Wednesday, August 31, 2016

LẬP TRÌNH VIÊN VIỆT NAM

Có một cô bé học ĐHXHNV nói với tôi: Cháu nói thật với chú không có đội nào "củ chuối" hopeless như đội làm phần mềm. Không hiểu trên thế giới làm phần mềm như thế nào, chứ mấy ông lập trình Việt Nam, vừa kiêu ngạo, không biết nghe góp ý, làm mãi không khá được.
Hồi đó tôi cũng tự ái, nhưng lâu ngày thấy cũng đúng. Tất nhiên, đây là nói đa số, không có nghĩa là không có một vài người khá, xuất chúng. Nhưng ngoại lệ chỉ khẳng định quy luật: lập trình viên ta củ chuối. Củ chuối nhất là hợm hĩnh không chịu tiến bộ và kém. Thảo nào các website của ta đều xâu xấu.
Đặc biệt cho lập trình Việt Nam nữa là không quan tâm nhiều như lập trình viên của Tây. Lập trình viên Tây hỏi gì cũng biết, về công nghệ cũng như ngoài công nghệ. Lập trình viên ta thì PHP chỉ biết PHP, C# chỉ biết C# không bao giờ quan tâm thứ khác. Cứ như thầy thuốc ngoại khoa. Bảo học thêm cái mới là có thái độ như mình đang bóc lột trí tuệ.
Một cái củ chuối nữa là thiếu tỉ mỉ, ẩu. Ông này đọc code của ông khác là lôi bao nhiêu thứ làm tắt làm ẩu, như bản thân ông ta cũng vừa tắt vừa ẩu. Giống hệt ăn buffet, thằng Tây code hay ăn đến đâu là sạch đến đó, lập trình viên của ta thì dọn một đống đĩa, đĩa nào cũng lù lù thức ăn, lem nha lem nhem, nhìn phát ngán. Không có chút ý thức tỉ mỉ, trau chuốt nào.
Đặc biệt là dốt toán. Có một bác làm lâu năm ở Silicon Valley về CSDL nói chuyện với một project manager của một công ty phần mềm hàng đầu của VN, tự xưng đã gần 20 năm kinh nghiệm. Tá hỏa thấy ông này thiết kế bảng dữ liệu có gần 100 cột. Tôi có lần hỏi một đ/c sinh viên tài năng đang làm TS xem tìm kiếm nhị phân bên phải trước hay trái trước. Đực mặt không trả lời được rồi nói là quan tâm đến tìm kiếm mờ.
Lập trình là phải có phong cách. Lập trình VN không có phong cách gì, nói đến lập trình mạng, giao tiếp với phần cứng, quản lý bộ nhớ là xa xỉ.
Đống xỉ than Toán hay là trộn với đống phế thải lập trình khéo bán được hơn cũng nên.

Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)

22 comments:

  1. Huu Tinh Nguyen: Đọc bài này,lão lại nhớ hồi đầu thập niên 1970,ngành nào cũng nói phải áo dụng "Vận trù học"với rất nhiều thuật toán:Đầu vào,đầu ra,hộp đen,Xử lý hộp đen...nhưng kết quả thì ôi thôi,Bọn "phản đông" ngồi vỉa hè hút thuốc vặt cí mấy câu rất chi là "Thuật toán":
    Kế hoạch trên mới ban ra
    Đầu vào thì cứng,đầu ra thì mềm
    "Hộp đen" thì cứ...rên lên
    Phía trên ấn xuống,dưới rên hừ hừ.

    ReplyDelete
  2. Nguyen Xuan Hoai: Không hẳn là do dốt toán mà lúc học lập trình rất thiếu học căn bản, không được học những căn bản, bản chất về lập trình, thuật toán, cấu trúc dữ liệu, coding style, etc nói chung là học hời hợt; thầy hời hợt, trò hời hợt; code quality cực kỳ thấp; code readability thì tối như .... :(

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Dốt toán đến nỗi đọc giải thuật không hiểu Biết vài cái diễn đi diễn lại

      Delete
  3. Nguyen V. N. Tung: Giống mình tạo ra... giờ biết nói ai các thầy ơi. Chỉ biết tu dưỡng mình để làm tốt hơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Xuan Hoai: Cái này khổ tâm lắm Tùng; ví dụ như nhìn vào chương trình của khoa CNTT nào cũng la liệt ngôn ngữ lập trình, nhưng toàn giờ giảng trên lớp, hầu như ít thực hành (trong khi nguyên tắc là học lập trình phải 30% lý thuyết 70% thực hành), không có các môn học nền tảng như Programming Theory, Principles of Programming Languages, etc dậy về coding, làm coder càng không có :(

      Delete
  4. Ca Vu Thanh: Không chỉ lập trình viên đâu bác Aiviet Nguyen ạ. Ngành nào cũng thế. Đặc biệt, về cơ bản là những GS, NCV của ta rất dốt toán. Thế mới dở chứ. Chắc ta chỉ giỏi toán cấp 3, tạm được toán đại học nhưng toán chuyên sâu áp dụng cho ngành ta đều dốt.
    Thật ra trong một cơ chế sống chủ yếu bằng mưu kế đánh nhau thì cũng không biết giỏi chuyên môn để làm gì?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Tôi nói lập trình viên của công ty tư nhân

      Delete
  5. Bxchung Vuong: Trong quản lý người ta gọi là quản lý có khuynh hướng kỹ thật: chí thích nói điều mình biết mà không thích nói phần xã hội cần. Cái đó rất bình thường vì thế họ có chuyên môn giỏi.

    ReplyDelete
  6. Do Xuan Phuong: Bọn trẻ thiếu thốn văn hóa và kỹ năng sống cơ bản trở đi. Chiến tranh làm mất đi ít nhất 2 thế hệ và quá trình hồi phục vẫn còn dài.

    Điều đáng ghét nhất ở giáo dục phổ thông là không dạy bọn trẻ tinh thần tự trọng và nỗ lực tự thân, trong khi những phẩm chất nhân cách này mới là nền tảng của sáng tạo và cần mẫn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ca Vu Thanh: Không chỉ bọn trẻ đâu anh ạ, ngay cả thế hệ chúng ta cũng thế. Có làm việc ở nước ngoài mới thấy người ta cần mẫn, chuyên nghiệp thế nào. Hệ thống giá trị hiện nay ở VN đã thay đổi theo hướng rất xấu và để thay đổi lại theo đúng hướng, chúng ta cần hành xử một cách rất chuyên nghiệp. Tôi chỉ hy vọng rằng cải thiện điều kiện sống sẽ làm người ta nhận thức tốt hơn về tự do, dân chủ và hành xử chuyên nghiệp

      Delete
    2. Boristo Nguyen: Liên quan gì đến chiến tranh?

      Delete
    3. Do Xuan Phuong:
      @Ca Vu Thanh:
      Vâng đúng thế, "tiên trách kỷ hậu trách nhân". Và một bài toán lớn về định vị hệ giá trị và động lực học để cải thiện tình hình.

      @Boristo Nguyen:
      Chiến tranh đã lôi nhiều người cha người mẹ khỏi việc dạy dỗ chăm sóc con cái để chúng có nền tảng nhân cách. Xã hội nào cũng do con người xây dựng, nên những tổn thất của mộtgia đình cũng ảnh hưởng đến tất cả.

      Delete
    4. Boristo Nguyen: Chiến tranh có ảnh hưởng đến việc dạy con cái, tất nhiên. Nhưng việc thiếu vốn văn hoá, kỹ năng sống của thế hệ trẻ bây giờ Nguyên nhân (chính) đâu phải do chiến tranh?

      Delete
    5. Do Xuan Phuong: Định lượng từng "nhân" của " quả" hiện tại là rất khó và bất đồng. Cách giải quyết tốt nhất là tìm kiếm các model diễn biến của xã hội tương ứng với template "nhân" và kiểm chứng " quả".

      Delete
  7. Nguyễn Trọng Dũng: Không cứ ở Việt Nam, mà có thể trên thế giới cũng thế. Lập trình và IT nói chung là ngành (nghề), giống như chứng khoán một thời, có rất nhiều tay ngang. Toán lý hoá y dược khoa học xã hội chuyển sang, bỏ dở đại học hay chỉ tốt nghiệp phổ thông kiếm ăn được hết. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người không công nhận software engineering là một ngành engineering thực sự. Hơi khó tưởng tượng các ngành engineering "truyền thống" có các tay ngang như thế.

    ReplyDelete
  8. Nguyễn Trọng Dũng: Thêm ví dụ: quyển "Advanced Unix Programming" nổi tiếng do 1 ông bác sĩ viết. Em từng tham gia 1 khoá đào tạo quốc tế về lập trình cho Office do Microsoft tổ chức ở Hong Kong do 1 chuyên gia về tâm lý học dạy (khá hay)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nguyen Ai Viet: Do ai viết có background gì có quan trọng đâu Vấn đề học đang làm gì và làm thế nào

      Delete
    2. Nguyễn Trọng Dũng: Support ý của cô bé. Do dân IT tạp nham nên nhiều "củ chuối"

      Delete
  9. Doan Vinh: Bá cáo bác là số làm cu-li quen rồi ạ. Đám Tây hay Nhật thì thích lắm vì "Cứ phần tổng quan tao làm còn chi tiết mày làm". Miếng ngon nó xơi bố nó hết :)

    ReplyDelete
  10. Nguyen Binhduong: Vừa dốt vừa lười học lại kiêu ngạo như ta là nhất trên đời, ta ko cần học ai... Đau lòng. VN thánh tướng thì nhiều...nhưng thật ra có biết cái gì đâu

    ReplyDelete
  11. Bxchung Vuong: Cần có nền tảng như các Bác thì mới thay đổi được. Đi tắt đón đầu nghĩ ngắn làm dài là căn bệnh trầm kha.

    ReplyDelete