Ngài Jigme Singye Wangchuck, vua Bhutan, có câu nổi tiếng:
“Tổng Hạnh phúc Quốc gia quan trọng hơn Tổng Sản phẩm Quốc
dân”. Dưới đây là tâm sự của Giáo sư John Vũ:
Hè năm ngoái tôi đi dạy với Bill G và học được rất nhiều kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này.
Khởi hành từ một nước, chúng tôi thường xếp hàng ở sân bay. Bill
quan sát: “Ông có thể thấy ở một số nước, hành khách chờ đợi kiên nhẫn
cho đến lượt. Nhưng ở nước khác, họ chen lấn xô đẩy. Có chỗ trên máy
bay rồi, vậy sao họ phải xô đẩy người khác?“
Dường như giáo dục
thiếu đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này muốn trở thành quốc
gia lãnh đạo thế giới nhưng dân chúng xô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu
tự trọng. Vậy thì còn lâu mới lấy được sự kính trọng của quốc gia
khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu.
Kinh tế là một chuyện nhưng dân trí lại là một chuyện khác. Thường
điều gì to tát, lớn lao là quan trọng. Nhưng những điều nhỏ bé có
thể giúp xác định hệ thống giáo dục tốt thế nào. Chính hành vi của
người dân xác định liệu quốc gia có là “đẳng cấp thế giới” hay không.
Một con heo thoa son bôi phấn thì nó vẫn là một con heo, phải không?”
Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận: “Quốc gia này còn phải học nhiều
vì không có hệ thống dịch vụ tốt. Cả nước đang hội tụ vào phát triển sản
phẩm để xuất khẩu tối đa nhưng họ không đi xa được nữa…“
Họ có thể
hiểu kinh doanh sản phẩm, nhưng không hiểu kinh doanh con người. Nền
kinh tế nhằm vào xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ, và
sản xuất nhiều hàng giá rẻ, không cần chất lượng cao. Nghĩa là họ
không nghĩ gì đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn
xây dựng mọi thứ, sản phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ
thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng. Họ không có ý tưởng nào
về sự thoả mãn của khách hàng. Từ quản lí khách sạn tới người phục vụ
nhà hàng, từ quan chức cấp cao tới công nhân cấp thấp, tất cả họ đều
hành động y hệt nhau: vội vàng làm gì đó nhanh chóng mà không suy nghĩ.
Chúng ta đã tham quan rất nhiều cơ xưởng và nếu chú ý, ông sẽ thấy rằng
phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc và phần lớn các
công ty đều có người tiếp thị ngoại quốc. Bởi vì người của họ không thể
làm điều đó. Đó là làm kinh doanh “nửa vời”. Sản phẩm không thể thành
công nếu không có dịch vụ. Và chính dịch vụ đem khách hàng trở lại.”
Có một ngày ở Hàn Quốc, chúng tôi đi lạc, cách khách sạn vài dãy phố.
Trời tối. Chúng tôi hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh.
Cuối cùng một sinh viên đi tới, anh chỉ cho chúng tôi hướng đi tới khách
sạn nhưng ngần ngại: “Dễ lạc lắm vì có vài chỗ rẽ phải và rẽ trái. Bây
giờ khuya rồi và rất khó đi khi trời tối, các ông có thể bị lạc nữa.”
Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi để chắc rằng chúng tôi sẽ không
bị lạc. Chúng tôi mất quãng mười lăm phút tới khách sạn. Khi chúng tôi
cám ơn, Bill đề nghị người sinh viên ăn tối với chúng tôi, anh từ chối
vì cần về nhà. Anh ta phải đi theo hướng ngược lạc. Sự kiện đã gây ấn
tượng cho cả hai chúng tôi. Bill bảo :“Khi một thanh niên hành động như
vậy, nước đó có tương lai. Đó là điều cho thấy quốc gia có đẳng cấp thế
giới (World Class).”
Theo Bill, “đẳng cấp thế giới” không phải là
nền kinh tế mạnh hay có bao nhiêu triệu phú hoặc tỉ phú, có bao nhiêu
đại học hay nhà chuyên môn. Đẳng cấp thế giới cơ bản là về cách công
dân hành động ra sao.”./.
Nguyễn Việt Anh st (Nguồn: Prof. John Vu)
No comments:
Post a Comment