giờ có, sau này sẽ không có (cầu trời là như thế). Lúc này không tận dụng thì thật là phí hoài. Mỗi người dịch một cuốn thôi, có hàng triệu cuốn như chơi.
Thứ ba là chất lượng sách. Viết được một cuốn sách cho chất lượng khó và lâu lắm. Dịch ngon hơn nhiều, dịch giả có thể chưa hiểu hết vẫn dịch được nếu chịu khó tra cứu một chút, để độc giả luận tiếp ra ý nghĩa. Nên có các tổ chức Mạnh Thường Quân, quỹ của nhà nước tài trợ cho việc dịch các tác phẩm cổ điển. Rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, nhưng người Việt mới nghe tên qua hơi nồi chõ.
Đọc tác phẩm cổ điển mới đỡ phải cãi cọ tranh luận nhăng cuội những vấn đề hiển nhiên. Và nhất là phải biết xấu hổ khi nói những điều không hợp đạo lý, tự rút trong cái đầu đất hoặc bụng thối của mình ra.
Thứ tư là phải có hệ thống thư viện. Tủ sách trong nhà là để trang trí, coi như chỗ thờ phụng văn hóa đọc thôi. Không đủ đáp ứng nhu cầu đọc đâu. Phải có hệ thống thư viện liên thông. Các sách mới, loại tra cứu, cổ điển nhiều người đọc thư viện nào cũng có. Sách hiếm hơn, chuyên khảo phải có hệ thống tra cứu và chuyển liên thư viện có thể mượn từ bất cứ làng nào. Thư viện nhiều thì nhà làm sách, nếu có sách tốt sẽ có thị trường đảm bảo, không phải ngụy biện lòe bịp cốt bán sách "sách điện tử không tốt".... Còn một nguồn nữa để có sách, đặc biệt là tiếng Anh. Ở các trường đại học các giáo sư già, thường muốn tặng lại các tủ sách của mình, số lượng này cực khủng. Có thể lập một quỹ, chỉ cần lo tiền ship về VN. Bán một số sách best seller để tái đầu tư, còn lại cho vào các thư viện. Thậm chí có thể đến các garage sale mua 10 cent một cuốn. Nhiều sách khá hay. Chỉ shipping là đắt. Hồi tôi ở Mỹ có đề nghị một số thư viện, kể cả thư viện quốc gia để được làm thế, họ cũng không mặn mà.
Thứ năm phải có hệ thống truy cập đọc cho mọi người, giá phải chăng. Trẻ em nghèo thì sẽ có các quỹ hỗ trợ miễn phí. Làm sao nhịn ăn sáng hai ba buổi là đủ tiền mua một cuốn sách. Xu thế của thế giới là "đọc như một dịch vụ" (RAaS) là cơ hội cho ta. Sách điện tử, thư viện điện tử, bán sách điện tử sẽ hạ giá thành của sách. Tất nhiên sách giấy, thậm chí bìa da dê, chữ khảm vàng, đóng hộp gỗ trầm hương vẫn là đồ tặng, thậm chí đố trang trí đắt tiền cho mấy sếp ít đọc, thích khoe, đảm bảo doanh thu cho các nhà làm sách trong phân khúc thị trường này.
Thứ sáu là tổ chức các đợt đọc thi, nghiên cứu ngoại khóa cho học sinh. Người lớn coi như bó tay rồi, để yên cho họ uống bia, đọc báo hàng ngày và tán nhảm.
Cuối cùng là hệ thống khối liệu, phục vụ giảng dạy nghiên cứu, ít ra cũng được như Bách khoa, tra một từ sẽ đưa tất cả các tác phẩm có sử dụng từ đó.
Lo gì ta không thông minh. Thông minh lo gì không hạnh phúc không giàu. Dù là viển vông như thế.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Miền Bắc VN sau 1954

(REDS.VN): Hình ảnh trích từ cuốn sách ảnh về miền Bắc Việt Nam những năm đầu sau Hiệp định Geneve 1954, được xuất bản năm 1960 tại Budapest, thủ đô Hungary. Tác giả của ấn phẩm này là ký giả lão thành, nhà ngoại giao và sưu tầm văn hóa Patkó Imre và nhiếp ảnh gia, phóng viên ảnh nổi tiếng Rév Miklós. 


Chợ Đồng Xuân

Cô gái và hoa đào

Một góc phố cổ

Người và xe ngày ấy

Đèo nhau

Tàu điện

Ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài bên Hồ Gươm

Hàng Buồm, 1 trong những phố của người Hoa ở HN

Trên ban công các tòa nhà mặt tiền phố Hàng Bạc
Trước 1 rạp phim

Áp phích cổ động

Chú bé và gánh hàng rong

Phố cổ

Phố Hàng Bạc

Các cậu bé xem phim thùng lưu động trên phố.
Trên lưng trâu ở ngoại vi HN

LẬP TRÌNH VIÊN VIỆT NAM

Có một cô bé học ĐHXHNV nói với tôi: Cháu nói thật với chú không có đội nào "củ chuối" hopeless như đội làm phần mềm. Không hiểu trên thế giới làm phần mềm như thế nào, chứ mấy ông lập trình Việt Nam, vừa kiêu ngạo, không biết nghe góp ý, làm mãi không khá được.
Hồi đó tôi cũng tự ái, nhưng lâu ngày thấy cũng đúng. Tất nhiên, đây là nói đa số, không có nghĩa là không có một vài người khá, xuất chúng. Nhưng ngoại lệ chỉ khẳng định quy luật: lập trình viên ta củ chuối. Củ chuối nhất là hợm hĩnh không chịu tiến bộ và kém. Thảo nào các website của ta đều xâu xấu.
Đặc biệt cho lập trình Việt Nam nữa là không quan tâm nhiều như lập trình viên của Tây. Lập trình viên Tây hỏi gì cũng biết, về công nghệ cũng như ngoài công nghệ. Lập trình viên ta thì PHP chỉ biết PHP, C# chỉ biết C# không bao giờ quan tâm thứ khác. Cứ như thầy thuốc ngoại khoa. Bảo học thêm cái mới là có thái độ như mình đang bóc lột trí tuệ.
Một cái củ chuối nữa là thiếu tỉ mỉ, ẩu. Ông này đọc code của ông khác là lôi bao nhiêu thứ làm tắt làm ẩu, như bản thân ông ta cũng vừa tắt vừa ẩu. Giống hệt ăn buffet, thằng Tây code hay ăn đến đâu là sạch đến đó, lập trình viên của ta thì dọn một đống đĩa, đĩa nào cũng lù lù thức ăn, lem nha lem nhem, nhìn phát ngán. Không có chút ý thức tỉ mỉ, trau chuốt nào.
Đặc biệt là dốt toán. Có một bác làm lâu năm ở Silicon Valley về CSDL nói chuyện với một project manager của một công ty phần mềm hàng đầu của VN, tự xưng đã gần 20 năm kinh nghiệm. Tá hỏa thấy ông này thiết kế bảng dữ liệu có gần 100 cột. Tôi có lần hỏi một đ/c sinh viên tài năng đang làm TS xem tìm kiếm nhị phân bên phải trước hay trái trước. Đực mặt không trả lời được rồi nói là quan tâm đến tìm kiếm mờ.
Lập trình là phải có phong cách. Lập trình VN không có phong cách gì, nói đến lập trình mạng, giao tiếp với phần cứng, quản lý bộ nhớ là xa xỉ.
Đống xỉ than Toán hay là trộn với đống phế thải lập trình khéo bán được hơn cũng nên.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Tuesday, August 30, 2016

Lòng tin

Lòng tin bắt đầu và kết thúc với SỰ THẬT
SANTOSH KALWAR

Monday, August 29, 2016

TÊN ĐƯỜNG CHO DANH NHÂN

Tên đường cho danh nhân Việt Nam đặt rất lung tung, không theo phép tắc, chủ yếu theo văn nói. 
Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông theo miếu hiệu. Quang Trung, Duy Tân theo niên hiệu. Mạc Đăng Dung theo tên tục. Trần Hưng Đạo thì nửa nọ nửa kia, chẳng ra đâu vào đâu. 
Có người chê tôi gọi tên vua Lê Thánh Tông là Lê Tư Thành, cớ sao không gọi Nguyễn Xí là Cương Quốc Công, Nguyễn Ánh là Thế Tổ. 
Tôi nghĩ nên đặt thống nhất Lê Lợi, Lê Tư Thành, Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ. Trẻ con dốt sử cũng do người lớn làm phức tạp hóa, vô nguyên tắc.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

NGƯỜI Á ĐÔNG VĂN MINH HƠN NGƯỜI ÂU TÂY Ở ĐIỂM NÀO?

Nhiều người phê phán tôi hay dìm hàng trí tuệ Á Đông và khen Âu Mỹ. Ví dụ như tôi nói Ở thế kỷ 3 trước CN, Erasthones đã tính được chu vi Trái Đất chính xác cho tới vài phần nghìn, trong khi Trung Hoa tới trước khi bị Chiến Tranh thuốc phiện, vẫn còn nghĩ rằng trời tròn như lồng bàn, chụp trên đất vuông. Bốn góc là bốn cái cột chống, ông Cung Công thua trận đập đầu vào cái cột ở núi Bất Chu, nên trời sập. May có bà Nữ Oa luyện đá vá trời.
Hôm nay, quyết tâm tìm điểm hơn của Á Đông. Thì đây:
1. Loài người sinh ra từ châu Phi. Đầu tiên có loài Homo Erectus (Người đứng thẳng) đi bằng hai chân, do đó biết ngẩng mặt lên nhìn trời, nghĩ đến những điều viển vông, ngoài việc đồng hóa, dị hóa và sinh sản. Homo Erectus di cư sang Âu, Á rồi đi khắp thế giới. Ở đâu cũng còn lại vết tích của họ. Như ở hang Neanderthal, còn di tích của những người Homo Erectus gọi là người Neaderthal.
2. Sau đó vài vạn năm mới có đợt sóng thứ hai, cũng từ Phi Châu của loài Homo Sapiens (Người thông minh), tỏa ra thế giới. Lý do tại sao Homo Erectus không chịu phát triển thành Homo Sapiens ở hai Lục địa thì tôi chịu và các nhà bác học thông thái nhất cũng không hơn gì. Chỉ có thể ức đoán là do gien, hoặc do hoàn cảnh sống. Câu hỏi khác là Homo Sapiens có xuất thân từ Homo Erectus hay không? Nếu có thì ở Phi Châu đã xảy ra điều kỳ diệu nào mà hai Lục địa kia không có. Tôi cũng chịu nốt. Các nhà bác học chắc cũng không biết hơn.
3. Có nhiều bằng chứng cho thấy Homo Sapiens đã gặp gỡ Homo Erectus, giao lưu, giao cấu và tàn sát, không loại trừ việc chén thịt. Từ đó sinh ra người Âu. Họ sống sót qua thời Băng Hà dễ dàng hơn, do không phải chỗ nào cũng ngập lụt. Chỉ biết sau đó, Homo Erectus tuyệt diệt tại Lục địa Âu. Chỉ còn lại Homo Sapiens là hòa trộn hai giống người.
4. Đường sang châu Á xa và gập ghềnh hơn. Đoàn người mắc lại bên kia dãy Himalaya tới khoảng 1-2 vạn năm. Trong khi đó Băng Hà tràn tới tuyệt diệt Homo Erectus ở Á châu. Như vậy Homo Sapiens không có cơ hội hòa huyết với Homo Erectus.
Có thể vì thế, người Á trông có vẻ nhẵn nhụi, ít lông lá hơn. Đó là ưu điểm. Tuy có ưu thế về gien, nhưng do vị trí địa lý, nên chúng ta bị thất thế về nhận thức vũ trụ quan và có thể cả nhân sinh quan.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

THẦN THOẠI VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Phải nói thần thoại và lịch sử Việt Nam đọc rất chán. Có lẽ là học cách viết của Tàu nhưng chưa đến nơi. Tôi không hiểu trẻ con ngày nay sẽ đọc Sử như thế nào. Mấy đứa con tôi đều thích sử Tây và chưa hề đọc sử Việt. Tôi cũng không dám bắt chúng đọc Toàn thư và Cương Mục, mặc dù lên 6-7 tuổi tôi đã đọc gần như thuộc Cương Mục. Thời đó không có sách để đọc, làm gì có quyền kén chọn. 
Có người nói sử Việt không hay, không phong phú như sử Tàu. Điều đó đúng một phần thôi. Tất nhiên nhiều chuyện bịa không mượt, gượng ép, mượn trộm sử Tàu sử Tráng cũng có. Nhưng sử thời Lê, Mạc khá phong phú và hay, chỉ tội cách viết không hay, lộn xộn. 
Thần thoại cũng vậy. Muốn biết thần thoại Việt Nam thì phải biết chút ít về thần thoại Tàu, chút đạo Phật, không thì không hiểu gì cả. Cao nhất là Tam tòa Thánh Mẫu. Thánh Mẫu cao nhất lại là con của Ngọc Hoàng. Có mười ông Hoàng, nhưng không biết các ông có đẳng cấp và quyền lực thế nào trong hệ thống đa thần của Việt Nam. Chắc khó có ai kể hết được 10 ông. Thậm chí ông hoàng Cả, ông Đôi, ông Ba là ai cũng không biết. Chuyện về các ông cũng lỗ mỗ. Các ông Hoàng với các Thánh quan hệ thế nào? Thánh trong tứ bất tử có Thánh Gióng, Thánh Tản. Chử Đồng tử không thấy ai gọi là Thánh, chúa Liễu Hạnh lại là mẫu. Ngoài ra còn các Chầu, các Quan, các cô, các cậu. Bà Chúa Sơn Trang có lẽ là của người Mường. Câu chuyện của các nhân vật này cũng không rõ ràng hệ thống gì rất mơ hồ.
Có lẽ viết lại Sử có phần nào dễ hơn viết lại thần thoại.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC

Thuở ấy, khi đất còn pạc lạc, nước còn pời lời, trời còn puổng luổng, bỗng “mưa dầm mưa dãi”, nước ngập bao la núi đồi, 50 ngày nước mới rút, tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành chọc trời, biến thành ông Thu Tha, bà Thu Thiên.
Hai ông bà truyền lệnh làm ra đất, trời và muôn vật. Nhưng sau đó, trời nắng dữ đội 12 năm liền làm cho xơ xác. Thần Pổng Pêu ao ước có một trận mưa lớn. Tức thì mưa to gió lớn chín mười ngày đêm, nước ngập bao la. Bảy tháng sau, nước rút. Một cây si khổng lồ mọc lên có 1919 cành. Trời sai con sâu gang khoét rỗng ruột cây si. Cây đổ, mỗi cành hóa ra một bản mường:
“… Một cành đổ về đất Sạp
Nên mường Sạp,
Một cành đổ về đất Giạp
Nên mường Giạp,
Một cành ngã về đất Bi, đất Lỗ
Nên mường Bi, mường Lỗ
Một cành đổ về đất Ông, đất Sà,
Nên mường Ông, mường Sà…”
Có một cành si hóa ra mụ Dạ Dần, mụ đẻ ra 2 cái trứng vô cùng kì dị nở ra cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ. Cun Bướm Bạc vừa mới nở đã ăn hết 9 chõ cơm, cun Bướm Bờ mới sinh đã ăn hết 5 chõ xôi:
“… Cun Bướm Bạc, cun Bướm Bờ
Lớn cao hơn đụn chín, đụn mười
Tiếng cười như tiếng trống cái
Tiếng nói như tiếng sấm vang
Xương vai dài tám mươi lóng
Xương sống dài bảy trăm gang…”
Rồi một thiên diễm tình đã xảy ra. Vua Trời cho 10 nàng tiên xuống trần gian du ngoạn. Cun Bướm Bạc và cun Bướm Bờ cưỡi ngựa bạc, vác ná đi săn lợn rừng, gặp các nàng tiên “lưng ong, tóc mượt”. Tự tình và say mê. Hai nàng tiên quên đường về trời. Họ nên vợ nên chồng. Sau 12 năm, 9 tháng, 2 nàng tiên sinh ra một bầy con, mà “Trống chim Tùng, mái chim Tót là con út, con yêu”. Đôi chim thần sau “9 ngày, 9 đêm, 9 tháng” đẻ ra 1919 chiếc trứng, nở ra Thần Chớp, Thần Mây, nở ra chuột, lợn, voi, cá, thú dữ… Đôi chim lại đẻ lứa thứ hai “Được một trứng đen đen bốn khúc, Trứng bầu dục bốn khuông, Mặt vuông, mặt tròn, chín cạnh, Rành rành mười hai quai…” Mụ Dạ Dần phải nhờ chim chiền chiện ấp. Trứng nở ra một bầy con, mỗi đứa nói một thứ tiếng: tiếng Lào, tiếng Kinh, tiếng Mọn, tiếng Siên quan (Mường), tiếng Thái, Mán, Mẹo, v.v… Có trứng nở ra anh em nhà lang: ông Dit Dáng, ông Lang Tà Cái, ông Lang Cun Cần, bố Bướm Khang, ông Sang Si, nàng Vạ Hai Chiếng… Loài người có từ đấy. Bộ tộc Mường có từ đấy.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

LÝ TRIỆN VÀ ĐINH LỄ

Theo Ngô Sĩ Liên trong số các tướng giỏi của Lê Thái Tổ, Lý Triện và Đinh Lễ đứng hàng đầu. 
Lý Triện là Thiếu Úy có chỗ chép là Thái Úy. Đinh Lễ gọi Thái Tổ là cậu, được phong Tư không, có chỗ chép lầm là Thái Giám.Theo lệnh Lê Lợi đem quân ra Bắc cùng Phạm Văn Xảo, Đinh Lễ, Trịnh Khả, Nguyễn Xí và bọn Lê Bị, Lê Khuyển vào tháng 8 năm Bính Ngọ (1426).
Ngày 12, Triện đem 3000 quân áp sát thành Đông Quan. Quân Minh thấy Triện có một cánh quân lẻ loi, đem binh chặn đánh. Triện, Khả quyết chiến đánh tan quân giặc ở Ninh Kiều, chém 2000 thủ cấp. 
Ngày 20 tháng 9, Triện đánh nhau với quân Minh ở cầu Mọc chém 1000 thủ cấp. 
Tháng 10, Tổng binh Sơn Thành Hầu nhà Minh là Vương Thông cùng Tham tướng là Mã Anh đem 50 nghìn quân và 5 nghìn quân kỵ tiến sang nước ta. 
Vương Thông qua Cầu Giấy đóng quân ở huyện Hoài Đức, Phương Chính qua Cầu Cót đóng quân ở Láng. Sơn Thọ, Mã Kỳ đem quân qua cầu Mọc tiến đến Thanh Oai. Ba đạo quân dàn quân san sát đóng doanh trại dài mấy chục dặm, tinh kỳ rực rỡ, rợp trời, giáo mác tua tủa, sáng quắc, tự cho là khí thế có thể nuốt chửng quân ta. 
Đinh Lễ cùng Lê Bí mai mục ở cánh đồng Sốm ở Thanh Oai, rồi cho nghi binh khiêu chiến Sơn Thọ Mã Kỳ. Thọ và Kỳ đuổi theo rơi vào trận mai phục quân ta chém hơn ngàn thủ cấp. Lý Triện đem quân tập kích vào quân của Phương Chính nhưng Chính đã kịp rút.
Triện bèn tiến đánh Vương Thông. Thông lập bẫy chông chà, voi của Triện trúng chông, phải rút về cố thủ và báo cho Lễ biết Vương Thông đang tiến đánh. 
Lễ khi đó đang phục binh ở Thanh Trì đợi giặc, nghe tin báo của Triện bèn tiến lên hội quân với Triện ở Trung Hòa. 
Thông đem súng lớn ngầm đem đặt sau doanh của Lễ Triện, định giao binh thì nổ súng phía sau, áp đảo một đòn tiêu diệt quân ta. Lễ và Triện biết được mưu ấy, bèn dùng ngay mưu đó để đánh lại, hạ lệnh cho quân nghe tiếng súng vẫn nằm yên không nhúc nhích. Thông bèn cho toàn quân tiến lên, quân trải dài từ Chúc Động, Tốt Động tới Ninh Kiều. Phục binh ta nổi dậy bất ngờ phá tan 5 vạn quân giặc tại Chúc Động, Tốt Động. Sông Ninh Kiều tắc nghẽn xác giặc. Bắt sống 1 vạn tên. Vương Thông Mã Kỳ Phương Chính chạy thoát thân trốn vào thành Đông Quan. 
Ngày 22 tháng 10, Lê Lợi mang đại quân ra Bắc đóng quân ở Thanh Trì. Ngày 23 sai Trần Nguyên Hãn mang quân thủy ra cửa sông Hát tiến vào bến Đông Bộ Đầu, Đinh Lễ đem 1 vạn quân đến cầu Trung Hòa. Vua dẫn quân áp sát thành Đại La. Phương Chính phải chạy vào thành. 
Mùa xuân tháng giêng năm Đinh Mùi (1427), Lê Lợi vây Đông Quan. Đinh Lễ đánh cửa Nam, Lý Triện đánh cửa Bắc. 
Ngày 7/2, Phương Chính đem quân ra Từ Liêm đánh úp quân ta. Lý Triện hăng hái chống giặc mà tử trận.
Ngày 9/6 Vương Thông đem quân tinh nhuệ ra cửa Nam đánh quân ta. Đinh Lễ và Nguyễn Xí đem 500 quân và cưỡi voi ra đánh tại My Động. Voi bị sa lầy, quân Minh bèn bắt được Lễ và Xí. Lễ quật cường mắng giặc nên bị giết. Xí bị cầm tù, nhân đêm trời mưa trốn thoát về gặp vua. Lê Lợi mừng mà kêu lên "Trời cho người sống lại". 
Cho em của Lễ là Liệt làm Nhập Nội thiếu úy Á hầu. Lại phong các vợ của Lễ là bọn Hà Ngọc Dung 6 người làm Tông Cơ. Cho cha của Lý Triện là Ba Lao làm Quan Sát Sứ, tước Thượng phẩm và 100 mẫu ruộng. Lại cho con Triện là Lăng làm Phòng Ngự Sứ, tước Thượng Trí tự, Trước phục hầu. 
Ngày nay ở Hà Nội, Lễ, Liệt và Xí đều có tên đường. Triện không có.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI73)

Kerékpár

A községi plébános elmegy a körzeti megbízotthoz.
- Édes fiam, segíts, mert ellopták a kerékpáromat. Mit csináljak?
- Mit, atyám? Vasárnap a prédikációjában tessék elsorolni a tízparancsolatot, és amikor odaér, hogy "ne lopj", nézzen jól körül, mert aki elbújik, az a tolvaj. A mise után a plébános elmegy a rendőrhöz.
- Az Isten megáldjon, édes fiam, megvan a biciklim.
- Úgy történt, ahogy mondtam?
- Majdnem... Elkezdtem sorolni a parancsolatokat, s amikor odaértem, hogy "ne paráználkodj", azonnal eszembe jutott, hol hagytam a kerékpárom.

Đoàn Hồng Nghĩa (ELTE,VIDI90)

Người Việt Nam được đề cử nhận giải “Hoa Tuylip về Nhân quyền” / Vietnamese citizen nominated for the ‘Human Rights Tulip’

Giải thưởng “Human Rights Tulip” là giải thưởng Hàng năm của Hà Lan giành cho tổ chức hay nhà hoạt động nhân quyền đã xúc tiến thực thi quyền con người một cách sáng tạo. Trong 91 ứng cử viên có 10 người được tổ chức Công lý & Hòa bình đề cử. Ông Nguyễn Quang A, công dân Việt Nam là một trong mười ứng cử viên được lựa chọn vào vòng bình chọn công khai. Ông Quang A được đề cử vì đã khuyến khích công dân thực hiện quyền của mình, quyền đã được Hiến pháp Việt Nam công nhận; ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trẻ.
Mọi người có thể bình chọn cho ứng cử viên yêu thích của họ cho đến ngày 7 tháng 9, chọn ra 3 ứng cử viên xuất sắc nhất. Sau đó Bộ Ngoại giao Hà Lan sẽ lựa chọn người giành giải thưởng và tổ chức trao giải vào ngày 10 tháng 12, ngày Nhân quyền Quốc tế. Bạn có thể bình chọn tại đây http://www.humanrightstulip.nl/candidates-and-voting
---
The Human Rights Tulip is an annual prize to a human rights defender or organization who promotes and supports human rights in innovative ways. From amongst 91 nominees from around the world, 10 nominees were selected by the NGO Justice & Peace. Mr Nguyen Quang A, a Vietnamese citizen, is one of the 10 nominees who will participate in the public voting round. Justice & Peace selected Mr. Quang A because he encourages citizens to claim their rights, which are enshrined in the Constitution in Vietnam; and he inspires a large number of young people with his approach.
The public can now vote on their preferred candidate until 7 September, to reach a shortlist of three finalists. The Dutch Minister of Foreign Affairs will then select the winner and award the Human Rights Tulip on December 10, the International Human Rights Day. You can vote for your favorite candidate here: http://www.humanrightstulip.nl/candidates-and-voting
from FB/A Nguyen Quang

Sức khỏe & Tiền bạc

Khi còn trẻ người ta bán sức khỏe để kiếm tiền. Khi về già lại dùng tiền để mua lại sức khỏe.
st

Sunday, August 28, 2016

Đàn ông thông minh

Chôm từ nhà của bạn, đọc thấy hay nên mạo muội dịch ra đây để các bạn đọc/phán:

Bà vợ đón ông chồng say xỉn về nhà lúc sáng tinh mơ:
- Ông ở đâu đến tận giờ này?
- Đàn bà khôn không khi nào hỏi thế!
- Đàn ông khôn cái gì cũng nói cho vợ mình!
- Cưng nhầm, đàn ông khôn làm gì có vợ.

from FB/Viet NguyenNgo

KHÔNG VIỂN VÔNG SAO GỌI LÀ NGƯỜI

Súc vật rất thực tế. Chúng luôn luôn nghĩ đến bản năng trước. Tất nhiên cũng có hơn có kém. Có loài lo xa như ong,kiến biết tích lũy. Có loài sống thành đôi lứa như chim. Có loài biết quấn quýt tình cảm như chó. Nhưng suy cho cùng cũng là bản năng sinh tồn. Rất thực tế.
Đứng thẳng trên hai chân, chưa cần suy nghĩ, đã là một hành động viển vông. Có người nói rằng đây là việc nhận thức ra không gian 3 chiều, tiến gần tới Thượng Đế. Viển vông. Có người cố gắng tìm ứng dụng thực tế của không gian 3 chiều trong việc leo lên cây hái quả, Vu khoát. Đối với loài 4 chân leo lên cây cũng là chuyển động tịnh tiến bằng 4 chân, nhận thức về hai chiều là đủ. Đi hai chân, không những gây nhiều phiền toái bất tiện cho đồng hóa, dị hóa, ngủ, giao hợp, mà còn có vô khối hệ lụy khác như đặt ra các câu hỏi, so sánh cái nọ với cái kia. Nhất là cứ khăng khăng hỏi sau đường chân trời có cái gì, trong khi trước mặt mình đầy thức ăn và giống cái.
Một số người cũng không có nhu cầu nào ngoài các nhu cầu bản năng, có chăng tích lũy tinh vi hơn, đôi lứa đạo mạo hơn, tình cảm nhiêu khê hình thức hơn. Trong một xã hội khó khăn bất trắc, những người đó được tôn vinh nên mạnh dạn nói ra điều đó. Khi nói về một điều, cách sống thú vị, hay ho là họ nói ngay phải làm một việc khác mới tích lũy được nhiều. Hết sức thực tế vào đạo mạo. Không ai cãi được. Những người viển vông cảm thấy mình chuế và choáng váng. Nhiều khi dao động và xem xét lại động cơ đứng trên hai chân của mình.
Khóc lóc là một hành động thực tế. Khóc lóc mẹ mới cho bú tí, khóc lóc sếp có thể thương hại, bạn gái có thể nhượng bộ chuyện rờ rẫm. Tất nhiên có một số loại khóc viển vông, nhất là loại phải cắn răng cho nước mắt chảy vào trong. Cười là một hành động viển vông, đôi khi còn dại dột. Cười không mang lại một hiệu quả thực tiễn nào. Ăn mày mà toe toét cười thì bị rỗng. Sếp và bạn gái đều ghét những tên cười đểu, thích nhưng khinh rẻ bọn cười nịnh. Cười mà lại có chút suy nghĩ, tiếu lâm là dại dột. Mặt cứ phải đờ ra như trên vô tuyến quay hội nghị thì mới là thực tế. Vì vậy con vật khóc chứ không biết cười. Đấy là triết gia Bergsson nói vậy, chắc gì đã đúng. Con vật nhìn người nhiều cũng nảy sinh nhu cầu viển vông thì sao.
Lý do làm chuyện viển vông có lẽ chi đơn giản là để tạo sự khác biệt với súc vật mà thôi.


Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

Saturday, August 27, 2016

Ảnh đẹp: Bạn Bùi Thúc Yên ở Nga

My Daddy

from FB/Tam Thuc Bui's post

CHÂM NGÔN VỀ PHỤ NỮ - 1

*
Lấy chồng như đánh bạc.
Luôn vẫn thế xưa nay.
Thông minh, xinh đẹp mấy,
Cũng không bằng vận may.
*
Phụ nữ khác nam giới
Về quan niệm vợ chồng.
Với họ, rất đơn giản -
Hoặc một, hoặc là không.
Đàn ông thì ngược lại,
Rất mập mờ chuyện này.
Miệng thì nói chung thủy,
Mà bắt cá nhiều tay.
*
Đàn ông thường coi nhẹ
Người đàn bà của mình.
Trong khi quá chú ý
Tới những người xung quanh.
Đàn bà thì chỉ biết
Người đàn ông của mình.
Trong khi không chú ý
Tới những người xung quanh.
*
Con gái giống trẻ nhỏ,
Thích lắc đầu nói “không”.
Con trai giống trẻ nhỏ,
Cứ tin lời nói “không:.
*
Phụ nữ vốn đã khổ.
Nhưng khổ nhất là khi
Cưới nhau xong mới biết
Thằng chồng chẳng ra gì.
*
Nhiều phụ nữ hiện đại
Ở các nước phương Tây
Tâm niệm hai nguyên tắc.
Đại khái như thế này:
Không nhất thiết người ấy
Có trách nhiệm nuôi mình.
Nhưng nhất thiết người ấy
Đủ giàu để nuôi mình.
Không nhất thiết người ấy
Làm lễ cưới với mình.
Nhưng nhất thiết người ấy
Có ý định lấy mình.
*
Hạnh phúc to lớn nhất
Với một người đàn bà -
Không phải nhiều đối tượng
Đeo đuổi và tặng hoa.
Họ chỉ mong tìm được
Duy nhất chỉ một người
Đáng để họ gắn bó
Và từ chối mọi người.
*
Cãi nhau, không cần biết
Ai sai, vợ hay chồng.
Nhưng để phụ nữ khóc
Là lỗi của đàn ông.
*
Không phải ai cũng xấu
Trong thế giới đàn ông.
Vấn đề là may mắn
Tìm đúng người, đúng chồng.
Tạm gạt chuyện duyên số,
Vấn đề là ở đời
Phải làm sao khôn khéo
Để không chọn nhầm người.
*
Nhiều chàng trai ngu ngốc
Lại tưởng mình thông minh.
Cứ nghĩ người con gái
Sẽ đứng đấy chờ mình.
Mọi cái có giới hạn,
Nhất là sự đợi chờ.
Đã yêu phải dứt khoát,
Không chơi trò mập mờ.
Gặp những chàng như thế,
Phải cương quyết nói không.
Mời anh biến, còn chỗ
Để tôi còn lấy chồng.
*
Đàn ông vốn nổi tiếng
Hời hợt và bạc tình,
Không xem vợ của họ
Là toàn bộ đời mình.
Vậy thì khuyên phụ nữ,
Dẫu coi trọng gia đình,
Không coi chồng của của họ
Là toàn bộ đời mình.
*
Bi kịch của phụ nữ
Là hy sinh quá nhiều,
Mà cái họ nhận được
Không phải là tình yêu.
Còn bi kịch hơn thế
Là phụ nữ xưa nay
Phần lớn vẫn lặng lẽ
Chịu đựng bất công này.
*
Khi muốn biết ai đó
Là loại người thế nào,
Chỉ cần xem người ấy
Yêu loại đàn ông nào.
*
Rất có thể phụ nữ
Biết ít hơn đàn ông.
Nhưng những gì đã biết,
Họ hiểu hơn đàn ông.
*
Với phụ nữ, đôi lúc
Im lặng và mỉm cười
Là một món trang sức
Và vũ khí chết người.
*
Muốn nói gì thì nói,
Cái đặt lên hàng đầu
Là tình yêu chung thủy
Và tôn trọng lẫn nhau.
*
Để thấy hết cái đẹp
Của một người đàn bà,
Người chồng phải kiên nhẫn
Chờ đến lúc tuổi già.
*
Hãy đánh giá phụ nữ
Qua cái họ đã làm.
Đàn ông thì ngược lại -
Qua cái họ không làm.
*
Phụ nữ dễ tha thứ
Cho người làm hại mình.
Nhưng sẽ không tha thứ
Cho người khinh bỉ mình.
*
Ở đàn ông, phụ nữ
Trước hết yêu cái tài.
Sau mới để ý đến
Tiền bạc và vẻ ngoài.
*
Trái tim người phụ nữ
Không già vì tình yêu.
Nhưng nó sẽ ngừng đập,
Một khi không còn yêu.
*
Phụ nữ khác nam giới:
Yêu chân thành một người,
Họ trở nên kín đáo
Và đặc biệt ít lời.

Thái Bá Tân

Những thói quen xấu vào buổi sáng

1. Đi vệ sinh không đúng cách
Trong lâm sàng, đúng là có một số bệnh nhân do đại tiện mà bị xuất huyết não. Sáng dậy huyết áp thường rất cao, nếu đại tiện dùng sức nhiều, áp lực trong ổ bụng lớn, huyết áp có thể sẽ tăng rất nhanh. Nếu tiểu động mạch trong não của người bệnh đã bị xơ vữa thì dùng sức nhiều có thể sẽ khiến cho tiểu động mạch bị vỡ mà chảy máu.
Đừng rặn quá sức khi đi vệ sinh. Khi bị táo bón hay đại tiện khó khăn, tuyệt đối không được rặn quá sức hoặc nín thở, hoặc vừa nín thở vừa rặn, hàng ngày chú ý ăn nhiều rau xanh và hoa quả giàu chất xơ như chuối tiêu, vấn đề này thực ra không cần thiết phải đi viện, chỉ cần sử dụng thuốc trị táo bón là được.

2. Đứng dậy quá nhanh, quá mạnh
 
Khi ngủ, huyết áp tương đối thấp, khi vừa tỉnh dậy, huyết áp sẽ tăng lên rất nhanh, đặc biệt là những người bị huyết áp cao hay gặp biến cố về tim mạch vào thời điểm sáng sớm. Đứng dậy quá nhanh, quá mạnh có thể sẽ khiến cho huyết áp đột ngột tăng cao, làm cho mạch máu não bị vỡ, bệnh tình càng nghiêm trọng hơn.
Khi tỉnh giấc, hãy ở lại trên giường vài phút trước khi xuống giường. Cũng có một số trường hợp do bị xơ vữa động mạch nên mạch máu khó lưu thông, nếu thay đổi tư thế quá nhanh thì dễ xảy ra tình trạng tụt huyết áp, máu lên não chậm, chóng mặt hoặc ngất xỉu. Khuyến nghị nên duy trì nguyên tắc “221”, tức là lúc vừa tỉnh dậy, mở mắt nằm im 2 phút, sau đó ngồi yên 2 phút rồi ngồi dịch ra mép giường khoảng 1 phút mới đứng dậy vận động.

3. Không thích uống nước

Lúc sáng sớm máu tương đối đặc, dễ hình thành cục máu gây nghẽn mạch. Sau khi ngủ dậy nên uống ngay một cốc nước ấm, như vậy có thể nhanh chóng làm loãng máu. Chỉ mất 10 phút là nước có thể hấp thụ qua dạ dày và ruột rồi đi vào máu, giảm thiểu nguy cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Không uống nước buổi sáng là một sai lầm. Bánh quẩy, trứng rán… đều là những món chứa nhiều dầu mỡ và có nhiệt lượng cao, không ít người bị huyết áp cao cũng đồng thời mắc cả chứng máu nhiễm mỡ, ăn đồ quá mặn, chứa nhiều dầu mỡ có thể làm cho chứng xơ vữa động mạch càng nghiêm trọng hơn. Bữa sáng có thể uống một cốc sữa hoặc ăn một bát cháo, cách ngày ăn một quả trứng luộc, đồng thời ăn kèm với rau xanh và hoa quả.

4. Tập thể dục buổi sáng
Vào mùa thu và mùa đông, nhiệt độ trong phòng và ngoài trời chênh lệch nhiều. Có những người 4, 5 giờ sáng đã ra ngoài tập thể dục, thời điểm này cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh, khiến cho huyết áp buổi sáng vốn đã cao lại càng tăng nhanh hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu não.
Đừng nên tập thể dục quá sớm. Khuyến nghị mọi người nên bố trí thời gian tập thể dục vào khoảng 4 giờ chiều. Tập thể hình, tập thái cực quyền, đi bộ nhanh… đều là những môn tập luyện rất tốt cho sức khỏe. Tập luyện quá sức, tập bừa bãi cũng có thể gây ra vấn đề cho tim mạch.

from FB/Tô Bích Ngọc

Hồi ký của VS Maslov về mối tình với Lê Vũ Anh (2)

***
Sau khi ra viện người ta chuyển Anh về Pushkino, đến an dưỡng đường đặt trong một nhà thờ. Ở đấy nàng có một địa vị đặc biệt, tất nhiên rồi, người ta xếp nàng ăn tại phòng ăn dành cho những nhân vật danh giá. Các cô phục vụ nâng cao khay của nàng khi đi qua phòng lớn, còn những cư dân đang nghỉ dưỡng cố liếc mắt để xem người ta chăm sóc công chúa Việt Nam thế nào. Anh đau khổ với các quy cách xô-viết này, nhưng buộc phải sống hòa thuận với chúng.

Ở Pushkino Anh cảm thấy buồn chán, nàng bắt đầu đề nghị tôi đến thăm. Tôi từ chối mãi, bảo rằng sợ họ bắt được, nhưng rồi cũng đầu hàng và khuất phục. Tôi đến thăm nàng, mang theo con chó fox, và thu xếp để ở bên cạnh an dưỡng đường. Trong một lần hẹn hò trong rừng chúng tôi đã chạm mặt một nhân viên an ninh. Anh ta ngồi trong bụi cây, và bị con chó của tôi phát hiện.

– Anh theo dõi tất cả hay chỉ chúng tôi?
– Theo dõi tất cả, – anh ta an ủi. – Chỗ này là Gestapo đấy.


Thế là mọi chuyện bại lộ, hoàn toàn ngẫu nhiên. Các cơ quan tìm hiểu xem tôi là ai, và báo cáo với Lê Duẩn rằng con gái ông đang yêu một nhà vật lý xô-viết. Một cuộc họp gia đình được triệu tập để phán xét hành tung của Anh. Nhưng những người ruột thịt e ngại nàng, vì nàng tỏ ra rất dũng cảm và độc lập. Thậm chí phê bình cả cha. Theo tôi thì Anh là người cộng sản lớn, lớn hơn chính Lê Duẩn.

Ban đầu họ quyết định hạn chế việc xử lý trong phạm vi hẹp – các bạn bè của gia đình đang ở Moskva. Họ mời Anh đến Nhà hát Lớn xem vở ba-lê “Anna Karenina”. Điều đó không phải ngẫu nhiên. Họ muốn nhắc nhở Anh nghĩa vụ đối với gia đình, lấy nữ nhân vật của Tolstoi làm “đại sứ thiện nguyện”: “Thấy cuộc đời người đàn bà phụ bạc chồng mình kết thúc thế nào chứ?”. Anh cố nén cười.

Lê Duẩn không thể sử dụng bạo lực và chuyển cô con gái yêu đi nơi khác. Cuối cùng nàng vẫn giữ cuộc hôn nhân và cần phải sống cùng chồng ở Moskva. Mọi chuyện yên ắng dần sau một thời gian, nhưng không được phép mềm yếu, cần phải đăng ký cuộc hôn nhân của chúng tôi càng nhanh càng tốt.

Vân không muốn ly hôn. Có thể câu chuyện không chỉ phụ thuộc vào tình cảm của anh ấy, mà còn vì quyền lợi của người cha, mà sự nghiệp của ông ta sau đám cưới của con trai lên như diều gặp gió. Tôi đề nghi Anh thể hiện sự thông minh và tỏ ra ngoại giao, cố gắng thương lượng với chồng, nhưng nàng không muốn làm chuyện khôn khéo. Kết quả là quan hệ của nàng với Vân trở nên căng thẳng. Nhưng khi Anh lại mang thai, thì mọi chuyện đã đến hạn. Nàng buộc phải hành động để khỏi bị rơi vào tình cảnh nhập nhằng: nếu khi sinh đứa con của chúng tôi nàng vẫn còn là vợ Vân, phía Việt Nam có thể áp đặt quyền của họ đối với cháu.

Nàng hứa với Vân là ở Việt Nam sẽ không ai biết về việc họ ly hôn: “Em sẽ giữ bí mật chuyện này, và chúng ta vẫn sẽ là bạn. Chính anh đã nói rằng anh yêu em. Không lẽ anh muốn em sẽ phải căm thù anh?”. Chàng trai đầu hàng. Anh ấy vẫn yêu Anh như trước. Họ làm thủ tục ly hôn tại Văn phòng ZAGS1 cho người nước ngoài ở Moskva, nhưng như một vụ ly hôn của những người Việt Nam bình thường và không thông báo gì cho Lê Duẩn. Cũng không ai nghĩ đến việc thông báo cho Sứ quán Việt Nam. Vân chịu đựng vụ chia ly rất nặng nề, thậm chí phải vào viện tâm thần.

***
Chúng tôi giấu việc Anh mang thai để không ai ngăn cản nàng sinh nở và đăng ký cho đứa bé tại Liên Xô. Trường đại học thu xếp cử nàng đi công tác vài tháng đến một trường đại học ở Kiev và giúp đỡ gọi cho chị Muội “từ Kiev” (Anh giữ liên lạc với gia đình thông qua chị), và gửi thư từ cho gia đình với các dấu bưu điện ở Kiev, để đánh lạc hướng mọi người. Suốt thời gian mang thai Anh sống với tôi ở đatra, và lánh mặt khi có ai đó ghé thăm.

Trong thời kỳ trì trệ2 các cuộc hôn nhân của công dân Moskva và vùng Moskva với các công dân nước ngoài chỉ được tiến hành ở hai Văn phòng ZAGS – một ở Moskva, một ở Zagorsk – có lẽ để thuân tiện cho cho việc kiểm soát của KGB. Chúng tôi không có việc gì phải làm với hai cơ quan này. Theo luật pháp hồi ấy khi ở một điểm dân cư nào đó không có Văn phòng ZAGS thì có thể làm đăng ký hôn nhân tại Xô viết đại biểu địa phương. Tôi quyết định lợi dụng việc này và đăng ký kết hôn ở Troitsk. Ở thị trấn Viện hàn lâm này tôi có nhiều bạn bè trong tất cả các viện. Tất nhiên nếu họ biết được ai là cô dâu thì chưa chắc đã dám giúp cho đám cưới của chúng tôi. Đành phải láu cá, đánh lừa, thậm chí làm giả cả giấy phép đồng ý cho kết hôn của Sứ quán Việt Nam. Điều quan trọng nhất là tôi phải có giấy chứng nhận cư trú tin cậy ở Troitsk. Cho dù theo luật về hôn nhân thì điều này không bắt buộc.

Vào những ngày này tôi xây dựng tại đatra một cái gara, rất hoành tráng, như phần nối dài của ngôi nhà. Một trong các bức tường của nó có hình bán nguyệt.


Các cửa sổ phải làm khá hẹp và kéo dài, trông như các lỗ châu mai, tôi còn nẹp thêm các thanh thép. Cửa vào căn phòng này bọc thép. Thành thử trông cứ như một pháo đài. Và nó về sau đã hoàn thành cái chức năng này của mình.

Theo luật Liên Xô, muốn xây gara thì phải là công dân địa phương. Tôi đến gặp trưởng công an Troitsk.
– Tôi muốn đăng ký (hộ khẩu) ở đatra để xây cái gara, có được không?
– Hoàn toàn được, anh đến chỗ mình ở trong Moskva xin chuyển đăng ký về đây, rồi nạp cho phòng hộ chiếu của chúng tôi.


Tôi làm giấy chuyển đăng ký, nhưng phụ trách phòng hộ chiếu yêu cầu phải có giấy phép của chủ tịch Ủy ban hành chính của Troitsk, một người mà tôi có quan hệ rất tốt. Bà này đang sửa soạn đi nghỉ, do vậy bỏ qua nhiều chi tiết trong đơn của tôi. Tôi bèn lập tức đề nghị được phép đăng ký kết hôn ngay sau khi đăng ký (hộ khẩu). “Chúng tôi không thể đợi được. Cô dâu có bầu rồi, tôi có giấy xác nhận khám thai đây”. Bà Chủ tịch bèn ghi: “Cho phép đăng ký hôn nhân ngay sau khi Ủy ban có quyết định đăng ký hộ khẩu”. Và lên đường đi nghỉ.

Với các giấy tờ đó tôi đến gặp vị đại biểu phụ trách đăng ký kết hôn, là “người của mình”, thú thật rằng sẽ cưới một cô gái ngoại quốc, nhưng buộc phải giấu chuyện này, nếu không sẽ bị đuổi khỏi Viện NC mật đang làm. Anh này hứa sẽ thu xếp, giữ bí mật và nói bà thư ký ủy ban, một phụ nữ tốt bụng đẫy đà, xử lý cho. Tôi mừng rỡ, nhưng đã xảy ra một chuyện không lường trước. Trước hôm đăng ký vài ngày, họ chuyển bà thư ký đi, đưa về thay là một cô bé làm ở Quận đoàn komsomolsk Podolsk, một nhân vật cực kỳ tích cực. Tôi hoảng sợ rằng cô ta sẽ làm hỏng cuộc hôn nhân của mình.

Tôi cầu cứu bạn bè: cần vô hiệu hóa một cô gái, làm quen, quyến rũ, và đưa cô ta đi một ngày, để cô ấy phải bàn giao việc lại cho người phó. Tại sao phải làm vậy, tất nhiên tôi không nói. Một nhà khoa học trẻ – đẹp trai và dại gái, nhận lời giúp. Hôm sau chàng gọi điện đến: “Thứ bảy cô ấy sẽ vắng mặt. Đã xin nghỉ. Chỉ có điều phải kiếm cho chúng tôi vé xem buổi hòa nhạc nào thật hấp dẫn”. Chúng tôi kiếm cho họ vé buổi biểu diễn jazz Đức.

Người phó không gây thất vọng, làm đám cưới cho chúng tôi đúng như đã hứa, “không một tiếng ồn, không một hạt bụi”. Nhưng tôi, cho đến giây phút cuối cùng, vẫn sợ nhỡ có điều gì không hay xảy ra. Bulat Okudjava3 đề nghị: “Nếu có gì cản trở, gọi cho mình. Mình sẽ huy động các phóng viên ngoại quốc đến, và gây ầm ĩ đến mức họ không tưởng tượng ra được đâu”. Tôi biết Okudjava từ những năm thơ ấu, các bà mẹ của chúng tôi như hai chị em. Tôi đã sống hồi nhỏ tại gia đình Bulat, cả nửa năm tại căn hộ của anh trên Arbat. Vì sao thì không nhớ rõ.

Đó là năm 1937, một thời kỳ u ám. Nhiều người phải thay đổi chỗ ở, ẩn náu để tránh bị bắt bớ. Người ta vừa bắt đi cha của Bulat – ông Saliko. Mẹ tôi li dị với cha và lấy Boris Phedorovich Porsnev, một nhà sử học và triết học xuất chúng. Cha dượng đóng một vai trò rất lớn trong đời tôi. Tôi rất yêu quý ông. Có một thời gian tôi được mẹ của Bulat – Askhen Stepanova và bà tôi, Maria Bartanova, nuôi dưỡng. Askhen sau này luôn giúp đỡ chúng tôi, bà cũng dự đám cưới của tôi với Anh.

Tiệc mừng được tổ chức ở Đatra. Chỉ mời những bạn bè thân nhất và người nhà. Mẹ tôi tặng cô dâu chiếc vòng đính kim cương của mình. Một chiếc vòng rất tinh xảo, “trí thức”, nhưng Anh ngại mang nó. Nàng là một cô gái khiêm tốn. Còn một món quà nữa của mẹ – một chuỗi hạt trai lớn có hình thù không đều đặn – mà Anh thường đeo dấu dưới áo.

Hôn thú được hoàn thành nhanh chóng đến ngạc nhiên, nhưng giấy đăng ký thì là cả một câu chuyện dài. Đầu tiên bà phụ trách hộ chiếu ngần ngại. Bà này thông báo rằng không có quyền cấp đăng ký, đó là quyết định của chủ tịch ủy ban, và chuyển hồ sơ về Moskva, đến Ban Nội vụ vùng. Ở đó họ dồn tôi chạy vòng quanh. Tôi phải đợi rất lâu tại cửa của các văn phòng đủ loại, nhưng tất cả đều vô ích. Cô em họ của Okudjava đã giúp tôi. Người phụ nữ kỳ diệu này, mà tôi chưa hề gặp, học cùng với phó chủ tịch Ban Nội vụ vùng Moskva. Ông ta cuối cùng ký giấy phép cho tôi đăng ký ở ngoại ô Moskva.

Trong thời xô-viết mọi việc được làm theo các mối quen biết. Tôi và Anh được đưa vào một nhà hộ sinh mới mở ở Moskva theo sự giới thiệu của những người quen của tôi, chẳng cần giấy tờ gì hết. Bác sĩ đỡ đẻ, là một nhà phẫu thuật nổi tiếng, không biết nàng là ai. Tôi nói rằng chúng tôi là tình nhân và muốn đánh lừa người chồng ghen tuông, Anh đã phản bội anh ta trong lúc anh này đi công tác dài ngày. Bảy tháng trước anh chồng nghỉ phép về Moskva, sau đó lại ra đi. Vì vậy chúng tôi cần một giấy chứng sinh rằng em bé được sinh ra mới bảy tháng tuổi.

Trên thực tế tờ giấy này là một bảo chứng để tránh những khiếu nại có thể từ phía Việt Nam. Anh làm thủ tục ly hôn sau khi có thai được hai tháng, và nếu muốn có thể công bố Vân là cha đứa bé. Hi đó còn chưa biết đến các xét nghiệm ADN. Bác sĩ sản làm các thứ giấy tờ một cách vô tư. Ông ta bị Anh quyến rũ. Và tôi rất biết ơn ông ấy, có lẽ vậy.

Anh sinh con gái ngày 31 tháng Mười năm 1977, chúng tôi đặt tên cho bé là Elena để ghi nhớ Liên – bạn gái thân thiết của Anh, là con gái vị bộ trưởng tư pháp, người đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều, nói riêng trong việc quyết định đám cưới “chui”. Chúng tôi làm giấy khai sinh ngay cho cháu ở Troitsk, và chỉ sau đó mới xem là hoàn thành “chương trình minimum”4.

Trước cuộc sinh nở ít lâu Lê Duẩn đến Moskva. Ông không thể gặp Anh ngay. Điều này làm ông giận dữ. Con gái ở đâu? Thường thì các nhân viên Vụ Quốc tế BCH Trung ương (TƯ) ĐCSLX đưa Anh đến vào ngày cha cô đến nơi. Nhưng lần này họ không thể tìm thấy cô – không ở Kiev, nơi cô đến công tác chính thức, không ở Moskva. Người quản lý giải thích là cô ấy ở với Maslov đâu đó. Một tuần sau, khi Anh và con gái ra khỏi nhà hộ sinh, nàng ngay lập tức tự đi gặp Lê Duẩn để kể hết mọi chuyện. Tôi đã cố ngăn cản, nhưng nàng không nghe.

Anh gặp cha tại nhà khách của chính phủ trên Đồi Lenin. Lê Duẩn bắt đầu thuyết phục con gái trở về nhà để làm thủ tục ly dị với Vân, điều mà nàng đã yêu cầu trước kia. Nhưng nàng nói đã chia tay anh từ lâu và đã đi lấy chồng. Lê Duẩn đỏ mặt lên vì giận dữ và bắt đầu la hét, rằng cái dòng máu Trung Hoa tệ hại mà mẹ nàng truyền cho có lỗi trong mọi chuyện. Anh vô cùng phẫn nộ về chuyện này, nàng không chịu đựng được sự phân biệt chủng tộc. Nhưng nàng không ngăn cha lại, chỉ quay ra và bỏ đi.

Khi đã ở ngoài phố nàng đi đến bến xe công cộng, phía sau một chiếc “Vonga” đen chạy theo, cách một khoảng không xa. Anh bước gấp. Lái xe ngay lập tức nhấn ga. Nàng bỏ chạy – và “Vonga” tăng tốc. Không biết câu chuyện sẽ ra sao nếu Anh không kịp nhảy lên chiếc trolleybus vừa đi tới. Nàng về đến nhà nước mắt đầm đìa. Nàng kể đã hoảng sợ ra sao khi thấy chiếc xe bắt đầu đuổi theo mình:
– Em nghĩ họ sẽ bắt mình bây giờ!
– Em đã nói là cha em không làm việc này mà.
– Nhưng hôm nay em hiểu ra rằng ông đặt quyền lợi chung cao hơn quyền lợi riêng. Nghĩa là số phận em đã định.


Tôi an ủi nàng, còn nàng bật khóc và khẳng định: “Em sẽ chết! Sẽ chết!”

Hôm sau Anh gọi điện cho chị Muội. Chị ấy kể rằng cha rất đau khổ vì chuyện này, nên đã nổi đóa. Ông suốt đêm không ngủ được và muốn làm lành. Anh trả lời: “Tốt nhất hãy chúc mừng chúng em. Chúng em vừa sinh con gái”. Chị không tin, cho rằng Anh bịa ra chuyện này để cha thừa nhận cuộc hôn nhân của nàng. Hai chị em thỏa thuận sẽ gặp nhau tại nhà tôi và cùng đến gặp cha. Khi nhìn thấy Lena, Muội bật khóc và bảo Anh ở nhà. Tự chị ấy sẽ đi và kể mọi chuyện. Người cha đã bị chấn động khi biết tin về đứa cháu.

Lê Duẩn trong một thời gian dài không thể yên được với việc con gái ông đã không nghe lời, vi phạm luật lệ và lấy chồng nước ngoài. Ông gọi cho Suslov5, là người ông quen biết gần gũi, đề nghị giải thích giùm xem cái gì đã gắn bó Anh với tôi – sự say mê giây lát hay tình yêu thực sự. KGB sau đó đã xếp đặt một “chuyên gia tình yêu” theo dõi chúng tôi. Anh này bí mật đi vòng quanh đatra nơi chúng tôi đang sống, quan sát, nghe ngóng và buộc phải đưa ra kết luận: đó là tình yêu.

Người cha không tha thứ cho con gái. Người ta kể cho tôi rằng ở nhà Lê Duẩn đã cấm nói đến Anh, ngay cả đến tên cũng không được nhắc đến. Nhưng các món quà thời trẻ con của nàng vẫn nằm trên bàn viết của ông. Khi một món đồ nào bị mất, Lê Duẩn liền gây sự. Nghĩa là ông vẫn chưa hết yêu con gái …

Anh thay đổi rất nhiều sau khi sinh Lena. Trước đấy nàng là một người dũng cảm, độc lập, còn bây giờ lúc nào cũng run rẩy vì sợ hãi. Lúc nào cũng chờ đợi có người tấn công, bắt cóc, sợ những chiếc xe màu đen và những người đồng bào của mình. Nàng nói tốt nhất không gặp họ, họ sẽ lôi đến cuộc họp và kiểm điểm. Những người ruột thịt dè bỉu nàng, gọi nàng là đồ phản bội. Họ thường xuyên gọi điện và gửi đến những bức thư đầy giận dữ. Anh bị đè bẹp, cho rằng nàng sẽ bị trừng phạt vì tội lỗi đáng sợ mình gây ra.

Trước đây Anh không thích ngồi lắm trong căn phòng các lỗ châu mai, còn bây giờ nàng suốt ngày ngồi lì trong đó với Lena, mỗi khi tôi có việc phải trở về Moskva. Nàng cầm theo mình khẩu súng săn của tôi. Anh nói căn phòng này là nơi an toàn nhất ở đatra. Nó không bị bắn từ hướng ngoài phố, nhưng nổ súng từ bên trong rất thuận tiện. Xem ra nàng đang nhớ lại tuổi trẻ du kích của mình.

Một lần nàng làm tôi sợ gần chết. Nàng đi trốn, cùng với Lena. Tôi trở về đatra, ở đó không thấy một ai. Tôi chút nữa thì lên cơn đau tim, nghĩ họ đã bắt hai mẹ con đi rồi. Nàng đi ra và phá lên cười.

Không biết từ đâu có cuộc nói chuyện với một anh lính trong đội xây dựng. Anh ta muốn bán cho tôi một khẩu súng lục dùng bắn các chốt vào bê-tông. Tôi hỏi, với khoảng cách nào. Anh lính tỏ ra quan tâm: “Ông muốn bắn từ xa à? Tôi có thể bán súng tự động, cả đạn nữa”. Tất nhiên tôi từ chối. Khi tôi vừa cười vừa kể lại cho Anh nghe, nàng bất ngờ nhận xét: 
– Thì sao, lý ra phải mua.
– Em điên à? Có thể vào tù đấy.
– Nhưng em sẽ yên tâm hơn. Anh không hiểu chứ, cha có thể làm tất cả. Hôn nhân của chúng ta đã phá hủy uy tín của ông ấy trong đảng và các đối thủ của Lê Duẩn có lợi. Nếu ông ấy phải rời chức vụ, đất nước sẽ chết.
– Ông ấy yêu em và sẽ không phá hạnh phúc của em.
– Yêu, và em cũng rất yêu cha. Nhưng lợi ích quốc gia quan trọng hơn. Em luôn biết mình đi đâu. Khi chưa có Lena, em không sợ, còn bây giờ em thấy sợ lắm. Một mình anh không xoay sở nổi với con.


Chẳng bao lâu cô bé bị ốm, cần phải đi viện. Trước khi vào viện với con, Anh chuyển cho tôi bản tuyên bố chính thức: “Nếu người ta đem tôi đi, một mình hay cùng con gái, và đưa về Sứ quán Việt Nam, xin biết rằng đó là một hành động bạo lực, chống lại ý chí của tôi, cho dù những người thân hay sứ quán có nói gì. Tôi muốn sống với chồng tôi là Victor Maslov ở Liên Xô và muốn rằng ông sẽ là người nuôi dạy con gái chúng tôi và truyền dạy cho cháu văn hóa Nga”. Tôi đã cất tờ giấy vào nơi an toàn.

Phần lớn thời gian chúng tôi sống với nhau ở đatra và gần như không rời nhau. Tôi dạy ít hơn, cố gắng làm việc tại nhà. Hàng đêm, đôi lúc nhìn vợ ngủ tôi nghĩ: “Trời ơi, làm sao tôi được hạnh phúc thế này? Tôi đâu có xứng”. Tôi dường như cảm thấy thời gian dành cho chúng tôi thật ít …

Lúc đầu tôi sợ rằng Anh sẽ buồn nhớ gia đình và quê hương. Một lần bạn tôi, viện sỹ hàn lâm Mishenko hỏi nàng về điều đó. “Tôi buồn chỉ khi nhà có khách” – Anh trả lời với sự thẳng thắn vốn có của nàng. Nàng không thích hội hè ầm ĩ, các cuộc rượu phè phỡn. Tôi nhận thấy Anh khó chịu với sự vui sướng của những đám say rượu, cho dù nàng không thể hiện sự không hài lòng của mình, và dần dần bỏ rượu. Còn nàng nhìn chung không uống rượu.

Sống với Anh tôi đã thay đổi, trẻ ra có lẽ đến mười lăm tuổi. Chưa bao giờ tôi làm việc hiệu quả đến như vậy. Chúng tôi hầu như không đi đâu (nhân viên Vụ Quốc tế của BCH TƯ ĐCS LX không khuyên chúng tôi xuất hiện ở những chỗ công cộng), nhưng chúng tôi không cảm thấy mình bị xa cách. Các bạn và chị gái vẫn đến thăm Anh. Nàng cũng vào Moskva, đến trường đại học, kết thúc NCS một cách khôn khéo. Anh có năng lực làm việc hơn tôi nhiều, và có lẽ sẽ làm khoa học nếu mọi việc đã không diễn ra khác đi. Nàng đã kịp bảo vệ luận án và trở thành PTS khoa học toán – lý.

Tôi còn nhớ có một lần đi nghe Vưsotsky6 biểu diễn tại trường MIEM. Chúng tôi ngồi khá xa ở hàng sau, nhưng sau khi biểu diễn nghệ sỹ lập tức đến gặp Anh. Anh ấy đã chú ý đến nàng khi đang hát, và luôn ngoái nhìn nàng. Anh ngạc nhiên, nghĩ rằng nghệ sỹ nhầm nàng với ai đó. Còn Vưsotsky thì sôi nổi khen ngợi, đề nghị tiếp tục gặp gỡ với nàng, nói chung cư xử cứ như không có tôi ngồi cạnh. Tôi cố gắng kéo anh ngồi xuống. Khi anh hỏi Anh có hiểu hết anh hát gì không, tôi đã trả lời thay: 
– Này, có chồng cô ấy đây kia mà. Tôi có thể giải thích. Nói chung chúng ta gần như là hàng xóm với nhau ở đatra mà. Anh ghé chơi nhé, chúng tôi rất vui được đón.
– Tôi ở ngoài đó không thường xuyên – Vưsotsky chợt buồn – đấy là Maria thích đatra, tôi thì không thích lắm. Với lại không có thì giờ.


Cuộc gặp gỡ của chúng tôi với Vưsotsky xảy ra trước khi anh ấy mất không lâu. Anh ấy trông mệt mỏi và không được khỏe. Nhưng cố tỏ ra trẻ trung trước người đẹp Việt Nam. Nàng không hiểu lý do sự chú ý của anh. Khi rời buổi biểu diễn, nàng hỏi:
– Anh ấy muốn gì thế?
– Anh ấy thích em – tôi trả lời. – Nhìn thấy người đẹp và xù lông xù cánh!


Tôi tự hào vì Vưsotski để ý đến Anh. Tôi thấy thật dễ chịu khi thấy những ánh nhìn thán phục hướng về phía nàng. Nàng không thích lôi kéo sự chú ý, nhưng có thể làm việc đó một cách rất hiệu quả. Nàng biết ăn mặc, tiếp khách. Đôi lúc tôi cảm thấy tiếc rằng đã không thể cho nàng những điều nàng xứng đáng được hưởng. Trước khi đến Liên Xô Anh đã sống một cuộc sống hoàn toàn khác, nàng thường đi cùng cha ra nước ngoài, ở đó họ được đón tiếp ở cấp cao nhất.

Và ngay ở Việt Nam, chỗ Lê Duẩn cũng có nơi ở rộng lớn với bao nhiêu người phục vụ. Nhưng Anh không than phiền và, theo tôi, không đau khổ vì thiếu đi những tiện nghi quen thuộc, nàng tự thu dọn, tự nấu ăn. Tôi vẫn dùng một cái máy giặt ZVM do nhà máy mang tên Vladimir Ilich sản xuất. Nó ồn khủng khiếp và thường xuyên chảy nước, có đến cả chục lần chúng tôi làm ướt nhà hàng xóm tại căn hộ Moskva. Khi có đứa con gái thứ hai Anh phải xoay xở vất vả hơn, chúng tôi đã thuê một người giúp việc nhà và bảo mẫu.

Ba mươi tuổi, mẹ của hai đứa trẻ, Anh trông như gái mười tám. Một lần tôi chịu đựng một cơn ghen vô cớ. Chúng tôi đứng xếp hàng trong cửa hiệu. Trước mặt chúng tôi là một chàng trai trẻ khá cao. Một trang nam tử. Liếc nhìn anh ta, tôi cảm thấy nhói trong tim: Anh bây giờ sẽ nhìn anh ta, so sánh với tôi, và rút ra kết luận … Nhưng nàng không mảy may để ý đến chàng đẹp trai. Lúc ra ngoài phố, tôi hỏi:
– Em có thấy anh chàng đẹp trai đứng trước chúng mình không? Đúng là một Alain Delon.
– Thế ư? – Anh ngạc nhiên. – Em không để ý.


Muội nói với nàng:
– Sao em lại lấy Maslov? Ông ấy già rồi! Xem kìa, xung quanh bao nhiêu là đàn ông trẻ trung thú vị!
– Với em chẳng có ai khác tồn tại cả. – Anh trả lời.


Tatiana, con gái thứ hai của chúng tôi, sinh vào năm 1979. Sau lần này quan hệ của Anh với cha mẹ tốt lên. Có vẻ họ đã hiểu rằng mọi việc đối với con gái họ rất nghiêm túc, và ngừng các cuộc tấn công. Thậm chí họ còn xin Anh tha thứ, tất cả, trừ người cha. Mẹ nàng, bà Bảy Vân, đến Moskva và vẫn đến thăm chúng tôi – cả ở đatra, cả ở căn hộ Moskva trên phố Dmitri Ulianov.

Nhờ mối tình của chúng tôi đã xảy ra những thay đổi quan trọng không chỉ trong cuộc sống của gia đình Lê Duẩn, mà còn trong cả nước. Ở Việt Nam đã thông qua luật cho phép kết hôn với người nước ngoài. Một bạn gái, người đã yêu một chàng trai Đông Đức, ngay lập tức gọi điện cho Anh: “ Mày thật đúng là anh hùng! Hàng nghìn người sẽ cầu nguyện cho mày! Lạy trời cho mày được hạnh phúc!”

(còn nữa)