Logic có thể sai (Tất nhiên thế nào là sai lại là vấn đề khác phải tốn
nhiều giấy mực). Tuy vậy logic luôn ra kết quả duy nhất, nên nghe theo
nó đỡ tốn năng lượng nhất. Vả lại chúng ta đều là
người nên không cần sợ sai, nếu đã có logic bảo vệ. Mà cho dù có sợ hay dựa vào Thượng đế thì vẫn cứ sai.
Tôi có thói quen tích luỹ một số chân lý tầm thường rồi để mặc cho
logic nói. Một người có gia thế, tiền tài công danh hơn người phút chốc
vứt bỏ ắt phải có tâm lý Lương Sơn Bạc
"thế thiên hành đạo" trả ân oán giang hồ. Họ ắt nghĩ rằng kẻ mà họ đoạt
mạng nợ họ một cái gì đó bất công không thể đòi bằng pháp lý. Đó là
logic nói thế.
Hai kẻ tử thù vẫn thường qua lại thân thiết với
nhau đến nỗi mọi người xem chuyện vào phòng làm việc của nhau là thường.
Logic cũng nói rằng không có nhiều lựa chọn cho món nợ giang hồ đó. Dù
vậy tôi cũng sẽ không liệt kê chúng ra ở đây, vì ai cũng có logic của
mình.
Logic của tôi nói thế và tôi cũng thấy thế là đủ.
Nguyễn Ái Việt (Debrecen,VIDI72)
Do Xuan Phuong: Luôn luôn tồn tại một hay nhiều tiên đề (triết học hoặc toán học) trước một chuỗi logic nào đó, và con người hành xử theo bất kỳ chuỗi nào cũng có thể quy về tiên đề của logic.
ReplyDeleteVí dụ 2 kẻ coi nhau là tử thù thì tiên đề logic ở mỗi kẻ là sự phân biệt nhị nguyên "địch" và "ta". Logic dựa trên nhị nguyên phát triển thành có ta thì không có địch và ngược lại, dù cách giải quyết 'cùng chết' lại hoàn toàn mâu thuẫn với tiên đề.